Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 12 vòng 1 năm 2013 môn sử docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.63 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
LONG AN Môn : LỊCH SỬ (BẢNG A)
Ngày thi : 23/10/2012
Thời gian : 180 phút (không kể thời gian phát đề)


Câu 1 (1 điểm)
Ở thị quốc Địa Trung Hải thời cổ đại, thể chế dân chủ được biểu hiện như
thế nào?
Câu 2 (3 điểm)
Thế nào là lãnh địa phong kiến? Tại sao nói lãnh địa phong kiến là một đơn
vị kinh tế đóng kín và một đơn vị chính trị độc lập?
Câu 3 (3 điểm)
Trình bày nguồn gốc ra đời và tình cảnh của giai cấp vô sản công nghiệp. Từ
đó, nêu những hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp này?
Câu 4 (5 điểm)
Thông qua nôi dung Hội nghị Ianta (2.1945), anh (chị) hãy lập bảng tóm tắt
việc các nước thắng trận đã thỏa thuận khu vực đóng quân và phân chia phạm vi
ảnh hưởng ở châu Á, châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai theo các tiêu chí: tên
nước thắng trận, khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng. Từ đó, cho biết hệ quả
của hội nghị này?
Câu 5 (1 điểm)
Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang-Âu Lạc?
Câu 6 (4 điểm)
Hãy cho biết ở thế kỉ XIII, nhân dân ta trải qua những cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm nào? Nhân tố nào dẫn tới sự thắng lợi của những cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm trong thời gian đó?
Câu 7 (3 điểm)
Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm
lược Việt Nam. Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu đầu tiên khi mở
cuộc tấn công nước ta?



HẾT

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.


Họ và tên thí sinh :……………………………….SBD :……………………….
Giám thị 1 :……………………………Giám thị 2 : ………………………
ĐỀ CHÍNH THỨC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
LONG AN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM 2012
Môn : LỊCH SỬ (BẢNG A)
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)


I. Hướng dẫn chung :
1. Khi làm bài, hoc sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản
như trong Hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ số điểm như hướng dẫn quy định.
2. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai
lệch so với Hướng dẫn chấm và được thống nhất tại Hội nghị triển khai
Hướng dẫn chấm của Sở (ngày 24/10/2012).
3. Điểm toàn bài không làm tròn.
II. Đáp án và thang điểm :
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM


(1điểm)


Ở thị quốc Điạ Trung Hải thời cổ đại, thể chế dân chủ
được biểu hiện như thế nào?


- Không chấp nhận có vua. 0.25
- Hơn 30.000 công dân họp thành Đại hội công dân.

0.25
- Mỗi phường cử 10 người thành lập một Hội đồng 500, có
vai trò như quốc hội.
0.25
- Hàng năm, mọi công dân họp 1 lần để phát biểu ý kiến và
biểu quyết những việc lớn.
0.25
2
(3điểm)

Thế nào là lãnh địa phong kiến? Tại sao nói lãnh địa
phong kiến là một đơn vị kinh tế đóng kín và một đơn vị
chính trị độc lập?



a. Lãnh địa phong kiến :

- Là khu đất rộng lớn.

0.25
- Gồm :
+ Đất của lãnh chúa (lâu đài, dinh thự, nhà thờ…).


0.25
+ Đất khẩu phần (dùng cho nông nô cày cấy). 0.25
b. Lãnh địa phong kiến là một đơn vị kinh tế đóng kín
và một đơn vị chính trị độc lập, vì :



- Kinh tế đóng kín :

+ Mọi thứ cần dùng trong lãnh địa đều do nông nô trong
lãnh địa đó tự sản xuất.
0.25
+ Hầu như không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài
(trừ muối và sắt).
0.25
ĐỀ CHÍNH THỨC

+ Thủ công nghiệp còn gắn liền với nông nghiệp. 0.25
- Chính trị độc lập :

+

Lãnh chúa nắm quyền cai trị lãnh địa như một ông vua.

0.25
+ Trong lãnh địa có :
.
quân đội, tòa án. 0.25
.

chế độ thuế khóa, chế độ đo lường, luật pháp…riêng. 0.25
+ Lãnh chúa có quyền “miễn trừ”. 0.25
+ Là một pháo đài kiên cố. 0.25
+ Có hào sâu, tường cao, được bảo vệ chặt chẽ. 0.25
3
(3điểm)




Trình bày nguồn gốc ra đời và tình cảnh của giai cấp vô
sản công nghiệp. Từ đó, nêu những hình thức đấu tranh
đầu tiên của giai cấp này?



a. Nguồn gốc ra đời và tình cảnh của giai cấp vô sản
công nghiệp :


- Nguồn gốc :

+ Sự ra đời và phát triển chủ nghĩa tư bản.

0.50
+ Những nông dân mất đất, thợ thủ công bị phá sản. 0.50
- Tình cảnh :

+ Đồng lương chết đói.


0.25
+ Lương phụ nữ, trẻ em còn rẻ mạt hơn. 0.25
+ Làm việc từ 16-18h/ngày.

0.25
+ Điều kiện làm việc tồi tệ, điều kiện sinh hoạt ẩm thấp.

0.25
+ Nguy cơ bị mất việc làm cao.

0.25
b. Những hình thức đấu tranh đầu tiên :


- Đập phá máy móc, đốt công xưởng.

0.50
c. Nhận xét :


Mang tính tự phát

0.25
4
(5điểm)




Thông qua nôi dung Hội nghị Ianta (2.1945), anh (chị)

hãy lập bảng tóm tắt việc các nước thắng trận đã thỏa
thuận khu vực đóng quân và phân chia phạm vi ảnh
hưởng ở châu Á, châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
theo các tiêu chí: tên nước thắng trận, khu vực đóng quân
và phạm vi ảnh hưởng. Từ đó, cho biết hệ quả của hội
nghị này?




a. Lập bảng tóm tắt việc các nước thắng trận đã thỏa
thuận khu vực đóng quân và phân chia phạm vi ảnh
hưởng ở châu Á, châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
theo các tiêu chí: tên các nước thắng trận, khu chiếm
đóng và phạm vi ảnh hưởng :

Tên các nước thắng trận Khu vực chiếm đóng và
phạm vi ảnh hưởng



Mĩ, Anh, Pháp

- Khu vực chiếm đóng :
+ miền Tây nước Đức.
+ Tây Beclin.
+ các nước Tây Âu.
+ Nhật (Mĩ).
+ miền Nam Triều Tiên
(Mĩ).

- Phạm vi ảnh hưởng :
+ Đông Nam Á.
+ Tây Á.
+ Nam Á.



Liên Xô
- Khu vực chiếm đóng :
+ miền Đông Đức.
+ Đông Beclin.
+ miền Bắc Triều Tiên.
+ 4 đảo thuộc quần đảo
Curin.
+ Các nước Đông Âu.
- Phạm vi ảnh hưởng : Đông
Âu.
b. Hệ quả hội nghị Ianta (2.1945) :
Những quyết nghị ở Ianta cùng những thỏa thuận sau đó
của Anh, Mĩ, Liên Xô đã trở thành :

Mỗi
chi
tiết
đạt
0.25
điểm.

0.50
+ Khuôn khổ trật tự thế giới mới. 0.50

+ Đó là : “trật tự 2 cực Ianta”. 0.50
5
(1điểm)

Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất của cư dân
Văn Lang-Âu Lạc?

- Ăn :
+ Gạo nếp, gạo tẻ thổi thành cơm. 0.25
+ Cá, thịt, rau, củ… 0.25
- Mặc : Nữ mặc áo váy, nam đóng khố. 0.25
-
Ở : Nhà sàn.

0.25
6
(4điểm)

Hãy cho biết ở thế kỉ XIII, nhân dân ta trải qua những
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nào? Nhân tố nào dân
tới sự thắng lợi của những cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm thời gian đó?




a. Ở thế kỉ XIII, nhân dân ta trải qua những cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm :




Ba lần chống quân Mông-Nguyên : 0.25
- Lần 1 (1258).

0.25
- Lần 2 (1285).

0.25
- Lần 3 (1288).

0.25
b. Những nhân tố dẫn tới sự thắng lợi :


- Sự lãnh đạo tài tình của vua-quan nhà Trần (0.25) với
các vị tướng tài giỏi (0.25).
0.50

- Sự nhất trí (0.25) đoàn kết toàn dân (0.25).

0.50
- Truyền thống yêu nước, bất khuất.

0.25
- Ý thức độc lập, tự chủ sẵn sàng chống mọi kẻ thù của
dân tộc.
0.50
- Sự chăm lo và quan tâm của triều đình với những
chính sách tiến bộ.
0.50

- Toàn dân ủng hộ triều đình nên phát huy được sức
mạnh nhân dân.
0.50
- Tính chính nghĩa cuộc đấu tranh. 0.25
7
(3điểm)

Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ thực dân Pháp ráo
riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam. Vì sao thực dân Pháp
chọn Đà Nẵng là mục tiêu đầu tiên khi mở cuộc tấn công
nước ta?





a. Những sự kiện chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết
chuẩn bị xâm lược Việt Nam :


- Từ thế kỉ XVII, các giáo sĩ Pháp tích cực xây dựng cơ
sở từ Nam chí Bắc.
0.25

- Khá nhiều thương nhân Pháp đến làm ăn, buôn bán ở
nước ta.
0.25
- Pháp cho tàu chiến đến Đà Nẵng (0.25) (1856). 0.25
- Tàu Pháp lại xin tới truyền đạo (0.25) buôn bán (0.25)
(1857).

0.50
- Liên quân Pháp-Tây Ban Nha kéo đến cửa biển Đà
Nẵng để chuẩn bị mở cuộc tấn công vào nước ta (0.25)
(1858).
0.25
b. Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu đầu tiên
tấn công nước ta, vì :


- Cửa biển sâu, rộng.

0.25
- Quen thuộc, thuận lợi cho tàu Pháp cập bến. 0.25
- Cách kinh thành Huế không xa, khoảng 100km. 0.50
- Chiếm được Đà Nẵng nhanh chóng chiếm được kinh
thành Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
0.50


×