Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.1 MB, 86 trang )

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

Chương 1: NHŨNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ QUỸ ĐÀU TƯ CHÚNG
KHOÁN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỦNG KHOÁN......... 7

1.1.

Những vấn đề lý luận về quỹ đầu tư chứng khốn.................................. 7

1.1.1.

Khái niệm, đặc điểm, vai trị của quỹ đầu tư chứng khoán............................7

1.1.2.

Phân loại quỹ đầu tư chứng khoán................................................................. 12

1.2.

Những vấn đề lý luận về pháp luật quỹ đầu tư chứng khoán.............. 20


1.2.1.

Khái niệm, đặc điểm cùa pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán................. 20

1.2.2.

Nội dung của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khốn................................... 22

1.2.3. Vai trị của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán......................................... 35

Chương 2: THựC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUỸ ĐÀU TƯ CHÚNG
KHOÁN Ở VIỆT NAM........................................................................... 38

2.1.

Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về quỹ đầu tư

chứng khoán ỏ’ Việt Nam......................................................................... 38

2.2.

Thực trạng pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ỏ’ Việt Nam.......... 44

2.2.1.

Pháp luật về các chù thể tham gia vào hoạt động quỹ đầu tư chứng khoán......44

2.2.2.

Điều kiện, quy trình thành lập quỹ đầu tư chứng khốn.............................. 51


2.2.3.

Quản trị đầu tư chứng khoán......................................................................... 55

2.2.4.

Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán........................................................ 58

2.2.5.

Thuế đối với quỹ đầu tư chứng khoán.......................................................... 64

2.2.6.

Vi phạm, xử lý vi phạm của quỹ đầu tư chứng khoán................................. 66

2.2.7.

Những bất cập của pháp luật về quỹ đầu tư chúng khoán........................... 68


Chương 3: ĐỊNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VÈ QUỸ ĐẦU TU CHỦNG KHOÁN Ở VIỆT NAM............... 71
3.1.

Định hướng hoàn thiện pháp luật về quỹ đầu tư chứng khốn
ở Việt Nam..................................................................................................71


3.1.1.

Hồn thiện pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán theo hướng bảo vệ
tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tạo điều kiện để

phát triển bền vững của thị trường chứng khốn.......................................... 71
3.1.2.

Hồn thiện pháp luật vê quỷ đâu tư chứng khoán cân bám sát chủ
trương, đường lối cùa Đảng và Nhà nước về phát triển thị trường
r

\

r

r

chứng khoán trong nên kinh tê thị trường và hội nhập qc tê................... 72
A

3.1.3.

A

r

Hồn thiện pháp luật vê quỹ đâu tư chứng khoán theo hướng khăc
phục những bất cập của pháp luật hiện hành và bất cập trong thực thi


pháp luật về quỹ đầu tư chứng khốn ở Việt Nam...................................... 73
3.1.4.

Hồn thiện pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán để nâng cao hiệu
quả hoạt động, quản trị điều hành, quản trị rủi ro của các công ty

quản lý quỹ và ngân hàng giám sát............................................................... 74

3.2.

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán
tại Việt Nam............................................................................................... 75

3.3.

Các giầi pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quỹ đầu

tư chứng khoán tại Việt Nam.................................................................. 77

KẾT LUẬN.............................................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 81


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

So niêu


Tên bảng


Trang

Bảng 1.1

So sánh quỹ đóng và quỹ mở

19

Bảng 1.2

Danh mục đầu tư các quỹ tại Anh

30

Bảng 1.3

Hạn chế đầu tư đối với các quỹ đầu tư tại châu Âu

31

So hìêu


L en biêu đơ

Trang

Biểu đồ 2.1

Tống tài sản quản lý của các công ty quản lý quỹ qua


41

các năm
Biểu đồ 2.2

Số lượng quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam qua các năm

42

Biểu đồ 2.3

Tống giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư chứng

43

khoán qua các năm


MỞ ĐÀU

rp/__ 1

__

11

___ •< _

•_____ _______________ c___


I. Tính câp thiêt cua đê tài nghiên cứu
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được hình thành vào năm

1996 với việc thành lập úy ban Chứng khoán Nhà nước và bắt đầu triến khai phiên

giao dịch đầu tiên vào tháng 7/2000. Trong hơn 25 năm hình thành và phát triển, thị
trường chứng khốn Việt Nam đà có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh

tế xã hội của đất nước. Thị trường chứng khoán Việt Nam từng bước trở thành kênh
huy động vốn quan trọng, chủ yếu cho nền kinh tế, đóng góp tích cực vào q trình
xây dựng nền tài chính, tiền tệ lành mạnh, ổn định.

Trên thị trường chứng khốn ngồi các chủ thể như tồ chức phát hành, tổ

chức niêm yết chứng khốn, cơng ty chứng khốn, Sở giao dịch chứng khoán, các
nhà đầu tư cá nhân, cịn tồn tại mơ hình đầu tư tập thế được thực hiện thơng qua các

quỹ đầu tư chứng khốn. Quỹ đầu tư chứng khốn là tổ chức tài chính trung gian

thông qua việc huy động vốn của công chúng đầu tư để đầu tư trên thị trường chứng
khoán. Đe thị trường chứng khoán phát triến bền vững, hiệu quả, an tồn thì khơng

thể khơng đề cập đến vai trị đặc biệt quan trọng của các quỹ đầu tư chứng khoán.

Sau hơn 25 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khốn Việt Nam đã

bước đầu hình thành được hệ thống các nhà đầu tư tổ chức, tuy nhiên, số lượng
các nhà đầu tư là tổ chức là quỹ đầu tư chứng khốn chưa nhiều. Tính đến hết
nãm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam mới cấp phép cho 57 quỹ đầu tư

chứng khốn. Trong bối cảnh đó, cần thiết phải có giải pháp thúc đẩy sự ra đời
và phát triến của quỹ đầu tư chứng khoán, một trong những giải pháp đó là giải

pháp về pháp lý. Việc nghiên cứu, tình hiểu pháp luật về quỹ đầu tư chứng khốn
trong điều kiện thị trường chứng khoán phát triển, các quan hệ kinh tế biến đổi

không ngừng, ngày một phức tạp và học tập kinh nghiệm của các nước trên thể
giới để hoàn thiện pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam là việc làm
cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc.

Ngồi ra, trong q trình thực thi pháp luật về quỹ đầu tư chứng trong thời


gian qua bộc lộ một sô hạn chê, tôn tại hay xung đột với Luật Doanh nghiệp, Luật

Đầu tư, Bộ Luật Dân sự, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai như: quỹ

khơng có tư cách pháp nhân khó khăn khi thực hiện mở tài khoản ngân hàng, đứng
tên sở hữu bất động sản hoặc tài sản của khách hàng ủy thác nhưng đứng tên công

ty quản lý, khi công ty quản lý quỹ giải thế, phá sản dẫn đến vướng mắc trong phân
chia tài sản của công ty quản lý quỹ. Do vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện nội

dung về pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khốn, trong đó có pháp luật về

quỹ đầu tư chứng khoán là cần thiết.
Đe giải quyết những vướng mắc trên và mong muốn có được đánh giá tồn

diện pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, từ đó có những kiến nghị
hồn thiện pháp luật về quỹ đầu tư chứng khốn, góp phần phát triển các quỹ đầu tư


chứng khoán ngày một tăng trưởng về quy mơ, đa dạng về loại hình và hoạt động an
tồn, minh bạch trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Vì vậy, tác giả đã chọn đề
tài “Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ

chuyên ngành Luật Kinh tế của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của Đề tài
Hệ thống các quỹ đầu tư chứng khoán ngày càng phát triển mạnh mẽ đà thu
hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, những chun gia kinh tế, pháp lý, từ
đó tìm hiểu, phân tích và đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị.

Trong cuốn “Giáo trình pháp luật về chứng khốn và thị trường chúng khoán”
do TS. Nguyễn Thể Thọ chủ biên năm 2009, Chương VI - Các quỹ định pháp

luật về quỹ đầu tư chứng khốn, cơng ty đầu tư chứng khoán đã đề cập đến khái
niệm và phân loại quỹ đầu tư chứng khoán và đánh giá các quy định pháp luật

đến năm 2008 [17].

Trong cuốn “Quỹ đầu tư chúng khoán trên thị trường chứng khoán Việt
Nam ” của Tràn Thị Thùy Linh năm 2011, tác giải đã chỉ ra kinh nghiệm phát triển

quỹ đầu tư tại một số quốc gia trên thế giới Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... và bài học kinh

nghiệp cho Việt Nam. Tuy nhiên, các bài học kinh nghiệm chủ yếu về khía cạnh

kinh tế của quỹ đầu tư chứng khoán.

2



Luận văn thạc sỹ “Pháp luật vê hoạt động của quỹ đâu tư chứng khoán ở

Việt Nam” của Trần Thị Huyền Trang, Khoa Luật, Đại học Quốc Gia năm 2013, tác
giả đã chỉ ra khái niệm, đặc điểm, vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán chưa đi sâu

vào lý luận pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán. Phạm vi nghiên cứa của luận văn
là những văn bản pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán đến năm 2008 f 19].
Luận văn thạc sỹ “Một sổ giải pháp thúc đấy sự phát triển của quỹ đầu tư
dạng mở tại Việt Nam” của Phùng Việt Bình, Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2017,

tác giả chủ yếu đánh giá những vai trị và lợi ích của quỹ mở đối với thị trường

chứng khốn và nhà đầu tư. Qua đó kiến nghị những giải pháp tập trung để phát
triển quỹ mở tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những văn bản điều

chỉnh hoạt động quỹ mở năm 2011, 2015 [1].
Đề tài nghiên khoa học “Các loại hĩnh quỹ mới” của UBCKNN năm 2018 do
thạc sỹ Nguyền Quang Long - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý quỹ ủy ban Chửng khoán
Nhà nước là chủ nhiệm đề tài, tác giả tập trung đánh giá cấu trúc, cơ chế đầu tư của

các loại hình quỹ: quỹ của quỹ, quỹ mẹ - con, quỹ đòn bẩy. Kinh nghiệm quản lý các
loại hình quỹ tại một số quốc gia: Mỹ, Châu âu và bài học cho Việt Nam [12].

Bài viết “Quản lý, giám sát quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hiện nay”
của thạc sỹ Nguyễn Phương Thảo - Học Viện Ngân hàng trên Tạp chí Tài chính
ngày 25/5/2019 trọng tâm phân tích các quy định về giám sát Quỹ Đầu tư chứng

khoán và đưa ra các kiến nghị đế bảo vệ quyền lợi cùa nhà đầu tư [16].


Luận án “7ơ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
Việt Nam hiện nay” của TS. Nguyễn Thị Hồng Phước năm 2019 đã phân tích các

quy định pháp luật về chứng khốn nói chung và quỹ đầu tư nói riêng; nêu lên
những điểm bất cập, thiếu sót và đề xuất kiến nghị các giải pháp. Phạm vi nghiên

cứu trước khi Luật Chứng khoán ngày 26/11/2019 được ban hành.
Trong tác phẩm “Quản lý quỹ đại chúng” (Managing Collective Investment
Fund) viết năm 2000 của nhóm tác giả Ekateria Alexeeva, Sallu Buxton, Christopher

Gilchrist và Mark St Gil tống kết những nội dung liên quan đến hoạt động của

quỹ đại chúng.

3


Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu này chủ u xem xét dưới khía cạnh

kinh tế và chưa cập nhật kịp thời các thay đồi về pháp luật quỹ đầu tư chứng khốn
trong các giai đoạn hiện nay. Các cơng trình chưa đi sâu đánh giá tồn diện và mang

tính hệ thống pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam từ khi hình thành

cho đến nay để từ đó có những giải pháp sửa đổi, bổ sung hồn thiện pháp luật về
quỹ đầu tư chứng khốn cho phù hợp với thực tiễn phát triển thị trường chứng

khoán và yêu cầu cùa hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chứng khốn.


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu






3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Luận vãn làm rõ một số vấn đề lý luận về quỹ đầu tư chứng khoán và pháp

luật về quỹ đàu tư chứng khốn, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp sửa đổi,
bố sung những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành và những biện pháp nhàm

nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận văn phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về quỹ đầu tư chứng khoán

và pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán.
- Làm rõ thực trạng pháp luật về thành lập, cơ cấu, tố chức, quản trị, điều
hành, hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán cũng như vấn đề thuế đối với quỹ đàu
tư chứng khoán, các vi phạm và xử lý vi phạm của quỹ quỹ đầu tư chứng khoán.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là các quan điếm khoa học, các vấn đề lý luận các
quy định pháp luật, cũng như thực tiền thi hành pháp luật về quỹ đầu tư chứng

khoán ở Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu đề tài: luận văn tập trung nghiên cứu và làm rõ một số
vấn đề lý luận về quỹ đầu tư chứng khốn như: khái niệm, vai trị, phân loại quỹ đầu
tư chứng khoán; những vấn đề lý luận pháp luật về quỹ đầu tư chứng khốn và có
so sánh với pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán một số nước như: Malaysia,

4


Singapore, Hàn Quôc, Pháp, Liên minh châu Au. Đê tài cũng tập trung vào phân

tích thực trạng pháp luật về các loại quỹ khơng có tư cách pháp nhân (quỹ dạng hợp

đồng), điển hình là: quỹ đại chúng và quỹ thành viên.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đe đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên

cứu, thực hiện luận văn, người viết vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng. Luận văn được

thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là những chủ trương đường lối của Đảng và Nhà

nước. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử. Ngoài ra, các phương pháp khác cũng được sử dụng như: phương pháp

phân tích, tồng hợp, so sánh pháp luật được áp dụng trong các chương 1, 2 của luận
văn đế làm rõ nội dung nghiên cứu và đưa ra ý kiến nhận xét các quy định pháp luật


hiện hành có hợp lý hay khơng, đồng thời nhìn nhận trong mối tương quan so với

quy định liên quan hoặc pháp luật của một số quốc gia khác trên thế giới về quỹ đầu
tư chứng khoán; phương pháp quy nạp, phương pháp diễn giải đề nghiên cứu thực
trạng áp dụng pháp luật, đặc biệt là đề xuất các kiến nghị hồn thiện pháp luật về

quỹ đầu tư chứng khốn ở Việt Nam; các phương pháp như: hệ thống hóa, thống kê

cũng được sử dụng trong đề tài.

6. Những đóng góp mó’ỉ của luận văn
- Luận văn đã phân tích được một số vấn đề lý luận chủ yếu về quỹ đầu tư
chứng khốn, từ đó cho thấy sự khác biệt giữa quỹ đầu tư chứng khoán và các chủ

thể khác tham gia trên thị trường chứng khoán,

- Luận văn khái quát được quá trình phát triến pháp luật về quỹ đầu tư chứng
khoán ở Việt Nam qua các thời kỳ;

- Luận vàn đánh giá được thực trạng pháp luật về quỹ đầu tư chứng khốn ở
Việt Nam và có so sánh với pháp luật của các nước Malaysia, Singapore, Hàn
Quốc, Pháp, Liên minh châu Âu từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Luận vàn đề xuất được các giải pháp có giá trị cho việc hoàn thiện pháp
luận Việt Nam về quỹ đầu tư chứng khoán.

5


7. Kêt câu của luận văn

Ngồi lời nói đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương r. Những vấn đề lý luận về quỹ đầu tư chứng khoán và pháp luật về
quỹ đầu tư chứng khoán

Chương 2: Thực trạng pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quỹ đầu tư
chứng khoán ở Việt Nam

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHÚNG KHOÁN VÀ

PHÁP LUẬT VÈ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1. Những vân đê lý luận vê quỹ đâu tư chứng khốn
1.1.1. Khái niệm, đặc điếm, vai trị của quỹ đầu tư chứng khoán

1.1.1.1. Khái niệm về quỹ đầu tư chứng khốn
Theo Wikipedia, quỹ đầu tư chứng khốn có nguồn gốc từ châu Âu và quỷ

đầu tiên được thành lập tại Hà Lan từ khoảng giữa thế kỷ 19, đến nửa cuối thế kỷ 19
thì tiếp tục phát triển sang Anh. Mặc dù có gốc từ châu Âu, nhưng Mỹ mới là nơi
các quỹ đầu tư phát triến mạnh nhất. Quỹ đầu tư đầu tiên thành lập ở Mỹ vào năm

1924, có tên là Massachusetts Investor Trust, với quy mơ ban đầu là 50.000 USD.
Trong các tài liệu của của các nhà nghiên cúu, khái niệm về quỹ đầu tư

chứng khoán thường quan niệm về nội dung hoạt động của quỹ.

Theo giáo trình pháp luật về chứng khốn và thị trường chứng khoán (2017),
PGS.TS Lê Thị Thu Thủy:
Quỹ đầu tư là một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp do các nhà đầu tư

cùng góp vốn. Những khoản tiền tiết kiệm, nhàn rỗi trong dân chúng
được tập trung lại thành các nguồn vốn lớn cho các nhà đầu tư chuyên
nghiệp sử dụng trong lĩnh vực đầu tư kiếm lời và phân chia cho các

nhà đầu tư góp vốn [18].

Theo nhóm tác giả Akaterina Alexeeva, Sally Buxton, Christopher Gilchrist

and Mark St Gil trong nghiên cứu của mình đưa ra khái niệm:

Quỹ đầu tư chứng khốn là một định chế tài chính phi ngân hàng, trung

gian giữa người có vốn và người cần vốn đẻ đầu tư vào các tài sản khác
nhau thông qua các công cụ cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ... [23].

Giao dịch Hoa Kỳ {Mutual Fund and ETFS - A Guide for Investors}'.
Quỹ đầu tư là một công ty đàu tư đà đăng ký với ủy ban Chứng khoán
và Giao dịch Hoa Kỳ thực hiện gom tiền từ nhiều nhà đầu tư để đầu tư

vào cổ phiếu, trái phiếu, công cụ thị trường tiền tệ ngắn hạn, các loại

7


chứng khoán và tài sản khác, hoặc kêt hợp các khoản đâu tư này. Sự kêt
hợp các khoản đầu tư do quỹ sở hữu được gọi là danh mục đầu tư của nó,

được quản lý bởi một cố vấn đầu tư đã đăng ký với ủy ban Chứng khoán
và Giao dịch Hoa Kỳ [29].

Theo Luật và kiến nghị của ủy ban Châu Âu liên quan đến quỹ đầu tư (Eơ
law and initiatives relating to collective investment funds):
Quỹ đầu tư là sản phẩm đầu tư được tạo ra với mục đích duy nhất là

thu thập vốn của nhà đầu tư và đầu tư chung số vốn đó thơng qua danh
mục các cơng cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu và các chứng

khoán khác [26].

Theo tài liệu của Hiệp hội quỹ đầu tư Hongkong (Hongkong Investment
funds Association):
Quỹ đầu tư đề cập đến một loại hình đầu tư tập thể theo đó các nhà quản

lý quỹ chuyên nghiệp gom tiền từ các nhà đầu tư cá nhân và quản lý nó

theo các mục tiêu đàu tư đã định trước. Các mục tiêu đầu tư có thể bao
gồm tối đa hóa lợi nhuận để duy trì dịng thu nhập ổn định, đánh bại lạm
phát đề bảo toàn vốn. Dựa trên các mục tiêu được chỉ định, người quản

lý quỹ sẽ đầu tư tiền vào cồ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hoặc các công cụ

đầu tư khác tại một thị trường cụ thể [27].

Theo quy định hướng dẫn về Quỹ tín thác của Malaysia 2018:
Quỹ đầu tư được hình thành nhằm mục đích mang lại cho nhà đầu tư lợi

nhuận từ việc mua, nắm giữ chúng khốn, cơng cụ phái sinh và các tài sản


khác. Nhà đầu tư tham gia mua chứng chỉ quỹ khơng có quyền kiểm sốt
hằng ngày đối với việc quản lý tài sản cùa quỹ đầu tư. Tài sản của quỹ đầu
tư chứng khốn được quản lý bởi một cơng ty quản lý quỹ được cấp phép

bởi cơ quan quản lý để tiến hành các hoạt động quản lý quỹ [30].
Theo khoản 37 Điều 4 Luật chứng khoán 2019:
Quỹ đầu tư chứng khốn là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với

mục đích thu lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các tài sản

8


khác, kê cả bât động sản, trong đó nhà đâu tư khơng có qun kiêm sốt

hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ [15].

Như vậy, từ các quan điểm trên, có thể tổng hợp và rút ra khái niệm về quỹ
đầu tư chứng khoán như sau: “Quỹ đầu tư chúng khoán là một tập hợp các khoản

vốn do các nhà đầu tư gỏp vào và ủy thác cho công tỵ quản lý quỹ quản lỷ đê đầu tư
vào chứng khoán và các tài sản khác

1.1.1.2. Đặc đỉểm của quỹ đầu tư chứng khoán
Thứ nhất, quỹ đầu tư khơng có tư cách pháp nhân là các quỹ tín thác đầu tư.

Theo hình thức này, cơng ty quản lý quỹ tạo lập quỹ tín thác đầu tư bằng cách phát

hành chứng chỉ quỹ đầu tư đế thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong công chúng. Tiền

thu được sẽ được công ty quản lý quỹ sử dụng để mua cổ phiếu, trái phiếu, các

chứng khoán khác và công cụ khác trên thị trường.
Thứ hai, quỹ đầu tư chứng khốn giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu
tư. Thông thường, đối với một nhà đầu tư cá nhân với một số lượng tiền hạn chế sẽ
rất khó khăn để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Trong khi thơng qua quỹ đầu tư

chứng khốn, các số tiền được tập hợp lại với nhau thành số tiền lớn. Với số tiền
lớn, quỹ đầu tư có thể đầu tư vào nhiều chứng khốn để đa dạng hóa danh mục đàu
tư cho quỹ và cho nhà đầu tư của quỹ.

Thứ ba, quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện đầu tư chủ yếu vào chứng khoán.

Đặc điểm này nhằm phân biệt quỹ đầu tư chứng khoán với các loại quỳ đầu tư khác.
Pháp luật Việt Nam quy định "Quỳ trái phiếu là quỳ đầu tư vào các loại trái phiếu,

công cụ thị trường tiền tệ, tiền gửi có kỳ hạn và các cơng cụ có thu nhập cố định
chiếm từ 80% giá trị tài ròng trở lên” hay “quỹ mở phải đầu tư chứng khốn của ít
nhất 6 tổ chức phát hành” [8].

Thứ tư, quỹ đầu tư chứng khoán được quản lý và đầu tư một cách chuyên
nghiệp bời công ty quản lý quỹ. Công ty quản lý quỹ là doanh nghiệp hoạt động

kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,
quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khốn [9]. Cơng ty
quản lý quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan trên

9



thị trường đê quyêt định mua, bán loại chứng khoán đê có lợi nhât cho quỹ đâu
tư chứng khốn.

Thứ năm, tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán được lưu ký độc lập, tách biệt

tại ngân hàng giám sát. Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có giấy chứng

nhận đãng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, thực hiện các dịch vụ lưu ký và giám
sát việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Khi thực hiện chức nàng giám sát, ngân

hàng giám sát thực các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Thực hiện lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý tách biệt tài
sản của quỹ đầu tư chứng khoán và các tài sản khác của ngân hàng giám sát.

- Giám sát để bảo đảm công ty quản lý quỹ quản lý tài sản của quỹ đầu tư chứng
khoán tuân thú theo quy định điều lệ quỹ, pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán.
Ngân hàng giám sát cũng phải tuân thủ nghĩa vụ cẩn trọng, nghĩa vụ trung thành

và nghĩa vụ thiện chí - trung thực đối với quỹ đầu tư và toàn thế các nhà đầu tư.

Tóm lại, từ những đặc điểm của quỹ đầu tư chứng khoán nêu trên ta thấy,
quỹ đầu tư chứng khoán khác cơ bản với các chủ thể đầu tư, kinh doanh chứng
khoán khác trên thị trường chứng khốn. Quỹ đầu tư chứng khốn có thể nói là

một chủ thề đặc biệt, được hình thành từ việc huy động vốn từ cơng chúng để tìm
kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán chỉ thuần
túy là một tố chức đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro cho các nhà
đầu tư. Trong khi đó, cơng ty chứng khốn là một định chế tài chính trung gian


trên thị trường chứng khốn. Cơng ty chứng khốn thực hiện nghiệp vụ mơi giới

chứng khốn, tư vấn đầu tư chúng khốn, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát
hành chứng khoán.

1.1.1.3. Vai trị của quỹ đầu tư chứng khốn
a. Đối với thị trường chủng khốn

- Tạo hiệu quả và góp phần ổn định thị trường chứng khoán: quỹ đầu tư

chứng khoán với lợi thế về quy mơ vốn lớn nên chi phí tiếp cận thông tin trên vốn
đầu tư của quỹ đầu tư chứng khốn thấp và quỹ có khả năng tiếp cận thông tin chất

lượng cao mà nhà đầu tư nhỏ khó có thể có được. Quỹ đầu tư chứng khốn có mục

10


tiêu chiến lược đầu tư dài hạn, ít chịu sự chi phối của những thông tin và thay đối
ngắn hạn. Do vậy, việc nắm chứng khoán của quỹ đầu tư chứng khốn mang tính

dài hạn và ổn định. Đây chính là lý do khiến sự tham gia cùa các quỹ đầu tư góp

phần giúp thị trường chứng khốn phát triển bền vững;

- Góp phần tăng cung - cầu về chứng khốn: quỹ đầu tư chứng khốn được
thành lập thơng qua phát hành chứng chỉ quỹ đàu tư ra công chúng, làm tãng cung
hàng hóa cho thị trường chứng khốn. Nguồn vốn quỹ đầu tư chứng khoán huy

động được sau khi thành lập, quỹ đầu tư chứng khoán chủ yếu thực hiện đầu tư trên


thị trường chứng khốn, góp phần gia tăng sức cầu cho thị trường chứng khốn;
- Góp phần phát triển thị trường vốn, tăng cường năng lực quản trị cho doanh
nghiệp: các quỹ đầu tư chứng khoán tham gia thị trường vốn thúc đẩy sự tăng

trưởng và phát triển có trật tự, ổn định của thị trường cổ phiếu, trái phiếu và tăng

nãng lực quản trị cho doanh nghiệp thông qua việc tham gia vào hội đồng quản trị,
ban điều hành doanh nghiệp.
b. Đổi với nhà đầu tư

- Quỹ đâu tư chứng khoán giúp nhà đâu tư đa dạng hóa danh mục đâu tư.
Thơng thường, đối với một nhà đầu tư cá nhân với một số lượng tiền ít ỏi sẽ rất khó
khăn để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Trong khi thồng qua quỹ đầu tư, các số tiền
ít ỏi được tập hợp lại với nhau thành số tiền lớn. Với số tiền lớn, các nhà đầu tư có

thể đầu tư vào nhiều chứng khốn làm đa dạng hóa danh mục đầu tư;

- Tăng cường tính chuyến nghiệp trong hoạt động đầu tư: một quỳ đầu tư
với đội ngũ nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp có kiến thức, trình độ và chuyên sâu
vào đầu tư sẽ dễ dàng phân tích được tình hình và đánh giá cố phiếu tốt hơn nhà

đầu tư cá nhân;

- Giảm chi phí thơng tin, nghiên cứu và giao dịch: so với hoạt động đầu tư
đơn lẻ, quỹ đầu tư có thể giúp giảm bớt được chi phí trên một đồng vốn đầu tư do
ĩ

có khả năng tiêp cận thơng tin doanh nghiệp, dự án dê dàng và có khả năng được


nhận những ưu đãi về chi phí giao dịch do là nhà đầu tư lớn;

- Bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của nhà đâu tư tôt hon: quỹ đâu tư chúng

11


khốn có lợi thê vê quy mơ vơn, tỷ lệ tham gia vào một tô chức phát hành lớn hơn so

với nhà đầu tư cá nhân, cộng với hiểu biết sâu về pháp luật công ty và quản trị công
ty đã giúp quỹ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp, tích cực, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu
tư trước sự thao túng của cổ đông trong nội bộ doanh nghiệp và ban giám đốc.

c. Đối với các doanh nghiệp

- Tiếp cận nguồn thơng tin có chất lượng về tư vấn quản lý, marketing và
tài chính: quỹ đầu tư chứng khốn được quản lý bởi cơng ty quản lý quỹ. Cơng ty

quản lý quỹ với đội ngũ nhân sự có trinh độ, kinh nghiệm tài chính, quản trị cơng
ty sẽ cung cấp các thơng tin tài chính, tư vấn cho các doanh nghiệp tiếp nhận vốn

đầu tư từ quỹ;

- Tiếp cận nguồn tài chính dài hạn từ quỹ đầu tư chứng khốn. Các quỹ đầu
tư chứng khốn thường có mục tiêu đầu tư dài hạn do nguồn vốn của quỹ được huy
động liên tục từ các nhà đầu tư.

Tóm lại, với vai trị quan trọng và tính ưu việt của mình, quỹ đàu tư chứng

khốn ln được đặt vào vị trí chiến lược trong sự phát triển ổn định và tạo hiệu quả


cho thị trường chứng khoán và đặc biệt quỹ đầu tư chứng khốn được khuyến khích
phát triển trong thời gian đầu phát triển thị trường chứng khoán.
1.1.2. Phân loại quỹ đầu tư chứng khốn

Chúng ta có nhiều cách đế phân loại quỹ đầu tư chứng khoán dựa trên các
tiêu chí khác nhau. Các tiêu chí đế phân loại quỹ đầu tư chứng khoán như sau:
1.1.2. ỉ. Phân loại theo phương thức huy động vốn
a. Quỹ đại chúng

Quỹ đại chúng là loại quỹ đầu tư chứng khoán được chào bán chứng chỉ quỹ

ra công chúng. Quỷ đại chúng thường không bị pháp luật giới hạn về số lượng nhà
đầu tư tối đa vào quỹ. Tuy nhiên, do số lượng các nhà đầu tư lớn nên quỹ đại chúng
có nhiều giới hạn đầu tư do pháp luật quy định nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn
vốn các nhà đầu tư vào quỹ. Trên thế giới, quỹ đại chúng có nhiều dạng khác nhau.

Cách phân loại phố biến dựa vào tiêu chí nghĩa vụ của quỹ đối với nhà đầu tư, theo
đó, quỹ đại chúng có hai loại là quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở [21].

12


Quỹ đại chúng là loại quỹ đâu tư chứng khoán được chào bán chứng chỉ quỹ

ra công chúng. Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khốn có ít nhất 100 nhà đầu tư
khơng kể nhà đầu tư chứng khốn chuyên nghiệp mua chứng chỉ quỹ và tổng giá trị
chứng chỉ quỹ đã bán ít nhất là 50 tỷ đồng. Quỹ đại chúng huy động vốn bằng phát

hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra cơng chúng. Tồn bộ vốn góp của nhà đầu tư phải


được phong tởa tại một tài khoản riêng đặt dưới sự kiểm soát của ngân hàng giám

sát và khơng được sử dụng cho đến khi hồn tất đợt huy động vốn.
Đe bảo đảm an toàn cho khoản đầu tư của các nhà đầu tư, quỹ đầu tư phải

chịu những hạn chế nhất định trong đầu tư. Các hạn chế đó là: cơng ty quản lý quỹ
khơng được sử dụng vốn và tài sản của quỳ đầu tư chứng khoán để thực hiện các
hoạt động sau đây:

- Đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính quỹ đại chúng đó;
- Đầu tư vào chứng khốn của 01 tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị
chứng khoán đang lưu hành của tồ chức đó, trừ trái phiếu Chính phủ;
X

_

_ _ _ .

2

- Đâu tư quá 20% tông giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào chứng khoán
đang lưu hành của 01 tố chức phát hành, trừ trái phiếu Chính phủ;

- Đầu tư quá 10% tống giá trị tài sản của quỹ đóng vào bất động sản, trừ
trường hợp là quỹ đầu tư bất động sản; đầu tư vốn của quỹ mở vào bất động sản;

- Đầu tư quá 30% tống giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào các cơng ty trong

cùng một nhóm cơng ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây:

công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cố phần, phần vốn góp của
nhau; nhóm cơng ty con có cùng một cơng ty mẹ;

- Chỉ được đầu tư vào chứng chỉ quỹ đại chúng, cơng ty đầu tư chứng khốn
đại chúng do cơng ty quản lý quỹ khác quản lý và bảo đảm các hạn mức sau:

+ Không đầu tư vào quá 10% tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một quỹ
đại chúng, cố phiếu đang lưu hành của một công ty đầu tư chứng khốn đại chúng;

+ Khơng đầu tư quá 20% tống giá trị tài sản của quỹ vào chứng chỉ quỹ
của một quỹ đại chúng, cổ phiếu đang lưu hành của một cơng ty đầu tư chứng

khốn đại chúng;

13


+ Không đâu tư quá 30% tông giá trị tài sản ròng của quỹ vào các chứng chỉ
quỹ đại chúng, cổ phiếu cơng ty đầu tư chứng khốn đại chúng.

- Cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào.
Cơ cấu đầu tư của quỷ đại chúng chỉ được vượt mức so với hạn chế đầu tư

nêu trên do các nguyên nhân: biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh
mục đầu tư của quỹ; thực hiện các khoản thanh toán của quỹ theo quy định; hoạt
động hợp nhất, sáp nhập quỹ.

b. Quỹ thành viên

“Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán chứng khoán được lập bằng vốn


góp của một số nhà đầu tư nhất định và không phát hành chứng chỉ quỹ ra công

chúng. Nhà đầu tư vào quỹ thành viên được gọi là thành viên góp vốn hay thành
viên quỹ đầu tư. Pháp luật thường có quy định giới hạn số lượng thành viên góp vốn

cùa quỳ thành viên. Thành viên của quỹ thơng thường là những nhà đầu tư chuyên
nghiệp và có năng lực tài chính mạnh như cơng ty tài chính, ngân hàng hoặc doanh
nghiệp bảo hiểm. Các thành viên góp vốn có quyền tham gia quản lý quỹ nhiều hơn
so với nhà đầu tư trong quỹ đại chúng, đồng thời khả nàng chịu rủi ro cũng tốt hơn

nên quỹ thành viên không chịu nhiều hạn chế đầu tư như quỹ công chúng”.Error!

Bookmark not defined.
Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khốn có số thành viên tham gia góp
vốn từ 02 đến 99 thành viên và chi bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp. Quỹ thành viên do một công ty quản lý quỷ quản lý. Tài sản của quỹ

thành viên được lưu ký tại một ngân hàng lưu ký độc lập với công ty quản lỷ quỹ.
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính

hoặc có trình độ chun mơn về chứng khốn bao gồm:

- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, cơng ty tài chính,
tố chức kinh doanh bảo hiểm, cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ đầu tư

chứng khốn, cơng ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chúng khoán, tổ chức tài
chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngồi ngân sách, tồ chức tài chính nhà nước

14



được mua chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan;

- Cơng ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổ chức niêm yết,
tổ chức đăng ký giao dịch;

- Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
- Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khốn niêm yết, đăng ký giao dịch có
giá trị tối thiếu là 02 tỷ đồng theo xác nhận của cơng ty chửng khốn tại thời điểm
cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Theo Chỉ thị quản lý đầu tư thay thế của Liên minh Châu Âu (The Alternative
Investment Fund Managers Directive): Quỹ Qualified investor schemes (Quỷ nhà

đầu tư chuyên nghiệp), một quỹ tương tự như quỹ thành viên, quỹ này chỉ được
chào bán cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Theo đó, Cơ quan quản lý
thực thi (Financial Conduct Athority) cíia Anh quy định, nhà đầu tư chứng khốn

chun nghiệp là:
- Các tồ chức tín dụng, cơng ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và công

ty quản lý quỹ ...
- Các nhà đầu tư đăng ký là nhà đầu tư chuyên nghiệp phải đáp ứng điều
kiện sau:

+ về định tính: doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải thực hiện đánh giá trình
độ, kinh nghiệm và kiến thức của nhà đầu tư, bảo đảm nhà đầu tư có đủ khả năng để
đưa ra quyết định và nhận thức được về các rủi ro có liên quan;


+ về định lượng: nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện: Có kinh nghiệm
làm việc tại các vị trí chun mơn trong lĩnh vực tài chính ít nhất một năm và có

kiến thức về giao dịch chứng khốn hoặc đầu tư và có danh mục đầu tư từ 500.000
EUR trở lên;

1.1.2.2. Phân loại theo mơ hình tơ chức quỹ đầu tư chứng khốn
Theo tiêu chí này, quỹ đầu tư được phân thành hai loại quỹ: quỹ đầu tư có tư

cách pháp nhân và quỹ đầu tư khơng có tư cách pháp nhân.
a. Quỹ đầu tư có tư cách pháp nhản

15


Quỹ đâu tư có tư cách pháp nhân (dạng cơng ty) được gọi là cơng ty đâu tư
chứng khốn. Cơng ty đầu tư chứng khoán là quỹ đầu tư chứng khốn được tố chức

theo loại hình cơng ty cổ phần để đầu tư chứng khốn.
Loại quỹ đầu tư có tư cách pháp nhân lần đầu tiên xuất hiện tại Hoa kỳ từ
những năm 1940. Tại thời điểm đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững của thi

trường, sau sự sụp đổ của Phố Wall năm 1929, Quốc hội Hoa Kỳ đà thông qua một
số đạo luật điều chỉnh thị trường chứng khoán dẫn đến sự ra đời các quỹ đầu tư

dạng công ty. Theo Đạo luật Công ty Đầu tư 1940, các quỹ đầu tư được chia thành
Công ty đầu tư có quản lý (có tư cách pháp nhân) và Quỹ tín thác đầu tư đơn vị

(khơng có tư cách pháp nhân). Cơng ty đầu tư có quản lý theo quy định phải thành
lập hội đồng quản trị và tổ chức quản lý quỹ do hội đồng quản trị th được hưởng

phí quản lý hàng năm [31].

Cơng ty đầu tư chứng khốn có hai hình thức là cơng ty đầu tư chứng khốn

riêng lẻ và cơng ty đầu tư chứng khốn đại chúng. Cơng ty đầu tư chứng khốn
riêng lẻ là cơng ty đầu tư chứng khốn có tối đa 99 cổ đơng, trong đó giá trị vốn góp

đầu tư của mỗi cổ đông tổ chức tối thiểu là 03 tỷ đồng và của mỗi cá nhân tối thiểu
là 01 tỷ đồng. Cơng ty đầu tư chứng khốn đại chúng là cơng ty đầu tư chứng khốn

đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Cơng ty đầu tư
chứng khốn đại chúng phải ủy thác vốn đầu tư cho công ty quản lý quỹ quản lý.

Trong khi đó, cơng ty đầu tư chứng khốn riêng lẻ có thể tự quản lý vốn đầu tư hoặc

ủy thác cho công ty quản lý quỹ quản lý. Trường hợp, cơng ty đầu tư chứng khốn
ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ quản lý, tối thiếu 2/3 số thành viên hội đồng

quản trị của công ty đầu tư chứng khoán phải là thành viên độc lập [10].
Cơ cấu, tổ chức quản trị của công ty đầu tư chứng khoán tương tự với cơ

cấu, tổ chức quản trị của công ty cổ phần khác. Cơ cấu tổ chức của cơng ty đầu
tư chứng khốn bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc

(Tổng giám đốc).
Cơng ty đầu tư chứng khốn được quy định tại Luật chứng khoán 2006, tuy

nhiên, cho đến nay thị trường chứng khốn Việt Nam chưa có cơng ty đầu tư chứng

16



khốn nào được thành lập. Ngun nhân, cơng ty đâu tư chứng khoán thành lập theo

luật chứng khoán chịu nhiều nghĩa vụ rằng buộc như phải có cơng ty quản lý quỹ,
ngân hàng lưu ký, nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin chặt chè. Trong khi, theo
pháp luật doanh nghiệp có thể thành lập cơng ty và thực hiện đầu tư chứng khốn
mà khơng chịu bất kỳ hạn chế nào. Ngồi ra, tại châu Âu, Singapore cho phép cơng

ty đầu tư chứng khốn dạng mở (có mức vốn biến động), tuy nhiên khi triển khai tại

Việt Nam có một số hạn chế pháp lý sau:

- Công ty đầu tư chứng khốn là tổ chức có tư cách pháp nhân. Do đó, khi
thành lập và hoạt động, cơng ty đầu tư chứng khốn khơng những phải tn thú

Luật Chứng khốn mà còn phải tuân thủ các quy định tại Luật Doanh nghiệp. Việc
mở rộng loại hình cơng ty đầu tư chứng khoán dạng mở (cổ phiếu được mua lại theo

yêu cầu của nhà đầu tư) là chưa phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2020 khi Luật

Doanh nghiệp không quy định về loại hình doanh nghiệp có mức vốn biến động.
Quy định về mua lại cồ phần đã bán của công ty chỉ được thực hiện với tỷ lệ tối đa

30%, do đại hội đồng cồ đông thông qua và thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ theo
từng lần, khác biệt bản chất so với hoạt động mua lại của quỹ mở.
b. Quỹ đầu tư khơng có tư cách pháp nhân

Quỹ đầu tư khơng có tư cách pháp nhân là quỹ đầu tư tín thác/quỹ hợp đồng.
Theo hình thức này, cơng ty quản lý quỹ tạo lập quỹ tín thác bằng cách phát hành


chứng chỉ quỹ đầu tư để thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong công chúng đầu tư.
Tiền thu được sẽ được công ty quản lý quỹ sử dụng đế đầu tư chứng khoán và tài

sản khác. Trong mơ hình quỹ tín thác đầu tư cịn có sự tham gia của ngân hàng giám
sát. Ngân hàng giám sát thực hiện chức năng giám sát các hoạt động của công ty

quản lý quỹ đầu tư nhằm bảo đảm an toàn vốn cho nhà đầu tư.
Theo đề tài nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Hồng Phước năm 2019 [13J, mơ

hình tín thác của Hoa Kỳ đã có lịch sử lâu đời. Tại Hoa Kỳ, các công ty môi giới sẽ
mua danh mục chứng khốn theo tiêu chí nhất định và ký gửi tại ngân hàng. Tiếp
theo, các công ty mơi giới bán chứng chỉ tín thác ra cơng chúng. Danh mục chứng

khoán chỉ được thay đổi trong một số trường họp đặc biệt. Cách quản lý thụ động

17


này giúp chi phí quản lý thấp (xấp xỉ 15% tống tải sản ròng mỗi năm). Trong khi ở

Nhật, quỹ tín thác hoạt động theo mơ hình khác các quỹ truyền thống tại Mỹ. Quỹ
tín thác sẽ sử dụng chứng chỉ quỹ là công cụ để gọi vốn. Chủ thể quản lý quỹ không

thực hiện mua bán trực tiếp mà thơng qua cơng ty chứng khốn thực hiện. Nghiên

cứu loại hình quỹ đầu tư theo mơ hình họp đồng tại Thái Lan có thế thấy quan hệ ủy
thác đầu tư được lập theo dạng “họp đồng tín thác”. Điềm khác biệt cùa mơ hình tín
thác và mơ hình hợp đồng nằm ở cơ sở pháp lý của việc thiết lập mối quan hệ giữa
các chủ thể tham gia.


Theo pháp luật Việt Nam thì quỹ đầu tư khơng có tư cách pháp nhân được
gọi là quỹ đầu tư chứng khoán. Các quỹ đàu tư chứng khoán bao gồm quỹ đại

chúng và quỹ thành viên. Quỹ đại chúng bao gồm quỹ đóng và quỹ mở.Error!

Bookmark not defined.
Cơ cấu tổ chức cùa quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm: Đại hội nhà đầu tư
quỹ đầu tư chứng khoán và Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán. Đại hội nhà đầu

tư bao gồm tất cả các nhà đầu tư là cơ quan quyết định cao nhất của quỹ đầu tư
chứng khoán. Ban đại diện quỹ đầu tư là cơ quan đại diện của nhà đầu tư quỹ đầu tư
chứng khoán do Đại hội nhà đầu tư bầu ra.

1.1.2.3. Phân loại theo hình thức vận động của vốn
Theo cách phân loại này, quỹ đầu tư chứng khốn gồm hai loại: quỹ đóng,
quỹ mở.

Theo định nghĩa của úy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ, quỹ đóng là
loại quỹ chỉ bán ra số lượng chứng chỉ quỹ nhất định trong thời điểm mở bán (IPO);

sau đó chứng chỉ quỹ được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Còn quỹ mở là loại
quỹ bán ra chứng chỉ quỹ liên tục, có thể mua đi bán lại trực tiếp với quỹ hoặc

thông qua môi giới.
a. Quỹ đóng

Quỹ đầu tư chứng khốn huy động vốn thơng qua phát hành chứng chỉ quỹ
một lần với số lượng nhất định và không mua lại các chứng chỉ mà quỹ đã phát
hành. Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng được niêm yết trên Sở giao


18


dịch chứng khốn.

Quỳ đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không

được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Chứng chỉ quỹ chỉ được phát hành cho nhà
đầu tư hiện hữu của quỹ thông qua phát hành quyền mua chứng chỉ quỹ đóng, quyền

mua chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng. Trường hợp nhà đầu tư hiện hữu không mua
hết quyền mua thì được phát hành cho nhà đầu tư bên ngồi. Theo pháp luật Việt Nam,

quỹ đóng là quỹ đại chúng được luận văn phân tích đánh giá tại phần trên.

b. Quỹ mở
Quỹ đầu tư chứng khoán liên tục phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra công

chúng và mua lại chứng chỉ quỹ đà phát hành khi nhà đầu tư có yêu cầu. Chứng chỉ

quỹ đàu tư dạng mở thường không niêm yết, các nhà đầu tư của quỹ thực hiện giao
dịch chứng chỉ quỹ trực tiếp với quỷ thông qua các đại lý phân phối.
Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đà chào bán ra công chúng phải

được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Giá mua lại một đơn vị quỹ, là mức giá
mà cơng ty quản lý quỹ phải thanh tốn cho nhà đầu tư, được xác định bằng giá trị

tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ trừ đi giá dịch vụ


mua lại (nếu có). Giá bán một đơn vị là mức giá mà nhà đầu tư phải thanh tốn cho
cơng ty quản lý quỹ, bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tính tại ngày giao
dịch chứng chỉ quỹ cộng với giá dịch vụ phát hành (nếu có). Hoạt động giao dịch
mua bán lại chứng chỉ quỹ mở phải được tố chức định kỳ theo quy định tại Điều lệ

quỹ. Tần suất giao dịch tối thiểu 02 lần trong 01 tháng.

Bảng 1.1: So sánh quỹ đóng và quỹ mở
Quỹ mở

Chỉ tiêu

Quỹ đóng

vốn

Thay đổi

CỐ đinh

Chào bán ra cơng chúng

Liên tuc


Mơt
• lần

Thời gian tồn tại


Khơng xác định

Có thời han
• xác đinh


Số lượng chứng chỉ lưu hành Thay đổi

cố đinh


Mua lại chứng chỉ

Khơng



Nơi mua bán chứng chỉ cùa Mua trực tiếp từ quỹ thông Mua từ nhà đầu tư khác trên

19


Chỉ tiêu
quỹ

Quỹ mở
qua đại lý phân phối

Quỹ đóng
thị trường chứng khốn tập

trung

Niêm yết trên sở giao dịch Khơng bắt buộc
chứng khốn

Buộc phải niêm yết

Mức đơ• thanh khoản

Kém hơn, trừ trường hợp
niêm yết

Cao

Chênh lệch giữa giá giao Phí giao dịch
dịch và giá trị tài sản ròng
Quản lý

Tùy theo quy luật cung cầu
trên thị trường

Thông qua công ty quản Thông qua công ty quản lý
quỹ hoặc tự quản lý nếu được
lý quỹ
tổ chức dưới hình thức cơng
ty đầu tư chứng khốn.

1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật quỹ đầu tư chứng khoán
ỉ.2.1. Khái niệm, đặc điếm của pháp luật về quỹ đầu tư chúng khoán


1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về quỹ đầu tư chủng khoán

Pháp luật về thị trường chứng khoán được hiểu là tổng thể những quy phạm

pháp luật điều chỉnh và quy định địa vị pháp lý các chủ thế đầu tư, giao dịch, kinh
doanh trên thị trường chứng khoán, về các quan hệ xã hội phát sinh trong q trình

quản lý thị trường chứng khốn cũng như các quan hệ có liên quan đến hoạt động
chào bán, giao dịch, kinh doanh, dịch vụ trên thị trường chứng khoán. Một trong các
chủ thế kinh doanh trên thị trường chứng khốn đó là quỹ đầu tư chứng khốn. Quỹ

đầu tư chứng khốn là tổ chức tài chính trung gian được hình thành từ vốn góp của
các nhà đầu tư, có cơ cấu quản trị bao gồm đại hội nhà đầu tư, ban đại diện quỹ và

được quản lý bởi cơng ty quản lý quỹ đầu tư chứng khốn.
Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán là tổng thể những quy phạm pháp luật

điều chỉnh về: điều kiện, chào bán, thành lập, quản trị, hoạt động của quỹ đầu tư
chứng khoán và các tổ chức tham gia vào hoạt động của quỹ đầu tư chứng khốn.

Trong q trình hoạt động, quỹ đầu tư chứng khốn có thế phát sinh vi phạm. Vì

20


vậy, việc xử lý vi phạm đôi với các hành vi vi phạm của quỹ đâu tư chứng khốn có

vai trò quyết định nhằm đảm bảo quỹ đầu tư chứng khốn hoạt động hiệu quả hơn.
Do đó, nội dung thuộc pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm cả quy định
về vi phạm và xử lý vi phạm quỹ đầu tư chứng khoán.


1.2. ỉ.2. Đặc điểm quỹ đầu tư chứng khoán
Từ khái niệm pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán nêu trên, chúng ta rút ra

một số đặc điểm pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán như sau:

Một là, pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình quản lý, hoạt động quỹ đầu tư chứng khoán. Căn cứ vào
nội dung điều chỉnh các quan hệ pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán, đối tượng

điều chỉnh của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán có thể chia thành các nhóm
quan hệ xã hội sau:

- Quan hệ trong tố chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khốn với cơng

ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, đại lý phân phối;
- Quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán:
điều kiện, thành lập, đầu tư, phân phối lợi nhuận, cơng bố thơng tin, xử lý vi phạm.

Các nhóm quan hệ trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và thể hiện
mối quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động trên thị trường

chứng khoán.
Hai là, pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm các bộ phận hợp thành
như sau:
- Các quy phạm pháp luật về các chủ thề tham gia vào quá trình vận hành,
quản lý quỹ đầu tư chứng khốn: cơng ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, đại lý

phân phối;


- Các quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp các hoạt động của quỹ đầu tư

chứng khoán: điều kiện thành lập, quản trị quỹ đầu tư, đầu tư, phân chia lợi nhuận,
công bố thông tin, xử lý vi phạm.
Trong luận văn này, tại chương 2 sè phân tích các vấn đề tương ứng với các
nội dung của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán nêu trên. Tuy nhiên, có những

21


nội dung sẽ được viêt đan xen với nhau nhăm bảo đảm tính logic vân đê nghiên cứu

và tránh sự trùng lặp không cần thiết.
1.2.2. Nội dung của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán

Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán là hệ thống các quy phạm pháp luật

điều chỉnh: Các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động của quỹ đầu tư chứng
khốn (cơng ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, đại lý phân phối); điều kiện chào

bán, thành lập, quản trị quỹ đầu tư chứng khoán, hoạt động đầu tư, phân phối lợi

nhuận, báo cáo công bố thông tin, xử lý vi phạm quỹ đầu tư chứng khoán.
ỉ.2.2.ỉ. Pháp luật về các chủ thê tham gia

a. Pháp luật về công ty quản lỷ quỹ
Công ty quản lý quỹ là doanh nghiệp được thành lập theo hình thức cơng ty

cổ phần hoặc cơng ty trách nhiệm hữu hạn để cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư


chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khốn.
Cơng ty quản lý quỹ được vận hành bởi cấc chuyên gia chuyên nghiệp, có
kiến thức và kinh nghiệm sâu về thị trường chứng khốn, có nhiều kỹ năng và

kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và quản trị. Cơng ty quản lý quỹ trực tiếp sử
dụng tiền góp vốn của nhà đầu tư để thực hiện các hoạt động đầu tư theo chính

sách và mục tiêu đã được xác định. Trong hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán,
các chuyên gia này sẽ thay mặt nhà đầu tư phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan

đến thị trường để quyết định mua, bán loại chứng khoán nào có lợi nhất cho tập
thể nhà đàu tư.

Pháp luật về công ty quản lý quỹ bao gồm các quy phạm quy định về điều

kiện thành lập công ty quản lý quỹ; Tố chức và hoạt động công ty quản lý quỹ;
Nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ; Trách nhiệm và nghĩa vụ công ty

quản lý quỹ; Hạn chế đối với công ty quản lý quỹ và người quản lý quỹ; Quy định

về chế độ tài chính, chế độ báo cáo, công bố thông tin của công ty quản lý quỹ; Giải
thể phá sản công ty quản lý quỹ. Các quy định pháp luật này bảo đảm cho hoạt động

của các công ty quàn lý quỹ được an tồn và hiệu quả.
Việc thành lập cơng ty quản lý quỹ phải đáp úng các điều kiện:

22



×