Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tìm hiểu về Router Mạng máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.41 KB, 7 trang )

MẠNG MÁY TÍNH

BÁO CÁO
TÌM HIỂU VỀ ROUTER

Hà nội, Năm 2022


Mục lục
1. Router là gì?....................................................................................................3
2. Chức năng của router......................................................................................3
3. Các ứng dụng của router.................................................................................3
4. Ưu và nhược điểm của router..........................................................................3
5. Các loại router.................................................................................................3
5.1. Core router................................................................................................3
5.2. Edge router................................................................................................3
5.3. Distribution router....................................................................................3
5.4. Wireless router (router khơng dây)...........................................................3
5.5. Router ảo...................................................................................................3
6. Q trình định tuyến của Router.....................................................................3
7. Các giao thức router........................................................................................3
8. Khi nào bạn cần router?..................................................................................3
9. Sự khác nhau giữa router có dây và khơng dây..............................................3

2


1. Router là gì?
Router (bộ định tuyến) là thiết bị mạng có chức năng chuyển tiếp gói dữ liệu
giữa các mạng máy tính. Có thể hiểu, router thực hiện "chỉ đạo giao thông" trên
Internet.


Dữ liệu được gửi đi trên Internet dưới dạng gói, ví dụ như trang web hay email.
Gói dữ liệu sẽ được chuyển tiếp từ router này đến router khác thông qua các
mạng nhỏ, được kết nối với nhau để tạo thành mạng liên kết, cho đến khi gói dữ
liệu đến được điểm đích.

2. Chức năng của router
Router kết nối thiết bị trong một mạng bằng cách chuyển gói dữ liệu giữa
chúng. Dữ liệu này có thể được gửi giữa các thiết bị hoặc từ thiết bị đến
Internet. Router thực hiện nhiệm vụ này bằng cách gán địa chỉ IP cục bộ cho
mỗi thiết bị trên mạng. Điều này đảm bảo gói dữ liệu đến đúng nơi, khơng bị
thất lạc trong mạng.
Router đảm bảo từng thiết bị đều có một số duy nhất để gói dữ liệu được gửi đến
đúng vị trí. Nếu cần trả lại dữ liệu cho người gửi hoặc gửi gói của riêng mình,
router cũng thực hiện cơng việc này. Mặc dù nó xử lý từng gói riêng lẻ, nhưng
nó thực hiện điều này rất nhanh, ngay cả khi nhiều thiết bị gửi dữ liệu cùng một
lúc.

3. Các ứng dụng của router
Dưới đây là các ứng dụng quan trọng của router:









Tạo mạng cục bộ (LAN).
Cho phép bạn chia kết nối Internet của mình với tất cả các thiết bị.

Kết nối các phương tiện/thiết bị khác nhau với nhau
Chạy tường lửa.
Router xác định nơi gửi thông tin từ máy tính này sang máy tính khác
Lọc và chuyển tiếp gói.
Router cũng đảm bảo rằng thơng tin đến được đích đã định.
Kết nối với VPN

4. Ưu và nhược điểm của router
Ưu điểm
3


 Router giúp chia sẻ kết nối mạng với nhiều máy, giúp tăng hiệu suất làm
việc.
 Router cho phép phân phối các gói dữ liệu theo cách có tổ chức, giúp
giảm tải dữ liệu.
 Router cung cấp kết nối ổn định và đáng tin cậy giữa các host mạng.
 Các router sử dụng những bộ phận thay thế trong trường hợp bộ phận
chính khơng chuyển được gói dữ liệu.
Nhược điểm


Kết nối có thể trở nên chậm khi nhiều máy tính đang sử dụng mạng. Tình
huống này được mơ tả như việc chờ đợi kết nối.



Router giúp nhiều máy tính chia sẻ cùng một mạng, điều này có thể làm
giảm tốc độ của kết nối mạng.


5. Các loại router
5.1. Core router
Core router thường được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ (AT&T, Verizon,
Vodafone) hoặc các nhà cung cấp đám mây (Google, Amazon, Microsoft).
Những công ty này cung cấp băng thông tối đa để kết nối các router hoặc switch
bổ sung.
5.2. Edge router
Edge router, còn được gọi là gateway router hay gateway, là điểm kết nối ngoài
cùng của mạng với các mạng bên ngoài, bao gồm cả Internet.
Edge router được tối ưu hóa băng thơng và thiết kế để kết nối với các router
khác nhằm phân phối dữ liệu cho người dùng cuối.
5.3. Distribution router
Distribution router, hay interior router, nhận dữ liệu từ edge router (hoặc
gateway) thông qua kết nối có dây và gửi dữ liệu đó đến người dùng cuối,
thường là qua WiFi
5.4. Wireless router (router không dây)
Router không dây kết hợp các chức năng của edge router và distribution router.
Đây là những router phổ biến cho mạng gia đình và truy cập Internet.
5.5. Router ảo
Router ảo là phần mềm cho phép một số chức năng của router được ảo hóa trên
đám mây và được phân phối dưới dạng service. Những router này lý tưởng cho
các doanh nghiệp lớn với nhu cầu mạng phức tạp. Chúng cung cấp tính linh
4


hoạt, khả năng mở rộng dễ dàng và chi phí đầu vào thấp hơn. Một lợi ích khác
của router ảo là giảm tải bớt công việc quản lý phần cứng mạng cục bộ.

6. Quá trình định tuyến của Router
Mọi thiết bị kết nối tới mạng TCP/IP đều có một địa chỉ IP duy nhất giới hạn

Địa chỉ IP là một dãy bốn số riêng phân tách nhau bởi các dấu chấm.
* Ví dụ một địa chỉ IP điển hình có dạng: 192.168.0.1.
- Địa chỉ IP gồm mã số địa chỉ mạng và mã số thiết bị.
o Địa chỉ mạng chỉ mạng cụ thể thiết bị đang tham gia trong nó
o Mã số thiết bị cung cấp cho thiết bị một nhận dạng trên mạng.
- Subnet mask sẽ “nói” với máy tính vị trí cuối cùng của địa chỉ mạng và vị
trí đầu tiên của số thiết bị trong địa chỉ IP.
* Một subnet mask điển hình có dạng: 255.255.255.0.
Trong ví dụ cụ thể này, với một máy tính với địa chỉ IP là 192.168.1.1 và mặt nạ
mạng con là: 255.255.255.0. Trong trường hợp này ba số đầu tiên (octet) của
subnet mask đều là 255. Điều này có nghĩa là ba octet đầu tiên của địa chỉ IP đều
thuộc vào mã số mạng. Do đó vị trí mã số mạng của địa chỉ IP này là
192.168.1.x.
Công việc của router là chuyển các gói dữ liệu từ một mạng sang mạng khác
 Điều này là rất quan trọng
* Chẳng hạn, nếu 192.168.1.x là số mạng gắn với các máy tính kết nối với
router thì địa chỉ IP cho bốn máy tính có thể là:





192.168.1.1
192.168.1.2
192.168.1.3
192.168.1.4

Dễ thấy, mỗi máy tính trên mạng cục bộ đều chia sẻ cùng một địa chỉ mạng, còn
mã số thiết bị thì khác nhau. Khi một máy tính cần liên lạc với máy tính khác,
nó thực hiện bằng cách tham chiếu tới địa chỉ IP của máy tính đó.

Cổng vào mặc định (default gateway) là một phần của cấu hình TCP/IP trong
một máy tính. Đó là cách cơ bản để nói với máy tính rằng nếu khơng biết chỗ
gửi gói dữ liệu ở đâu thì hãy gửi nó tới địa chỉ cổng vào mặc định đã được chỉ
định. Địa chỉ của cổng vào mặc định là địa chỉ IP của một router. Trong trường
hợp này địa chỉ IP của router được chọn là 192.168.1.0
Chú ý rằng địa chỉ IP của router chia sẻ cùng một địa chỉ mạng như các máy
khác trong mạng cục bộ. Sở dĩ phải như vậy để nó có thể truy cập tới các máy
5


trong cùng mạng. Mỗi router có ít nhất hai địa chỉ IP. Một dùng cùng địa chỉ
mạng của mạng cục bộ, còn một do ISP của bạn quy định. Địa chỉ IP này dùng
cùng một địa chỉ mạng của mạng ISP. Cơng việc của router khi đó là chuyển các
gói dữ liệu từ mạng cục bộ sang mạng ISP. ISP của bạn có các router riêng hoạt
động cũng giống như mọi router khác, nhưng định tuyến đường đi cho gói dữ
liệu tới các phần khác của Internet.

7. Các giao thức router
Các giao thức định tuyến xác định cách một router nhận diện các router khác
trên mạng, theo dõi tất cả những điểm đến có thể có và đưa ra các quyết định về
nơi gửi từng thông điệp mạng. Các giao thức phổ biến bao gồm:
- Open Shortest Path First (OSPF) - được sử dụng để tìm đường dẫn tốt nhất
cho các gói
- Border Gateway Protocol (BGP) - quản lý cách các gói được định tuyến trên
Internet thơng qua việc trao đổi thông tin giữa các edge router
- Interior Gateway Routing Protocol (IGRP) - xác định cách thông tin định
tuyến giữa các cổng sẽ được trao đổi trong một mạng tự trị.
- Enhanced Interior Gateway Routing Protocol (EIGRP) - phát triển từ
IGRP. Nếu một router khơng thể tìm thấy đường đến đích ở một trong các bảng
này, nó sẽ truy vấn lần lượt các bảng neighbor cho đến khi tìm thấy một tuyến

đường mới.
- Exterior Gateway Protocol (EGP) - xác định cách thông tin định tuyến giữa
hai neighbor gateway host (mỗi host có router riêng) được trao đổi.
- Routing Information Protocol (RIP) - giao thức ban đầu để xác định cách
router nên chia sẻ thông tin khi di chuyển lưu lượng giữa một nhóm mạng cục
bộ được kết nối với nhau.

8. Khi nào cần router?
Khi cần cung cấp Internet cho nhiều thiết bị như điện thoại di động, smart TV,
thì router là thiết bị không thể thiếu.
Người dùng cần router không chỉ để kết nối với nhiều thiết bị mạng mà cịn kết
nối nhiều thiết bị với nhau. Nếu khơng có Internet, người dùng vẫn có thể tạo
mạng cục bộ máy tính và các thiết bị khác, cho phép người dùng chuyển và chia
sẻ file với các thiết bị cụ thể trong một mạng như máy in, máy scan và máy chơi
game.
* Về mặt kỹ thuật, nếu chỉ muốn kết nối Internet cho một thiết bị chỉ cần dùng
modem. Nhưng vì lý do bảo mật và tính linh hoạt, tốt nhất nên sử dụng router
thậm chí khi chỉ có một thiết bị trong mạng của mình.
6


9. Sự khác nhau giữa router có dây và khơng dây
Sự khác biệt giữa router có dây và router khơng dây là loại kết nối mà mỗi thiết
bị sử dụng.
Router có dây chỉ có cổng cáp LAN trong khi router khơng dây (cịn được gọi
là router Wifi) có ăng-ten và adapter không dây, cho phép thiết bị kết nối mà
không cần cáp.
Hầu hết các router và modem ngày nay đều có cổng LAN và ăng-ten.

10.


Kết luận

Router là thành phần mạng cực kỳ quan trọng. Khơng có router, sự nối kết giữa
các mạng (chẳng hạn như Internet) là không thể.

7



×