Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.15 KB, 5 trang )
Vài nét về nghệ thuật
điêu khắc gỗ của người
ba na kriêm vĩnh thạnh
Cũng như các dân tộc anh em chung sống trên dãy Trường
Sơn, người Ba na Kriêm ở Vĩnh Thạnh trong quá trình tồn tại
và phát triển đã kiến tạo cho mình một nét bản sắc văn hóa
riêng biệt, qua thời gian đã trở thành một giá trị tinh thần quý
giá. Trong muôn vàn những nét văn hóa ấy, đáng chú ý là
nghệ thuật tạc tượng, điêu khắc gỗ.
Đến bất cứ làng nào của người Ba na, chúng ta dễ nhận thấy
nghệ thuật điêu khắc tập trung chủ yếu ở ngôi nhà rông, bắt
đầu từ cầu thang lên sàn đến nóc. Các bức điêu khắc này
thường được bàn tay các nghệ nhân tài hoa chạm nổi, ngoài
những hoa văn hình học còn có cả hình người, hình chim thú.
Mỗi con vật được chạm thường phản ánh ước lệ một nội
dung rất súc tích, theo Bok Vin - một già làng ở Kon Blo (xã
Vĩnh Sơn), cho biết: hình tạc chim Plang hay chim khách
tượng trưng cho lòng hiếu khách, cởi mở của dân làng đối
với cư dân xung quanh. Chim Pliêu hay chim chào mào
tượng trưng cho tiếng ríu ra, ríu rít, tụ họp đông vui của nhiều
thế hệ. Một hàng Kơ tớp, những con cu cườm, cu gáy đứng
trên nóc nhà rông cho thấy một vụ mùa bội thu, lắm ngô
nhiều thóc. Chim nhồng, chim két tức chim Jông, chim Dyé,
những loài chim học được cách nhại lại tiếng người, ân cần
mời mọc mọi người uống rượu cần
Những loài chim nêu trên cũng thường được đẽo gọt thành
những khối tượng tròn để vào những chỗ đặt những điêu