Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Bệnh phong thấp chữa thế nào? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.3 KB, 3 trang )




Bệnh phong thấp chữa
thế nào?
Tôi năm nay 54 tuổi. Mấy năm nay cứ thời tiết thay đổi tôi hay bị nhức
xương và ra mồ hôi ở bàn tay bàn chân. Đi khám Đông y, bác sĩ nói bị
phong thấp . Xin hỏi bệnh của tôi chữa bằng thuốc Đông y hay Tây y?
Phạm Như Hoa (Thanh Hóa)
Trả lời :
Theo tổ chức Y tế Thế giới, các bệnh phong thấp có khoảng vài chục bệnh
và được gọi chung là bệnh thấp khớp, bao gồm cả chứng ra mồ hôi tay,
chân…
Theo Tây y, những bệnh có liên quan đến từ “phong thấp” đều có bệnh danh
rõ ràng như thấp tim, viêm đa khớp dạng thấp, loãng xương, viêm khớp, lao
khớp, thoái hóa khớp… Tùy bệnh mà dùng thuốc, chẳng hạn thấp tim phải
dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu; lao khớp dùng thuốc chống lao; thoái hóa
khớp có thể dùng thuốc (điều trị nội khoa) hoặc thay khớp nếu cần (điều trị
ngoại khoa).

Theo Đông y, các bệnh phong thấp ở hệ vận động được gọi chung là chứng
tý khi vệ khí của cơ thể suy yếu, các yếu tố phong, hàn, thấp là nguyên nhân
gây bệnh chính phối hợp tác động vào cơ thể qua da, lông rồi theo đường
kinh lạc đi khắp cơ thể gây ra các rối loạn hoạt động của khí huyết, làm tắc
nghẽn sự vận hành của khí huyết, sinh ra ứ trệ gây nên những triệu chứng
như sưng, đau, mỏi, nặng nề… Nguyên tắc điều trị của Đông y là khu phong
tán hàn, trừ thấp trục ứ bằng các bài thuốc sắc hoặc xoa bóp bấm huyệt hay
chườm, xông, đắp tại chỗ đau. Trường hợp của bác hay đau mình nhức
xương khi thời tiết thay đổi mà không có sưng nóng khớp thì dùng thuốc
Đông y hoặc xoa bóp cũng có tác dụng giảm đau. Lưu ý, ở tuổi trung niên
của phụ nữ (sau mãn kinh) sẽ có biểu hiện loãng xương do đó đau nhức có


thể do loãng xương hoặc ra mồ hôi do bốc hỏa (rối loạn thần kinh thực vật).
Vì vậy cần chú ý phòng bệnh bằng ăn uống đủ chất, giàu canxi và tập luyện
thể dục thường xuyên.



×