Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài 16 tiền sản giật sản giật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.41 KB, 9 trang )

Điều dưỡng sản

Bài 16

CHĂM SÓC THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT – SẢN GIẬT
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Mơ tả được các triệu chứng lâm sàng của tiền sản giật - sản giật.
2. Trình bày được hướng xử trí cho thai phụ bị tiền sản giật - sản giật.
3. Thực hiện được kế hoạch chăm sóc thai phụ bị tiền sản giật - sản giật.
1. Đại cương.
Cao HA là một triệu chứng có thể có sẵn trước lúc mang thai hoặc xuất hiện lúc mang thai, hay
nặng lên do thai nghén. Như vậy, cao HA lúc có thai có thể có nguyên nhân độc lập với tình trạng
mang thai hoặc nguyên nhann do thai và là tình trạng báo động, hoặc là dấu hiệu biểu hiện của
một thời kì nguy cơ cao, có thể gây tử vong cho bà mẹ và thai nhi.
Trong sản khoa, cao HA đi kèm với Protein niệu và phù tạo nên một bệnh cảnh đặc biệt mà trước
đây người ta thường gọi là nhiễm độc thai nghén, nay được gọi là tiền sản giật – sản giật. Tiền
sản giật xảy ra khoảng 5 -10%, sản giật chiếm khoảng 0, 2% - 0, 5% trong tổng số thai nghén.
2. Tiền sản giật.
2.1. Định nghĩa.
Tiền sản giật là sự xuất hiện cao HA với Protein niệu và/hoặc phù, do thai nghén hoặc ảnh hưởng
của một thai nghén rất gần. Tiền sản giật - sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 29 của thai kì và
chấm dứt sau 6 tuần sau đẻ. Trước đây người ta thường gọi là nhiễm độc thai nghén, hội chứng
Protein niệu, nhưng ngày nay người ta nhận thấy chính cao HA đã gây nên các biến chứng trầm
trọng cho mẹ và thai, và là triệu chứng thường gặp nhất.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng và các triệu chứng.
2.2.1. Các yếu tố nguy cơ.
Thai phụ lớn tuổi (trên 35 tuổi).
Con so, đa thai, đa ối.
Chửa trứng thường biểu hiện tiền sản giật sớm.
Thai nghén kèm đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, cao HA mãn tính.


Tiền sử có tiền sản giật – sản giật.
2.2. Triệu chứng.
2.2.1. Cao huyết áp.
Đây là cơ sở để chẩn đoán xác định tiền sản giật, cách xác định cao HA sau 20 tuần tuổi thai như
sau: HA tối đa > 140 mmHg hoặc HA tối thiểu > 90 mmHg.
105


Điều dưỡng sản

Những trường hợp có HA tối đa tăng > 30 mmHg hoặc HA tối thiểu tăng > 15 mmHg so với trị
số HA khi chưa có thai cần được quan tâm đặc biệt vì có thể xuất hiện tiền sản giật – sản giật.
Lưu ý: phải đo HA 2 lần cách nhau 4 giờ.
2.2.2. Phù.
Đặc điểm của phù:
Phù tồn thân, khơng giảm khi nghỉ ngơi.
Phù trắng, mềm, ấn lõm.
Tăng cân nhanh hơn, quả 0, 5 kg/tuần.
Có thể phù nhiều, phù tồn bộ, các chi to lên, tay trịn trĩnh, mặt nặng, mí mắt húp lại, âm hộ
sưng to. Bụng căng lên, nổi hằn dây thắt lưng sau khi nghe tim thai cịn hằn dấu vết của ống
nghe. Có khi phù phủ tạng, phù phúc mạc nên có nước trong màng bụng, màng phổi, não, võng
mạc có thể bị phù làm cho bệnh nhân bị nhức đầu, mờ mắt. Trong một số trường hợp phù có thể
nhẹ, kín đáo, có khi ấn lên mắt cá chân mới phát hiện được.
2.2.3. Protein niệu.
Protein niệu thường là dấu hiệu sau cùng của bộ ba triệu chứng, mức độ Protein niệu có thể có
thay đổi lớn trong 24 giờ, do đó mẫu xét nghiệm nước tiểu chính xác phải lấy trong 24 giờ.
Protein niệu dương tính khi lớn hơn 0, 3g/l/24 giờ hoặc trên 0, 5 g/l/mẫu nước tiểu ngẫu nhiên.
Mức độ Protein niệu trong 24 giờ:
Vết
≠ 0, 1 g/l

+
≠ 0, 3 g/l
++
≠ 1, 0 g/l
+++ ≠ 3 g/l
2.3. Các chẩn đoán tiền sản giật.
2.3.1. Tiền sản giật nhẹ.
HA tâm trương 90 -100 mmHg.
HA tâm thu 140 – 150 mmHg.
Protein niệu (+).
2.3.2. Tiền sản giật nặng: khi có ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
Lâm sàng:
HA tối đa >= 160 mmHg và//hoặc HA tối thiểu >= 110 mmHg.
Rối loạn thị giác và tri giác: hoa mắt, mờ mắt, chóng mặt, nhức đầu, lờ đờ.
Đau đầu nhưng không đáp ứng với thuốc thơng thường.
Tiêu hóa: đau vùng thượng vị hoặc 1/4 trên của hạ sườn phải.
Phù phổi hoặc xanh tím.
Thai chậm phát triển trong tử cung.
Cân lâm sàng:
Protein niệu > (+++) hoặc trên 3 g/l.
Giảm tiếu cầu (< 150000/mm3 ).
Tăng men gan ( tăng SGOT, SGPT).
106


Điều dưỡng sản

2.3. Biến chứng.
2.3.1. Biến chứng về phía mẹ.
Hệ thần kinh trung ương: phù não, sản giật, xuất huyết não – màng não.

Mắt: phù võng mạc, mù mắt.
Thận: suy thận cấp.
Gan: chảy máu dưới bao gan, vỡ gan.
Tim, phổi: suy tin cấp, phù phổi cấp.
Huyết học: giảm tiểu cầu, rối loạn đông chảy máu, đông máu rải rác trong lịng mạch.
2.3.2. Biến chứng về phía thai.
Thai chậm phát triển trong tử cung.
Đẻ non.
Tử vong chu sinh. Ngồi ra có thể tiến triển thành hội chứng HELLP (hemolysis – elevated liver
enzyme – low platelete). Hội chứng này có thể đe dọa tính mạng cho mẹ và con.
2.4. Xử trí.
2.4.1. Dự phịng.
Vì ngun nhân chưa rõ nên dự phịng bệnh lý này rất khó.
Đăng kí quản lý thai nghén là khâu cơ bản nhất trong dự phòng tiền sản giật – sản giật. Hạn chế
ăn mặn (muối ăn) không ngăn ngừa được tiền sản giật. Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh
dưỡng, bổ sung đầy đủ canxi, giữ ấm.
Phát hiện sớm, điều trị kịp thời những sản phụ có nguy cơ cao để ngăn ngừa xảy ra sản giật.
Chăm sóc liên tục trong thời kì hậu sản.
2.4.2. Điều trị.
Ngun tắc điều trị: ngăn ngừa cơn sản giật, bảo vệ mẹ là chính, có chiếu cố đến con.
Tiền sản giật nhẹ: có thể điều trị và theo dõi ở tuyến y tế cơ sơ.
Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái.
Có thể cho thuốc an thấn Seduxen 5 mg.
Theo dõi hằng tuần nếu nặng lên phải nhập viện và điều trị tích cực.
Nếu thai đã đủ tháng nên chấm dứt thai kì ở tuyến chuyên khoa.
Tiền sản giật nặng: phải nhập viện và theo dõi tại tuyến tỉnh, điều trị tích cực.
 Điều trị nội khoa: Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái.
Thuốc an thần: Diazepam.
Sử dụng Magnesium Sulfate để đề phòng co giật (lưu ý ngộ độc).
Thuốc hạ HA khi có HA cao (160/110 mmHg).

Thuốc lợi tiểu: chỉ sử dụng khi có đe dọa phù phổi cấp và thiểu niệu.
 Điều trị sản khoa và ngoại khoa:
Nếu tiền sản giật nặng không đáp ứng với điều trị hoặc xảy ra sản giật thì phải chấm dứt thai kì
với mọi tuổi thai. Trước khi chủ động chấm dứt thai kì cần ổn định tình trạng bệnh nhân trong
vịng 24 – 48 giờ.

107


Điều dưỡng sản

Nên sinh thủ thuật nếu đủ điều kiện hoặc mổ lấy thai khi có chỉ định sản khoa hoặc cần chấm dứt
nhanh.
3. Sản giật.
3.1. Định nghĩa.
Sản giật được xác định là khi xuất hiện những cơn co giật hoặc hơn mê, xảy ra trên một bệnh
nhân có hội chứng tiền sản giật nặng. Đây là một biến chứng cấp tính của tiền sản giật nếu khơng
được theo dõi và điều trị. Sản giật có thể xảy ra trước đẻ (50%) , trong đẻ (25%) và sau đẻ (25%).
3.2. Triệu chứng lâm sàng.
Cơn giật điển hình thường trải qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn xâm nhiễm: kéo dài từ 30 giây đến 1 phút, với những cơn kích thích ở vùng mặt, miệng
(mí mắt nhấp nháy, nét mặt nhăn nhúm, lưỡi thè ra thụt vào, tăng tiết nước bọt, đầu lắc la lắc lư),
sau đó cơn giật lan xuống 2 tay.
Giai đoạn giật cứng: xảy ra khoảng 30 giây, toàn bộ các cơ trong cơ thể co cứng (thân ưỡn cong,
tay chân thẳng đơ duỗi thẳng, đầu nghiêng sang một bên, mắt trợn ngược, răng cắn chặt), các cơ
thanh quản và hô hấp co thắt làm cho bệnh nhân ngạt thở , tím tái vì thiếu oxi.
Giai đoạn giật gián cách: kéo dài khoảng 1 phút. Sau cơn giật các cơ tồn thân giãn ra chốc lát rồi
tiếp theo đó là những cơn co giật toàn thân, lưỡi thè ra thụt vào nên rất dễ cắn phải lưỡi, mặt tím
do ngưng thở, miệng sùi bọt mép.
Giai đoạn hôn mê: các cử động co giật nhẹ rồi thưa dần và ngưng. Bệnh nhân rơi vào tình trạng

hơn mê. Tùy theo tình trạng nhẹ, nặng mà bệnh nhân có thể hơn mê nhẹ hoặc hơn mê sâu.
3.3. Biến chứng.
3.3.1. Về phía mẹ.
Cắn phải lưỡi khi lên cơn giật, ngạt thở, suy hô hấp.
Suy tim cấp, phù phổi cấp.
Suy gan cấp, suy thận cấp, chảy máu dưới bao gan. vỡ gan.
Xuất huyết não – màng não.
Mù, giảm thị lực, ngớ ngẩn, rau bong non…. .
Tử vong.
3.3.2. Về phía thai.
Thai chết lưu trong tử cung.
Thai kém phát triển trong tử cung.
Ngạt thai, đẻ non.
Thiểu năng tâm thần.
Tử vong chu sinh cao.
3.4. Xử trí.
3.4.1. Xử trí tại tuyến cơ sở.
Nguyên tắc: phải sơ cứu trước khi vận chuyển bệnh nhân, có nhân viên y tế hộ tống lên tuyến
trên.
Cần thực hiện đủ chế độ chăm sóc: hút đờm giải, ngán miệng, lập 1 đường chuyền, tiêm thuốc an
thần, chuyển tuyến.
108


Điều dưỡng sản

3.4.2. Điều tri nội khoa.
Thuốc chống co giật và đề phòng cơn giật: Seduxen tiêm tĩnh mạch hoặc Magnesium sulfate.
Thuốc hạ huyết áp: nếu như HA tâm trương trên 110 mmHg thì phải giữ cho HA tâm trương ở
giữa khoảng 90 – 100 mmHg để đề phòng xuất huyết não.

Lợi tiểu và vấn đề truyền dịch: thuốc lợi tiểu chỉ dùng trong trường hợp thiểu niệu, đe dọa phù
phổi, phù não.
Kháng sinh dự phòng bội nhiễm.
3.4.3. Điều trị sản khoa và ngoại khoa.
Nếu thai nhi còn sống sau cơn giật thì cuộc đẻ cần được tiến hành ngay khi bệnh nhân ổn định.
Khởi phát chuyển dạ, nếu thuận lợi thì bấm ối. Khi đẻ nên đẻ thủ thuật để tránh rặn, có thể mổ
lấy thai khi có chỉ định.
4. Chăm sóc thai phụ tiền sản giật – sản giật.
4.1. Nhận định.
Nhận định về sự hiểu biết của thai phụ đối với tiền sản giật – sản giật.
Nhận định về toàn trạng: DHS, thân nhiệt, màu sắc da niêm mạc.
Nhận định về khả năng nhận thức của thai phụ: tỉnh táo, kém tập trung, thờ ơ…. .
Nhận định dấu hiệu phù.
Nhận định về các dấu hiệu khác: đau đầu, chóng mặt, đau vùng thượng vị…. .
Nhận định về các dấu hiệu cận lâm sàng.
Nhận định phản xạ gân xương
Nhận định trọng lượng thai phụ.
Nhận định tình trạng phát triển của thai nhi trong tử cung: tim thai, sự cử động của thai.
4.2. Chẩn đoán điều dưỡng.
Phù do ứ nước.
Nhức đầu do tăng HA.
Nguy cơ chấn thương do tổn thương não.
4.3. Lập kế hoạch chăm sóc.
4.3.1. Chăm sóc cơ bản.
Để thai phụ nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường và theo dõi sát trường hợp đối với thể nặng. Những
thai phụ tiền sản giật nhẹ có thể theo dõi và điều trị tại nhà.
Giải thích cho thai phụ và người nhà về tình trạng bệnh lý.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Vệ sinh sạch sẽ hằng ngày.
4.3.2. Thực hiện các y lệnh.

Chống co giật.
Bù nước và điện giải.
Làm các xét nghiệm cơ bản.
Cho thai phụ dùng thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc hạ huyết áp.
4.3.3. Theo dõi.
Theo dõi DHS, mức độ phù, cân nặng thai phụ.
109


Điều dưỡng sản

Theo dõi lượng Protein trong 24 giờ đầu của thai phụ.
Theo dõi phát hiện sớm những dấu hiệu phụ và những dấu hiệu biến chứng.
Theo dõi khí hư.
Theo dõi sự phát triển của thai.
Theo dõi các xét nghiệm: SGOT, SGPT, CTG…. .
4.3.4. Giáo dục sức khỏe.
Thai phụ và gia đình cần phải biết cách phịng ngừa những tai biến có thể xảy ra, cách phịng
bệnh và thái độ xử trí phù hợp.
4.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc.
4.4.1. Chăm sóc cơ bản.
Thai phụ cần nghỉ ngơi tại giường, nằm nghiêng bên trái để giảm áp lực động mạch chủ bụng,
tăng sự trở về của máu động mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn, cung cấp máu cho thai nhi và thận.
Đối với trường hợp nặng cần nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường. Tránh những kích động làm ảnh
hưởng đến thai phụ.
Chế độ ăn nên tăng lượng Protein (80 -100 gr/ngày hoặc 1, 5 gr/kg/ngày) để bù cho lượng
Protein bị mất qua nước tiểu. Lượng muối đưa vào không được vượt quá 6 gr/ngày. Nên tránh ăn
những thức ăn có nhiều muối.
Đối với thai phụ điều trị tại nhà thể tiền sản giật nhẹ, cần giải thiachs cho thai phụ nên đến những
trung tâm y tế khi phát hiện những triệu chứng nặng lên như:

Nhức đầu nhiều hơn.
Cảm giác hoa mắt chóng mặt, buồn nơn, mặt đỏ phừng.
Nước tiểu ít.
Phù nhiều.
HA tâm trương > 110 mmHg.
Cử động của thai yếu.
Vệ sinh thân thể hằng ngày.
Hằng ngày phải vệ sinh da, vệ sinh răng miệng, cơ quan sinh dục ngoài để tránh nhiễm khuẩn,
phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều tri cho thai phụ.
Áo quần, vải trải giường và các vật dụng khác phải luôn sạch sẽ.
Mặc ấm nhưng không dùng quần áo chật.
4.4.2. Thực hiện các y lệnh.
Chống cơn co giật: MgSO4 được chỉ định để điều trị chống co giật. Trước khi tiêm bao giờ cũng
phải thử phản xạ đầu gối và theo dõi lượng nước tiểu trước đó. Sau tiêm 15 phút phải đánh giá lại
phản xạ đầu gối. Khi tiêm bao giờ cũng phải có 1 ống caxiclorua để cấp cứu kịp thời. Neus có
dấu hiệu bất thường phải báo ngay với bác sĩ.
Bù nước và điện giải: mục đích của lượng nước đưa vào để cân bằng sự giảm thể tích tuần hoàn.
Nước đưa vào bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Thường dùng dung dịch Ringer lactate
hoặc Glucose 5%, 10%.
Cho thai phụ dùng thuốc an thần như Diazepam hoặc Phenobarbital.
110


Điều dưỡng sản

Những thuốc hạ HA được chỉ định là: Nifedipine (Adalat), Hydralazin (Apresolin), Labelatot
(Normodyne).
Làm các xét nghiệm cơ bản: protein máu, công thức máu, tỷ lệ huyết sắc tố creatinin máu, acid
uric máu, SGOT và SGPT, số lượng tiểu cầu…. .
Để đánh giá tình trạng thai nhi thường xuyên kiểm tra bằng các biện pháp sau:

Nghe tim thai, xem cử động của thai.
Siêu âm, nonstreet test.
4.4.3. Thực hiện kế hoạch theo dõi thai phụ.
Theo dõi DHS, mức độ phù, cân nặng của thai phụ:
Đo HA ở nhiều tư thế, ở cả 2 tay, sau đó chọn tay và tư thế có số đo HA cao nhất để theo dõi HA
lần đo sau. Sau mỗi lần đo phải ghi vào bảng theo dõi chỉ số đo HA, chỉ nên đo trên 1 máy và 1
người đo để tránh sai số.
Nên đo HA theo giờ qui định để theo dõi nhịp dao động HA sinh học, đặc biệt trong những ngày
đầu.
Đo HA để đánh giá tác dụng của thuốc, đặc biệt khi dùng thuốc khống chế HA, bằng cách đo
trước và sau khi dùng thuốc. Nếu sau khi dùng thuốc hạ HA mà HA giảm xuống 10% so với
trước là thuốc có tác dụng. Đo thời gian thuốc hết tác dụng (HA lại lên) để tính liều thuốc cần
thiết. Khi dùng thuốc cao HA phải đánh giá các tác dụng phụ của thuốc như xuất hiện mạch
nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực…. . báo cáo bác sĩ xử trí.
Ở những thai phụ tiền sản giật nặng khi đo HA đồng thời đếm nhịp thở của thai phụ. Nếu thai
phụ có biểu hiện khó thở, thở nhanh, thở nơng cần báo ngay cho bác sĩ.
Hằng ngày, người điều dưỡng phải theo dõi mức độ phù bằng cách nhìn vẻ mặt, màu sắc da, các
nếp nhăn trên da, từ mắt tới tay, bụng, chân. Thăm khám các điểm về phù như ở tay chân, bụng
và mặt.
Theo dõi cân nặng bằng cách cân cùng một cân, cùng thời điểm, thường là lúc đói (sáng mới ngủ
dậy), sau đại tiện, mặc cùng loại quần áo tương tự. Sau mỗi lần cân phải ghi vào bảng theo dõi
và so sánh với những lần cân trước. Liên hệ chế độ ăn uống ngày hôm trước để điều chỉnh kịp
thời và báo cáo bác sĩ.
Theo dõi lượng Protein trong vòng 24 giờ của thai phụ:
Theo dõi số lượng, màu sắc, độ đục trong của nước tiểu sau mỗi lần đi tiểu, mỗi ngày phải đong
đo cẩn thận vì có giá trị chẩn đốn.
Nước tiểu để xét nghiệm Protein trong 24 giờ phải được bảo quản bằng hóa chất chồng thối
nhưng không được ảnh hưởng đến chất Protein trong nước tiểu. Mẫu nước tiểu gởi đến xét
nghiệm phải đúng yêu cầu kĩ thuật và có ghi tên bệnh nhân, tuổi, số giường vào ống nước tiểu.
Các thông số về nước tiểu phải báo cáo cho bác sĩ hằng ngày.

Theo dõi phát hiện sớm những dấu hiệu phụ và những dấu hiệu biến chứng như:
Nhức đầu nhiều hơn, cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nơn, mặt đỏ phừng.
HA tối thiểu > 110 mmHg.
Nước tiểu ít.
Phù nhiều.
111


Điều dưỡng sản

Cử động thai yếu.
Đau vùng thượng vị.
Đó là những dấu hiệu tiên lượng bệnh nặng hơn, có thể dẫn đến sản giật, cần phải báo cáo ngay
cho bác sĩ.
Theo dõi sự phát triển của thai:
Theo dõi chiều cao tử cung và vòng bụng.
Theo dõi sự cử động của thai (số lượng và thời điểm cử động).
Theo dõi sự phát triển của thai qua siêu âm.
Theo dõi sự ra khí hư: số lượng, mùi, màu, tính chất.
Theo dõi các xét nghiệm: protein máu, công thức máu, tỷ lệ huyết sắc tố creatinin máu, acid uric
máu, SGOT và SGPT, số lượng tiểu cầu…. . Nếu có bất thường phải báo cáo ngay cho bác sĩ.
4.5. Đánh giá kết quả chăm sóc.
Sau khi thực hiện kế hoạch chăm sóc cho thai phụ, nếu:
Toàn trạng:
Bệnh nhân tỉnh táo, hết mệt mỏi, thị lực bình thường là tốt.
Bệnh nhân thấy nhức đầu, mệt mỏi, mờ mắt là bệnh nặng lên.
Chỉ số HA:
HA ổn định không tăng lên hay xuống thấp là tốt.
HA tăng cần phải báo ngay cho bác sĩ vì đây là dấu hiệu nguy hiểm cho cả mẹ và thai.
Protein trong nước tiểu:

Nếu số lượng nước tiểu giảm mà Protein trong nước tiểu tăng là bệnh nặng lên.
Nếu thấy thai phụ ho hoặc khó thở hay đau ở vùng thượng vị cần báo cáo ngay cho bác sĩ để
phát hiện biến chứng phù phổi cấp và hội chứng HELLP rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến
tính mạng của mẹ và thai.
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Anh (chị) hãy chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Hàm lượng Protein trong chế độ ăn của thai phụ tiền sản giật thường là:
A. 1 gr/kg/ngày.
B. 1, 5 gr/kg/ngày.
C. 2 gr/kg/ngày.
D. 2, 5 gr/kg/ngày.
Câu 2. Tính chất phù trong tiền sản giật – sản giật là:
A. Phù tím, mềm, ấn lõm.
B. Phù trắng, mềm, ấn lõm.
C. Phù từ mặt xuống đến chân.
D. Nghỉ ngơi thì hết phù.

112


Điều dưỡng sản

Câu 3. Tính chất phù trong tiền sản giật – sản giật ngoại trừ:
A. Phù tím, mềm, ấn lõm.
B. Phù trắng, mềm, ấn lõm.
C. Phù từ chân lên đến mặt.
D. Nghỉ ngơi không hết phù.
Câu 4. Một tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật – sản giật:
A. Protein niệu >= 0, 1 g/l/24 giờ.
B. Protein niệu >= 0, 3 g/l/24 giờ.

C. Protein niệu >= 1 g/l/24 giờ.
D. Protein niệu >= 3 g/l/24 giờ.
Câu 5. Một tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật – sản giật:
A. HA >= 100/50 mmHg.
B. HA >= 110/70 mmHg.
C. HA >= 140/90 mmHg.
D. HA >= 160/110 mmHg.
Câu 6. Tiền sản giật thường xảy ra vào thời gian nào trong quá trình mang thai:
A. 3 tháng đầu của thời kì thai nghén.
B. 3 tháng cuối của thời kì thai nghén.
C. Trước tuần thứ 20.
D. Sau tuần thứ 20.
Câu 7. Chỉ định để điều trị chống cơn co giật:
A. Diazepam.
B. Nifedipine.
C. MgSO4.
D. Glucoze 5%.
Đáp án: 1. B 2. B 3. A 4. B 5. C 6. D 7. C

113



×