Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tài liệu An ninh cho các bộ sưu tập docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.33 KB, 30 trang )

An ninh cho các bộ sưu tập

Karen E.Bowm
- đại diện về dịch vụ, Trung tâm bảo tồn tài liệu Đông Bắc và
Beth Lindlom Patkus
- chuyên gia tư vấn bảo tồn, Walpole, MA.
Giới thiệu
Nhi
ều thư viện và cơ quan lưu trữ không nhận thức được những nguy cơ đe doạ
đối với các bộ sưu tập của họ (ngập lụt hay hoả hoạn) và những hư hại do bất cẩn
trong việc vận chuyển hay từ các điều kiện môi trường tiêu cực. Bất cứ tổ chức
bảo tồn nào muốn bảo đảm an ninh tốt nhất cho các bộ sưu tập của mình phải đ
ưa
ra được các chính sách đúng đắn, trong đó nêu lên được tất cảc những nguy cơ
tiềm ẩn. Tài liệu này sẽ tập trung vào các vấn đề vốn từ xưa đến nay gây ảnh
hưởng tới an ninh của các bộ sưu tập là trộm cắp và phá hoại.
Hầu như các nhân viên thư viện và cơ quan lưu trữ đều đã được nghe những câu
chuyện về việc các khách hàng quen biết, hay những người khách bên ngoài, ho
ặc
thậm chí cả những nhân viên đáng tin cậy đánh cắp các hiện vật trong bộ sưu tập
(cho mục đích cá nhân, để bổ sung vào bộ sưu tập riêng hay là vì nh
ững lý do đạo
đức hay luân lý khác), nhưng hầu như chẳng ai tin là những chuyện như vậy lại
có thể xảy ra trong cơ quan của họ. Hầu hết các thư viện và kho tài liệu về cơ bản
đều có những chính sách an ninh cho vốn tài liệu của mình, nhưng việc thực thi
lại gặp nhiều khó khăn. Một số khách quen (và thực tế là cả một số nhân viên)
c
ũng cho rằng các biện pháp an ninh gây bất tiện v
à không c
ần thiết.


Để một chương trình an ninh có hiệu quả, cần phải có được sự nhận thức về tầm
quan trọng của vấn đề an ninh đối với hoạt động của tổ chức lưu trữ. Hiển nhiên
là những bộ sưu tập bị đánh cắp hoặc bị hư hỏng sẽ không thể sử dụng được nữa;
nhưng vấn đề là ở chỗ các nhân viên cũng như ban quản lý thường không nhận
thức được những ảnh hưởng của trộm cắp và phá hoại. Cần nhận thức được rằng
một số thiệt hại có thể khắc phục được (ví dụ như một tờ báo bị mất có thể mua
bản khác thay thế, thư viện mất sách có thể mượn từ các thư viện khác; các trang
sách bị mất cắp có thể phôtô thay thế) nhưng nhiều hiện vật khác không thể thay
thế (nếu như chúng là loại quý hiếm; khó thay thế hoặc thay thế tốn kém).
Tài liệu này sẽ cung cấp những chiến lược phòng chống trộm cắp và phá ho
ại cho
các bộ sưu tập, kiểm soát cả những sơ hở về an ninh có thể xảy ra; tạo lập một kế
hoạch an ninh hiệu quả có tính thực thi cao.
Lập kế hoạch an ninh
N
ếu muốn bảo vệ các bộ sưu tập tránh được những mất mát, các thư viện và cơ
quan lưu trữ cần phải coi an ninh là một trong những vấn đề quản lý cần được
quan tâm đầu tư thích đáng. Kế hoạch về an ninh cần phải được các cấp cao nhất
trong cơ quan và tổ chức ủng hộ. Nó sẽ phát huy tác dụng tối đa nếu có sự phối
hợp nhiều ban ngành và/hoặc các lĩnh vực hoạt động liên quan đến việc duy tr
ì an
ninh. Trên thực tế, có được sự phối hợp này là một thách thức lớn, do vậy, đòi h
ỏi
nhất thiết phải có cam kết mang tính dài hạn của cơ qun, tổ chức. Các hoạt động
có liên quan đến yếu tố an ninh bao gồm: bảo quản bộ sưu t
ập trong kho một cách
thích hợp, làm catalog, luân chuy
ển, các dịch vụ tra cứu, các sự kiện đặc biệt, bảo

ỡng nh

à, đào t
ạo nhân vi
ên, b
ảo hiểm v
à các d
ịc
h v
ụ bảo tồn khác.

Các yếu tố cơ bản của việc hoạch định an ninh:
1. Chuẩn bị chính sách an ninh dưới dạng văn bản. Nếu có thể, hãy thành lập một
nhóm chịu trách nhiệm về thiết lập các chính sách và thủ tục an ninh. Tốt nhất là
chính sách này phải được cấp quản lý cao nhất phê duyệt.
2. Chỉ định một giám đốc chịu trách nhiệm về an ninh để thiết lập và thực thi kế
hoạch an ninh.
3. Tiến hành một cuộc điều tra về an ninh để đánh giá nhu cầu của tổ chức.
4. Thực thi các biện pháp phòng ngừa:
-Loại trừ các thiếu sót trong việc bảo đảm an ninh cho toà nhà.
-Lắp đặt các hệ thống an ninh phù hợp.
-Bảo đảm an ninh cho khu vực lưu trữ, đặc biệt các tài liệu quý cần được cất giữ
cẩn thận.
-Thiết lập nội quy cho khách.
-Thiết lập nội quy cho nhân viên.
5. Xác định những khả năng xảy ra trường hợp khẩn cấp và kế hoạch phản ứng
đối với các thiếu sót của hệ thống an ninh. Hãy cho nhân viên biết cần phải làm
gì, luyện tập các kế hoạch đối phó, đồng thời phối kết hợp các kế hoạch đó với
các thành viên bên ngoài.
6. Duy trì v
à c
ập nhập kế hoạch an ninh


Các yếu tố của việc hoạch định sẽ được thảo luận chi tiết hơn ở phần dưới. Mặc
dù các biện pháp an ninh cụ thể sẽ khác biệt khi áp dụng cho các tổ chức lưu trữ
khác nhau. Tuỳ thuộc vào quy mô của tổ chức cũng như những nguồn lực hiện
có, nhưng tiến trình hoạch định này là chung cho mọi tổ chức.
Chính sách an ninh
Mỗi tổ chức nên tạo lập một chính sách an ninh riêng, được viết thành văn bản
trình bày rõ những cam kết của tổ chức mình về vấn đề quản lý an ninh, tuyên bố
sự ủng hộ của ban lãnh đạo với việc hoạch định chiến lư
ợc an ninh, ngăn ngừa rủi
ro và thực hiện các biện pháp đối phó. Các nhân viên trong mọi phòng, ban c
ủa tổ
chức cần phải tham gia vào việc dự thảo chính sách cũng như các biện pháp an
ninh. Trong đó, một bộ phận quan trọng của chương trình an ninh là thường
xuyên xem xét và cập nhật chính sách.
Giám đốc phụ trách an ninh
Cần bổ nhiệm một giám đốc để phụ trách việc lên k
ế hoạch một cách khoa học về
vấn đề an ninh. ở các tổ chức nhỏ, có thể giao cho một/nhiều nhân viên kiêm
nhiệm luôn nhiệm vụ này; còn ở các tổ chức lớn có thể giao nó cho một nhân vi
ên
chuyên trách. Trong trường hợp giám đốc phụ trách an ninh kiêm nhiệm, cần nêu
rõ các trách nhiệm trong bảng mô tả công việc của nhân viên đó. Cần xác định
lượng thời gian nhất định để người này thực hiện công việc với chương trình an
ninh. Người giám đốc phụ trách an ninh phải thực hiện việc đánh giá thường
xuyên chương trình đồng thời cải tiến các hệ thống và chính sách khi cần thiết.
Anh ta cần phải làm việc với tất cả các nhân viên có tiếp xúc với bộ sưu tập; phải
đư
ợc phép l
àm vi

ệc trực tiếp với l
ãnh
đ
ạo cao nhất của tổ chức; phải đ
ư
ợc trao
các quyền hạn cần thiết để thiết lập các nỗ lực ngăn ngừa rủi ro trong khối nhân
viên, cũng như điều hành trong trường hợp an ninh khẩn cấp.
Khảo sát an ninh
Trước khi bắt đầu hay cải tiến một chương trình an ninh, nên đánh giá các nhu
cầu hiện tại và tương lai của tổ chức. Giám đốc an ninh cần nghiên cứu một cách
hệ thống các điều kiện của tổ chức và hoạt động của chúng. Cuộc khảo sát này
phải đánh giá được các chính sách và bi
ện pháp an ninh hiện có; xác định các khu
vực có nguy cơ cao; sắp xếp các nguy cơ an ninh theo khả năng có thể xảy ra.
Điều này sẽ cho phép tổ chức tập trung vào những vấn đề trọng yếu trước tiên.
Nó có tác d
ụng hỗ trợ trong việc lập kế hoạch và dự đoán ngân sách dài hạn.
Cuộc khảo sát phải xem xét đến các vấn đề sau:
1. Những chỗ sơ hở ở khu vực xung quanh cũng như khu vực bên trong: có cận
kề với những điểm/chỗ có thể gây nguy hiểm; những điểm bất cập của hệ thống
phát hiện và báo động đột nhập; hệ thống chiếu sáng kém và các ổ khoá thiếu an
toàn.
2. Các chính sách và biện pháp hiện thời cho nhân viên và khách sử dụng bộ sưu
tập, bao gồm đăng ký sử dụng của khách, các quy định trong phòng đọc, việc tiếp
cận của nhân viên với bộ sưu tập và quản lý chìa khoá.
3. Bảo vệ các bộ sưu tập trong khu vực lưu trữ và vận chuyển trong khi trưng bày.

4. Bất cứ vấn đề gì mà các nhân viên hay khách phát hiện ra trong quá khứ.
Các bi

ện pháp ngăn ngừa

Khi đã hoàn thành khảo sát, cần cải thiện được các biện pháp an ninh hiện có.
Các hoạt động ngăn ngừa tổn thất được chia thành một số nhóm như: an ninh bên
trong và bên ngoài toà nhà, nội quy cho khách và nội quy cho nhân viên. Mỗi
nhóm này sẽ được mô tả chi tiết phía dưới.
An ninh cho toà nhà
Các bộ sưu tập lẫn toà nhà lưu trữ cần phải được bảo đảm an ninh trong và cả sau
giờ làm việc. Phải ngăn chặn những sự xâm nhập và di chuyển các hiện vật trong
bộ sưu tập một cách bất hợp pháp.
Khu vực xung quanh toà nhà có thể được bảo vệ bằng nhiều cách: từ sử dụng các
loại khoá cửa (cửa ra vào và cửa sổ) đến các cách tốn kém hơn như lập đội nhân
viên an ninh và/hoặc lắp đặt hệ thống an ninh tự động.
An ninh bên trong toà nhà có vai trò quan trọng cả trong và sau giờ làm vi
ệc. Mỗi
tổ chức nên có một phòng an ninh để bảo đảm sự an toàn cho các đồ vật có giá trị
khi chúng không được sử dụng. Phòng này phải được bảo vệ ngay cả khi cơ quan
lưu trữ được mở; số lượng nhân viên được tiếp xúc trong khu vực này được hạn
chế chặt chẽ. Khi cơ quan lưu trữ đóng cửa, các hiện vật có giá trị luôn được đặt
trong phòng này.
Các hệ thống an ninh tự động sẽ được đề cập chi tiết trong phần sau. Các biện
pháp tăng cường an ninh cho toà nhà bao gồm:
-Lắp các loại khóa, then, bản lề an toàn, chất lượng cao đối với mọi cửa ra vào ở
khu vực bên ngoài.
-
L
ắp l
ư
ới, song sắt v
ào các c

ửa sổ tầng trệt.

-Yêu cầu khách và nhân viên chỉ sử dụng một cửa ra vào. Cửa này luôn được
giám sát.
- Nếu có thể, hãy thiết lập một hệ thống an ninh đối với sách (biện pháp này
không phù hợp đối với các hiện vật quý hiếm của các bộ sưu tập lịch sử, nhưng
thường được áp dụng với các bộ sưu tập hay được luân chuyển).
-Nếu như bộ sưu tập được đặt trong một thư viện hay toà nhà dễ bị xâm nhập thì
hãy lưu giữ bộ sưu tập trong một phòng có khoá cẩn thận và chỉ những người có
trách nhiệm mới được giữ chìa khoá. Lý tưởng nhất là căn phòng này không nên
có cửa sổ và chỉ có một cửa ra vào chắc chắn, có ít nhất một chốt chết khoảng 2,5
cm và các bản lề được ghim chặt. Nên có chuông cửa và chuông báo động.
-Thuê một hay nhiều nhân viên an ninh bảo vệ khu vực này sau giờ đóng cửa.
-Bảo đảm rằng các chuông báo luôn ở vị trí an toàn, đặt xa khỏi dòng di chuyển
của người/phương ti
ện để tránh báo động giả hoặc sử dụng chuông báo để thu hút
sự chú ý của mọi người để dễ bề trộm cắp.
-Tiến hành các bước ngăn ngừa việc trộm cắp hoặc sao chép các chìa khoá. Các
chìa khoá phải được trả lại trước khi ra về, các ổ khoá phải được thay định kỳ.
-Lắp đặt hệ thống chiếu sáng an ninh buổi tối.
Các hệ thống an ninh
Một hệ thống an ninh tự động có 3 chức năng chính. Một là, sự hiện diện của nó
sẽ khiến bọn tội phạm ngần ngại. Hai là, nếu xảy ra đột nhập thì sẽ đư
ợc phát hiện
ngay. Ba là nó s
ẽ giúp xác định đ
ư
ợc đối t
ư
ợng khả nghi v

à giúp nh
ận diện
chúng.
Ngoài ra, nó còn có n
hững ưu điểm như: việc lắp đặt các thiết bị báo động tương
đối hiện đại ít tốn kém, các thiết bị báo động khác (cảnh báo về nước, hoả hoạn,
điện, nhiệt độ) có thể được nối với bảng kiểm soát an ninh; một hệ thống báo
động cung cấp thông tin hai chiều (mở và đóng c
ửa, kích hoạt các thiết bị,…); các
dữ liệu thu được có thể sử dụng cho mục đích quản lý (các báo cáo về trạng thái,
về báo động, về việc ra/vào…), và hầu hết các hệ thống đều có thể được mở rộng
từ một dạng cơ bản ban đầu.
Mặc dù có nhiều ưu điểm như trên, một hệ thống tự động không thể là phương
pháp an ninh duy nhất của cơ quan.
Do hầu hết các vụ trộm cắp đều xảy ra trong giờ làm việc và do lỗi của con
người, nên nhất thiết phải có một chiến lược an ninh sâu rộng bao gồm các biện
pháp bảo vệ các bộ sưu tập trong quá trình sử dụng.
Các hệ thống an ninh hoạt động như thế nào?
Một hệ thống an ninh cơ bản có tác dụng bảo vệ những lối ra vào có nguy cơ cao
ở vòng ngoài như cửa sổ và cửa ra vào; nó cũng bảo vệ cho các khu vực b
ên trong
qua các thiết bị cảm ứng, một bảng điều khiển (có tác dụng tiếp nhận báo cáo từ
các thiết bị cảm ứng và ra quyết định xem có kích hoạt các thiết bị báo động hay
không) và các thiết bị báo động (có thể là các loại chuông báo động truyền thống
hoặc gửi thông báo đến một công ty an ninh bên ngoài có nhiệm vụ giám sát hệ
thống).
Để đảm bảo khi có báo động, phải có phản ứng nhanh với báo động thì hệ thống
an ninh này ph
ải đ
ư

ợc giám sát 24 giờ/ng
ày. N
ếu bạn chỉ sử dụng báo động ở
trong khu vực, thì cần phải có người hàng xóm thông báo cho các cơ quan chức
năng khi chuông báo động kêu. Các chi phí để có một hệ thống giám sát thường
gồm có cước phí điện thoại hàng tháng và các kho
ản phí khác; có thể nhờ công ty
lắp đặt hệ thống báo động thu xếp. Có nhiều công ty lắp đặt và chịu trách nhiệm
giám sát hệ thống của mình nhưng cũng có nhiều công ty chỉ lắp đặt và thuê bên
thứ 3 giám sát.
Làm hợp đồng hệ thống an ninh như thế nào?
Một công ty cung cấp hệ thống an ninh có uy tín phải tiến hành khảo sát thực tế
cho tổ chức của bạn và cùng thảo luận với tổ chức của bạn về những nhu cầu an
ninh. Mỗi tổ chức bảo tồn có những đặc thù riêng, nên m
ỗi hệ thống an ninh cũng
cần phải được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính của tổ
chức đó. Công ty đó phải cung cấp cho bạn những thông tin để đánh giá về các
điều kiện hiện có, cần nêu rõ các biện pháp bạn có thể sử dụng để tăng cường an
ninh cho tổ chức, ngoài việc sử dụng hệ thống báo động điện tử.
Có thể biết thêm về công ty đó qua các nhân viên bán hàng/tư vấn của họ. Một
nhân viên tư v
ấn phải có hiểu biết về mọi vấn đề của lĩnh vực báo động. Nhân vật
này chính là người có trách nhiệm đưa ra một hệ thống an ninh cụ thể đáp ứng
được yêu cầu an ninh của tổ chức, mà không làm ảnh hưởng nhiều đến cơ sở vật
chất của tổ chức đó. Điều này có thể đư
ợc thực hiện bằng một bản thiết kế có hiệu
qủa về hệ thống.
Khi so sánh các công ty với nhau, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng bằng việc xem xét
cẩn thận số lượng và các loại sản phẩm mà công ty đã cung cấp/lắp đặt.
C

ần nhớ rằng các công ty n
ày thư
ờng
t
ập trung v
ào các bi
ện pháp an ninh ban
đêm chứ không quan tâm đến những nguy cơ đe doạ tổ chức vào những giờ mở
cửa ban ngày. Nếu như việc khảo sát hoàn tất và kết quả của nó đã được sử dụng
trong việc lập kế hoạch của tổ chức thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để thảo luận về
các yêu cầu cũng như khả năng thiết kế với công ty đó.
Phải luôn kiểm tra hệ thống định kỳ để đảm bảo rằng nó luôn hoạt động hiệu quả.

Nhân viên an ninh

Trong một số trường hợp, cần thiết phải sử dụng nhân viên an ninh. Mọi nhân
viên (gồm nhân viên thường, ban quản lý, người trông nom, nhân viên trông giữ
và người tình nguyện) cần phải tham gia vào việc duy trì an ninh. Nhưng các
nhân viên an ninh (bảo vệ) là nguồn hỗ trợ quý báu cho các nỗ lực của các nhân
viên khác và chỉ riêng sự hiện diện của họ cũng có thể làm chùn bước bọn trộm
và/hoặc bọn phá hoại.
Bản thân tổ chức phải xác định rõ các yêu cầu của mình; thông báo rõ ràng cho
các nhân viên an ninh đồng thời phải giám sát bộ phận này. Nên việc quy định rõ
thưởng và phạt trong hợp đồng lao động để họ hoạt động có hiệu quả. Giám đốc
phụ trách an ninh phải chỉ ra được những phương tiện, hướng dẫn và giám sát đối
với nhân viên an ninh. Nên làm việc với họ để lập ra một thời gian biểu cho việc
giám sát các hoạt động của tổ chức cũng như cơ chế báo cáo thường xuyên.
Quản lý bộ sưu tập và vấn đề an ninh
Quản lý sưu tập là một phần quan trọng của việc đảm bảo an ninh. Nếu như các
bộ sưu tập không được quản lý chặt chẽ thì khó có thể xác định được hiện vật n

ào
bị mất. Trong những trường hợp tồi tệ nhất thì những tài liệu về danh sách sưu t
ập
và các d
ấu hiệu nhận diện của chúng sẽ giúp chứng tỏ rằng hiện vật đó chính l
à
vật bị mất và là bằng cớ để chứng tỏ quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức đó. Các
tài liệu chi tiết còn giúp các chuyên viên lưu trữ và quản thủ thư viện tách riêng
những hiện vật thực sự có giá trị để bảo quản theo chế độ đặc biệt. Ngoài ra, việc
kiểm kê thường xuyên sẽ giúp xác định những hiện vật bị mất.
Các hoạt động quản lý cụ thể có hiệu quả duy trì an ninh bao gồm:
- Thường xuyên kiểm kê các bộ sưu tập.
- Sắp xếp các khu vực lưu trữ để việc kiểm kê được dễ dàng, nhanh chóng. Khi
các hiện vật được chuyển đến kho lưu trữ, phải nhận diện và tách riêng các hiện
vật quý và/hoặc các hiện vật có giá trị trưng bày (về giá trị tiền tệ hoặc giá tr
ị thực
chất). Tốt nhất là lưu trữ chúng một cách độc lập ở một khu vực an ninh cao và
cân nhắc việc sao chép hoặc chụp ảnh chúng để sử dụng thay cho bản gốc.
- Nếu không thể lưu trữ riêng các hiện vật có giá trị thì hãy đặt chúng v
ào các khu
vực độc lập trong phần sưu tập để nhân viên có thể dễ dàng kiểm tra. Hãy thiết
lập các thủ tục kiểm tra tính toàn vẹn của chúng trước và sau khi sử dụng.
- Lập tài liệu mô tả chi tiết về các hiện vật có giá trị để có thể nhận diện và thu
hồi chúng trong trường hợp mất cắp. Phải tiến hành bảo hiểm cho chúng.
- Xem xét việc sử dụng một dấu hiệu nhận biết nào đó cho bộ sưu tập. Điều này
có thể sẽ không phù hợp với các hiện vật có giá trị nhưng nó l
ại có tác dụng trong
một số trường hợp nhất định.
- Sử dụng các phiếu, bản ghi, hệ thống vi tính,…để thu thập thông tin về việc sử
dụng bộ sưu tập trong quá trình nghiên cứu, cho mượn, trưng bày, bảo tồn, hay

ch
ụp ảnh…

- Không cho phép khách tiếp cận với những bộ sưu tập chưa được xử lý.
- Cần nhớ rằng những thông tin thu thập được bên trong nơi bảo quản có ý nghĩa
quan trọng với việc tiếp cận bộ sưu tập. Do nguy cơ bị trộm cắp, những tài liệu
cập nhật phải được cất giữ an toàn ở một khu riêng biệt.
Quản lý khách đến nghiên cứu
Các nhân viên lưu trữ và người quản thủ thư viện phải duy trì được quan hệ tốt
với khách hàng nhưng đồng thời phải thực hiện tốt các quy định và thủ tục đề ra.
Thật không may là có những trường hợp đáng tiếc đã xảy ra với những khách
hàng thường xuyên và các nhà nghiên cứu uy tín do họ được hưởng đặc quyền
tiếp xúc với bộ sưu tập. Họ được phép làm việc mà không bị giám sát hay kiểm
tra việc sử dụng tài liệu. Chỉ đến sau này thì nơi lưu trữ mới phát hiện ra sự tổn
thất, mà thường là đối với các hiện vật quý hiếm nhất. Cần phải nhớ rằng sự an
toàn của bộ sưu tập phải được đặt lên hàng đầu. Phần lớn khách sẽ thông cảm và
tuân thủ những quy định và thủ tục nếu như họ được giải thích rõ ràng.
N
ền tảng của công tác quản lý các bộ sưu tập quý nằm ở việc giám sátbạn đọc;
kiểm tra những đồ đạc họ mang theo cũng như kiểm tra các hiện vật sưu tập
(trước và sau khi sử dụng); duy trì các tài liệu. Việc giám sát, kiểm tra này giúp
ngăn ngừa trộm cắp và phá hoại; việc lưu lại qúa trình sử dụng tài liệu sẽ có ích
khi điều tra mất mát. Cơ quan lưu trữ Hoa Kỳ thường xuyên lưu giữ những số
liệu này trong 25 năm. Nếu như những việc này được tiến hành thường xuyên thì
những khách hàng sử dụng bộ sưu tập sẽ được kiểm soát chặt chẽ, ngay cả ở
những khu vực lưu trữ nhỏ nhất.
Nh
ững quá tr
ình sau
đư

ợc áp dụng với việc sử dụng bộ
sưu t
ập trong c
ơ quan lưu
trữ hay bộ sưu tập có giá trị của một thư viện trong phòng đọc riêng biệt, chứ
không phù hợp với một bộ sưu tập được luân chuyển nói chung.
Tiếp cận khách hàng: từng bước một
1.Mọi người khách đến sử dụng tư liệu cần phải đăng ký:
-Mỗi người phải điền vào một bản đăng ký nêu rõ các thông tin yêu cầu và cung
cấp các thông tin về mục đích nghiên cứu. Phải ký vào một sổ nhật trình.
-Mọi khách hàng phải trình chứng minh thư có dán ảnh khi làm đăng ký, một
nhân viên có trách nhiệm giám sát quy trình đăng ký để chắc chắn rằng tên trong
chứng minh thư phù hợp với tên của người trong bản đăng ký.
-Nếu cần, chứng minh thư có dán ảnh đó phải được giữ lại cho đến khi khách trả
lại tài liệu. Chứng minh thư này cần được kẹp với bản đăng ký đã hoàn tất và
được giữ ở vị trí an toàn. ở những tổ chức lưu trữ lớn, khách được cấp một thẻ
nghiên cứu để được sử dụng tài liệu trong khu vực này.
2. Thực hiện phỏng vấn khách:
-Ghi lại những gì mỗi khách hàng quan tâm
-Nói chuyện về đề tài họ đang nghiên cứu và đánh giá yêu cầu của họ.
-Giới hạn số lượng tài liệu họ được phép tiếp cận bằng việc đánh giá nhu cầu của
họ.
-Nghiên cứu kỹ những gì người khách chú ý đến.
-
Gi
ải thích về các thiết bị trợ giúp, catalog v
à các d
ịch vụ khác.

3. Giải thích quy định sử dụng tài liệu:

-Chỉ cho phép sử dụng những tài liệu nghiên cứu cần thiết trong phòng đọc. Nơi
lưu trữ cần cung cấp những nơi chứa đồ an toàn cho khách (áo khoác, túi, ví, túi
sách, tài liệu…)
-Bố trí tách biệt nơi chứa đồ và nơi để những đồ khách được sử dụng trong ph
òng
đọc cách xa bàn đọc sách.
- Phải có hướng dẫn bằng văn bản cách sử dụng tài liệu hợp lý (ví dụ như: chú ý
không làm hư bìa sách, sử dụng bút chì, thay cho bút mực khi sử dụng tài liệu…)
-Nhắc nhở khách đặt tài liệu vào đúng chỗ/ thứ tự của chúng. Hạn chế số lượng
các hộp tra cứu mà họ có thể sử dụng cùng một lúc. Hướng dẫn họ mang theo
giấy/rác khi rời phòng đọc.
-Hướng dẫn cách sử dụng các phiếu tra cứu. Tất cả các tài liệu sưu tập được sử
dụng phải được ghi trên phiếu, và khách phải ký vào các phiếu này.
- Yêu cầu khách phải ký vào một văn bản nêu rõ rằng họ hiểu và đồng ý chấp
hành những quy định về sử dụng tài liệu.
4. Phòng đọc luôn phải có mặt các nhân viên. Tốt nhất là nên có 2 nhân viên: 1
người lấy tài liệu cho khách, 1 người giám sát khách hàng.
5. Kiểm tra các hộp tra cứu xem chúng có đầy đủ và hoàn chỉnh hay không trước
và sau khi khách sử dụng.
6. M
ỗi khi khách rời khỏi ph
òng
đ
ọc, cần kiểm tra các t
ài li
ệu khách đ
ư
ợc phép
mang vào phòng đọc.
7. Kiểm tra tính hoàn chỉnh bộ sưu tập trước khi sắp xếp lại. Cần thiết phải lập kế

hoạch lưu giữ để đảm bảo rằng các bản đăng ký và phiếu yêu cầu luôn sẵn sàng
khi có yêu cầu điều tra những trường hợp mất mát. Phải quyết định xem chúng
được lưu giữ trong thời gian bao lâu.
Sự tiếp cận của khách trong những cơ quan lưu trữ nhỏ:
Nh
ững hướng dẫn trên đây có vẻ khó thực hiện (nếu không muốn nói là không
thể thực hiện được) đối với các cơ quan lưu trữ nhỏ có ít nhân viên như các h
ội sử
học (thường chỉ có nhân viên tình nguyện) và các thư viện công cộng (có trách
nhiệm quản lý các bộ sưu tập và luân chuyển chúng). Tuy nhiên với sự nỗ lực
(cùng với cam kết của tổ chức) thì vẫn có thể đảm bảo an ninh ở một chừng mực
nào đó ngay cả trong trường hợp không có đủ nhân viên để giám sát liên tục
khách đọc.
Nhưng cho dù các cơ quan lưu tr
ữ và thư viện có nhỏ và thiếu nhân viên đến mức
nào, thì vẫn cần phải yêu cầu khách làm thủ tục đăng ký và lưu được thông tin về
tài liệu mà khách đã sử dụng. Trong trường hợp này, tốt nhất là giữ chứng minh
thư của khách cho đến khi họ ra về, nó giúp giảm thiểu khả năng họ sẽ mang tài
liệu của bộ sưu tập ra về. Các chứng minh thư này cần được để trong một ngăn
khoá an toàn.
Về vấn đề giám sát, quan trọng nhất là lập ra một khu vực có thể giám sát được
người đọc khi họ đang làm việc và là nơi họ không thể ra về mà không bị giám
sát. ở các hội sử học thì khách đến phải hẹn trước và đến khi có mặt tình nguyện
viên.
ở các th
ư vi
ện, nếu không có đủ nhân vi
ên đ
ể giám sát ph
òng

đ
ọc các bộ
sưu tập đặc biệt thì nên yêu cầu khách làm việc ở những bàn mà người quản thư
chính và những nhân viên thư viện khác dễ quan sát.
Trong trường hợp không thể giám sát liên tục, nên kiểm tra đồ đạc của khách khi
họ ra khỏi toà nhà và kiểm tra các tài liệu trước và sau khi sử dụng. Điều này có
vẻ khá phiền toái nhưng nó sẽ dễ dàng hơn nếu giải thích rõ cho khách v
ề các quy
định và các lý do của chúng ngay từ đầu. Các tổ chức cần tham khảo với bên tư
vấn để bảo đảm rằng họ tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền riêng tư,
nghiên cứu và bắt giữ. Còn đối với các bộ sưu tập tài liệu lịch sử không bao gồm
các tài liệu quý hiếm thì nên sử dụng hệ thống an ninh để bảo vệ sách.
Cần nhớ rằng mục đích của những quy trình này không phải là gây rắc rối cho
khách nghiên cứu mà là để bảo vệ an toàn cho các bộ sưu tập của tổ chức và
chứng tỏ với họ rằng những tài liệu đó có ý nghĩa rất quan trọng với tổ chức của
bạn.
Quản lý nhân viên
Cần có sự tham gia của mọi nhân viên trong những nỗ lực hoạch định chương
trình an ninh để có thể có được một chương trình hiệu quả, có tính thực thi cao.
Các nhân viên trực tiếp làm việc với khách là nguồn đầu vào quan trọng để xác
định xem làm cách nào để cải tiến các quy trình an ninh, phải khuyến khích họ
đóng góp ý kiến.
Vấn đề đào tạo nhân viên thực hiện kế hoạch an ninh mang tính thiết yếu do
nguyên nhân chủ yếu mà các quy trình an ninh hiện có không được thực hiện,
chính là do các nhân viên không cảm thấy thoải mái để thực hiện chúng.
Nhân viên ph
ải đ
ư
ợc y
êu c

ầu thực hiện nghi
êm ch
ỉnh mọi quy định, luật lệ v
à quy
trình, không có một ngoại lệ nào. Nếu như thường xuyên có ngoại lệ thì sự lỏng
lẻo này sẽ tạo cơ hội cho trộm cắp và phá hoại. Người giám sát trong phòng đọc
không phải bắt buộc lúc nào cũng ngồi một chỗ. Người này nên đi quanh phòng
đọc 1 cách thường xuyên để quan sát cũng như để hỗ trợ ngư
ời đọc. Mọi ghế ngồi
trong phòng đọc phải được sắp xếp đối diện với người giám sát theo thứ tự dễ
quan sát. Nếu như xếp ghế cả ở hai bên xung quanh bàn thì sẽ rất khó quan sát.
Trong khi hướng dẫn cho nhân viên thấy được tầm quan trọng của việc thực thi
nghiêm túc các quy trình an ninh, cần phải huấn luyện cho họ cách đối phó với
những tình huống khó khăn khi thực hiện những quy trình đó. Một nhân viên cần
phải làm gì nếu như một khách hàng từ chối làm thủ tục đăng ký?, nếu như một
người khách không cho kiểm tra đồ đạc mang theo?, nếu như một ngư
ời khách sử
dụng tài liệu một cách cẩu thả? Nếu như nơi lưu trữ không có nhân viên an ninh
chuyên trách thì tốt nhất nên mời một chuyên gia an ninh đến hướng dẫn về các
vấn đề này cho nhân viên.
Thật không may là một khía cạnh nữa của việc quản lý nhân viên bao gồm việc
bảo vệ bộ sưu tập khỏi sự trộm cắp từ chính những nhân viên của tổ chức cơ
quan. Có một số biện pháp phòng bị cần thực hiện: cần xem xét kỹ lý lịch của
nhân viên trước khi thuê; hạn chế sự tiếp xúc của nhân viên đối với 1 số khu vực;
quản lý chìa khoá chặt chẽ; kiểm tra đồ dùng của nhân viên trước khi ra khỏi toà
nhà lưu trữ; hoặc có thể yêu cầu nhân viên ký vào sổ nhật trình khi vào và ra khỏi
toà nhà, kể cả trong và sau giờ làm việc.
Đối phó với một vấn đề an ninh
Do không thể ngăn chặn được mọi vụ trộm cắp và phá hoại, nên một kế hoạch an
ninh c

ần thiết phải bao gồm những quy tr
ình
đ
ối phó với các s
ơ h
ở về an ninh. Đó
có thể là trường hợp phát hiện ra mất mát sau khi mọi sự đã rồi, hoặc phát hiện ra
khi vụ trộm đang diễn ra; hay một khách nghiên cứu hoặc thậm chí cả nhân viên
có hành vi đáng ngờ.
Trong mọi trường hợp, mục tiêu luôn là thu hồi lại các tài liệu bị mất và bắt giữ
kẻ chịu trách nhiệm. Điều này có thành công hay không là phụ thuộc vào phản
ứng có nhanh chóng, kịp thời hay không.
Dưới đây là một số hướng dẫn chung về cách phản ứng trong một số trường hợp
cụ thể. Cần thiết phải nhớ rằng bạn phải nắm rõ các quy định của pháp luật địa
phương, bang và liên bang về hành vi trộm cắp và phá hoại các tài liệu của thư
viện và cơ quan lưu trữ trước khi phác thảo các quy định riêng của tổ chức mình.
N
ếu như nhân viên cảm thấy nghi ngờ một khách hàng thì họ chỉ được phép hành
động nếu như họ thực sự nhìn thấy hành vi trộm cắp đó hoặc phát hiện thấy tài
liệu bị mất mát trong quá trình kiểm tra trước và sau khi giao cho khách sử dụng.
Khi đó, nhân viên phải yêu cầu người khách đó đi vào một văn phòng riêng, độc
lập với phòng đọc. Nếu có thể, nên có 2 nhân viên đi cùng để 1 người đóng vai
trò làm nhân chứng. Cần nhớ là không được động chạm hay ép buộc khách. Nếu
như người đó cứ khăng khăng ra về, thì một người có nhiệm vụ thông báo cho cơ
quan chức năng, một người theo sát người khách để có thể mô tả được chiếc xe
người khách đó sử dụng. Trong các trường hợp khác, nhân viên nên ghi chép chi
tiết mọi thông tin có liên quan đến vụ việc làm cơ sở cho việc điều tra trong t
ương
lai.
Một số dấu hiệu để nghi ngờ một nhân viên có hành vi trộm cắp bao gồm: 1

người thường xuyên báo cáo có hiện vật bị đánh cắp/ bị mất; người có hành vi
s
ửa chữa/ thay đổi những dữ liệu về bộ s
ưu t
ập; một ng
ư
ời luôn y
êu c
ầu đ
ư
ợc
hưởng ngoại lệ đối với những quy định của cơ quan lưu trữ; một người có điều
kiện sống quá khá giả so với những gì anh ta kiếm được. Nếu như có những nghi
ngờ như trên với một nhân viên, phải xác định rõ những thủ tục cần tiến hành ti
ếp
theo trước khi tiếp cận với nhân viên đó. Người này cần được đối chất với ít nhất
2 giám sát viên để có cơ hội giải thích cho những hành động của mình. Có thể
cho người đó nghỉ việc một thời gian và/hoặc thông báo với nhân viên bảo vệ
hoặc người có trách nhiệm về an ninh.
Nhưng thư
ờng thì vụ trộm được phát hiện sau khi mọi sự đã rồi, khiến cho việc
xác định thủ phạm thêm khó khăn. Trong trường hợp này, giám đốc phụ trách an
ninh trước hết cần xác định chính xác xem vật bị mất là gì (có thể tiến hành kiểm
kê toàn bộ bộ sưu tập nếu nghi ngờ nhiều hiện vật bị mất), sau đó thông báo cho
cảnh sát, công ty bảo hiểm và mọi tổ chức có liên quan (nếu cần thiết). Mọi hoạt
động tiến hành nhằm thu hồi hiện vật bị mất và xác định kẻ trộm phải được ghi
chép lại bằng văn bản.
Nh
ất thiết các nhân viên trong tổ chức phải được hướng dẫn cụ thể để luôn sẵn
sàng đối phó với những tình huống an ninh khẩn cấp. Mỗi nhân viên phải có một

bản kế hoạch an ninh, được thực hành các quy trình đối phó và biết cách liên lạc
với nhân viên có trách nhiệm về an ninh trong tổ chức và bên ngoài.
Chuẩn bị và duy trì một kế hoạch an ninh
Có thể áp dụng nhiều nguyên tắc cho việc thiết lập và duy trì một kế hoạch phản
ứng với những rủi ro cho kế hoạch an ninh. Trên thực tế, đối với hầu hết mọi tổ
chức, hai kế hoạch này có rất nhiều điểm chung. ở phần này có các tài liệu khác
cung c
ấp h
ư
ớng dẫn chi tiết để thiết lập một kế hoạch phản ứng với những rủi ro.

Khi chuẩn bị cho một kế hoạch an ninh, bước đầu tiên là thành lập một uỷ ban
(đối với các tổ chức nhỏ thì uỷ ban này có thể chỉ là 1 người) có trách nhiệm tiến
hành khảo sát về an ninh, xác định những nguy cơ an ninh nghiêm trọng nhất,
quyết định các biện pháp đối phó và thảo ra một kế hoạch an ninh. Uỷ ban này
phải được người lãnh đạo cao nhất của tổ chức trao quyền hoạt động.
Một kế hoạch an ninh bao gồm: các thông tin về mọi hệ thống an ninh trong toà
nhà; thông tin về việc phân chia và quản lý các chìa khoá của toà nhà cũng như
chìa khoá các khu vực lưu trữ đặc biệt; các bản sao về mọi chính sách và quy đ
ịnh
liên quan đến các vấn đề an ninh (việc sử dụng bộ sưu tập của khách v
à nhân viên
tổ chức, các chính sách quản lý bộ sưu tập…); một bản kê các biện pháp ngăn
ngừa sẽ được tiến hành; một danh sách các biện pháp phản ứng đối với các sơ
suất về an ninh (ví dụ như một vụ trộm, đang tiến hành hay đã xảy ra). Cần nhớ
rằng trong một số trường hợp, không nên đề cập đến một số thông tin ở trên (ví
dụ như thông tin về hệ thống an ninh và thông tin về quản lý chìa khoá) trong m
ọi
bản sao của kế hoạch. Những thông tin này chỉ được trình lên một số nhân viên
cấp cao của tổ chức mà thôi. Các bản sao của kế hoạch cần được giữ ở một khu

vực an toàn mà công chúng nói chung không thể tiếp cận được. Khi bạn chịu
trách nhiệm thảo bản kế hoạch này, bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp về khối lượng
công việc cần phải thực hiện, nhất là khi tổ chức của bạn chưa có một kế hoạch
an ninh có tính hệ thống. Tốt nhất là nên chia bản kế hoạch này thành những
chuyên đề nhỏ (ví dụ như bắt đầu bằng việc các chính sách sử dụng bộ sưu tập
hoặc các quy trình phản ứng khi phát hiện một vụ trộm đang diễn ra). Nó sẽ giúp
hạn chế bớt những khó khăn và bạn sẽ có cảm giác an tâm khi hoàn thành xong
mỗi phần của bản kế hoạch.
Khi hoàn thành xong b
ản kế hoạch, đừng để nó bị bụi bám đầy tr
ên giá. C
ần phải
cùng mọi nhân viên khác xem xét, đánh giá lại theo định kỳ; cập nhật bản kế
hoạch khi các thông tin thay đổi; cải tiến để nó có thể đối phó được với bất kỳ
tình huống khẩn cấp nào.
Kết luận
Có một thực tế không may là các thư viện và cơ quan lưu trữ phải luôn quan tâm
đến vấn đề an ninh cho các bộ sưu tập của mình. Tốt nhất là mỗi tổ chức lưu trữ
cần tiến hành tự khảo sát và thiết lập một kế hoạch an ninh cho riêng mình. Mặc
dù trên thị trường đã có những thiết bị an ninh tự động, nhưng không thể ỷ lại v
ào
chúng mà bỏ qua các biện pháp khác. Kế hoạch an ninh của một tổ chức cần phải
bao gồm các chính sách và quy định về việc tiếp xúc của nhân viên và khách h
àng
với bộ sưu tập; các cơ chế để nhận diện hiện vật bị đánh cắp và quy trình phản
ứng với các sơ suất an ninh. Quan trọng hơn cả, tổ chức phải thấy được những
khó khăn mà nhân viên của mình s
ẽ gặp phải khi thực hiện các chính sách an ninh
đó; đồng thời phải đào tạo cho họ về tầm quan trọng của các hoạt động an ninh
cũng như hướng dẫn cho họ những kỹ năng cần thiết để tiến hành chúng m

ột cách
hiệu quả.
Chú thích
1.
Các hướng dẫn tóm tắt ở đây sẽ được chi tiết hoá ở Chương 8, “Quản lý khủng
hoảng: trong Gregor Trinkaus-Randall, Cách bảo vệ bộ sưu tập của bạn: cuốn
hướng dẫn về an ninh sưu tập (Chicago: Hội Lưu trữ Hoa Kỳ, 1995).
2. Ví dụ, nếu một người muốn thông báo về việc mất mát, phát hiện hay thông tin
v
ề t
ài li
ệu giả mạo đến Hiệp hội các nh
à bán sách c
ổ Hoa Kỳ. Để biết th
êm thông
tin liên hệ, hãy xem Các nguồn cung cấp thông tin chi tiết ở cuối tài liệu này.
Các nguồn thông tin
Hội An ninh Công nghiệp Hoa Kỳ. Ban thường trực ASIS về an ninh bảo tàng.
Cuốn “Hướng dẫn về an ninh bảo tàng” (Suggested Guidelines in Museum
Security), Arlington, VS: ASIS, 1989, 21 trang. Có thể mua tác phẩm này bằng
cách liên hệ Dịch vụ khách hàng ASIS, (703) 519-6200 để có catalog và/hoặc
mẫu yêu cầu mua và các thông tin khác. Ký hiệu catalog l
à #1036. Giá là $16 cho
hội viên là, $25 cho những người khác.
ASIS điện tử. ASIS là tổ chức thành viên về an ninh chuyên nghiệp,
cung cấp các thông tin và hướng dẫn đa dạng qua các trang web, bao gồm các sự
kiện và các bài viết tóm tắt được lựa chọn từ hơn 1000 ấn phẩm.

Hiệp hội Bảo hiểm rủi ro Hoa Kỳ. ARIA (American Risk and insurance
association) là hiệp hội quản lý rủi ro và bảo hiểm chuyên nghiệp của các chuyên

gia hàng đầu. Hãy liên hệ với họ theo địa chỉ: PO Box 9001, Mount Vernon, NY
10552. Điện thoại (914) 699-2020, fax: (914) 699-2025. Trang web của họ có
nhiều thông tin có thể tham khảo về các thông tin bảo hiểm và có nhiều đư
ờng kết
nối. Các hội viên có thể xem Tập san về Rủi ro và Bảo hiểm rủi ro của ARIA tr
ên

Hiệp hội của những người kinh doanh sách cổ Hoa Kỳ (ABAA). Trụ sở chính tại
20 W, đường 44, New York, NY 10035-6604. Điện thoại (212) 944-8291, fax
(212) 944-8293, email: Trang web của họ có phần trợ giúp các
nhà bán sách và ph
ần quảng cáo về những hội c
h
ợ sách sắp tới. Có các đ
ư
ờng dẫn
tới các nguồn thông tin khác, gồm các báo cáo về các tài liệu bị đánh cắp, các tài
liệu được tìm thấy và tài liệu giả.
Hiệp hội các thư viện và trường nghiên cứu, Uỷ ban an ninh quản lý sách và bản
thảo quý hiếm. Cuốn “Các hướng dẫn về trộm cắp trong thư viện” (Guidelines
Regarding Thefts in Libraries), Tờ tin tức của các thư viện và trường nghiên cứu
số 55 (1994): 289-94. Hiện có trên mạng

Guidelines/Guidelines_R. Những ai có liên quan đến việc bảo quản các tài liệu
quý của thư viện nên nghiên cứu kỹ những tài liệu này.
Chaney, Michael và Alan F.MacDougall. “An ninh và Ngăn ngừa tội phạm trong
thư viện” (Security and Crime Prevention in Libraries), Aldershot, Hants.;
Brookfield, hiện vật: Công ty xuất bản Ashgate, 1992.
Fennelly, Lawrence J., “An ninh hi
ệu quả” (Effective Physical Security), xuất bản

lần 2. Boston: Butterworth-Heinemann, 1997. Cung cấp chi tiết về các thiết bị an
ninh thiết yếu, bao gồm các thiết bị phần cứng và hệ thống an ninh.
Trung tâm dữ liệu Interloc về sách và tài liệu bị đánh cắp. Dễ dàng tìm kiếm dữ
liệu, có phương tiện để nhập thêm thông tin mới. Cung cấp dịch vụ miễn phí qua
điện thoại trực tiếp và internet. Liên hệ Công ty Interloc, PO Box 5, Southworth,
WA, 98386. Điện thoại (206) 8713617, fax (206) 871-5626, email:

Interpol (International Criminal Policy Organization) (Tổ chức chống tội phạm
quốc tế). Interpol đã làm nhiệm vụ phổ biến các thông tin về các vật phẩm nghệ
thu
ật bị đánh cắp từ 1947. Trang web Ch
ương tr
ình Tài s
ản văn hoá mới đ
ư
ợc
thiết lập sẽ cung cấp các bức ảnh và thông tin miêu t
ả để
tăng cường khả năng thu hồi.
Keller, Steven R., và Darrell R.Wilson. “Các hệ thống an ninh” (Security
Systems). Phần “Lưu trữ các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên: Biện pháp bảo tồn”
(Storage of Natural History Collections: A Preventive Conservation Approach),
Chương I, Carolyn L.Rose, Catharine A. Hawks, và Hugh H. Genoways, 51-56,
Iowa City, Iowa: Hội bảo tồn các bộ sưu tập lịch sử tự nhiên, 1995.
Keller, Steven R. “Tiến hành kh
ảo sát an ninh” (Conducting the Physical Security
Survey). Deltona, Florida: Công ty Steven R. Keller và Liên danh, 1998. Tài liệu
trên và nhiều tài li
ệu hay khác về bảo đảm an ninh văn hoá của Steven Keller hiện
có tại . Có những tài liệu cụ thể sau:

………“Những sai lầm an ninh phổ biến của các bảo tàng” (The Most Common
Security Mistakes That Most Museums Make). Deltona, Florida: Công ty Steven
R. Keller và Hiệp hội, 1994.
………“Bảo vệ các toà nhà và công trình lịch sử” (Securing Historic Houses and
Buildings). Deltona, Florida: Công ty Steven R. Keller và Hiệp hội, 1994.

………“12 điều giúp tăng cường chương trình an ninh c
ủa bạn” (A Dozen Things
You Can Do to Improve Your Security Program). Deltona, Florida: Công ty
Steven R. Keller và Hiệp hội, 1993. izon-
usa.com/horizon/dozen.txt
………“Kế hoạch an ninh nội bộ” (A Plan for Achieving Internal Security).
Deltona, Florida: Công ty Steven R. Keller và Hi
ệp hội, 1990


Liston, David. “An ninh bảo tàng và Công tác bảo vệ” (Museum Security and
Protection). ICOM (Uỷ ban Quốc tế về An ninh bảo tàng). New York: Công ty
Routledge, 1993. Ấn phẩm này đề cập đến mọi khía cạnh của công tác bảo vệ toà
nhà và bảo vệ bộ sưu tập, trong đó có một chương vi
ết khá hay về dịch vụ bảo vệ.
McCabe, Gerard B. “Các thư viện hàn lâm ở khu vực nông thôn và thành phố:
Một cẩm nang quản lý (Academic Libraries in Urban and Metropolitan Areas: A
Management Handbook). Westport, CT: Greenwood Press, 1992. Bộ sưu tập tài
liệu quản lý thư viện của Greenwood.
Movlibs-L. Movlibs, do LAMA (Nhóm Hội thảo thư viện động) sáng lập. Đây là
một diễn đàn cho các nhân viên thư vi
ện quan tâm đến những vấn đề về di chuyển
các bộ sưu tập, đồ đạc, thiết bị và nhân lực. Hãy gửi email theo địa chỉ
để đăng ký, dòng Subject để trống, phần tin nhắn là “subscribe

movlibs-L (họ và tên)”.
Mạng lưới an ninh bảo tàng. MSN hoạt động với mục tiêu an toàn và an ninh cho
các tài s
ản văn hoá. Các dịch vụ của chúng đa dạng từ cung cấp danh sách các địa
chỉ gửi thư cho đến các đường dẫn tới các trang Web với các nguồn thông tin lý
thú. Nội dung gồm có các bài viết, danh sách chuyên gia tư vấn, các tổ chức an
ninh, các nguồn quản lý rủi ro, các báo cáo về mất mát. eum-
security.org/indexdefinitief.html?
O’Neil, Robert Keating. “Quản lý an ninh thư viện và cơ quan lưu trữ: Cái nhìn t

bên ngoài” (Managemen of Library and Archival Security: From the Outside

×