Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Hệ thống quản lý chất lượng Q-BasePage pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.1 KB, 5 trang )


Page 1 of 5







Hệ thống quản lý chất lượng Q-Base



































Page 2 of 5

Hệ thống quản lý chất lượng Q-BASE
Các nhà nghiên cứu chất lượng đã xây dựng nhiều mô hình hệ thống quản lý chất lượng
khác nhau để đáp ứng các mục tiêu và qui mô khác nhau. Trong số các hệ thống quản lý
này có thể kể đến Hệ thống Quản lý Chất lượng Toàn diện (TQM), Hệ thống Không sai
lỗi (Zezo Defect). Hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9000.
Mỗi hệ thống nêu trên có mục tiêu và nội dung yêu cầu khác nhau, chẳng hạn hệ thống
đảm bảo chất lượng trình bày trong tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003
nhằm giới thiệu một mô hình quản lý chất lượng có mục tiêu là đem lại lòng tin cho
khách hàng rằng họ sẽ nhận được sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu. Hệ thống đảm bảo
chất lượng theo ISO 9000 đã được thừa nhận và áp dụng trên qui mô toàn cầu. Ðến giữa
năm 1995 trên 100.000 chứng chỉ áp dụng ISO 9000 đã được cấp cho các công ty hoạt
động trên 86 quốc gia. Lợi ích của việc áp dụng và được chứng nhận theo ISO 9000 đã
được khẳng định. Tuy nhiên các yêu cầu đề ra trong ISO 9000 có thể quá cao đối với
công ty đang mới bước đầu thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng và đặc biệt đối
với các xí nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên các xí nghiệp này không thể bỏ qua công tác

quản lý chất lượng nếu như họ muốn có vị trí trên thương trường.
Ðể đáp ứng nhu cầu trên, Tổ chức Telarc của New Zealand đã đưa ra hệ thống quản lý
chất lượng có tên gọi là Q-Base. Hệ thống Q-Base có cùng nguyên lý như ISO 9000
nhưng đơn giản hơn và dễ áp dụng hơn. Kể từ khi hệ thống này được tuyên truyền phổ
biến ở Việt nam, nhiều doanh nghiệp kinh doanh và dịch vụ, chế biến đã đăng ký xin
được hướng dẫn xây dựng HTCL Q-Base thông qua các Chi cục Tiêu chuẩn Ðo lường
Chất lượng.
Đầu trang
Giới thiệu chung về Hệ thống chất lượng Q-Base
Hệ thống chất lượng Q-Base đưa ra các chuẩn mực cho một loại hình Hệ thống chất
lượng và có thể áp dụng cho một phạm vi rộng rãi các lĩnh vực công nghiệp và kinh tế.

Page 3 of 5
Hệ thống Q-Base đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: chính sách
và chỉ đạo về chất lượng, xem xét hợp đồng với khách hàng, kiểm soát thành phẩm, xem
xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo, cải tiến chất lượng. Hệ thống Q-Base là
tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng đã được thực thi tại New Zealand và một số
quốc gia khác như AUSTRALIA, Canada, Thuỵ Ðiển, Ðan Mạch. Các nước trong khối
ASEAN cũng rất quan tâm đến Q-Base.
Hệ thống chất lượng Q-Base chưa phải là tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000 nhưng đang
được thừa nhận rộng rãi, làm chuẩn mực để chứng nhận các hệ thống đảm bảo chất
lượng. Hệ thống Q-Base sử dụng chính các nguyên tắc của ISO9000 nhưng đơn giản và
dễ hiểu hơn. Hệ thống đảm bảo chất lượng theo mô hình ISO 9000, theo ý kiến của nhiều
chuyên gia, khó thực hiện và phức tạp, đặc biệt đối với các xí nghiệp vừa và nhỏ. Hệ
thống Q-Base là lý tưởng đối với các công ty đang chập chững trên con đường chất lượng
và những công ty nhỏ là đơn vị cung cấp hay nhận thầu cho các công ty lớn. Mặc dù đơn
giản và dễ áp dụng, nhưng Hệ thống Chất lượng Q-Base có đầy đủ những yếu tố cơ bản
của một Hệ thống Chất lượng, giúp doanh nghiệp kiểm soát được các lĩnh vực chủ chốt
trong hoạt động của mình. Nó tập trung vào việc phân công trách nhiệm va giao quyền
hạn và khiến cho mọi nhân viên chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Đầu trang
Hệ thống Q.Base được áp dụng trong các trường hợp:
1. Hướng dẫn để quản lý chất lượng trong các trường hợp;
2. Theo hợp đồng giữa công ty và khách hàng (bên thứ nhất và bên thứ hai);
3. Chứng nhận của bên thứ ba
Hệ thống chất lượng Q.Base bao gồm 7 điều khoản chính
1. Quản lý hệ thống chất lượng
2. Kiểm soát các tài liệu chủ yếu
3. Yêu cầu của khách hàng
4. Mua hàng
5. Ðào tạo và hướng dẫn công việc.

Page 4 of 5
6. Kiểm tra kiểm soát công việc không phù hợp tiêu chuẩn
7. Cải tiến chất lượng
Lợi ích của việc áp dụng và được chứng nhận phù hợp Q-Base
Ðạt được chứng nhận phù hợp Q-Base, các tổ chức có những lợi ích sau đây:
 Ðối ngoại:
- Một hệ thống chất lượng có hiệu quả trở thành một ưu thế trong môi trường cạnh
tranh hiện nay.
 Ðối nội:
- Tăng lợi nhuận nhờ việc hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí bảo trì, tái chế
giảm lãng phí;
- Cải tiến việc kiểm soát các quá trình chủ yếu;
- Tăng cường kỷ luật lao động.
Đầu trang
Xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng Q.Base
Xây dựng hệ thống chất lượng Q.Base có thể được tiến hành theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1. Phân tích tình hình và lập kế hoạch.
1. Lãnh đạo công ty xác định rõ vai trò của chất lượng và định hướng hoạt động của

công ty.
2. Lãnh đạo có quyết tâm xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng trong công ty.
3. Tổ chức quản lý việc xây dựng và thực hiện HTCL thông qua việc thành lập ban
chỉ đạo và xây dựng kế hoạch triển khai.
4. Xây dựng nhận thức về Q-Base trong công ty, tổ chức việc đào tạo cho các thành
viên trong ban chỉ đạo.
5. Quy định phạm vi áp dụng của HTCL.
6. Khảo sát hê thống quản lý chất lượng hiện có, các yêu cầu chính sách CL, thủ tục,
quy định, quy trình công nghệ hiện hành tại các đơn vị.

Page 5 of 5
7. Lập kế hoạch xây dựng và thực hiện Q-Base, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và
quyền hạn.
Giai đoạn 2. Xây dựng HTCL và triển khai áp dụng.
1. Ðào tạo cho từng cấp về Hệ thống chất lượng Q-Base và về phương pháp xây
dựng các văn bản cho HTCL.
2. Viết chính sách và mục tiêu CL dựa trên yêu cầu của Q-Base và mục tiêu sản xuất
kinh doanh.
3. Viết các thủ tục và chỉ dẫn công việc theo các điều của Q-Base.
4. Viết sổ tay chất lượng của công ty.
5. Ðào tạo về các phương pháp và thủ tục đã được thành lập cho các thành viên có
liên quan.
6. Công bố chính sách CL và chỉ thị của công ty về việc thực hiện các yêu cầu của
HTCL.
7. Quyết định ngày áp dụng hệ thống mới và gửi hướng dẫn thực hiện. Có thể áp
dụng thí điểm.
8. Thử nghiệm Hệ thống mới trong một thời gian.
Giai đoạn 3: Hoàn chỉnh.
1. Công ty tổ chức đánh giá nội bộ để khẳng định sự phù hợp và hiệu lực của hệ
thống chất lượng.

2. Công ty đề xuất và thực hiện các biện pháp khắc phục.
3. Công ty có thể nhờ một tổ chức bên ngoài, có thể là tổ chức chứng nhận, đến đánh
gía sơ bộ.
4. Ðề xuất và thực hiện các biện pháp khắc phục.
5. Làm đơn xin chứng nhận.

×