Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN THẤT BẠI pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.04 KB, 7 trang )





NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN
ĐẾN THẤT BẠI




Ai cũng có ước mơ, nhưng phần lớn đều không thể hiện thực
hóa được ước mơ của mình. Đó là thất bại phổ biến nhất thường thấy
trong cuộc sống. Sự thất bại của số đông nói trên có thể xuất phát từ
một số trong những nguyên nhân chính sau:
- Không có mục tiêu rõ ràng cùng với khát vọng lớn lao trong cuộc sống -
Cuộc sống không mục tiêu là hành trình lang thang vô định, không biết sẽ
trôi dạt về đâu. Đó là lối sống theo kiểu “nước chảy bèo trôi”.Khi sống
không mục tiêu rõ ràng, con người sẽ không biết tập trung trí tuệ, sức lực,
thời gian vào việc gì, nên dễ bỏ lỡ cơ hội. Biểu hiện của cuộc sống không
mục tiêu rõ ràng được Lou Holtz, tác giả, diễn giả về động lực sống mô tả:
“Nếu bạn thấy chán ngán cuộc đời, nếu bạn thức dậy mỗi sáng mà không
có một khát khao cháy bỏng làm một điều gì đó thì bạn đang thiếu mục tiêu
cho mình”.
- Thiếu niềm tin vào bản thân - Niềm tin là nguồn động lực không thể
thiếu để biến ước mơ thành hiện thực. Biểu hiện phổ biến nhất của căn
bệnh thiếu tự tin thể hiện qua cụm từ “tôi không thể” khi xuất hiện cơ hội
hay khả năng nào đó. Người thiếu niềm tin sẽ tìm đủ mọi lý do để biện
minh cho sự né tránh hành động, mà thực chất là tự đóng cánh cửa tiềm
năng của bản thân. Một số người không dám nghĩ đến việc lớn vì thiếu
niềm tin, nên thường hay ngụy biện “phải tỏ ra thực tế”. Người đoạt giải
Nobel Hòa Bình Jody Williams cho rằng: “Sự khác biệt giữa một người


bình thường và một người xuất chúng nằm ở cách nhìn đối với bản thân
trong mối tương quan với cuộc đời. Có niềm tin vào chính mình, bạn có thể
vượt qua bất cứ trở ngại nào trong cuộc sống”. Chính sức mạnh của niềm
tin đã biến một số người thành anh hung và một số khác thành những con
người cam phận thất bại.
- Nỗi sợ thất bại - Khi mang trong lòng nỗi sợ thất bại con người sẽ không
dám hành động. K. D. Harrell, tác giả quyển “Attitude is Everything for
Success” khẳng định: “Tiếng nói có sức hủy diệt mạnh mẽ nhất không đến
từ người khác mà ở ngay bên trong bản thân chúng ta”. William
Shakespeare thì nói một cách hình tượng về sự thât bại từ nỗi sợ: “Người
bạc nhược chết nhiều lần trước khi chết”.
- Thiếu ý chí và lòng quyết tâm - Hành trình đến thành công là con đường
dốc gập ghềnh mà đỉnh vinh quang chỉ xuất hiện khi ta đủ ý chí để vượt qua
và chấp nhận trả giá. Hầu hết những người thành đạt đỉnh cao đều trải qua
những khó khăn, sai lầm và thất bại. Người thành công thường gặp nhiều
thất bại hơn người bình thường, nhưng luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu sau
nhiều lần thất bại. Louis Pasteur nhấn mạnh: “Sự nghiệp của người ta lớn
hơn hay nhỏ hơn là do ý chí cao hay thấp”. Như vậy, điều quyết định cho
tương lai không phải là hoàn cảnh hiện tại mà là ý chí và mục tiêu của con
người hướng đến đâu.
- Thiếu kiên trì - Người thất bại thường buông xuôi, bỏ cuộc hay gục ngã
ngay khi gặp thất bại đầu tiên. Khi đó họ tìm đủ lý do khách quan để biện
minh cho sự thất bại và bỏ cuộc của mình. Cũng có người kiên trì hành
động, nhưng không rút ra được những bài học cần thiết để thay đổi cách
nghĩ cách làm, nên vẫn tiếp tục thất bại.
- Nhân cách tiêu cực - Ngày nay con người không thể đạt được những
mục tiêu lớn lao nếu chỉ biết dựa vào sức lực của bản thân. Bài học mà
người được mệnh danh là “phù thủy sáng tạo”, tỷ phú Steve Jobs rút ra
trong cuộc đời là: “Những điều tuyệt vời nhất không bao giờ có thể đạt
được chỉ với một người. Nó phải do cả một ekip hợp sức làm nên”. Con

người với tính cách tiêu cực như thiếu hòa nhã, thiếu trung thực, ích kỷ, hẹp
hòi, tự cao tự đại …là những người cô độc trong cuộc sống và công việc,
nên thường thất bại.
- Thiếu ý thức tự kỷ luật đối với bản thân - Cuộc sống là một hành trình
đấu tranh không ngơi nghỉ, đấu tranh với bản thân và ngoại cảnh để thực
hiện ước mơ và mục tiêu của mình. Trong đó đấu tranh để chiến thắng
những nhược điểm của bản thân là cuộc đấu tranh khó khăn, dai dẳng nhất.
Đức phật Thích Ca dạy rằng: “Thắng một vạn quân không bằng tự thắng
chính mính”. Còn Plato, triết gia cổ Hy Lạp thì cho rằng: “Trong mọi thành
công, chiến thắng chính bản thân mình là chiến thắng quan trọng và vĩ đại
nhất. Bị khuất phục trước bản thân là thất bại nhục nhã và đáng xấu hổ
nhất”. Sự thiếu ý thức tự kỷ luật rất dễ dẫn đến việc dễ dãi với bản thân
trước những cám dỗ thường trực trong cuộc sống, làm chệch hướng bước đi
của mình.
- Thiếu quyết đoán - Việc nắm bắt cơ hội không chỉ cần sự nhạy bén mà
cả tính quyết đoán. Thiếu quyết đoán là biểu hiện của sự thiếu can đảm và
thiếu tự tin ở bản thân. Người thiếu tính quyết đoán dễ đánh mất cơ hội và
dễ bị lung lạc, do dự vì ý kiến của người khác. Thực chất của việc bỏ lỡ cơ
hội là từ bỏ thành công. Phần đông những người thất bại là những người dễ
vứt bỏ mục tiêu của mình trước những ý kiến chống đối hay những nguy cơ
mơ hồ nào đó. Những thành công lớn của những vĩ nhân xưa nay trong tất
cả các cuộc chiến, cuộc đấu tranh hay kinh doanh đều gắn liền với tính
quyết đoán.
- Thiếu ý thức học hỏi để không ngừng hoàn thiện bản thân trong một thế
giới phát triển ngày càng nhanh với những yêu cầu ngày càng cao để thích
ứng. Thỏa mãn với kiến thức của mình đống nghĩa với việc chấp nhận để
người khác vượt qua mình và có thể nhanh tay nắm bắt cơ hội hơn mình.
Người thiếu ý thức học hỏi không sớm thì muộn sẽ là người tụt
hậu.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại trong

cuộc sống. Để có thể hiện thực hóa ước mơ của mình chúng ta hãy thẳng
thắn cùng rà soát lại bản thân xem có phải một hay vài nguyên nhân nói
trên là rào chắn ngăn cách mình với thành công không.

×