Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

bài 12 chăm sóc sản phụ thời kì nhiễm trùng hậu sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.6 KB, 7 trang )

Điều dưỡng sản

Bài 12

CHĂM SÓC SẢN PHỤ NHIỄM TRÙNG HẬU SẢN
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được định nghĩa và mô tả được các triệu chứng của nhiễm trùng hậu sản.
2. Mơ tả được những hình thái của nhiễm trùng hậu sản.
3. Lập được kế hoạch và thực hiện kế hoạch điều dưỡng cho sản phụ bị nhiễm khuẩn sau đẻ.
1. Đại cương.
1.1. Định nghĩa.
Nhiễm trùng hậu sản là trong 5 tai biến sản khoa có khả năng gây tử vong cho mẹ và đứng hàng
thứ hai sau băng huyết sau sinh. Nhiễm trùng hậu sản là nhiễm trùng xuất phát từ bộ phận sinh
dục xảy ra trong thời kì hậu sản.
Vi khuẩn có thể lây lan từ bàn tay người đỡ đẻ, từ những dụng cụ sinh đẻ, từ những vi khuẩn gây
bệnh có sẵn trong đường sinh dục người phụ nữ, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương
nơi rau bám hay qua các sang chấn ở đường sinh dục do cuộc sinh đẻ gây ra.
1.2. Những yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng hậu sản.
Cơ địa kém, chuyển dạ kéo dài, ối vỡ non, ối vỡ sớm.
Ra huyết trong thai kì, khi chuyển dạ hay sau khi sinh.
Cơ sở vật chất trang thiết bị không đảm bảo vô khuẩn.
Thực hiện các thủ thuật sản khoa nhất là các thủ thuật trong lòng tử cung.
Các sang chấn đường sinh dục: rách tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung.
Sót rau.
2. Các hình thái lâm sàng của nhiễm trùng hậu sản.
2.1. Nhiễm trùng ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.
Nguyên nhân:
Do nhiễm trùng cũ như viêm nhiễm âm đạo cổ tử cung cũ.
Do rách hoặc cắt tầng sinh môn mà không khâu hoặc khâu khơng đúng cách, chăm sóc sau sinh
khơng tốt.


Do bỏ quên gạc trong âm đạo.
Triệu chứng:
Xuất hiện sau đẻ 3-4 ngày, thể trạng trung bình, có thể sốt nhẹ 38-38, 5oC.
Tại vết rách hay chỗ khâu viêm tấy, sưng đỏ, vết khâu hở, bầm tím, tiết dịch máu mủ, cảm giác
đau khó chịu.
Sản dịch khơng hơi, tử cung co hồi bình thường.
Điều trị:
Vệ sinh tại chỗ bằng dung dịch Lactacid, băng vệ sinh vơ khuẩn.
Ăn uống tốt, chống táo bón, chống bí tiểu.

78


Điều dưỡng sản

Kháng sinh toàn thân, nếu phù nề chỗ khâu nên cắt chỉ sớm.
2.2. Viêm nội mạc tử cung.
Đây là hình thái nhẹ, thường gặp, nếu khơng điều tri kịp thời có thể dưa đến các biến chứng trầm
trọng hơn như: viêm phúc mạc tiểu khung, viêm tử cung, nhiễm trùng huyết…. .
Nguyên nhân:
Bế sản dịch, sót rau, nhiễm trùng ối.
Chuyển dạ kéo dài, can thiệp thủ thuật không vơ khuẩn, mổ lấy thai khơng đảm bảo vơ trùng.
Sót gạc khi mổ lấy thai.
Triệu chứng:
Xuất hiện sau đẻ, sau mổ 3-4 ngày.
Người mệt mỏi, sốt 38-39oC, da xanh thiếu máu.
Sản dịch hơi, đơi khi có lẫn mủ hoặc máu đỏ tươi.
Tử cung co hồi chậm, mềm, ấn đau, cổ tử cung hé mở.
Túi cùng âm đạo không đau.
Điều trị:

Ăn uống với chế độ đầy đủ để tăng sức đề kháng.
Vệ sinh vùng sinh dục ngoài bằng thuốc sát khuẩn.
Dùng thuốc kháng sinh thích hợp dựa theo kháng sinh đồ cấy sản dịch.
Thuốc tăng co bóp tử cung.
Trong trường hợp nhiễm trùng do bế sản dịch cần nong cổ tử cung.
Nếu có sót rau cần nạo lai sau khi cho kháng sinh và hết sốt.
2.3. Viêm tử cung toàn bộ.
Nguyên nhân: giống như nguyên nhân của viêm nội mạc tử cung.
Triệu chứng: nặng hơn viêm nội mạc tử cung.
Sốt cao 39-40 oC, sản dịch rất hôi thối, màu nâu đen.
Tử cung to mềm, ấn đau, đơi khi có tiếng lạo xạo như có hơi.
Có thể có triệu chứng xuất huyết vào ngày thứ 8-10.

Viêm nội mạc tử cung

Hình 12.1. Viêm nội mạc tử cung.

79


Điều dưỡng sản

Điều trị:
Sử dụng kháng sinh mạnh, liều cao phối hợp.
Đôi khi phải cắt bỏ tử cung nếu điều trị nội khoa không hữu hiệu.
2.4. Viêm phúc mạc tiểu khung sau đẻ.
Nguyên nhân:
Thường do tình trạng nhiễm trùng từ tử cung có thể lan rộng sang các cơ quan phụ cận như dây
chằng rộng, vòi tử cung, buồng trứng….
Triệu chứng:

Thời gian xuất hiện chậm, khoảng ngày thứ 8-10 sau sinh.
Mệt mỏi, xanh xao, vẻ mặt hốc hác, toàn trạng ngày càng nặng hơn.
Sốt tăng dần kèn rét run, nhiệt độ 38-40 oC.
Đau vùng bụng dưới âm ỉ, có thể có bí trung đại tiện, buồn nơn có hội chứng giả lị.
Sản dịch có mùi hơi, tử cung cịn to, co hồi chậm, ấn đau.
Khám trong đến tuần thứ 2 cổ tử cung vẫn còn mở, các túi cung nắn đau, sản dịch theo kèm có
mùi hơi.
Bên cạnh tử cung xuất hiện khối u cứng, đau, bờ không rõ rệt, nếu viêm dây chằng rộng phía trên
hoặc viêm phần phụ thì khối viên nằm cao, ngược lại sẽ thấy khối viên nằm thấp ở túi cùng bên.
Xét nghiệm thấy bạch cầu tăng.
Điều trị:
Chăm sóc dinh dưỡng tốt, ăn nhiều chất đạm để chống suy kiệt và chống mất nước, trường hợp
nặng có thể cho bồi phụ nước điện giải bằng cho uống Oresol.
Vẫn cho con bú để duy trì khả năng tiết sữa.
Dùng kháng sinh toàn thân, liều cao phối hợp, dùng thuốc co tử cung.
Dẫn lưu mủ từ túi cùng sau qua ngã âm đạo (tốt nhất hướng dẫn siêu âm).

Hình 12.2. Viêm phúc mạc tử cung sau đẻ.

80


Điều dưỡng sản

2.5. Viêm phúc mạc toàn thể sau đẻ.
Nguyên nhân:
Thường bắt đầu từ vị trí rau bám, nhiễm trùng tử cung lan ra xung quanh rồi ra khắp ổ bụng.
Thường gặp trong mổ lấy thai do nhiễm trùng ối.
Sau mổ lấy thai do vỡ tử cung.
Sau mổ lấy thai đóng tử cung khơng kín chỉ, do rạch tử cung theo hình chữ T ngược, do khi lấy

thai làm rách tử cung.
Mổ lấy thai chạm vào ruột mà không biết.
Do sót gạc trong mổ lấy thai.
Triệu chứng:
Bệnh nhân sốt cao 38-40 oC kèm rét run.
Mạch nhanh, cảm giác ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi, thờ ơ với ngoại cảnh.
Vẻ mặt nhiễm trùng, môi khô lưỡi bẩn, thở ra mùi hôi, thở nhanh và nơng.
Nơn và buồn nơn, thường có biểu hiện ỉa chảy.
Đau vùng hố chậu, nắn bụng có phản ứng phúc mạc, bụng chướng nhẹ.
Tử cung mềm, ấn đau, máu ra từ tử cung nhiều, sản dịch có mùi hơi.
Bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu, bạch cầu tăng cao trong máu.
Cấy máu hoặc cấy dịch trong tử cung để tìm vi khuẩn trong vịng 38-48 giờ đầu.
Điều trị: kết hợp nội khoa và ngoại khoa.
Nội khoa: chống shock nhiễm trùng, chống mất nước, nâng cao thể trạng, chống nhiễm trùng
toàn thân.
Ngoại khoa: mổ cắt tử cung bán phần, lau sạch ổ bụng và dẫn lưu ổ bụng qua túi cùng Douglas,
khi mổ nên lấy dịch viêm ổ bụng để cấy tìm vi khuẩn gây viêm phúc mạc rồi so sánh với với vi
trùng gây bệnh từ tử cung qua cấy sản dịch.
2.6. Nhiễm trùng huyết sau đẻ.
Đây là hình thái nhiễm trùng nặng nề nhất sau đẻ.
Nguyên nhân:
Xuất phát từ nhiễm trùng tử cung sau đẻ có kiểm sốt tử cung, bóc rau nhân tạo.
Từ sau mổ lấy thai mà đặc biệt là sau mổ vỡ tử cung.
Triệu chứng:
Thường xuất hiện vào tuần thứ hai sau đẻ thường và tuần thứ nhất sau mổ đẻ.
Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao liên tục 39-40 oC kèm rét run, vẻ mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn,
nhịp thở nhanh nông, thể trạng suy sụp nhanh.
Hội chứng shock nhiễm trùng: mạch nhanh nhỏ khó bắt, vã mồ hơi, HA giảm có thể dẫn đến hôn
mê.
Hội chứng tan huyết: da xanh, thiếu máu, hồng cầu giảm, Hb giảm, nước tiểu có thể có màu

hồng.
Hội chứng nhiễm trùng hậu sản: tử cung co hồi chậm, sản dịch có mùi hơi.
Trường hợp nhiễm trùng huyết nặng có thể có những ổ abces nhỏ ở thận, phổi, tim và viêm phúc
mạc toàn thể.
Điều trị:
Cho bệnh nhân nằm ở phòng riêng, dùng dụng cụ riêng.
Cho bệnh nhân ăn uống tốt để nâng cao thể trạng.
Làm kháng sinh đồ để điều trị đúng, cần dùng kháng sinh liều cao phối hợp mạnh.

81


Điều dưỡng sản

Hồi sức tích cực: chống shock, chống rối loanj điện giải và kiềm toan.
Loại bỏ ổ nhiễm trùng: cắt tử cung bán phần.
3. Chăm sóc sản phụ nhiễm trùng hậu sản.
3.1. Nhận định.
3.1.1. Nhận định qua hỏi bệnh.
Thời gian xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.
Tình trạng ăn uống của sản phụ.
Vấn đề vệ sinh chống bội nhiễm.
Mẹ vẫn tiếp tục cho con bú sữa mẹ hay không?
3.1.2. Nhận định qua thăm khám.
Các dấu hiệu nhiễm trùng toàn than, mức độ nhiễm trùng.
Tình trạng hiễm trùng có ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như tuần hồn, hơ hấp, tiết
niệu…. .
Về sản khoa: đánh giá tình trạng co hồi tử cung, sản dịch.
Những dấu hiệu cận lâm sàng về nhiễm trùng.
3.1.3. Nhận định bằng thu nhập thơng tin.

3.2. Chẩn đốn điều dưỡng.
Đau do nhiễm trùng tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo.
Lo lắng do không phục hồi được bệnh tật.
3.3. Lập kế hoạch chăm sóc.
3. 3. 1. Chăm sóc cơ bản.
Lập kế hoach chăm sóc cho sản phụ về tinh thần , chế độ ăn uống.
Lập kế hoạch cho con bú hoặc giữ sữa để sau khi hết nhiễm trùng là tiếp tục cho con bú.
Kế hoạch chăm sóc vệ sinh vùng sinh dục ngồi, chăm sóc vết mổ, vết cắt tầng sinh mơn để chố
bội nhiễm.
3.3.2. Thực hiện y lệnh.
Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cho sản phụ.
Thực hiện y lệnh dùng thuốc cho sản phụ.
3.3.3. Theo dõi nhiễm trùng hậu sản.
Kiểm tra toàn trạng, màu sắc da niêm mạc, DHS của sản phụ.
Theo dõi và đánh giá mức độ nhiễm trùng thông qua các dấu hiệu tuần hồn, hơ hấp, tiêu hóa, tiết
niệu.
Theo dõi và đánh giá mức độ nhiễm trùng của sản khoa thông qua sự co hồi tử cung và sản dịch.
Theo dõi và đánh giá sự tiến triển nặng lên hay nhẹ đi, xuất hiện thêm những biến chứng khác.
Theo các kết quả xét nghiệm ở những mẫu bệnh phẩm để đánh giá tình trạng nhiễm trùng sau đẻ.
3.3.4. Giáo dục sức khỏe.
Giải thích cho người nhà và bệnh nhân biết tình trạng bệnh tình của họ để họ cùng phối hợp
nhằm chăm sóc tốt.

82


Điều dưỡng sản

Hướng dẫn cho người nhà bênh nhân biết cách chăm sóc và ni dưỡng trẻ khi mẹ chúng bị
nhiễm trùng.

3.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc.
3.4.1. Chăm sóc cơ bản.
Khuyên sản phụ nghỉ ngơi nhưng hạn chế nằm nhiều để lưu thơng sản dịch, khi có biểu hiện nên
cách ly mọi người kể cả con.
Chế độ ăn giàu đạm để bù lại lượng Protein đã bị phá hủy do sốt.
Uống đủ nước khoảng 1, 5 lít/ngày.
Cần cho con bú sữa mẹ đầy đủ trừ trường hợp nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên trong trường hợp
này cần vắt bỏ sữa để sau khi hết nhiễm trùng tiềp tục cho con bú.
Thường xuyên vệ sinh vùng sinh dục ngoài bằng các dung dich sát khuẩn nhẹ.
3.4.2. Thực hiện y lệnh.
Thực hiện y lệnh thuốc chống nhiễm trùng, thuốc co tử cung, dịch truyền, theo dõi các tác dụng
phụ của thuốc nếu có.
Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng.
Thực hiện y lệnh về chuẩn bị mổ hoặc nạo buồng tử cung.
3.4.3. Theo dõi nhiễm trùng hậu sản.
Quan sát toàn trạng, màu sắc da, niêm mạc, môi lưỡi, sắc thái và tinh thần thai phụ.
Theo dõi đánh giá về hô hấp: tần số thở, kiểu thở, màu sắc da. Nhiễm trùng càng nặng tần số thở
càng tăng, càng thiếu oxi càng tím tái.
Tiết niệu: số lượng nước tiểu càng ít thì nhiễm trùng càng nặng. Nước tiểu có màu hồng rong
nhiễm trùng huyết sau đẻ do tụ cầu tan, nếu nước tiểu có tế bào bach cầu tăng có thể đã có biến
chứng viêm thận do nhiễm trùng.
Tiêu hóa: thường có biểu hiện chán ăn hay táo bón, viêm phúc mạc sản khoa thường ỉa chảy,
phân mùi thối khắm.
Đánh giá co hồi tử cung: đo chiều cao tử cung trên xương vệ, mật độ cảm giác đau. Trong trường
hợp di động tử cung sang 2 bên, bệnh nhân có cảm giác đau thường gặp trong viêm tử cung đã
lan tỏa ra xung quanh tử cung.
Đánh giá về sản dịch: số lược màu sắc mùi. Nếu sản dịch có mùi hơi thường là viêm niêm mạc
tử cung. Sản dịch có mùi hôi và nắ tử cung đau là đã viêm tới cơ tử cung.
3.5. Đánh giá.
Sau khi thực hiện kế hoạch chăm sóc, tiến triển bệnh tốt nếu:

Sản phụ hết sốt, ăn uống tốt hơn, vết khâu nhanh liền.
Sản phụ có kến thức cơ bản về bệnh.
Sản phụ biết cách tự chăm sóc.

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Anh (chị) hãy chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Viêm tử cung toàn bộ thường xuất hiện sau sinh vào các ngày:
83


Điều dưỡng sản

A. Ngày thứ 3-4.
B. Ngày thứ 5-7.
C. Ngày thứ 8-10.
D. Ngày thứ 12-14.
Câu 2. Nhiễm trùng ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo thường xuất hiện sau sinh vào các
ngày:
A. Ngày thứ 3-4.
B. Ngày thứ 5-7.
C. Ngày thứ 8-10.
D. Ngày thứ 12-14.
Câu 3. Theo dõi và đánh giá nhiễm trùng hậu sản thông qua các dấu hiệu sau ngoại trừ:
A. Sự co hồi của tử cung và sản dịch.
B. Kết quả xét nghiệm ở các mẫu bệnh phẩm.
C. Các dấu hiêu tuần hồn, hơ hấp, tiết niệu, tiêu hóa.
D. Theo dõi tình trạng sức khỏe và các bệnh lý của sản phụ.
Câu 4. Triệu chứng của viêm phúc mạc toàn bộ sau sinh ngoại trừ:
A. Sốt cao 39-40 oC, kèm rét run.
B. Túi cùng không đau.

C. Cổ tử cung cịn mở.
D. Sản dịch có mùi hơi.
Câu 5. Triệu chứng của viêm nội mạc tử cung sau sinh ngoại trừ:
A. Sốt cao 39-40 oC, kèm rét run.
B. Túi cùng khơng đau.
C. Cổ tử cung cịn mở.
D. Sản dịch có mùi hơi.
Câu 6. Chọn câu đúng khi nói về nhiễm trùng hậu sản:
A. Là một trong 2 tai biến sản khoa thường gặp.
B. Là các nhiễm trùng xuất phát từ bộ phận sinh dục trong 4 tuần đầu sau đẻ.
C. Ối vỡ non, ối vỡ sớm là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh.
D. Các sang chấn đường sinh dục không ảnh hưởng đến sản phụ.
Câu 7. Chọn câu sai khi nói về nhiễm trùng hậu sản:
A. Là một trong 5 tai biến sản khoa thường gặp.
B. Là các nhiễm trùng xuất phát từ bộ phận sinh dục trong 6 tuần đầu sau đẻ.
C. Ối vỡ non, ối vỡ sớm là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh.
D. Các sang chấn đường sinh dục không ảnh hưởng đến sản phụ.
Đáp án: 1.C 2.A 3.D 4.B 5.A 6.C 7.D

84



×