Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

xuất khẩu hàng thủy sản việt nam vào thị trường nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 143 trang )

MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu và sơ đồ
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT
KHẨU HÀNG THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

1.1. Xuất khẩu hàng thủy sản và vai trị của nó đối với phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam
1.2. Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản và những nhân tố tác động
đến hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường
Nhật Bản
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc đẩy mạnh xuất khẩu
hàng thủy sản vào thị trường Nhật Bản và bài học kinh nghiệm
rút ra cho Việt Nam

6
6

17

39

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2010

2.1. Tình hình xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật


Bản từ năm 2001 đến 2010
2.2. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu hàng hàng thủy sản Việt
Nam vào thị trường Nhật Bản
2.3. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản
Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

46
46
63
72

Chương 3: MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VIỆT
NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐẾN NĂM 2020

3.1. Mục tiêu và định hướng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào
thị trường Nhật đến năm 2020
3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt
Nam vào thị trường Nhật Bản
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
APEC

: Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương

76
76

83
116
118
123


ASEAN

: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM

: Diễn đàn hợp tác Á - Âu

ATPA

: Đạo luật ưu đãi thương mại Andean

ATTP

: Luật an toàn thực phẩm

ATVSTP

: An toàn vệ sinh thực phẩm

CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


GSP

: Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập

HACCP

: Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và các điểm kiểm sốt tới hạn

IFRRI

: Viện nghiên cứu chính sách thực phẩm quốc tế

KNXK

: Kim ngạch xuất khẩu

KTCL

: Kiểm tra chất lượng

MFN

: Quy chế thương mại tối huệ quốc

NAFIGAVED: Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản
NTR

: Quy chế thương mại bình thường

QLNN


: Quản lý nhà nước

TSXK

: Thủy sản xuất khẩu

VASEP

: Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm

XKTS

: Xuất khẩu thủy sản

WB

: Ngân hàng thế giới

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
1. Danh mục các bảng

Số hiệu
Tên bảng
Trang
bảng
1.1
Nhập khẩu cá Ngừ tươi/ướp lạnh của Nhật Bản
24
2.1
KNXK hàng thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản 2001-2010
49
2.2
Tổng KNNK hàng thủy sản của Nhật Bản và kim ngạch xuất
52

2.3

khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản năm 2008 - 2010
Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thuỷ sản chính của Việt

54

2.4

Nam sang Nhật Bản 2008 - 2010
Một số cơng ty và doanh nghiệp chính xuất khẩu thủy sản
vào thị trường Nhật Bản

61

2. Danh mục các biểu đồ và sơ đồ

Số hiệu BĐ
và SĐ

Tên sơ đồ

Trang

1.1
1.2
2.1
2.2

Kênh phân phối trên thị trường Nhật Bản
Dòng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản
KNXKTS Việt Nam vào thị trường Nhật Bản từ 2001 - 2010
Tốc độ tăng trưởng của KNXK hàng thủy sản Việt Nam

22
25
49
51

2.3

vào thị trường Nhật Bản từ năm 2001 đến năm 2010
Tổng KNNK của Nhật Bản và kim ngạch xuất khẩu thủy

52

2.4


sản của Việt Nam vào Nhật Bản năm 2008 - 2010
Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản năm 2010

55


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong dự thảo Luật Thuỷ sản lần thứ 12 đã được Quốc hội thông qua
ngày 11/11/2003 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2004, Đảng và Nhà
nước ta đã xác định "Ngành Thuỷ sản là một ngành kinh tế mũi nhọn trong
nền kinh tế quốc dân" [30. tr.4]. Việt Nam, với đường bờ biển dài hơn 3260
km, có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km 2 và 2 ngư trường
có trữ lượng thuỷ sản giá trị rất cao đó là ngư trường Hồng Sa và Trường Sa.
Đồng thời, Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha
nhờ hệ thống sơng ngịi, đầm phá dày đặc. Ngành thuỷ sản đang trong quá
trình đầu tư để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Hàng thuỷ sản trở
thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu đạt được năm
2001 là 1760 triệu USD. Định hướng phát triển xuất khẩu của ngành giai
đoạn 2001 - 2010 đặt ra mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 3,5 tỷ USD trong
đó kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản với 898 triệu USD, chiếm
17,89% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2010. Điều đó địi
hỏi phải nghiên cứu để tìm ra phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường này.
Thuỷ sản là mặt hàng chủ lực có lợi thế của Việt Nam, trong hơn thập
kỷ qua đã thu được nhiều thành công rực rỡ. Từ mức 1760 triệu USD xuất
khẩu vào năm 2001 thì đến năm 2004 đã đạt 2,4 tỷ USD và đến năm 2010 đã

đạt 5,04 tỷ USD. Mỗi năm bình quân tăng trên 300 triệu USD, với tỷ lệ bình
quân là 14% mỗi năm. Hiện nay thị trường xuất khẩu thuỷ sản (XKTS) đã được
mở rộng trên 130 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàng thuỷ sản Việt Nam
đã có chỗ đứng khá vững chắc trên những thị trường khó tính như Nhật Bản,
EU, Mỹ... và chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của cả nước. Thuỷ
sản đang thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường mang tính chất
chiến lược đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới.


2
Đây là thị trường nhập khẩu hàng thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh
đó, Hiệp định thương mại Việt - Nhật đã chính thức đi vào hoạt động. Đặc
biệt, ngày 11 tháng 3 năm 2011 Nhật Bản phải chịu một trận động đất lịch sử,
làm rò rỉ các lị phản ứng hạt nhân, gây ra chất phóng xạ làm cho thuỷ sản của
Nhật Bản bị nhiễm chất phóng xạ, nhiều tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản bị
thiệt hại hồn tồn. Chính điều này là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu
hàng thuỷ sản Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.
Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này chẳng những tạo
điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế mà cịn góp phần gia tăng sự phát triển và nâng cao tính cạnh
tranh của hàng hố Việt Nam. Thị trường Nhật Bản là một thị trường lớn, đa
dạng, tính cạnh tranh cao, luật lệ điều tiết ngoại thương Nhật Bản phức tạp, có
những đặc thù riêng.
Trên thực tế trong những năm gần đây có nhiều mặt hàng thuỷ sản xuất
khẩu của Việt Nam bị thị trường Nhật Bản từ chối nhập khẩu do bị coi là vi
phạm những tiêu chuẩn kỹ thuật, hoặc bị áp thuế do bị coi là phá giá.v.v. Đặc
biệt năm 2010 có tới 275 lơ hàng với gần 9.000 tấn sản phẩm thuỷ sản chưa
đáp ứng yêu cầu chất lượng bị phía nhập khẩu trả về, chủ yếu là sản phẩm cá
tra, tôm, mực, bạch tuộc. Trong đó thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản

từ chối chiếm tỷ lệ khá cao. Tình hình này đang tiếp tục làm phát sinh nhiều
tranh chấp thương mại và gây thiệt hại đến giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt
Nam. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam tiếp tục phát
triển vững mạnh trong thời gian tới, tác giả chọn đề tài: "Xuất khẩu hàng thuỷ
sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản" làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài
Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản là một mục tiêu và chiến lược phát triển
kinh tế mà Đảng và nhà nước ta đã đưa ra chủ trương và chính sách. Vì vậy,
trong thời gian qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết xung quanh
vấn đề này. Cụ thể như:


3
- GS.TS Chu Văn Cấp: Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước
ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2003.
- GS.TS Võ Thanh Thu: Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản,
Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001.
- GS.TS Hoàng Đức Thân: Chính sách thương mại trong điều kiện hội
nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
- GS. TS Đỗ Đức Bình - TS. Bùi Huy Nhượng: Đáp ứng rào cản phi
thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng thuỷ sản Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
- Lê Minh Tâm: Thị trường thuỷ sản EU: Tiềm năng và rào cản kỹ
thuật thương mại, tạp chí nghiên cứu Châu Âu, 2009
- PGS.TS. Hà Xn Thơng: Đánh giá tác động của ngành thuỷ sản
đối với nền kinh tế quốc dân, Thông tin chuyên đề thuỷ sản, Hà Nội, 2004
- Bộ Thuỷ sản: Chiến lược xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thời kỳ 1996 2000 và 2010, Hà Nội, 2004
- Nguyễn Hữu Dũng: "Cá tra, cá basa Việt Nam không thua", Thương
mại Thuỷ sản, Hà Nội, 2004

- Hồng Hà: "Kinh nghiệm thiết kế nhà máy chế biến thuỷ sản hiện đại ở
Thái Lan", Thương mại Thuỷ sản, Hà Nội, 2002
Các cơng trình trên đã tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về
mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu thuỷ sản của
Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách toàn diện
về đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản dưới
góc độ kinh tế chính trị.


4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường
Nhật Bản. Từ đó thấy được những thành công và hạn chế, đề xuất những giải
pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị
trường Nhật Bản thời gian tới có hiệu quả.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ đặc điểm thị trường Nhật Bản và những nhân tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản.
Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào
thị trường Nhật Bản trong thời gian qua
Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu
hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Là đề tài thuộc chuyên
ngành Kinh tế chính trị, do đó luận văn chú ý tới các vấn đề chung có tính
chất định hướng ở tầm vĩ mơ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị
trường Nhật Bản thời điểm từ 2001 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện thực tế, cùng với
phương pháp hệ thống, điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để làm
sáng tỏ vấn đề. Đồng thời, đề tài cũng kế thừa và sử dụng có chọn lọc những
thơng tin trong một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả trước.


5
6. Cái mới của luận văn
Trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất
khẩu hàng thuỷ sản, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thuỷ sản.
Đề xuất được những giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà
hoạt động xuất khẩu thuỷ sản có cái nhìn đúng đắn về thực trạng xuất khẩu
thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong những năm vừa qua. Từ
đó giúp họ rút ra được những kinh nghiệm nhằm có những điều chỉnh tốt hơn
để tăng cường xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản. Đồng thời,
luận văn đã đưa ra những hệ thống chính sách mang tính chất tham khảo rất
có ích cho nhà nước và các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng
thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương và 7 tiết.
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xuất khẩu hàng thuỷ
sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị
trường Nhật Bản từ năm 2001-2010.
Chương 3: Mục tiêu, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đến năm 2020.


6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU
HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1.1.1. Xuất khẩu hàng thuỷ sản
1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu hàng thuỷ sản
Xuất khẩu hàng hoá: Xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động cơ bản
của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát
triển, cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán trao đổi
hàng hoá (bao gồm cả hàng hố hữu hình và hàng hố vơ hình) trong nước
với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Ở mỗi khía cạnh tiếp cận
khác nhau, các nhà nghiên cứu lại có quan niệm khác nhau về xuất, nhập khẩu
hàng hoá. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất như sau: Xuất
khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá sản xuất trong nước ra khỏi biên giới
của quốc gia hoặc bán tại chỗ nhằm thu ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh trong nước phát triển, tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước [20, tr.6].
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là trao đổi hàng hoá. Khi sản xuất phát triển
đến một trình độ nhất định, sự phân cơng lao động phát triển cả chiều rộng lẫn
chiều sâu thì việc trao đổi mua bán hàng hoá vượt ra khỏi phạm vi của quốc
gia. Mục đích của xuất khẩu hàng hố là nhằm mục đích phát huy lợi thế so
sánh, mở rộng tiêu dùng cho mỗi quốc gia trong phân công lao động quốc tế.

Xuất khẩu hàng thuỷ sản: Thuỷ sản là một ngành sản xuất nơng
nghiệp chun mơn hố hẹp, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm
hàng hoá thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Các sản phẩm
hàng hoá đa dạng do ngành thuỷ sản sản xuất ra bao gồm như:
cá các loại, tôm các loại, nhuyễn thể các loại và các thuỷ hải sản
đặc biệt khác [22, tr.198].


7
Ngành thuỷ sản gồm hai bộ phận sản xuất chủ yếu là ngành nuôi trồng
và ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản. Ngoài ra, để phục vụ cho sản xuất
kinh doanh cịn có các hoạt động sản xuất phụ trợ và phục vụ khác.
Từ cách tiếp cận trên, chúng ta có thể hiểu: Xuất khẩu hàng thuỷ sản
là việc bán những sản phẩm thuỷ sản trong nước ra nước ngoài nhằm thu
ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng tích luỹ cho ngân sách
nhà nước. Xuất khẩu thuỷ sản là một ngành sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa
vào nguyên liệu từ khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trong nước.
1.1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu hàng thuỷ sản
Thứ nhất, thuỷ sản là loại hàng hoá mang nặng tính thời vụ, phụ
thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, ngư trường nên XKTS cũng mang tính thời
vụ. Đối tượng của XKTS là cá và sinh vật sống dưới nước nên quá trình sinh
trưởng và phát triển chịu sự tác động rất lớn của điều kiện thời tiết, khí hậu,
dịng chảy, địa hình. Thuỷ sản thường sinh sản theo mùa, di cư theo mùa và
thu hoạch theo mùa. Thuỷ sản là nguyên liệu cho hoạt động xuất khẩu thuỷ
sản. Vì vậy để đảm bảo cho nguồn nguyên liệu cung cấp đều đặn, liên tục cho
XKTS đòi hỏi phải tăng khai thác thuỷ sản song song với việc bảo vệ nguồn
lợi, tiến hành nuôi trồng và phát triển các giống loài để đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu ngày càng tăng, cần có chiến lược phát triển bền vững nguồn nguyên
liệu thuỷ sản. Công việc này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ cơng
nghệ và nỗ lực của con người. Mặt khác, đây là các sinh vật sống dưới nước,

trữ lượng khó xác định một cách chính xác, đồng thời các sinh vật có thể di
chuyển tự do; bên cạnh đó là các điều kiện khí hậu, thời tiết, dịng chảy, địa
hình, thuỷ văn... tạo nên tính mùa vụ phức tạp cả về không gian và thời gian
nên việc XKTS cũng mang tính thời vụ.
Ngày nay, nhờ phát triển nuôi trồng thuỷ sản nên các doanh nghiệp
trong ngành thuỷ sản đã hạn chế được tính thời vụ từ nguyên liệu khai thác.
Cả năm 2009, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 2.569 nghìn tấn tăng 7,0% so


8
với kế hoạch và tăng 4,9% so với năm 2008. Năm 2008 sản lượng thuỷ sản
nuôi trồng tăng khá, đạt 2.449 nghìn tấn, chiếm 53,4% và tăng 15,3% so với
năm 2007, chủ yếu do các địa phương tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện
tích ni trồng theo hướng đa canh, đa con kết hợp. Tuy nhiên, do phát triển ồ
ạt diện tích ni trồng một số mặt hàng thuỷ sản dẫn đến mất cân đối cung,
cầu trên thị trường nên đã xảy ra tình trạng tồn đọng số lượng lớn. Vì vậy, cần
triển khai các biện pháp ni trồng, khai thác sao cho phù hợp với yêu cầu
nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ và phát triển nguồn lợi, đảm bảo nguồn
nguyên liệu bền vững cho XKTS.
Thứ hai, XKTS là hoạt động địi hỏi có tính hỗn hợp và tính liên
ngành cao. Sản phẩm TSXK là kết quả của nhiều hoạt động sản xuất cụ thể
có tính chất tương đối khác nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo một
chuỗi mắt xích từ khâu: khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và các dịch
chuỗiủy sản. Khi trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, các hoạt động sản
xuất cụ thể nói trên chưa có sự tách biệt rõ ràng, thậm chí cịn lồng ghép vào
nhau. Với điều kiện như vậy, khối lượng sản phẩm sản xuất ra cịn ít, chất
lượng thấp và chủ yếu đáp ứng nhu cầu thị trường nhỏ hẹp. Ngày nay, dưới
tác động mạnh mẽ của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động
xã hội làm cho các hoạt động trên được chun mơn hố ngày càng cao và có
tính độc lập tương đối. Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng các

sản phẩm TSXK, tính liên kết vốn có của các hoạt động khai thác, nuôi trồng,
chế biến và dịch vụ thuỷ sản lại địi hỏi phải gắn bó các ngành chun mơn
hố hẹp nói trên trong một tổng thể thống nhất, ở trình độ cao hơn mang tính
liên ngành. Như vậy, để tạo ra một sản phẩm TSXK có chất lượng cao địi hỏi
phải có tính liên ngành, tính hỗn hợp cao của các hoạt động sản xuất vật chất
tương đối khác gồm nuôi trồng, khai thác, chế biến TSXK là đặc điểm của
ngành XKTS. Thực tế hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp kết hợp các khâu
này lại với nhau tạo thành một dây chuyền sản xuất thống nhất, từ khâu sản


9
xuất thức ăn; đến khâu nuôi trồng; chế biến sản phẩm xuất khẩu. Đây cũng là
một mơ hình đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường Nhật Bản, đặc biệt là khi thị
trường này áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm xuất khẩu.
Ngoài những đặc điểm chung như trình bày trên, XKTS Việt Nam cịn
có những đặc điểm riêng:
Một là, thuỷ vực và nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam đa dạng và khá
phong phú. Nếu không kể tiềm năng mặt nước và nguồn lợi thuỷ sản nội địa,
ta cịn có tiềm năng về biển cho phát triển thuỷ sản. Biển Đơng của Việt Nam
có diện tích 3.447 ngàn km2, độ sâu trung bình 1.140 m và bờ biển dài trên
3.260 km, khá dồi dào về nguồn lợi sinh vật biển. Thuỷ sản Việt Nam là thuỷ
sản nhiệt đới với nguồn lợi rất đa dạng và phong phú. Đối với nước ta, nguồn lợi
sinh vật biển có khoảng 11.000 lồi động vật và thực vật biển, trong đó, động vật
nổi có 468 lồi, động vật đáy có 6.377 lồi, động vật chân đầu có 53 lồi, tơm
biển có 255 lồi, cá biển có hơn 2.000 lồi... [22, tr.21]. Nhìn chung, với đặc thù
của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản nước ta có thành phần loài đa dạng,
tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Với tiềm năng mặt nước lớn và nguồn lợi thuỷ sản
phong phú, Việt Nam hồn tồn có thể phát huy lợi thế của mình trong việc
XKTS, nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường nước ngồi và đa dạng
hố các mặt hàng thuỷ sản có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao.

Hai là, XKTS Việt Nam đang ở trình độ thấp, đang trong quá trình đổi
mới để phát triển và hội nhập quốc tế. Việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản vẫn
thiếu ổn định do còn nhiều hạn chế về giống và thuỷ lợi, chưa thực hiện tốt
chương trình quản lý chất lượng theo hệ thống phân tích mối nguy hiểm và
các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và quản lý dư lượng một số chất độc hại
(kiểm sốt dư lượng và tiêu chuẩn vùng ni), đến ngày 5/01/2004, Cục Quản
lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản (NAFIGAVED) mới chính
thức được ra mắt và đi vào hoạt động. Về khai thác nguồn lợi thuỷ sản biển
đến nay vẫn chậm đổi mới công nghệ, công cụ và phương thức khai thác lạc


10
hậu so với một số nước trong khu vực; chưa có sự gắn kết chặt chẽ khai thác
với bảo quản chế biến. Trình độ chế biến xuất khẩu cịn lạc hậu chưa đạt tiêu
chuẩn quốc tế nên năng lực cạnh tranh của hàng TSXK Việt Nam yếu. Chất
lượng nguồn nhân lực cịn thấp.
XKTS Việt Nam đang có nhiều thách thức nhưng cũng đang có nhiều
cơ hội, điều đó địi hỏi chúng ta phải có nhiều nỗ lực, có phương pháp và bước
đi thích hợp vượt qua những khó khăn, thách thức để hội nhập và phát triển.
1.1.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng thuỷ sản
Các hoạt động xuất khẩu hàng hoá ngày càng dạng và phong phú. Cũng
như xuất khẩu mọi hàng hố nói chung, hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản
được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như xuất khẩu trực tiếp, xuất
khẩu gián tiếp, xuất khẩu hàng đổi hàng và xuất khẩu thu ngoại tệ, xuất khẩu
tại chỗ và tái xuất khẩu, trong đó 2 hình thức xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu
trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.
Xuất khẩu trực tiếp là việc các nhà sản xuất kinh doanh bán hàng thuỷ
sản trực tiếp cho người mua hàng không thông qua trung gian. Lợi thế đối với
một công ty trực tiếp xuất khẩu là kiểm sốt được nhiều hơn tiến trình xuất
khẩu, có khả năng thu được nhiều lợi nhuận và nắm được một cách chặt chẽ

hơn mối quan hệ với người mua bên ngồi và thị trường liên quan. Tuy nhiên,
cơng ty phải mất nhiều thời gian, tốn nhiều nhân sự và sử dụng nhiều nguồn
tài lực của công ty hơn xuất khẩu gián tiếp.
Xuất khẩu gián tiếp là việc các nhà sản xuất kinh doanh bán hàng thuỷ
sản cho người mua hàng thơng qua trung gian thương mại. Loại hình này giúp
cho các cơng ty nhỏ có một phương thức để thâm nhập vào thị trường nước
ngồi mà khơng phải đương đầu với những rắc rối và rủi ro như trong xuất
khẩu trực tiếp. Nhà sản xuất có thể xuất khẩu gián tiếp thông qua các tổ chức
hoặc cá nhân như: công ty quản lý xuất khẩu, khách hàng ngoại kiều, nhà uỷ
thác xuất khẩu…


11
Ngồi ra cịn có các hình thức XKTS khác như:
Hoạt động tái xuất khẩu: Là hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản đã
nhập về trong nước thông qua chế biến (sơ chế và tái chế).
Xuất khẩu hàng đổi hàng: Là một phương thức xuất khẩu mà trong đó
người XKTS đồng thời là người nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trao đổi với
nhau có giá trị tương đương. Trong quá trình bn bán, ký hợp đồng, thanh
quyết tốn vẫn phải dùng tiền làm vật ngang giá chung.
Xuất khẩu tại chỗ: Là hoạt động cung cấp hàng thuỷ sản cho đối tượng
là người nước ngoài đang ở nước sở tại như các đồn ngoại giao, khách du lịch
quốc tế… Theo đó, hàng thuỷ sản có thể chưa vượt ra ngồi biên giới quốc gia
nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất
khẩu tại chỗ có thể đạt được hiệu quả cao do giảm được chi phí bao bì đóng gói,
chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh.
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu thuỷ sản đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài 3260 km, giáp một
với biển Đơng có nhiều lồi thuỷ hải sản sinh sống nên rất thuận lợi cho phát
triển ngành thuỷ sản. Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn

của Việt Nam. Hàng thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của nền kinh tế nước ta. Những năm gần đây, thuỷ sản luôn là mặt hàng xuất
khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu, sau dầu thơ, dệt may và giầy
da. Có thể nói, hoạt động xuất khẩu thuỷ sản là động lực chủ yếu đã góp phần
khơng nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và phát
triển các lĩnh vực khác trong ngành thuỷ sản như khai thác, nuôi trồng, chế biến,
dịch vụ hậu cần. Có thể cụ thể hố một số vai trị của XKTS như sau:
1.1.2.1. Xuất khẩu thủy sản góp phần phát huy lợi thế
so sánh của đất nước, tạo nguồn vốn phục vụ sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước


12
Lý thuyết về những lợi thế so sánh đã được David Ricardo (1772-1823)
nêu ra. Lý thuyết này xác định những cái lợi của thương mại bằng cách chứng
minh rằng trao đổi, với những sự chun mơn hố mà nó tạo nên, đem lại lợi
ích cho tất cả những người cùng trao đổi với nhau. Mỗi nền kinh tế địa
phương ắt sẽ có lợi trong việc chun mơn hố trong một hay một số khu vực
có một lợi thế so sánh cho dù đó là nguồn nhân cơng dồi dào hay rẻ tiền, hay
là tài nguyên khoáng sản và các tiềm năng về năng lượng: than đá, dầu mỏ, …
Bản thân lợi thế so sánh được kiểm nghiệm bởi sự thật là một nước, trong một
khu vực nhất định có được giá cả thấp hơn so với những nước còn lại trong
việc sản xuất ra hàng hố nào đó. Khi đó sự trao đổi giữa các quốc gia xem
như là vô cùng có lợi ích do việc mua bán đều đem lại lợi ích cho cả hai quốc
gia tham gia vào q trình. Vì thế có thể nhận ra rằng, khi xem xét lợi thế so
sánh giữa các quốc gia thì ta thấy được cách sử dụng hiệu quả các lực lượng
sản xuất của các quốc gia và nói rộng ra là của quốc tế. Lợi thế so sánh là lợi
thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi các quốc gia tập trung
chun mơn hố sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất hoặc
những mặt hàng có lợi lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.

Từ lý thuyết trên nếu Việt Nam khai thác tốt lợi thế của quốc gia mình
thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong xuất khẩu hàng hố nói chung hàng thuỷ
sản nói riêng. Nước ta có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi, thuận lợi
cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Với bờ biển dài 3260 km, 112
cửa sông, rạch, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km 2, với hơn
4.000 đảo lớn, nhỏ chứa đựng nguồn lợi hải sản đa dạng, phong phú, tiềm
năng khai thác lớn cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,7 triệu tấn cá biển,
50.000 - 60.000 tấn các loài giáp xác, 60.000 - 70.000 tấn các loài động vật
thân mềm. Ngồi ra, hệ thống sơng ngồi, hồ chứa trong cả nước cịn có tiềm
năng ni trồng thuỷ sản rất lớn với các loại thuỷ sản nước mặn, nước ngọt,
nước lợ. Sản lượng thuỷ sản năm 2008 đạt được 4582,9 nghìn tấn, tăng 9,2%


13
so với năm 2007, trong đó cá 3444 nghìn tấn, tăng 11,2%; tơm 505,5 nghìn
tấn, tăng 1,9%. Sản lượng thuỷ sản ni trồng tăng khá, đạt 2448,9 nghìn tấn
và tăng 15,3% so với năm 2007; sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 2134 nghìn
tấn, tăng 2,9% so với năm 2007, trong đó khai thác biển đạt 1938 nghìn tấn,
tăng 3,3%. Năm 2009, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản của cả nước ước đạt
2.277 nghìn tấn, tăng 3,5% so với kế hoạch, tăng 6,8% so với năm 2008.
Chính nguồn tài nguyên thiên nhiên như điều kiện địa lý, khí hậu, mặt nước
và nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp đã làm cho thuỷ sản trở thành một
trong những nhóm hàng hố có lợi thế so sánh của Việt Nam trong quan hệ
thương mại với các nước trên thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng. Do
đó, thuỷ sản đang là một trong những nhóm hàng có khả năng cạnh tranh và
đang cạnh tranh có hiệu quả. Xuất khẩu thuỷ sản đã và đang phát huy những
ưu thế đó để tăng thu ngoại tệ cho đất nước với con số hơn 5,034 tỷ USD trong
năm 2010, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu. Với sự tăng lên không
ngừng của kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chúng ta đã nhập khẩu máy móc thiết
bị hiện đại để trang bị cho các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.

1.1.2.2. Xuất khẩu hàng thuỷ sản góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy ngành thuỷ sản phát triển
Thực tiễn xuất khẩu thuỷ sản những năm qua đã khẳng định yếu tố trực
tiếp quyết định đến khả năng phát triển của ngành thuỷ sản nước ta hiện nay là
việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản. Bởi vì xuất khẩu thuỷ sản
chính là giải quyết đầu ra cho ngành thuỷ sản. Xuất khẩu thuỷ sản đóng vai trị
mở đường và là cầu nối thúc đẩy sản xuất thuỷ sản phát triển từ hoạt động khai
thác, nuôi trồng, chế biến đến dịch vụ hậu cần nghề cá. Nếu xuất khẩu thuỷ sản
khơng phát triển thì các lĩnh vực khác của ngành thuỷ sản cũng không thể phát
triển được. Chính sự lớn mạnh của xuất khẩu thuỷ sản đã thúc đẩy hoạt động
khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản phát triển mạnh với sản lượng khai
thác, nuôi trồng, cơ sở chế biến trong thời gian gần đây ngày một tăng lên.


14
Xuất khẩu thuỷ sản đã và đang từng bước khẳng định vị trí của ngành
thuỷ sản Việt Nam ở cả trong nước và trên thế giới. Chính sự tăng nhanh về
giá trị thuỷ sản xuất khẩu đã đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong những năm gần đây thuỷ sản luôn là mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí
thứ 3 hoặc 4 trong các ngành hàng xuất khẩu hàng đầu của cả nước về giá trị
kim ngạch xuất khẩu và luôn là ngành hàng dẫn đầu về giá trị xuất khẩu
thuần. Xuất khẩu thuỷ sản đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành
cũng như trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Trong khai thác hải sản đã
và đang chuyển đổi theo hướng giảm áp lực đánh bắt gần bờ, chuyển từ khai
thác theo sản lượng sang theo giá trị, nâng cao hiệu quả đánh bắt; Trong ni
trồng thì đang phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng yêu cầu
của thị trường nhập khẩu, có sự tăng trưởng cả về số lượng và giá trị. Cơ cấu
sản phẩm chuyển dịch theo hướng tập trung khai thác và nuôi trồng những sản
phẩm thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập
khẩu. Trong chế biến, sản phẩm giá trị gia tăng đáp ứng được yêu cầu của thị

trường nhập khẩu xuất hiện ngày càng nhiều trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản
xuất khẩu.
Trong bối cảnh nước ta chuyển sang kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, sự tăng trưởng
nhanh của xuất khẩu thuỷ sản là một trong những động lực quan trọng nhất,
tác động mạnh mẽ nhất đến tăng trưởng kinh tế của ngành và tăng trưởng
kinh tế chung của đất nước trong thời gian qua. Với giá trị kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản tăng bình qn là 10,5%/năm, chúng ta có thể khẳng định
rằng xuất khẩu thuỷ sản đã phát huy những tác động to lớn đối với quá
trình phát triển kinh tế cua đất nước. Xuất khẩu thuỷ sản đã có những đóng
góp tích cực trong việc cải thiện bức tranh kinh tế - xã hội hông thôn, nhất
là nông thôn ven biển. Sự lớn mạnh của thuỷ sản nói chung, xuất khẩu thuỷ
sản nói riêng đã thu hút, khơi dậy và phát huy nội lực của các thành phần


15
kinh tế, góp phần thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nơng nghiệp, nơng thơn.
1.1.2.3. Xuất khẩu thuỷ sản thúc đẩy việc cải tiến khoa học cơng
nghệ trong sản xuất
Một trong những mục đích của ngành thuỷ sản Việt Nam là sản xuất để
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường thế giới nên sản phẩm
thuỷ sản buộc phải thoả mãn được các yêu cầu mà thị trường thế giới đặt ra.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay các nhà xuất khẩu cạnh tranh
tự do trên thị trường. Vì vậy, theo quy luật giá trị nếu quốc gia nào có giá trị
cá biệt của mặt hàng mình xuất khẩu thấp hơn các quốc gia khác thì thu được
lợi nhuận cao hơn và xuất khẩu dễ dàng hơn. Làm được điều đó cũng chính
là thúc đẩy phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất của toàn
ngành thuỷ sản theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, từ khai thác, nuôi
trồng và các dịch vụ thuỷ sản đến chế biến thuỷ sản. Biểu hiện:

Trong lĩnh vực khai thác: Ngư dân đã sử dụng các phương tiện đánh bắt
hiện đại như phương tiện thông tin liên lạc tầm xa, máy dò cá, máy định vị,
máy làm lạnh, máy sản xuất đá… đặc biệt đội tàu khai thác xa bờ đã được
trang bị các thiết bị và phương tiện hiện đại để có thể khai thác hiệu quả và
dài ngày trên biển. Cùng với sự tăng nhanh cả về số lượng và cơng suất tính
trên mỗi tàu thuyền khai thác như vậy thì cơng nghệ bảo quản sau thu hoạch
cũng khơng ngừng được nâng cao. Vì vậy, chất lượng thuỷ sản đánh bắt được
cho xuất khẩu cũng được tăng lên.
Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản: Phương pháp nuôi cơng nghiệp đã
được hình thành và thực hiện có hiệu quả, ở nhiều địa phương trên cả nước đã
xuất hiện nhiều khu ni cơng nghiệp tập trung có diện tích lớn với thiết bị
hiện đại được trang bị cho nghề nuôi và sử dụng thức ăn công nghiệp. Hoạt
động nuôi trồng được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ các quy định quốc tế. Xuất
hiện mơ hình ni thuỷ sản sạch, sinh thái với việc áp dụng chặt chẽ các quy
trình nuôi hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.


16
Trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản: Để đáp ứng được tiêu chuẩn của các
nhà nhập khẩu, các cơ sở chế biến đã phải không ngừng đổi mới trang thiết bị và
công nghệ sản xuất. Thực tế đã xuất hiện rất nhiều nhà máy chế biến thế hệ mới
bên cạnh các nhà máy được nâng cấp với quy mô lớn, cơng nghệ hiện đại đã góp
phần đưa các cơ sở chế biến thuỷ sản đạt trình độ cơng nghệ tiên tiến của các
nước trong khu vực và tiếp cận trình độ công nghệ của thế giới. Biểu hiện cụ thể
là số doanh nghiệp áp dụng HACCP ngày một tăng lên, đủ tiêu chuẩn vào các thị
trường lớn khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU. Số lượng các doanh nghiệp được xuất
khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản ngày càng tăng. Trong tổng số các
doanh nghiệp xuất khẩu hàng thuỷ sản thì có 450 doanh nghiệp xuất khẩu hàng
thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản. Điều đó đã chứng tỏ năng lực chế biến thuỷ sản
xuất khẩu của các cơ sở chế biến thuỷ sản Việt Nam đã tăng cả lượng và chất.

1.1.2.4. Xuất khẩu thủy sản có tác động tích cực đến việc giải quyết
cơng ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động
Trong chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam nói
chung và ở từng địa phương nói riêng. Bên cạnh lợi nhuận thì việc xuất khẩu
lao động cịn góp phần giải quyết việc làm, ổn định xã hội. Vì vậy, việc đẩy
mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản góp phần tích cực vào giải quyết việc làm cho
người lao động. Nhờ vậy góp phần tăng thu nhập và làm cho đời sống của
ngư dân tương đối ổn định và ngày càng được cải thiện. Năm 2007 - 2008 khi
ngành thuỷ sản của chúng ta bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ làm cho nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nguyên
liệu và đầu ra. Nhưng có rất nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chấp nhận chịu lỗ
để duy trì mối quan hệ với khách hàng và đặc biệt là giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động và góp phần ổn định xã hội. Ngành thuỷ sản hiện nay
ở nước ta là ngành sử dụng nhiều lao động. Đến năm 2010 số lao động trong
nghề cá có khoảng 4,5 triệu người [8, tr.7]. Đến năm 2020, Tạo việc làm cho
5,0 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình qn đầu người cao gấp 3 lần so


17
với hiệu nay. Đa dạng hoá ngành nghề trong nghề cá sẽ tạo điều kiện tốt nhất
cho ngư dân tạo ra việc làm và tăng thêm thu nhập.
Việc xuất khẩu thuỷ sản gắn kết chặt chẽ với khai thác, nuôi trồng, đánh
bắt và chế biến thuỷ sản. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản
sẽ tác động mạnh mẽ làm cho các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, đánh bắt và chế
biến thuỷ sản phát triển theo. Điều này góp phần to lớn vào việc giải quyết một
lượng lao động rất lớn, ổn định an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô.
1.1.2.5. Xuất khẩu thủy sản là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các
quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản đã và đang mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ
thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và thế giới. Đến nay sản phẩm thuỷ sản
Việt Nam đã có mặt ở 160 thị trường. Điều đó đã làm cho ngành thuỷ sản trở

thành một ngành đi đầu trong hội nhập và bước đầu hội nhập thành công. Nhờ
có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 6 trong
10 nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu thuỷ sản năm 2010, đã làm cho vị thế
và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong thương mại thế giới.
Quan hệ thương mại thuỷ sản được mở rộng đã dẫn đến các quan hệ kinh tế
quốc tế với nhiều ký kết song phương và đa phương với các nước như Đan
Mạch, Nhật Bản, Na Uy, Hungary… Đồng thời, chúng ta cũng đã xây dựng
được mối quan hệ và nhận được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế như FAO,
UNDP, ADB, WB… Các ký kết này đã phát huy hiệu quả to lớn trong các
lĩnh vực kinh tế - xã hội của ngành thuỷ sản nói riêng và của cả nước nói
chung, trên cơ sở đó đã tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam hội nhập ngày
càng sâu và rộng hơn vào thị trường khu vực và thế giới.
1.2. THỊ TRƯỜNG HÀNG THUỶ SẢN NHẬT BẢN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

1.2.1. Đặc điểm thị trường hàng thuỷ sản Nhật Bản
1.2.1.1. Đặc điểm về chính sách ngoại thương


18
Chính sách ngoại thương là một hệ thống nguyên tắc, biện pháp kinh
tế, hành chính và pháp luật liên quan đến hoạt động ngoại thương mà Nhà
nước áp dụng để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của một đất nước
trong một thời kỳ nhất định. Chính sách ngoại thương là một bộ phận cấu
thành của chính sách kinh tế nói chung và chính sách kinh tế đối ngoại nói
chung của Nhà nước.
Nhật Bản là thị trường mang tính cạnh tranh rất cao, đồng thời đây là
thị trường địi hỏi cao về chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm, về mơi
trường, nhãn mác, bao bì...Khung pháp lý về thị trường đã được mở hoàn

toàn cho nhà xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể tiếp cận
thị trường khó tính này các doanh nghiệp cần hiểu rõ chính sách ngoại
thượng, các định chế, qui định của Nhật Bản và các yêu cầu sau đây:
Nhận biết được vai trị của chính sách ngoại thương, Nhật Bản khơng
ngừng hồn thiện chính sách ngoại thương của mình nhằm đem lại lợi ích tốt
nhất cho đất đất nước. Nhật Bản lại là một nước nghèo tài nguyên thiên
nhiên. Rừng núi chiếm 2/3 diện tích cả nước, diện tích đất trồng trọt được chỉ
chiếm 15%. Khoáng sản và các tài ngun thiên nhiên khác hầu như khơng
có gì ngồi đá vơi và khí sunfua. Đối với các ngun liệu cơ bản như đồng,
chì, kẽm, nhơm.... Nhật Bản đều phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước
ngồi. Chính vì vậy, Nhật Bản rất coi trọng chính sách ngoại thương, nhằm
tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của các nước khác thúc đẩy phát triển
nền kinh tế của nước nhà.
1.2.1.2. Đặc điểm về chính sách bảo vệ người tiêu dùng và các rào
cản kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu
Nhật Bản là một trong những quốc gia rất quan tâm đến lợi ích của
người tiêu dùng. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, Nhật Bản
tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất , đồng thời bãi bỏ việc
kiểm tra sản phẩm ở biên giới. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị


19
trường Nhật Bản với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của
Nhật Bản. Cụ thể:
Thứ nhất, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhằm bảo vệ
người tiêu dùng Bộ Y Tế, Lao động và Phúc Lợi Nhật bản đã ra
thông báo về luật vệ sinh an toàn thực phẩm mới của Nhật Bản bắt
đầu thực hiện từ ngày 29 tháng 5 năm 2006. Trong đó đưa ra các
yêu cầu về dư lượng chất kháng sinh trong sản phẩm, đưa ra giới
hạn đối với các chất như aflatoxin, chloramphenicol, nitrofuran…và

kiểm tra dư lượng kháng sinh trong sản phẩm rất chặt chẽ. Mục
đích là nhằm ngăn chặn những thực phẩm nguy hại cho sức khoẻ
của người tiêu dùng. Luật vệ sinh thực phẩm cho phép những
trường hợp nhập khẩu thuỷ sản nhỏ hơn hoặc bằng 10kg để tiêu
dùng cá nhân thì miễn thủ tục kiểm dịch [3, tr.90].
Hiện nay, do tình trạng nhiều nước sản xuất đã dùng q nhiều hố chất
trong ni trồng thuỷ sản, chế biến thực phẩm và bảo quản sản phẩm, dẫn tới
dư lượng hoá chất, kháng sinh khá cao, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ
người tiêu dùng, nên Nhật Bản đã đưa ra các quy định mới, cụ thể đối với từng
mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu; lập danh sách các hoá chất, kháng sinh bị cấm,
định lượng cụ thể cho những hoá chất và kháng sinh được phép sử dụng.
Bộ Y tế, Lao động và trợ cấp xã hội Nhật Bản sẽ quyết định cấm nhập
khẩu, kinh doanh những mặt hàng có hại cho sức khoẻ con người, hoặc buộc
doanh nghiệp phải coi mặt hàng đó là mặt hàng "phi thực phẩm". Những mặt
hàng đó bao gồm: Thực phẩm chứa chất độc hại hoặc nghi ngờ chứa chất độc
hại, thực phẩm mang nguồn bệnh hoặc nghi ngờ chứa mầm bệnh, thực phẩm
không đảm bảo vệ sinh, hoặc chứa hợp chất lạ.
Thứ hai, quy định của Nhật Bản về dán nhãn thực phẩm.
Tại Nhật Bản, việc đóng dấu dán nhãn hàng hố đúng quy định có ý
nghĩa rất quan trọng, nó giúp việc thơng quan được tiến hành sn sẻ. Nhật


20
Bản cấm sử dụng rơm rạ để đóng gói sản phẩm. Tất cả các sản phẩm thực
phẩm phải dán nhãn xuất xứ - ghi tên quốc gia xuất khẩu, nếu ghi tên khu vực
thay cho tên quốc gia xuất khẩu thì khơng chấp nhận. Luật đo lường Nhật Bản
quy định: trên nhãn các sản phẩm nhập khẩu và trên các chứng từ có liên quan
đến lơ hàng nhập khẩu đều ghi rõ khối lượng kích thước theo hệ thống mét.
Trong luật vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản đã đưa ra các tiêu chuẩn cụ
thể về dán nhãn như sau: Nhật Bản quy định dán nhãn thực phẩm ở vị trí dễ thấy

trên container hay bao bì để người kiểm tra có thể đọc mà khơng cần mở
container hay bao bì. Các thơng tin bao gồm tên các chất hay phụ gia được phép
có trong thực phẩm; tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay chế biến, nhập khẩu;
hàm lượng các phụ gia trong sản phẩm chế biến sẵn; tên các chất hay phụ gia
được sử dụng trong thực phẩm với những mục đích cụ thể; thực phẩm chế biến
có sử dụng ngun liệu: bột mì, bột kiều mạch, trứng và lạc... Nhật Bản đưa ra
những quy định cụ thể như vậy là nhằm bảo vệ tốt nhất cho người tiêu dùng.
Luật JAS (Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản) quy định các tiêu chuẩn
về chất lượng, cụ thể là đưa ra các quy tắc ghi nhãn chất lượng và đóng dấu
chất lượng. Ngày nay, hệ thống JAS trở thành cơ sở cho người tiêu dùng lựa
chọn thực phẩm chế biến. Người dân Nhật Bản rất tin tưởng chất lượng của
các sản phẩm được đóng dấu JAS [3, tr.84].
Thứ ba, tuân thủ các quy định về ô nhiễm môi trường và nguồn lợ thuỷ sản.
Nhật Bản cũng giống như những quốc gia khác trên thế giới, Nhật Bản
rất coi trọng vấn đề môi trường. Cục môi trường của Nhật Bản khuyến khích
người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm khơng làm ảnh hưởng đến sinh thái,
các sản phẩm này phải được đóng dấu "Ecomark". Những sản phẩm được
đóng dấu "Ecomark" là những sản phẩm phải đạt được các tiêu chí sau: Việc
sử dụng sản phẩm đó khơng gây ơ nhiễm mơi trường, sản phẩm đó đóng góp
đáng kể vào việc bảo vệ môi trường.


21
Mục tiêu của bộ luật thuỷ sản của Nhật Bản bảo đảm sử dụng nguồn lợi
thuỷ sản bền vững, phát triển bền vững ngành thuỷ sản nhằm cung cấp ổn
định thuỷ sản cho nhân dân. Yêu cầu người kinh doanh thuỷ sản phải coi
trọng phát triển bền vững, có chính sách và đào tạo nhân lực trong lĩnh vực
thuỷ sản. Yêu cầu đối với khâu chế biến, tiêu thụ phải có chính sách coi trọng
người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng bằng những mặt hàng thuỷ
sản có chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngồi ra Nhật Bản cịn có nhiều luật nhằm bảo vệ mơi trường và
nguồn lợi, điều đó cũng chính là bảo vệ người tiêu dùng. Nhật Bản là một
quốc gia rất chú trọng trong việc bảo vệ người tiêu dùng, bằng cách họ có
nhiều luật định buộc các nhà xuất khẩu phải tuân theo để bảo vệ người tiêu
dùng của họ.
Thứ tư, luật chống bán phá giá. Đây là một hiện tượng một loại
hàng hố nào đó được xuất khẩu vào Nhật Bản với giá thấp hơn giá
bán của hàng hố này tại thị trường nước xuất khẩu. Nhìn chung, có
nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá trong thương mại
quốc tế. Trường hợp cố tình bán phá giá nhằm đạt được những lợi
ích nhất định, đó là bán phá giá để loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị
trường nhập khẩu, bán phá giá để thu ngoại tệ mạnh...Đối với một
số trường hợp khác bán phá giá là trường hợp vơ tình hay bất đắc dĩ
do nhà sản xuất, xuất khẩu không nắm rõ luật hoặc không bán được
hàng, sản xuất bị đình trệ...nên phải bán tháo để thu hồi vốn. Tuy
nhiên trong thương mại quốc tế Luật chống bán phá giá đôi khi lại
phụ thuộc chủ quan vào nhà nhập khẩu mà họ không quan tâm đến
nguyên do vì sao nhà sản xuất bán phá giá [3, tr.95].
Hầu hết các nước nhập khẩu đều coi việc bán phá giá hàng hố xuất
khẩu từ nước ngồi là hiện tượng tiêu cực dó đó làm giảm khả năng cạnh
tranhh về giá cả và thị phần của hàng hoá đó tại thị trường nước nhập khẩu.


22
Tuy nhiên, nếu xét về mặt tích cực thì bán phá giá có lợi cho người tiêu dùng
đối với nước nhập khẩu, bởi vì mua được giá rẻ hơn. Vì vậy, không phải mọi
hành vi bán phá giá đều bị Nhật Bản áp dụng luật bán chống phá giá.
1.2.1.3. Đặc điểm hệ thống phân phối của Nhật Bản đối với hàng
thuỷ sản
Các đặc trưng của hệ thống phân phối tạo nên nét đặc thù của thị

trường Nhật Bản. Bất kỳ một cơng ty nước ngồi nào muốn thành cơng trên
thị trường Nhật Bản đều cần phân tích và lựa chọn được kênh phân phối phù
hợp. Các đặc trưng đó là: Mật độ cửa hàng bán lẻ rất đông. Cứ 1000 dân lại
có 13,2 cửa hàng. Trong khi tỉ lệ này ở Mỹ là 6,5 cửa hàng; Tồn tại nhiều cấp
phân phối trung gian giữa các nhà xuất khẩu với các cửa hàng bán lẻ; Là một
hệ thống khép kín và bài ngoại. Do đó, một cơng ty nước ngồi khó có thể
bán được hàng của mình nếu khơng hợp tác với các nhà phân phối Nhật Bản.
Dưới đây là một kênh phân phối điển hình:
Sơ đồ 1.1: Kênh phân phối trên thị trường Nhật Bản
C«ng
Nhà phân phối trong nước
ty
Ngêi
Nhà bán buụn
Nh bỏn l tiêu
xuất
khẩu
Công ty thơng múi
dùng
nớc
Siờu th
ngoài
Ngun : JETRO (Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản)
Trong đó, có thể lựa chọn một trong số các loại hình cơng ty thương
mại sau: Các đại lý nhập khẩu thường nhập khẩu nhiều loại hàng hóa từ nhiều
cơng ty khác nhau, trình độ chun mơn chưa cao và chỉ thích hợp sử dụng
cho hàng tiêu dùng thông thường.
Các công ty thương mại chuyên nghiệp: Mỗi công ty chỉ nhập khẩu một
hoặc một số mặt hàng nhất định. Họ cịn có khả năng cung cấp các dịch vụ



×