Tải bản đầy đủ (.pdf) (461 trang)

Luận án từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ, tục ngữ tiếng hàn và đặc trưng ngôn ngữ học tri nhận của chúng (so sánh với tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.83 MB, 461 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ MỸ LINH

TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN
VÀ ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN CỦA CHÚNG
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ MỸ LINH

TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN
VÀ ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN CỦA CHÚNG
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học

Mã số

: 62220240

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI



Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bớ trong bất kỳ công
trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh – 2022
Tác giả luận án

Bùi Thị Mỹ Linh


ii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Mục lục ....................................................................................................................... ii
Danh mục các bảng .................................................................................................... vi
Bảng quy ước trình bày............................................................................................. vii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 13
1.1. Ẩn dụ và hoán dụ từ ngôn ngữ học truyền thống đến ngôn ngữ học
tri nhận ...................................................................................................................... 13
1.1.1. Ẩn dụ và hoán dụ theo quan điểm ngôn ngữ học truyền thống ................. 13
1.1.2. Ẩn dụ và hoán dụ theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận ......................... 15
1.1.3. So sánh ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm ................................................... 16

1.2. Phân loại ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm ........................................................ 18
1.2.1. Phân loại ẩn dụ ý niệm ............................................................................... 18
1.2.1.1. Ẩn dụ cấu trúc ..................................................................................... 21
1.2.1.2. Ẩn dụ định vị ...................................................................................... 21
1.2.1.3. Ẩn dụ bản thể ...................................................................................... 22
1.2.2. Phân loại hoán dụ ý niệm ........................................................................... 23
1.2.2.1. Hoán dụ theo mô hình toàn thể và bộ phận ........................................ 25
1.2.2.2. Hoán dụ theo mô hình sự kiện ............................................................ 26
1.2.2.3. Hoán dụ theo mô hình phạm trù và thuộc tính ................................... 27
1.3. Tiểu kết ............................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2. SỐ LƯỢNG, TẦN SỐ VÀ CÁCH THỨC XUẤT HIỆN CỦA
TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG THÀNH NGỮ, TỤC
NGỮ TIẾNG HÀN (SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) ........................................... 29
2.1. Số lượng và tần số xuất hiện của từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong
thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn .................................................................................... 29
2.1.1. Số lượng từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ, tục ngữ
tiếng Hàn ................................................................................................... 29


iii
2.1.2. Tần số xuất hiện từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ, tục
ngữ tiếng Hàn ............................................................................................ 31
2.2. Cách thức xuất hiện của từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người ................................. 33
2.2.1. Xuất hiện một từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người ........................................ 33
2.2.2. Xuất hiện tổ hợp nhiều từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người .......................... 35
2.2.2.1. Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện trong tổ hợp lặp ............. 35
2.2.2.2. Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện trong tổ hợp
không lặp ............................................................................................. 40
2.3. Tiểu kết ............................................................................................................... 49
CHƯƠNG 3. ẨN DỤ Ý NIỆM CỦA TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ

NGƯỜI TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN (SO SÁNH VỚI
TIẾNG VIỆT) ......................................................................................................... 50
3.1. Ẩn dụ cấu trúc .................................................................................................... 50
3.1.1. BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ HÀNG HÓA ........................................ 50
3.1.2. BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ MÓN ĂN ............................................. 56
3.1.3. BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ VŨ KHÍ ............................................... 61
3.1.4. BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ VẬT CHIẾU SÁNG ............................ 63
3.1.5. BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ TRỤC QUAY TRONG ĐỘNG CƠ .... 65
3.2. Ẩn dụ định vị ...................................................................................................... 66
3.2.1. HƯỚNG THẲNG ĐỨNG ......................................................................... 67
3.2.2. HƯỚNG NẰM NGANG ........................................................................... 70
3.3. Ẩn dụ bản thể ..................................................................................................... 75
3.3.1. Ẩn dụ vật chứa ........................................................................................... 76
3.3.1.1. BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ VẬT CHỨA THỨC ĂN .............. 76
3.3.1.2. BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ VẬT CHỨA THAI NHI ............... 80
3.3.1.3. BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ VẬT CHỨA CẢM XÚC .............. 81
3.3.1.4. BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ VẬT CHỨA TÍNH CÁCH ........... 83
3.3.1.5. BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ VẬT CHỨA LỜI NÓI.................. 87
3.3.1.6. BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ VẬT CHỨA KIẾN THỨC,
SUY NGHĨ.......................................................................................... 89


iv
3.3.2. Ẩn dụ thực thể ............................................................................................ 92
3.3.2.1. THAM VỌNG LÀ MỘT THỰC THỂ ............................................... 92
3.3.2.2. TRÁCH NHIỆM LÀ VẬT NẶNG ĐÈ TRÊN VAI .......................... 93
3.3.2.3. NỖI BUỒN, SỰ LO LẮNG LÀ VẬT ĐÈ NẶNG ............................ 94
3.3.2.4. CẢM XÚC TIÊU CỰC LÀ THỨ GÂY ĐAU ĐỚN ......................... 95
3.3.2.5. CẢM XÚC LÀ MỘT NGỌN LỬA ................................................... 96
3.3.2.6. CẢM XÚC LÀ NƯỚC ....................................................................... 97

3.4.Tiểu kết ............................................................................................................... 98
CHƯƠNG 4. HOÁN DỤ Ý NIỆM CỦA TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ
NGƯỜI TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN (SO SÁNH VỚI
TIẾNG VIỆT) ....................................................................................................... 101
4.1. Hoán dụ theo mô hình toàn thể và bộ phận ...................................................... 101
4.1.1. BỘ PHẬN THAY CHO TOÀN THỂ ...................................................... 102
4.1.1.1. BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI THAY CHO CON NGƯỜI .............. 102
4.1.1.2. BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI THAY CHO CÁC BÊN
THAM GIA ....................................................................................... 109
4.1.2. TOÀN THỂ THAY CHO BỘ PHẬN ...................................................... 115
4.1.2.1. TOÀN THỂ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI THAY CHO PHẦN
BỘ PHẬN THUỘC VỀ NĨ ............................................................. 115
4.1.2.2. TỒN THỂ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI THAY CHO
CHỨC NĂNG ................................................................................... 119
4.2. Hoán dụ theo mô hình sự kiện ......................................................................... 121
4.2.1. TIỂU SỰ KIỆN NỐI TIẾP THAY CHO TOÀN BỘ SỰ KIỆN ............. 121
4.2.1.1. TIỂU NGHI LỄ NỐI TIẾP THAY CHO TOÀN BỘ NGHI LỄ ...... 121
4.2.1.2. TIỂU HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP THAY CHO TOÀN BỘ
HOẠT ĐỘNG ................................................................................... 124
4.2.2. TIỂU SỰ KIỆN ĐỒNG XUẤT HIỆN THAY CHO TOÀN BỘ
SỰ KIỆN ................................................................................................. 130
4.2.2.1. TIỂU SỰ KIỆN ĐỒNG XUẤT HIỆN THAY CHO KẾT QUẢ ..... 130


v
4.2.2.2. TIỂU

SỰ

KIỆN


ĐỒNG

XUẤT

HIỆN

THAY

CHO

HÀNH ĐỘNG .................................................................................. 132
4.3. Hoán dụ theo mô hình phạm trù và thuộc tính ................................................. 133
4.3.1. PHẠM TRÙ THAY CHO THUỘC TÍNH .............................................. 134
4.3.2. THUỘC TÍNH THAY CHO PHẠM TRÙ .............................................. 135
4.4. Tiểu kết ............................................................................................................. 141
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 148


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Điểm khác biệt giữa ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm .......................... 17

Bảng 2.1.

Số lượng từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người phân chia theo nhóm

xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt ................. 29

Bảng 2.2.

Tần số từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người phân chia theo nhóm xuất
hiện trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt ......................... 32

Bảng 2.3.

Số lượng thành ngữ, tục ngữ theo từng cách thức xuất hiện trong
tiếng Hàn và tiếng Việt ......................................................................... 33

Bảng 2.4.

Từ ngữ xuất hiện lặp trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn .................... 36

Bảng 2.5.

Từ ngữ xuất hiện lặp trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt .................... 37

Bảng 3.1.

Số lượng và tỉ lệ từng miền nguồn trong ẩn dụ cấu trúc ....................... 50

Bảng 3.2.

Số lượng và tỉ lệ từng miền nguồn trong ẩn dụ định vị ........................ 67

Bảng 3.3.


Số lượng và tỉ lệ từng miền nguồn trong ẩn dụ bản thể ........................ 76

Bảng 4.1.

Số lượng và tỉ lệ từng mô hình nhỏ trong mô hình toàn thể và
bộ phận ................................................................................................ 101

Bảng 4.2.

Bộ phận cơ thể người thay cho con người .......................................... 108

Bảng 4.3.

Bộ phận cơ thể người thay cho các bên tham gia ............................... 114

Bảng 4.4.

Toàn thể bộ phận cơ thể người thay cho phần bộ phận thuộc
về nó .................................................................................................... 118

Bảng 4.6.

Toàn thể bộ phận cơ thể người thay cho chức năng ........................... 120

Bảng 4.7.

Số lượng và tỉ lệ của từng mô hình nhỏ trong mô hình sự kiện .......... 121

Bảng 4.8.


Tiểu nghi lễ nối tiếp thay cho toàn bộ nghi lễ ..................................... 124

Bảng 4.9.

Tiểu hoạt động nối tiếp thay cho toàn bộ hoạt động ........................... 130

Bảng 4.10. Tiểu sự kiện đồng xuất hiện thay cho kết quả..................................... 132
Bảng 4.11. Tiểu sự kiện đồng xuất hiện thay cho hành động ............................... 133
Bảng 4.12. Số lượng và tỉ lệ của từng mô hình nhỏ trong mô hình phạm trù
và thuộc tính ........................................................................................ 133
Bảng 4.13. Phạm trù thay cho thuộc tính .............................................................. 135
Bảng 4.14. Phạm trù thay cho thuộc tính .............................................................. 140


vii

BẢNG QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Quy ước viết tắt
BPCTN: Bộ phận cơ thể người
ADYN: Ẩn dụ ý niệm
HDYN: Hoán dụ ý niệm
Nxb: Nhà x́t bản
2. Quy ước trình bày ví dụ và dịch thuật tiếng Hàn
2.1. Quy ước trình bày ví dụ tiếng Hàn
Tiếng Hàn là ngơn ngữ chắp dính và có quy định nghiêm ngặt trong việc viết
dính và viết cách từng chữ, đây được gọi là “띄어쓰기 (viết cách)”. Cùng một câu
nhưng nếu có sự khác nhau trong việc viết dính và viết cách thì có thể tạo ra những
nghĩa khác nhau. Nhằm tránh sai lạc trong việc hiểu nghĩa toàn câu tiếng Hàn đồng
thời vẫn giúp hiểu nghĩa tương đương từng chữ sang tiếng Việt, câu tiếng Hàn trong
luận án được trình bày theo quy ước như sau:

-

Hàng đầu tiên: câu tiếng Hàn được trình bày theo quy định viết cách chuẩn

-

Hàng thứ hai: câu tiếng Hàn được trình bày riêng lẻ từng chữ để viết nghĩa
tương ứng với tiếng Việt

2.2. Quy ước trình bày dịch thuật tiếng Hàn
Nội dung tiếng Hàn trong luận án và phần phụ lục khi dịch sang tiếng Việt
được trình bày theo quy ước như sau:
-

Nghĩa đen của từng từ ngữ trong tiếng Hàn khi dịch sang tiếng Việt được đặt
trong dấu ngoặc nhọn < >.

-

Nghĩa đen của cả câu tiếng Hàn khi dịch sang tiếng Việt được đặt trong dấu
ngoặc vuông [ ].

-

Nghĩa tương đương của cả câu tiếng Hàn khi dịch sang tiếng Việt được đặt
trong dấu ngoặc đơn ( ).


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giới ngôn ngữ học, các nghiên cứu trên đới tượng nhóm từ ngữ chỉ
BPCTN vốn không phải là điều mới mẻ. Tuy vậy nhiều nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào hướng ngữ nghĩa học. Các nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học tri nhận lại có
khuynh hướng đào sâu vào ADYN hơn HDYN trong sự so sánh đối chiếu với một số
ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung… và tập trung vào một hoặc vài từ ngữ chỉ
BPCTN với các kiểu diễn ngôn như thành ngữ, ca dao, tác phẩm văn học... Từ đó cho
thấy nghiên cứu nhóm từ ngữ chỉ BPCTN trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn trong
sự so sánh đối chiếu với tiếng Việt trên bình diện ngôn ngữ học tri nhận đang bị
bỏ ngỏ.
Tiếng Hàn và tiếng Việt khác nhau rất xa về loại hình: tiếng Hàn thuộc ngôn
ngữ chắp dính trong khi đó tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập. Tuy nhiên về mặt văn
hóa thì hai ngôn ngữ chia sẻ rất nhiều những giá trị chung. Điều này khiến cho việc
nghiên cứu so sánh hai ngôn ngữ dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận hứa hẹn sẽ
đem lại nhiều kết quả thú vị.
Ngôn ngữ là dữ liệu quan trọng để nghiên cứu về văn hóa, trong đó đặc biệt là
thành ngữ, tục ngữ. Bởi vì thành ngữ, tục ngữ chứa cách nhìn của một dân tộc đối với
xã hội, đối với tự nhiên. Và khai thác dữ liệu ngôn ngữ theo hướng tìm ra quan niệm
của cộng đồng ngôn ngữ đó chính là hướng của ngôn ngữ học tri nhận.
Theo đó, một nghiên cứu tiếp cận nhóm từ ngữ chỉ BPCTN dưới góc nhìn
ngôn ngữ học tri nhận, trên cả hướng ADYN và HDYN với đối tượng nghiên cứu là
tất cả từ ngữ chỉ BPCTN kết hợp với số lượng lớn thành ngữ, tục ngữ trong sự so
sánh giữa tiếng Hàn và tiếng Việt là điều cần thiết.
Bên cạnh đó, Hàn Q́c và Việt Nam ngày càng gắn bó khăng khít với nhau
trên nhiều phương diện, đặc biệt là về giảng dạy tiếng Hàn và Hàn Q́c học. Nếu
năm 1994 Việt Nam mới có một cơ sở đào tạo đầu tiên tại trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn thành phớ Hồ Chí Minh thì đến năm 2019 Việt Nam có 33 cơ sở
giáo dục giảng dạy bậc đại học và cao đẳng trải dài từ Nam ra Bắc (Nguyễn Thị Hiền,
2019, tr.164). Xuất phát từ thực tiễn này, luận án sẽ ứng dụng kết quả nghiên cứu vào



2

giảng dạy, dịch thuật thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN trong sự tương liên
giữa ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc.
Những điều được trình bày ở trên là lý do để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu
TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
TIẾNG HÀN VÀ ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN CỦA CHÚNG
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu của Lakoff & Turner (1989), Lakoff & Johnson (1980), Kövecses
& Radden (1998), Barcelona (2003), Kövecses (2010) được xem là đại công trình đặt
khung lý thuyết khi bàn về ngôn ngữ học tri nhận. Mặc dù không nghiên cứu các từ
ngữ chỉ BPCTN nhưng trong phần phân tích, các công trình có đề cập những ADYN
và HDYN kinh điển liên quan đến BPCTN, chẳng hạn như TỨC GIẬN LÀ CHẤT
LỎNG mà BPCTN LÀ VẬT CHỨA, BPCTN THAY CHO CON NGƯỜI…
Nghiên cứu của Ning Yu (2009) phân tích “心 (tâm)” theo quan điểm tri nhận
của Trung Quốc trong sự so sánh với quan điểm tri nhận của các nước phương Tây.
Theo tác giả, Trung Quốc quan niệm “心 (tâm)” mang nghĩa “trái tim”, “tâm trí” biểu
tượng cho cảm xúc và lý trí của con người. Trong khi đó, phương Tây quan niệm
“heart (tim)” biểu tượng cho cảm xúc, “head (đầu)” biểu tượng cho lý trí. Điều này
xuất phát từ quan điểm nhất nguyên (monism) trong văn hóa Trung Q́c và nhị
nguyên (dualism) trong văn hóa phương Tây. Nghiên cứu này đóng vai trị tạo cơ sở
để giải thích những tương đồng và khác biệt trong quan điểm tri nhận ở phương Đông
và phương Tây.
Ở Hàn Quốc, nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học tri nhận cũng bắt đầu từ
những năm 1980 cùng với sự ra đời của các đại công trình lý thuyết về ngôn ngữ học
tri nhận trên thế giới, nhưng phải đến những năm 2000 mới thật sự sôi động. Sự sôi
động thể hiện ở cả trên phương diện số lượng, đối tượng và cách thức tiếp cận. Trong

đó các nghiên cứu trên đối tượng từ ngữ chỉ BPCTN và thành ngữ, tục ngữ tiếp cận
theo hướng ADYN và HDYN rất đa dạng, có thể kể đến: Lim Ji-rong (2008), Kim
Hyang-suk (2001), Choi Ji-hoon (2007), Jin-jeong (2008).


3

Công trình của Lim Ji-rong (2008) tập hợp các bài nghiên cứu về ngôn ngữ
học tri nhận của ông trong khoảng mười năm từ năm 1998 và được xem là công trình
đầu tiên hệ thống chi tiết khung lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận trên nguồn dữ liệu
tiếng Hàn. Trong phần phân tích, nghiên cứu có đề cập cách thức mở rộng nghĩa của
từ ngữ chỉ BPCTN theo cơ chế ẩn dụ và hoán dụ qua các ví dụ tiếng Hàn, cụ thể, về
ẩn dụ: đầu  não, trí tuệ; mắt  ánh nhìn, sự quan tâm; mũi  cớ chấp; miệng 
lời nói; cúi đầu  thua cuộc; bàn tay  giúp đỡ; vai  trách nhiệm, sứ mệnh; ngực,
tim  tấm lịng, suy nghĩ; về hốn dụ: đầu  người chịu trách nhiệm; gương mặt 
biểu tượng; mắt  khả năng phán đoán; cổ  chức trách; lưng, bàn tay, chân  mối
quan hệ; cổ  sĩ khí; hông, tim  trọng tâm; chân  người kết nối; thịt  nội dung;
xương  ẩn ý.
Mặc dù công trình chỉ dừng lại ở liệt kê, không đi vào phân tích, luận giải
những đặc thù văn hóa và đặc thù tri nhận của người Hàn nhưng phần liệt kê về ẩn
dụ, hoán dụ liên quan đến BPCTN, đặc biệt phần đề cập những biến đổi sinh lý của
BPCTN thay cho toàn bộ cảm xúc, được xem là cơ sở cho những nghiên cứu liên
quan đến ADYN và HDYN của từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Hàn.
Cả luận án của Kim Hyang-suk (2001) và Choi Ji-hoon (2007) đều có đối
tượng nghiên cứu là thành ngữ tiếng Hàn, bao gồm cả thành ngữ chứa từ ngữ chỉ
BPCTN. Nếu Kim Hyang-suk (2001) chỉ tiếp cận ADYN cảm xúc, trọng tâm là vui,
buồn, phẫn nộ, sợ hãi, yêu thương, ghen ghét thì Choi Ji-hoon (2007) tiếp cận cả
hướng ADYN, HDYN với sự phân tích tổng thể bao gồm cả ADYN cảm xúc.
Luận án của Kim Hyang-suk (2001) đề cập các ADYN cảm xúc liên quan đến
BPCTN trong thành ngữ tiếng Hàn: BUỒN LÀ SỰ ĐAU ĐỚN VỀ THỂ XÁC;

GHEN GHÉT LÀ SỰ VƯỚNG MẮC, GÂY TỔN HẠI CHO CÁC BPCTN.
Luận án của Choi Ji-hoon (2007) có sớ lượng thành ngữ chứa từ ngữ chỉ
BPCTN lên đến 982 thành ngữ và hiếm hoi phân tích đầy đủ các loại ADYN. Về ẩn
dụ vật chứa liên quan đến BPCTN, luận án đề cập 몸 (THÂN),입 (MIỆNG), 귀 (TAI),
눈 (MẮT), 머리 (ĐẦU) LÀ VẬT CHỨA; về ẩn dụ định vị, bao gồm: hướng trên,
hướng dưới, hướng trong, hướng ngoài; về ẩn dụ bản thể, có thể kể đến ĐAU KHỔ


4

LÀ GÁNH NẶNG, HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
MÁY MĨC. Hướng HDYN tác giả phân tích MỘT SỰ KIỆN THAY CHO TOÀN
BỘ SỰ KIỆN, BIẾN ĐỔI SINH LÝ CỦA BỘ PHẬN BÊN NGOÀI CỦA CƠ THỂ
NGƯỜI THAY CHO TOÀN BỘ CẢM XÚC, HÀNH ĐỘNG CỦA CƠ THỂ NGƯỜI
THAY CHO TỒN BỘ CẢM XÚC. Luận án này có số lượng thành ngữ chứa từ ngữ
chỉ BPCTN nhiều nhất và có sự phân tích về các loại ADYN đầy đủ nhất từ trước đến
nay. Nhưng về HDYN, luận án cũng như nhiều nghiên cứu khác có phần mờ nhạt khi
chỉ đi vào HDYN sự kiện và cảm xúc.
Jin-jeong (2008) nghiên cứu trên đối tượng là thành ngữ chứa từ ngữ chỉ
BPCTN. Luận án nghiên cứu 20 từ ngữ chỉ các cơ quan nội tạng xuất hiện trong 130
thành ngữ. Trong phần phân tích ADYN, tác giả chỉ phân tích ẩn dụ vật chứa, ẩn dụ
định vị. Và trong phần phân tích HDYN, tác giả chỉ phân tích mơ hình BỘ PHẬN
THAY CHO TỒN THỂ.
Nghiên cứu theo từng nhóm từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Hàn cịn có thể kể
đến: Jin Jeong-jeong (2011) so sánh mơ hình ADYN “눈 (mắt)”, “입 (miệng)”, “귀
(tai)”, “코 (mũi)” trong thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Nhật; Cho Chan-suk (2002) so
sánh mơ hình ADYN và HDYN “손 (bàn tay)”, “머리 (đầu)”, “얼굴 (gương mặt)”,
“눈 (mắt)”, “다리 (chân)” và Hyang Mi-seo (2012) so sánh mô hình ADYN và
HDYN “눈 (mắt)”, 귀 (tai)”, “심장 (tim)”, “가슴 (ngực, tim)”, “간 (gan)” trong
thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Anh; Lee Jae-shin (2017) so sánh mơ hình ADYN “손

(bàn tay)” trong thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Trung; Rou Seung-yoan, Kim Keumhyun (2015) so sánh mô hình ADYN và HDYN “머리 (đầu)”, “눈 (mắt)”, “코 (mũi)”,
“입 (miệng)”, “귀 (tai)” trong thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Mã Lai. Liên quan đến
nghiên cứu về BPCTN trong sự so sánh giữa thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt có
luận văn của Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2013), giới hạn trong ADYN cảm xúc.


5

Như vậy các nghiên cứu về từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Hàn đều dựa trên
nguồn dữ liệu thành ngữ và giới hạn ở một hoặc một số từ ngữ chỉ BPCTN. Khi tìm
kiếm với từ khóa ADYN và HDYN trên website riss.kr1 kết quả cho ra 573 luận văn,
luận án theo hướng ADYN, 161 luận văn, luận án theo hướng HDYN. Trong đó nếu
xét tỉ lệ các nghiên cứu so sánh giữa các ngơn ngữ với nhau thì so sánh giữa tiếng
Hàn với tiếng Trung chiếm 63%, với tiếng Anh chiếm 24%, với các ngôn ngữ khác
như tiếng Thái, tiếng Nhật, tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Pháp… chiếm 13%. Điều đó
cho thấy các nghiên cứu theo hướng ADYN, HDYN trong tiếng Hàn tập trung so
sánh với tiếng Trung và tiếng Anh.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học tri nhận trên đối tượng
từ ngữ chỉ BPCTN cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Có thể kể đến các nghiên cứu
của Nguyễn Ngọc Vũ (2008), Trịnh Sâm (2014), Liêu Thị Thanh Nhàn (2018), Trần
Thị Hiền (2018).
Công trình của Nguyễn Ngọc Vũ (2008) là luận án đầu tiên tiếp cận một cách
toàn diện thành ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Anh và tiếng Việt từ góc độ
ngôn ngữ học tri nhận, tập trung vào ADYN và HDYN. Tác giả phân tích ẩn dụ vật
chứa, ẩn dụ cấu trúc, BPCTN biểu trưng cho con người và đặc điểm tính cách, nhận
thức, tâm trạng, tình cảm. Mặc dù đưa ra các mô hình tri nhận nhưng luận án tập trung
vào liệt kê và miêu tả. Đặc biệt trong các chương phân tích ADYN và HDYN, tác giả
chỉ tập trung vào một số loại như đề cập ở phần trên.
1


Riss (Research Information Sharing Service) là website trực thuộc Bộ Giáo dục Hàn Quốc,

lưu trữ và chia sẻ toàn bộ bài nghiên cứu, luận văn, luận án của sinh viên trên toàn lãnh thổ
Hàn Q́c. Mục tiêu của nó là thúc đẩy năng lực nghiên cứu quốc gia thông qua hệ thống
chia sẻ các tài liệu nghiên cứu của Hàn Q́c. Tính đến thời điểm đang tìm kiếm (ngày 13
tháng 01 năm 2022) thì số lượng tài liệu nghiên cứu có trên nền tảng là 1.231.561 luận văn,
luận án, 1.035.635 luận văn tiếng (voice thesis), 6.073.780 bài nghiên cứu trong nước,
59.975.223 bài nghiên cứu q́c tế, 178.758 tạp chí nghiên cứu, 12.236.888 sách chuyên
ngành, 264.730 báo cáo nghiên cứu… Các nghiên cứu gồm nhiều lĩnh vực, bao gồm: khoa
học nhân văn, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên (nhận từ
/>

6

Nghiên cứu của Trịnh Sâm (2014) xem xét ý niệm “tim” giữa các nền văn hóa
và đề cập đến bản chất nhị nguyên trong văn hóa phương Tây và nhất nguyên trong
văn hóa phương Đông. Tác giả nhận định tuy cùng xu hướng nhất nguyên nhưng cũng
có nhiều khác biệt trong việc định vị theo nguyên lý nhất nguyên nhất vị hay nhất
nguyên đa vị. Chẳng hạn như trong tiếng Việt, năm BPCTN gồm bụng, dạ, gan, lịng,
ruột đều có thể biểu đạt tình cảm, lý trí, tính tình là minh chứng rõ ràng cho nguyên
lý nhất nguyên đa vị.
Luận án của Liêu Thị Thanh Nhàn (2018) mặc dù cũng tiếp cận nhóm từ ngữ
chỉ BPCTN như luận án của Nguyễn Ngọc Vũ (2008) nhưng trên diễn ngôn tục ngữ
và ca dao trong sự so sánh đối chiếu giữa tiếng Việt và tiếng Hán. Mặc dù trong phần
phân tích các mô hình tri nhận, luận án có đưa ra một sớ lý giải văn hóa nhưng chủ
́u vẫn theo hướng dùng ví dụ để minh họa cho các mô hình tri nhận, thiếu các lý
giải dựa vào căn cứ khoa học. Về phần HDYN, luận án cũng chỉ bàn về mô hình
BPCTN THAY CHO CẢM XÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CỦA CON NGƯỜI.
Luận án của Trần Thị Hiền (2018) được viết bằng tiếng Anh, xem xét các ý
niệm cảm xúc giận và buồn trên đối tượng là từ ngữ chỉ BPCTN. Luận án tập trung

vào ẩn dụ vật chứa với các mô hình tri nhận như: GAN, RUỘT, MẬT, BỤNG LÀ
VẬT CHỨA TỨC GIẬN; MẬT LÀ VẬT CHỨA SỢ HÃI; BỤNG LÀ VẬT CHỨA
KIẾN THỨC… và ẩn dụ cấu trúc với các mô hình tri nhận như: BUỒN LÀ GÂY
TỔN THƯƠNG TRONG GAN, RUỘT, BỤNG; BUỒN LÀ VI KHUẨN… Về
HDYN có: GIẢM CHỨC NĂNG CỦA TIM VÀ NHỊP TIM THAY CHO NỖI
BUỒN… Như vậy luận án của Trần Thị Hiền (2018) cũng bàn về những BPCTN
nhưng không phải trong thành ngữ, tục ngữ. Luận án tập trung phân tích nhiều về ẩn
dụ vật chứa, ẩn dụ cấu trúc và hoán dụ BỘ PHẬN THAY CHO TOÀN THỂ, cụ thể
là MỘT BIẾN ĐỔI SINH LÝ TRONG BPCTN THAY CHO TOÀN BỘ CẢM XÚC.
Giống nhiều luận án khác, luận án này cũng không tập trung nhiều vào HDYN khi
chỉ phân tích mô hình BỘ PHẬN THAY CHO TOÀN THỂ.
Nghiên cứu từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Việt cịn có thể kể đến: Nguyễn Thị
Phương (2009) tìm hiểu về đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của các từ ngữ chỉ BPCTN
trong thành ngữ tiếng Việt trong sự đối chiếu với tiếng Anh, Nguyễn Thị Hiền (2017)


7

bàn về sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN từ góc độ ngôn ngữ học tri
nhận, Nguyễn Văn Hải (2016) xem xét các từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt và các từ
tương đương trong tiếng Anh, Trịnh Thị Thanh Huệ (2012) so sánh đối chiếu ẩn dụ
trong tiếng Việt và tiếng Hán nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên tư liệu
BPCTN)…
Qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu từ ngữ chỉ BPCTN trong thành ngữ, tục ngữ
tiếng Hàn và tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy:
- Các cơng trình trên hoặc chỉ phân tích riêng tiếng Hàn, riêng tiếng Việt hoặc
đối chiếu tiếng Hàn với một ngơn ngữ khác. Chưa có công trình nào so sánh
tổng hợp từ ngữ chỉ BPCTN trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt
dưới góc nhìn ngơn ngữ học tri nhận.
- Chưa có công trình nào tiếp cận nguồn dữ liệu tục ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN

trong sự so sánh đối chiếu giữa tiếng Hàn và tiếng Việt dưới góc nhìn ngơn
ngữ học tri nhận.
- Tất cả các công trình đã dẫn nếu có dựa vào dữ liệu thành ngữ thì sớ lượng các
thành ngữ cũng hết sức ít. Cơng trình nhiều nhất dựa trên dữ liệu này là 982
thành ngữ.
- Khi phân tích ADYN và HDYN các nghiên cứu trước chỉ chú trọng nhiều nhất
là ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ vật chứa, hoán dụ BỘ PHẬN THAY CHO TỒN
THỂ cịn những loại ẩn dụ, hốn dụ khác hoặc hoàn toàn không đề cập hoặc
đề cập hết sức sơ lược.
- Một sớ cơng trình của tiếng Việt có xem xét về sớ lượng, tần sớ và cách thức
xuất hiện của các từ ngữ chỉ BPCTN trong thành ngữ, tục ngữ, nhưng trong
tiếng Hàn chúng tôi chưa tìm thấy cơng trình nào nghiên cứu về phần này nói
chung và trong sự so sánh đới chiếu với tiếng Việt nói riêng trên nguồn dữ
liệu là thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án được thực hiện với ba mục đích nghiên cứu sau:


8

-

Tìm hiểu sớ lượng, mức độ x́t hiện, khuynh hướng kết hợp của các từ
ngữ chỉ BPCTN trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Từ đó tìm hiểu điểm
giớng nhau và khác nhau ở các phương diện này trên nguồn dữ liệu tương
đương trong tiếng Việt.

-


Tìm hiểu những mơ hình ADYN và HDYN trên nguồn dữ liệu thành ngữ,
tục ngữ tiếng Hàn. Từ đó tìm hiểu điểm giớng nhau và khác nhau trong
các mơ hình này trên nguồn dữ liệu tương đương trong tiếng Việt.

-

Đưa ra những căn cứ lý giải mang tính khoa học để lý giải cho các mô
hình ADYN và HDYN cũng như những điểm giống và khác nhau trong
cách tri nhận của hai dân tộc.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được ba mục đích nghiên cứu đề ra, chúng tôi lần lượt thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể như sau:
-

Khảo sát, thống kê số lượng, tần số, cách thức xuất hiện của các từ ngữ
chỉ BPCTN trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và so sánh đối chiếu với
nguồn dữ liệu tương đương trong tiếng Việt.

-

Xác lập các mơ hình ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ định vị và ẩn dụ bản thể trên
nguồn dữ liệu thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng
Hàn và so sánh đối chiếu với nguồn dữ liệu tương đương trong tiếng Việt.

-

Xác lập các mơ hình hốn dụ theo mơ hình tồn thể và bộ phận, mơ hình
sự kiện, mơ hình phạm trù và thuộc tính trên nguồn dữ liệu thành ngữ,
tục ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Hàn và so sánh đối chiếu

với nguồn dữ liệu tương đương trong tiếng Việt.

-

Phân loại và thống kê từng miền nguồn, miền đích, miền thực thể, miền
phương tiện trong các mơ hình ADYN và HDYN trên nguồn dữ liệu
thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Hàn và so sánh
đối chiếu với nguồn dữ liệu tương đương trong tiếng Việt.

-

Đưa ra các căn cứ khoa học về văn hoá, phương thức sinh hoạt, quan
điểm về giới… của người Hàn và người Việt.


9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là từ ngữ chỉ BPCTN xuất hiện trong thành
ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt. Như thế từ ngữ đó chỉ BPCTN nhưng không
xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ thì cũng không trở thành đối tượng nghiên cứu
trong luận án.
Tất cả thành ngữ, tục ngữ chúng tôi thu thập làm nguồn dữ liệu nghiên cứu
trong luận án đều dựa vào từ điển thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt. Tất
nhiên có thể trong quá trình thu thập tác giả của các từ điển có sự lẫn lộn, nhầm lẫn,
ví dụ như có những trường hợp khi được xếp vào thành ngữ hay tục ngữ là chưa thỏa
đáng. Nhưng những trường hợp như thế chắc chắn là sớ ít. Do đó ngay cả khi trường
hợp như thế giả sử có xảy ra cũng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả phân tích của
chúng tôi. Bởi vì luận án có được một khới lượng dữ liệu nghiên cứu đủ lớn.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

5.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án dựa vào khung lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là về ADYN
và HDYN có từ trước, vì vậy đóng góp về mặt lý luận của luận án là không đáng kể.
Hai đóng góp của luận án về mặt lý luận có thể kể đến là:
-

Góp phần tạo nghiên cứu các mơ hình ADYN và HDYN trên một nguồn
dữ liệu bao quát và có phần mới chính là từ ngữ chỉ BPCTN trong thành
ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt.

-

Xác định đặc trưng ngôn ngữ học tri nhận của các từ ngữ chỉ BPCTN
trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án nghiên cứu trên dữ liệu từ ngữ chỉ BPCTN xuất hiện trong thành ngữ,
tục ngữ tiếng Hàn và đặc trưng ngôn ngữ học tri nhận trong sự so sánh đới chiếu với
tiếng Việt. Bớn đóng góp của luận án về mặt thực tiễn có thể kể đến là:
-

Các mơ hình ADYN và HDYN sẽ trở thành cơ sở giải thích nghĩa các
thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt.


10

-

Cung cấp nguồn tài liệu thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN trong

việc biên soạn tài liệu học tập và nghiên cứu cho người Việt học tiếng
Hàn và người Hàn học tiếng Việt.

-

Phần phụ lục của luận án sẽ trở thành nguồn tham khảo cho công tác học
tập, giảng dạy tiếng Hàn cho người Việt và tiếng Việt cho người Hàn
trong các học phần tiếng Hàn và học phần ngôn ngữ - văn hoá. Đồng thời
đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đáng giá cho các nghiên cứu liên quan
đến thành ngữ, tục ngữ nói chung và thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ chỉ
BPCTN nói riêng.

-

Phần phụ lục sẽ trở thành nguồn tài liệu để biên soạn từ điển Hàn - Việt
và Việt - Hàn liên quan đến từ ngữ chỉ BPCTN cũng như thành ngữ, tục
ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt.

6. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án chúng tôi dùng các thủ pháp và phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Thống kê ngôn ngữ
Luận án sử dụng thủ pháp thống kê ngôn ngữ để hệ thống số lượng từ ngữ chỉ
BPCTN, thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN và tần số, cách thức kết hợp của
các từ ngữ chỉ BPCTN. Số liệu thống kê tạo tiền đề cho các phương pháp nghiên cứu
chuyên sâu như miêu tả, phân tích và đới chiếu so sánh để làm rõ các mô hình tri nhận
ADYN và HDYN trong hai ngôn ngữ.
6.2. Miêu tả ngôn ngữ
Để thực hiện đề tài được hiệu quả, phương pháp miêu tả các mô hình ADYN
và HDYN là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở các số liệu được thống kê, luận án xác lập
các mô hình tri nhận, phân tích các cơ chế tri nhận, cơ chế ánh xạ giữa miền nguồn

và miền đích, giữa miền ý niệm phương tiện và miền ý niệm mục tiêu. Đồng thời việc
miêu tả, phân tích các điểm văn hóa liên quan đến cách thức tri nhận và xác lập mô
hình tri nhận ADYN và HDYN cũng được luận án chú trọng.
6.3. So sánh đối chiếu
Đây là phương pháp được sử dụng để đi tìm hiểu những điểm tương đồng và
dị biệt trong số liệu từ ngữ chỉ BPCTN cũng như trong các mơ hình ADYN, HDYN.


11

Đặc biệt phương pháp nghiên cứu này giúp xác định những điểm giống nhau và khác
nhau trong đặc điểm văn hóa, đời sớng sinh hoạt, lịch sử, địa lý… tạo cơ sở để lý giải
những điểm giống nhau, khác nhau trong các mô trình ADYN và HDYN của hai
ngôn ngữ.
7. Nguồn dữ liệu
Đối với tiếng Hàn, dữ liệu được thu thập từ bớn nguồn chính: 1) Từ điển Q́c
ngữ mới DongA bản thứ 5 (2009); 2) Đại từ điển tục ngữ tiếng Hàn (2015); 3) Từ
điển thành ngữ (1996); 4) Korean.go.kr của Viện Ngôn ngữ quốc gia trực thuộc Bộ
Văn hóa Thể dục và Du lịch Hàn Q́c. Mặc dù là trang điện tử nhưng là trang tài
liệu chính thớng được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng để tìm
nguồn dữ liệu.
Đới với tiếng Việt, chúng tơi cũng thu thập dữ liệu từ bớn nguồn chính: 1) Đại
từ điển tiếng Việt (2011); 2) Từ điển tiếng Việt (2018); 3) Thành ngữ tiếng Việt
(1978); 4) Từ điển tục ngữ tiếng Việt (2010).
Từ nguồn dữ liệu trên chúng tôi thu thập được 2.346 thành ngữ, tục ngữ trong
tiếng Hàn và 1.623 thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Việt được đóng thành quyển phụ
lục riêng với độ dài là 290 trang.
8. Đóng góp của luận án
Đây là luận án đầu tiên lấy sự so sánh thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ chỉ
BPCTN dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận trong tiếng Hàn và tiếng Việt làm đề

tài, cụ thể:
- Đây là luận án đầu tiên khảo sát bao quát đến một lượng thành ngữ, tục ngữ
có chứa từ ngữ chỉ BPCTN lên đến 2.346 thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Hàn
và 1.623 thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Việt. Như vậy về mức độ tư liệu có
thể nói rằng luận án của chúng tơi có sớ lượng hơn hẳn các luận án trước.
- Đây là luận án đầu tiên so sánh về số lượng, tần số và cách thức xuất hiện của
các từ ngữ chỉ BPCTN một cách cụ thể nhất trong thành ngữ, tục ngữ chứa từ
ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt.


12

- Đây là luận án đầu tiên dựa trên nguồn dữ liệu là tục ngữ chứa từ ngữ chỉ
BPCTN trong tiếng Hàn và so sánh với từ ngữ tương đương trong tiếng Việt
dưới góc nhìn ngơn ngữ học tri nhận.
- Đây là luận án đầu tiên so sánh để tìm ra những điểm tương đồng, dị biệt trong
phương thức ADYN, HDYN trên cơ sở dữ liệu giữa tiếng Hàn và tiếng Việt.
- Luận án nghiên cứu tất cả các kiểu ADYN bao gồm ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ định
vị, ẩn dụ bản thể dựa hoàn toàn trên dữ liệu là thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ
chỉ BPCTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
- Luận án nghiên cứu chi tiết về HDYN theo các mơ hình tri nhận bao gồm mơ
hình tồn thể và bộ phận, mơ hình sự kiện, mơ hình phạm trù và thuộc tính
mà các luận án trước thường bỏ qua hoặc xem nhẹ.
9. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án chia làm bốn chương:
Chương 1 đề cập những vấn đề lý thuyết cơ bản về ngôn ngữ học tri nhận bao
gồm ADYN và HDYN. Chương 2 hệ thống nguồn dữ liệu thành ngữ, tục ngữ chứa
từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Hàn và so sánh đối chiếu với tiếng Việt ở ba phương
diện: 1) số lượng; 2) tần số; 3) cách thức xuất hiện. Ở chương 3, luận án phân tích
các loại ADYN: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ định vị và ẩn dụ bản thể trên dữ liệu thành ngữ,

tục ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Hàn và so sánh đối chiếu với từ ngữ
tương đương trong tiếng Việt. Tương tự, ở chương 4, luận án phân tích các loại
HDYN theo các mơ hình tri nhận: toàn thể và bộ phận, sự kiện, phạm trù và thuộc
tính trên dữ liệu thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Hàn và so
sánh đối chiếu với từ ngữ tương đương trong tiếng Việt.


13

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Ẩn dụ và hoán dụ từ ngôn ngữ học truyền thống đến ngôn ngữ học tri nhận
1.1.1. Ẩn dụ và hoán dụ theo quan điểm ngôn ngữ học truyền thống
Trong ngôn ngữ học truyền thống, ẩn dụ và hoán dụ đều là cách thức chuyển
đổi tên gọi giữa hai sự vật. Nếu giữa hai sự vật đó có mới quan hệ tương đồng
(similarity) thì đấy là ẩn dụ. Cịn nếu giữa hai sự vật đó có mới quan hệ tương cận
(proximity/ contiguity) thì đấy là hoán dụ. Nói rõ hơn trong khi ẩn dụ là cách thức
chuyển đổi tên gọi giữa hai sự vật tương đồng A và B dựa trên sự so sánh ngầm thì
hoán dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự liên tưởng về tính tương cận.
Ba thế kỷ trước Công nguyên, Aristotle cho rằng ẩn dụ là việc gọi sự vật này
bằng một cái tên vốn dùng để gọi một sự vật khác; sự chuyển đổi tên gọi như thế là
từ (a) giống (genus) sang loài (species)2; hoặc (b) loài sang giống; hoặc (c) loài sang
loài; hoặc (d) dựa trên cơ sở tương tự (analogy) (Barnes, 1984, tr.4999).
Chỉ có loại cuối (d) là cái mà ngày nay ta gọi là ẩn dụ; còn ba loại đầu (a, b và
c) là hoán dụ; mà hai trong sớ đó (a và b) là cải dung (synecdoche), tức là một loại
hoán dụ.
Chúng tôi dẫn ví dụ của chính Aristotle qua bản dịch tiếng Anh của Barnes
(1984).
1) Here stands my ship. (Thuyền của tôi dừng ở đây.)
2) Truly ten thousand good deeds has Ulysses wrought. (Thật ra Ulysses đã làm

nên hàng chục ngàn sự việc vinh quang.)
3) Drawing the life with the bronze. (Vét cạn linh hồn bằng lưỡi gươm đồng.)
4) sunset of life (tuổi xế chiều)
Ở ví dụ (1) “stands (dừng)” dùng để chỉ một phần quá trình của nó là thả neo
và đây là cách thức hoán dụ dùng toàn thể để chỉ bộ phận. Ở ví dụ (2) dùng một con
sớ có vẻ rất cụ thể “ten thousand (hàng chục ngàn)” để hàm ý đến con số nhiều quá
2

Theo quan điểm logic học thì giớng là một tập hợp có thể phân chia được thành các lớp

con và các lớp con này chính là loài.


14

đếm không hết chính là vô vàn, tức là vô vàn sự việc vinh quang và đó là cách thức
hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể. Ở ví dụ (3) “drawing the life (vét cạn linh
hồn)” dùng để chỉ việc tước đi mạng sớng của ai đó và đây là cách thức hoán dụ bộ
phận thay cho bộ phận. Ở ví dụ (4) “sunset (xế chiều)” vớn để chỉ thời gian gần cuối
của một ngày được dùng một cách ẩn dụ để chỉ thời gian gần cuối của một đời người.
Cần lưu ý Aristotle bàn ẩn dụ (bao hàm cả hoán dụ) trong khuôn khổ của nghệ
thuật văn chương. Ông nhấn mạnh “việc dùng một ẩn dụ hay là chuyện khơng thể bắt
chước được người khác; đó là dấu hiệu của tài năng bởi vì nó cho thấy trực cảm về
sự giống nhau giữa những sự vật khác nhau” (Barnes, 1984, tr.5003).
Quan niệm ẩn dụ của Aristotle có tác động rất lớn trong suốt lịch sử tu từ học ở
phương Tây. Việc Aristotle xử lý hoán dụ như một loại ẩn dụ còn được giới ngôn ngữ
học chấp nhận cho đến cuối những năm 1950 trước khi Jakobson cho rằng ẩn dụ và
hoán dụ là hai phương thức riêng biệt dựa trên hai nguyên tắc đối lập nhau (Lodge,
1977, tr.75-tr.76).
Năm 1916, trong Giáo trình Ngơn ngữ học đại cương, F. de Saussure, nhà ngôn

ngữ học Thụy Sĩ, phân tách hoạt động ngôn ngữ ra làm hai, lời nói và ngôn ngữ: 1)
lời nói tức là cái thuộc về từng cá nhân; 2) ngôn ngữ tức là cái thuộc về cộng đồng.
Như thế, theo một cách logic, ẩn dụ và hoán dụ cũng được chia ra làm hai: 1) Ẩn dụ,
hoán dụ lời nói là loại ẩn dụ, hoán dụ của từng cá nhân, còn gọi là ẩn dụ, hoán dụ
sớng (alive metaphor, metonymy). Đây chính là loại ẩn dụ, hoán dụ mà Aristotle bàn
đến; 2) Ẩn dụ, hoán dụ ngôn ngữ, còn gọi là ẩn dụ, hoán dụ chết (dead metaphor,
metonymy). Đây chính là loại ẩn dụ, hoán dụ mà Aristotle không chú ý. Việc tách
biệt rõ ràng ẩn dụ, hoán dụ lời nói và ẩn dụ, hoán dụ ngôn ngữ rất quan trọng. Bởi lẽ
nó cho phép chúng ta hiểu được cơ chế nào giúp sáng tạo nên những ẩn dụ, hoán dụ
văn chương. Kövecses (2010, tr.50) có đề cập “một trong những khám phá giật mình
của việc nghiên cứu ngôn ngữ văn chương do các nhà ngôn ngữ học tri nhận tiến
hành là việc thừa nhận ngôn ngữ văn chương hầu hết dựa trên ẩn dụ ý niệm quy ước,
thông thường”.
Như vậy theo quan điểm ngôn ngữ học truyền thống ẩn dụ và hoán dụ là một
hiện tượng ngôn ngữ, là cách chuyển nghĩa của từ vựng. Hoán dụ có thời kỳ không


15

được xem là một phương thức tách biệt mà thuộc về ẩn dụ. Trong khuôn khổ nghệ
thuật văn chương, việc sử dụng ẩn dụ, hoán dụ đặc sắc được xem như một tài năng.
1.1.2. Ẩn dụ và hoán dụ theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận
Quan niệm truyền thống về ẩn dụ, hoán dụ như thế hầu như được giữ nguyên
cho đến khi ngôn ngữ học tri nhận ra đời, đặc biệt là với công trình Metaphors We
Live By của Lakoff & Johnson xuất bản vào năm 1980.
Nhan đề ćn sách khiến cho độc giả có thể nghĩ rằng công trình chỉ bàn về
ADYN. Thực ra, công trình bao quát toàn bộ các luận điểm về ngôn ngữ học tri nhận
nói chung và ADYN, HDYN nói riêng, mặc dù dung lượng bàn về ADYN có phần
vượt trội hơn so với các phần khác.
Các tác giả chứng minh ẩn dụ và hoán dụ không chỉ là chuyện ngôn ngữ học

như quan điểm truyền thớng nhìn nhận. Họ phân tích và đưa ra những chứng cứ mạnh
mẽ để khẳng định đó là những công cụ tri nhận, tức là phương cách để con người
nhận thức thế giới.
Trong ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ và hoán dụ là một quá trình tri nhận. Nếu
quá trình tri nhận diễn ra trong hai miền ý niệm theo cơ chế tương đồng thì đấy là ẩn
dụ. Còn nếu quá trình tri nhận chỉ diễn ra trong một miền ý niệm đồng nhất theo cơ
chế tiếp giáp/ tương cận thì đấy là hoán dụ.
Hai miền ý niệm của quá trình tri nhận ẩn dụ được gọi là miền nguồn (source
domain) và miền đích (target domain). Trong đó miền ý niệm chứa những biểu thức
ẩn dụ giúp hiểu miền ý niệm khác được gọi là miền nguồn, còn miền ý niệm được
hiểu dựa trên miền nguồn được gọi là miền đích. Từ “hiểu” để mô tả mới quan hệ
giữa miền nguồn và miền đích trong quá trình ẩn dụ là một tập hợp các thuộc tính
tương ứng có hệ thớng giữa miền nguồn và miền đích. Và những thuộc tính tương
ứng này được gọi là ánh xạ (mapping).
Khi nói “hơi giận bớc lên ngùn ngụt’, “nặng gánh gia đình”, “đau lòng” chúng
ta đang thực hiện một quy trình tư duy dựa trên các ý niệm: CƠN GIẬN LÀ LỬA,
TRÁCH NHIỆM LÀ VẬT NẶNG, NỖI BUỒN LÀ THỨ GÂY ĐAU ĐỚN. Ở đây
miền nguồn lần lượt là LỬA, VẬT NẶNG, THỨ GÂY ĐAU ĐỚN và miền đích lần
lượt là CƠN GIẬN, TRÁCH NHIỆM, NỖI BUỒN. Chúng ta hiểu được miền đích


16

dựa trên những thuộc tính tương ứng được ánh xạ từ miền nguồn. Hơn nữa những
thuộc tính của miền nguồn sẽ cụ thể và những thuộc tính của miền đích sẽ trừu tượng
hơn. Không bao giờ là hướng ngược lại, tức những thuộc tính của miền đích cụ thể
hơn và những thuộc tính của miền nguồn trừu tượng hơn.
Một miền ý niệm đồng nhất hay là mô hình tri nhận lý tưởng (Idealized cognitive
model - ICM) của quá trình tri nhận hoán dụ bao gồm thực thể phương tiện (vehicle
entity) và thực thể mục tiêu (target entity). Trong đó thực thể phương tiện là thực thể

cung cấp khả năng tiếp cận bằng tinh thần tới một thực thể khác, còn thực thể mục
tiêu là thực thể được cung cấp khả năng tiếp cận bằng tinh thần.
Khi chúng ta nói “có nhiều gương mặt mới trong tổ chức”, “đủ tay chơi bài”,
“tôi không tán đồng quyết định của nhà trường” thì “gương mặt”, “tay”, “nhà trường”
là thực thể phương tiện thay cho thực thể mục tiêu là “nhân viên trong tổ chức”,
“người chơi”, “lãnh đạo nhà trường”.
Lakoff & Johnson (1980) chứng minh ẩn dụ và hoán dụ tràn ngập trong ngôn
ngữ và tư duy hàng ngày của con người bằng cách đưa ra hàng loạt các biểu đạt ngôn
ngữ mang tính ẩn dụ và hoán dụ. Ẩn dụ và hoán dụ không chỉ tồn tại trong ngôn ngữ
mà cả trong tư duy và hành động, giúp con người cụ thể hóa những ý niệm trừu tượng.
Như vậy theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ và hoán dụ là một quá
trình tri nhận, một phương thức tư duy tồn tại trong mọi cách nói năng của con người.
Không chỉ là phương thức tu từ, ẩn dụ và hoán dụ còn là cách con người tư duy và
nhìn nhận thế giới, giúp con người hiểu những vấn đề trừu trượng bằng cách cụ thể
hóa chúng thông qua sự ánh xạ giữa một hoặc nhiều miền ý niệm.
1.1.3. So sánh ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm
Ẩn dụ và hoán dụ đều không chỉ là một hiện tượng ngôn ngữ mà là một hiện
tượng của ý niệm, tư duy, cách con người nhìn nhận thế giới. Cả ẩn dụ và hoán dụ
đều diễn ra một cách tự nhiên trong mọi diễn đạt của con người, tức cả hai đều tồn
tại xung quanh cuộc sống của con người. Đặc biệt cơ chế tri nhận của cả ẩn dụ và
hoán dụ đều là cơ chế ánh xạ.
Mặc dù ẩn dụ và hoán dụ chia sẻ một số đặc điểm tương đồng nhưng chúng là
hai phương thức tri nhận riêng biệt, giữa chúng tồn tại những đặc điểm khác nhau.


×