Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tỉ lệ nhiễm các chủng vi nấm ngoài da trên bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.39 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021

Nghiên cứu Y học

TỈ LỆ NHIỄM CÁC CHỦNG VI NẤM NGOÀI DA
TRÊN BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2021
Nguyễn Hồ Phương Liên1, Tăng Tuấn Hải2, Nguyễn Hồng Chương2

TĨM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ nhiễm vi nấm ngoài da trên bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Da Liễu Thành
phố Hồ Chí Minh năm 2021 và mơ tả đặc điểm sang thương và một số yếu tố liên quan đến các chủng vi
nấm ngoài da.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, đối tượng là 56 mẫu bệnh phẩm da được lấy từ
những bệnh nhân có tổn thương da nghi ngờ do vi nấm ngoài da đến khám ngoại trú tại Khoa Khám bệnh Bệnh
viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2021 có chỉ định soi da tìm vi nấm của bác sĩ
lâm sàng. Dựa vào kết quả soi tươi, những mẫu bệnh phẩm có sợi tơ nấm, bào tử đốt sẽ được cấy vào môi trường
DTM, SDA để phân biệt và định danh. Bảng câu hỏi phỏng vấn các yếu tố liên quan bệnh vi nấm ngoài da được
tiến hành phỏng vấn dưới sự đồng ý của bệnh nhân. Toàn bộ dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm
SPSS 20.0.
Kết quả: Tỉ lệ nhiễm nấm da là 39,39%, trong đó tỉ lệ soi tươi trực tiếp là 39,39% dương tính, và tỉ lệ ni
cấy là 30,36% dương tính với vi nấm ngồi da. Mức độ tương hợp giữa soi tươi trực tiếp bằng KOH 10% với
nuôi cấy vi nấm cho hệ số Kappa lên đến 80,5% (p <0,05). Trong số các bệnh nhân được chẩn đốn bị nhiễm nấm
da (n=22), chúng tơi ghi nhận chiếm tỉ lệ cao nhất là Trichophyton rubrum (64,71%), kế đến là Trichophyton
mentagrophytes (29,41%), và cuối cùng là Microsporum canis (5,88%). Đa số bệnh nhân nhiễm nấm da biểu
hiện sang thương ở phần thân (31,82%). Các triệu chứng có tỉ lệ xuất hiện cao bao gồm ngứa (37,5%), hồng ban
(35,7%), và tróc vảy da (37,5%). Mức độ ngứa trung bình của bệnh nhân nấm da là 5,77, với độ lệch chuẩn là
2,41.Việc sử dụng corticoid có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với nhiễm nấm da (p=0,048). Chưa ghi nhận
mối liên quan giữa nhiễm nấm da với các yếu tố như tiếp xúc nước/hóa chất, tiếp xúc đất/vật ni, mang bao
tay/găng/vớ, và mặc đồ kín (p >0,05).
Kết luận: Tỉ lệ nhiễm vi nấm ngoài da trên sang thương có nghi ngờ là 39,9% với 3 chủng phổ biến.


Trichophyton rubrum chiếm tỉ lệ cao nhất 64,71%, kế đến là Trichophyton mentagrophytes 29,41%, và thấp nhất
là Microsporum canis 5,88%. Trong nghiên cứu này đã chứng minh việc có sử dụng corticoid có mối liên quan
đến nhiễm nấm da (p=0,048).
Từ khố: tỷ lệ nhiễm vi nấm ngoài da, vi nấm ngoài da, bệnh vi nấm ngoài da

ABSTRACT
PREVALENCE OF DERMATOPHYTES STRAINS IN PATIENTS
AT HO CHI MINH CITY DERMATO-VENEREOLOGY HOSPITAL, 2021
Nguyen Ho Phuong Lien, Tang Tuan Hai, Nguyen Hoang Chuong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 5 - 2021: 213 - 219
Objectives: To investigate the prevalence of dermatophytosis in outpatients at Ho Chi Minh City DermatoVenereology Hospital in 2021 and describe the characteristics of skin lesions, as well as related factors to different
dermatophytes strains.
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Hồ Phương Liên
1

Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
ĐT:0903144575
Email:
2

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học

213


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021


Methods: This is a descriptive, cross–sectional study with 56 skin samples obtained from patients with
suspicious skin lesions due to dermatophytes at Outpatient-Clinics of Dermato-Venereology Hospital in Ho Chi
Minh City, from January to March 2021; those patients has been designated by clinicians for skin scraping to
confirm the diagnosis. The positive samples with fungal structures (segmented mycelium, and/or spores) were
inoculated for differentiation and identification. Questionnaires of related factors were used, along with the
patient’s consent. All data were processed and analyzed using SPSS 20.0 software.
Results: The prevalence of dermatophytosis was 39.39%, in which the positive microscopic examination was
39.39%, and the positive culture rate for dermatophytes was 30.36%. Compatibility level between direct
microscopy by 10% KOH and cultures shows Kappa coefficient up to 80.5% (p-value <0.05). Among patients
diagnosed with dermatophytes infections (n=22), we recorded that the highest proportion of causative fungi is
Trichophyton rubrum (64.71%), followed by Trichophyton mentagrophytes (29, 41%), and finally Microsporum
canis (5.88%). Most patients with dermatophytes infection presented lesions on the trunk (31.82%). Highly
prevalent symptoms included pruritus (37.5%), erythema (35.7%), and desquamation (37.5%). The average rate
of pruritus in patients with fungal skin infections was 5.77 points, with a standard deviation of 2.41. The use of
corticosteroids has shown statistical significance with dermatophytes infections (p=0.048). No association was
found between dermatophytes infections and factors such as water/chemical contact, soil/livestock contact,
wearing gloves/socks, and occlusive clothing (p >0.05).
Conclusion: The prevalence of dermatophytosis is 39.9% with three common strains. Trichophyton rubrum
accounts for the highest proportion of 64.71%, followed by Trichophyton mentagrophytes with 29.41%, and the
lowest proportion is Microsporum canis with 5.88%. In the study, it was demonstrated that corticosteroid use
was associated with dermatophytes infections (p = 0.048).
Keywords: prevalence of dermatophytes infections, dermatophytes, dermatophytosis
nặng nề như các bệnh lý khác, nhưng sự thiếu
ĐẶT VẤNĐỀ
quan tâm của bệnh nhân, cũng như điều kiện
Bệnh vi nấm ngoài da (dermatophytosis) là
theo dõi điều trị bệnh chưa chặt chẽ, dẫn tới hiệu
một trong những tình trạng nhiễm trùng da phổ
quả điều trị vẫn chưa cao.
biến và thường gặp. Các vi nấm ngồi da là tác

Từ đó, nghiên cứu này được thực hiện với
nhân có liên quan chặt chẽ do có khả năng xâm
mục đích: “Khảo sát tỉ lệ nhiễm vi nấm ngồi da
lấn các mơ sừng hóa như da, lơng-tóc, móng.
trên bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da Liễu
Các vi nấm sợi tơ này thuộc 3 chi, thường gây
Thành phố Hồ Chí Minh thời điểm hiện tại như
bệnh nấm ngồi da ở người: Trichophyton sp,
thế nào? Mơ tả đặc điểm sang thương và một số
Epidermophyton sp, và Microsporum sp. Các
yếu tố liên quan với các chủng vi nấm ngoài da”.
thể bệnh do vi nấm ngoài da sẽ ảnh hưởng lên
Mục tiêu
da và phần phụ của da. Nấm da biểu hiện sang
Mô tả đặc điểm sang thương tại da và một số
thương trịn hoặc đa cung, gờ nhơ cao kèm theo
yếu
tố liên quan với các chủng vi nấm ngồi da.
ngứa, có xu hướng ly tâm(1).
Xác định tỉ lệ nhiễm vi nấm ngoài da và tỉ lệ
Các khu vực khí hậu nóng ẩm, trong đó có
các chủng vi nấm ngồi da trên bệnh nhân đến
Việt Nam, có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho
khám tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí
các bệnh lý nhiễm vi nấm phát triển. Một số
Minh năm 2021.
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm vi nấm ngoài da
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
ở nước ta khoảng 6,3 – 10%(2,3,4). Bệnh nấm ngoài
Đối tượng nghiên cứu

da gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc
sống, tâm lý và chi phí cho người bệnh cũng như
Các bệnh nhân có tổn thương da nghi do vi
xã hội. Tình trạng này tuy khơng gây kết cục
nấm ngồi da đến khám ngoại trú tại khoa

214

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021

Nghiên cứu Y học

Khám bệnh bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ
Chí Minh từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2021.

SDA và quan sát vào các thời điểm 3, 7, 14, 21,
28 ngày.

Tiêu chí chọn vào
Bệnh nhân được chẩn đốn nhiễm nấm da
trên lâm sàng và có chỉ định xét nghiệm soi da
trực tiếp tìm nấm và bệnh nhân đồng ý tham gia.

Nấm mọc sẽ tiếp tục cấy trên kính bằng mơi
trường PDA để định danh vi nấm.

Tiêu chí loại ra

Bệnh nhân tái khám bệnh lý nhiễm nấm và
hoặc có sử dụng thuốc bơi trong vịng 2 tuần
hoặc uống thuốc kháng nấm trong vòng 4 tuần.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Từ 1/1/2021 – 30/4/2021 tại Phòng xét nghiệm
Vi-Ký sinh bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí
Minh và Bộ mơn Xét Nghiệm – Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mơ tả.
Cỡ mẫu
Có 56 mẫu bệnh phẩm da được lấy từ
1/1/2021 đến 1/3/2021.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện.
Các bước tiến hành nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân đến khám ngoại trú vì nghi
ngờ nhiễm vi nấm ngồi da và có chỉ định soi
tươi trực tiếp tìm vi nấm ngoài da với KOH 1020% ở các vị trí sang thương ở da.
Trong khi thời gian xử lý bệnh phẩm và
nhận kết quả, nghiên cứu viên, dưới sự đồng ý
của bệnh nhân (sau khi đã được tư vấn về bản
đồng thuận tham gia nghiên cứu) sẽ tiến hành
phỏng vấn bệnh nhân. Bảng câu hỏi sẽ được
nghiên cứu viên đọc và bệnh nhân tự lựa chọn
câu trả lời thích hợp; các câu hỏi sẽ liên quan đến
thông tin cơ bản, các yếu tố dịch tễ có liên quan,
và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.

Dựa vào kết quả soi tươi, những mẫu bệnh
phẩm có sợi tơ nấm, bào tử đốt sẽ được thực
hiện nuôi cấy trên môi trường thạch DTM,

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học

Các biến số chính
Tuổi: tuổi bệnh nhân cho đến thời điểm
nghiên cứu.
Giới tính (nam/nữ): giới tính sinh học của
bệnh nhân.
Nơi cư trú: trong thành phố hoặc ngồi
Thành phố Hồ Chí Minh.
Các thể nấm da: bao gồm nấm da đầu/tóc,
nấm mặt, nấm thân, nấm da trơn khác, nấm bẹn,
nấm bàn tay, nấm bàn chân.
Đặc điểm lâm sàng: bao gồm ngứa
(có/khơng), mụn nước (có/khơng), hồng ban
(có/khơng), tróc vảy da (có/khơng).
Sử dụng thuốc corticosteroides bơi ngồi da
trong thời gian gần (có/khơng).
Mức độ ngứa: thang đo định tính trên thang
từ 0 đến 10.
Xử lý số liệu
Bằng phần mềm SPSS 20.0.
Biến số định tính được trình bày dưới dạng
tần số (phần trăm). Biến định lượng khơng có
phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng
trung vị (khoảng tứ phân vị).
Phép kiểm chính xác Fisher (khi có bất kì

vọng trị nào <5) và phép kiểm Chi bình phương
(khi khơng có bất kì vọng trị nào <5) dùng để
kiểm định mối liên quan giữa hai biến số định
tính. Phép kiểm t độc lập được dùng để kiểm
định mối liên quan giữa biến định tính và biến
định lượng (biến định lượng có phân phối
chuẩn). Chỉ số p < 0,05 được xem là có ý nghĩa
thống kê.
Y đức
Nghiên cứu đã được thơng qua Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Trường
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, số
847/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 09/11/2020.

215


Nghiên cứu Y học
KẾT QUẢ
Bảng 1. Tương quan giữa kĩ thuật soi tươi và kĩ
thuật ni cấy
Soi tươi
Dương tính Âm tính Kappa P
n (%)
n (%)
Dương
tính
(17)
17
(100)

0 (0)
Ni
0,805 <0,001
cấy Âm tính (39)
5 (12,8) 34 (87,2)
Biến số

Nhiễm nấm da được xác định khi có kết quả
soi tươi trực tiếp bệnh phẩm (vảy da, tóc, móng…)
với KOH dương tính và/hoặc kết quả ni cấy tìm
vi nấm dương tính. Trong nghiên cứu của chúng
tơi, có tất cả 22/56 bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chẩn
đoán nhiễm nấm da, chiếm tỉ lệ 39,29%. Kỹ thuật
soi tươi trực tiếp và kĩ thuật ni cấy có độ tương
hợp 80,5% (p <0,001) (Bảng 1).
Một số đặc điểm dân số
Biểu hiện bệnh xuất hiện chủ yếu ở lứa tuổi
trưởng thành (từ 17 đến 45 tuổi). Nam gặp nhiều
hơn nữ. Về nơi cư trú, nhóm bệnh nhân trong
thành phố chiếm tỉ lệ cao hơn so với nhóm bệnh
nhân ngồi thành phố (Bảng 2).
Sang thương nấm da phân bố chủ yếu ở
vùng thân mình (31,82%), kế đến là các khu vực

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021
khác (cẳng tay/cẳng chân, cổ) chiếm 27,27%;
chúng tôi không ghi nhận trường hợp nấm mặt
nào (Hình 1).
Bảng 2. Đặc điểm dân số (n = 56)
Biến số

Nhóm tuổi
Trẻ em
Trưởng thành
Lớn tuổi
Giới tính
Nam
Nữ
Cư trú
Trong TP. HCM
Ngồi TP. HCM
Nghề nghiệp
Khơng đi làm
Cơng nhân
Nơng dân
HSSV
NVVP
Buôn bán tự do
Khác
Thu nhập
Dưới 3,5 triệu/tháng
Từ 3,5 đến 7 triệu/tháng
Trên 7 triệu/tháng

Tần số (%)
5 (8,9)
39 (69,6)
12 (21,4)
35 (62,5)
21 (37,5)
33 (58,9)

23 (41,1)
3 (5,4)
4 (7,1)
2 (3,6)
13 (23,2)
10 (17,9)
5 (8,9)
19 (33,9)
16 (28,6)
14 (25)
26 (46,4)

Hình 1. Phân bố các thể nấm da (n=22)
bệnh nhân được phỏng vấn. Hồng ban và tróc
Triệu chứng ngứa là triệu chứng cơ năng
vảy da cũng xuất hiện nhiều, và thấp nhất là
gặp nhiều nhất trong nhiễm nấm da, với 21/22

216

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021

Nghiên cứu Y học

mụn nước (Bảng 3).
Biến số


Bảng 3. Đặc điểm lâm sàng (n = 56)
Biến số

Có (51)
Khơng (5)
Có (26)
Khơng (30)
Có (49)
Khơng (7)
Có (51)
Khơng (5)

Chẩn đốn nấm da – n (%)
Dương tính
Âm tính
Ngứa
21 (37,5)
30 (53,6)
1 (1,8)
4 (7,1)
Mụn nước
12 (21,4)
14 (25)
10 (17,9)
20 (35,7)
Hồng ban
20 (35,7)
29 (51,8)
2 (3,6)
5 (8,9)

Tróc vảy da
21 (37,5)
30 (53,6)
1 (1,8)
4 (7,1)

Mối liên quan
Bảng 4. Mối liên quan nhiễm nấm da với các yếu tố
Soi tươi
Biến số
Âm tính
Dương
tính n (%)
n (%)
Nhóm tuổi
Trẻ em (5)
1 (20)
4 (80)
Trưởng thành (39)
17 (43,6)
22 (56,4)
Lớn tuổi (12)
4 (33,3)
8 (66,7)
Giới tính
Nam (35)
14 (40)
21 (60)
Nữ (21)
8 (38,1)

13 (61,9)
Người thân nhiễm
Khơng có (47)
19 (40,4)
28 (59,6)
Người thân trực hệ (7) 3 (42,9)
4 (57,1)
Người thân không trực
0 (0)
2 (100)
hệ (2)
Tiếp xúc nước
Có (45)
4 (36,4)
7 (63,6)
Khơng (11)
18 (10)
27 (60)
Mang bao tay, găng, vớ
Có (10)
5 (50)
5 (50)
Khơng (46)
17 (37)
29 (63)
Mặc đồ kín
Có (2)
1 (50)
1 (50)
Khơng (54)

21 (38,9)
33 (61,1)
Tiếp xúc vật ni
Có (20)
10 (50)
10 (50)
Khơng (36)
12 (33,3)
24 (66,7)
Số lượng yếu tố liên quan
Khơng có (22)
6 (27,3)
16 (72,7)
Một yếu tố (25)
12 (48)
13 (52)
Hai yếu tố (9)
4 (44,4)
5 (55,6)
Tiền sử nhiễm

Có (20)
6 (30)
Khơng (36)
16 (44,4)
Corticosteroid bơi
Có (17)
10 (58,8)
Khơng (39)
12 (30,8)


0,686**

p

14 (70)
20 (55,6)
7 (41,2)
27 (69,2)

0,048*

* Kiểm định Chi bình phương
** Kiểm định chính xác Fisher’s exact test

Nhiễm nấm da có liên quan tới việc sử dụng
thuốc corticosteroid bôi (p=0,048). Các yếu tố
khác chưa ghi nhận được mối liên quan với
nhiễm nấm da (p >0,05) (Bảng 4).
Mức độ ngứa
Bảng 5. Mối liên quan giữa mức độ ngứa với nhiễm
nấm da và việc sử dụng corticosteroid bơi
Mức độ ngứa
(TB ± ĐLC)
Dương tính (22) 5,77 ± 2,41
Nhiễm nấm da
Âm tính (33)
4,15 ± 2,18
Có (17)
5,06 ± 2,28

Corticosteroid
bơi
Khơng (38)
4,68 ± 2,46
Biến số

p

Soi tươi
Âm tính
Dương
tính n (%)
n (%)

p
0,015*
0,586*

* Test t hai mẫu độc lập
0,888*

0,713**

1**

Mức độ ngứa trung bình của nhóm bệnh
nhân được chẩn đốn xác định nhiễm nấm da
(5,77 ± 2,41) cao hơn so với nhóm bệnh nhân
được xác định âm tính (4,15 ± 2,18) với mức ý
nghĩa thống kê (p=0,015). Đồng thời, chúng tôi

không ghi nhận sự khác biệt về mức độ ngứa
trung bình giữa hai nhóm bệnh nhân có dùng và
khơng dùng thuốc bơi corticosteroid (p >0,05)
(Bảng 5).

BÀN LUẬN
0,491**

1**

0,221*

0,328*

0,289*

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học

Tỉ lệ nhiễm nấm da chúng tôi ghi nhận được
trong nghiên cứu này là 39,29%. So sánh với một
số nghiên cứu khác về nấm da, như là: Nguyễn
Thái Dũng (2017) ghi nhận tỉ lệ 42,4%(5), Nguyễn
Đức Thắng (2017) ghi nhận tỉ lệ nhiễm là
17,9%(6). Kết quả của chúng tôi khá tương đồng
với tác giả Nguyễn Thái Dũng, do nơi lấy mẫu là
trung tâm bệnh da liễu, với lượng bệnh nhân có
biểu hiện da nhiều hơn so với tác giả Nguyễn
Đức Thắng. Kĩ thuật soi tươi bệnh phẩm với
KOH có tỉ lệ dương tính cao hơn so với kĩ thuật


217


Nghiên cứu Y học
nuôi cấy, và điều này cũng được ghi nhận trong
các nghiên cứu khác(5,6). Trong số các loài vi nấm
mà chúng tôi định danh được, Trichophyton
rubrum chiếm tỉ lệ cao nhất 64,71%; kết quả này
tương tự với một số nghiên cứu khác trên bệnh
phẩm da(4-6). Vi nấm Trichophyton mentagrophytes
đứng vị trí thứ hai (29,41%), và Microsporum
canis chỉ chiếm 5,88% (trường hợp bệnh nhân
nấm da đầu). Một số nghiên cứu trên thế giới
cũng ghi nhận tỉ lệ các loài nấm gây bệnh tương
tự(7,8).
Biểu hiện nghi ngờ nấm da xuất hiện trong
độ tuổi 17 đến 45 nhiều nhất, tuy nhiên, chưa
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các
phân nhóm tuổi nhiễm nấm da; điều này có thể
giải thích nhờ (1): cỡ mẫu trong nghiên cứu của
chúng tơi tương đối ít và (2): một số bệnh lý như
viêm da cơ địa, vảy nến… với biểu hiện sang
thương gần giống nấm da, cũng xuất hiện khơng
ít trên nhóm bệnh nhân trưởng thành. Nam giới
chiếm tỉ lệ cao so với nữ giới, do nam giới
thường có các yếu tố góp phần tăng khả năng
nhiễm nấm như tăng mồ hôi, lao động… và điều
này được ghi nhận trong đa số các nghiên cứu
về nấm da(4-6,9). Loại hình nghề nghiệp của bệnh
nhân phân bố khá rộng rãi, trong đó, nhóm nghề

nghiệp khác chiếm tỉ lệ cao, nhóm nghề nghiệp
này bao gồm nhiều ngành nghề phối hợp nhiều
nhóm phân loại, tuy nhiên, nghiên cứu của
chúng tơi chưa tìm thấy yếu tố đặc hiệu của
phân nhóm này. Nhìn chung, mức thu nhập của
bệnh nhân ở mức khá, đa phần trên 7
triệu/tháng (46,4%).

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021
vẫn chưa ghi nhận mối liên quan giữa nhiễm
nấm da với các yếu tố này, và một trong những
lý do khả thi là hạn chế về cỡ mẫu. Xét về số
lượng các yếu tố nguy cơ, có thể thấy đa số bệnh
nhân có một yếu tố (10,7%), kế đến là các bệnh
nhân khơng tìm thấy yếu tố nguy cơ nào
(10,7%); nguyên nhân có thể nằm ở sai sót nhớ
lại của bệnh nhân khi được phỏng vấn. Sang
thương nấm da xuất hiện chủ yếu ở vùng thân
mình, do khu vực này khá rộng, và thường được
che chắn kỹ lưỡng; các nghiên cứu về nấm da
đều ghi nhận tỉ lệ thể nấm thân đứng đầu(4-6).
Mức độ ngứa trung bình của nhóm bệnh
nhân nhiễm nấm da cao hơn so với nhóm bệnh
nhân khơng nhiễm nấm da. Bệnh nhân nấm da
có triệu chứng ngứa là triệu chứng thường gặp,
do phản ứng viêm của cơ thể với vi nấm, thông
qua trung gian tế bào Th17, sản sinh ra các
cytokine gây nên cảm giác ngứa; các nghiên cứu
khác cũng cho thấy, ngứa là triệu chứng có tỉ lệ
xuất hiện nhiều nhất(5,9). Đặc điểm ngứa của

bệnh nhân qua phỏng vấn là không liên tục,
thường chỉ xảy ra khi tiết mồ hơi, hoặc thời tiết
nóng. Các triệu chứng hồng ban và tróc vảy xuất
hiện cũng do phản ứng viêm, và thường ở
những trường hợp nhiễm sớm. Mụn nước xuất
hiện ít hơn, do bệnh nhân có thể sử dụng thuốc
bơi corticosteroid trước đó để giảm viêm.

Nhiễm nấm da thường là do sự tiếp xúc của
da với bào tử nấm gây bệnh; các bào tử nấm này
có thể được phát tán từ một thành viên bị nhiễm
bệnh cùng chung sống(Error! Reference source not found.).
Tiếp xúc nước nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi nấm
xâm nhập khi lớp sừng bị suy yếu, và việc mang
bao tay/găng/vớ quá nhiều hoặc mạc quần áo ủ
kín sẽ hình thành mơi trường ẩm phù hợp cho
sự phát triển của vi nấm. Sự tiếp xúc với vật nuôi
sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm các vi nấm ưa thú(1).
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, hiện

Chúng tơi ghi nhận 17,9% bệnh nhân nấm da
có sử dụng các loại thuốc corticosteroid bôi. Y
văn đã ghi nhận trường hợp nhiễm nấm da do
sử dụng corticosteroid bôi kéo dài(Error! Reference source
not found.), và nghiên cứu của Vũ Hồng Thái (2011)
cho thấy, thuốc bôi corticosteroid là một yếu tố
nguy cơ nhiễm nấm da(10). Trong nghiên cứu
này, chúng tôi không ghi nhận sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về mức độ ngứa giữa hai nhóm
bệnh nhân có sử dụng corticoid bơi và khơng sử

dụng corticoid bơi (p >0,05), thậm chí, mức độ
ngứa của nhóm bệnh nhân sử dụng corticoid có
phần cao hơn so với bệnh nhân không sử dụng
corticoid bôi. Các thuốc bôi chứa corticoid rất
phổ biến tại các tiệm thuốc, và gần như là “thuốc
đầu tay” mà bệnh nhân sẽ tự sử dụng. Đối với

218

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021
các tác nhân nhiễm khuẩn, bao gồm cả vi nấm,
việc sử dụng corticoid chỉ làm trầm trọng thêm
tình trạng nhiễm khuẩn, do khả năng ức chế
hoạt động miễn dịch của cơ thể.

Nghiên cứu Y học
4.

5.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ nhiễm nấm da là
39,29%, chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong các
bệnh nhân khám da liễu, trong đó, thể nấm thân
thường gặp nhất. Ba chủng vi nấm thường gặp

Trichophyton

rubrum,
Trichophyton
mentagrophytes, và Microsporum canis. Chẩn đoán
bằng kĩ thuật soi tươi trực tiếp với KOH 10%
được ưa chuộng hơn do độ nhạy cao, cũng như
thời gian cho kết quả ngắn. Việc sử dụng thuốc
corticosteroid là một yếu tố nguy cơ nhiễm nấm
da được ghi nhận, từ đó cho thấy mối nguy khi
bệnh nhân sử dụng các loại thuốc này tràn lan
mà khơng có chỉ định của bác sĩ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

Kang S, Amagai M, Bruckner Anna L, et al (2019). "Superficial
Fungal Infection”. In: Lauren N. Craddock và Stefan M.
Schieke (eds). Fitzpatrick’s Dermatology, 9th edition, 2:2925-2987.
McGraw-Hill Education.
Nguyễn Hoàng Việt Khanh, Nguyễn Tất Thắng (2010). "Tỉ lê
hiện mắc của bệnh da và các yếu tố liên quan ở công nhân
Công ty gỗ Hố Nai”. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1):406.
Hoàng Thị Minh Yên, Nguyễn Tất Thắng (2013). "Tỷ lệ bệnh
da và các yếu tố liên quan ở công nhân Cơng ty Dịch vụ Cơng
ích Quận 6 và Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh”. Y Học Thành
phố Hồ Chí Minh, 17(1):380.


Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học

6.

7.

8.

9.

10.

Nguyễn Hồng Ân, Bùi Thị Hồng Nhụy, Nguyễn Thị Bình
(2019). "Đặc điểm một số loài nấm sợi gây bệnh nấm da ở bệnh
nhân đến khám, điều trị tại bệnh viện Phong – Da Liễu Trung
Ương Quy Hòa 2013-2015”. Y Học Dự Phòng, 29(6):143.
Nguyễn Thái Dũng (2017). Nghiên cứu một số đặc điểm và kết
quả điều trị nấm da ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại
Trung tâm chống Phong - Da liễu Nghệ An 2015 – 2016. Luận
Án Tiến Sĩ Y Học, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
Trung Ương.
Nguyễn Đức Thắng (2017). Tỷ lệ nhiễm, thành phần loài nấm
da và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đến khám tại Viện
Sốt rét – Ký sinh trùng – Cơn trùng TP. Hồ Chí Minh. Luận Văn
Thạc Sĩ Y Học, Trường Đại học Tây Nguyên.
Won-Jeong Kim, Tae-Wook Kim, Je-Ho Mun, Margaret Song,
Hoon-Soo Kim, Hyun-Chang Ko et al. (2013). "Tinea incognito
in Korea and its risk factors: nine-year multicenter survey”.
Journal of Korean Medical Science, 28(1):145-151.
Sena LB, Oliveira DC, Paula CD, Costa MC, Franceschi LE,

Costa IM (2015). "Trichophyton rubrum dermatophytosis in a
patient under chronic use of systemic corticoids: an exuberant
presentation”. An Bras Dermatol, 90(4):598-599.
Hà Mạnh Tuấn, Vũ Quang Huy, Trần Phủ Mạnh Siêu,
Nguyễn Quang Minh Mẫn (2019). "Một số đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng, dịch tễ trên bệnh nhân nhiễm nấm da tại Bệnh
viện Da liễu TP. HCM”. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh,
23(3):194 - 199.
Vũ Hồng Thái, Châu Văn Trở, Huỳnh Trọng Sang, Nguyễn
Phan Bảo Ngọc (2011). "Khảo sát tác dụng phụ tại chỗ của
corticoids thoa trên bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da
Liễu thành phố Hồ Chí Minh từ 08/2009 đến 08/2010”. Y Học
Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2):123 - 128.

Ngày nhận bài báo:

15/07/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/09/2021

Ngày bài báo được đăng:

15/10/2021

219




×