Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TÌNH HÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.19 KB, 9 trang )

TÌNH HÌNH THẾ GIỚI
1. Kinh tế Mỹ cịn lâu mới phục hồi hoàn toàn

Nền kinh tế Mỹ dường như đang trên đà hồi phục mạnh, dù rằng vẫn còn lâu mới khơi phục hồn
tồn những thiệt hại từ đại dịch Covid-19, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết.
“Đà hồi phục diễn ra nhanh hơn dự báo chung và trông ngày càng mạnh hơn”, ông Powell cho biết
trong một bài phát biểu chuẩn bị sẵn cho buổi điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện
Mỹ. “Thế nhưng, đà hồi phục cịn lâu mới đạt tới mức 100%, vì vậy, Fed sẽ tiếp tục hỗ trợ nền
kinh tế”. Ông Powell sẽ điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ cùng với Bộ trưởng
Tài chính Mỹ Janet Yellen trong ngày 23/03. Cả hai nhà quyết sách này được cho sẽ điều trần một
lần nữa trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ trong ngày 24/03.Chủ tịch Fed ca ngợi những
động thái hỗ trợ kinh tế của Quốc hội Mỹ, hy vọng các điều kiện tài chính sẽ trở lại bình thường
trong năm nay, khi ngày càng nhiều người dân Mỹ được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19.“Chúng tôi
hoan nghênh những bước tiến của nền kinh tế, nhưng sẽ khơng bỏ qua hàng triệu người dân Mỹ
vẫn cịn đang bị tổn thương từ đại dịch”, ơng Powell nói.Trong dự báo công bố hồi tuần trước, các
quan chức Fed cho rằng GDP Mỹ sẽ tăng trưởng 6.5% trong năm 2021. Nếu đúng như thế, đây sẽ
là mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 1983.Fed cũng cho biết sẽ giữ lãi suất ngắn hạn gần 0%
cho đến khi thị trường lao động chạm mức tồn dụng nhân cơng và lạm phát tăng lên 2% và có thể
vượt nhẹ ngưỡng này trong một khoảng thời gian.
Sẽ có áp lực về giá cả hàng hóa
Theo Thomas Barkin, Chủ tịch Fed khu vực Richmond, kinh tế Mỹ sắp có năm tăng trưởng mạnh
khi đại dịch lắng xuống và điều này sẽ thúc đẩy lạm phát tăng. Tuy nhiên, vẫn chưa có cấu hiệu
lạm phát sẽ tăng lên mức không mong muốn hoặc cần phải điều chỉnh chính sách tiền tệ.“Chúng ta
sắp có 1 năm tăng trưởng cực mạnh và tôi nghĩ đà tăng trưởng này sẽ gây ra áp lực giá cả”, ông
Barkin cho biết trong ngày 21/03. “Tôi muốn nhấn mạnh rằng lạm phát không phải là một hiện
tượng chỉ xuất hiện trong 1 năm mà phải kéo dài nhiều năm”.Lạm phát – được đo lường bằng chi
số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – được dự báo ở mức 2.4% vào cuối năm 2021. Hồi tháng
1/2021, PCE chỉ mới ở mức 1.5%.Ông cho biết, để lạm phát tăng lên mức không mong muốn, kỳ
vọng về đà tăng của giá cả tương lai sẽ bắt đầu dịch chuyển và phản ánh vào các quyết định của
doanh nghiệp và lương bổng của nhân viên. “Chúng tơi chưa thấy điều đó”,
2. Top 1% giàu có tại Mỹ “đút túi” 4,000 tỷ USD trong năm 2020



Trong 1 năm đại dịch Covid-19 làm chao đảo cả nền kinh tế Mỹ, người giàu lại càng giàu hơn, khi
phần lớn tài sản gia tăng từ thị trường chứng khoán và bất động sản chảy vào túi của những người
có thu nhập cao.Top 1% hộ gia đình giàu có nhất nước Mỹ chứng kiến tài sản tăng thêm khoảng
4,000 tỷ USD trong năm 2020. Điều này có nghĩa họ chiếm 35% phần tài sản tăng thêm trên toàn
quốc, theo một nghiên cứu hàng quý từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trong khi đó, top 50%
hộ gia đình nghèo nhất chỉ chiếm 4% tổng mức tăng tài sản. Khoảng cách giàu nghèo khuếch đạI
giữa đại dịch Covid-19 trở thành yếu tố chính trong chính sách của chính quyền Joe Biden. Họ


xem đây là lý do để nâng thuế đối với tầng lớp giàu có.Các biểu đồ và bảng biểu dưới đây cho
thấy chi tiết tài sản của các hộ gia đình Mỹ tăng ra sao trong năm 2020, theo dữ liệu từ Fed cơng
bố trong ngày 19/03.
3. Chính quyền Joe Biden cân nhắc kế hoạch kinh tế lên tới 3,000 tỷ USD

Xây dựng cơ sở hạ tầng và chống biến đổi khí hậu được cho là các trọng tâm chính trong kế hoạch
này và các thông tin mới cho thấy Chính quyền Biden đang xem xét dành 400 tỷ USD cho khoản
mục chi tiêu xanh, dựa trên nguồn tin thân cận. Chính quyền Joe Biden đang cân nhắc các biện
pháp lên tới 3,000 tỷ USD nằm trong chương trình kinh tế dài hạn sau khi gói kích thích 1,900 tỷ
USD được thông qua, dựa trên nguồn tin thân cận.Nguồn tin trên cho biết đề xuất này sẽ được
trình lên Tổng thống Joe Biden trong tuần này.Tổng thống Mỹ Joe BidenXây dựng cơ sở hạ tầng
và chống biến đổi khí hậu được cho là các trọng tâm chính trong kế hoạch này và các thơng tin
mới cho thấy Chính quyền Biden đang xem xét dành 400 tỷ USD cho khoản mục chi tiêu xanh,
dựa trên nguồn tin thân cận.Theo kế hoạch này, các chuyên gia cũng đề cập đến việc đầu tư vào
nguồn nhân lực bằng cách giảm học phí cho nhóm thiểu số cùng với các sáng kiến chăm sóc sức
khỏe. Nguồn tin khác cho biết, cũng sẽ có tiền cho chăm sóc trẻ em và người già.Khơng như các
chương tình chi tiêu khẩn cấp trong đợt Covid-19, các đề xuất này đòi hỏi nỗ lực huy động nguồn
thu từ Chính phủ. Các trợ lý cho biết việc tăng thuế doanh nghiệp và thuế đối với tầng lớp giàu có
sẽ là các yếu tố chủ chốt trong đợt nâng thuế lớn nhất kể từ thập niên 90. "Tổng thống Biden tuần
này sẽ thảo luận với các trợ lý về các lựa chọn, quy mô và phạm vi của kế hoạch kinh tế mới",

Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết trong ngày 22/03.Trước đó, các nhà kinh tế ước tính
kế hoạch của Nhà Trắng sẽ có quy mơ từ 2,000-4,000 tỷ USD, tuy vậy, vẫn chưa có quyết định
cuối cùng về quy mơ chương trình.Ơng Biden được cho là sẽ thuyết phục Quốc hội ủng hộ chương
trình Xây dựng lại tốt hơn (Build Back Better) vào tháng 4/2021.Tờ New York Times và
Washington Post trước đó ghi nhận chính quyền Biden đang bàn luận về chuyện tách chương trình
3,000 tỷ USD ra làm 2 gói khác nhau.Các cố vấn của ông Biden ngày càng tin rằng kế hoạch kinh
tế sẽ được chia thành nhiều chương trình riêng biệt khi xét tới những thách thức về pháp lýCác
đảng viên Cộng hịa đã nói rõ sẽ khơng ủng hộ việc tăng thuế và ít có khả năng tán thành chi tiêu
lớn cho năng lượng tái tạo.Lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cho biết:
“Chúng tôi đã nghe được rằng trong vài tháng tới, chính quyền sẽ đề xuất gói chi tiêu cho cơ sở hạ
tầng và gói này có thể chỉ là kế hoạch ngụy trang cho việc tăng thuế ồ ạt và các chính sách giết
chết việc làm của cánh tả".Ơng nói rằng các đảng viên Dân chủ có "lúc nào cũng ám ảnh với các
chính sách khí hậu đến mức bỏ qua mọi thứ khác".Trong khi đó, nhiều thành viên Đảng Cộng hịa
ủng hộ các khoản mục đầu tư cho cơ sở hạ tầng gắn với giao thông như đường cao tốc và tán
thành chi tiêu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghệ Mỹ so với Trung Quốc.Lãnh đạo
phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer đã phối hợp với Thượng nghị sĩ Cộng hòa Todd Young
để đề xuất một dự luật về chi tiêu cơ sở hạ tầng.
4. Chủ tịch Fed tuyên bố khơng vội phát hành tiền ảo

"Tiền ảo có mức độ biến động cao, nên không thực sự là một kênh hữu ích để lưu trữ giá trị.
Chúng cũng chẳng được đảm bảo bằng thứ gì", ơng Powell phát biểu tại một cuộc thảo luận trực


tuyến về ngân hàng số do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tổ chức. "Tiền ảo đúng hơn là một
tài sản đầu cơ, có thể thay thế cho vàng chứ không phải là thay thế cho đồng USD".Phát biểu này
được ông Powell đưa ra vào thời điểm giá Bitcoin đã giảm từ ngưỡng kỷ lục trên 60.000 USD vào
tuần trước, nhưng vẫn ở mức cao là hơn 57.000 USD. Giá Bitcoin đã leo thang liên tục trong vòng
7 tháng nhờ giao dịch sơi động và ngày càng có nhiều quỹ đầu tư và doanh nghiệp lớn chấp nhận
đồng tiền kỹ thuật lớn nhất thế giới này.Trong mấy năm gần đây, Fed tiến hành xây dựng một hệ
thống thanh toán riêng nhằm đẩy nhanh tốc độ của các giao dịch chuyển tiền. Sản phẩm cuối cùng

của nỗ lực này có thể ra mắt trong 2 năm tới. Cùng với đó, Fed cũng cân nhắc liệu phát hành một
đồng tiền ảo của ngân hàng trung ương có phải là việc làm cần thiết hay thực tế.Về việc phát hành
tiền ảo, ông Powell cho biết Fed sẽ tiếp tục nghiên cứu trước khi đi đến bất kỳ một quyết định
nào."Để tiến hành việc này, chúng tơi cần có sự ủng hộ từ phía Quốc hội, Chính phủ và cơng
chúng. Chúng tơi cịn chưa thực sự bắt đầu đưa công chúng tham gia vào việc này", ơng Powell
nói. "Bởi vậy, các bạn cho thể hy vọng chúng tôi hành động hết sức cẩn trọng và minh bạc trong
việc phát triển một đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương".Năm ngoái, chi nhánh Fed ở
Boston bắt tay với Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) để tiến hành một nghiên cứu kéo dài
nhiều năm về phát hành một đồng tiền ảo. Dự án nghiên cứu này có thể kéo dài 2-3 năm và chủ
yếu tập trung vào các giả thiết về một đồng tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương hậu thuẫn,
thay vì vạch kế hoạch để sớm phát hành một tiền ảo như vậy.Ơng Powell nói rằng Quốc hội Mỹ sẽ
phải thông qua một dự luật cần thiết trước khi Fed có thể bắt tay vào việc phát hành một đồng tiền
kỹ thuật số.Tuy nhiên, ơng cũng nói thêm rằng đại dịch Covid-19 cho thấy tầm quan trọng của
việc phát triển những hệ thống thanh toán tốt hơn để chuyển tiền nhanh hơn cho người cần, chẳng
hạn chuyển tiền cho cộng đồng người nghèo và thu nhập thấp.
5. Tiền kỹ thuật số: Xu hướng và khuôn khổ pháp lý

Cuộc đua hình thái tiền tệ mới
Theo NH Thanh tốn Quốc tế (BIS), hiện đã có hơn 60 quốc gia triển khai thử nghiệm các loại
tiền KTS quốc gia. Các nước Thụy Điển hay Bahamas thậm chí đã phát hành tiền KTS trên quy
mơ tồn quốc, áp dụng cho mọi người dân.Trong khi đó, NHTW Nhật Bản (BOJ) cho biết đang
lên kế hoạch thử nghiệm đồng tiền KTS của mình (CBDC) vào đầu tài khóa 2021. BOJ dự định
thiết lập một hệ thống trên internet để thử nghiệm các chức năng cơ bản của CBDC, trong đó có
việc phát hành và lưu hành đồng tiền KTS này.Cuộc thử nghiệm sẽ tiến hành theo 3 giai đoạn,
trong đó giai đoạn cuối cùng có sự tham gia của các cơ sở kinh doanh tư nhân và người tiêu dùng,
nhằm kiểm tra tính khả thi và độ an toàn của đồng tiền KTS với tư cách là phương tiện thanh toán
song song với tiền mặt.Tương tự, tại châu Âu, NHTW châu Âu (ECB) cũng đã khởi động cuộc
tham vấn cộng đồng và bắt đầu các thử nghiệm để giúp NH này đưa ra quyết định có hay khơng
nên tạo ra đồng EUR KTS.Theo đó, đồng EUR này sẽ là phiên bản KTS của đồng EUR hay tiền
xu, sẽ được đấu thầu hợp pháp cũng như được ECB đảm bảo. Việc triển khai đồng tiền này cho

phép các cá nhân lần đầu tiên được gửi tiền trực tiếp vào ECB. Điều này có thể an tồn hơn so với
việc gửi tiền ở các NHTM có thể bị phá sản hoặc giữ tiền mặt.Giống như tiền mặt, tiền KTS có thể
được lưu trữ bên ngồi hệ thống NH, chẳng hạn trong “ví KTS”. Nó sẽ cho phép cơng dân và các
doanh nghiệp thực hiện việc thanh tốn thường xuyên một cách nhanh chóng, dễ dàng và an toàn.


Điều đặc biệt, trong khi Mỹ có phần thận trọng trong việc phát hành tiền KTS, Trung Quốc lại đặt
niềm tin vào đồng tiền này và có dấu hiệu bỏ xa các quốc gia khác trên “sân chơi” mới. eCNY
(hay DCEP) là loại tiền KTS được Chính phủ Trung Quốc phát hành và hậu thuẫn.Được đánh giá
là đồng tiền có nhiều tiêu chuẩn khác biệt so với tiền mặt hay các loại tiền KTS khác đang được
lưu hành tại Trung Quốc, eCNY đã được NHTW Trung Quốc (PBOC) đưa vào thử nghiệm từ năm
ngoái tại 4 thành phố. Thời gian gần đây, Trung Quốc tiếp tục mở rộng thử nghiệm tiền KTS này
tại các thành phố lớn hơn như Bắc Kinh và Thượng Hải.Việc phát hành đồng tiền KTS eCNY nằm
trong nỗ lực đưa các hình thức tiền KTS mới vào lưu thông với mục tiêu tạo điều kiện cho người
dùng dễ tiếp cận các cơng cụ tài chính trực tuyến. Điều này cho thấy tham vọng của Trung Quốc
đối với dự án tiền KTS và mong muốn trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này.
Phải chuẩn bị hành lang pháp lý
Khác với Bitcoin hay những đồng tiền ảo khác, vốn được thiết kế để không phụ thuộc vào sự kiểm
sốt của bất kỳ cơng ty hay chính phủ nào, các loại tiền KTS thường do NHTW các nước phát
hành và bảo lãnh, giúp các chính phủ có thể dễ dàng kiểm sốt về tài chính.Bên cạnh đó, tiền KTS
có thể thay thế tiền mặt, qua đó các chính phủ có thể dễ dàng theo dõi các giao dịch tài chính để
ngăn chặn hành vi trốn thuế, rửa tiền hoặc tham nhũng.Các đồng tiền KTS của NHTW sẽ được
hưởng lợi từ phần lớn công nghệ tương tự của tiền điện tử tư nhân, cho phép thanh toán ngay lập
tức, giải quyết nhanh hơn và chi phí giao dịch thấp hơn, đặc biệt là đối với thanh toán xuyên biên
giới. Chúng cũng có thể là phương tiện đảm bảo như một cơng cụ tài chính để tiếp cận các bộ
phận dân cư khơng có NH.eCNY được Trung Quốc sử dụng và xem nó như đồng nhân dân tệ. Vì
thế, Việt Nam là quốc gia ngay bên cạnh nên không sớm thì muộn sẽ có những người sử dụng
đồng eCNY trong giao thương biên mậu, giao thương quốc tế.Ở đây sẽ phát sinh vấn đề, Việt Nam
có chấp nhận thanh tốn bằng eCNY hay khơng? Nếu chấp nhận chuyển tiền qua biên giới đồng
tiền này thì bằng cách thế nào? Cơ chế kiểm sốt ra sao?Việt Nam có sự giao thương chặt chẽ với

Trung Quốc, vì thế cần nghiêm túc xem xét hình thái tiền tệ KTS eCNY để nắm bắt các cơ hội và
đối phó với những thách thức, rủi ro.Đây là bài toán chúng ta cần nghiên cứu để đưa ra các giải
pháp tìm kiếm cách xử lý. eCNY hiện đang được Trung Quốc đưa vào áp dụng ở một số tỉnh,
thành, nhưng trong tương lai chắc chắn Trung Quốc sẽ áp dụng rộng rãi ở toàn quốc.Hiện nay, một
trong những lo ngại là sự gia tăng của tiền KTS có thể vơ tình ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ.
Nó có thể gây ra sự điều hành NH nếu người dùng quyết định để tiền gửi NH (vốn là nghĩa vụ của
NHTM) cho sự an toàn tương đối của đồng tiền do NHTW phát hành.Ngay cả ở Trung Quốc, hiện
cũng đang có những vấn đề nước này cho rằng eCNY chưa được như ý muốn, trong đó có sự đảm
bảo an tồn, tính bảo mật của đồng tiền này vẫn còn là dấu hỏi. Dẫu vậy, Việt Nam vốn có sự giao
thương chặt chẽ với Trung Quốc nên cần nghiêm túc xem xét hình thái tiền tệ mới này để nắm bắt
các cơ hội và đối phó với những thách thức, rủi ro.
6. Giới đầu tư cổ phiếu chuyển hướng sang châu Á


Theo Bloomberg, khảo sát được ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ) thực hiện với hơn 200 nhà đầu
tư tổ chức sở hữu 812 tỷ USD trong các quỹ đầu cơ cho thấy, châu Á - Thái Bình Dương là khu
vực được săn đón nhiều nhất, với tỷ lệ nhu cầu ròng đạt 55% trong 10 năm gần đây. Để so sánh, tỷ
lệ này đạt 20% tại thị trường Bắc Mỹ.Trong đó, thị trường chứng khốn Trung Quốc được dự đốn
là điểm đến được săn đón nhiều nhất bởi các quỹ đầu cơ nhỏ lẻ và dịng tín dụng tư nhân“Châu Á
sẽ chứng kiến sự thay đổi lớn về dòng vốn trong năm nay, nhất là các quỹ có quy mơ nhỏ tập trung
chủ yếu ở Hong Kong và Singapore. So với mặt bằng chung toàn cầu, các quỹ đầu cơ châu Á gần
đây đạt hiệu suất vượt trội hơn”, Bloomberg dẫn lời ơng Richard Johnston, trưởng nhóm phụ trách
thị trường châu Á của hãng tư vấn Albourne Partners (Hong Kong), nhận xét.Trong khi đó,
Johnston, người chuyên tư vấn các khoản đầu tư thay thế, cho biết một số quỹ phòng hộ ở Bắc Mỹ
đang có kế hoạch tăng tỷ trọng đầu tư vào Trung Quốc lên 15-20%.đầu tư cổ phiếu Trung Quốc
ảnh 1Cổ phiếu châu Á đang được giới đầu tư săn đón. Ảnh: Daily Post USA.Dữ liệu từ cơng ty
cung cấp dữ liệu tài chính Preqin (Anh) cũng chỉ ra rằng tổng tài sản dưới quyền quản lý của các
quỹ đầu cơ có trụ sở tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 20% trong năm 2020, đạt 155,6
tỷ USD. Một số công ty như Dymon Asia dự đoán con số trên sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.Ơng
Danny Yong, người đồng sáng lập Dymon Asia có trụ sở tại Singapore, cho rằng việc chính phủ

châu Âu và nhiều nước Bắc Mỹ liên tục đưa ra các gói kích thích kinh tế đã thơi thúc giới đầu tư
chuyển hướng sang châu Á do lo ngại bong bóng thị trường. Ông Yong hiện quản lý quỹ tài sản trị
giá khoảng 5 tỷ USD.Cùng lúc đó, các chính sách khuyến khích đầu tư của chính phủ Trung Quốc
gần đây cũng khiến thị trường này trở nên hấp dẫn hơn. Chỉ số CSI 300 ghi nhận mức tăng trưởng
vượt trội so với S&P 500 trong 2 năm gần đây trước khi lao dốc 3,9% so với mức tăng 4,2% của
thị trường chứng khoán Mỹ.Ở một diễn biến khác, cơn sốt cổ phiếu GameStop từng khiến các quỹ
thiệt hại lên đến hàng tỷ USD trước sự tấn công của các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng là một nguyên
nhân khiến họ chuyển hướng sang châu Á.Ông Kok Hoi Wong, Giám đốc đầu tư của APS Asset
Management, đang quản lý khoảng 3 tỷ USD, cho biết một số tổ chức bị cháy túi khi đổ xô bán
khống cổ phiếu GameStop và AMC Entertainment đang rút dần vốn để chuyển sang châu Á.Theo
ông, thị trường châu Á khơng có lực lượng trên mạng hung hãn như WallStreetBets hay
Robinhood, hiện tượng bán non và ép giá nhờ vậy cũng được hạn chế hơnThử nghiệm và sử dụng
tiền KTS có thể xem là xu hướng tồn cầu. Vì thế, NHNN cần xem xét, đánh giá cũng như xây
dựng khuôn khổ pháp luật để đưa vào quản lý.Trước mắt, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ xây
dựng hành lang pháp lý đối với các mơ hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số, công nghệ tài
chính, thanh tốn di động và cho vay ngang hàng.
7. Vàng thế giới suy giảm khi chứng khoán Mỹ tăng

Giá vàng có lúc giảm tới 1% vào ngày thứ Hai (22/3), với đà suy yếu của đồng USD và lợi suất
trái phiếu Mỹ khơng mang đến nhiều hỗ trợ vì chứng khoán Mỹ tăng điểm, điều này đã làm giảm
sức hấp dẫn của vàng.


Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng vàng giao ngay lùi 0.3% xuống 1,738.93
USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai mất 0.2% còn 1,738.1 USD/oz.“Vàng nên cao hơn nhưng chưa
như vậy. Điều đó thật sự nói lên một thị trường yếu nếu các mối tương quan bình thường (như
đồng USD suy yếu) không được giữ vững”, David Madden, Chuyên gia phân tích tại CMC
Markets UK chia sẻ và nói thêm rằng vàng có thể giảm thêm nếu đồng USD và lợi suất tăng.Giá
vàng đã giảm tới 1% trong phiên khi nhà đầu tư đổ xô vào đồng USD và trái phiếu Chính phủ, do
Thổ Nhĩ Kỳ quyết định thay thế người đứng dầu Ngân hàng trung ương của mình trước những chỉ

trích về lãi suất cao.“Nếu người dân Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại rằng đồng lira suy yếu, họ sẽ tìm mua
đồng USD hoặc vàng, nhưng đây là nơi mà nỗi sợ hãi xuất hiện – rằng các biện pháp kiểm soát
vốn sẽ ngăn tiền đổ vào trong nước… điều đó có thể rất phức tạp để người dân chạm tay vào đồng
USD, và lần lượt là vàng, trong vài tuần tới”, ông Madden nhận định.Đà tăng trên Phố Wall cũng
gây sức ép lên vàng.Bob Haberkorn, Chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, cho biết
chính sách lãi suất thấp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể hỗ trợ giá vàng vào cuối năm.
8. Giới chuyên gia kinh tế Mỹ: Fed sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến

Dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tuyên bố sẽ không sớm tăng lãi suất trước năm 2023, một
cuộc khảo sát các nhà kinh tế Mỹ được công bố ngày 22/3 lại cho rằng ngân hàng trung ương này
có thể buộc phải nâng lãi suất sớm nhất vào năm tới.Trong báo cáo mới nhất, Hiệp hội Kinh tế
Kinh doanh Quốc gia Mỹ (NABE) cho hay 46% chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của họ nhận
định Fed sẽ tăng lãi suất vào năm 2022, trong khi 28% cho rằng cơ quan này sẽ có động thái đó
vào năm 2023.Chỉ 12% cho rằng Fed sẽ nâng lãi suất sau năm 2023, mặc dù hầu hết các quan
chức khi kết thúc cuộc họp vào tuần trước nói rằng họ dự kiến khơng điều chỉnh lãi suất cho tới
hết năm đó. Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng nhắc lại cam kết duy trì lãi suất gần mức 0% tới khi
lạm phát đạt mức bền vững 2,0%.Cuộc khảo sát của NABE là dấu hiệu mới nhất cho thấy kỳ vọng
lạm phát đang gia tăng, sau khi Quốc hội Mỹ đưa ra các biện pháp kích thích quy mô lớn vào năm
2020 để giữ cho nền kinh tế trụ vững trong cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra.Tổng
thống Joe Biden trước đó trong tháng này cũng đã ký thành luật gói giải cứu trị giá 1.900 tỷ USD,
đưa đây trở thành biện pháp cứu trợ lớn thứ ba được thông qua trong thời kỳ đại dịch. Song gói
chi tiêu này đã thu hút sự phản đối từ một số nhà kinh tế khi họ cho rằng nó có thể kích thích q
mức nền kinh tế và đẩy giá lên cao.Cuộc khảo sát của NABE báo cáo 61% chuyên gia kinh tế
được hỏi tin rằng rủi ro lạm phát đang lớn hơn so với tình hình chung trong hai thập kỷ qua, trong
khi 37% không đồng ý với nhận định này.NABE tiến hành cuộc khảo sát khi kế hoạch cứu trợ của
Tổng thống Biden đang được Quốc hội xem xét và chưa thông qua. Vào thời điểm đó, các chuyên
gia đã bị chia rẽ về các biện pháp tài chính tổng thể của Chính phủ đối với đại dịch.30% số người
được hỏi cho biết phản ứng của Chính phủ là ổn thỏa, trong khi 37% đánh giá chúng là chưa đủ.
Cả hai mức trên giảm nhẹ so với cuộc khảo sát trước đó vào tháng 8/2020. Song lần này 18%
chuyên gia được khảo sát cho rằng các biện pháp đó là quá mức, tăng nhẹ so với kết quả trước đó.



Ngoài ra, NABE cho biết 88% số chuyên gia được hỏi lo lắng về tình hình nợ ở các mức độ khác
nhau, trong khi chỉ có 12% tỏ ra khơng quan tâmChính phủ Mỹ đã chi tới 5.000 tỷ USD cho các
biện pháp cứu trợ kinh tế trong đại dịch COVID-19. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ dự báo
thâm hụt ngân sách của nước này sẽ đạt mức cao thứ hai kể từ Thế chiến II trong năm nay, còn nợ
quốc gia sẽ đạt mức tương đương 102,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
KINH TẾ TRONG NƯỚC
9. Chi phí hệ thống điện quốc gia sẽ tăng do… năng lượng tái tạo

Nội dung trên vừa được bộ phận phân tích Cơng ty CP Chứng khốn SSI (SSI) nêu trong báo cáo
cập nhật ngành điện.Cụ thể, sản lượng các nhà máy nhiệt điện giảm chủ yếu là do huy động sản
lượng nhiều từ thủy điện và một phần đóng góp mới từ nhóm điện mặt trời. Thứ 2, nhóm nhiệt
điện chịu tác động bất lợi do sản lượng hợp đồng thấp cùng với giá than và khí đầu vào tăng. Thứ
3, chi phí đầu vào cho hệ thống điện tăng chủ yếu do giá bán cao từ nhóm năng lượng tái tạo, cộng
thêm giá khí cũng tăng khiến EVN phải cố gắng kiểm sốt chi phí.Do đó, nhóm cơng ty năng
lượng truyền thống, theo các nhà phân tích này, có thể gặp khó khăn trong việc đàm phán, điều
chỉnh hợp đồng mua bán điện (PPA) với EVN.Theo cập nhật của nhóm phân tích, giá bán trung
bình (ASP) của nguồn điện truyền thống (thủy điện, khí đốt và nhiệt điện than) là khoảng 1.169
đồng/kWh. Nếu so sánh FIT với giá bán trung bình, sẽ có hai kịch bản: Nếu sử dụng giá FIT hiện
tại, khoản chi phí tăng thêm để dùng nguồn năng lượng tái tạo ước tính khoảng 12.700 tỉ đồng
(tổng cộng 17.700 tỉ đồng bao gồm điện gió). Nếu sử dụng FIT dự thảo (7 cents/kWh), khoản chi
phí tăng thêm sẽ thấp hơn ở mức 7.800 tỉ đồng (tổng cộng 10.700 tỉ đồng bao gồm điện gió).Các
tính tốn trên khơng bao gồm các loại thuế ưu đãi.Thế nên, theo nhóm phân tích SSI, sản lượng
phát điện từ nhiệt điện có khả năng bị giảm huy động do một phần sản lượng mới tăng thêm từ
nhóm năng lượng tái tạo (điện mặt trời) và nguồn sản lượng dồi dào từ nhóm thủy điện.Với mức
tăng trưởng tiêu thụ điện trên toàn quốc là 7% mỗi năm, các công ty năng lượng tái tạo sẽ khó có
thể hoạt động hết cơng suất thiết kế. Ngoài ra, từ cuối năm 2021 đến năm 2022, hệ thống điện sẽ
có thêm cơng suất từ các dự án điện gió. Tuy nhiên nếu năm 2022 tình hình thuỷ văn kém khả
quan hơn năm 2021 thì có thể khơng xảy ra tình trạng giảm huy động ở các nguồn năng lượng tái

tạo.Do giá FIT đối với năng lượng tái tạo ở mức cao, cùng với giá khí tăng, EVN cần kiểm sốt
chi phí đầu vào. Do đó, các công ty đang đàm phán lại hợp đồng PPA với EVN có thể gặp khó
khăn. SSI cho rằng, khả năng EVN sẽ phải tăng giá điện bán lẻ để bù đắp một phần chi phí đầu
vào tăng, mặc dù EVN chưa có quyết định chính thức cho năm 2021.
10. Hàng khơng đề nghị mở cửa với du khách có "hộ chiếu vắc-xin"

Trong đó, VABA đề nghị nhà nước tăng cường thúc đẩy sản phẩm du lịch cách ly tại cơ sở cư trú,
phát triển những sản phẩm mang tính trải nghiệm du lịch tại chỗ, giúp du khách trong nước và
ngồi nước tìm hiểu văn hóa, du lịch các vùng miền Việt Nam ngay trong thời gian cách ly tạm
thời.


Đồng thời, từng bước mở cửa, nối lại đường bay quốc tế, chấp nhận cho khách nước ngoài vào
Việt Nam khi có chứng nhận tiêm vắc-xin, đặc biệt là khách từ các quốc gia có lượng hành khách
lớn hoặc có tiềm năng, đã kiểm soát được dịch bệnh cho hành trình Việt Nam và ngược lại như:
Châu Âu, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…Cục Hàng khơng VN trước đó cũng cho biết đã
chỉ đạo phịng chun mơn nghiên cứu Chương trình IATA Travel Pass, báo cáo Bộ Giao thơng
vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng nhằm sớm mở lại bay quốc tế.IATA
Travel Pass là một ứng dụng mới của ngành hàng khơng có thể giúp đi du lịch miễn cách ly, bằng
cách giúp khách du lịch lưu trữ, quản lý chứng nhận đã xét nghiệm và tiêm chủng Covid-19 của
họ. IATA Travel Pass được phát triển bởi Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), hiệp hội
thương mại toàn cầu với 290 hãng hàng không là thành viên.Thông tin từ Vietnam Airlines, ngày
25-2, Hãng đã có buổi làm việc đầu tiên với IATA về dự án hộ chiếu sức khỏe điện tử và được
IATA chính thức đề nghị tham gia thử nghiệm ứng dụng IATA Travel Pass.IATA Travel Pass là
ứng dụng mang tính toàn cầu, giúp xác định các yêu cầu của mỗi quốc gia đối với hành khách
trong giai đoạn Covid-19, đảm bảo kết quả xét nghiệm của hành khách đáng tin cậy cũng như
luồng thông tin bảo mật, nhất quán giữa các bên gồm chính phủ, cơ sở xét nghiệm, hãng hàng
khơng và hành khách.Ứng dụng có thể vận hành ngay trên điện thoại với nhiều tính năng, dữ liệu
như yêu cầu dịch tễ tại các quốc gia, danh sách các phịng thí nghiệm đạt chuẩn, lưu trữ kết quả
xét nghiệm Covid-19 và chứng nhận tiêm chủng của hành khách. Ứng dụng cũng giúp kết nối

những thông tin này với các chính phủ và hãng hàng khơng để thuận tiện cho công tác kiểm tra,
quản lý.Để tạo hộ chiếu sức khỏe điện tử, hành khách tích hợp thơng tin cá nhân từ mã căn cước
công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sau đó nhập thơng tin chuyến bay để tìm hiểu về
các quy định đi lại. Hộ chiếu sức khỏe điện tử sẽ được kết nối với các cơ sở xét nghiệm để nhận
kết quả và cập nhật trạng thái "Đủ điều kiện" nếu hành khách đáp ứng. Hành khách có thể chia sẻ
trạng thái này cùng kết quả xét nghiệm cho hãng hàng không thông qua ứng dụng trước khi lên
sân bay hoặc tại sân bay.Ông Alexandre de Juniac - Tổng giám đốc IATA cho biết: "Việc triển khai
thành công IATA Travel Pass là minh chứng cho thấy cơng nghệ có thể giúp hành khách và chính
phủ quản lý thông tin về y tế - du lịch một cách an toàn, thuận tiện và hiệu quả. Đây là cơ sở quan
trọng để hoạt động hàng không quốc tế được khởi động lại."IATA Travel Pass hiện đã nhận được
phản hồi tích cực từ Chính phủ của hơn 70 quốc gia và đang được hơn 20 hãng hàng không thử
nghiệm, trong đó có các hãng hàng khơng 5 sao như Singapore Airlines, Qatar Airways,... Ngày
17-3 vừa qua đã đánh dấu chuyến bay đầu tiên của Singapore Airlines áp dụng thành công IATA
Travel Pass để vận chuyển hành khách từ Singapore đến London (Anh).
11. Dự báo đến nửa cuối năm 2022 ngành dệt may mới phục hồi

Năm 2020, xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng -10,5%, đạt 35 tỷ USD. Trong bối cảnh
tổng cầu thế giới giảm hơn 22% từ 740 tỷ USD xuống 600 tỷ USD, các quốc gia cạnh tranh đều có
mức giảm 15-20%, mức sụt giảm của ngành dệt may Việt vẫn thấp hơn nhiều mặt bằng chung thế
giới.


Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex, cho biết ngành dệt may Việt Nam vừa trải qua năm
suy giảm đầu tiên trong lịch sử 25 năm mở ra thị trường xuất khẩu thế giới. Đến năm 2021, các
hoạt động giao dịch thương mại đã trở lại, tuy số lượng và đơn giá chưa trở lại bằng ngưỡng năm
2019.“Với dệt may, để trở lại ngưỡng tiêu thụ của năm 2019, thì theo dự báo sáng nhất cũng phải
đến quý III/2022. Cịn theo kịch bản phục hồi chậm, thì hết năm 2023”, ơng Trường nói.Ngành dệt
may lần đầu suy giảm sau 25 năm ảnh 1Bắt đầu có những tín hiệu tích cực đối với ngành dệt may
trong nước. Ảnh: Reuters.Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam, trong đó có các
doanh nghiệp của Vinatex đã có đơn hàng đến hết tháng 4. Những mặt hàng như hàng dệt kim,

hàng phổ thơng với sức tiêu thụ lớn đã có đơn hàng đến tháng 7, tháng 8.Đối mặt với dịch Covid19 bùng phát trở lại lần 3, ông Trường cho rằng tình hình dịch bệnh đã khác. Nếu để xảy ra dịch
bệnh ở cơ sở, phải cách ly không thể tổ chức sản xuất, thì ngồi việc bị thiệt hại về tiền lương, chế
độ cho người lao động, các doanh nghiệp cịn khơng thể hồn thành được hợp đồng kinh tế đã ký
kết với khách hàng.Bên cạnh việc bị thiệt hại trong cam kết tài chính với khách hàng, trong dài
hạn, vị trí của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng tồn cầu cũng lung lay và có thể bị thay thế
(nhất là trong bối cảnh hiện nay, quy trình tái bố trí lại chuỗi cung ứng đã đẩy nhanh hơn).Chính vì
thế, đại diện Vinatex đánh giá lần này việc kiểm soát dịch bệnh ở các doanh nghiệp dệt may cần
thực hiện ở mức độ cao hơn, chặt chẽ hơn. Ông Trường cho rằng doanh nghiệp và lãnh đạo doanh
nghiệp cần nâng mức độ phòng chống dịch bệnh lên cao nhất.
Hai là đối với người lao động đến từ vùng dịch thì chưa đến nhà máy làm việc, đảm bảo cách ly
đủ 21 ngày, sau đó đi kiểm tra có kết quả âm tính. Doanh nghiệp cam kết hỗ trợ cho những lao
động này mức lương tối thiểu.Ba là thực hiện nghiêm túc tập trung sản xuất kinh doanh, đảm bảo
năng suất, chất lượng trong giai đoạn bản lề phấn đấu đạt ngưỡng năm 2019 để phục hồi về tài
chính, đơn hàng và vị trí mới trong chuỗi cung ứng, mạnh mẽ hơn so với vị trí đã có từ
trước.Ngành dệt may trong nước đang đảm bảo việc làm cho lực lượng lao động hơn 4 triệu
người, dù việc làm ít đi, thu nhập ít đi nhưng vẫn trên mức tối thiểu và không làm mất việc của
người lao động.Năm 2021, ngành dệt may trong nước dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 39
tỷ USD ra thị trường nước ngồi, mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD.Để hồn thành mục tiêu kim
ngạch xuất khẩu 39 tỷ USD đề ra, các doanh nghiệp dự kiến phải tìm kiếm, mở rộng thị trường,
trong đó các FTA được coi là cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.Lãnh đạo Vinatex cũng
cho biết muốn tận dụng lợi ích về cắt giảm thuế quan từ các FTA, doanh nghiệp phải chứng minh
được nguồn gốc sản xuất tại Việt Nam hoặc các nước nội khối trong hiệp định từ khâu sợi trở đi
đối với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), từ khâu sản xuất
vải trở đi với Hiệp định EVFTA...



×