Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

Điện tâm đồ về máy tạo nhịp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.47 KB, 40 trang )

Điện tâm đồ về máy tạo nhịp




Case 1 (24): Bệnh nhân nam, 68 tuổi, khó thở. Chẩn
đoán ECG?


• Trả lời: Máy tạo nhịp thất do block tim hồn
tồn (sóng P khơng liên lạc với QRS). Quan
trọng nhất ở điện tim này là hình ảnh tổn
thương tối cấp ST-T thay đổi ở vùng dưới và
bên cùng với hình ảnh soi gương ở V1-V3, D1aVL phù hợp với nhồi máu cơ tim cấp vùng sau
dưới-trước bên. Bệnh nhân đặt máy tạo nhịp
có điện tim tương tự block nhánh trái, thường
che dấu nhồi máu cơ tim cấp hoặc mạn. Tuy
nhiên, trong một vài trường hợp, những thay
đổi thiếu máu cũng được bộc lộ.


Case 2 (108): Tại sao bệnh nhân này gần ngất?


• Trả lời: Bệnh nhân có nhồi máu cơ tim cấp
vùng sau dưới. Chú ý ST chênh lên ở vùng
dưới, hình ảnh soi gương ở DI, aVL, và V2.
Bệnh nhân đặt máy tạo nhịp 2 buồng. Điện tim
của bệnh nhân đặt máy tạo nhịp thường không
phát hiện được những trường hợp thiếu máu.
Tuy nhiên, cũng như block nhánh trái, ST


chênh lên > 5mm ở chuyển đạo trước tim phải
hoặc vùng sau dưới, và đặc biệt là ST chênh
xuống/T đảo ngược ở chuyển đạo có dạng QS
hoặc rS thì cần ln luôn nghĩ tới thiếu máu cơ
tim.


Case 3 (138): Bệnh nhân nam, 64 tuổi, đặt máy tạo nhịp 2 buồng.
Chẩn đoán nguyên nhân của suy tim nặng trên bệnh nhân này?
Điện tim đã thay đổi so với trước đây.


• Trả lời: Bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu
cơ tim trước đây, chức năng thất trái, EF giảm
thấp (20%). Dấu hiệu quan trọng: QRS khơng
có dạng block nhánh trái. Các chuyển đạo vùng
bên có sóng Q và dạng QR. ST chênh lên ở
V5, V6. Những dấu hiệu trên chỉ ra nhồi máu
cơ tim vùng trước, có phình vách thất trên bệnh
nhân đặt máy tạo nhịp.


Case 4 (142): Chẩn đoán nhịp? Tại sao QRS
rộng?


• Trả lời: Nhịp của máy tạo nhịp 2 buồng.
Thỉnh thoảng có ngoại tâm thu nhĩ, điện
cực nhĩ cảm nhận và tạo nhịp ở thất.



Case 5 (144): Chẩn đoán nhịp? Gợi ý: chú ý nhịp
thứ 5.


• Rung nhĩ với đáp ứng thất trung bình. Nhịp
thứ 5 là một spike thoát của máy tạo nhịp 1
buồng thất (xảy ra sau khoảng 1s ngừng).
Nhịp này còn được gọi là nhịp giả kết hợp.
Trong nhịp giả kết hợp, spike của máy tạo
nhịp rơi vào QRS tự nhiên, vì vậy hình dạng
của QRS khơng phải là dạng lai thực sự.


• Case 6 (158): Có gì trên ECG phức bộ
rộng này?
a.Máy tạo nhịp 2 buồng (nhĩ-thất)
b.Nhịp xoang kèm block nhánh trái
c.Nhịp tự thất tăng tốc
d.Nhịp xoang, nhồi máu thành trước và block
nhánh trái
e.Máy tạo nhịp 2 buồng với nhịp xoang (nhĩ
nhạy cảm) và tạo nhịp ở thất.



• Trả lời: a: máy tạo nhịp 2 buồng nhĩ-thất
• Trên điện tim có 2 spike của cả nhĩ và thất
thấy rõ ở DII.



• Case 7 (165): Bệnh nhân nữ, 84 tuổi, tiền
sử block tim nặng, có đặt máy tạo nhịp 1
buồng thất, hồi hộp. Chẩn đốn ECG?
a.Chức năng máy tạo nhịp bình thường với
nhịp từ thất (tạo nhịp) và 1 nhịp giả kết
hợp
b.Hư bộ nhận cảm thất từng lúc
c.Hư bộ phát nhịp thất từng lúc
d.Có nhịp cuồng nhĩ



• Trả lời a: Máy tạo nhịp hoạt động bình thường
và có một nhịp giả kết hợp
• Điện tim có sóng P xoang với dày nhĩ trái. 4
nhịp đầu tiên là nhịp của máy tạo nhịp thất có
sóng P xoang phía trước khơng dẫn truyền
được. Nhịp thứ 5, có dạng block nhánh phải
khơng hồn tồn, có thể là nhịp dẫn được có
PR dài. Đây là nhịp giả kết hợp, có spike của
máy tạo nhịp chồng lên. Những nhịp tiếp theo
lại là nhịp máy tạo nhịp. Triệu chứng hồi hộp là
do “hội chứng máy tạo nhịp” gây ra, do máy tạo
nhịp thất khơng có sự đồng bộ nhĩ thất làm
giảm cung lượng tim.


• Case 8 (277): Chẩn đoán nhịp?
a.Nhịp xoang với đường đẳng điện bị nhiễu

b.Máy tạo nhịp 2 buồng nhĩ-thất
c.Máy tạo nhịp nhĩ với dẫn truyền AV bình
thường
d.Nhịp xoang với 2 nhĩ bất thường
e.Máy tạo nhịp thất bị hư bộ phận cảm
nhận.



• Trả lời: c: Máy tạo nhịp nhĩ với dẫn truyền AV
bình thường
• Điện tim có sóng nhĩ sau spike của máy tạo
nhịp (khơng phải sóng xoang), tần số 90
nhịp/phút. Dẫn truyền AV bình thường. QRS có
thời gian < 0,08s, khơng có spike đi liền trước.
Thay đổi ST-T khơng đặc hiệu.
• Điện tim này được đo sau khi phẫu thuật (điện
thế ngoại biên thấp), bệnh nhân mỗ thay van 2
lá với bệnh lý van do thấp.


• Case 9 (294): Bệnh nhân nam, 78 tuổi.
Các dấu hiệu sau là đúng, ngoại trừ:
a.Nhịp xoang
b.Nhĩ-cảm nhận và nhịp giả kết hợp hoặc
kết hợp thất
c.Tạo nhịp cả 2 buồng nhĩ-thất
d.Sóng Q ở V1-V3
e.Thay đổi ST-T khơng đặc hiệu




• Trả lời: c: tạo nhịp cả nhĩ và thất
• Điện tim có sóng P xoang, tần số 65 nhịp/phút.
Bệnh nhân có đặt máy tạo nhịp 2 buồng với
nhĩ-cảm nhận và nhịp thất giả kết hợp, ngoại
trừ nhịp cuối cùng thấy rõ ở V4-V6, QRS rộng
hơn. Sóng Q ở V1-V3 có thể do nhồi máu cơ
tim vùng trước. Bệnh nhân có tiền sử hội
chứng suy nút xoang và bệnh lý động mạch
vành đã được thông tim đặt stent ở động mạch
vành trái nhánh xuống.
• Trước các sóng P xoang đều khơng thấy spike
của máy tạo nhịp, vì vậy có thể loại trừ chẩn
đoán “2 buồng đều tạo nhịp”


×