Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nói chuyện hay, thuyết phục pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.37 KB, 5 trang )





Nói chuyện hay, thuyết phục


Với một số người được nói chuyện là một điều gì đó khiến họ cảm thấy vui thích
và hứng khởi, nhưng mỗi lần cất lên giọng nói của mình đều bị người khác chán
nản mà bỏ đi mất. Đơn giản vì người đó chỉ biết thỏa mãn nhu cầu NÓI của mình
mà không để ý đến nhu cầu NGHE của đối phương. Chúng ta không chỉ nói để một
mình mình nghe mà còn phải nói để cho những người khác lắng nghe, bởi vậy bạn
phải nói chuyện sao cho hay, thuyết phục. Sẽ vô cùng tuyệt vời nếu bạn mỗi lần
xuất hiện bạn đều gây được sự chú ý của người khác về câu chuyện của bạn, đúng
không?
Có người, nói rất ít nhưng những gì họ nói đều có ý nghĩa và thấm thía vào trí nhớ
của người khác khiến cho họ cảm thấy vui vẻ khi được gặp người đó. Không phải
cứ nói nhiều mới là tự tin, năng động và nhiệt tình mà còn phải nói hay, nói có
nghĩa và hấp dẫn được người khác thì đó mới thực sự là người biết nói chuyện.
Để nói chuyện thuyết phục được người khác, hấp dẫn được người nghe đầu tiên
bạn phải là một người nghe chân thành đã. Đừng hi vọng vào người khác sẽ lắng
nghe bạn, cố vũ bạn khi bạn không biết lắng nghe và cảm thông cho họ. Thông
thường chúng ta có thói quen “tranh nói” của người khác mà dân gian gọi là CƯỚP
LỜI. Đó là hành động vô duyên và hết sức phản cảm. Nếu là bạn có vui không khi
có ai độ tự nhiên “nhảy vào” xen ngang câu chuyện bạn đang nói dở? Thế nên,
trước tiên hãy lắng nghe chân thành để biết họ đang nói gì để nếu có xen ngang
cũng không làm đứt quãng câu chuyện của họ.
Tiếp theo hãy học hỏi thật nhiều và đừng bao giờ ỷ vào những kiến thức mà mình
đã có được để lên mặt dạy đời người khác. Bạn có thể tìm được cách đơn giản
nhưng hiệu quả hơn việc cố chỉ dạy cho ai đó cách làm mà bạn nghĩ sẽ giúp họ
vượt qua bế tắc của hiện tại. Người ta nói rằng: khi góp ý hay hướng dẫn cho người


khác sẽ hiệu quả hơn việc chỉ dạy cho họ phải làm gì. Khi bạn có một sự hiểu biết
nhất định về một lĩnh vực nào đó bạn sẽ nói hay hơn, thuyết phục người khác hơn,
vậy nên đừng bao giờ ngừng học hỏi và trang bị cho mình khối kiến thức nên cần
thiết.
Hãy nói những lời dễ nghe dù khi bạn đang phê bình người khác. Đừng nghĩ rằng
những lời nói khó nghe sẽ làm họ thay đổi nhanh hơn. Thực sự không phải như vậy
mà nó còn phản tác dụng nữa. Hãy biết nói những lời tích cực, đừng lúc nào cũng
xúc xiểm, nói xấu người khác.
Tránh nói xấu người khác khi họ không có mặt, nếu không bạn sẽ trở thành người
ăn nói vô duyên trong mắt người khác, đồng thời cung là người “thích ngồi lê đôi
mách”. Những người như vậy thường không được hoan nghênh ở chốn đông
người. Hãy nói những lời hay, ý đẹp và biết động viên người khác khi họ gặp
chuyện không may, chuyện buồn hay một vấn đê nào đó khiến họ khó xử. Đừng
bao giờ lợi dụng cơ hội người kia “sa cơ lỡ vận” để bôi nhọ và đả kích họ. Trả thù
một người không còn khả năng chiến đấu chưa bao giờ là một anh hùng. Bạn hãy
ghi nhớ điều đó trong cuộc sống của mình bạn nhé.
Để trở thành người ăn nói thuyết phục được người khác, bạn không chỉ nắm bắt
được diễn biến tâm lý của đối phương mà còn phải biết những sở thích thường
ngày của họ cả những điều cầm kỵ để không bao giờ xẩy ra những trận khẩu chiến
không đáng có. Có hai người bạn, một người rất kỵ những chuyện tục trong bữa
ăn, người kia lại rất thích nói những chuyện như vậy dù có ở đâu đi chăng nữa.
Bạn bè góp ý nhiều lần nhưng không được. Cuối cùng người bạn “kiêng kị” kia
tuyên bố: nơi nào có tao thì không có mày. Từ đó tình bạn chấm dứt. Từ một
chuyện không đáng có, được bạn bè nhắc nhở nhiều lần nhưng người kia vô ý thức
nên không chịu lắng nghe. Không ưa cách nói chuyện của người đó, nên mỗi lần
bạn bè tụ họp để cố tình “bỏ quên” để không phải chịu đòn từ họ.
Bạn trách bạn bè ngày càng xa lánh bạn, cũng đúng thôi nếu bạn là người hổng
kiến thức về kỹ năng giao tiếp, không biết phải chêm, phải đệm những gì sau mỗi
câu chuyện của người khác. Khi bạn không biết cách lắng nghe và thấu hiểu cảm
xúc trong câu chuyện của người khác, khi bạn vô duyên “chặn họng” những người

đang sôi nổi bàn tán – đừng để bạn bè xa lánh chỉ vì cách nói chuyện vô duyên của
mình!
Hãy học cách lắng nghe và nói chuyện một cách thuyết phục, đừng để người khác
“khai trừ” bạn vì những câu chuyện mà bạn mang đến cho người ta, bạn nhé.
Chúng ta ai cũng mong có nhiều bạn bè trong cuộc đời của mình nhưng không phải
ai cũng có được điều đó. Giao tiếp chính là cầu nối giữa người với người. Hãy biết
tạo ra những mối quan hệ thân thiết bằng khả năng giao tiếp của mình

×