Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.53 KB, 9 trang )



189

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012


THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ
NƯỚC CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH
Nguyễn Quang Minh

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Tóm tắt. Đối với tỉnh Quảng Bình, phát triển khu vực doanh nghiệp ngoài nhà
nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế
địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân và tăng
nhanh lượng hàng xuất khẩu. Nghiên cứu này phân tích tình hình phát triển doanh
nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua. Nguyên nhân của
những thành công và hạn chế về phát triển doanh nghiệp ngoài nhà nước được xác
định bào gồm các yếu tố thuộc về doanh nghiệp ngoài nhà nước và các yếu tố
thuộc về môi trường chính sách và kinh doanh. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải
pháp định hướng đề phát triển khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước của tỉnh
Quảng Bình.

1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế địa phương, sự lớn mạnh của doanh nghiệp (DN) đặc biệt là
khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) có vai trò tích cực đến nguồn thu
ngân sách và đóng góp vào GDP hàng năm. Trong những năm qua, các DNNNN trên
địa bàn Quảng Bình đã góp phần duy trì độ tăng trưởng ổn định ở mức cao, đồng thời
còn có những tác động tích cực đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cải thiện
tình hình kinh tế xã hội của địa phương.


Công tác thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước của DN trong đó có khu vực
DNNNN ngày càng được chú trọng và khẳng định vị thế là nguồn thu chủ yếu của ngân
sách tỉnh. Cụ thể, năm 2010, tổng số DN toàn tỉnh nộp ngân sách 557.010 triệu đồng,
chiếm 11,8% tổng nguồn thu của tỉnh (kể cả thu từ trợ cấp Trung ương, thu từ quyền sử
dụng đất, thu kết dư) [2], thì khu vực DNNNN đã đóng góp cho ngân sách tỉnh 440.344
triệu đồng, chiếm 79,05% về tỷ trọng.
Sự phát triển của khu vực DNNNN còn ảnh hưởng tích cực đến hoạt động ngoại
thương, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những năm qua, số lượng DN
tham gia hoạt động ngoại thương ngày càng đông, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có
lợi thế của tỉnh như cao su, thủy sản, titan, đồ gỗ… Kim nghạch xuất khẩu có tốc độ
tăng nhanh, năm 2006 đạt 38,3 triệu USD, năm 2010 đạt 139,6 triệu USD. Tốc độ tăng
bình quân mỗi năm trên 38,2% [2, tr. 52].


190

Bên cạnh đó, khu vực DNNNN còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự phát triển của DNNNN góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2006, tỷ trọng giá trị tăng
thêm của khu vực II (các ngành công nghiệp, xây dựng) trong GDP chiếm 34,2%, đến
năm 2010 tỷ trọng khu vực II tăng lên 38,1%. Đây cũng là định hướng đúng đắn của
chiến lược tập trung và ưu tiên phát triển các nghành khu vực II trong thời gian tới của
Quảng Bình.
Tuy nhiên, DNNNN vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức như: sản xuất kinh
doanh thiếu ổn định, mang nặng tính tự phát, qui mô nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp,
chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn, công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực yếu… kể cả
khó tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ phát triển của nhà nước. Từ thực tiễn đó, tác
giả thực hiện nghiên cứu “Thách thức và giải pháp phát triển khu vực doanh nghiệp
ngoài Nhà nước trong giai đoạn hiện nay của tỉnh Quảng Bình”.
Mục tiêu của nghiên nhằm phân tích tổng hợp thực trạng phát triển khu vực

DNNNN ở tỉnh Quảng Bình, làm rõ thành công và hạn chế cũng như những nguyên
nhân của những thành công và hạn chế đó. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải
pháp định hướng nhằm tiếp tục thúc đẩy sự phát triển khu vực DNNNN tỉnh Quảng
Bình trong giai đoạn công nhiệp hoá, hiện đại hoá. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu
được thu thập từ Cục thống kê Quảng Bình. Ngoài ra tác giả còn tham vấn ý kiến của
một số nhà DN, phỏng vấn chuyên gia và các nhà lập chính sách để có thêm thông tin
đa chiều về thực trạng phát triển DN khu vực ngoài nhà nước tỉnh Quảng Bình.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Khái quát tình hình phát triển DNNNN ở Quảng Bình
Khu vực DNNNN thời kỳ 2006 – 2010 tạo ra thu nhập cho người lao động ở
mức khá cao so với các khu vực khác. Năm 2006, thu nhập bình quân của người lao
động ở khu vực DNNNN là 1.028.000đồng/tháng và năm 2010 là 2.411.700đồng/tháng,
kết quả cho ta thấy sự phát triển của khu vực DNNNN đã giải quyết được nhiều công ăn
việc làm dài hạn cũng như thời vụ, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức thu
nhập, đời sống cho cộng đồng dân cư.
Tính đến thời điểm 31/12/2010, Quảng Bình có 2.270 DNNNN, tăng so với thời
điểm 31/12/2006 là 1.222 DN, tăng gấp 2,16 lần, bình quân tăng 21,32%/năm. Theo kết
quả thống kê năm 2006 đến 2010, quy mô nguồn vốn bình quân của một DNNNN là
8,48 tỷ đồng. Nếu xét về cơ cấu nguồn vốn theo khu vực kinh tế năm 2010, tổng nguồn
vốn khu vực DNNNN là 19.22,5 tỷ đồng thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm 41,2%, nợ phải
trả chiếm 58,8%. Tuy số lượng DNNNN hoạt động trên địa bàn Quảng Bình đông
nhưng phần lớn là DN vừa và nhỏ, nguồn vốn tự có ít, chủ yếu vốn vay ngân hàng nên
khi có biến động về thị trường, thay đổi về cơ chế, chính sách của nhà nước thì
DNNNN chậm thích ứng, lúng túng, không có nguồn vốn cho chiến lược sản xuất kinh


191

doanh dài hạn.
Số lượng DNNNN tăng trưởng không đồng đều giữa các huyện, thị và thành phố.

Trong tổng số 2.301 DN tại thời điểm 31/12/2010, DN tại các huyện thị chiếm tỉ trọng
nhỏ, trong đó thành phố Đồng Hới có số lượng DN lớn nhất, chiếm 48,6%. Tuy số
lượng DN đăng ký kinh doanh hàng năm tương đối nhiều nhưng thực tế đi vào hoạt
động chỉ khoảng 75%, số còn lại không hoạt động, không thực hiện chế độ báo cáo tài
chính, không làm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, thậm chí không làm thủ tục xin giải
thể DN theo quy định.
Biểu 1. Số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến 31/12/2010
Đơn vị tính: DN
Năm 2006 Năm 2010
Tốc độ tăng bình
quân năm (%)
Tổng số

Chia theo khu vực kinh tế
1080 2301 20,82
1. Khu vực nhà nước 31 29 -1,65
2. Khu vực ngoài nhà nước 1048 2270 21,32
3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

1 2 18,92
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình).
Khu vực DNNNN tại thời điểm 31/12/2010 có 37.694 lao động, chiếm 81,4%
trong tổng số lao động toàn khu vực DN, bình quân mỗi năm tăng 18,47% trong giai
đoạn 2006 đến 2010. Có thể nói khu vực DNNNN tỉnh Quảng Bình đã góp phần tạo ra
nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động nhất cho nền kinh tế địa phương, đây là kết quả
rất đáng được ghi nhận.
2.2. Thách thức đối với sự phát triển DNNNN tỉnh Quảng Bình
2.2.1. Các thánh thức cấp doanh nghiệp
Số lượng DNNNN tăng nhanh, đa dạng nhưng quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu:
Mặc dù tốc độ tăng trưởng số lượng DN cao so với mức bình quân cả nước, tuy nhiên,

năng lực sản xuất thực tế còn thấp. DN tăng nhanh nhưng chủ yếu tập trung hoạt động ở
ngành cần ít vốn đầu tư, sử dụng ít lao động, công nghệ sản xuất không cao như ngành
thương mại, dịch vụ tư vấn và xây dựng.
Quy mô nguồn vốn nhỏ có nghĩa năng lực tài chính của DN thấp, sức cạnh tranh
không cao, tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu an toàn trong sản xuất kinh doanh. Đi kèm với
quy mô nguồn vốn nhỏ là mức độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học
công nghệ thấp. Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, mặc dù mức


192

trang bị vốn sản xuất bình quân một DN tương đối cao so với các ngành còn lại, tuy
nhiên, hầu hết công nghệ sản xuất của DN là công nghệ đã qua sử dụng của nước ngoài,
được tân trang và chuyển giao với giá tương đối mềm. Do đó, trong quá trình sử dụng
gặp nhiều sự cố, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cao.
Đa số DNNNN chưa có chiến lược dài hạn: Một thực tế là DN đăng ký thành
lập mới hàng năm trên địa bàn tỉnh khá lớn, tuy nhiên số DN tạm dừng kinh doanh hoặc
giải thể cũng rất nhiều. Một cá nhân có thể thành lập một vài ba DN để thuận lợi cho
việc hợp lý hoá đơn, chứng từ, thế chấp tài sản để vay vốn tín dụng. Đa số DN vừa và
nhỏ trên địa bàn tỉnh ít có bộ máy tổ chức hoàn chỉnh, chủ DN chỉ điều hành một cách
cảm tính, thiếu chuyên nghiệp. Điều này đã thể hiện rõ nét về chiến lược kinh doanh của
bộ phận lớn DNNNN trên địa bàn tỉnh đang có vấn đề.
Biểu 2. Quy mô nguồn vốn chia theo loại hình kinh tế thời kỳ 2006-2010.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2010
Tốc độ tăng
bình quân năm
(%)
Tổng số 9.535.981


25.745.036

28,18

1. Khu vực nhà nước 5.543.063

5.892.179

1,54

- DNNN Trung ương 4.215.655

4.726.625

2,90

- DNNN địa phương 1.327.408

1.165.554

-3,2

2. Khu vực ngoài nhà nước 3.802.259

19.252.537

50,01

- DN tập thể 188.089


1.398.995

65,14

- DN tư nhân 345.377

1.479.520

43,87

- Công ty Hợp doanh 0

180

100,00

- Công ty TNHH 2.522.330

10.437.102

42,62

- Công ty Cổ phần 746.463

5.936.740

67,93

3. Khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài

190.659

600.320

33,21

- 100% vốn nước ngoài 0

500.000

100,00

- Liên doanh với nước ngoài 190.659

100.320

-14,83

(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình).
Đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh nhỏ và không ổn định: Đa số DNNNN


193

trên địa bàn tỉnh sử dụng nhà ở, sân vườn của mình để làm mặt bằng kinh doanh, hoặc
phải đi thuê với giá cao, vị trí kinh doanh không ổn định, gây khó khăn cho công tác
quản lý. Đặc biệt, những quy định mới về thuế đất đã “bóp chết” khu vực này [3].
Chính sự không ổn định về vốn, mặt bằng, thuế đất cao mà nhiều DNNNN không dám
mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất.
Nhận thức của chủ DN về luật, quy định pháp lý còn hạn chế: Nhìn chung, đa

số DNNNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ít quan tâm đến các luật cơ bản như: Luật DN,
Luật thuế, Luật Kế toán, Luật thống kê… Một bộ phận khác thành lập DN theo phong
trào, ngẫu hứng, thiếu hiểu biết về tài chính DN cũng như các quy định của nhà nước
liên quan đến DN.
Trình độ quản trị điều hành DNNNN thấp: Mặc dù thời gian gần đây, chất lượng
quản trị điều hành trong các DNNNN đã được cải thiện đáng kể nhưng nhìn chung vẫn
còn nhiều yếu kém, bất cập. Phần lớn DNNNN có quy mô nhỏ, chủ yếu thành lập trên
cơ sở góp vốn của nhiều người trong gia đình, người chủ sở hữu thường đồng thời là
người quản lý, giám đốc, quản đốc Do vậy hình thức quản trị điều hành còn mang
nặng tính gia đình.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế: Về trang bị máy tính, trong
tổng số DNNNN, 21,78% DN có mạng cục bộ (LAN); 68,71% DN có kết nối internet;
3,89% DN có website riêng, tuy nhiên chỉ 1,21% số DN có giao dịch điện tử [Trang 41,
2]. Như vậy có thể thấy việc trang bị máy tính mặc dù có chú trọng quan tâm nhưng ứng
dụng công nghệ thông tin, viễn thông phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh của
DNNNN vẫn còn hạn chế.
Việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính, báo cáo thống kê không chuyên nghiệp:
Trong quá trình đôn đốc chế độ báo cáo đối với DN, Cục thuế Quảng Bình còn nhận
thấy tình trạng một bộ phận lớn DNNNN không có cán bộ làm công tác kế toán, thống
kê. Đến cuối năm, DN thuê dịch vụ kế toán, hợp lý hoá chứng từ sổ sách sao cho phù
hợp với mức thuế khoán của cơ quan thuế. Thực trạng này cũng thể hiện phần nào về
chất lượng và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của DNNNN.
2.2.2. Thách thức về môi trường kinh doanh
Cơ chế và tiếp cận vốn tín dụng chưa thuận lợi: Một số chủ DN cho rằng trong
giao dịch tín dụng vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa DN lớn và DN nhỏ, giữa DN nhà
nước và DNNNN. Qua trao đổi một số chủ DNNNN, để làm được một hợp đồng vay
vốn hết sức khó khăn, ngoài các điều khoản cam kết về mặt pháp lý thì DN phải có khối
lượng tài sản thế chấp gấp 1,3 đến 1,5 lần khoản vay tín dụng. Có thể nói, vấn đề tiếp
cận vốn đối với những DN lớn hoặc DN nhà nước thông thoáng hơn DN nhỏ và
DNNNN.

Lãi suất tín dụng cao: Do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và chính


194

sách nới lỏng đầu tư khu vực công những năm trước đây đã gây lạm phát cho nền kinh
tế, lãi suất ngân hàng tăng quá cao do áp lực huy động nguồn vốn của các tổ chức tín
dụng. Trong giai đoạn hiện nay, lãi suất tín dụng thực sự là một trở ngại và gánh nặng
lớn cho khu vực DNNNN, DN vay được vốn đôi khi phải chấp nhận vay với mức lại
suất lên đến 22%/năm đó là chưa kể các chi phí tiêu cực khác [3]. Theo đó, chi phí vay
vốn của DN chiếm tỉ lệ quá cao, năm 2011 nhiều DNNNN phải sản xuất cầm chừng,
thậm chí phá sản.
Cơ sở hạ tầng yếu kém: Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Quảng Bình còn nhiều
hạn chế, đặc biệt các huyện vùng miền núi. Hệ thống giao thông đường bộ bị bị xuống
cấp. Hệ thống điện nước ở các vùng nông thôn chưa được phủ khắp. Điều này đã làm
tăng chí phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung và DNNNN
nói riêng.
2.3. Một số giải pháp định hướng để thúc đẩy phát triển DNNNN
Thực hiện đồng bộ có hiệu quả thiết thực các chủ trương chính sách thúc đẩy
khu vực DNNNN phát triển nhất là khu vực nông thôn: Quảng Bình cần phải có những
bước đột phá mới về chính sách và môi trường đầu tư để thu hút đầu tư của DN nhất là
khu vực DNNNN, cần khẳng định rằng tạo môi trường thông thoáng chứ không phải dễ
dãi trong đăng ký kinh doanh. Đẩy mạnh xúc tiến các chương trình xây dựng thương
hiệu sản phẩm, tìm hướng đi thích hợp đối với các mặt hàng có lợi thế của tỉnh như:
Thủy sản, bột giấy, công nghiệp gỗ, cao su…
Thúc đẩy DNNNN khu vực nông thôn phát triển gắn với việc khuyến khích hoạt
động sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Phát triển nông nghiệp nông thôn trên cơ sở phát
huy lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ để
nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Chú trọng phát triển kinh tế biển
[1]. Việc phát triển DN khu vực nông thôn cần lồng ghép tiêu chuẩn trong chương trình

xây dựng nông thôn mới.
Giải pháp về vốn: Việc hỗ trợ lãi suất vay vốn đối với DNNNN trong tình hình
hiện nay là hết sức cần thiết để giúp DN có thể đứng vững. Bên cạnh đó, các cấp chính
quyền ban ngành tỉnh cần phối hợp kiểm tra, kiểm soát về chính sách cho vay của các
ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo công bằng, không phân biệt đối xử với các khu
vực DN. Đồng thời, cần xây dựng môi trường tài chính linh hoạt, năng động để
DNNNN dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn, loại hình tín dụng. Về bản thân DN, chủ DN
cần thay đổi nhận thức nhằm quản lý và sử dụng đồng vốn hiệu quả, tránh đầu tư dàn
trải mang tính cơ hội gây thất thoát và lãng phí vốn.
Ưu đãi đầu tư: Ban Quản lý Khu kinh tế của tỉnh cần thường xuyên nghiên cứu
sửa đổi, bổ sung quy chế ưu đãi đầu tư trong từng thời kỳ để phù hợp với điều kiện kinh
tế địa phương. Hiện tại cần bổ sung, sửa đổi Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND, ngày
17 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định chính sách


195

ưu đãi và hỗ trợ đầu tư áp dụng tại tỉnh Quảng Bình [5] . Thực hiện chính sách ưu đãi
đầu tư tạo cơ hội và điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư, ưu đãi
về phạm vi, thời hạn miễn giảm thuế đất, tài nguyên, thuế thu nhập DN… Chuẩn bị tốt
các điều kiện hạ tầng về hạ tầng điện, nước, giao thông cho nhà đầu tư.
Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất kinh doanh của DN, xây dựng đồng bộ cơ sở
hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế: Tập trung rà soát để điều chỉnh các dự án quy hoạch
tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho DNNNN
tiếp cận đất đai để làm mặt bằng sản xuất. Rà soát lại quỹ đất, lập kế hoạch chi tiết sử
dụng đất đến cấp xã, phường; thực hiện công khai, minh bạch giúp DN có đất và địa
điểm phục vụ sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, cần quy hoạch mạng lưới điện, nước đồng
bộ trong các khu công nghiệp trên địa bàn. Về giao thông đường bộ, cần tranh thủ để
đầu tư mở rộng, nâng cấp và xây dựng thêm một số tuyến giao thông mới, nơi có các dự
án đầu tư lớn như xã Châu Hoá (Dự án Nhà máy Xi măng bột đá siêu mịn), xã Văn Hoá

(Dự án nhà máy xi măng của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Việt Nam). Về giao
thông đường thuỷ, tiếp tục nạo vét luồng lạch cho cảng Hòn La đảm bảo cho tàu 10 vạn
tấn cập cảng như thiết kế (độ sâu 9,5m) [4].
Tăng cường công tác quản lý DNNNN sau đăng ký kinh doanh: Tiếp tục tăng
cường công tác quản lý DN theo các quy định của pháp luật nhằm quản lý DNNNN sau
đăng ký kinh doanh theo hướng đề cao trách nhiệm cá nhân, pháp nhân trong quá trình
thành lập và hoạt động DN tránh tồn tại DN “ma”, DN “ảo” làm lệch lạc thông tin trong
chỉ đạo điều hành của cấp chính quyền.
Chú trọng bồi dưỡng kiến thức quản trị DN cho đội ngũ doanh nhân bằng hình
thức khác nhau: Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, trang bị kiến thức về các luật liên
quan đến DN như: Luật DN, Luật thuế GTGT, Luật kế toán, Luật đầu tư. Trang bị kỹ
năng quản lý DN, chiến lược phát triển DN, phương án liên doanh, liên kết, sát nhập và
giải thể DN…
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục rườm rà cho DN trong
đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đầu tư…: Đơn giản hóa thủ tục hành chính
tạo điều kiện cho DNNNN tiếp cận với các dịch vụ công như: Thủ tục đăng ký kinh
doanh, thành lập DN, thuê đất, thẩm định hồ sơ đầu tư xây dựng… Phải nâng cao hơn
nữa việc thực hiện cơ chế "Một cửa liên thông" trong cấp ĐKKD, khắc dấu và đăng ký
mã số thuế.
Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài:
Đây là chiến lược lâu dài cần triển khai một cách đồng bộ từ cấp tỉnh đến huyện, xã.
Thu hút cán bộ làm công tác khoa học, có học vị, sinh viên giỏi có chuyên môn phù hợp
về công tác tại tỉnh nhà nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNNN.
Nâng cao vai trò của Hiệp hội DN, định hướng hoạt động của Hội DN đi vào
chiều sâu: Trong tỉnh đã thành lập liên minh Hợp tác xã, Hội DN nhưng hoạt động còn


196

manh tính hình thức, chưa thực sự là một tổ chức tìm được tiếng nói chung giữa cộng

đồng DN và nhà nước, chưa là cầu nối giữa chính quyền nhà nước và DN. Vì vậy, để
phát huy vai trò của Hiệp hội DN, tỉnh cần hỗ trợ vật chất và kinh phí để Hiệp hội hoạt
động, tăng cường tổ chức những cuộc gặp gỡ, đối thoại và tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh
và DN để trực tiếp bàn cách tháo gỡ khó khăn cho DN, tôn vinh các DN có đóng góp
nhiều thành tích cho sự phát triển của tỉnh nhà [3].
3. Kết luận
Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang mở ra nhiều cơ hội và cũng không ít
thách thức đối với khu vực DNNNN, phát triển DN là một yêu cầu bức thiết là động lực
phát triển nền kinh tế tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung. Quảng Bình đang là một
tỉnh nghèo, sự phát triển và lớn mạnh của DN trong đó có khu vực DNNNN phụ thuộc
rất lớn vào sự quan tâm, tạo điều kiện về tất cả mọi mặt của các cấp, ban, nghành chính
quyền tỉnh. Hơn lúc nào hết, Quảng Bình đang cần những doanh nhân có tâm huyết, có
tầm, có khát vọng làm giàu trên mảnh đất miền trung nghèo khó. Cùng với sự đồng
hành của các cấp chính quyền, hy vọng rằng với một số giải pháp đã được đề nghị trên,
khu vực DNNNN tỉnh nhà sẽ có bước phát triển mới, xứng đáng với vai trò to lớn về
kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 13/CT-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình về việc xây dựng Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015.
2. Niên giám thống kê Doanh nghiệp Quảng Bình thời kỳ 2006 đến 2010.
3. Quyết định số 952/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.
4. Quyết định số 1798/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình phát triển Công nghiệp
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015.

CHALLENGES AND MEASURES TO DEVELOP NON-STATE ENTERPRISES
IN THE PROVINCE OF QUANG BINH
Nguyen Quang Minh


College of

Economics, Hue University

Abstract. The development of non-state enterprises is of significant importance to
the province of Quang Binh, making a remarkable contribution to the growth of
local economy and improving the living standards for local people as well as
increasing exports. This study analyzed success and limitations associated with the


197

development of the non-state enterprises of Quang Binh province during the past
few years. Causes of the success and limitations identified include factors
associated with the enterprises and the policy and business environments. The
study has identified a number of orientative measures to develop the non-state
enterprise sector in the province effectively.

×