Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Học cách ứng xử theo từng tình huống giao tiếp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.48 KB, 6 trang )




Học cách ứng xử theo từng tình huống
giao tiếp



1. Giao tiếp với người lớn tuổi
Với một người lớn tuổi không thân thiết hoặc người lạ, sự kính trọng là yếu tố
hàng đầu trong quá trình giao tiếp với họ. Đối với bất kỳ người lớn tuổi nào, bạn
cũng cần phải dành cho họ sự kính trọng, lễ độ. Nhiều bạn trẻ có tật rất xấu là với
người lớn tuổi làm những nghề quét rác, lao công, bán hàng rong…họ đều có thái
độ cộc cằn, xem thường trong xưng hô cũng như trong đãi ngộ. Hãy ghi nhớ
nguyên tắc là trong xã hội của chúng ta, chỉ có người lớn tuổi và người nhỏ tuổi,
chứ không phân biệt họ giàu hay nghèo, sang hay hèn mà bạn đãi ngộ khác biệt.
Với người lớn tuổi đã thân quen, bạn có thể thêm một vài gia vị hài hước, quan tâm
trong câu chuyện của mình. Người lớn tuổi thích được khen, và được người nhỏ
tuổi hơn mình nhiều khen là điều họ thích thú, vì vậy đừng ngại trao cho họ vài lời
khen nho nhỏ (dĩ nhiên việc khen này phải thực tế, đừng khen cái mà họ không
có).
2. Giao tiếp với đồng nghiệp
Việc bạn có giao tiếp tốt với đồng nghiệp hay không chính là điều quết định xem
mối quan hệ của hai người có ổn thỏa hay không. Đồng nghiệp là một trong những
đối tượng tiếp xúc với bạn nhiều nhưng có thể không thân vì mối quan hệ của hai
người chỉ xoay quanh công việc. Tuy nhiên bạn nên có một mối quan hệ thân thiết
với một đồng nghiệp nào đó để có thể chia sẻ với họ về công việc mà bạn đang làm
một cách thoải mái hơn.
Muốn kết thân với một đồng nghiệp dễ mến rất đơn giản, chỉ cần sự chân thành của
bạn. Hãy trò chuyện với người đó nhiều hơn, nhờ họ giúp đỡ việc gì đó sau đó mời
đi uống nước “trả ơn”… Lưu ý là bạn nên lựa chọn người để kết thân phù hợp,


đừng thân thiết với người khác biệt tính tình, quan điểm sống, người hay lợi
dụng…
Đối với đồng nghiệp mà bạn không thích, bạn cũng nên tránh xung đột. Và công
bằng với họ, khi đánh giá công việc hoặc trao đổi các vấn đề liên quan, hãy nhìn
nhận họ một cách công bằng. Không nên xúi giục các đồng nghiệp khác hùa vào
chống đối họ. Điều này tạo ra một văn hóa công sở khá tồi tệ.
3. Giao tiếp với cấp trên
Không ít các tiểu phẩm hài, các truyện ngắn, phim truyện…có đề tài châm biếm sự
nịnh bợ của nhân viên với cấp trên và muôn vàn góc khuất khác trong mối quan hệ
này. Nhiều người trước đây còn quan niệm nếu bạn không có tài ăn nói, không
khéo nịnh bợ, “giao tiếp” với sếp thì khó mà lấy lòng để thăng tiến. Điều này chưa
bao giờ đúng ở các doanh nghiệp hiện đại. Khả năng thực sự bao giờ cũng được
đánh giá cao hơn các thủ đoạn nịnh bợ để leo lên cao. Dù vậy thì việc giao tiếp
không tốt với sếp cũng không phải là một điều hay ho.
Hãy làm tốt công việc của bạn, không ngừng học hỏi, thừa nhận khuyết điểm và
thẳng thắn góp ý với sếp nếu cấp trên của bạn làm sai điều gì. Nên gặp riêng góp ý
hoặc gửi emal, đừng phê phán cấp trên công khai vì chẳng ai muốn cấp dưới của
mình làm bẽ mặt ở chốn đông người như thế. Không ngại đảm nhận những nhiệm
vụ ngoài công việc của mình nếu công ty cần, và chủ động hoàn thành mọi việc mà
không cần nhắc nhở…Bạn sẽ được lòng sếp cùng đồng nghiệp hơn, thay vì suốt
ngày quà cáp mua thiện cảm của người này người nọ.
4. Giao tiếp với người lạ khác phái
Việc giao tiếp với người lạ là khó khăn của không ít người, và giao tiếp với người
khác giới càng khó hơn. Nhiều người khi gặp người lạ khác giới là cứ đỏ bừng
mặt, xấu hổ không biết cư xử sao cho phải phép. Thực tế, bạn chỉ cần một chút tự
tin và tuân theo các nguyên tắc:
- Chú ý cách ăn mặc: các cô gái ăn mặc quá hở hang sẽ bị người đối diện coi
thường, còn các chàng trai ăn mặc lỗi thời, thiếu nghiêm túc cũng không được coi
trọng.
- Để mọi việc tự nhiên: Chẳng việc gì bạn phải gồng người nín thở hay cố tỏ vẻ

thân thiện, dễ mến cả. Hãy cứ bình thường như bạn đang gặp một người bạn cũ.
- Nở nụ cười: nếu họ nhìn bạn, hãy nở một nụ cười như thể bạn thấy họ đáng yêu,
dễ mến. Nụ cười khiến bạn lấy lại tinh thần và tự tin hơn trước người lạ.
- Không nói chuyện quá nhiều về bản thân, các lĩnh vực chính trị, tôn giáo, tật xấu
của người khác…Hãy trò chuyện về các chủ đề như phim truyền hình, câu chuyện
về địa phương, vùng miền đó hoặc nơi sinh sống của hai người… Nói tóm lại, thân
thiện nhưng không tỏ ra thân thiết với người lạ mới gặp lần đầu.
Còn nhiều tình huống bạn phải học trong giao tiếp, hãy cố gắng trau dồi và hoàn
thiện bản thân nhé.

×