Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.65 KB, 4 trang )
Cách khắc phục những sự cố
thường gặp trong nhà ở
Hiện nay, không chỉ đồ nội thất trong nhà sau một thời gian sử dụng mới bị hỏng
hóc cần phải thay mới mà ngay cả đối với “phần cứng” của ngôi nhà như kết cấu
dầm, cột, hệ tường….
Do tác động của môi trường cũng xuống cấp, chỉ có điều nếu nội thất có thể thay mới
được thì những sự cố gặp ở “phần cứng” thường khó xử lý hơn, hoặc là chỉ có biện pháp
cải tạo lại hoàn toàn mới khắc phục được.
Xử lý những trường hợp như thấm dột trần nhà, tường có vết nứt chỉ có những người có
chuyên môn mới đưa ra phương án hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như an
toàn cho ngôi nhà. Dưới đây là những ý kiến tư vấn của KTS.
1. Hiện tượng thấm dột trần nhà và giải pháp khắc phục
Trên trần nhà thấy có nhiều vết rạn chân chim, trần ngả màu ố vàng, bị đọng nước nhỏ
giọt xuống dưới, nguyên nhân chủ yếu là do mái hoặc sàn đã cũ, bị nứt, hở hoặc bị đọng
nước lâu ngày. Đối với nhà chung cư nếu bị thấm dột từ trần nhà là do khu vực nhà vệ
sinh, ống thoát nước của các căn hộ ở tầng trên có rò rỉ, hư hỏng. Nếu trần chỉ bị ố vàng
thì có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ.
Trong trường hợp trần bị thấm nước nhiều gây dột thì phải xử lý ngay bằng cách đập bỏ
lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm, phủ lên bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo
chống thấm. Cuối cùng trám một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.
Đối với nhà ở thông thường, trên những mái nhà bị thấm dột, có thể áp dụng một số biện
pháp như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm
xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm, đồng thời kiểm tra các ống thoát
nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường
và cửa sổ.
Nguyên nhân của việc thấm dột mái còn do các máng xối có lòng cạn, khi mưa lớn nước
không thoát kịp và bị tràn lên mái, khi đó phải thay mới máng xối có lòng sâu hoặc đục