Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Đẹp ngỡ ngàng vườn tượng Phật trên đất nước Lào doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.57 KB, 8 trang )



Đẹp ngỡ ngàng vườn
tượng Phật trên đất nước
Lào

Nằm không xa thủ đô Vien Chăn Lào và cũng rất gần tỉnh
Noong Khai Thái Lan, có một khu vườn nối dài qua biên giới
hai quốc gia mà chỉ cần đặt chân đến bạn sẽ cảm nhận một
không khí vừa linh thiêng lại vừa khoan thai.

Vào năm 1958, một người đàn ông tên là Bounlua Suliat đã
chọn một địa điểm ven dòng Mekong để thỏa sức sáng tạo
một không gian mang đầy màu sắc Phật giáo tên gọi Wat
Xiengkuane, thường gọi là “Vườn tượng Phật”, 25 km từ
Viên Chăn. Còn bên tỉnh Noong Khai Thái Lan, vị pháp sư
này cũng thực hiện một công trình tương tự thứ hai tên gọi là
Wat khaek hay Bãi Phật Sala Keoku.


Khu vườn tượng Phật nổi tiếng bởi vố số tượng Phật với
nhiều khuôn mặt và tư thế khác nhau được thể hiện hoàn toàn
bằng chất liệu xi măng. Cũng vì lý do đó mà thời gian 5 thập
kỉ đã “khoác” lên lên những lớp áo rêu phong cho các bức
tượng tạo nên những hình ảnh thay đổi qua mỗi ngày. Ngoài
những tượng Phật, nhiều tượng hình điêu khắc các linh vật,
ác quỉ và con người cũng được thể hiện rất tinh xảo. Bước
chân vào Vườn tượng Phật, du khách dễ cảm thấy choáng
ngợp bởi có lẽ chưa ở đâu người ta lại thấy một tập hợp nhiều
tượng đến thế. Sự pha trộn của Hindu giáo, Phật giáo hòa
quyện với những thần nhân trong sử thi Ramayana như


Shiva, Visnu, Rama, Sita… tạo nên không gian vừa linh
thiêng mà cũng rất sinh động.


Các tác phẩm trong Vườn tượng Phật được thể hiện trong
thập niên 1950 – 1960, giai đoạn cuộc chiến tranh ở Đông
Dương đang vào thời kỳ ác liệt nhất. Những khuôn mặt vì thế
ẩn chứa rất nhiều cảm xúc khác nhau thể hiện cho một thời
lịch sử. Cái cảm giác của thời cuộc với nhiều uẩn khúc của
con người, của khung cảnh kiến chính những vị thần Phật
cũng không thể bình yên, tĩnh tại nhập định trong hai khu
vườn ấy. Đâu đó du khách có thể thấy cái xáo động, bức bối,
trào dâng nhiều cảm xúc cứ chực toát ra từ thần thái của
những bức tượng.

Đối nghịch với xáo động, khắc khổ thì cũng có những khuôn
mặt rất bình dị, ấm cúng, gần gũi… Đó là hình ảnh bức tượng
Phật nằm khổng lồ ở trung tâm của công viên. Dài khoảng 40
mét, gương mặt Đức Phật thanh thoát, bao dung với vầng
trán rộng, mắt khép nhẹ, môi mỉm cười, dáng vẻ thảnh thơi
như tư thế Phật tổ nhập Niết Bàn hơn 25 thế kỉ trước.



Du khách cũng không thể bỏ lỡ công trình lớn được gọi là
động Âm Phủ, mang hình dáng trái bí ngô khổng lồ. Cửa
động là miệng ác quỷ cao hơn 2m. Đối diện động Âm Phủ, ở
phía bờ sông có ngọn tháp tượng trưng cho thiên đường.
Tầng thứ hai của tháp, du khách có để quan sát toàn cảnh
công viên tượng Phật Xieng Khuan.


Cảnh vật nơi khu vườn rất thanh bình; sự hòa trộn giữa vườn,
rừng, suối róc rách với dòng sông Mekong mênh mang; giữa
cái những khuôn mặt tượng mộc mạc rông rêu với vẻ kỳ bí,
huyền diệu thần thái của những bức tượng làm cho nơi đây
trở nên thu hút hơn. Một điều mà du khách rất ngạc nhiên là
tuy quy mô của những bức tượng cao lớn bao nhiêu nhưng
từng chi tiết nhỏ đều là những nét điêu khắc tỉ mỉ.



Ông Bounlua là một người rất tinh thông về triết học Hindu,
Phật giáo, thần thoại học, biểu tượng học… Mặc dù không
qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào về nghệ thuật tạo hình,
điêu khắc nhưng ông muốn chuyển tải những hình ảnh mà
mình thấy trong những những giấc chiêm bao, và trong
những cảm nhận về thần linh mà ông ngộ ra được trong đời
sống hàng ngày. Cũng vì lí do đó, những bức tượng như là
một cách lý giải về sự giao thoa của các nền văn hóa trên đất
nước Lào, miêu tả sinh động bối cảnh hiện tại khi đó và
những mẩu chuyện cách điệu theo truyền thuyết Lào dưới
những bức tượng cũng làm du khách cảm giác tò mò và thích
thú.



“Vườn Tượng Phật” làm lữ khách choáng ngợp phút ban đầu
nhưng càng đi lại càng cảm thấy gần gũi, nét bình dị, ấm
cúng cứ lan toả sau mỗi bước chân trên vùng đất Phật, đồng
thời gửi gắm nguyện ước và niềm tin của mình chốn linh

thiêng.

×