Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài 21 u sinh dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.44 KB, 9 trang )

Điều dưỡng sản

Bài 21

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN CÓ KHỐI U SINH DỤC
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng;
1. Mơ tả được dấu hiệu của khối u vú và cách chăm sóc khối u vú.
2. Liệt kê được các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung và kế hoạch chăm
sóc ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung.
3. Trình bày được các biến chứng của khối u buồng trứng.
1. Đại cương.
Các cơ quan của bộ máy sinh dục:buồng trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ đều có khả năng
phát triển thành khối u. Ở các tạng đó, những tế bào đang phát triển bình thường đột
nhiên phát triển mạnh lên và trở thành một khối ngay ở tạng đó. Đó chính là khối u. ùy
theo q trình đột biến phát triển của tế bào đó mà có những khối u kích thước to hay
nhỏ, lành tính hay ác tính.
Nếu khối u ở tạng đó lành tính: cịn khả năng cứu chữa. Nếu khối u đã trở thành ác tính
lại phát hiện muộn thì tỉ lệ tử vong cao. Theo thong báo của Tổ chức y tế thế giới, cũng
như ở trong nước ta, tỉ lệ tử vong do ung thư ngày càng tăng. Vì vậy, cơng tác chăm sóc
trong các bệnh khối u đường sinh dục ngày càng đóng vai trị quan trọng và rất được
quan tâm.
2. Sinh bệnh học.
2.1. Khối u vú.
Phát triển từ tuổi dậy thì, dưới ảnh hưởng của nội tiết tố estrogen.
Estrogen và proesteron kích thích làm cho các tế bào tuyến vú phát triển để làm chức
năng chế tiết sữa khi sinh.
Trên thế giới cũng như ở nước ta, tỉ lệ mắc bệnh ngày một tăng.
2.1.1. Nguyên nhân.
Chưa rõ.
Các yếu tố thuận lợi:


Khối u tuyến vú thường phát sinh sau một viêm tuyến vú hay áp xe tuyến vú liên quan
đến thời kì cho con bú.
Viêm tuyến vú do sang chấn như sau một va đập, thậm chí do mặc áo lót q chặt.
Tiền sử gia đình có u vú hay ung thư vú.
Thai nghén muộn.
Tiền sử bệnh xơ nang tuyến vú có kèm quá sản biểu mô.
2.1.2. Phân loại u tuyến vú.
Viêm tắc tuyến sữa và áp xe tuyến vú khi cho con bú.
Viêm tắc tuyến vú có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở tuổi 30 – 40.
U xơ tuyến vú xuất iện tự nhiên hay sau một áp xe.
Ung thư vú.
2.1.3. Triệu chứng lâm sàng.
145


Điều dưỡng sản
2.1.3.1. Cơ năng.
Thường khơng có triệu chứng, bệnh nhân phát hiện tình cờ do khám phụ khoa hay một
khám xét nào đó. Thường những trường hợp này là do u xơ tuyến vú hay ung thư vú giai
đoạn sớm.
Đau:
Hội chứng trước kinh nguyệt: đau bắt đầu 2-3 ngày trước khi có kinh, thể tích vú khơng
tăng rõ rệt, khám thấy vú mềm và đều đặn. Trường hợp này là đau do nội tiết tố.
Đau một hay cả hai bên vú: do viêm khi đang nuôi con hoặc do sang chấn.
Đau và sưng phù nề một cánh tay: dấu hiệu muộn của ung thư vú.
Sưng to một hoặc hai bên vú.
Nổi hạch ở nách: ngồi thời gian ni con nếu sờ thấy hạch ở nách, nắn đau thường do
viêm vú, nhưng nắn không đau phải cảnh giác với hạch di căn do ung thư vú.
Tiết dịch ra ở núm vú: dịch trong, mủ, máu, lẫn máu.
2.1.3.2. Thực thể.

Nhìn:
U xơ tuyến vú: hai vú không cân xứng, một bên sưng to hơn.
Ung thư vú: đầu vú tụt, da đỏ, phù, sẩn da cam, co rút da.
Nắn:
Nằm ngửa, dùng 4 ngón tay áp nhẹ nhàng vào tuyến vú trên thành ngực để tìm khối u.
Khi khám theo thứ tự ¼ trên trong rồi quay vòng ngược chiều kim đồng hồ. Khám vú bên
phải thì ngược lại.
Đánh giá khối u: đường kính khối u bao nhiêu, bờ, ranh giới, di động, cảm giác đau
(viêm) hay không đau (u), số lượng khối u.
Khám hạch: hạch hố thượng đòn, hạch hõm nách, vùng dưới xương địn.

(B)
Hình 21.1. (A). Một số bệnh lý thường gặp của tuyến vú.
(B). Các dấu hiệu bất thường của tuyến vú.
146


Điều dưỡng sản

2.1.3.3. Cận lâm sàng.
Xét nghiệm dịch tiết đầu núm vú: vi trùng, tế bào.
Chọc dò kim nhỏ: lấy dịch trong khối u để xét nghiệm tế bào.
Chụp X quang vú: tìm khối u vú.
2.1.4. Xử trí.
Viêm: kháng sinh + chống tắc tia sữa.
Viêm do nội tiết: progesterone ngoại sinh + kháng sinh.
Áp xe tuyến vú: chích dẫn lưu + kháng sinh.
U xơ tuyến vú: cắt bỏ khối u.
Ung thư vú: cắt bỏ vú.
2.1.5. Phòng bệnh.

Hướng dẫn cách tự khám vú. Nếu thấy nghi ngờ phải đến bác sĩ chuyên khoa.
Tổ chức truyền thông phát hiện sớm u vú.
Tổ chức khám định kì và làm xét nghiệm dịch tuyến vú.
2.2. Khối u ở cổ tử cung.
2.2.1. Định nghĩa.
Các tế bào ở cổ tử cung phát triển bình thường, tăng về số lượng: u lành: polyp nhầy tử
cung, polyp cổ tử cung.
Các tế bào cổ tử cung tăng sinh về số lượng và phá vỡ cấu trúc bình thường: ung thư cổ
tử cung.
2.2.2. Nguyên nhân.
Thông thường là do viêm nhiễm đường sing dục mạn tính.
2.2.3. Triệu chứng.
2.2.3.1. Cơ năng.
Khí hư: mùi hôi lẫn máu.
Ra huyết sau giao hợp, màu đỏ tươi.
Đau.
2.2.2.3. Thực thể.
Khám bằng mỏ vịt:
Polyp cổ ngoài tử cung (dạng nhầy): ở cổ tử cung có một khối nhỏ bằng hạt ngơ, màu đỏ
mọng có cuống từ cổ tử cung ra…. .
Polyp cổ trong tử cung: từ cổ tử cung có một khối to hơn, cuống cũng to hơn, có kho to
bằng quả táo, màu đỏ chạm vào chảy máu.
Ung thư cổ tử cung: không thấy khối u nhưng trên mặt ngồi cổ tử cung có tồn thương
lt sùi chạm nhẹ chảy máu.
Khám bằng tay: khám trong
Polyp nhầy cổ tử cung: ít khi thấy được vì nhỏ và mềm.
Polyp cổ trong tử cung: cảm giác chạm vào khối u thực thể to nhỏ tùy cỡ nhưng có cuống
đính vào cổ tử cung hay lỗ trong cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung: các túi cùng hẹp và chắc.
Cận lâm sàng:

Polyp cổ tử cung: lành tính.
Ung thư cổ tử cung:
Soi cổ tử cung: xác định vùng mơ lành tính và ác tính.
Tế bào âm đạo: tìm tế bào ung thư cổ tử cung bng rơi lẫn vào khí hư.
147


Điều dưỡng sản

2.2.4. Tiến triển và biến chứng.
2.2.4.1. Tiến triển.
Polyp nhầy cổ tử cung: tự rụng sau khi hành kinh hoặc sau đẻ.
Polyp cổ tử cung: phát triển ngày càng to gây chảy máu, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh
nhân. Khả năng gây khó có thai, gây sẩy thai, ung thư hóa, nhiễm trùng.
Ung thư cổ tử cung: giai đoạn càng muộn càng khơng có khả năng điều trị.
2.2.4.2. Biến chứng.
U lành tính: gây nhiễm trùng tại chỗ rồi đến toàn thân: gây sẩy thai, đẻ non, u tiền đạo.
Ung thư cổ tử cung: chèn ép các tạng xung quanh gây đau, rối loạn chức năng về tiết niệu
hay tiêu hóa, chết do suy kiệt.
2.2.5. Điều trị.
Polyp nhầy: xoắn bỏ polyp.
Polyp cổ tử cung: cắt bỏ polyp.
Ung thư: cắt bỏ + lấy hạch + tia xạ.
2.3. Khối u tử cung.
2.3.1. Định nghĩa.
Nếu tế bào cơ tử cung đột biến quá sản mạnh sẽ tạo thành bệnh u xơ tử cung.
Nếu tế bào niêm mạc tử cung đột biến quá sản mạnh sẽ tạo thành ung thư niêm mạc tử
cung.
2.3.2. Triệu chứng.
2.3.2.1. Cơ năng.

U xơ tử cung:
Thường gặp tuổi đang sinh đẻ.
Ra máu: lượng nhiều, máu đỏ lẫn cục.
Khí hư: màu hồng.
Thường khơng có triệu chứng đau trừ u xoắn dưới thanh mạc.
Ung thư tử cung:
Thường gặp tuổi đã mãn kinh.
Ra máu lượng nhiều thường lẫn mủ có mùi hơi.
Khí hư lẫn mủ có mùi hơi.
Đau để co bóp tống máu và dịch ra ngồi, Có trường hợp đau do chèn ép.
2.3.2.2. Thực thể.
U xơ tử cung: thể tích tử cung to, mật độ chắc, có chỗ gồ lên, đó là nhân xơ.
Ung thư tử cung: thể tích tử cung bình thường, mật độ mềm.
2.3.2.3. Cận lâm sàng.
U xơ tử cung:
Siêu âm chẩn đốn.
Chụp buồng tử cung có thuốc cản quang.
Nạo sinh thiết buồng tử cung để chẩn đoán phân biệt.
Thử HCG trong nước tiểu để phân biệt có thai.
Ung thư tử cung:
Làm tế bào âm đạo ở cổ tử cung.
Nạo sinh thiết buồng tử cung.
Chụp buồng tử cung.

148


Điều dưỡng sản

2.3.3. Hướng xử trí.

2.3.3.1. U xơ tử cung.
Phụ nữ trẻ chưa có con: bóc nhân xơ bảo tồn tử cung.
Phụ nữ trẻ có đủ con: cắt tử cung để lại cổ tử cung và buồng trứng.
Phụ nữ có u xơ và cổ tử cung nghi ngờ: cắt tử cung tồn phần.
2.3.3.2. Ung thư tử cung.
Hóa xạ trị.
Phẫu thuật Werthein.
2.4. Khối u buồng trứng.
2.4.1. Phân loại.
2.4.1.1. U buồng trứng có vỏ bọc (u nang).
U nang cơ năng: nang bọc nỗn, nang hồng tuyến, nang hồng thể.
U nang thực thể: nang bì, nang nhầy, nang nước.
2.4.1.2. Các khối u buồng trứng khác.
Khối u chế tiết lien quan đến nội tiết.
Khối u khơng chế tiết.
Khối u ác tính ngun phát.
Khối u ác tính thứ phát.
2.4.2. Triệu chứng.
Nghèo nàn.
2.4.3. Hướng xử trí.
U cơ năng: không mổ.
U thực thể: mổ cắt bỏ u nang hay tồn bộ buồng trứng. .
2.4.4. Tiên lượng.
Khó tiên lượng.

Ung thư tử cung

Ung thư CTC

(A)

Hình 21.2. (A). U xơ tử cung.

(B)
(B). Ung thư tử cung và ung thư CTC.

149


Điều dưỡng sản

3. Chăm sóc bệnh nhân có khối u sinh dục.
3.1. Nhận định.
Qua hỏi bệnh:
Trường hợp phát hiện khối u: Có đau khơng? Tình trạng khí hư? Ra máu âm đạo?
Qua thăm khám: khám phát hiện các dấu hiệu lâm sàng có thể có (nắn, khám hạch,
nhìn), đánh giá các xét nghiệm cán lâm sàng.
Qua thu thập thông tin.
3.2. Chẩn đoán điều dưỡng.
Đau do chèn ép.
Ra máu âm đạo do bệnh lý ung thư cổ tử cung.
Lo lắng do thiếu kiến thức về bệnh tật.
Khó ngủ do lo lắng về bệnh tật.
3.3. Lập kế hoạch chăm sóc.
Lập kế hoạch chăm sóc về tinh thần cho bệnh nhân.
Chăm sóc về vệ sinh ăn uống.
Kế hoạch thực hiện y lệnh về liều thuốc tia xạ, thời gian dùng thuốc.
Thực hiện quy tắc lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán và theo dõi bệnh.
Kiểm tra DHS.
Chuẩn bị bệnh nhân phẫu thuật nếu có chỉ định.
Theo dõi tiến triển của các dấu hiệu lâm sàng: đau, ra máu âm đạo, khí hư.

Theo dõi các biến chứng của bệnh, của phẫu thuật, của tia xạ, hay hóa trị liệu.
Kế hoạch tư vấn khi chưa phát hiện bệnh.
Kế hoạch tự phát hiện và khám định kì.
3.4. Thực hiện kế hoach chăm sóc những bệnh nhân có khối u sinh dục.
3.4.1. Chăm sóc cơ bản.
3.4.1.1. Đối với khối u vú.
Không mặc áo nịt ngực chặt gây cản trở tuần hồn hơ hấp.
Vệ sinh thân thể thường xuyên, không để viêm da.
3.4.1.2. Đối với khối u cổ tử cung và buồng trứng.
Vệ sinh bộ phận sinh dục ngồi bằng nước xà phịng hay nước sát trùng hàng ngày.
Mặc quần án lót riêng, quần áo lót nên giặt sạch, phơi nơi khơ thống có ánh sáng mặt
trời. Khơng nên dung loại vải tổng hợp hóa học khi đã bị dị ứng.
3.4.2. Thực hiện y lệnh.
Kiểm tra DHS của bệnh nhân ngày 2 lần.
Thực hiện nghiêm túc y lệnh về thuốc, tia xạ, thời gian dung thuốc đảm bảo hiệu quả cảu
điều trị.
Thực hiện quy tắc lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán và theo dõi bệnh: mẫu bệnh phẩm
sau khi lấy phải đưa đến phòng xét nghiệm.
Chuẩn bị bệnh nhân phẫu thuật nếu có chỉ định, bao gồm:
Trấn an bệnh nhân trước phẫu thuật để bệnh nhân yên tâm, tin tưởng vào kế hoạch điều
trị.
Vệ sinh thân thể đặc biệt là bộ phận sinh dục: cạo lông. thông tiểu. thụt tháo.
Dặn bệnh nhân nhịn ăn uống trước phẫu thuật 6 giờ.
Thực hiện đầy đủ hồ sơ, bệnh án, xét nghiệm.
Thực hiện y lệnh dùng thuốc trước mổ: dịch truyền, kháng sinh.
150


Điều dưỡng sản
3.4.3. Thực hiện kế hoạch theo dõi.

Theo dõi sự tiến triển của các dáu hiệu lâm sàng:
Tình trạng đau kéo dài khơng? Đau có hướng lan khơng?
Tình trạng ra máu âm đạo: có mùi, có mủ, ra máu nhiều khơng?
Khí hư có mùi? Có lẫn mảu và mủ không?
Theo dõi các biến chứng của bệnh, của phẫu thuật, tia xạ hay hóa trị liệu:
Bệnh có biến chứng nào không?
Biến chứng của phẫu thuật: chảy máu, nhiễm trùng.
Biến chứng của tia xạ: với liều cao có thể gây tổn thương các mô bên cạnh, làm loét mô
bên cạnh, mô lành bị hoại tử. Tia xạ ở u vú có thể dẫn đến viêm xương sườn, làm gãy hở
xương sườn, xơ phổi, viêm màng tim.
3.4.4. Giáo dục sức khỏe.
3.4.4.1. Tư vấn về những yếu tố nguy cơ có khối u sinh dục.
Với khối u vú:
Khả năng mắc bệnh từ tuổi dậy thì khi tuyến vú bắt đầu hoạt động.
Khả năng từ viêm tắc tuyến sữa.
Khả năng từ cản trở tuần hoàn: áo nịt vú quá chặt.
Với khối u cổ tử cung:
Khả năng mắc các bệnh tăng dần từ tuổi dậy thì.
Tỷ lệ mắc u ác tính tỷ lệ thuận với tỷ lệ người tình hay tỷ lệ và thời gian viêm nhiễm cổ
tử cung.
Chống viêm nhiễm cổ tử cung tốt có khả năng dự phịng, ngăn ngừa khối u cổ tử cung.
Với khối u tử cung:
Thường gặp ở tuổi 40.
Lứa tuổi tiền mãn kinh.
Với khối u buông trứng:
Khả năng mắc ở mọi lứa tuổi.
3.4.4.2. Tư vấn về cách dự phòng và khả năng tự phát hiện để đi khám bệnh.
Với bệnh u vú:
Không để viêm tắc tuyến sữa trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
Tự khám vú thường xuyên mỗi khi tắm.

Hướng dẫn cách tự khám vú:
Khám trước gương.
Dùng 4 ngón tay dàn đều, áp nhẹ tuyến vú lên thành ngực, nếu thấy ở vùng nào đó có nổi
hạt, cần đến bác sĩ khám ngay.
Nhìn thể tích vú: hình dáng có cân đối khơng, màu sắc da.
Núm vú: bình thường cao 1 cn, đường kính 1 cm, khơ khơng tiết dịch.
Khám hõm nách, hõm trên đòn và dưới xương đòn.
Với khối u cổ tử cung:
Vệ sinh bộ phận sinh dục ngồi.
Mặc quần áo lót riêng.
Nếu thấy một trong những dấu hiệu bất thường sau thì khám chuyên khoa:
Tiểu buốt, tiểu khó.
Ra khí hư nhiều, màu bất thường, mùi hơi.
Đau ngứa vùng sinh dục.
Ra máu sau quan hệ tình dục.
151


Điều dưỡng sản
Với khối u ở tử cung và buồng trứng:
Dấu hiệu báo động sớm là rối loạn kinh nguyệt hay rong huyết.
Tốt nhất là phát hiện sớm để loại bỏ khối u.
Từ tuổi 30 trở lên nên khám chuyên khoa hàng năm.
Nếu có dấu hiệu đau là đã có biến chứng.
Dấu hiệu bụng to lên là giai đoạn muộn.

Hình 21.3. Hướng dẫn cách tự khám vú.
3.5. Đánh giá.
Sau khi lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch, bệnh nhân tốt lên khi:
Yên tâm điều trị.

Bệnh nhân ăn uống tốt, nghỉ ngơi hợp lý.
Các dấu hiệu lâm sàng thuyên giảm sau phẫu thuật hay sau điều trị nội khoa.
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Anh (chị) hãy chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Chọn câu sai khi nói về các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân có khối u
vú:
A. Sưng to một hay hai bên vú.
B. Tiết dịch ra ở núm vú.
C. Đau một hay hai bên vú do nội tiết.
D. Nổi hạch ở nách.

152


Điều dưỡng sản
Câu 2. Chọn câu sai khi nói về các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân có khối u
vú:
A. Sưng to một hay hai bên vú.
B. Tiết dịch ra ở núm vú.
C. Đau do nội tiết ở vú thường có hội chứng đau trước kinh nguyệt.
D. Nổi hạch ở nách. Hạch di động nắn đau do di căn của ung thư vú.
Câu 3. Chọn câu đúng khi nói về tiến triển và biến chứng của bệnh nhân có khối u ở
cổ tử cung:
A. Polyp cổ trong tử cung thường tự rụng sau khi sinh, hành kinh.
B. Polyp nhầy cổ tử cung phát triển ngày càng to gây chảy máu, ảnh hưởng đến sức khỏe
bệnh nhân.
C. Ung thư cổ tử cung giai đoạn càng muộn càng khơng có khả năng điều trị.
D. U lành tính chèn ép các tạng xung quanh gây đau, rối loạn các chức năng, chết do suy
kiệt.
Câu 4. Chọn câu sai khi nói về tiến triển và biến chứng của bệnh nhân có khối u ở

cổ tử cung:
A. Polyp cổ ngoài tử cung thường tự rụng sau khi sinh, hành kinh.
B. Polyp cổ tử cung phát triển ngày càng to gây chảy máu, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh
nhân.
C. Ung thư cổ tử cung giai đoạn càng muộn càng khơng có khả năng điều trị.
D. U lành tính chèn ép các tạng xung quanh gây đau, rối loạn các chức năng, chết do suy
kiệt.
Câu 5. Chọn câu đúng khi nói về các triệu chứng của bệnh nhân có khối u tử cung:
A. Ung thư tử cung thường gặp ở tuổi sinh đẻ.
B. U xơ tử cung thường gặp ở tuổi đã mãn kinh.
C. Nếu có dấu hiệu đau là đã có biến chứng muộn.
D. Dấu hiệu báo động sớm là ra khí hư lẫn mủ và máu.
Câu 6. Chọn câu sai khi nói về các triệu chứng của bệnh nhân có khối u tử cung:
A. Ung thư tử cung thường gặp ở tuổi đã mãn kinh.
B. U xơ tử cung thường gặp ở tuổi sinh đẻ.
C. Nếu có dấu hiệu đau là đã có biến chứng muộn.
D. Dấu hiệu báo động sớm là ra khí hư lẫn mủ và máu.
Câu 7. Chọn câu sai khi nói về bệnh nhân có khối u sinh dục:
A. Đau do nội tiết ở vú thường có hội chứng đau trước kinh nguyệt.
B. Polyp nhầy cổ tử cung thường tự rụng sau hành kinh, sau đẻ.
C. U xơ tử cung thường gặp ở độ tuổi sinh đẻ.
D. Dấu hiệu báo động sớm u ở tử cung là ra khí hư.
Đáp án:

1. C

2. D

3. C


4. D

5. C

6. D

7. D

153



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×