Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.89 KB, 4 trang )
Chứng tiểu đêm ở người
cao tuổi và cách khắc
phục
Trong những biến đổi sinh lý của người cao tuổi (NCT) thì tình trạng đi tiểu
đêm rất phổ biến. Chứng bệnh này đối với đàn ông cao tuổi không đơn thuần
là sự giảm khả năng phản xạ thần kinh, mà còn có thể là biểu hiện của những
nguy cơ khác.
Đi tiểu là một nhu cầu bình thường của cơ thể
Ở người bình thường, dung tích bàng quang từ 300 – 400ml, khi nước tiểu
bài tiết từ thận xuống đầy bàng quang, cơ thể sẽ có phản xạ cần đi tiểu. Tuy
nhiên, đi tiểu là một động tác mang hai tính chất: phản xạ và theo sự điều
khiển của con người. Phản xạ là khi dung tích bàng quang đầy thì cần được
phóng thích nhưng vì lý do chưa thuận tiện, chưa muốn đi tiểu thì lập tức
não sẽ ức chế không cho bàng quang co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài. Theo
nhịp sinh học, khi ngủ thì bàng quang cũng nghỉ, dù rằng đã đầy nước tiểu,
điều này có được là nhờ sự ức chế tự động của não. Ở một số trẻ em, hiện
tượng đái dầm có thể do sự ức chế này của não chưa phát triển hoàn thiện.
Vì sao đàn ông cao tuổi bị chứng tiểu đêm?
Nếu ban đêm phải thức dậy nhiều lần đi tiểu, có thể do những yếu tố sau: cơ
chế ức chế của não đối với phản xạ ở bàng quang bị suy giảm, tính nết, hành
vi của NCT trở nên giống con trẻ; xuất hiện sự phì đại ở tuyến tiền liệt với
các u lành (phì đại tuyến tiền liệt thường do u lành, hiếm gặp u ác tính).
Tiền liệt tuyến nằm ở ngay đáy bàng quang và bao bọc niệu đạo, khi tuyến
này xuất hiện các u phì đại sẽ chèn ép cổ bàng quang gây tiểu khó và tiểu
không hết nên bàng quang rất chóng đầy. Hơn nữa, tình trạng giãn các tĩnh
mạch ở đây làm giảm sự lưu thông má tại tiền liệt tuyến, gây ra phù nề niêm