Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Tận dụng đúng cách docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.52 KB, 14 trang )




Tận dụng đúng cách

Tận dụng gầm cầu thang làm… toa hút khói và kho chứa đồ.
Nói tới chuyện xây nhà, gần đây nhiều người lắc đầu
ngán ngẩm. Chẳng nói ra thì ai cũng biết, tình hình kinh
tế khó khăn, giá cả vật tư, nhân công lên cao; đất đai thì
vẫn cực kỳ đắt đỏ. Nếu mà có xây nhà thì phải… khéo tận
dụng!
Xây nhà kiểu tận dụng
Cũng chẳng phải chờ tới thời bão giá hay kinh tế suy thoái thì
dân tình mới thắt lưng buộc bụng, cân – đong – đo - đếm
trong chuyện xây nhà. Ở nước ta, từ xưa tới nay, trong quan
niệm, trong nếp nghĩ thì xây nhà là một việc cực kỳ quan
trọng, là niềm mơ ước, nỗ lực cả đời người. Dẫu vậy thì số
người ung dung xây nhà hiếm lắm, còn đại đa số là những
người xây nhà với hoàn cảnh khó khăn, tâm trạng nhiều băn
khoăn lo lắng. Người ung dung là khi có đủ mọi điều kiện
thuận lợi, có đất rộng, vị trí đẹp, có đủ tiền xây như mình
muốn, có đủ quyền để điều hành sai khiến. Số đông còn lại
thì ngược lại, mọi thứ đều không đủ, thiếu hụt lắm chỗ, bất
lợi nhiều bề… Nhà thì vẫn cứ phải xây, vì chờ đầy đủ mọi
điều kiện, chờ cái tư thế ung dung thì chẳng biết đến bao giờ.
Cái mình mong muốn bao giờ cũng vượt hơn những cái mình
đang có, đó là một lẽ thường ở đời; mà ai cũng hiểu!
Vậy thì phải cố gắng xoay xở, phải tận dụng thôi! Rất nhiều
người xây nhà cũng phải vay mượn, rồi “kéo cày” trả nợ. Đó
là một câu chuyện khác, nhưng cũng không tách rời hoàn
toàn. Cũng phải nói rằng, trong thời điểm hiện tại thì vấn đề


nhà ở, bất động sản, mua bán, xây dựng nhà cửa đang là vấn
đề rất thời sự, thời thượng và cũng là bức tranh có nhiều gam
màu u ám. Giá nhà đất, giá xây lắp quá cao so với mức thu
nhập của đại đa số dân chúng trong xã hội. Giấc mơ về một
ngôi nhà, chốn an cư lý tưởng ngày càng trở nên xa vời, thậm
chí là điều không tưởng. Nhưng điều đó không có nghĩa là
người ta không cần ngôi nhà để sống, không có nhu cầu về
mua đất, xây nhà. Không có được cái như trong mơ thì…
phải giảm tiêu chuẩn giấc mơ đi thôi. Không có được biệt thự
thì cố gắng “với” sang nhà phố, không được nhà phố thì tìm
đến nhà nhỏ trong hẻm, hay leo lên chung cư… Không đủ
tiền mua được đất rộng thì mua đất nhỏ, không có đất vuông
vắn thì chấp nhận méo mó; không đủ khả năng “chơi” hàng
cao cấp thì xài hàng trung bình… miễn sao cho vừa khả
năng, vừa túi tiền. Bởi bản chất của câu chuyện xây nhà tận
dụng này cũng chính là lý do tài chính, là tiền.
Ừ, thì bằng lòng; cố gắng tận dụng! Có ai đó nói rằng: Không
có được cái mình yêu thì hãy yêu cái mình có! Cũng phải
thôi… Mà đây là ngôi nhà của mình, nên càng phải yêu chứ,
dù nó đang và sẽ có thể không hoàn mỹ như giấc mơ xa xôi.
Những chủ nhà này, khi đóng vai khách hàng với kiến trúc sư
hay mang tâm lý có phần yếm thế, thiếu tự tin cùng những
“giá mà”, “nếu như” kiểu: giá mà mặt tiền rộng hơn chút nhỉ,
giá mà có thêm mặt thoáng nhỉ, giá mà diện tích lớn thêm
chút nữa nhỉ… cùng tâm trạng hơi e ngại… về sự nhiệt tình
của kiến trúc sư trước một bài toán khó. Nhưng khi gặp kiến
trúc sư rồi (tất nhiên phải gặp đúng người), thì rất nhiều chủ
nhà vỡ ra rằng: “Nó” vẫn có thể rất ổn, rất đẹp, dù trên tinh
thần tận dụng, tiết kiệm, dù có rất nhiều khó khăn cả khách
quan và chủ quan! Nếu “nó” ổn rồi thì nó vẫn có thể hay hơn

nữa. Nhưng rõ ràng, muốn xoay chuyển tình thế xấu thành
đẹp, dở thành hay, ít thành nhiều, thiếu thành đủ…, tức là
thay đổi theo chiều hướng có lợi, tích cực thì phải cần một
bàn tay lành nghề; một vai trò tư vấn chuyên môn, chuyên
nghiệp của kiến trúc sư để… tận dụng đúng cách!
Tận dụng đúng cách
Nhà khéo tận dụng, thì sẽ đỡ được nhiều chi phí xây dựng.
Nhà khéo tận dụng, sẽ khai thác tốt nhất được những gì hiện
có (dù có thể hiện trạng là bất lợi). Nhà khéo tận dụng, sẽ đáp
ứng đủ nhu cầu của người sinh sống trong ngôi nhà đó (mà
ban đầu tưởng chừng là không thể)… Và để đạt được những
yếu tố đó, thì phải tận dụng đúng cách.
Ở đây, cũng cần phải hiểu một cách tổng quát rằng: khéo tận
dụng là tối ưu hoá những gì đang có của mảnh đất, của ngôi
nhà, chứ không hẳn là một phương pháp xây nhà dành cho
những cuộc đất xấu, hiện trạng xấu trở nên đẹp. Với một hiện
trạng không xấu, với một khả năng tài chính không khó khăn
thì vẫn cần tận dụng để làm cho tốt hơn, tiết kiệm hơn. Tận
dụng tốt, hiệu quả chính là thước đo của chất lượng công
trình, năng lực của người thiết kế, quản lý, thi công.
Tận dụng chiều cao đến sát trần.

Nhà khéo tận dụng là sản phẩm của một chuỗi quy trình, từ
đầu tư, thiết kế, thi công, vận hành và sử dụng – tất cả đều
liên quan đến nhau. Tuy nhiên, vai trò của thiết kế là quan
trọng nhất, chi phối tới tất cả các yếu tố kia. Một thiết kế tốt
– khéo tận dụng – sẽ làm cho việc đầu tư hiệu quả, thi công
chính xác, nhanh gọn, tiết kiệm (vật tư và nhân công); cũng
ảnh hưởng lớn tới quá trình sử dụng (đặc biệt trong vấn đề
tiết kiệm năng lượng).

Việc tận dụng không phải là “tận thu”, cố gạn lấy nhiều nhất
cái có lợi như kiểu tận dụng diện tích sử dụng, giảm thiểu chi
phí vật tư, nhân công để tiết kiệm tiền. Tận dụng đúng cách
là phải làm hài hoà tất cả, hợp lý tổng thể trong mối tương
quan nhiều chiều: kinh tế, bền vững, công năng, thẩm mỹ.
Một trong những nguyên tắc quan trọng của tận dụng đúng
cách là vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy phạm về kỹ
thuật xây dựng, các nguyên lý kiến trúc căn bản, các số liệu
nhân trắc học…

Không thể vì tận dụng mà lại dùng ximăng (hay vật tư khác)
kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn; không thể vì tận dụng
mà lại làm cầu thang nhỏ hơn, dốc hơn tiêu chuẩn sử dụng,
cũng không thể vì tận dụng mà bỏ qua những yêu cầu kiến
trúc liên quan thiết thực đến công năng, ảnh hưởng tới chất
lượng không gian sống (như thiếu cửa sổ, hoặc cửa không đủ
diện tích gây thiếu sáng, thoáng)…
Trong thời buổi tấc đất tấc vàng, 1m2 đất là vàng, 0,1m2 đất
cũng là vàng, và dường như ai cũng xây nhà trong tình
trạng… đất không đủ rộng, vậy nên hay có tâm lý gạn hết
mức có thể để đổi lấy diện tích sử dụng. Và quan niệm thông
thường của mọi người là hay đi đến việc lấy thước đo diện
tích sử dụng (của phòng chức năng chính) làm được – hơn.

Thật ra diện tích chỉ là một trong nhiều yếu tố để làm nên giá
trị không gian sử dụng, bên cạnh nó còn có nhiều yếu tố khác
không kém phần quan trọng như hình dáng, kích thước, cấu
trúc, giao thông, chiếu sáng, thông thoáng, hệ thống kỹ
thuật… Nhiều người tận dụng diện tích (sử dụng) mà bỏ qua
một cái giếng trời, để rồi ân hận là phòng quá tối, quá bí; hay

tận dụng diện tích bằng cách… xây tường đơn ở phía hứng
nắng, rồi sau lại kêu rằng nóng quá, rồi đi tìm cách chống
nóng.

Đấy là vài trong rất nhiều chuyện liên quan đến thiết kế, để
thấy rằng thiết kế quan trọng thế nào. Không ai có thể nắm
tổng thể tốt hơn người thiết kế, và vai trò của kiến trúc sư là
vậy. Chủ nhà, hay người thi công của các hạng mục thường
chỉ nhìn thấy một góc, một khía cạnh nào đó mà không nhìn
ra các mối liên quan, các hệ quả khác.

Ở cái nhìn tổng quan và chủ động, người thiết kế có thể tận
dụng được nhiều thứ, lợi nhiều mặt, mà suy cho cùng là lợi
về kinh tế; từ việc tư vấn đầu tư cho khách hàng (liên quan
đến giải pháp thiết kế, phương án thi công), việc đưa ra giải
pháp kiến trúc – kỹ thuật hợp lý, giải pháp vật liệu (kể cả tận
dụng, dùng lại theo đúng nghĩa đen), tới việc tận dụng những
yếu tố không hề mất phí – là thiên nhiên, nắng, gió… hay
môi trường, bao cảnh xung quanh. Nhiều khi, một giải pháp
thiết kế còn phải căn cứ vào… nhà ông hàng xóm kế bên, hay
một cái cây trước ngõ…
Trong giai đoạn thi công, thì công tác quản lý cực kỳ quan
trọng. Việc này cũng liên quan trực tiếp với thiết kế. Thiết kế
tốt – chuẩn làm cho việc thi công thuận tiện, nhanh chóng,
đúng quy trình, giảm thiểu sai sót, sửa chữa, tận dụng được
thời gian (cũng là tiền, là vàng), và tất nhiên tiết kiệm vật tư,
nhân công. Quản lý tốt tránh được mất mát hư hao vật tư, biết
tận dụng cái này cho cái kia, bù chỗ này cho chỗ khác.

Ví dụ, theo kinh nghiệm thực tế của tác giả bài viết: nếu biết

tận dụng, tổ chức thi công tốt, thì trong suốt quá trình xây
dựng phần thô của một ngôi nhà ở bình thường (nhà biệt thự,
nhà phố); lượng chạc vữa phế thải, gạch vỡ có thể (đủ, gần
đủ) dùng san nền trong các ô móng. Nhưng thực tế, sau khi
hoàn thành xây cổ móng, đổ giằng tường là đơn vị thi công
(hoặc chủ nhà) cho đổ cát luôn để lấy mặt bằng xây dựng
thuận tiện.

Như vậy sẽ mất tiền đổ cát, và cuối giai đoạn xây thô sẽ mất
nhiều tiền để đổ chạc vữa phế thải đi, sâu xa hơn là gây tác
hại tới môi trường. Tất nhiên, để tận dụng như cách trên, cần
phải tổ chức mặt bằng thi công tốt, đảm bảo an toàn; và phần
chạc vữa san nền cần được phân loại kỹ, không để lẫn ván gỗ
cốp pha và các loại rác bất lợi khác (như xốp, giẻ – vải, rác
hữu cơ… thường có ở mặt bằng thi công).
Trong việc thi công, tận dụng đúng cách là tổ chức khoa học,
hợp lý (thời gian, bố trí mặt bằng, phối hợp hạng mục, nhân
sự…) chứ dứt khoát không phải là tận dụng kiểu bỏ bớt quy
trình, rút gọn thời gian, giảm thiểu phương tiện thi công và
biện pháp an toàn lao động… Nếu làm như vậy, không biết
có tận dụng được gì không, nhưng khi có sự cố thì hối không
kịp.
Trước khi kết thúc, xin kể một câu chuyện nghề nghiệp vui
vui. Tôi có một anh bạn đồng nghiệp, ngoài làm thiết kế thì
anh cũng lăn lưng ở công trường. Anh rất cẩn thận và nghiêm
khắc trong công việc. Anh tính toán vật tư rất kỹ, chỉ vừa đủ
hoặc thừa rất ít. Có lần anh chỉ định số lượng vật tư gạch ốp
lát để chủ nhà mua. Khi triển khai thi công, không thiếu,
không thừa một viên. Có viên phải cắt làm bốn và sử dụng cả
bốn mảnh, không được phép sai sót. Nhóm thợ ốp lát nhường

nhau, đùn đẩy không ai dám cắt viên gạch. Thật ra nếu chẳng
may có vỡ thì cũng mua viên khác thôi, không nỡ bắt đền thợ
làm gì, nhưng đó cũng là thể hiện một thái độ, trách nghiệm
nghiêm túc trong công việc; nhất là với những người thợ thi
công, vốn quen với nếp nghĩ làm nhân công nên vật tư của
chủ nhà thì… mặc kệ.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Làm ruộng thì ra, làm nhà thì
tốn”. Làm nhà bao giờ cũng tốn kém hơn dự trù chi phí ban
đầu, đến giờ vẫn đúng. Vậy nên làm nhà phải gắng tận dụng
và tiết kiệm!

×