Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Quá trình hình thành và phát triển chế định nghề luật sư ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.88 MB, 90 trang )

MỤC
LỤC



Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHÉ ĐỊNH LUẬT su............. 9
1.1.

Khái niệm về chế định luật sư và hành nghề luật sư........................9

1.2.

Đặc điểm, vị trí, vai trò của chế định luật sư và hành nghề

luật sư....................................................................................................... 15
1.3.

Sự hình thành và phát triển của chế định luật sư tại Việt Nam........25

1.3.1.

Sự hình thành chế định luật sư trước năm 1945................................. 25


1.3.2.

Chế định luật sư từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho tới
thống nhất đất nước.............................................................................. 28

1.3.3.

Chế định luật sư trong giai đoạn từ sau khi thống nhất đất nước
tới nay..................................................................................................30

1.4.

Quy định về chế định luật sư và hành nghề luật sư tại một số

quốc gia trên thế giói........................................................................... 35

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ THEO TƯNG
THỜI KỲ VÀ THỰC TRẠNG CHẾ ĐỊNH NGHỀ LUẬT SƯ

Ở VIỆT NAM.........................................................................................39

2.1.

Quy định về chế định luật sư và hành nghề luật sư tại Việt Nam.... 39

2.2.

Thực trạng về chế định luật sư và hành nghề luật sư tại Việt Nam... 49

2.2.1.


Những ưu điểm và các bất cập về luật sư và hành nghề luật sư....... 49

2.2.2.

Phạm vi hành nghề của luật sư tại Việt Nam...................................... 54

2.2.3.

về hình thức hành nghề của luật sư.................................................... 56

2.2.4.

về hình thức tổ chức hành nghề luật sư.............................................. 58

2.3.

Thực trạng về tổ chức và quăn lý luật sư.......................................... 64


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ

ĐỊNH LUẬT Sư Ở VIỆT NAM......................................................... 68
3.1.

Phương hướng xây dụng phát triển luật sư, hình thức tổ
chức hành nghề, quản lý luật sư......................................................... 68

3.2.


Các khuyến nghị nhằm hoàn thiện chế định luật sư ờ Việt Nam

3.2.1.

Hoàn thiện pháp luật về luật sư và hình thức tổ chức hành nghề

70

luật sư................................................................................................... 73

3.2.2.

Nâng cao công tác quản lý luật sư của các cơ quan........................... 78

3.2.3.

Nâng cao chất lượng luật sư nhằm phục vụ hội nhập quốc tế........... 80

KÉT LUẬN........................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 85


MỞ ĐÀU

1. Tính câp thiêt của đê tài và tình hình nghiên cứu

Trong xu thế tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh sự ổn

định về chính trị, sự phát triển về kinh tế, khơng thể khơng nói đến sự tồn tại
và nghiêm minh của pháp luật. Đó là một tất yếu cho sự phát triến của đất

nước. Cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng khơng ngừng hồn
thiện mình về phương diện pháp luật nói chung và pháp luật về luật sư, hành

nghề luật sư nói riêng nhằm tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phát triến
và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ luật sư, để đất nước có một đội
ngũ luật sư tài năng và đạo đức. Đây cũng chính là một yêu cầu cấp thiết được

đặt ra theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và đặc biệt là Nghị
quyết 08 ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp. Trong một nền

tư pháp dân chủ, khi mà các giá trị quyền con người được tơn vinh và là đích
đến của tồn bộ hệ thống tư pháp thì hoạt động cùa luật sư với sứ mệnh bảo

vệ công lý, công bằng xã hội được coi là thước đo để đánh giá uy tín và chất

lượng của hoạt động tư pháp. Nghị quyết 08- NQ/TW và Nghị quyết 49NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ ra rằng nghề luật sư ở nước ta đang có những
cơ hội phát triển đầy thuận lợi:

Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính

trị, đạo đức, có trình độ chun mơn. Hồn thiện cơ chế bào đăm để luật sư
thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách
nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý đế phát huy chế độ

tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tố chức luật sư đối với
thành viên của mình.
Ngày 3/10/2013 Liên Đồn Luật sư Việt Nam công bố Quyết định số

149 ngày 14/1/2013 của Thủ tướng Chính phù cơng nhận ngày 10/10 hàng
năm là Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam. Trong suốt quá trình thành lập,



xây dựng và phát triên của đât nước, sự kiện ngày truyên thông là một vinh dự

lớn đối với những người làm nghề luật sư.
Trách nhiệm ấy được thể hiện trong việc bảo vệ quyền và lợi ích họp

pháp cho công dân, trách nhiệm với xã hội, và cao hơn cả là trách nhiệm bảo

vệ pháp chế Xã hội Chủ nghĩa.

Cho đến nay, nghề luật sư và đội ngũ luật sư đã ngày càng khẳng định
được vai trị khơng thể thiếu trong các hoạt động tư pháp, trong dân sự, trong

hình sự, trong kinh doanh thương mại, trong cơng nghệ thông tin, trong đời
sống xã hội. Quyết định của Thú tướng Chính phủ một lần nữa khắng định sự

quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giới luật sư và cũng là sự kiện đánh
dấu sự trưởng thành của đội ngũ luật sư và nghề luật sư ở nước ta - điều đó

cho thấy nghề luật sư thực sự được tơn vinh, gìn giữ và phát triển từ thời Pháp
thuộc cho đến nay.

Khơng có giai đoạn nào vị thế và vai trò của nghề Luật sư lại được coi

trọng trong những năm gần đây. Có thế nói, đây là thời điếm mà xã hội Việt
Nam đã dần được ghi nhận hơn đối với vai trị của nghề luật sư nói chung và
mỗi luật sư nói riêng. Người dân ngày càng tìm đến luật sư như một nhu cầu

thiết thân, số lượng Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư ngày một phát triển cả


về số lượng lẫn chất lượng. Theo Báo cáo hoạt động năm 2017 của Liên đoàn

Luật
sư Việt
Nam,X hiện
nay đã có 63 Đồn Luật
sư được
thành lập
trên cả





• 1
nước, tính đến tháng 12 năm 2017 đã có 11.942 luật sư hành nghề tại hơn
3.700 tổ chức hành nghề luật sư. So với năm 2016 số lượng luật sư tăng lên
gần 1000 luật sư (tính đến 31/12/2016 cả nước có 10.914 luật sư) và theo dữ

liệu
luật
sư tại
văn Ẫphịng Liên đồn Luật
sư Việt
Nam thì số luật
sư hiện
tại



<





tính đến 31/7/2018 là hơn 12.768 luật sư đang hành nghề. Sau hơn 8 năm

được thành lập tính đến năm 2017, Liên đồn Luật sư Việt Nam đã hoạt động
tích cực, bước đầu đã đạt được niềm tin với Đảng và Nhà nước. Liên đoàn

2


Luật sư Việt Nam (Vietnam Bar Federation- VBF) là một tô chức xã hội nghê
nghiệp, với chế độ tự quản, thống nhất các Đoàn Luật sư trong cả nước. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, có chức năng đại diện, tập họp,

đoàn kết thực sự trở thành “ngơi nhà chung” của các luật sư nói riêng và Đồn
luật sư nói chung. Với các hoạt động như: bảo vệ quyền lợi luật sư một cách
nhanh chóng, kịp thời thơng qua gửi cơng văn đến các cơ quan có thẩm quyền

đế bảo vệ quyền hành nghề của luật sư, giám sát luật sư thực hiện theo Hiến
pháp, pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Luật luật sư. Thường
xuyên mở các lớp bồi dưỡng luật sư thông qua các lóp đào tạo, các hội thảo,

hội nghị trọng tâm là bồi dưỡng về kỳ năng hành nghề, về chuyên môn nghiệp
vụ, về Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, tổ chức mồi năm 2 đợt
kỳ kiểm tra tập sự hành nghề luật sư theo đúng quy định của pháp luật vì vậy


mà chất lượng luật sư được nâng cao. Vai trò của luật sư được thể hiện trong
việc đóng góp vào việc xây dựng pháp luật, với nhiều các đạo Luật quan

trọng như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật trợ giúp pháp lý, Luật Giám

định, Luật Quy hoạch... Vai trò của đội ngũ luật sư cịn được thể hiện thơng
qua hoạt động trợ giúp pháp lý, tuyên truyền và giải thích pháp luật cho người

dân tại địa phương, tại các Đoàn luật sư, đặc biệt là thực hiện Chương trình

phối hợp số 01 - CTPH/MTTQ-TTCP-BTP-HLG-LĐLS ngày 11/11/2014 ký
giữa Ban Thường trực ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

Thanh tra Chính phủ, Bộ tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn Luật
sư Việt Nam thực hiện tại trụ sở tiếp công dân Trung ương ở thành phố Hà

Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 14/7/2015 cho đến nay. Kết quả thu
được là hàng nghìn lượt người dân đã được tư vấn pháp luật trên các lĩnh vực:

tranh chấp đất đai, mâu thuẫn về thẩm quyền thu hồi đất, giải phóng mặt

bằng, chế độ đãi ngộ người có cơng với cách mạng... hầu hết là các vụ việc

phức tạp, đến theo đồn đơng người, tâm lý bị kích động. Hoạt động khơng

3


thê khơng kê đên, đó là cơng tác họp tác qc tê được Ban Bí thư phê duyệt,


ủy ban Họp tác quốc tế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã đạt được nhiều
kết quả: ký được nhiều biên bàn họp tác với 1 số các nước bạn, tổ chức nhiều

cuộc khảo sát, nghiên cứu học tập ở Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, úc... và đặc
biệt là được sự giúp đỡ cùa dự án JICA. Một điểm nhấn quan trọng là ngày
11/12/2015 thành lập Câu lạc bộ Luật sư thương mại quốc tế trực thuộc Liên

đoàn Luật sư Việt Nam nhằm phát triển luật sư Việt Nam hội nhập với các




X







• X

nước trong khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực như: đầu tư, kinh doanh

thương mại có yếu tố nước ngoài. Mối quan hệ giữa Liên đoàn Luật sư Việt

Nam với các cơ quan bộ ban ngành đặc biệt là mối quan hệ với Bộ Tư pháp
được củng cố và tăng cường. Trước những đóng góp của các luật sư, Liên

đoàn đã tổ chức động viên, khen thưởng Kỷ niệm chương cho các cá nhân,

tập thể có thành tích xuất sắc đóng góp vào hoạt động hành nghề luật sư.
Nhưng vinh dự bao nhiêu thì trách nhiệm cũng lại lớn lao bội phần.
Trong nền kinh tế thị trường và trong tiến trình cải cách tư pháp, xây dựng

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luật sư càng phải khẳng định được uy

tín và vị trí của nghề nghiệp. Điều đó trước đây đã đặt ra, nhưng giờ đây nó
địi hỏi u cầu cao hơn. Cùng với những kết quả đạt được, bên cạnh đó cịn

khơng ít những “con sâu bỏ rầu nồi canh” nhiều luật sư đã bị kỷ luật với các

hình thức như: nhắc nhở, khiển trách, tạm đinh chỉ hành nghề, xóa tên do
khơng nộp phí thành viên và vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Nội bộ trong các

Đồn luật sư có sự mâu thuẫn, khơng đồng lịng, tố cáo lần nhau, một số bộ

phận luật sư còn hạn chế về năng lực, nhiều quy định của Luật Luật sư trước
thời kỳ đồi mới của đất nước còn nhiều bất cập, việc phát huy vai trò tự quản

của luật sư còn chưa cao, một số luật sư bị kích động gây mất trật tự tình hình
chính trị của đất nước.

Cho đến thời điểm này, đã có: Luật Luật sư, Luật sửa đổi bổ sung một

4


số điều của Luật Luật sư; Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển nghề

luật sư đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phú năm 2011; Nghị quyết về

việc thi hành Luật Luật sư của Quốc hội năm 2006; Nghị định quy định chi

tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư của Chính Phù năm 2013;
Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật

sư của Bộ Tư pháp năm 2013; Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của

Luật Luật sư về tố chức xã hội nghề nghiệp của Luật sư của Bộ Tư pháp năm
2013; Thông tư hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư; nghị định quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư của Bộ Tư
pháp năm 2007; Thông tư hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, nghị

định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư của

Bộ Tư pháp năm 2011; Thông tư hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư của Bộ
Tư pháp năm 2013; đã đánh một dấu mốc quan trọng trong hoạt động hành
nghề luật sư.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng những quy định cùa pháp luật về phần
vốn góp và thế chấp phần vốn góp của doanh nghiệp cịn phát sinh mâu thuẫn,

khơng mang tính thống nhất. Từ thực trạng nêu trên, nghiên cứu một cách có
hệ thống, khoa học các quy định của pháp luật về thế chấp phần vốn góp để

hiểu đúng và thực hiện đúng, cũng như phát hiện những điểm bất cập nhằm
hoàn thiện chúng là một công việc thực sự cần thiết và cấp bách.
Liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư thì đã có nhiều đề tài khoa

học, luận văn, bài viết trên tạp chí đã đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng


ghép vào những nội dung liên quan. Đối với hoạt động hành nghề luật sư có
thể kể đến như: Lịch sử nghề luật sư Việt Nam do Trưong Thị Hòa, Phan
Đăng Thanh (NXB tống hợp TPHCM). Vai trò của luật sư trong công cuộc

cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay: Luận văn ThS. Luật: 6.01.01 / Dương

5


Thị Kiều Oanh; Nghd. TS. Nguyễn Văn Tuân. Pháp luật về hành nghề luật sư
ở Việt Nam'. Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07 / Hoàng Thị Anh Thư; Nghd.

PGS.TS. Ngơ Huy Cương, trong đó các cơng trình này ít nhiều đều đề cập
đến vấn đề hoạt động hành nghề luật sư.

Tuy nhiên, với mục đích làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu về
hoạt động hành nghề luật sư, tơi mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Q trình hình
thành và phát triển chế định nghề luật sư ở Việt Nam" làm đề tài nghiên
cứu luận văn thạc sỳ luật học với mong muốn sẽ góp phần khẳng định hơn

nữa tầm quan trọng của nghề luật sư trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời, qua
đó nhằm góp phần phát hiện những mặt hạn chế của nghề luật sư cũng như

những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực thi ở Việt Nam. Từ đó, đề

xuất, kiến nghị một số giải pháp nhàm hoàn thiện hơn về hoạt động hành nghề

luật sư ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu


Thơng qua việc nghiên cứu trong phạm vi được đề ra ở trên, học viên
mong muốn cung cấp cho người đọc một cách tổng thể về luật sư, hình thức

tố chức hành nghề và quản lý nhà nước về luật sư qua các thời kỳ phát triến

của các văn bản quy phạm pháp luật về luật sư, chú trọng đến các văn bản
pháp luật hiện hành.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Để có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi luận
văn phải giải quyết các vấn đề sau:

Nghiên cứu cơ sở lý luận về luật sư, nghề luật sư, hành nghề luật sư:
Phân tích, đánh giá thực trạng của quá trình hình thành và phát triển luật sư và
hành nghề luật sư ở nước ta qua các thời kỳ chủ yếu về luật sư, hình thức tố
chức hành nghề và quản lý nhà nước về luật sư. Trên cơ sở đó phân tích của

6


thực trạng trên và đưa ra các giải pháp, đê xuât đê nâng cao chât lượng đội

ngũ luật sư.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải: Những phương pháp
này được sử dụng trong việc giải quyết các vấn đề về cơ sở lý luận về hoạt


động hành nghề luật sư ở Việt Nam.

Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh: Những phương pháp này
được người viết vận dụng để đưa ra so sánh, đối chiếu nhìn nhận trong mối

tương quan so với quá trình hình thành và phát triển hành nghề luật sư của

một số nước trên thế giới...

Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được vận dụng để triển
khai có hiệu quả các vấn đề liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư
Phương pháp khảo sát, thông qua các hội thảo, hội nghị để lắng nghe,

trao đổi, chia sẻ với các chuyên gia nước ngoài.
Nghiên cứu tại chồ các quy phạm pháp luật, các văn bản, tài liệu liên

quan đến hoạt động hành nghề luật sư.
5. Ỷ nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Ket quả đạt được cùa luận văn có giá trị tham khảo để nghiên cứu, xây

dựng đội ngũ luật sư trong thời đại 4.0 ở Việt Nam. Đồng thời cũng là cơ sở

đế hoàn thiện pháp luật về luật sư, hành nghề luật sư đáp ứng yêu cầu của cãi

cách tư pháp và hội nhập thế giới như hiện nay.
Ngoài ra, những giải pháp hoàn thiện về hoạt động hành nghề luật sư còn

là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ với đội ngũ giảng viên, sinh viên mà cịn

có giá trị đối với các luật sư và người tập sự hành nghề luật sư ở Việt Nam.

7


6. Cơ câu của luận văn

Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
•X

7

chính của luận văn gôm 3 chương, cụ thê:

Chương ỉ: Các vấn đề chung về quá trình hình thành và phát triển của

Chương 2‘. Quy định pháp luật vê luật sư theo từng thời kỳ và thực

trạng chế định nghề luật sư ở Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định luật sư ở Việt Nam.

8


CHƯƠNG 1
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

VÀ PHÁT TRIÉN CỦA CHÉ ĐỊNH LUẬT su
1.1. Khái niệm về chế định luật sư và hành nghề luật sư







ơ



Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, quyền bào

chữa và quyền được bảo vệ quyền, ích lợi hợp pháp là một trong những quyền
hiến định cơ bản cùa công dân; được diễn đạt ngay trong Hiến pháp và được

cụ thể hóa trong các văn bản luật rằng:

Cơng dân có thể tự biện hộ, bảo vệ quyền, ích lợi hợp pháp của
mình hoặc nhờ người khác bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình trước Tồ án. Từ việc nhờ người khác bao biện, luật

sư và nghề luật sư xuất hiện để đáp ứng nhu cầu được bào chữa,
bảo vệ quyền và ích lợi hợp pháp cùa cơng dân.
Xuất phát từ nhu cầu đó, luật sư và nghề luật sư đã hình thành và phát

triển cách đây hàng trăm năm ở nhiều nước trên thể giới.

Nghề luật sư đã xuất hiện ở châu Âu từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Vào thế kỷ V trước Công nguyên, trong nhà nước Hy Lạp cổ, tổ chức tồ án
hình thành và việc xét xử có sự tham gia của mọi người dân. Nguyên cáo

hoặc bị cáo có thể tự trình bày ý kiến, lý lẽ của mình trước Tồ hoặc nhờ

người khác có tài hùng biện trình bày hộ ý kiến, lý lẽ trước Toà. Việc bào

chữa xuất phát tự nhiên nhằm minh oan cho bạn bè hoặc người thân bị nhà
cầm quyền bắt giam vô cớ và trừng phạt một cách độc đoán dần phát triển.
Ở La Mã cổ đại, cũng với sự xuất hiện cùa pháp luật đã xuất hiện

những mầm mong của nghề luật sư. Pháp luật La mã cổ đại mang tính huyền
bí, thần thánh và việc áp dụng pháp luật gắn liền với lễ nghi tơn giáo. Trong
phiên tồ, có sự tham gia của các nhà chuyên môn, người am hiểu pháp luật

9


đế nhắc lại những quy tắc, quy định tôn giáo để tránh việc viện dẫn sai hoặc
vi phạm thủ tục tố tụng. Trong xã hội dần dần hình thành một nhóm người
chuyên sâu, am hiểu về pháp luật và việc diễn giải pháp luật của họ được xem

xét như hoạt động nghề nghiệp. Hoạt động của các luật sư được chấp nhận và
uy tín của họ trong xã hội ngày càng được nâng cao và nghề luật sư được xem

như một nghề vinh quang trong xã hội. Sau khi Đe quốc La Mã tan rã, châu
Âu chuyển sang thời kỳ Trung cổ với các triều đại phong kiến phân quyền cát

cứ. Tổ chức Toà án và chế độ luật sư ở các nước được xây dựng dưới nhiều
hình thức khác nhau nhằm mục đích phục vụ tơn giáo và chế độ phong kiến.

Dưới chế độ tư bản, nghề luật sư được tổ chức chật chẽ với những điều
kiện khắt khe nhàm bảo vệ quyền lợi riêng cho một số ít người xuất thân từ

giai cấp bóc lột. Từ xuất phát điểm của những người tự nguyện thực hiện việc

bào chữa vì sự thật và cơng lý, nghề luật sư dưới chế độ tư bản dần dần trở

thành nghề tự do, nghề làm vì tiền.
Ớ nghĩa rộng nhất, nói đến những người làm nghề luật là chúng ta nói

đến thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên... Thẩm phán được
hiểu là những người làm việc tại Toà án, được quyền nhân danh Nhà nước để

xét xử các vụ án. Thẩm phán - ở nghĩa lý tưởng được hiểu là người được
quyền ra quyết định cuối cùng để mang lại sự công bằng cho mọi người, cứu

người vô tội và trừng phạt kẻ ác. Kiểm sát viên là người buộc tội tại phiên toà
(ở nước ngoài thường được gọi là công tố viên). Họ được quyền đưa một vụ

phạm pháp ra xem xét đế xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy

tố người phạm tội. Luật sư là người có đủ tiêu chuấn, điều kiện hành nghề
theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia, thực hiện dịch vụ pháp lý theo
yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Luật sư là những người hành nghề
trong Văn phịng hoặc Cơng ty luật. Thu nhập của luật sư là từ các khoản thù

lao do khách hàng trả.

10


ơ nghĩa hẹp hơn, nói đên nghê luật là chúng ta nói đên nghê luật sư.
Nghề luật sư là nghề luật tiêu biểu nhất, nghề luật sư thể hiện đầy đủ nhất

những đặc trưng của nghề luật. Nghề luật sư khơng giống như những nghề
bình thường khác vì ngồi những u cầu về kiến thức và trình độ chun
mơn thì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo
đức nghề nghiệp. Đây là một nét đặc thù riêng của nghề luật sư và nét đặc thù

này tác động sâu sắc đến kỳ năng hành nghề, đặc biệt là kỳ năng tranh tụng
cùa luật sư. Có thể hiếu với nhau rằng: luật sư là một chức danh tư pháp độc

lập, chỉ các người có đủ điều kiện hành nghề nhiều năm kinh nghiệm theo quy

định của luật pháp nhằm thực hiện việc tư vấn luật pháp, đại diện theo ủy
quyền, bảo vệ quyền và ích lợi hợp pháp cho cá nhân, doanh nghiệp và nhà
nước trước tòa án và thực hành những dịch vụ pháp lý khác.

Ở Việt Nam, chế định luật sư có những thăng trầm khác nhau qua

những giai đoạn của lịch sử nhất định, và bản thân khái niệm luật sư cũng có
những thuật ngữ khác nhau để thể hiện, chẳng hạn như: “luật sư”, “người bào

chừa”, “trạng sư”, “người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của đương sự, bị
cáo...” Tuy những thuật ngừ này được sử dụng trong những giai đoạn khác

nhau của lịch sừ hay trong những trường hợp khác nhau của pháp luật, nhưng
chúng đều thể hiện bản chất cùa một loại chủ thể thực hiện nghề luật.

Phan Trung Hoài định nghĩa:

Luật sư là một chức danh tư pháp độc lập, chỉ những người có đủ
điều kiện hành nghề chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật


nhằm thực hiện việc tư vấn pháp luật, đại diện theo ủy quyền, bào
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tồ chức và nhà nước

trước tòa án và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác [ 11, tr. 18].
Định nghĩa này cho thấy luật sư được phân biệt với các chức danh tư

pháp khác bởi chuyên hành nghề luật sư, mà nghề luật sư theo đó được hiểu là

11


một nghê chuyên thực hiện tư vân pháp luật, đại diện theo ủy quyên, bảo vệ
quyền và lợi ích họp pháp cho cá nhân, tổ chức và nhà nước trước tòa án và

thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.

Học viện Tư pháp định nghĩa:
Nghề luật sư là một nghề luật cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách

hàng, luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vẩn pháp luật, soạn

thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp

luật và có thế làm đại diện cho thân chủ hoặc bào chừa, bảo vệ
quyền lợi của khách hàng trước Tịa án trong q trình tiến hành tố

tụng, luật sư được nhận thù lao, chi phí do khách hàng chi trả để

sinh sống [15, tr. 9],
Có những thơng tin được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam về nghề luật sư


không chuẩn xác dưới giác độ luật so sánh và không được dẫn nguồn, chẳng
hạn như: “Các nước theo luật tập quán coi nghề luật sư là một nghề kinh

doanh, nhưng thuộc loại kinh doanh đặc biệt. Các nước theo hệ thống luật

thành văn nhìn chung coi hoạt động luật sư là một nghề tự do (luật sư, cơng
chứng, kiểm tốn, bác sỹ, kiến trúc sư...)” [31, tr. 11-12], Và các thông tin
này lại được truyền bá y hệt bởi những nhà nghiên cứu khác trong các cơng

trình nghiên cứu có tàm ảnh hưởng lớn [11, tr. 30]. “Các nước theo luật tập

quán” trong trích dẫn trên ngụ ý nói về các nước theo truyền thống Common

Law. Còn “Các nước theo hệ thống luật thành văn” theo trích dẫn trên ngụ ý
nói về các nước theo truyền thống Civil Law.

Các nghiên cửu trên cho thấy luật sư và nghề luật sư là hai khái niệm
gắn bó với nhau một cách hữu cơ, tức là luật sư là người hành nghề luật sư; và
nghề luật sư là nghề nghiệp của luật sư. Nói tới luật sư là nói tới chữ thể
chuyên tiến hành các hành vi khách quan như cung cấp dịch vụ pháp lý có
đền bù (lấy tiền), tức là nói về phương diện chủ quan. Cịn nói tới nghề luật sư

12


là nói tới phương diện khách quan, tức là nói tới những hành vi mà luật sư

chuyên tiến hành để sinh sống. Mối liên hệ giữa luật sư và nghề luật sư giống
với mối liên hệ giữa thương nhân và hành vi thương mại về mặt hình thức,

nhưng có sự khác biệt đôi chút [7], Thương nhân là người chuyên tiến hành

các hành vi thương mại dưới danh nghĩa và tài khoản của minh và lấy hành vi
thương mại làm nghề nghiệp của mình [5, tr. 72]. Hành vi do luật sư tiến hành

chủ yếu là hành vi cung cấp ra các dịch vụ pháp lý như tư vấn và đại diện để

lấy tiền hay các lợi ích vật chất khác. Vậy khác biệt giữa chúng là gì? Hoạt
động của con người có thể chia thành hai loại lớn là hoạt động có mục đích
kinh tế và hoạt động phi mục đích kinh tế. Surbhi giải thích hoạt động có mục
đích kinh tế nhằm tới kiếm tiền hay kiếm sống (livelihood) và tới lượt nó,

hoạt động kinh tế lại được chia nhỏ thành, kinh doanh (business), nghề nghiệp

(profession) và làm thuê (employment) [36]. Tuy nhiên ông nhấn mạnh tới sự
phân biệt giữa kinh doanh (hay thương mại) và nghề nghiệp, đồng thời chỉ rõ

sự khác biệt này rằng trong thương mại khơng có một phẩm chất hay năng lực
tối thiểu nào được yêu cầu cho việc bắt đầu tiến hành hoạt động; còn nghề

nghiệp được định nghĩa là một loại việc làm được chi trả mà theo đó một

người có phấm chất chính thức và đã trải qua đào tạo, huấn luyện trong một
khoảng thời gian nhất định, cung cấp dịch vụ cho đại chúng, chẳng hạn như:
bác sĩ, luật sư, kế tốn, kỹ sư, kiến trúc sư...[36].

Vì vậy có thể định nghĩa: (1) Luật sư là người có những phẩm chất
nhất định do luật định, chuyên tiến hành các dịch vụ pháp lý, và lấy việc cung
cấp các dịch vụ pháp lý làm nghề nghiệp luật sư của mình [22]; và (2) Nghề


luật sư là một nghề luật do luật sư tiến hành nhằm cung cấp các dịch vụ pháp
lý cho khách hàng mà có thê bao gồm: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản,
tổ chức đàm phán, thương lượng về các vẩn đề pháp luật và đại diện hoặc
bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng theo những quy
trình hay thủ tục do pháp luật quy định.

13


Luật sư khác với thương nhân thơng thường, do chính tính chât nghê
nghiệp của họ, cho nên họ phải tuân thủ một quy chế pháp lý đặc biệt liên quan

tới vào nghề, tiến hành nghề nghiệp và kỷ luật. Quy chế này rất phức tạp và
được chi tiết hóa trong từng giai đoạn vào nghề và từng loại dịch vụ mà luật sư

tiến hành, chắng hạn: quy chế của luật sư tập sự khác với quy chế của luật sư
chính thức; quy chế tiến hành tư vấn khác với quy che tham gia tố tụng...
Chính vì có sự khác biệt về tính chất cùa từng loại hình dịch vụ pháp lý, nên ờ

một số nước theo truyền thống Common Law đã có sự phân biệt giữa luật sư tư

van (solicitor) và luật sư tranh biện trước tòa án (banister). Thế nhung ở hầu

hết các nước hiện nay khơng có sự phân biệt này [15, tr. 11]. Tuy nhiên khơng
phải vì thế mà quy chế tiến hành các dịch vụ pháp lý chỉ có một.
Nghề luật sư ở Việt Nam trước hết là một nghề luật, trong ấy các luật

sư bằng kiến thức luật pháp của mình, độc lập thực hành những hoạt động
trong phạm vi hành nghề theo quy định của luật pháp và quy chế phận sự


nghề nghiệp, nhằm mục đích phụng sự cơng lý, góp phàn bảo vệ pháp chế và
thi công Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Theo đa dạng nhà nghiên cứu,

nghề luật sư không giống như những nghề thường nhật khác vì ngồi các
buộc phải về kiến thức và trình độ chun mơn thì việc hành nghề luật sư còn

phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Điều này tạo nên nét đặc
trưng riêng của nghề luật sư và nét đặc biệt này ảnh hưởng sâu sắc tới kỹ năng

hành nghề, đặc trưng là kỳ năng tranh tụng cùa những luật sư.
Nghề luật sư ln gắn với sự hình thành và phát triển của hệ thống

pháp luật. Có thể nói luật gia đầu tiên xuất hiên trong xã hội chính là nhà lập
pháp, người định ra các quy phạm pháp luật. Sau đó là sự xuất hiện của các
thấm phán, người có nhiệm vụ bảo đảm cho các quy phạm pháp luật được tơn

trọng và cũng là người quyết định hình phạt đối với người vi phạm các quy
phạm pháp luật.

14


Lúc đâu, chứng cứ của hành vi vi phạm pháp luật chì dựa vào sụ suy
đốn hay những lời thề thốt, thú nhận của các bên có liên quan. Việc bào chữa,

biện hộ cho các bên chưa được bảo đảm. Nghề luật sư xuất hiện, luật sư tham

gia vào quá trình xét xử, đảm bảo cơng việc bào chữa trong các phiên tồ.
1.2. Đặc điểm, vị trí, vai trị của chế định luật sư và hành nghề luật SU’


Đặc điểm của nghề luật sư được nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận

khác nhau và đôi khi thiếu rõ ràng. Trong “Giáo trình luật sư và nghề luật sư”
của Học viện Tư pháp, các đặc điểm của nghề luật sư không được nghiên cứu

một cách tập trung mà được diễn giải rộng ra ờ các lĩnh vực khác nhau liên

quan tới hành nghề, chức năng xã hội, đối tượng khách thể nghề nghiệp, quăn
lý với nghề nghiệp luật sư, đặc thù của nghề luật sư [ 15, tr. 12-18]. Theo Phan
Trung Hồi, “hoạt động luật sư” có những thuộc tính thể hiện bản chất của

loại hoạt động này như: (1) tuân thủ pháp luật; (2) dân chủ; (3) độc lập; (4)
phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội; và (5) phụ thuộc uy tín nghề nghiệp của cá

nhân [11, tr. 19-25]. Những cách tiếp cận này cho chúng ta thấy rất rõ vai trị,

vị trí của nghề luật sư trong xã hội, cũng như những khó khăn thách thức mà
luật sư cần vượt qua trong hoạt động nghề nghiệp của mình, nhưng chưa hồn
tồn làm rõ được nghề luật khác gì với những nghề còn lại trong xã hội, đặc

biệt với những nghề luật khác.
Nghề luật nói chung là một nghề nhiều thách thức nhất trên thế giới bởi

vào mọi thời điểm, nguời hành nghề đều phải trải qua quá trình khắc nghiệt

của tư duy, toan tính và lý lẽ mà chưa kể tới khi họ đóng vai trị thiết kế chính

sách, tư vấn pháp lý, xét xử hay đại diện cho khách hàng thơng thường trước
tịa án [33, tr. 1], Vì vậy trước hết luật sư mang những đặc điếm chung của
nghề luật. Lý do chính của sự tồn tại nghề luật là sự đòi hỏi của xã hội đối với


sự ra đời, tồn tại và phát triển của pháp luật để điều tiết các quan hệ phát sinh
trong chính nó và phịng ngừa hay chống lại sự vi phạm sự điều tiết đó. Chỉ

15


khi có sự xuât hiện của một thiêt chê nhăm phân xử những sự vi phạm đó,
nghề luật mới ra đời. Thiết chế đó là tịa án - nơi những người chuyên lo việc

xét xử tiến hành công việc cúa mình. Khi chưa có tịa án, trong các bộ lạc,

thơn, bản..., những vi phạm quy tắc chung của cộng đồng đã được phán xử
bởi những nhân vật mà cộng đồng chấp nhận theo tập quán, chẳng hạn như
thủ lĩnh bộ lạc, già làng, trưởng bán... Tuy nhiên những hoạt động phân xứ
đó khơng thể được xem như một nghề nghiệp. Tiếp theo sự ra đời của thiết

chế tòa án, một loạt nghề nghiệp liên quan theo đó mà xuất hiện hoặc tồn tại
và có sự mở rộng nhất định. Do đó nghề luật nói chung là một nghề nghiệp
gắn liền với việc địi hởi tn thủ pháp luật, chứ khơng phải là gắn cả với việc

làm ra luật như quan niệm của Học viện Tư pháp [15, tr. 13] như mục trên đã
phân tích. Đặc điểm gắn với việc địi hỏi tuân thủ pháp luật của nghề luật
khác với quan niệm của Phan Trung Hoài cho rằng nghề luật sư nói riêng và

nghề luật nói chung phải tuân thủ pháp luật. Đòi hỏi tuân thủ pháp luật là một

đòi hỏi chung mang tính khách quan đối với tồn bộ đời sống xã hội. Bất kế

ai dù hành nghề hay không hành nghề, hoặc dù hành nghề nào đi chăng nữa

thì đều phái tuân thủ pháp luật. Nghề luật là nghề bảo đảm việc tuân thủ pháp

luật bàng cách thức tồng quát là cưỡng chế hay khuyên răn hoặc ngăn cản.

Đôi khi ngăn cản cả việc bất tuân thủ pháp luật của chính bản thân những

người hành nghề luật. Chẳng hạn: Quan hệ giữa viện kiểm sát nhân dân với
tòa án nhân dân, giữa tòa án cấp trên với tòa án cấp dưới, giữa luật sư với
thấm phán thế hiện rất rõ sự ngăn cản việc bất tuân thủ pháp luật của chính

bản thân những người hành nghề luật. Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa
đồi, bổ sung năm 2017) của Việt Nam có một chương riêng quy định các tội

xâm phạm hoạt động tư pháp (từ Điều 367 đến Điều 391) với nhiều tội danh

liên quan tới cấm hay ngăn cản các hành vi trong hoạt động một số nghề luật.
Luật sư là một nghề nghiệp đặc biệt không chỉ liên quan tới vấn đề

16


pháp lý đơn thuân, mà còn liên quan tới việc bảo đảm cho tơ chức đời sơng
chính trị của một quốc gia xuất phát từ nguyên tắc quyền bình đẳng của công

dân trước pháp luật, nhà nước pháp quyền, dân chủ trong xét xử, tư pháp độc
lập và thi hành pháp luật. Do đó luật sư khơng chỉ là người có trình độ pháp lý

đơn thuần, mà cịn phải có đạo đức phù hợp và có kỹ năng nghề nghiệp. Tuy

nhiên khơng phải vì thế mà có thể cho rằng hoạt động nghề nghiệp của luật sư

mang bản chất dân chú mặc dù sự ra đời của nền dân chủ luôn luôn là cơ sở

quan trọng cho việc thúc đẩy nghề nghiệp luật sư. Trong nền pháp lý phát
sinh ra nghề luật sư từ thủa ban đầu, khơng có quan niệm dân chủ như ngày

nay và thực tế có sự bất bình đẳng giới và bất bình đẳng sâu sắc giữa các tầng
lóp trong xã hội. Như đã biết, nghề luật sư xuất hiện đầu tiên ở Hy Lạp cổ đại.
Lúc đó về chính trị, ở Hy Lạp cổ đại, người ta có xu hướng cho phép thường

dân tham gia vào đời sống quốc gia làm xuất hiện tầng lóp công dân tự do, thế
nhưng vẫn giữ nguyên chế độ nô lệ [27, tr. 17],
Tất cả các vấn đề dân chủ, nhà nước pháp quyền, bình đẳng hay độc lập

xét xử nếu có thi ln ln trở thành nhũng ngun tắc hay nhũng chế định
quan trọng của pháp luật. Do đó khi nói tới đặc điểm “gắn với việc địi hỏi

tuân thủ pháp luật” của nghề luật nói chung và nghề luật sư nói riêng là đã nói

tới việc bảo đảm thi hành các nguyên tắc hay các chế định đó. Nhược bằng
các nguyên tắc hay các chế định đó khơng có hay chỉ có mang tính hình thức

trong pháp luật thì cũng khơng thể nói nghề luật sư biến mất nếu như luật sư

vẫn được hoạt động dù mang tính hình thức. Dưới các chế độ độc tài trước

kia, luật sư vẫn được phép hoạt động, có thể đon giản như là một thủ tục tại
tòa án. Chẳng hạn các phiên tòa xét xử các đảng viên đảng cộng sản dưới chế
độ Đức quốc xã.

Nguyễn Văn Tuân cho rằng nghề luật sư có các đặc thù như: (1) Nghề


luật sư đòi hỏi nhũng người hành nghề luật sư phải có trình độ chun mơn và

17


có tính chun nghiệp cao; (2) luật sư hành nghê độc lập và tự chịu trách
nhiệm cá nhân trước khách hàng về hoạt động nghề nghiệp của mình; (3) luật

sư là một nghề khơng chỉ địi hỏi về chun mơn cao, mà cịn địi hỏi người
hành nghề phải có tư cách đạo đức tốt [29, tr. 20-24]. Đây là những phân tích

rất sâu và hữu ích khơng chỉ cho việc nghiên cứu lý luận, mà còn cho hoạt

động thực tiễn hành nghề luật sư. Tuy nhiên đây là các phân tích về luật sư
hcm là cho nghề luật sư. Nghề luật sư có những đặc điểm sau trong sự đối
sánh với các nghề nghiệp khác:

Thứ nhất, nghề luật sư là một nghề nghiệp được thực hiện bởi các luật
sư - những người được đào tạo đặc biệt để có trinh độ pháp lý, kỳ năng pháp

lý và đạo đức nghề luật thích hợp. Đặc điềm này nói tới chủ thể của hoạt động
luật sư (như trên đã nói bao gồm: tranh tụng, tư vấn, đại diện...). Chính bởi
tính chất đặc biệt về chuyên môn của loại hoạt động này và sự tác động lớn
của nó tới cá nhân cụ thể và cộng đồng, nên địi hỏi phải có một loại chủ thể
đặc biệt. Thông thường nghề luật sư lựa chọn những người đã có trình độ

pháp lý cao và có đạo đức thích họp để đào tạo nghề. Hầu hết các nước đi

theo khuynh hướng này chứ không lựa chọn những người bình thường đế đào


tạo luật sư. Trong khi đó hầu hết các nghề nghiệp khác đào tạo những người
bình thường để có trình độ, kỳ năng và đạo đức nghề nghiệp phù hợp, trừ
những yêu cầu nghề nghiệp đặc biệt về sức khỏe (như: quân đội, thợ mỏ, hàng

hải...), về năng khiếu (như: kiến trúc, nghệ thuật...). Bác sĩ y khoa là một
trong những nghề địi hỏi có trí tuệ, trình độ, kỹ năng và đạo đức đặc biệt cao

vì liên quan tới tính mạng con người và sức khỏe của cộng đồng nhưng không
bắt đầu cho vào nghề từ những người đã có trình độ y học nhất định. Hiện
nay, hầu hết các nước trên thế giới, người ta đào tạo bác sĩ y khoa từ nhũng

người bình thường tốt nghiệp trung học pho thơng. Đối với nghề kiến trúc sư
cũng vậy, nhưng bắt đầu từ người có năng khiếu nhất định về hội họa, tốt
nghiệp trung học phổ thông... [29]

18


Luật sư không chỉ đơn thuân là người cung câp các dịch vụ pháp lý đê
lấy tiền, mà luật sư phải phụng sự cho công lý. Phan Đăng Thanh và Trương

Thị Hịa xác định:
Người luật sư khơng chỉ có nhiệm vụ riêng đối với khách hàng qua
việc nhận bào chữa cho bị cáo, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của
đương sự trước các cơ quan có thẩm quyền mà cịn có nhiệm vụ đối

với Nhà nước, tịa án như là người phụ tá của công lý, tham gia vào
việc điều hành nền công lý [26, tr. 22],


Đặc điểm này của nghề luật sư dần tới sự khác biệt lớn trong quy chế
vào nghề của luật sư so với quy chế vào nghề của thương nhân và những

người cung cấp dịch vụ khác mà đòi hỏi pháp luật phải chú ý đặc biệt.
Thứ hai, nghề luật sư là một nghề nghiệp hoạt động độc lập và tự do.
“Luật sư độc lập trong hành nghề và tự chịu trách nhiệm về hoạt động nghề

nghiệp cùa mình” [30, tr. 55]. Đặc điểm này của nghề luật sư hình thành do
chính tính chất hoạt động “không thể dựa dẫm” của luật sư liên quan tới từng

hoàn cảnh cụ thể quy định (vụ việc cụ thể, hoàn cảnh tư vấn cụ thể...) và bảo
đảm quyền lợi của khách hàng. Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa cho

rằng: “Trước hết, độc lập là phải được chủ động trong việc hành nghề, bảo đảm
quyền bào chữa của người tham gia tố tụng. Luật sư không bị chi phối bởi

chính quyền, bởi tịa án và thậm chí bởi khách hàng của mình nữa” [26, tr. 23].

Tự do của luật sư là một đặc điểm phát sinh từ quyền tự do của luật sư
trong hành nghề đế giúp đỡ pháp lý hay tranh tụng trước tòa án. Việc chỉ đạo,

ngăn cản hoặc ấn định giải pháp cho luật sư sẽ chính là sự ngăn cản quyền tự
do của khách hàng. Đặc điểm này tác động rất lớn tới việc tồ chức hành nghề

luật sư. Vì vậy việc quản lý nhà nước đối với luật sư cũng có những tính chất

riêng biệt so với việc quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực thương mại hoặc
dịch vụ khác. Rất nhiều ý kiến hiện nay cho thấy: số lượng luật sư được cấp

19



thẻ hành nghê thì đơng, nhưng sơ lượng luật sư hành nghê và kiêm sông được

bằng nghề luật sư một cách thực chất đúng với nghĩa là hành nghề luật sư thì
khơng nhiều, có thể chi chiếm khoảng 1/3 trong tổng số các luật sư được cấp

thẻ hành nghề, số luật sư này cho thấy, việc cung cấp dịch vụ chun nghiệp
tồn thời gian khơng nhiều, số lượng luật sư làm theo kiểu “thời vụ” hoặc

một phần thời gian cho thấy việc ràng buộc luật sư vào một tổ chức nhất định
khơng phải là một khâu quản lý có tính chất bắt buộc.

Tính độc lập của luật sư được thể hiện chủ yếu ở ba mối quan hệ. Đó là
mối quan hệ giữa luật sư với Nhà nước (mà cụ thể là các cơ quan Nhà nước),

mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng, và mối quan hệ giữa các luật sư đối
với nhau. Tính độc lập bảo đảm cho luật sư bảo vệ hữu hiệu cho quyền và lợi
ích hợp pháp của khách hàng mà khơng bị chi phối bởi quyền lực Nhà nước.

Luật sư cỏ thể bảo vệ cho quyền và lợi ích họp pháp của khách hàng trong các
tranh chấp với các cơ quan Nhà nước cụ thể. Tính độc lập cũng bảo đảm cho
luật sư tuân theo các quy tắc pháp luật và các quy tắc nghề nghiệp mà không bị

dẫn dắt đơn thuần bởi các địi hỏi của khách hàng. Tính độc lập cũng bảo đảm
cho các luật sư hồn tồn bình đẳng với nhau trong việc tiến hành nghề nghiệp

luật sư. Không một luật sư nào có vị thế cao hơn luật sư nào vì họ hành nghề tự

do, khơng bị ràng buộc. Như vậy nhiệm vụ của họ đối với khách hàng cũng


như bảo vệ công lý được hữu hiệu nhất. Không chỉ là một đặc điểm quan trọng,
mà đây còn là một “phương tiện” quan trọng để luật sư hành nghề.
Thứ ba, nghề nghiệp luật sư là một nghề cung cấp dịch vụ có đối khoản
được lượng hóa rất tương đối. Dịch vụ mà luật sư cung cấp có các chức năng:

(1) Chức năng chỉ dẫn; và (2) chức năng phản biện. Đây là các chức năng chủ
yếu của luật sư đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho luật sư, tức là luật sư khi
bán ra dịch vụ pháp lý và luôn thu lại một đối khoản thể hiện đúng tính chất

luật sư là một nghề nghiệp như trên đã nghiên cứu, trừ những hoạt động có

20


tính chât đóng góp cho xã hội gân giơng như trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp, ví dụ như trợ giúp pháp lý, phổ biến, tuyên truyền pháp luật không lấy
tiền. Bởi luật sư là những người am hiểu tường tận về pháp luật và cả những

đường lối cũng như cách thức xử lý các vi phạm pháp luật, cho nên luật sư

cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhằm chỉ dẫn cho khách hàng hành xử
đúng pháp luật trong các hoạt động sống của mình và góp phần phản biện để
áp dụng đúng pháp luật cho những vụ việc tranh chấp cụ thể được đưa ra các
cơ quan tài phán. Tuy nhiên sự bù đắp công sức do luật sư bò ra và sự sáng

tạo do luật sư đem lại luôn là vấn đề gây tranh luận. Sự bù đắp ở đây chì có

tính cách tương đối trên những cơ sớ thiếu chắc chắn, nhất là đối với những gì

mà luật sư sáng tạo ra trong việc hiểu pháp luật và tìm kiểm giải pháp cho

tranh chấp cụ thể đó. Thù lao của luật sư được nhận định:

Thù lao luật sư là vấn đề rất tế nhị, nhưng khơng vì thế mà khơng
đề cập đến. Khi tiếp xúc với khách hàng, thù lao là vấn đề quan
trọng mà luật sư và khách hàng cần làm rõ trong hợp đồng dịch vụ

pháp lý. ứng xử của luật sư trong vấn đề thù lao khơng chỉ có ý

nghĩa về mặt kinh tế mà cịn có ý nghĩa về mặt đạo đức nghề nghiệp
của luật sư [9, tr. 70-71],

Việc gắn quan niệm đạo đức vào vẫn đề thù lao của luật sư khiến tính
chất tự do thỏa thuận của họp đồng giữa luật sư và khách hàng bị hạn chế. Vì

vậy đối khoản của việc cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư được lượng hóa

mang tính chất tương đối rất rõ.
Có nhiều cách thức tính phí hay thù lao cho hoạt động cung cấp dịch vụ

pháp lý của luật sư. Tuy nhiên có một nhận định rất chính xác về tính lượng

hóa tương đối của đối khoản của việc cung cấp các dịch vụ pháp lý của luật
sư như sau: “Tóm lại: Trên thực tế khơng có một cơng thức chung nào đó áp
dụng cho việc thanh tốn thù lao và các chi phí khác cho luật sư mà nó phụ

21



thuộc vào từng trường hợp cụ thê đê khách hàng cùng với luật sư thảo luận và
đưa ra mức thù lao hợp lý” [9, tr. 79],

Thứ tư, nghề nghiệp luật sư là một nghề ‘‘bán kinh doanh”. Phan Trung

Hoài viết:
Chức năng xã hội của luật sư được thể hiện thông qua khả năng đáp
ứng nhu cầu pháp lý của người dân một cách minh bạch và tạo ra
cho người dân nhận biết chân thực và công bằng các nhu cầu chính

đáng ấy, và với chức năng này thì: Phẩm chất của luật sư trong điều

kiện hiện nay được đánh giá khơng chỉ là người tn thủ pháp luật,
có kỳ nâng và kỷ luật, trình độ tinh thơng nghề nghiệp, tận tâm với

khách hàng, mà cịn phải là người có tấm lịng u thương đối với
xã hội, có lối sống lành mạnh, lịng đầy tự tin vào chính nghĩa, tin
vào cơng bàng xã hội [13, tr. 43 - 44].

Vì vậy luật sư không chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ để lấy tiền như
những nghề nghiệp khác, mà còn là những người đóng góp trực tiếp cho việc

bão đảm tuân thủ pháp luật. Hoạt động kinh doanh đơn thuần thông qua việc

mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà giá cả của nó do quan hệ cung cầu

quyết định đóng góp cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Cịn trong nghề luật sư,
mỗi hoạt động cung cấp dịch vụ đơn lẻ đều đóng góp trực tiếp cho sự tuân thủ

pháp luật và bình ổn của xã hội.


Vai trị và vị trí của luật sư trong nhận thức của nhiều luật gia Việt Nam
được
tóm tất như sau: “TùyJ thuộc
vào điều kiện
của mồi nước mà có sự• nhận





thức khác nhau về vai trị, vị trí của luật sư. Nghề luật sư và vai trị của luật sư

ln có sự thay đổi và phụ thuộc vào sự phát triền kinh tế khách quan của mỗi
xã hội” [2, tr. 6-7].

Để củng cố cho lập luận của này, Bộ Tư pháp giải thích rằng: ở Nhật

Bản trước đây, các quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bởi tập quán, đề cao

22


sự thỏa thuận, tránh cưỡng bức và đê cao chê tài hô thẹn và trách cứ; thê
nhưng vào cuối thế kỷ XIX, vai trò của pháp luật đã được thừa nhận và nghề

luật sư hình thành và phát triển [2, tr. 6]. Hồn tồn có thể nhận thấy trên cả
thế giới từ xưa tới nay, ở những chế độ độc tài, vai trị của luật sư khơng được

coi trọng bời pháp luật và tịa án chỉ là những cơng cụ cai trị của những chế

độ đó. Trong khi đó ở những chế độ dân chủ tự do, vai trò và vị trí của luật sư

được đề cao, tức là chế định luật sư gắn liền với và thúc đẩy cho nền dân chủ.

Chang thế ở Việt Nam hiện nay, khi chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Hiến pháp năm

2013 khẳng định những nguyên tắc nâng cao vai trò và vị thế của luật sư
trong đời sống xã hội nói chung và trong hệ thống pháp luật nói riêng.
Trong lịch sử, vai trị của luật sư trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của bị can, bị cáo và các đương sự trước Tồ khơng phải ở mọi lúc, mọi

nơi được tôn trọng. Ớ những nước mà mối quan hệ giữa con người với con

người bị ảnh hưởng của tâm linh, thần cảm thì nghề luật sư chậm phát triến.
Ví dụ như ở các nước Hồi giáo nghề luật sư ít phát triển thậm chí khơng có

nghề luật sư [25].
Nghề luật sư được phát triển và giữ vai trò quan trọng trong các nước

dân chủ, phát triển. Để bảo đảm công lý các bên khi tham gia tố tụng đều có
sự giúp đỡ từ phía những nhà chuyên nghiệp là luật sư. Theo quan điểm của
luật sư phương Tây thì luật sư khi tham gia bảo vệ quyền lợi cho khách hàng,
cho cá nhân, phải đặt quyền lợi của cá nhân cao hơn hoặc bằng quyền lợi của

cộng đồng xã hội.

Vai trò của luật sư có sự khác nhau trong các nền văn minh khác nhau.
Ớ Nhật Bản trước đây các quan hệ trong xã hội được điều chỉnh bằng tập


quán, đề cao sự hoà thuận, tránh cưỡng ép. Các quy phạm với chế tài là sự hổ
thẹn và trách cứ đủ để duy tri trật tự xã hội ở Nhật Bản. Tuy nhiên ở Nhật Bản

23


×