Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Vai trò, vị trí địa chính trị chiến lược của biển và đại dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.42 KB, 20 trang )

MƠN ĐỊA CHÍNH TRỊ

Tên đề bài:

“Vai trị, vị trí địa chính trị
chiến lược của biển và đại dương”

HÀ NỘI, 2022


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay khơng gian biển nói chung ngày càng quan trọng
trong tổng thể chiến lược đối với các nước trên thế giới và ngày càng thể hiện vai
trị, vị trí địa chính trị chiến lược của biển và đại dương đối với sự tồn tại, phát
triển bền vững của các nước trên thế giới cũng như có tác động lớn đến vấn đề cấu
trúc an ninh trong mỗi khu vực cũng như trên bàn cờ địa chiến lược quốc tế hiện
nay. Vai trị, vị trí địa chính trị chiến lược của biển và đại dương sẽ có tác động
khơng nhỏ đến tình hình an ninh cũng như phát triển bền vững của tất cả các quốc
gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. Đối với Việt Nam bên cạnh các ý nghĩa
đặc biệt về quốc phịng - an ninh, kinh tế biển đóng góp hơn 50% GDP của cả nước
cùng với xu thế phát triển “nền kinh tế xanh dương”. Dòng chảy thương mại đi qua
Biển Đơng chiếm 1/3 tổng giá trị thương mại tồn cầu, với con số hơn 3.000 tỷ
USD mỗi năm. Nhiều chỉ số khác cũng cho thấy tầm quan trọng của biển đối với
Việt Nam. Chẳng hạn, với 28/63 tỉnh, thành phố ven biển, chiếm 42% diện tích đất
liền và 45% tổng dân số, Việt Nam có nhiều lợi thế và tiềm năng lớn về tài nguyên
biển, hải đảo, trong đó có quần đảo Hồng Sa, Trường Sa các vùng biển và thềm
lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia rộng hơn 1
triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền). Đặc thù địa lý đất liền dài và hẹp khiến


việc tổ chức chiến lược của Việt Nam theo chiều sâu khó khăn, phải đầu tư nhiều
cho phịng thủ trước các cuộc tấn cơng từ hướng biển. Mức độ bị ảnh hưởng bởi
biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao hơn nhiều so với các nước khác. Khác với
nhiều vùng biển trên thế giới, Biển Đơng có nhiều diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt
là tranh chấp lãnh thổ chủ quyền, đồng thời gắn với hịa bình, ổn định khu vực, an
ninh, an tồn, tự do hàng hải, hàng khơng, việc giải thích, áp dụng luật cũng như
bảo vệ môi trường và nguồn lợi biển. Do vậy em đã lựa chọn đề tài câu: “Vai trò,

3


vị trí địa chính trị chiến lược của biển và đại dương” cũng như liên hệ với thực
tiễn biển đảo Việt Nam hiện nay.
NỘI DUNG
Chương 1: VAI TRỊ ĐỊA CHÍNH TRỊ CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN, ĐẠI
DƯƠNG TRONG THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm “địa chính trị chiến lược”
Các nhà hoạch định chiến lược luôn xem xét những nhân tố chủ chốt tác
động đến cách thức và khả năng thực hiện mục tiêu chiến lược. Một trong các nhân
tố đó là khơng gian địa lý. Trong một cơng trình cơng bố vào năm 1942, nhà sử học
Phre-đơ-rích L.  Xchu-men gọi việc xem xét, vận dụng các đặc điểm địa lý vào quá
trình hoạch định là tư duy “địa - chiến lược”. Khơng khó để chứng minh tầm quan
trọng của nhân tố địa lý đối với an ninh và phát triển của các quốc gia, sự khác
nhau chỉ là khía cạnh nào được đề cao (đất, biển, trời, vũ trụ hay không gian mạng)
và tùy thuộc vào năng lực làm chủ của quốc gia đó.
Đến nay, các nhà nghiên cứu, các nhà lý thuyết và thực hành đã thống nhất
rằng, khó có thể có một định nghĩa chuẩn xác cho khái niệm “địa - chiến lược”,
một phần vì bối cảnh thay đổi và giá trị của “địa lý” cũng thay đổi. Một số định
nghĩa của thuật ngữ “địa - chiến lược” đã được nêu ra như sau:
Học giả An-đru Ghi-ô-gi của trường Đại học California (Mỹ) - một trong

những người đặt nền móng cho khái niệm này - cho rằng, “địa chính trị chiến lược
là một nỗ lực chủ quan để ứng phó với sự hỗn loạn của thế giới. Ơng nhận xét,
“một mơn khoa học về “địa - chiến lược” sẽ là điều không tưởng ở bất cứ thời kỳ
nào ngoài thời kỳ của chúng ta. Nó là sản phẩm đặc trưng của nền chính trị hỗn
loạn trên thế giới của thế kỷ XX”. Chịu tác động của cuộc Chiến tranh thế giới thứ
4


hai, A. Ghi-ô-gi gắn khái niệm này với hàm nghĩa “địa - chính trị chiến tranh”, cho
rằng địa chính trị chiến lược là tư duy của thời chiến.
Còn theo học giả người Xin-ga-po Giu-gióc Lim, cụm từ “địa - chiến lược”
được sử dụng trong những khuôn khổ giới hạn hơn, trong đó các yếu tố địa lý được
vận dụng để gây ảnh hưởng hoặc chiếm lợi thế so với đối phương. Trong khi đó,
học giả Y-a-cúp Grê-di-en cho rằng, khái niệm này chỉ “sự phân bố tài nguyên về
chính trị hoặc quân sự của một quốc gia tại một khu vực cụ thể trên thế giới dựa
trên lý do như ý thức hệ, nhóm lợi ích”. Từ một cách tiếp cận khác, Trung Quốc
dường như sử dụng thuật ngữ “địa - chiến lược” với nhiều hàm ý, trong đó phản
ánh cả tư tưởng của binh pháp Tôn Tử và vai trị của “quốc gia ở vị trí trung tâm”.
Những cụm từ “địa - chính trị, chiến lược” và “địa - chiến lược” được học
giả Gi. Brê-din-xki sử dụng nhằm mang những ý nghĩa, đó là: Địa - chính trị phản
ánh sự kết hợp giữa những yếu tố địa lý và chính trị để quyết định tình trạng của
một quốc gia hoặc khu vực, nhấn mạnh những tác động của địa lý trong chính trị;
chiến lược ám chỉ những giải pháp toàn diện để đạt được mục tiêu trung tâm hoặc
các tài sản quan trọng mang ý nghĩa quân sự.
“Địa - chiến lược” khác với khái niệm có liên quan là “địa - chính trị” vốn
được hiểu rộng hơn. “Địa - chính trị” xem xét tồn bộ tác động của nhân tố địa lý
lên chính trị và nhất là đối với quan hệ quốc tế. Trong khi đó, “địa - chiến lược” chỉ
là một nhánh của “địa - chính trị”, bởi chỉ liên quan đến khía cạnh chiến lược,
chính sách, tức là nỗ lực chủ quan của các chính phủ trong việc tận dụng các yếu tố
địa lý để đạt các mục tiêu quan trọng về an ninh, phát triển, ảnh hưởng. Khái niệm

chung nhất về “địa - chiến lược” là việc xây dựng một kế hoạch toàn diện, chỉ định
các phương tiện để đạt được mục tiêu quốc gia hoặc bảo vệ tài sản có ý nghĩa qn
sự hoặc chính trị.

5


Như vậy, có thể hiểu “địa - chiến lược” là nỗ lực làm chủ hoặc khai thác
không gian chiến lược, thông qua một kế hoạch tổng thể được đưa ra nhằm đạt đến
các kết quả chính yếu và lâu dài dựa trên những đặc thù về địa lý. “Địa bàn” cho
các tính tốn “địa - chiến lược” là “khơng gian chiến lược”, bao gồm các khía cạnh
quan trọng nhất của “không gian tự nhiên”, như đất, biển, trời, vũ trụ và gần đây
bao gồm cả các “không gian nhân tạo”, như mạng in-tơ-nét, các liên kết kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia, tổ chức. Như vậy, đặc điểm mới ở đây
là sự mở rộng, bổ sung của các “không gian nhân tạo” cho các không gian truyền
thống.
1.2. Đặc điểm của biển và đại dương tác động đến vai trị địa chính trị
chiến lược trong thực tiễn hiện nay
Biển và đại dương có những đặc điểm tác động lớn đến vai trị địa chính trị
chiến lược của nó trong giai đoạn hiện nay. Những điểm này được thể hiện qua
những nội dung sau đây:
Thứ nhất, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số hiện nay,
nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ
bị cạn kiệt, không gian sinh tồn trên đất liền ngày càng bị thu hẹp lại. Trong bối
cảnh đó, các nước có biển, đại dương, nhất là các nước lớn đều tiến ra biển, đại
dương, xây dựng chiến lược biển, đại dương, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai
thác và khống chế biển, đại dương.
Thứ hai, hiện nay, nguồn tài nguyên trong lịng biển, đại dương vơ cùng
phong phú nhưng việc khai thác, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài ngun
này chưa được nhiều. Ngồi dầu khí, trong lịng biển, đại dương cịn có nhiều loại
khống sản q hiếm: Uran, trên đất liền có khoảng 80 vạn tấn, ở biển, đại dương

khoảng 4 tỷ tấn; vàng, đất liền có khoảng 3,5 vạn tấn, ở biển, đại dương có khoảng
10 triệu tấn; hydrat “băng cháy” (tên gọi thông thường của hợp chất Mêtan và
6


nước, ở nhiệt độ thấp và áp suất cao dưới đáy biển, đại dương, Mêtan được bao bọc
bởi các phân tử nước hình thành một dạng băng trong suốt dễ cháy nên gọi là
“Băng cháy”) theo ước tính, trữ lượng chiếm 10% diện tích đại dương, tương
đương với 40 triệu km2 , đủ dùng cho loài người trong 1.000 năm.
Thứ ba, cuộc cách mạng KH&CN hiện nay phát triển một cách vượt bậc
(nhất là KH&CN biển, đại dương), cho phép lồi người có thể nghiên cứu, thăm dị
và khai thác biển, đại dương và các lĩnh vực liên quan đến biển, đại dương một
cách có hiệu quả hơn (Trung Quốc đã hoàn tất dự án xây dựng giàn khoan lớn nhất
châu Á cao 213 m, nặng 25.000 tấn, có thể khoan sâu 9.000 m. Trung Quốc đã chế
tạo thành công cần cẩu hiện đại có sức nâng 4.000 tấn và đang hồn tất dự án chế
tạo Rơbốt lặn sâu 7.000 m). Theo Tổ chức Liên Hợp Quốc, hiện nay thế giới có
157 nước có biển, đại dương, các nước này đều tiến ra biển, đại dương với quy mô,
cấp độ, lộ trình và khả năng khác nhau. Do vậy, ngồi hợp tác cùng phát triển,
xung đột và tranh chấp giữa các quốc gia trên biển, đại dương là điều dễ hiểu.
Những xu hướng tranh chấp chủ yếu trên biển, đại dương, đảo. Nghiên cứu những
diễn biến xung đột và tranh chấp trên biển, đại dương giữa các quốc gia, các
chuyên gia có tầm cỡ nghiên cứu về biển, đại dương đã hệ thống, tập hợp lại 8 xu
hướng xung đột chủ yếu sau:
- Các nước có biển, đại dương đều tăng cường tìm những chứng cứ lịch sử,
pháp lý và thực tiễn để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển,
đại dương, đảo của mình;
- Các nước tự vạch đường cơ sở, đường ranh giới biển, đại dương, quy định
về lãnh hải, thềm lục địa theo ý chủ quan có lợi cho mình;
- Khi chưa phân định được, tìm cách tranh thủ khai thác tối đa nguồn lợi từ
các vùng biển, đại dương chồng lấn với phương châm “gác tranh chấp cùng khai

thác”;
7


- Tập trung đầu tư, xây dựng kiên cố các cơng trình trên biển, đại dương,
đảo; thành lập các đơn vị hành chính... để khẳng định chủ quyền;
- Tăng cường tiềm lực quân sự, mua sắm vũ khí hiện đại, hiện đại hóa hải
qn và khơng qn để bảo vệ chủ quyền và chiếm đóng các vùng biển, đại dương,
đảo khi có thời cơ;
- Chớp thời cơ để lấn chiếm, chiếm đóng các vùng biển, đại dương, đảo tạo
cớ đã rồi; - Xây dựng cơ chế an ninh đa phương, tăng cường ngoại giao tìm kiếm
sự đồng thuận giữa các nước để kiềm chế tham vọng của các nước lớn và giải
quyết xung đột;
- Nếu các bên không giải quyết được tranh chấp thì đưa ra tịa án quốc tế.
Đại dương là nguồn báu vật cuối cùng của sự tồn tại và phát triển của loài người.
Xã hội loài người đang khai thác đại dương với thái độ mới trong cuộc chạy đua
quốc tế ngày càng tăng
1.3. Những vai trò địa chính trị chiến lược của biển, đại dương trong
thực tiễn hiện nay
Vai trị địa chính trị chiến lược của biển, đại dương trong thực tiễn hiện nay
được thể hiện rõ qua những nội dung chính sau đây:
Một là, lịch sử phát triển của thế giới cho thấy, nhân tố biển, đại dương có
vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển, đại
dương nói riêng và của thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ do biết
tăng cường nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh từ biển, đại
dương, lấy phát triển KH&CN biển, đại dương là khâu đột phá trong phát triển
kinh tế biển, đại dương đã đưa đất nước phát triển nhanh chóng, nâng tầm vị thế
quốc gia của mình trên trường quốc tế. Theo các học giả nghiên cứu về biển, đại
dương và các nhà hoạch định chính sách biển, đại dương của các nước trên thế
8



giới, có ba lý do khiến cho các nước có biển, đại dương khơng có sự lựa chọn nào
khác là phải tiến ra biển, đại dương.
Hai là, biển và đại duơng thế giới là kho tài nguyên sinh vật tự nhiên vơ
cùng to lớn, với diện tích khoảng 360 triệu km2, chiếm 71% diện tích bề mặt Trái
đất. Biển và đại dương chứa khoảng 1,5 tỷ km3 nước, bằng 97,3% tồn bộ lượng
nước của hành tinh. Theo tính tốn của các nhà khoa học, trong lòng biển và đại
dương thế giới có khoảng 180.000 lồi thực vật và 20.000 lồi động vật, trong đó
đã phát hiện hơn 400 lồi cá và hơn 100 lồi hải sản có giá trị kinh tế cao. Ngồi ra
cịn có khoảng 260 lồi chim sống gắn bó với biển và đại dương, ước tính sức sản
xuất nguyên khai của biển và đại dương khoảng 500 tỷ tấn sinh khối/năm, trong đó
sản lượng cá biển ước tính khoảng 600 triệu tấn/năm. Hiện nay, sản lượng khai
thác hải sản của thế giới mới đạt trên 100 triệu tấn/năm. Như vậy, biển và đại
dương còn tiềm năng rất lớn mà con người chưa khai thác đến.
Ba là, về tài nguyên khoáng sản, trong biển và đại dương chứa đựng gần như
tất cả các loại khoáng sản đã được phát hiện trên đất liền, trong đó nhiều loại đã
được khai thác như dầu mỏ, khí thiên nhiên, than, sắt, cát, silic, thiếc, inmenit,
rutin... Đặc biệt dầu khí và các kết cuội sắt-măngan, các mỏ sunfit đa kim khổng lồ
dưới đáy biển và đại dương được coi là khoáng sản quan trọng nhất. Về trữ lượng,
theo số liệu thăm dò dưới đáy biển có khoảng 25-30 tỷ tấn dầu, khoảng 14-15 ngàn
tỷ m3 khí thiên nhiên, chiếm 26% tổng trữ lượng dầu mỏ và 23% trữ lượng khí
thiên nhiên của toàn thế giới. Tổng trữ lượng kết cuội sắt-mangan trên bề mặt các
đáy đại dương ước tính lên tới 3.000 tỷ tấn, trong đó khu vực Thái Bình Duơng
ước đạt khoảng trên 1.700 tỷ tấn, trong đó chứa khoảng 207 tỷ tấn sắt, khoảng 43
tỷ tấn nhôm, khoảng 10 tỷ tấn titan, 1,3 tỷ tấn chì.
Bốn là, trong lịng biển còn chứa đựng một nguồn năng luợng tái tạo khổng
lồ, đó là nguồn năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng dòng chảy,
9



năng lượng nhiệt biển... Theo đánh giá của các chuyên gia năng lượng quốc tế,
hàng năm biển và đại dương có thể cung cấp cho nhân loại hàng chục tỷ MW điện
năng, trong đó năng lượng thủy triều ước đạt 1 tỷ MW, năng lượng sóng khoảng 23 tỷ MW, năng lượng do chênh lệnh nhiệt độ nước biển ước đạt 2 tỷ MW, năng
lượng do chênh lệch độ mặn nước biển khoảng 2,6 tỷ MW và năng lượng hải lưu
khoảng 5 tỷ MW... Với tiềm năng to lớn của biển và đại dương nên từ nhiều thập
kỷ nay đã có trên 100 nước và lãnh thổ tham gia thăm dò, khai thác nguồn lợi biển.
Năm là, các nước trên thế giới đều chú trọng hướng vào xây dựng và phát
triển tiềm lực khoa học và công nghệ biển nhằm thức đẩy sự phát triển bền vững
kinh tế biển, đó là: Phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong khảo sát, điều tra,
thăm dò tài nguyên biển và đại dương; Khai thác và chế biến hải sản; Thăm dò và
khai thác dầu khí, khí hydrat; Thăm dị và khai thác khoáng sản biển; Du lịch biển;
Dịch vụ cảng biển và không gian biển; Công nghiệp tầu thuỷ và vận tải biển…
Đồng thời chú trọng đến khả năng dự báo, phịng chống thiên tai và bảo vệ mơi
trường biển.

10


Chương 2: VỊ TRÍ ĐỊA CHÍNH TRỊ CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN, ĐẠI
DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Điều chỉnh chiến lược biển, đại dương của một số nước tác động
đến vị trí địa chính trị chiến lược của biển, địa dương trong giai đoạn hiện nay
Thứ nhất, học thuyết biển mới của Nga
Nhằm khơi phục và duy trì vị thế cường quốc biển của Nga trên phạm vi
toàn thế giới, Nga đã công bố học thuyết biển mới vào năm 2015. Theo đó, nội
dung của Học thuyết bao gồm: Phát triển vận tải; khai thác và bảo vệ tài nguyên
đại dương; tiếp tục nghiên cứu khoa học biển; tiếp tục duy trì hoạt động của hải
quân. Các nội dung này thể hiện chủ trương khơi phục và duy trì vị thế cường quốc
biển của Nga trên phạm vi thế giới. Học thuyết biển mới của Nga xác định các

hướng chiến lược trọng tâm mà ở đó Nga sẽ củng cố sức mạnh. Một là, khu vực
Biển Đen, nơi Nga sẽ phát triển lực lượng Hạm đội Biển Đen, ngăn chặn sự mở
rộng của NATO áp sát biên giới Nga; Hai là, khu vực Bắc Cực với tiềm năng dồi
dào, buộc Nga phải có những điều chỉnh về chiến lược và tập trung lực lượng để
khai thác phục vụ lợi ích quốc gia Nga; Ba là, khu vực châu Á – Thái Bình Dương,
đặc biệt là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, khu vực hội tụ các đại dương lớn
và quan trọng của thế giới, bảo đảm lợi ích, mục tiêu phát triển và an ninh của Nga.
Theo đánh giá của các nhà phân tích, việc Nga cơng bố chiến lược biển mới ngay
sau khi Mỹ thông qua một loạt văn kiện chiến lược quan trọng về hàng hải, như
chiến lược sức mạnh trên biển, chiến lược an ninh hàng hải, chuyển trọng tâm sang
khu vực châu Á – Thái Bình Dương… cho thấy Nga bắt đầu tham gia một cuộc
cạnh tranh chiến lược rộng lớn với Mỹ trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng và duy
trì vị thế cường quốc biển hàng đầu thế giới.
Thứ hai, chiến lược biển của Mỹ
11


Khu vực biển Đơng Á – Thái Bình Dương đang trở thành một trong những
trọng tâm hàng đầu trong chiến lược tồn cầu, hội tụ các lợi ích sống cịn về kinh tế
và chiến lược của Mỹ, bởi: 1- Vùng biển này nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ
Dương, châu Âu – châu Á và Trung Đông – Đông Á; 2- đây là nơi chu chuyển
lượng vận tải thương mại lớn của thế giới (45%), riêng khu vực Biển Đơng với
lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD được lưu thơng hằng năm thì 1/5 là hàng hóa
của Mỹ ; 3- Đây là nơi mà Mỹ có các mục tiêu an ninh quan trọng. Do vậy, lợi ích
của Mỹ là bảo đảm quyền tự do hàng hải, hàng không cả khu vực biển Hoa Đông
và Biển Đông – những bản lề liên kết Đông Bắc Á và Đông Nam Á, rộng hơn là cả
giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây cũng là những địa bàn trực tiếp tác
động đến chủ trương chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á – Thái
Bình Dương của Mỹ. Tiếp cận các vùng biển này là một bảo đảm cho khả năng
triển khai sức mạnh quân sự của Mỹ trên tồn thế giới. Chính vì vậy, Mỹ đã xây

dựng chiến lược biển nhằm tạo ảnh hưởng và quyền lực của mình trên các vùng
biển này. Mặc dù khơng phải là quốc gia ven bờ Biển Đông nhưng do tầm quan
trọng của Biển Đông nên Mỹ vẫn coi vùng này là con đường thơng thương chiến
lược chính của mình, lợi ích của Mỹ ở Biển Đông không kém phần quan trọng.
Biển Đơng được coi là “mắt xích” trọng yếu trong hệ thống quân sự ven biển của
Mỹ ở châu Á.
Thứ ba, chiến lược an ninh biển mới của Nhật Bản
Là quốc gia hải đảo, với đường bờ biển dài và hàng nghìn hịn đảo, phụ
thuộc nhiều vào biển để phát triển kinh tế, Nhật Bản rất chú trọng phát triển chính
sách biển. Trong các thập niên qua, Nhật Bản trở thành cường quốc số một trong
khu vực về phát triển kinh tế biển bởi quốc gia này đã xây dựng và thực thi chiến
lược kinh tế biển nhằm khai thác và quản lý các nguồn lực từ biển. Chính sách về
biển của Nhật Bản chủ yếu tập trung phát triển tài nguyên biển, kết hợp hài hoà
12


giữa khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; bảo đảm an toàn và an ninh
trên biển; tăng cường nghiên cứu khoa học về biển, thúc đầy các hoạt động trong
nghiên cứu và phát triển liên quan đến biển, tăng cường thăm dị đại dương ở
những vùng có đủ dữ liệu; phát triển hợp lý các ngành kinh tế biển. Trong bối cảnh
các nước trên thế giới đều chạy đua, hướng ra biển, lấy biển làm điều kiện sống tất
yếu cho sự phát triển của quốc gia, Nhật Bản ngày càng chú trọng tăng cường đầu
tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho kinh tế biển.
Thứ tư, mục tiêu tiến tới cường quốc biển của Trung Quốc
Trung Quốc đang mở rộng không gian chiến lược hướng biển để duy trì sự
phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc gia. Nghiên cứu chiến lược biển được
Trung Quốc đặc biệt quan tâm, nhất là chiến lược khai thác phát triển Biển Đông.
Trung Quốc coi khống chế được Biển Đông tức là khống chế được cả vùng Đông
Nam Á và con đường giao lưu huyết mạch từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ
Dương. Giành được vị thế ở Biển Đông sẽ giúp nước này giành được thế chủ động

để vươn ra các vùng biển khác, đồng thời giúp Trung Quốc tăng cường và mở rộng
tầm ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực đối với các nước trong khu vực. Các nhà phân
tích Trung Quốc cho rằng, chiến lược biển phải bảo đảm ba yếu tố: 1- Các lợi ích
chung về biển của Trung Quốc; 2- Các lợi ích an ninh quốc gia của Trung Quốc; 3Xây dựng một “xã hội hịa hợp” về biển, trong đó cơng nhận sự cạnh tranh tồn
cầu trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên biển đang tăng lên. Các nhiệm vụ
chính về biển của Trung Quốc trong tương lai gồm: bảo vệ nguồn lực về biển của
Trung Quốc đối với “các vùng nước liên quan”; phát triển kinh tế biển; tăng cường
việc sử dụng biển và quản lý các đảo; duy trì mơi trường biển; phát triển các ngành
cơng nghiệp biển và khoa học về biển; nâng cao sự đóng góp của Trung Quốc vào
hải dương học tồn cầu.Trong thời gian gần đây, nhất là từ sau Đại hội XVIII của
Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 11-2012), Trung Quốc đã đề ra chiến lược xây
13


dựng cường quốc biển, chính thức đưa vấn đề phát triển biển trở thành chiến lược
phát triển quốc gia, nhấn mạnh việc xây dựng cường quốc biển là sự lựa chọn tất
yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện phục hưng dân tộc Trung Hoa.
2.2. Những đặc điểm thể hiện vị trí địa chính trị chiến lược của biển,
địa dương trong giai đoạn hiện nay
Vị trí địa chính trị chiến lược của biển, địa dương trong giai đoạn hiện nay
được thể hiện qua những đặc điểm chính đó là:
Một là, các nước đều coi trọng vị trí, vai trò hàng đầu của biển trong chiến
lược quốc gia. Nga khẳng định việc triển khai “Học thuyết biển” sẽ bảo đảm thực
hiện, bảo vệ hiệu quả lợi ích quốc gia, nâng cao duy trì uy tín và vị thế cường
quốc” của Nga. Mỹ khẳng định “sức mạnh biển đã và sẽ tiếp tục là nền tảng quan
trọng cho sức mạnh quốc gia, sự thịnh vượng và uy tín quốc tế của Mỹ”. Trung
Quốc nhấn mạnh, xây dựng cường quốc biển có ý nghĩa trọng đại đối với việc thúc
đẩy kinh tế phát triển lành mạnh, bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển,
góp phần hồn thành mục tiêu xây dựng xã hội toàn diện và giàu có, thực hiện
cơng cuộc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Hai là, quan điểm, tư duy về biển và phát triển kinh tế biển ở các nước trên
đã hình thành từ rất sớm và được thể hiện trong chính sách quốc gia. Mỹ từ lâu đã
tự coi mình là “quốc gia Thái Bình Dương”, điều chỉnh chiến lược “xoay trục”
sang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trung Quốc từ một nước “quay lưng ra
biển” đã tiến đến tư duy về biển, đại dương với giấc mộng cường quốc biển (cùng
với đó là cường quốc lục địa). Xây dựng cường quốc biển đã trở thành quyết sách
lớn và chiến lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc với mục tiêu “dựa vào biển làm
cho đất nước mạnh lên”. Nhật Bản là quốc gia hải đảo, sớm có nhận thức và tầm
nhìn về biển, đảo. Ngay từ thời Minh Trị, người Nhật Bản đã tìm cách vượt biển để
học hỏi những đối thủ đã từng là mối đe dọa đối với biển, đảo của mình.
14


Ba là, dựa vào lợi thế biển, các nước này đã thực thi chiến lược kinh tế, an
ninh từ biển, kết hợp giữa phát triển kinh tế biển với quốc phòng – an ninh, tăng
cường sức mạnh quân sự. Hai nhân tố kinh tế – quốc phòng đan xen, hỗ trợ nhau.
Các quốc gia đều chú trọng khả năng lưỡng dụng: tạo sức mạnh tổng hợp, linh hoạt
của nhân tố kinh tế biển trong triệt hạ sức mạnh quân sự đối phương. Khi có chiến
tranh hoặc xung đột trên biển, các đặc khu kinh tế ven biển, kết cấu hạ tầng kỹ
thuật trên biển, như cảng biển, các tuyến hàng hải, cơ sở hậu cần kỹ thuật, hệ thống
thông tin liên lạc trên biển, đường băng dân sự trên các đảo kết hợp với hạ tầng
trên các đảo, quần đảo trở thành hệ thống kết nối liên hoàn hỗ trợ tác chiến. Học
thuyết biển của Nga nhấn mạnh khả năng chuyển đổi công năng của hạ tầng kinh tế
biển sang phục vụ mục đích quân sự để ngăn cản các mối đe dọa. Mỹ coi lực lượng
tàu vận tải thời chiến là bộ phận cấu thành của lực lượng vũ trang. Trung Quốc áp
dụng tiêu chuẩn tàu quân sự cho tàu dân sự, có thể giúp nhanh chóng chuyển năng
lực tiềm tàng của đội tàu vận tải dân sự thành sức mạnh quân sự thời chiến. Để bảo
đảm sự kết hợp kinh tế biển với quốc phòng – an ninh, các quốc gia này đều chú
trọng xây dựng lực lượng hải quân mạnh, hiện đại, có khả năng ứng chiến nhanh,
bảo vệ lợi ích chiến lược trên khắp các vùng biển.

Bốn là, để thích nghi, đối phó với sự thay đổi lớn trên thế giới, bảo vệ lợi ích
và chủ quyền quốc gia, các nước này đều có sự điều chỉnh chiến lược biển, đặt
chiến lược biển vào vị trí trung tâm của chiến lược quốc gia. Là quốc gia biển
trong khu vực Biển Đông, Việt Nam với vị thế đặc thù, là “ban cơng” hướng ra
biển Thái Bình Dương, có nhiều thuận lợi cho hoạt động giao thương và hội nhập
kinh tế quốc tế nhưng cũng là vị trí xung yếu về mặt an ninh, quốc phòng; tạo cho
nước ta một vị thế địa – chính trị và địa – kinh tế then chốt trong chiến lược phát
triển, mở rộng ảnh hưởng các nước lớn trên thế giới, từ xa xưa cho đến nay.

15


Chương 3: LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN VAI TRÒ, VỊ TRÍ ĐỊA CHÍNH TRỊ
CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐƠNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM
3.1. Vị trí địa chính trị chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam
Biển Đông là biển nửa kín, ven lục địa có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, là
một trong những biển lớn nhất trên thế giới, nằm giữa từ vĩ độ 00 đến vĩ độ
250 Bắc và từ kinh độ 1000 Đông đến kinh độ 1210 Đơng; trải dài từ bờ biển Việt
Nam ở phía Tây đến các đảo Luzon, Palauwan và Borneo ở phía Đơng và từ Trung
Quốc ở phía Bắc đến Indonesia ở phía Nam. Ở phía Bắc, Biển Đơng nối liền với
biển Hoa Đơng qua eo biển Đài Loan; ở phía Đơng Bắc nối với biển Philippines
của Thái Bình Dương qua các eo biển Luzon; ở phía Tây Nam nối với biển
Andaman của Ấn Độ Dương thông qua các eo biển Singapore và Malacca; ở phía
Nam thơng ra biển Java qua các eo biển Karimata.
Biển Đông, tuyến đường ngắn nhất nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương,
cửa ngõ giao thương quốc tế. Tại đây có eo biển Malacca với chiều dài 600 hải lý
và chiều rộng ở chỗ hẹp nhất chỉ 1,2 hải lý, nối liền các cảng biển của Đông Bắc Á,
bờ Tây châu Mỹ với Nam Á, châu Phi, Trung Đông, Nam Âu, được dự báo sẽ trở
nên quá tải hơn nữa do sự gia tăng thương mại toàn cầu và nhu cầu năng lượng của
các quốc gia. Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp

thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải), chiếm hơn một nửa trọng tải vận
chuyển thương mại hàng hải tồn cầu, sự sống cịn khơng chỉ với các quốc gia và
vùng lãnh thổ bao quanh, mà còn đối với khu vực Đơng Á và thế giới.
Ngồi ra, trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, khống sản và hải sản ở Biển Đơng có
thể đảm bảo một phần đáng kể an ninh năng lượng, lương thực cho các nước ven
bờ. Theo đánh giá sơ bộ của các nhà khoa học, trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tại đây
có thể vượt cả trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở khu vực Trung Đông. Các khu vực
16


được cho là có triển vọng nhất về dầu mỏ là thềm lục địa quần đảo Trường Sa, khu
vực quần đảo Hoàng Sa và vịnh Bắc Bộ.
Đối với nguồn lợi hải sản, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
hợp quốc, Biển Đông là vùng biển được xếp hạng thứ 4 trong số 19 khu vực đánh
cá tốt nhất thế giới về tổng sản lượng đánh bắt cá hằng năm. Nguồn lợi hải sản ở
Biển Đông được cho là có khoảng hơn 1.000 lồi cá, 90 lồi tơm và 70 loài thân
mềm. Khai thác hải sản là một ngành kinh tế rất quan trọng đối với các quốc gia
ven Biển Đơng. Mỗi năm có khoảng 06 triệu tấn hải sản được đánh bắt tại đây,
tương đương 10% tổng khối lượng hải sản được đánh bắt trên toàn thế giới.
3.2. Vai trị địa chính trị chiến lược của Biển Đơng đối với Việt Nam
Vùng biển Việt Nam có lợi thế là nằm ngay trên một số tuyến hàng hải chính
của quốc tế qua Biển Đơng, trong đó có tuyến hàng hải đi qua eo biển Malasca và
Singapo, là một trong những tuyến đường biển có số tầu qua lại nhiều nhất trên thế
giới. Mặt khác, bờ biển nước ta rất gần các tuyến đường hàng hải đó (nơi gần nhất
chỉ cách khoảng 100 hải lý) nên rất thuận lợi trong việc phát triển thương mại quốc
tế hiện nay.
Đối với Việt Nam, Biển Đơng có vai trị quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Không chỉ cung cấp
nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay, Biển Đơng cịn tạo điều
kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị

trường khu vực và quốc tế, nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Đồng
thời, là khơng gian sinh tồn để Việt Nam phát triển bền vững các ngành kinh tế mũi
nhọn, như: thủy sản, dầu khí, giao thơng hàng hải, đóng tàu, du lịch.
Ngồi ra, ven biển Việt Nam cịn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa
khoáng, như: than, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm trong đó cát nặng, cát đen là nguồn
17


tài nguyên quý giá của đất nước. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung
tâm Biển Đông, thuận lợi cho việc đặt vị trí xây dựng các trạm thơng tin, kiểm sốt
khơng lưu, hàng hải, dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu, thuyền trên tuyến hàng
hải này và có ý nghĩa đặc biệt về quốc phịng, bảo vệ Tổ quốc trên hướng biển.
Trong tư duy thời hiện đại cho thấy, hàng loạt các quốc gia có biển đều nhất
loạt hướng về biển, coi biển là lối thoát trên bước đường phát triển đi lên. Việt
Nam cũng đang trong dòng chảy hướng ra biển thăm dò và khai thác nguồn lợi
biển, vì vậy, cần: Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống
trong nhân dân nhằm nâng cao và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của
các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí chiến lược của biển; Phấn đấu
đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo vững chắc
chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh.
Dựa trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế, khu vực, các nguồn tài nguyên
biển và dải ven bờ, những lợi thế và cơ hội phát triển của đất nước trong thời gian
tới, một số chuyên gia cho rằng có thể nghiên cứu thực hiện Chiến lược biển Việt
Nam theo các hướng: Nhà nước cần đầu tư xây dựng tiềm lực KH&CN biển mạnh,
trước mắt là công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản có tính đồng bộ, tính tồn diện
nguồn tài ngun biển, mơi trường biển nước ta để có đầy đủ số liệu, luận cứ khoa
học nhằm phục vụ cho việc quy hoạch tổng thể, hoạch định chính sách, lộ trình
phát triển KH&CN biển. Từ đó xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch trung
hạn và dài hạn phát triển các lĩnh vực KH&CN biển cụ thể cấp quốc gia và cấp

tỉnh/thành phố ven biển. Có thể phải tính đến đầu tư cụ thể một số ngành công
nghệ tiên tiến, công nghệ cao phục vụ công tác điều tra, thăm dị, đồng thời chú
trọng nghiên cứu ứng dụng các cơng nghệ mới gắn với hoạt động thực tiễn khai

18


thác các nguồn lợi biển nhằm tạo bước đột phá về năng suất khai thác các sản
phẩm của biển.
KẾT LUẬN
Biển và đại dương bao phủ 71% bề mặt Trái đất, chứa đựng các nguồn tài
nguyên khổng lồ mà phần lớn chưa được khai thác, có tầm quan trọng chiến lược
về chính trị, quân sự và kinh tế, cũng là nơi cạnh tranh và tranh chấp giữa nhiều
quốc gia. Các nhà hoạch định chiến lược của các nước lớn đều cho rằng nền kinh
tế thế giới đang ngày càng phụ thuộc vào biển và đại dương, 75% tiềm năng công
nghiệp của thế giới nằm ở khu vực rộng 500 km tính từ bờ biển. Những nguồn lợi
về khoáng sản, sinh học và năng lượng của biển và đại dương có một ý nghĩa quan
trọng đối với nền kinh tế và hoạt động sống cịn của cả hành tinh.
Vì thế các nhà nghiên cứu đã dự báo rằng đại dương là một lĩnh vực đầy hứa
hẹn đối với các hoạt động kinh tế và là yếu tố quan trọng nhất trong lĩnh vực địa
chính trị, và sẽ trở thành địa bàn cạnh tranh khốc liệt để phân chia phạm vi ảnh
hưởng trong tương lai. Trong thế kỷ 21, thế kỷ của đại dương, các nước trên thế
giới đã có những chiến lược phát triển biển mới và trong đó phát triển khoa học và
công nghệ (KH&CN) biển được coi là khâu đột phá, tạo thế mạnh trong cạnh tranh
và đưa đất nước trở thành cường quốc biển. Trung Quốc đã xây dựng Lộ trình phát
triển KH&CN đến năm 2050, một lộ trình đầy tham vọng hứa hẹn sẽ đưa nước này
nằm trong tốp 3 cường quốc hàng đầu thế giới về KH&CN biển.
Hoa Kỳ và Canađa đã thực hiện Kế hoạch hành động biển, lộ trình cho phát
triển KH&CN biển trong thập kỷ tới; Anh Quốc có Chương trình Nghiên cứu đại
dương trong thế kỷ 21; Nhật Bản cũng đã đưa ra “Kế hoạch cơ bản cho chính sách

biển” - một chiến lược tổng thể để tăng cường vị thế cường quốc biển; Nga đang
muốn lấy lại vị thế cường quôc biển của mình trên cả khía cạnh qn sự và
19


KH&CN biển; các nước khác như Ấn Độ, Hàn Quốc cũng đã có những chiến lược
biển đầy tham vọng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phùng Minh Lai. Nguồn tài nguyên biển trong “Chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020”, 2007;
2. Chiến lược biển của một số nước lớn. Tạp chí Tuyên giáo số 12, 2009;
3. Marine Science & Technology in China: A Roadmap to 2050;
4. Canada’s Oceans Action Plan. Published by Communications Branch
Fisheries and Oceans Canada, 2005;
5. Canada’s Oceans Act;
6. Canada’s Oceans Strategy. Published by Fisheries and Oceans Canada, 2002
7. Marine science and technology. POST report 128, 7/1999; 8. Marine
Technology.

A

Definition,

( />
20

WEGEMT




×