Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Nhân lực làm thương hiệu: Thị trường còn bỏ ngỏ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.08 KB, 4 trang )




Nhân lực làm thương
hiệu: Thị trường còn bỏ
ngỏ
Thương hiệu có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của DN, được xem là
phần tài sản quan trọng nhất của DN" - nguyên tắc này đã được nhiều DN
VN bắt đầu chú ý đến, song để có thể thuê một giám đốc thương hiệu, một
chuyên viên về thương hiệu chuyên nghiệp vào thời điểm này là một điều
khó khăn.

Giá trị của một thương hiệu mạnh
Các chuyên gia kinh tế, một thương hiệu mạnh có thể tăng dòng tiền của
doanh nghiệp bạn bằng cách chiếm lĩnh thị phần và biến một cái giá cao hơn
mức thông thường trở nên chấp nhận được. Khách hàng vẫn tỏ ra thích thú
khi bỏ ra 200USD để mua một đôi giày hiệu Nike trong khi có thể mua một
đôi giày khác có chất lượng tương tự nhưng chưa có tên tuổi chỉ với giá
50USD. Sự chênh lệch về giá cả ở đây nằm ở chỗ một đôi giày có thương
hiệu còn một đôi thì không và khách hàng đã trả tiền để mua thương hiệu.
Thương hiêu mạnh có thể tung ra sản phẩm và dịch vụ mới nhanh hơn
những Cty thương hiệu yếu, do mức độ tín nhiệm hiện có của thương hiệu
khiến khách hàng dễ dàng chấp nhận. Thậm chí có bằng chứng cho thấy một
thương hiệu mạnh có thể kích thích sự đổi mới, đóng vai trò như một "ngôi
sao Bắc đẩu" trong việc định hướng, hướng dẫn hoạt động nghiên cứu và
triển khai, nhờ đó đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn đầu tư vào phát triển sản
phẩm.
Không chỉ thế, trong những thời kỳ hỗn loạn, thương hiệu mạnh có thể là
nguồn gốc của sự ổn định, tạo ra những rào cản ngăn chặn sự thâm nhập của
những đối thủ cạnh tranh. Đây chính là giá trị giảm bớt rủi ro đối với dòng
tiền của thương hiệu.


Khó tìm người làm thương hiệu
Theo một điều tra mới đây về tình trạng xây dựng thương hiệu của DN VN
trên cơ sở khảo sát 498 DN (trong đó 66% là DN tư nhân và 34% là DN nhà
nước) chỉ có 16% DN có bộ phận chuyên trách hoặc phòng tiếp thị chịu
trách nhiệm chính về hoạt động tiếp thị, 80% DN không có chức danh quản
lý thương hiệu trong Cty.
Đánh giá về thực trạng này, ông Phạm Quang Vinh - GĐ Cty Pham &
Partners, đối tác đại diện tại VN của Interbrand (Cty tư vấn hàng đầu thế
giới về quản trị thương hiệu) nhận xét: "Có nhiều nhà quản trị cho rằng, xây
dựng và quản trị thương hiệu đơn giản chỉ là quảng cáo". Trong thực tế, có
rất nhiều ông chủ không thật sự coi trọng vấn đề xây dựng thương hiệu với
một chiến lược bài bản mà họ tạo dựng thương hiệu bằng cách tập trung vào
chất lượng sản phẩm với giá cả cạnh tranh. Trong nền kinh tế cạnh tranh và
truyền thông phát triển như hiện nay, chỉ chất lượng và giá cả thôi, chưa đủ.
Rất nhiều DN, nhất là các DN vừa và nhỏ lại đang vướng vào "vòng luẩn
quẩn" giữa điều kiện tài chính và nguồn nhân lực. Ông Nguyễn Trọng Tấn -
chuyên gia xây dựng và phát triển thương hiệu thuộc Cty Lantabrand (một
trong những Cty tư vấn nhãn hiệu chuyên nghiệp đầu tiên ở VN) - cho biết:
"Các giám đốc DN hiện nay thường kiêm nhiệm luôn công việc xây dựng,
phát triển thương hiệu bởi không có đủ khả năng trả cả ngàn USD mỗi tháng
để thuê các giám đốc thương hiệu nhiều kinh nghiệm từ các Cty nước ngoài
về xây dựng và thực hiện chiến lược cho mình. Những Cty liên doanh hay cổ
phần có chức danh giám đốc thương hiệu riêng nhưng đó là đi thuê và cũng
chỉ dám thuê trong thời gian ngắn, làm theo dự án. Hiếm hoi lắm mới có một
vài Cty đầu tư".
Cũng theo ông Tấn, DN phải có vốn từ 50 tỉ đồng trở lên mới đủ tiềm lực
theo đuổi một chiến lược phát triển thương hiệu bài bản cho riêng mình.
Thuê các Cty thương hiệu thì giá cao, nhiều DN không "với" tới, còn muốn
thuê người phụ trách chuyên biệt công việc này thì lại "đào" không ra người.
Nhân lực làm thương hiệu đang khan hiếm. Một trong những nguyên do

nằm ở khâu đào tạo. Ở VN hiện nay chỉ mới có một vài trung tâm đào tạo
ngắn hạn dạy về thương hiệu như VN Marcom, AIM, Lantabrand Các
trường đại học vẫn chưa có chuyên ngành riêng nào dạy về thương hiệu.

×