Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Kết quả phẫu thuật tạo hình thành ngực bằng miếng ghép Titanium: Nhân 15 trường hợp tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.79 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 3 * 2021

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÀNH NGỰC
BẰNG MIẾNG GHÉP TITANIUM: NHÂN 15 TRƢỜNG HỢP
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Nguyễn Hồng Bình1

TĨM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá những kinh nghiệm ban đầu của phẫu thuật tạo hình thành ngực
bằng miếng ghép titanium tại khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng & Phương pháp: Hồi cứu mô tả loạt ca. Hồi cứu các bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình thành
ngực bằng miếng ghép titatium tại Bệnh Viện Chợ Rẫy về các đặc điểm dịch tể học, triệu chứng lâm sàng, bệnh lý
được phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật và kết quả sớm.
Kết quả: Trong thời gian từ 11/2015 đến 5/2020, chúng tơi đã phẫu thuật tạo hình thành ngực bằng miếng
ghép titatium cho 15 bệnh nhân. Giới: 10 nữ, 5 nam. Tuổi trung bình là 46,67 (30-72). Trong đó: u trung thất
xâm lấn thành ngực trước: 2 bệnh nhân, u xương ức; 4 bệnh nhân, u thành ngực: 4 bệnh nhân, u thành ngực và
xương ức: 5 bệnh nhân. Kích thước khối u Trung bình 10,3  7,1 cm (6-30 cm). Tất cả bệnh nhân đều được cắt
khối u và tạo hình thành ngực lại bằng miếng ghép titanium. Tất cả bệnh nhân ra viện tốt, có 2 bệnh nhân tụ dịch
vết mổ, điều trị nội khoa, 1 bệnh nhân bị nhiễm trùng mảnh ghép sau mổ 6 tháng, được mổ lấy ra sau 9 tháng.
Kết luận: Phương pháp tạo hình thành ngực bằng miếng ghép titanium cho thấy kết quả cố định thành
ngực tốt và đàn hồi. Phương pháp này rất thích hợp để áp dụng với bệnh nhân bị cắt rộng thành ngực trước cần
phải tái tạo lại thành ngực.
Từ khóa: tạo hình thành ngực, titanium mesh

ABSTRACT
CHEST WALL RECONSTRUCTION WITH TITANIUM:
CLINICAL EXPERIENCE IN CHO RAY HOSPITAL
Nguyen Hoang Binh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 3 - 2021: 79 - 86


Objectives: To present our experience of chest wall reconstruction with titanium mesh after excising chest
wall lesion.
Methods: A retrospective review of chest wall reconstruction with titanium mesh in Cho Ray hospital from
11/2015 – 5/2020.
Results: Total 15 patients were performed chest wall reconstruction with titanium mesh after excising chest
wall lesion. The mean tumor size is 10.3  7.1 cm (range 6-30 cm). There are 8 primary chest wall tumors, 5
metastatic chest wall tumors, 2 granulomatosis. All patients were reconstructed with titanium mesh and or
prolene mesh. 1 patient is total sternal resection, 10 patients were partial sternal and ribs resection, 4 patients
were ribs resection (usually 2-4 ribs). There was no mortality and major complication, 2 patients with seroma.
Folow up, 1 patient was prothese infection, is removed after 9 months.
Conclusion: Chest wall reconstruction with titanium mesh is a safety and effective procedure. This
procedure can be indicated with patient who is extensive chest wall resection.
Keywords: chest wall reconstruction, titanium mesh
Khoa Ngoại Lồng ngực Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Hồng Bình ĐT: 0908334789
1

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy

Email:

79


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 3 * 2021

Nghiên cứu Y học
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật cắt bỏ khối u hay bệnh lý thành
ngực trước, bao gồm cả cắt xương ức đơi khi địi

hỏi cần phải cắt rộng thành ngực trước. Vì vậy,
sau phẫu thuật, vấn đề quan trọng là làm sao
bảo đảm cho thành ngực vẫn còn là một khối
thống nhất, vững chắc để bảo vệ các cơ quan bên
trong mà cịn khơng ảnh hưởng đến chức năng
hơ hấp cho bệnh nhân. Mặc dù có nhiều vật liệu
ghép nhân tạo đã được sử dụng để tái tạo thành
ngực trước, việc lựa chọn phương pháp nào hay
vật liệu nào vẫn tuỳ thuộc kinh nghiệm của
phẫu thuật viên. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi chỉ giới thiệu mô tả lại kinh nghiệm lâm sàng
tái tạo thành ngực trước bằng miếng ghép
titanium trong điều trị các bệnh lý thành ngực.

ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

u thành ngực được cắt rộng khối u và các mô
thành ngực kế cận (cơ, da, xương sườn, xương
ức) với bờ cắt cách bờ u 2 – 4 cm. (Đánh giá vi
thể bờ cắt bằng sinh thiết lạnh không được tiến
hành mà chỉ cố gắng cắt rộng cách u ít nhất 2
cm). Da và mơ dưới da được cố gắng bảo tồn để
che thành ngực, nếu không bảo tồn được sẽ
ghép da. Một miếng ghép titanium được cắt với
kích thước phù hợp để che lỗ hổng thành ngực,
mỗi bờ của miếng ghép titanium che phủ ngoài
bờ lỗ hổng thành ngực 1-2 cm, được cố định
bằng chỉ thép khâu hay được bắt vít với xương
sườn kế cận hay phần xương ức còn lại. Một
miếng prolene mesh cùng kích thước được đặt

dưới miếng ghép titanium để che các cơ quan
trong trung thất (Hình 1). Dẫn lưu màng phổi
nếu có thơng với khoang màng phổi, có dẫn lưu
vết mổ tại chỗ.

Đối tƣợng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân (BN) được phẫu thuật cắt
bỏ khối u thành ngực, tạo hình thành ngực bằng
miếng ghép titanium tại khoa Ngoại Lồng ngực,
bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân được chỉ định tái
tạo bằng miếng ghép titanium khi lỗ hở thành
ngực >6 cm, đặc biệt có cắt bỏ xương ức.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình thành
ngực bằng miếng ghép titanium nhưng khơng
phẫu thuật cắt u di căn được.
Hình 1: Tái tạo thành ngực bằng 2 miếng mesh
prolene và miếng ghép titanium

Phƣơng pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca.
Qui trình phẫu thuật tạo hình thành ngực
bằng titanium
Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán dựa lâm
sàng, X quang phổi, hình ảnh phim cắt lớp ngực
đa lớp cắt (CT Scans ngực), có chỉ định phẫu
thuật tái tạo thành ngực. Bệnh nhân được chuẩn

bị các xét nghiệm tiền phẫu, đo chức năng phổi
trước phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản. Khối

80

Theo dõi
Bệnh nhân được theo dõi tái khám 1 tháng
đầu sau mổ và mỗi 3, 6 tháng sau đó đánh giá
bện nhân cịn sống không, tái phát bệnh, biến
chứng: nhiễm trùng vết mổ… Do điều kiện ở
nước ta, bệnh nhân thường bỏ tái khám, chúng
tôi cố gắng theo dõi (liên hệ bằng điện thoại)
bệnh nhân cho đến khi chấm dứt nghiên cứu
(5/2020) hay khi bệnh nhân tử vong.
Biến số nghiên cứu
Tuổi, giới, triệu chứng lâm sàng: ghi nhận
các biến số dựa hồ sơ.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 3 * 2021
Kích thước u thành ngực: được tính theo
đường kính lớn nhất của u trên CT scans ngực.
Vị trí khối u: dựa hình ảnh trên CT Scans ngực.
Kết quả giải phẫu bệnh trước phẫu thuật, sau
phẫu thuật. Bệnh lý được phẫu thuật.


Nghiên cứu Y học
giáp di căn xương ức (Bảng 2).

Lượng máu mất trong mổ: dựa ghi nhận
trong hồ sơ. Thời gian phẫu thuật. Thời gian dẫn
lưu phổi. Thời gian nằm viện sau mổ.
Đánh giá các biến chứng:
Dò khí: khí cịn ra bình dẫn lưu 5 ngày sau
phẫu thuật.
Chảy máu: máu chảy từ vết mổ không cầm
được phải mổ lại cầm máu.
Viêm phổi: bệnh nhân sốt, ran nổ, cơng thức
máu có bạch cầu cao, X quang phổi có hình ảnh
thâm nhiễm phổi.

Xử lý dữ liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 20.1 thống kê mơ
tả các biến định tính, định danh.

KẾT QUẢ
15 bệnh nhân bệnh u thành ngực hay u di
căn, xâm lấn thành ngực được phẫu thuật cắt u
và tái tạo thành ngực bằng miếng ghép titanium
trong thời gian từ 11/2015 – 5/2020 tại khoa
Ngoại Lồng ngực, bệnh viện Chợ Rẫy.
Bảng 1: Giới tình và tuổi nhóm nghiên cứu
Giới tính
Nam
Nữ


BN (n)

Tỷ lệ (%)

5
10

33.3
66.7

Tuổi trung bình: 46,67  11,7 (30 -72)

Hình 2: Bệnh nhân u xương ức, chảy máu khối u
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng
Lâm sàng
BN (n) Tỷ lệ (%)
Đau ngực
7
46.7
Khối u thành ngực
12
80
Chảy máu khối u
1
6.7
Bệnh đi kèm: Tiểu đường
2
13,4
Ung thư tuyến giáp (phẫu thuật 1 năm)
1

6,7
Giải phẫu bệnh trước mổ
7
46,8
Sarcoma
2
13,3
Mô viêm
3
20
Ung thư tuyến giáp di căn xương ức
2
13,3

Cận lâm sàng
Tất cả bệnh nhân được chụp CT Scans ngực,
đa số bệnh nhân có khối u liên quan xương ức:
11 bệnh nhân (73,4%) (Bảng 3, Hình 3).
Bảng 3: Vị trí – kích thước khối u thành ngực/CT
Scans ngực

Lâm sàng
Đa số bệnh nhân nhập viện vì có khối u
thành ngực lớn 12 bệnh nhân (80%), có 1 (6,7%)
bệnh nhân nhập viện trong bệnh cảnh cấp cứu
chảy máu khối u (Hình 2). Hai bệnh nhân có khối
u trung thất xâm lấn xương ức được phát hiện
trên CT Scans ngực (bệnh nhân đau ngực).
Giải phẫu bệnh trước phẫu thuật: có 7
bệnh nhân (46,8%). Trong đó: 5 bệnh nhân

được cắt 1 phần u sinh thiết: kết quả 2 sarcoma
(13,3%), mô viêm: 3 bệnh nhân (20%). 2 bệnh
nhân (13,3%) được làm FNA: ung thư tuyến

Vị trí u
U xương ức
U trung thất xâm lấn xương ức
U thành ngực và xương ức
U thành ngực
U thành ngực trước
U thành ngực bên

Bệnh nhân
Tỷ lệ (%)
(n)
4
26,7
2
13,4
5
33,3
2
2

13,3
13,3

Kích thước khối u trung bình: 10,3  7,1cm (6-30)

Chỉ định phẫu thuật

14 bệnh nhân (93,3%): u thành ngực.
1 bệnh nhân (6,7%): chảy máu khối u thành
ngực được mổ cấp cứu.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy

81


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 3 * 2021

Nghiên cứu Y học

Hình 3: U thành ngực bên (sarcoma xương)
Phƣơng pháp – Kết quả phẫu thuật

Kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật

Xương ức được cắt toàn bộ (1 BN) hay cắt 1
phần (10 BN). Xương sườn được cắt từ 2 - 4
xương sườn (4 BN) (Bảng 4).

2/3 bệnh nhân là u nguyên phát thành ngực.
Đa số bệnh nhân là u ác tính (93,7%) (Bảng 5).

Bảng 4: Phương pháp – Kết quả phẫu thuật
BN (n) Tỷ lệ (%)
Phẫu thuật cắt u:
Cắt u trung thất và 1 phần xương ức,
thành ngực

Cắt u xương ức
Cắt u xương ức 1 phần và thành ngực
(xương sườn)
Cắt u thành ngực (xương sườn)
Tái tạo thành ngực (vật liệu tái tạo):
Miếng ghép titanium đơn thuần
Miếng ghép titanium và mesh prolen

2

13,3

4
5

26,7
33,3

4

26,7

2
13

13,3
86,7

Thời gian phẫu thuật trung bình: 2,44  0,65 giờ (1,5 – 4)
Thời gian nằm viện sau mổ: 4,2 ngày (3-7)

Lượng máu mất trung bình: 64,66  26,95 ml. (20 – 100)

Biến chứng
Khơng ghi nhận biến chứng trầm trọng. Tụ
dịch vết mổ có 2 bệnh nhân (13,4%).

82

Bảng 5: Kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật
Giải phẫu bệnh
BN (n) Tỷ lệ (%)
U thành ngực nguyên phát
Sarcoma sụn
2
13,3
Sarcoma xương
1
6,7
Sarcoma sợi nhầy
1
6,7
U hạt mỡ xương ức (u lành)
1
6,7
Lymphoma xương ức
2
13,3
U desmoid
1
6,7

U thành ngực thứ phát (u di căn)
Carcinoma tuyến ức xâm lấn
2
13,3
Ung thư truyến giáp di căn xương ức
2
13,3
Ung thư biệt hoá kém (nghĩ di căn từ gan)
1
6,7
Tổn thương việm hoại tử
2
13,3
Tổng số
12
100

Theo dõi sau phẫu thuật
Thời gian: trung bình 10,38  8,42 (1-55
tháng). Bệnh nhân theo dõi lâu nhất là 55 tháng.
Theo dõi sau phẫu thuật: sau 1 tháng: tất cả

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 3 * 2021
bệnh nhân ổn định, có 1 bệnh nhân (bệnh nhân
sarcoma sụn thành ngực) được dẫn lưu màng
phổi lại sau 2 tuần (ra dịch hồng).
4 trường hợp tử vong: 2 bệnh nhân

lymphoma sau 1 năm (bệnh nhân được hoá trị),
hai bệnh nhân u tuyến ức xâm lấn xương ức (sau
13 tháng và 15 tháng).
3 bệnh nhân mất liên lạc sau 3 tháng, 5 tháng
và 12 tháng.
Hai bệnh nhân u viêm hoại tử thành ngực:
còn sống liên lạc được: 1 bệnh nhân 55 tháng và
một bệnh nhân 16 tháng, bệnh nhân này nhiễm
trùng vết mổ thành ngực sau 6 tháng được mổ
làm lai ổ nhiễm che lại lỗ hở, sau 9 tháng hở
miếng ghép được mố lại lấy miếng ghép
titanium ra.

Nghiên cứu Y học
thường phát triển chậm, không triệu chứng, đơi
khi có triệu chứng đau. U sụn sườn là u lành
thường gặp. Trong nghiên cứu chúng tơi, có 2
bệnh nhân u lành tính: 1 u hạt mỡ xương ức
(được cắt xương ức bán phần), 1 trường hợp u
desmoid thành ngực bên được cắt rộng.
U ác tính thường gặp là sarcoma, thường
gặp nhất là sarcoma sụn, u không đáp ứng hố
và xạ trị, tiên lượng phụ thuộc độ ác, đường
kính u và độ rộng của phẫu thuật. Biểu hiện lâm
sàng của các u này có thể thay đổi từ các triệu
chứng âm ỉ, khơng rõ cho đến triệu chứng nhiều,
tồn thân, phát triển nhanh. Trong nghiên cứu
chúng tơi có 5 bệnh nhân, 4 bệnh nhân là
sarcoma (sarcoma sụn chiếm ½ bệnh nhân
sarcoma) (Hình 3).

U di căn thành ngực có thể gặp trong ung
thư biểu mô tuyến giáp, tuyến vú hay thận…
điều trị giảm nhẹ bằng xạ trị và hiếm khi chỉ
định phẫu thuật. Phẫu thuật được chỉ định trong
một số trường hợp sau(1):
(a) khi phẫu thuật là 1 phần của điều trị đa
mô thức (ung thư tuyến giáp).
(b) điều trị biến chứng tại chỗ của vết thường
nhiễm trùng hay sau chiếu xạ (gặp trong ung
thư vú).
(c) tổn thương chảy máu (carcinoma tế bào
thận).

Hình 4: Nhiễm trùng lộ miếng ghép titanium

BÀN LUẬN
Tái tạo thành ngực được chỉ định rộng rãi
trong các trường hợp lâm sàng khác nhau như u
thành ngực, vết thương bị nhiễm trùng hay sau
xạ trị, biến dạng bẩm sinh hay sau chấn thương.
Phẫu thuật cắt u thành ngực là một trong những
phẫu thuật cần có tái tạo thành ngực nhiều nhất
trong các phẫu thuật cần tái tạo thành ngực.
Đối với u thành ngực nguyên phát, phần lớn
u thành ngực lành tính cần phải phẫu thuật cắt
thành ngực, từ u xương (u sụn xương, u sụn),
cho đến u mô mềm (loạn sản sợi, u desmoid) và
các u có nguồn gốc thần kinh (u sợi thần kinh, u
vỏ bao thần kinh)(1). Các tổn thương này thường


(d) Điều trị giảm nhẹ đơn thuần (nói chung
là giảm đau cho mọi loại tế bào học).
Trong nghiên cứu của chúng tơi có hai bệnh
nhân ung thư tuyến giáp di căn xương ức gây
đau, 2 bệnh nhân lymphoma xương ức và 2
bệnh nhân ung thư tuyến ức xâm lấn xương ức
được cắt bỏ khối u sau đó được tái tạo thành
ngực.
Có hai trường hợp bệnh nhân u thành ngực
do mô viêm nhiễm xâm lấn gây đau cho bệnh
nhân, khối u ngày càng lớn, dò dịch thành ngực
gây khó chịu cho bệnh nhân. Hai bệnh nhân này
được phẫu thuật cắt rộng mô viêm nhiễm, sau
phẫu thuật lỗ hở thành ngực rộng và được tái
tạo bằng miếng ghép titanium.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy

83


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 3 * 2021

Nghiên cứu Y học
Mức độ phẫu thuật cắt rộng
Khối u thành ngực thường được chỉ định cắt
rộng và cắt đủ sâu để điều trị triệt để. King và cs
khuyến cáo bờ cắt cách 4 cm với khối u nguyên
phát ác tính và 2 cm với các u di căn, u lành, u ác
mức độ thấp để tránh tái phát tại chỗ(1). Tiên

lượng sống của bệnh nhân liên quan mức độ mơ
học, kích thước khối u và mức độ cắt đủ khối u
và mơ xung quanh.
Vị trí và kich thước thành ngực bị cắt là yếu
tố chính được đòi hỏi cho sự ổn định vững chắc
của thành ngực cũng như cho sự thành công của
phẫu thuật tái tạo thành ngực. Kích thước chỗ hở
thành ngực nhỏ <5 cm thì khơng cần tái tạo
khung xương làm vững thành vì bệnh nhân có
thể chịu được. Kích thước hở thành ngực >5 cm
cần phẫu thuật tái tạo khung xương làm vững
thành ngực để đảm bảo hô hấp cho bệnh
nhân(2,3). Trong nghiên cứu của chúng tơi, khối u
có kích thước trung bình 10,3  7,1 cm (6-30), vì
vậy sau khi cắt khối u tất cả bệnh nhân phải tái
tạo lại thành ngực. Đối với các khối u chúng tôi
không thực hiện được sinh thiết lạnh bờ cắt
trong khi mổ mà chúng tôi chỉ cố gắng cắt rộng
cách khối u 2 cm.
Vị trí phẫu thuật cũng quan trọng vì cấu trúc
chính của chi trên cùng bên có thể được dùng để
che phủ chỗ hở thành ngực khi cần. Đối với các
khối u có vị trí lấn vào xương ức, khi cắt triệt để
u xương ức hay u xâm lấn xương ức cũng tạo
nên thành ngực bị hở rất lớn(4). Vì vậy, sau phẫu
thuật cắt bỏ xương ức dù 1 phần hay toàn bộ
cũng nên tái tạo lại thành ngực. Khối u phía sau
có xương bả vai có thể che phủ chỗ hở thành
ngực. Đối với khối u ở phía trước, cơ ngực lớn,
nếu da và mơ dưới da nằm phía trước cơ cịn

ngun vẹn, có thể che phủ đủ chỗ hở thành
ngực cho nên chỉ cần tái tạo khung xương làm
vững thành ngực. Đối với vị trí u ở thành ngực
bên, cơ và xương cịn lại có thể khơng đủ khơng
che phủ thành ngực ở vùng này(2,3).
Trong nghiên cứu của chúng tơi có 1 trường
hợp u thành ngực ở vùng trước bên, tuy nhiên
sau khi cắt rộng khối xương và cơ bị xâm lấn,

84

vẫn cịn đủ mơ mềm dưới da và da để che phủ
cho bệnh nhân. Còn lại 14 bệnh nhân ở thành
ngực trước, trong đó 11 bệnh nhân dính có phẫu
thuật cắt xương ức.
Tái tạo thành ngực
Mục đích của phẫu thuật tái tạo thành ngực
là tạo ra thành ngực vững chắc, khơng có chuyển
động hơ hấp đảo nghịch nhất để bệnh nhân có
thể cai máy sớm và trở về cuộc sống thường
ngày, thẩm mỹ là vấn đề thứ 2 được xem xét cẩn
thận sau đó. Đối với những trường hợp, phẫu
thuật cắt thành ngực, lỗ hở thành ngực nhỏ
không ảnh hưởng đến chức năng hơ hấp của
thành ngực thì khơng cần tái tạo khung xương
thành ngực.
Các vật liệu thay thế có thể là vật liệu sinh
học hay vật liệu nhân tạo.
Mảnh ghép sinh học
Mảnh ghép sinh học như cân cơ hay mô

xương (thường xương sườn) ghép tự thân. Ưu
điểm của mô sinh học là tính thích hợp và tính
tương thích sinh học. Trở ngại: tính kháng
khuẩn kém, kéo dài thời gian phẫu thuật, bệnh
nhân khó chịu, mềm so vật liệu tổng hợp, nhiễm
trùng khó điều trị(2,3).
Vật liệu ghép nhân tạo (tổng hợp)
Các vật liệu tổng hợp thay thế được sử
dụng thành công, đảm bảo sự vững chắc của
thành ngực và chức năng hô hấp cho bệnh
nhân sau phẫu thuật tuy nhiên cũng có những
vật liệu khơng thích hợp, bị loại bỏ. Vật liệu
tổng hợp thay thế lí tưởng là những vật liệu có
sẵn, dễ sử dụng, thích ứng được với cơ thể
người, đủ cứng, có tính kháng khuẩn, thấu
quang và giá thành thấp.
Vật liệu tổng hợp cứng được khuyến khích
sử dụng phổ biến trong tái tạo lồng ngực, nhưng
có một số trở ngại. Bởi vì thành ngực là cấu trúc
động, hoạt động hằng định theo hơ hấp vì vậy
vật liệu tổng hợp cứng có khuynh hướng di
chuyển và gãy. Khi di chuyển ra ngoài sẽ gây
hoại tử da, lộ dị vật, nhiễm trùng bao quanh dị
vật xảy ra nhanh, đòi hỏi phải phẫu thuật lấy ra.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 3 * 2021
Nếu vật liệu tổng hợp cứng ăn mòn vào trong,

nếu ăn vào các tạng lớn (phổi, mạch máu lớn) sẽ
tạo xuất huyết dữ dội nhưng không gây tử
vong(2). Hầu hết vật liệu tổng hợp được dùng để
ghép ở con người dưới dạng miếng hay tấm.
Miếng ghép Gore-Tex mềm, khơng thấm
nước nhưng khó làm cong và khâu chặt tại chỗ.
Một số vật liệu tổng hợp có thể tạo ra với
mức độ cứng khác nhau, thành công được báo
cáo với acrylic, silicone, silastic và miếng ghép
tổng hợp methylmethacrylate, đơn thuần hay
phối hợp.

Nghiên cứu Y học
Theo Keitaro M, sự kết hợp giữa miếng ghép
kim loại và mesh là một vật liệu ghép thích ứng
bởi vì độ bền đủ, dễ sử dụng, thích ứng cơ thể,
đủ cứng và cản quang. Thuận lợi của phương
pháp này là tính dễ dàng sử dụng của titanium,
bất kể kích thích hình dạng thành ngực bị hở và
bản chất sinh lý của miếng ghép. Miếng titanium
cho phép bảo vệ các tạng trong lồng ngực, trong
khi mesh polypropylene thì đủ đàn hồi cho hoạt
động hơ hấp của lồng ngực theo tất cả các
hướng.

Graeber GM, báo cáo kinh nghiệm với miếng
ghép tổng hợp được tạo ra từ marlex mesh và
methylmethacrylate monomer. Ưu điểm: vùng
trung tâm cứng che thành ngực, vùng ngoại biên
để khâu mềm. Khuyết điểm: phản ứng gây cứng

của methylmethacrylate rất nóng, khơng cẩn
thận sẽ gây bỏng, chế tạo phức tạp và khó thích
nghi với hình dạng thành ngực(2).
Các miếng ghép mesh polypropylene hay
e-PTFE được che bởi vạt cơ thường được dùng.
Tuy nhiên, độ cứng của nó không đủ để bảo vệ
các tạng trong lồng ngực.
Tuy nhiên, Titanium Mini Mesh Sheet tương
đối cứng, thấu quang, có ái tính với MRI, thích
ứng sinh học với cơ thể. Titanium cho phép
thành ngực chuyển động dễ dàng theo hô hấp
và có thể thích hợp với mọi lỗ hở thành ngực
khác nhau(5).
Hamad AM báo cáo 1 trường hợp cắt u
thành ngực xương ức do ung thư vú di căn, tái
tạo với thanh titanium và Gore-tex dual mesh
cho kết quả tốt với thời gian theo dõi 14 tháng(6).
Gao E cũng báo cáo 6 trường hợp u xương
ức được cắt u và tái tạo bằng thanh titanium
kết hợp với polyester fabrics sợi, dễ áp dụng
và hiệu quả cho các bệnh nhân bị hở thành
ngực sau cắt u(7).
Jang H sử dụng miếng ghép titanium cho 27
bệnh nhân sau cắt u thành ngực mà không có
biến chứng đáng kể, chỉ có 2 bệnh nhân tụ dịch
vết mổ(7).

Hình 5: Cố định miếng ghép titanium và prolene
mesh bằng vít và chỉ thép
Trong nghiên cứu của chúng tơi, chúng tôi

sử dụng miếng ghép titanium để tái tạo thành
ngực, miếng ghép titanium cứng chắc, có đủ
kích thước được cắt cho vừa hình dạng lỗ hở
thành ngực. Miếng titanium được bắt vis cố định
vào xương sườn hay phần xương ức cịn lại,
chúng tơi khâu tăng cường với mũi thỉ thép ở
bốn góc. Để bào vệ các tạng bên trong cũng như
tránh di chuyển ra ngồi da, chúng tơi đệm một
lớp mesh prolen bên dưới miếng và phía trước
miếng ghép titanium (Hình 5). Tuy nhiên chỉ có
13/15 bệnh nhân được làm sử dụng miếng ghép
titanium kết hợp mesh prolene, chỉ có một bệnh
nhân tụ dịch vết mổ sau mổ được điều trị nội
khoa, 2 bệnh nhân không đặt 1 miếng ghép
mesh prolene trước miếng ghép titanium, 1 bệnh
nhân tụ dịch vết mổ, điều trị nội khoa, sau đó 6
tháng bị lộ miếng ghép titanium sau đó phải
phẫu thuật lấy ra sau 9 tháng (Hình 4). Vì vậy,
nên đặt mesh prolene hai bên miếng ghép
titanium (giống sandwiches) sẽ tốt hơn cho bệnh

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy

85


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 3 * 2021

Nghiên cứu Y học
nhân. Keitaro M cũng không ghi nhận biến

chứng lộ miếng ghép.
Tất cả 15 bệnh nhân được xuất viện, khơng
có biến chứng nặng nề. Trong thời gian theo
dõi, các bệnh nhân rất hài long đặc biệt là về
mặt thẩm mỹ, hô hấp, không bệnh nhân nào
than phiền về đau. Các bệnh nhân u ác tính
được tiếp tục điều trị hoá trị hay xạ trị theo chỉ
định. Do đặc điểm bệnh nhân không tuân thủ
tái khám, chúng tôi chỉ theo dõi được tất cả
bệnh nhân trong 1 tháng đầu, bệnh nhân có tái
khám. Sau đó bệnh nhân không tái khám khoa
phẫu thuật hay chỉ tái khám tại mà tại khoa
ung bướu, chúng tôi chỉ liên lạc được qua điện
thoại. Bệnh nhân theo dõi lâu nhất là 27 tháng.
Có hai bệnh nhân tử vong sau 1 năm (1 bệnh
nhân lymphoma, một bệnh nhân u ác tuyến ức
di căn).

KẾT LUẬN
Phương pháp tạo hình thành ngực bằng
miếng titanium và mesh polypropylene cho thấy
kết quả cố định tốt và không ảnh hưởng hoạt
động hơ hấp đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ

86

cho bệnh nhân. Phương pháp này là thích hợp
với bệnh nhân cắt rộng thành ngực trước cần
phải tái tạo lại thành ngực.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.

5.

6.

7.

Puma F, Vannucci J (2015). Chest Wall Resection/Reconstruction
for Tumors. Master Techniques in Thoracic Surgery, pp.215-246.
Graeber GM, et al (2010). Chest wall and sternum resection and
reconstruction Pearson’ Thoraic and Esophageal Surgery, pp.13061328.
Suzuki K, Jazayeri L, Mehrara BJ, Jones DR (2018). Chest Wall
Reconstruction. Shields′ General Thoracic Surgery, pp.1356-1372.
Keitaro M, Isao S, Akihiro N, et al (2012). Anterior chest wall
reconstruction with titanium plate sandwiched between two
polypropylene sheets. Gen Thorac Cardiovasc Surg, 60:590–592.
Padilla JMC, Nadal SB, Kurowski K, et al (2014). Use and
Versatility of Titanium for the Reconstruction of the Thoracic
Wall. Cir Esp, 92(2):89-94.
Hamad AM, Marulli G, Bulf R, Rea F (2009). Case report:
Titanium plates support for chest wall reconstruction with
Gore-Tex dual mesh after sternochondral resection. European
Journal of Cardio-thoracic Surgery, 36:779—780.
Yang H, Tantai J, Zhao H (2015). Clinical experience with

titanium mesh in reconstruction of massive chest wall defects
following oncological resection. J Thorac Dis, 7(7):1227-1234.

Ngày nhận bài báo:

04/04/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

05/05/2021

Ngày bài báo được đăng:

25/05/2021

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy



×