Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài 17 tư vấn kế hoạch hóa gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.75 KB, 9 trang )

Điều dưỡng sản

Bài 17

TƯ VẤN KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH VÀ CÁC BIỆN
PHÁP TRÁNH THAI
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Thực hiện được các bước cần thiết trong tư vấn kế hoạch hóa gia đình.
2. Trình bày được các biện pháp tránh thai dành cho nam gới và nữ giới.
3. Liệt kê dược các ưu điểm, nhược điểm khi dùng các phương pháp tránh thai
1. Tư vấn kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ).
1.1. Khái niệm.
Tư vấn KHHGĐ là giúp khách hàng tự lựa chon một biện pháp tránh thai thích hợp trong một
giai đoạn sinh sản nhất định. Mục đích của tư vấn không xuất phát từ nhu cầu của người tư vấn
mà xuất phát từ nhu cầu của khách hàng.
1.2. Vai trò của tư vấn KHHGĐ.
Giúp khách hàng chọn lựa đúng một biện pháp tránh thai và sử dụng đúng biện pháp đã chọn.
Giúp gia tăng tỉ lệ tiếp tục sử dụng và hạn chế bỏ cuộc.
Góp phần tăng cường sức khỏe và giảm chi phí chương trình KHHGĐ.
Hiểu rõ và thực hành tình dục an tồn sẽ góp phần làm giảm nguy cơ thai ngoài ý muốn và các
bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1.3. Các bước tư vấn KHHGĐ.
1.3.1. Gặp gỡ.
Lịch sự chào hỏi, mời ngồi, tỏ thái độ thân mật và bình đẳng, tạo lịng tin cho khách hàng.
Tự giới thiệu về bản thân.
1.3.2. Gợi hỏi.
Hỏi các thông tin liên quan đến sức khỏe và nhu cầu tránh thai, giúp đỡ khách hàng nói về những
điều họ muốn…. .
Chú ý lắng nghe, khơng sốt ruột, tránh nói nhiều.
Phát hiện những nhận thức sai lệch của khách hàng.


1.3.3. Tự giới thiệu.
Giới thiệu các biện pháp tránh thai hiện có ở cơ sở và thị trường.
Cung cấp đầy đủ thông tin vể cả ưu điểm và nhược điểm, các tác dụng phụ và các tai biến có thể
gặp của biện pháp tránh thai.
Tập trung vào vấn đề khách hàng quan tâm, hỏi xem khách hàng quan tâm đến biện pháp nào,
giải thích khi khách hàng hiểu sai.
114


Điều dưỡng sản
1.3.4. Giúp đỡ.
Giúp cho khách hàng lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp nhất.
Không áp đặt theo ý kiến chủ quan của mình.
Nếu khách hàng chọn biện pháp tránh thai khơng phù hợp vì chống chỉ định thì giải thích rõ cho
họ hiểu và giúp họ tìm biện pháp tránh thai khác.
1.3.5. Giải thích.
Khi khách hàng đã chọn lựa một biện pháp tránh thai, giải thích đầy đủ hơn về cách sử dụng biện
pháp đó.
Chỉ dẫn cho khách hàng quá trình thực hiện và các thủ tục tiến hành (dụng cụ tử cung, triệt sản).
Giải thích các nguyên nhân có thể đưa đến thất bại và cách phịng tránh.
Nói rõ những dấu hiệu của tác dụng phụ và cách xử trí tại nhà.
Nói rõ mức độ phục hồi của biện pháp tránh thai.
Giải thích tại sao cần có kiểm tra định kì và cần thực hiện kiểm tra đầy đủ.
Giải thích một cách thỏa đáng những hiểu biết sai lệch của khách hàng.
Sau khi giải thích, hỏi lại khách hàng để có phản hồi.
1.3.6. Gặp lại.
Trước khi chào tạm biệt, dặn dò khách hàng, hẹn khám kiểm tra định kì và khi có dấu hiệu bất
thường có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Cung cấp các tài liệu truyền thông về KHHGĐ.
2. Các biện pháp tránh thai dành cho nữ giới.

2.1. Tránh thai tạm thời.
2.1.1. Thuốc nội tiết tránh thai.
2.1.1.1. Các loại thuốc.
Viên thuốc kết hợp: có 2 thành phần là estrogen và progestogen, là dạng thuốc cổ điển được dùng
đầu tiên. Vỉ thuốc có 21 viên hoặc 28 viên mà 7 viên cuối cùng là các viên giả dược chứa đường,
sắt để uống trong những ngày có kinh. Thuốc được uống từ ngày thứ nhất của vòng kinh, liên tục
mỗi ngày 1 viên.
Progestogen đơn thuần liều thấp uống liên tục: loại này thường dùng cho những người đang cho
con bú bằng sữa mẹ, người có tiền sử bị bệnh động máu hoặc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin.
Thuốc tránh thai khẩn cấp: thuốc uống trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ, phải uống 2 viên cách
nhau 12 giờ. Thuốc chứa các hormon giống như thuốc tránh thai thông thường nhưng ở liều cao.
Thuốc ngừa thai khẩn cấp có tác dụng tốt nhất nếu uống ngay sau khi quan hệ.
Các dạng thuốc nội tiết tránh thai không sử dụng đường uống:
Cấy hormone: gồm 6 que (cỡ như que diêm) chứa progestogen được cấy dưới da cánh tay để tiết
ra một liều hormone liên tục ngăn ngừa sự rụng trứng. Cấy hormon có hiệu quả cao và thuận tiện.
Tiêm hormone: estrogen và progestogen được tiêm vào cơ cánh tay hoặc mông của phụ nữ. Các
hormone này ngừa thụ thai giống như thuốc tránh thai. Tiêm hiệu quả và thuận tiện hơn là phải
uống 1 viên tránh thai mỗi ngày.
Thuốc đặt âm đạo: mỗi tháng đặt một lần sau khi sạch kinh.

115


Điều dưỡng sản
Thuốc dán ở da: phương pháp này áp dụng một miếng băng mỏng, vuông dán lên da bụng dưới,
mông, hoặc nửa thân trên. Băng dán liên tục chuyển estrogen và progestogen vào máu. Băng dán
phải thay mỗi tuần 1 lần, dán liên tục trong 3 tuần, nghỉ 1 tuần.

(A)
(B)

Hình 17.1 (A). Thuốc ngừa thai hằng ngày.
(B). Thuốc ngừ thai khẩn cấp.
2.1.1.2. Ảnh hưởng của thuốc đối với cơ thể.
Rối loạn thông thường do thuốc gây ra:
Tăng cân do ứ nước, tăng chuyển hóa đường đạm.
Đau vú do tác dụng của ethinyl estradiol.
Nhức đầu, buồn nơn, có thể rụng tóc, xạm da, đau nhức, mỏi mệt, giảm thị lực.
Một số tác dụng có ích:
Làm giảm đau bụng kinh và phù do trước khi có kinh: 60% - 90%.
Lượng máu kinh giảm 30 – 50%, mất kinh khoảng dưới 40%.
Giảm mụn trứng cá và các dấu hiệu nam tính khác (lơng, râu).
Nói chung có tăng hoạt động tình dục, dùng loại thuốc phối hợp có thể giảm tình dục.
Biến chứng khi dùng thuốc tránh thai:
Thay đổi về đông máu: tắc nghẽn mạch do huyết khối có thể thấy khi dùng thuốc tránh thai. Vì
vậy khơng nên dùng thuốc cho những đối tượng sau: ngưới có tiền sử mắc bệnh tim và rối loạn
đông máu.
Ung thư: trên thực nghiện người ta nghi ngờ ethinyl estradiol có thể gây ung thư. Nhưng qua thực
tế gần như không gặp, . Tuy vậy, khi dùng thuốc tránh thai lâu dài nên khám phụ khoa định kì.
Gây qi thai: khơng thấy ảnh hưởng sinh qi thai, tuy nhiên cần thực hiện ngừng thuốc 3 tháng
trước khi có ý định có thai, khơng dùng thuốc trong khi có thai. Cẩn thận với thuốc tiêm có tác
dụng lâu dài, vì có thể mang thai khi thuốc cịn tác dụng.
ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau khi dùng thuốc: sự có thai trở lại sau khi dùng thuốc sớm
hay muộn tùy thuộc vào thời gian và loại thuốc sử dụng.
Ảnh hưởng của thuốc đến sữa mẹ: nói chung thuốc tránh thai không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
116


Điều dưỡng sản

Tăng huyết áp: người ta cho rằng steroid có làm tăng sản xuất aldosteron. Ethinyl estradiol có tác

dụng giữ nước và natri, progestogen làm tăng sự đồng hóa. Vì vậy thận trọng ở những người cao
huyết áp khơng nên dùng thuốc tránh thai.
2.1.1.3. Chỉ định dùng thuốc tránh thai.
Tất cả những phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ (trừ một số có chống chỉ định) đều có thể dùng thuốc tránh
thai.
Đặc biệt nên dùng thuốc tránh thai cho những phụ nữ có các hội chứng phụ khoa như thống kinh,
rong kinh cơ năng, kinh nhiều, chu kì kinh khơng đều.
2.1.1.4. Chống chỉ định.
Khối u lành tính ở vú và tử cung.
Những người cịn q trẻ chưa có con, hoặc những người thưa kinh, kinh muộn.
Các trường hợp ung thư đặc biệt là ung thư vú và ung thư cổ tử cung.
Các bệnh về máu, rối loạn đông máu.
Các bênh tim mạch, có tiền sử tắc nghẽn mạch, phồng tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
Các bệnh nội tiết như là Basedow, u tuyến thượng thận.
Các rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, cholesterol hay lipid tăng.
2.1.1.5. Cách dùng thuốc tránh thai.
Đối với thuốc viên:
Bắt đầu uống vào ngày thứ nhất của vòng kinh.
Mỗi ngày uống 1 viên, vào 1 giờ nhất định.
Uống liên tục 21 ngày hoặc 28 ngày (nếu vỉ thuốc có 7 viên giả dược).
Nếu quên uống 1 viên thì ngay sáng hơm sau uống ngay viên thuốc bị quên ngay khi nhớ ra, rồi
đến giờ dùng thuốc như hằng ngày uống 1 viên như thường lệ.
Nếu quên uống 2 viên: uống ngay 2 viên khi nhớ ra, ngày hôm sau đến giờ uống thuốc hằng ngày
phải uống 2 viên, rồi tiếp tục như thường lệ. Dùng biện pháp tránh thai hỗ trợ trong 7 ngày nếu có
giao hợp.
Nếu quên uống từ 3 viên trở lên: bỏ vỉ thuốc và bắt đầu dùng vỉ mới, dùng biện pháp tránh thai
hỗ trợ trong 7 ngày.
Đối với thuốc tiêm: tiêm một lần có tác dụng trong 3 tháng, tiêm vào ngày thứ 5 của vòng kinh,
hoặc tiêm sau nạo, hoặc tiêm 6 tuần sau sinh.
2.1.1.6. Theo dõi sau khi dùng thuốc.

Các rối loạn phụ.
Các rối loạn kinh nguyệt.
Khám vú và phụ khoa định kì.
2.1.2. Dụng cụ tử cung tránh thai.
Dụng cụ tử cung là một phương pháp thai quan trọng được áp dụng rộng rãi. Đó là phương pháp
đơn giản có hiệu quả cao, rẻ tiền nhất, dễ có thai lại khi lấy dụng cụ tử cung ra.
Hiện nay dụng cụ tử cung thông đụng nhất là dụng cụ tử cung có đồng (T cu-200, T cu 380A…..)

117


Điều dưỡng sản

Hình 17.2. Dụng cụ tử cung Mutiload và TCu380A.
2.1.2.1. Những ưu điểm và nhược điểm của dụng cụ tử cung.
Ưu điểm:
Dụng cụ tử cung là phương pháp tránh thai có thể phục hồi, nghĩa là khi lấy dụng cụ tử cung ra
có thể có thai lại một cách dễ dàng.
Dụng cụ tử cung không ảnh hưởng đến cơ chế đơng máu, huyết áp, chuyển hóa, hoặc những u nội
mạc tử cung như các thuốc nội tiết tránh thai. Dụng cụ tử cung thích hợp với những người có
chống chỉ định dùng thuốc nội tiết tránh thai.
Dụng cụ tử cung là phương pháp rẻ tiền, đặt một lần có thể tránh được nhiều năm.
Người phụ nữ có thể chủ động đặt dụng cụ tử cung để tránh thai.
Tỷ lệ tránh thai cao ( 95 – 97%). Nếu dụng cụ tử cung có them Cu ++ hoặc progestogen thì tỷ lệ
tránh thai càng cao.
Nhược điểm và biến chứng khi đặt dụng cụ tử cung:
Rơi dụng cụ tử cung, thường xảy ra 3 tháng đầu sau khi đặt.
Nặng tức vùng hạ vị, đau thắt do cơn co tử cung, đau lưng.
Ra nhiều khí hư.
Sau khi đặt dụng cị tử cung thường ra máu ít hoặc rong kinh trong vài kì kinh đầu.

Nhiễm khuẩn.
Thủng tử cung,
Có thai trong khi mang dụng cụ tử cung.
Dụng cụ tử cung chỉ được đặt ở các cơ sở y tế chuyên môn, chứ không tự đặt được.
Dụng cụ tử cung có thời hạn qui định cho từng loại. Nếu muốn tránh thai tiếp thì phải đến cơ sở y
tế để được thay theo thời hạn qui định.
118


Điều dưỡng sản

2.1.2.2. Chống chỉ định và chỉ định.
Chỉ định: các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khơng có viêm nhiễm đường sinh dục muốn tránh thai.
Chống chỉ định:
Chưa sinh đẻ, viêm nhiễm đường sinh dục chưa điều trị khỏi, các bệnh lây do đường tình dục.
Người có tiền sử thai ngoài tử cung.
Rong kinh, rong huyết chưa rõ ngun nhân.
Nghi ngờ có bệnh lí ác tính đường sinh dục.
Tử cung dị dạng.
Sa sinh dục độ II và III.
Những người dị ứng với đồng, bệnh Wilson, bất thường trong hấp thu, chuyển hóa đồng.
2.1.3. Tránh ngày phóng nỗn.
Là phương pháp sinh lí tránh ngày thụ thai cụ thể là tránh giao hợp vào những ngày có nhiều khả
năng thụ tinh nhất trong vịng kinh.
Người ta biết rằng nỗn chỉ có thể thụ tinh trong vịng 10 – 24 giờ sau khi phóng nỗn. Tinh trùng
có khả năng hoạt động tối đa 48 – 72 giờ sau khi được phóng nỗn vào âm đạo. Như vậy muốn
tránh thụ thai có kết quả bằng phương pháp này thì phải kiêng giao hợp ít nhất 3 ngày trước và 1
ngày sau khi phóng nỗn.
Năm 1929-1930, Ogino – Knauss tìm ra qui luật: “ Hiện tượng phóng nỗn bao giờ cũng xảy ra
từ 12 – 16 ngày trước kì kinh sắp tới”. Trên cơ sở này, dựa vào khả năng thụ tinh của noãn và khả

năng hoạt động của tinh trùng, Ogino – Knauss nên tránh giao hợp từ ngày thứ 19 – 12 trước kì
kinh tới.
Đối với những người có vịng kinh ổn định 28 ngày thì sẽ tránh giao hợp bắt đầu từ ngày thứ 10
-17 tính từ ngày đầu của kì kinh trước, tương ứng với ngày thứ 19 – 10 trước kì kinh tới. Đối với
những người có vịng kinh khơng ổn định, có thể sử dụng cơng thức của Chartier (1970):
Ngày đầu có thể thụ tinh: 10 + vịng kinh ngắn nhất – 28.
Ngày cuối có thể thụ tinh: 17 + vòng kinh dài nhất – 28.
2.1.4. Ngăn tinh trùng qua cổ tử cung.
Mũ cổ tử cung : là phương pháp tránh thai thận lợi, có hiệu quả tốt. Kết quả tránh thai khá cao từ
93 – 98% nếu được dùng kèm với thuốc diệt tinh trùng. Tuy nhiên phương pháp hơi phức tạp,
làm giảm khối cảm tình dục. Cần kiểm tra viêm loét cổ tử cung thường do thiếu vệ sinh trong
lúc làm thủ thuật.
Màng ngăn âm đạo: là phương pháp tránh thai khá phổ biến, dễ dàng áp dụng. Kết quả tránh thai
là 90 – 96% nếu dùng kết hợp với thuốc diệt tinh trùng. Tuy nhiêm cũng có những thống kê cho
nhiều thất bại từ 13 - 33%.
Thuốc hóa học diệt tinh trùng: là phương pháp tránh thai đơn giản, tính hiệu quả phụ thuộc người
phụ nữ dùng biện pháp này có đúng khơng. Để có hiệu quả cao, thuốc diệt tinh trùng phải được
đặt sâu vào âm đạo 1 giờ trước khi giao hợp. Ngoài ra loại viên nén hay viên đạn phải được đặt ít
nhất trước 10 phút. Nói chung kết quả thấp so với các phương pháp khác.

119


Điều dưỡng sản

Hình 17.3. Mũ cổ tử cung và màng ngăn âm đạo.
2.1.5. Phương pháp cho bú vô kinh.
Cơ chế tác dụng: ức chế phóng nỗn, vì cho bú sẽ làm thay đổi nội tiết từ tuyến yên trong cơ thể.
Chỉ định: mọi phụ nữ sau khi sinh đều có thể cho con bú.
Chống chỉ định: biện pháp cho bú vô kinh không áp dụng cho những phụ nữ không đượccho con

bú: suy tim nặng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ, lao phổi đang tiến triển nguy hiểm cho cả mẹ
và con, mẹ bị nhiễm HIV/AIDS có thể lây sang cho con.
Hiệu quả: có thể đạt tới 98% và có thể hơn nữa nếu áp dụng đúng.
Thuận lợi của phương pháp cho bú vơ kinh:
Có thể áp dụng ngay sau sinh.
Tránh thai có hiệu quả trong 6 tháng và có thể lâu hơn, nếu người phụ nữ cjo con bú thường
xun ngày và đêm.
Khuyến khích hình thành tập qn cho con bú bằng sữa mẹ.
Không cần cung cấp thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ.
Khơng có tác dụng phụ, khơng tốn kém.
Lợi ích khác ngồi ngừa thai: cung cấp thức ăn tốt cho trẻ, bảo vệ trẻ chống tiêu chảy và những
bệnh khác như sởi, viêm phổi nhờ kháng thể truyền từ sữa mẹ.
Giúp phát triển mối quan hệ giữa mẹ và con.
Không thuận lợi;
Sau 6 tháng hiệu quả tránh thai giảm.
Một số người sẽ gặp khó khăn khi cho con bú vì cơng việc.
Nếu mẹ bị nhiễm HIV con có thể bị nhiễm với tỉ lệ thấp.
Khơng ngăn ngừa được bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Cách áp dụng:
Cho bú thường xuyên: nên cho bú ít nhất 8 – 10 lần mỗi ngày và ít nhất 1 lần trong đêm. Ban
ngày giữa 2 lần bú cách nhau không quá 4 giờ, ban đêm cách nhau không quá 6 giờ.
Bú đúng: tư vấn cho bà mẹ cách cho con bú và chế độ ăn uống.
120


Điều dưỡng sản
2.2. Phương pháp tránh thai vĩnh viễn: thắt vịi tử cung.
Đình sản nữ là phương pháp làm tắt nghẽn vòi tử cung để ngăn cho tinh trùng và trúng khơng
gặp nhau. Có nhiều cách để làm nghẽn vịi tử cung: buộc, đốt, cặp bằng kẹp.
Đây là phương pháp ngừa thai vĩnh viễn và an toàn.

2.2.1. Chỉ định.
Tất cả các phụ nữ sau khi được tham vấn, lựa chọn, suy xét và nhất là có chỉ định y khoa do các
bệnh ảnh hưởng hay có liên quan đến thai kì.
2.2.2. Chống chỉ định.
Có các khối u phụ khoa hoặc các bệnh lý phụ khoa cần phải phẫu thuật lớn trong một tương lai
gần.
Chống chỉ định tạm thời như có thai hay nghi có thai, nhiễm khuẩn cấp cơ quan sinh dục hay toàn
thân, nhiễm trùng vùng mổ.
3. Các biện pháp tránh thai dành chon nam giới.
3.1. Tránh thai tạm thời.
3.1.1. Xuất tinh ngoài âm đạo.
Là phương pháp cổ điển, đơn giản không tốn kém, cho đến nay được nhiều người áp dụng rộng
rãi. Tuy nhiên tỷ lệ thất bại cao.
Cơ chế tránh thai của biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo là tinh trùng không vào đường sinh dục
nữ nên không xảy ra thụ tinh.
Hướng dẫn cách thực hiện:
Khi giao hợp, lúc đầu 2 vợ chồng vẫn hoạt động như bình thường.
Đến khi người chồng sắp sửa thấy xuất tinh thì rút nhanh dương vật ra để xuất tinh ra ngồi, xa
hẳn bộ phận sinh dục của người vợ.
Khơng được để một giọt tinh dịch nào rỉ ra trong lúc dương vật còn trong âm đạo.
3.1.2. Bao cao su.
Được sử dụng từ thế kỉ 17, ngày nay bao cao su được làm bằng latex có bơi dầu nên rất dễ sử
dụng. Diều chủ yếu là chất lượng của bao tốt, mỏng, chắc và kín. Kết quả tránh thai cao. Tỷ lệ vỡ
kế hoạch thay đổi tùy theo từng tác giả khoảng 5 – 20% do thực hiện không nghiêm túc. Tỷ lệ vỡ
kế hoạch do vỡ bao cao su là 13, 1%.
3.2. Tránh thai vĩnh viễn: thắt ống dẫn tinh.
Là phương pháp không cho tinh trùng được sản xuất từ tinh hồn di chuyển và tích lại trong túi
tinh. Mỗi lần giao hợp, tinh dịch không chưa tinh trùng.
3.2.1. Chỉ định.
Thắt ống dẫn tinh được thực hiện cho bất cứ ai có nguyện vọng lựa chọn phương pháp thắt ống

dẫn tinh để ngừa thai.
3.2.2. Chống chỉ định.
Suy nhược cơ thể, biến loạn tình dục.
Có rối loạn đơng máu.
Có bất thường ở bìu như: thốt vị bẹn, dãn tĩnh mạch, ứ nước mành tinh hồn, viêm nhiễm mãn
tính và di tích ở thừng tinh.
121


Điều dưỡng sản
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Anh (chị) hãy chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Các biện pháp tránh thai dành cho nam giới ngoại trừ:
A. Bao cao su.
B. Thuốc hóa học diệt tinh trùng.
C. Thắt ống dẫn tinh.
D. Xuất tinh ngoài âm đạo.
Câu 2. Các biện pháp tránh thai tạm thời dành cho nữ giới ngoại trừ:
A. Dụng cụ tử cung tránh thai.
B. Phương pháp cho bú vô kinh.
C. Thuốc nội tiết tránh thai.
D. Thắt vịi tử cung.
Câu 3. Câu nào sau đây là khơng đúng khi nói về các biện pháp tránh thai dành cho nữ
giới:
A. Thuốc nội tiết tránh thai làm giảm đau bụng kinh và phù trước khi có kinh: 60 – 90%.
B. Dụng cụ tử cung là phương pháp tránh thai có phục hồi.
C. Hiệu quả của phương pháp cho bú vơ kinh có thể lên đến 98% và hơn nữa nếu áp dụng
đúng.
D. Mẹ bị nhiễm HIV có thể áp dụng phương pháp cho bú vô kinh.
Câu 4. Câu nào sau đây là đúng khi nói về các biện pháp tránh thai dành cho nữ giới:

A. Thuốc nội tiết tránh thai làm tăng đau bụng kinh và phù trước khi có kinh.
B. Dụng cụ tử cung là phương pháp tránh thai không phục hồi.
C. Hiệu quả của phương pháp cho bú vơ kinh có thể lên đến 98% và hơn nữa nếu áp dụng
đúng.
D. Mẹ bị nhiễm HIV có thể áp dụng phương pháp cho bú vô kinh.
Câu 5. Chống chỉ định khi sử dụng dụng cụ tử cung:
A. Rong kinh, rong huyết chư rõ nguyên nhân.
B. Tử cung dị dạng.
C. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản muốn tránh thai và không viêm nhiễm đường sinh dục.
D. Sa sinh dục độ II và III.
Câu 6. Chỉ định khi sử dụng thuốc nội tiết tránh thai:
A. Có tiền sử tắt nghẽn mạch.
B. Các bệnh tim mạch.
C. Thống kinh.
D. Các rối loạn chuyển hóa.
Câu 7. Biến chứng và nhược điểm của dụng cụ tử cung ngoại trừ:
A. Ra nhiều khí hư.
B. Thủng tử cung.
C. Có thai trong khi mang dụng cụ tử cung.
D. Phương pháp tránh thai có thể phục hồi.
Đáp án: 1. B 2. D 3. D 4. C 5. C 6. C 7. D
122



×