Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu NGHIÊN CỨU KÍCH THÍCH SINH SẢN CÁ CHẠCH LẤU (Mastacembelus armatus) BẰNG hCG (human Chorionic Gonadotropin pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.72 KB, 9 trang )

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 343-351 Trường Đại học Cần Thơ

343
NGHIÊN CỨU KÍCH THÍCH SINH SẢN CÁ CHẠCH
LẤU (Mastacembelus armatus) BẰNG hCG (human
Chorionic Gonadotropin)
Nguyễn Văn Triều
1
và Nguyễn Văn Kiểm
1

ABSTRACT
The study on artificial propagation of zig-zag eel Mastacembelus armatus by
human Chorionic Gonadotropin (hCG) hormone was conducted from 03/2008
– 08/2008 at the Freshwater Hatchery, College of Aquaculture and Fisheries,
Can Tho University. Two experiments were randomly contributed with three
replicates for each. In the first experiment; the effect of injection times on
oocyte maturation and ovolution of zig-zag eel were tested with three different
treatments at 2, 3, and 4 injection times respectively. The effect of hCG’s
dosage on oocyte maturation and ovalution of zig-zag eel was also tested in the
second experiment. The gravid broodstocks were induced with the final
injected at different dosage 1000, 2000 and 3000 UI/kg female. The results
showed that 100 % of fishes were ovulated at total of three injection times. The
relative fecundity (21,189 ± 1,309 eggs/kg female) was higher significantly
(P<0.05) difference compared to other treatments. The three hormone
treatments led to similar result in term of ovalutions rate 100 %. The fecundity,
fertilization rate, and hatching rate were not significantly (P> 0.05) differences
between the all treatments.
Keywords: artificial propagation, Mastacembelus armatus, hCG, dosage of
hormone
Title: Study on induced breeding of zig-zag eel (Mastacembelus armatus) by


hCG (human Chorionic Gonadotropin)
TÓM TẮT
Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chạch lấu bằng hCG (human Chorionic
Gonadotropin) được thực hiện từ tháng 3/2008 đến 8/2008 tại Trại cá thực
nghiệm, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu gồm 2 thí
nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lập lại. Thí nghiệm 1: Ảnh
hưởng của số lần tiêm hCG đến quá trình chín và rụng trứng cá chạch lấu gồm
3 nghiệm thức với số lần tiêm lần lượt là 2, 3 và 4 lần. Thí nghiệm 2: Ảnh
hưởng của nồng độ hCG khác nhau lên quá trình chín và rụng trứng cá chạch
lấu gồm 3 nghiệm thức với nồng độ tiêm ở liều quyết định lần lượt là 1000,
2000 và 3000 UI/kg cá cái. Theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ cá đẻ (%), sức sinh sản

1
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 343-351 Trường Đại học Cần Thơ

344
(trứng/kg cá cái), tỷ lệ thụ tinh (%) và tỷ lệ nở (%). Kết quả nghiên cứu cho
thấy: Kích thích sinh sản cá chạch lấu bằng hCG với 3 lần tiêm cho tỷ lệ cá đẻ
100%, sức sinh sản thực tế đạt 21.189 ± 1.309 trứng/kg cá cái cao hơn có ý
nghĩa (P< 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Cá chạch lấu được tiêm 3 lần
với liều các quyết định là 1.000 UI/kg cá cái, 2.000 UI/kg cá cái và 3.000
UI/kg cá cái đều cho tỷ lệ cá rụng trứng là 100%, sức sinh sản, t
ỷ lệ thụ tinh và
tỷ lệ nở khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Từ khóa: Sinh sản nhân tạo, Mastacembelus armatus, cá chạch lấu, hCG,
liều lượng kích thích tố
1 GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long luôn khẳng định được vai trò của mình trong nền
kinh tế quốc dân. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, có thể nói đây

là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển nghề nuôi thủy sản. Trong những loài
cá nuôi ở
đây thì cá da trơn (cá tra, cá basa) là những đối tượng có giá trị kinh
tế cao và được nuôi phổ biến. Tuy nhiên, thời gian gần đây do gặp khó khăn về
vấn đề giá cả và thị trường mà người nuôi có xu hướng tì m kiếm những loài
nuôi mới có giá trị kinh tế cao và ổn định nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi.
Một trong những hướng nghiên cứu là phát triển kỹ thuật sản xuất giống các
loài cá nuôi bản địa có triển vọng về kinh tế. Cá chạch lấu (Mastacembelus
armatus) tuy chưa được biết nhiều nhưng theo đánh giá của những người dân
nuôi cá ở tỉnh Đồng Tháp thì loài cá này được coi là một trong những loài có
triển vọng phát triển. Cá chạch lấu có chất lượng thịt ngon, có thể chế biến
được nhiều món ăn nên rất được ưa chuộng, hiện giá bán bình quân khoảng
120.000-180.000 đồng/kg. Cá chạch lấu phân bố ở nước ngọt và lợ nhạt, kích
thước có thể đạt tới 91 cm (Sokheng, 1999), pH thích hợp là 6,5-7,5 (Riede,
2004). Thức ăn chủ yếu của cá là thức ăn tươi sống như cá, giáp xác, giun, côn
trùng sống đáy (Pethiyagoda, 1991; Rainboth, 1996). Cá thường sinh sản vào
tháng 4 đến tháng 6 hằng năm (Pathiyagoda,1991). Với những đặc tính trên thì
cá chạch lấu là đối tượng nuôi rất phù hợp với điều kiện ở ĐBSCL.
Hiện nay, người dân nuôi cá chạch lấu ở một số địa phương nh
ư Đồng Tháp,
An Giang đang gặp khó khăn trong việc tìm mua con giống có chất lượng tốt
để thả nuôi. Phần lớn con giống cá chạch lấu được khai thác và thu gom từ các
thủy vực trong tự nhiên với chất lượng và số lượng cá giống không đảm b ảo.
Khi nuôi cá có tỷ lệ sống thấp, kích cỡ không đồng đều. Một yêu cầu cấp thiết
đặt ra là phải nghiên cứu sinh sản, nhằm ti ến tới hoàn thiện quy trình sản xuất
giống cá chạch lấu. Từ đó, đề tài: “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chạch
lấu (Mastacembelus armatus) bằng hCG” được tiến hành. Mục tiêu của đề tài
nhằm tìm hiểu số lần và liều lượng tiêm kích thích tố hCG (human chorionic
gonadotropin) để kích thích sinh sản nhân cá chạch lấu đạt hiệu quả cao góp
phần hoàn chỉnh qui trình sản xuất giống nhân tạo cá chạch lấu.

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 343-351 Trường Đại học Cần Thơ

345
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chạch lấu bằng hCG được thực hiện từ tháng
3 năm 2008 đến tháng 9 năm 2008 tại Trại cá thực nghiệm – Khoa Thủy sản –
Đại học Cần Thơ. Cá chạch lấu bố mẹ có khối lượng 300-500 g/con được mua
từ Hồng Ngự - Đồng Tháp về nuôi vỗ trong lồng với diện tích (2 x 2 x 2,5 m)
đặt trong ao. Mật độ nuôi: 3 kg/m
2
. Thức ăn nuôi vỗ là cá tạp nước ngọt. Trước
khi cho cá ăn thức ăn được cắt nhỏ vừa cỡ miệng cá chạch lấu. Khẩu phần ăn là
5% trọng lượng thân/ngày, ngày cho ăn 1 lần. Trong quá trình nuôi vỗ, định kỳ
mỗi tháng kéo toàn bộ để kiểm tr a sự thành thục sinh dục của cá.
2.1 Chọn cá chạch lấu cho sinh sản
Cá cái: Chọn cá cái khỏe mạnh, không bị xây xát, không bị thương tật có phần
bụng dưới to và mềm đều, da bụng mỏng, lỗ sinh dục to, màu hồng, có gai sinh
dục tròn và lỗ sinh dục hơi lồi ra (Hình 1). Kết hợp dùng que thăm trứng để lấy
trứng đo đường kính. Tuyến sinh dục của cá ở giai đoạn IV, đường kính tế bào
trứng 1,8 – 2,0 mm chiếm tỷ lệ > 60%. Trứng cá có hình tròn, đều cỡ, màu sắc
đồng đều và sáng.







Hình 1: Lỗ sinh dục cá cái Hình 2: Lỗ sinh dục cá đực
Cá đực: Chọn con đực thân thon dài, khỏe mạnh, không bị xây xát, không bị

thương tật có lỗ sinh dục tròn và lõm vào trong (Hình 2), dùng tay vuốt nhẹ
gần lỗ sinh dục cá thấy có sẹ màu trắng sữa chảy ra.
2.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của số lần tiêm liều dẫn bằng kích thích tố HCG đến
tỷ lệ rụng trứng, sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của cá chạch lấu. Thí
nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm ba nghiệm th ức (NT) với số lần
tiêm liều dẫn khác nhau (NT 1.1: 1 lần, NT 1.2: 2 lần, NT 1.3: 3 lần), ba lần lặp
lại. Mỗi lần lặp lại trong mỗi nghiệm thức được tiêm với 3 cá cái (Bảng 1).

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 343-351 Trường Đại học Cần Thơ

346
Bảng 1. Phân bố liều lượng hCG giữa các lần tiêm kích thích tố ở thí nghiệm 1
Nghiệm thức Lần Nồng độ (UI) Thời gian giữa các lần tiêm (giờ)
1 500
NT 1.1
(tiêm dẫn 1 lần)
2 2000
10
1 500
2 500
24
NT 1.2
(Tiêm dẫn 2 lần)
3 2000 10
1 500
2 500
3 500

24


NT 1.3
(Tiêm dẫn 3 lần)
4 2000 10
Ở liều quyết định, tất cả cá chạch lấu cái ở các nghiệm th ức sẽ được tiêm kích
thích tố hCG với liều lượng là 2000 UI/kg cá cái. Cá chạch lấu đực được tiêm 1
lần bằng kích thích tố hCG với liều lượng bằng 1/3 liều quyết định của cá cái
và cùng thời điểm với tiêm liều quyết định của cá cái.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ hCG khác nhau lên quá trình sinh sản
cá chạch lấu được thực hiện sau khi có kết quả ở thí nghiệm 1. Thí nghiệm 2
cũng được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức, lặp l ại ba lần. Mỗi
nghiệm th ức, một lần lặp lại tiêm 03 cá cái (Bảng 2).
Bảng 2. Liều lượng HCG kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch lấu
Nghiệm thức Liều lượng hCG Số lần tiêm
NT 2.1 1000 Kết quả từ thí nghiệm 1
NT 2.2 2000 Kết quả từ thí nghiệm 1
NT 2.3 3000 Kết quả từ thí nghiệm 1
Cá chạch lấu đực chỉ tiêm 1 liều bằng 1/2 liều cá cái và cùng thời điểm v ới
tiêm liều quyết định của cá cái.
2.3 Thụ tinh nhân tạo cho trứng cá chạch lấu
Sau khi tiêm cá cái xong khoảng 3 – 5h tính từ lần tiêm cuối cùng có thể kiểm
tra sự rụng trứng của cá. Tiến hành vuốt nhẹ bụng cá cái ở gần lỗ sinh dục nếu
thấy trứng chảy ra thì trứng đã rụng. Tinh cá đực được tiến hành vuốt và bảo
quản tinh dịch trong nước muối sinh lí 9‰ rước khi vuốt trứng,.
Sau đó tiến hành vuốt trứng cá cái. Trước khi vuốt trứng cá, dùng khăn mềm
lau khô dụng cụ đựng trứng và thân cá. Vuốt nhẹ bụng cá cái theo hướng từ
đầu xuống bụng cá, đồng thời dùng thau hứng trứng. Sau khi vuốt trứng cá cái
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 343-351 Trường Đại học Cần Thơ

347

xong, đổ dung dịch tinh dịch trực tiếp vào trứng và dùng lông gà khuấy đều, rồi
cho dung dịch thụ tinh (3 g muối + 4 g urê + 1 lít nước) vào khuấy đều khoảng
1-2 phút để trứng thụ tinh. Sau khi thụ tinh ta tiến hành rải trứng lên giá thể để
ấp bằng giá thể hoặc khử dính trứng bằng Tanin để ấp bằng bình weys.
2.4 Ấp trứng cá chạch lấu
Trứng cá chạch lấu sau khi thụ tinh sẽ được khử dính với dung dịch Tanin
1,5‰ (1,5 g + 1 lít nước). Đổ dung dịch Tanin vào ngập trứng và đảo đều
khoảng 2-4 giây, chắt bỏ dung dịch này và rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần cho
tới khi trứng hết dính. Khi quá trình khử dính hoàn tất, tiến hành ấp trứng trong
bình Weys. Lưu lượng nước chảy qua bình ấp trứng trung bình 1,0-1,5 lít/1
phút.
2.5 Thu thập và x
ử lý số liệu
Thu các số liệu sinh sản của cá chạch lấu gồm: Tỷ lệ cá rụng tr ứng, thời gian
hiệu ứng, sức sinh sản. Trứng cá chạch lấu sau khi thụ tinh xong sẽ được cho
vào các khay nhựa (mỗi nghiệm thức với 1 lần lập lại sẽ được ấp trong 3 khai
nhựa) để theo dõi các số liệu sinh s ản như: tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở. Số liệu được
tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn bằng cách sử dụng phần mềm Excel.
So sánh trung bình giữa các nghiệm th ức dựa vào phân tích ANOVA một nhân
tố và phép thử Duncan.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của số lần tiêm kích thích tố hCG lên quá trình sinh sản cá
chạch lấu
3.1.1 Biến động tỷ lệ đường kính trứng cá chạch lấu
Bảng 3 cho thấy, ở NT 1.1 trước khi tiêm liều thứ nhất tỷ lệ trứng có đường
kính ≥ 1,8 mm đạt 60%, trứng có đường kính <1,6 mm và từ 1,6 – 1,7 mm lần
lượt là 33,3% và 6,7%. Đến trước khi tiêm liều thứ hai (cách liều thứ nhất 10
giờ) thì thấy đường kính trứng có sự tăng rõ rệt. Tỷ lệ trứng có đường kính
≥1,8 mm đã đạt 66,3% do những trứng có đường kính 1,6-1,7 mm tăng kích
thước sau khi được tiêm kích thích tố. Tuy nhiên, với tỷ lệ trứng có đường kính

cực đạ
i (≥1,8) đạt 66,3% vẫn chưa đạt đến tỷ lệ cần thiết để kích thích cá chạch
lấu rụng trứng. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004) để chọn cá đẻ tốt nhất thì tỷ lệ
tế bào trứng có kích thước cực đại chiếm 80%.
Ở NT 1.2 tỷ lệ trứng có đường kính ≥1,8 mm tăng đều qua ba lần tiêm, lần lượt
là 63,3%, 76,6% và 80%. Do ở NT 1.2 cá được tiêm 3 liều kích thích tố, lần 1
cách lần 2 là 24 giờ và lần 2 cách lần 3 là 10 giờ nên có đủ thời gian để những
trứng có đường kính nhỏ (1,6-1,7 mm) tăng đường kính lên ≥1,8 mm. Vì thế
trước khi tiêm liều thứ 3, tỷ lệ trứng có đường kính ≥1,8 đạt tương đối cao
(80%). Đây là tỷ lệ thích hợp để có thể kích thích cá chạch lấu rụng trứng.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 343-351 Trường Đại học Cần Thơ

348
Riêng NT 1.3 tỷ lệ trứng có đường kính ≥1,8 mm của lần tiêm thứ 3 đạt
(83,3%) là thời điểm thích hợp để kích thích cá rụng trứng, nhưng đến trước
lần tiêm cuối cùng (liều quyết định) thì tỷ lệ trứng có đường kính ≥1,8 mm
tăng đột ngột lên 96,7%, trong số đó có nhi ều trứng không còn tròn đều. Điều
này chứng tỏ có nhiều trứng cá đã chuyển sang giai đoạn thoái hóa, dẫn
đến
hiện tượng khi chích liều thứ tư cá không rụng trứng hoặc trứng rụng nhưng tỷ
lệ thụ tinh sẽ giảm.

Bảng 3. Biến động đường kính trứng qua các lần tiêm kích thích tố ở các nghiệm
thức thí nghiệm
Tỷ lệ (%) trước khi tiêm
Nghiệm
thức
Đường kính
trứng (mm)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4

< 1,6 33,3 27
1,6 – 1,7 6,7 6,7
NT 1.1
≥ 1,8 60 66,3
< 1,6 20 6,7 13,3
1,6 – 1,7 16,7 16,7 6,7
NT 1.2
≥ 1,8 63,3 76,6 80
< 1,6 27 16,7 10 3,3
1,6 – 1,7 9,7 10 6,7 0
NT 1.3
≥ 1,8 63,3 73,3 83,3 96,7
3.1.2 Kết quả sinh sản của cá chạch lấu
Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng c ủa số lần tiêm liều dẫn (500 UI/kg cá cái) của
kích thích tố hCG lên quá trình sinh sản cá chạch lấu được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Kết quả sinh sản nhân tạo cá chạch lấu với số lần tiêm khác nhau
Nghiệm
thức
Tỷ lệ cá rụng
trứng (%)
Thời gian
hiệu ứng
(giờ)
SSS thực tế
(trứng/kg ♀)
Tỷ lệ thụ
tinh (%)
Tỷ lệ nở (%)
NT 1.1 - - - - -
NT 1.2 100 6,3 21.189±1309

b
73,3 ± 1,5
a
71,3 ± 1,2
a

NT 1.3 100 5 17.667± 471
a
68,5 ± 2,1
a
73,5 ± 2,1
a

Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa ( p > 0,05)
Bảng 4 chỉ ra rằng ở NT 1.1 cá không rụng trứng. Trong khi đó hai nghiệm
thức còn lại đạt tỷ lệ rụng trứng 100%. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là
do cá chạch lấu đẻ nhiều lần trong năm (Xakun và Buskaia, 1968). Trong
buồng trứng cá chạch lấu có trứng ở nhiều giai đoạn khác nhau, nhiều trứng cá
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 343-351 Trường Đại học Cần Thơ

349
có đường kính nhỏ hơn 1,8 mm, chưa đạt đến giai đoạn IV (Nguyễn Văn Triều,
2010). Thêm vào đó chỉ tiêm 2 liều thuốc là liều sơ bộ và liều quyết định chỉ
cách nhau trong thời gian ngắn (10 giờ), vì thế trứng cá chưa đạt đến độ chín
cần thiết để sẵn sàng rụng.
Thời gian hiệu ứng ở NT 1.2 kéo dài trung bình 6,3 giờ còn ở NT 1.3 là 5 giờ.
Từ kết quả thực tế cho thấy với lượng kích thích tố càng cao thì thời gian hiệu
ứng thuốc càng ngắn. So với các loài cá đẻ trứng dính khác thì cá chạch lấu có
thời gian hiệu ứng ngắn hơn. Thời gian hiệu ứng thuốc của cá tra là 8-12 giờ
(Phạm Văn Khánh, 1996), cá chạch sông là 8 giờ 40 phút (Nguyễn Qu ốc Đạt,

2007).
Sức sinh sản tương đối của cá ở các nghiệm thức dao động 17.667 – 21.189
(trứng/kg cá cái). Ở NT 1.1, cá không sinh sản. Ở NT 1.2 cá có sức sinh sản
cao nhất (21.189 trứng/kg cá), và khác nhau có ý nghĩa (P < 0,05) so với các
nghiệm th ức còn lại. Nguyên nhân là do ở NT 1.2 (tiêm hai liều dẫn 500 UI
hCG/kg cá cái) trứng cá chạch lấu đã chín tốt, độ đồng đều cao và sẵn sàng
sinh sản. Khi cá chạch lấu đã thành thục tốt thì chỉ cần tiêm cho cá liều lượng
kích thích tố thích hợp thì cá sẽ rụng t rứng và đẻ trứng tốt. Nhưng khi tiêm 3
liều dẫn (NT 1.3) thì độ đồng đều của trứng cá không cao như ở NT 1.2 vì
nhiều trứng đã chuyển sang giai đoạn thoái hoá. Điều này làm cho sức sinh sản
của cá chạch lấu ở NT 1.3 thấp hơn có ý nghĩa (P<0,05) so với nghiệm thức 2.
Và đây cũng là nguyên nhân làm cho số cá đẻ ở NT 1.3 chỉ có 2/3 con và tỷ lệ
thụ tinh của trứng ở nghiệm t hức 3 (68,5%) cũng tương đối thấp so với NT 1.2
(71,3%), nhưng tỷ lệ nở lại cao hơn NT 1.3 (73,5%) so với NT 1.2 (73,3%).
Tuy nhiên, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của hai nghiệm thức khá c nhau không có ý
nghĩa thống kê (P > 0,05).
Từ những kết quả trên, có thể rút ra kết luận việc sử dụng hCG ở liều lượng NT
1.2 (2 liều dẫn 500 UI và 1 liều quyết định 2000 UI/kg cá cái) cho tỷ lệ rụng
trứng, sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở là tương đối ổn định và hiệu quả.
3.2 Ảnh hưởng của nồng độ hCG khác nhau ở lần tiêm liều quyết định lên
quá trình sinh sản cá chạch lấu
Từ kết quả thu được của Thí nghiệm 1, trong Thí nghiệm 2 ở tất cả các nghiệm
thức cá chạch lấu cái sẽ được tiêm 2 liều dẫn (500 UI/kg cá cái) và nồng độ
hCG ở liều quyết định khác nhau. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở Bảng 5.
Qua Bảng 5 cho ta thấy, khi kích thích sinh sản nhân tạo cá ch
ạch lấu bằng
kích thích tố hCG với 3 lần tiêm và ở liều quyết định với mức liều lượng khác
nhau là 1.000 UI/kg cá cái, 2.000 UI/kg cá cái và 3.000 UI/kg cá cái đều cho tỷ
lệ cá rụng trứng là 100%. Thời gian hiệu ứng giữa các nghiệm t hức không
chênh lệch (6 – 7 giờ).


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 343-351 Trường Đại học Cần Thơ

350
Bảng 5. Kết quả sinh sản cá chạch lấu với nồng độ hCG khác nhau ở lần tiêm liều
quyết định
Nghiệm
thức
Tỷ lệ cá rụng
trứng (%)
Thời gian
hiệu ứng
(h)
Sức sinh sản
thực tế
(trứng/kg ♀)
Tỷ lệ
thụ tinh
(%)
Tỷ lệ nở
(%)
NT 2.1 100 7 7.795± 2.951
a
70,7 ± 0,6
a
67 ± 2,7
a
NT 2.2 100 6h30 11.149 ± 1.470
a
66,7 ± 5,7

a
71 ± 1,2
a
NT 2.3 100 6 12.741 ± 3.033
a
70,0 ± 3,00
a
73 ± 2,1
a
Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa ( p > 0,05)
Sức sinh sản qua các nghiệm thức tăng dần. Trong đó ở NT 2.3 sức sinh sản
cao nhất (12.741 trứng/kg cá cái) còn ở NT 2.1 sức sinh sản thấp nhất (7.795
trứng/kg) chênh lệch giữa 2 nghiệm thức 4.946 trứng. Tuy nhiên, sức sinh sản
giữa các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Khi so
sánh với các loài cá đẻ trứng dính khác như cá tra có sức sinh sản khoảng
50.000 trứng/kg (Cacot, 1998), cá kết có sức sinh sản khoảng 24.000 – 114.000
trứng/kg, cá chạch sông khoảng 68.000 trứng/kg (Nguyễn Quốc Đạt, 2007) thì
sức sinh sản của cá chạch lấu tương đối thấp hơn.
Tỷ lệ thụ tinh dao động 66,7 - 70,7%. Ở NT 2.1 tỷ lệ thụ tinh cao nhất (70,7%)
và thấp nhất là ở NT 2.2 (66,7%). Tỷ lệ nở cao nhất là ở NT 2.3 (73%) và thấp
nhất là NT 2.1 (67%) thấp hơn có ý nghĩa (P < 0,05) so với NT 2.3. Tuy nhiên,
khi so sánh thống kê thì ở cả 3 nghiệm thức với nồng độ HCG khác nhau ở lần
tiêm liều quyết định thì sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, khác nhau không ý nghĩa (P
> 0,05). Từ các phân tích trên cho thấy ở NT 2.3 cho tỷ lệ rụng trứng, sức sinh
sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở đem lại kết quả tối ưu nhất.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Sử dụng hCG để kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch lấu bằng cách tiêm 2
liều dẫn (500 UI/kg) và 1 liều quyết định (2000 UI/kg) cho kết quả là tỷ lệ đẻ
cao (100%), sức sinh sản trong khoảng 21.189±1309 trứng/kg cá cái, tỷ lệ thụ

tinh đạt 73,3% và tỷ lệ nở là 71,3%.
4.2 Đề xuất
Nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch lấu bằng LRH + DOM và
Ovaprim.


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 343-351 Trường Đại học Cần Thơ

351
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Quốc Đạt, 2007. Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá chạch sô ng
(Macrognathus siamensis). Luận văn Thạc sĩ, Ngành nuôi trồng thủy sản,
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Kiểm. 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống nước ngọt. Khoa
Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Triều, 2010. Nghiên cứu đặc đ
iểm sinh học cá chạch lấu
(Mastacembelus armatus). Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. Số
15B (2010), p. 70-80.
Pethiyagoda, R., 1991. Freshwater fishes of Sri Lanka. The Wildlife Heritage
Trust of Sri Lanka, Colombo. 362 p.
Phạm Văn Khánh, 1996. Sinh sản nhân tạo và nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu
Long. Luận án Phó tiến sĩ. Đại học Thủy sản Nha Trang.
Philippe Cacot, 1998. Description of the sexual cycle related to the environment
and set up of the artificial propagation in Pangasius Bocourti (Sauvage, 1880)
and Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878), reared in floating cages and
in ponds in the Mekong Delta. Proceedings of the mid-term workshop of the
“Catfish Asia Project” Can Tho, Vietnam, 11-15 May 1998. 71p
Rainboth, W.J, 1996. Fishes of the Cambodian Mekong. FAO. 1996.
Riede, K., 2004. Global register of migratory species - from global to regional

scale. Final Report of the R&D - Projekt 808 05 081. Federal Agency for
Nature Conservation, Bonn, Germany. 329p. + appendix.
Sokheng, C., C. K. Chhea, S. Viravong, K. Bouakhamvongsa, U. Suntornratana,
N. Yoorong, N. T. Tung, T. Q. Bao, A. F. Poulsen and J. V. Jorgensen, 1999.
Fish migrations and spawning habits in the Mekong mainstream: a survey
using local knowledge (basin-wide). Assemment of Mekong fisheries: Fish
Migrations and Spawning and the Impact of Water Management Project
(AMFC). AMFB Report 2/1999. Vientiane, Lao, P.D.R.
Xakun O. F. and Buskaia N. A., 1968. Xác định các giai đọan thành thục và
nghiên cứu chu kỳ sinh dục cá. Bản dị
ch của Lê Thanh Lựu, 1982. NXB Hà
Nội, 47 trang.

×