Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

chính sách đối với người có công ở huyện hòa vang, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.71 KB, 108 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”
từ bao đời nay luôn được con người và xã hội Việt Nam đề cao. Trước đây,
các triều đại phong kiến cũng đã có những chính sách (Policy) đối với những
người có cơng phị vua giúp nước, đánh giặc và xây dựng non sông.
Từ năm 1945 đến nay, chủ trương và biện pháp đối với người có cơng
được Đảng, Nhà nước và toàn dân quan tâm một cách đặc biệt và được thể
chế bằng pháp luật. Nhiều chính sách, chế độ và tổ chức vận động của tồn
dân, tồn qn chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, gia
đình liệt sỹ và người có cơng đã giải quyết có hiệu quả những tồn đọng về
chính sách sau chiến tranh, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của
đất nước, tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Cùng với
sự phát triển kinh tế đất nước, người có cơng ngày càng được quan tâm, hệ
thống chính sách kinh tế với các chế độ trợ cấp, đãi ngộ, việc tổ chức sản xuất
- tạo việc làm, xây dựng nhà nhà tình nghĩa được đầu tư triển khai ở các cấp,
các ngành, các chương trình chăm sóc người có cơng được Đảng, Nhà nước
và cả xã hội quan tâm, nhờ đó đã góp phần nâng cao đời sống đối người
có cơng.
Thực hiện tốt chính sách kinh tế - xã hội, đặc biệt là làm tốt chính sách
đối với người có cơng là một giải pháp quan trọng góp phần ổn định chính trị xã hội, làm lành mạnh hóa bầu khơng khí tư tưởng và tăng cường trách nhiệm
cơng dân, nâng cao lịng tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chủ
nghĩa yêu nước chân chính để xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Bên cạnh những kết quả đạt, một bộ phận không nhỏ thương bệnh binh,
thân nhân liệt sỹ, gia đình có cơng, đời sống kinh tế cịn nhiều khó khăn, đặc
biệt là đối tượng ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng


2


trước đây. Do đó, thực hiện tốt chính sách đối với người có cơng của Đảng và
Nhà nước là một việc làm rất cần thiết trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, trong những năm tháng chiến
tranh chống Pháp, chống Mỹ là chiến trường ác liệt giữa ta và địch. Bao lớp
người đã lập nên những chiến công hiển hách và anh dũng hy sinh vì độc lập
tự do của quê hương, đất nước. Chiến tranh qua đi từ lâu, song có những vấn
đề chính sách đối với người có cơng cịn đó, cần phải tiếp tục giải quyết thấu
đáo và hợp tình, hợp lý.
Thực hiện chính sách đối với người có cơng khơng chỉ tác động đến sự
ổn định chính trị - xã hội, mà còn liên quan đến phát triển kinh tế, đổi mới và
nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp. Nó cần được
giải thích về mặt lý luận, cần được phân tích về mặt thực tiễn một cách cơ
bản, có hệ thống, phải tìm rõ căn nguyên và tác động của nó trong đời sống
kinh tế - xã hội để chủ động vận dụng và điều chỉnh chính sách. Nói cách
khác, muốn đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội ở
nước ta đi vào chiều sâu và bền vững, đảm bảo sự thành công của công cuộc
đổi mới đất nước, một trong những đòi hỏi cấp thiết hiện nay là phải tiếp tục
hồn thiện cơ chế chính sách đối với người có cơng. Từ thực trạng thực hiện
chính sách kinh tế, xã hội đối với người có cơng, để góp phần nâng cao đời
sống của người có cơng trên phạm vi của huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng nói riêng và cả nước nói chung. Đề tài mà tác giả lựa chọn để nghiên
cứu là: "Chính sách đối với người có cơng ở huyện Hịa Vang, thành phố
Đà Nẵng" được đặt ra bắt nguồn từ yêu cầu có tính thời sự nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu của luận văn
Trong nhiều thập niên qua, việc thực hiện chính sách đối với người có
cơng ln được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, có nhiều chủ trương chính
sách, tăng cường công tác quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện nhằm từng bước
nâng cao đời sống người có cơng. Các ban, ngành đoàn thể từ Trung ương đến



3
địa phương, ln xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng gắn với việc xây
dựng triển khai các chiến lược trung hạn, dài hạn và các giải pháp có tính
trước mắt cũng như lâu dài về phát triển kinh tế - xã hội.
Sau hàng loạt các văn bản của Nhà nước ban hành ưu đãi đối với
thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có cơng đã thể hiện sự quan tâm đặc
biệt của Đảng, Nhà nước đối với người có cơng, qua đó đảm bảo được một
bước lợi ích, cơng bằng xã hội và góp phần nâng cao đời sống kinh tế của họ,
đồng thời, góp phần ổn định chính trị - xã hội đất nước. Song, trong quá trình
đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
nhiều chính sách, chế độ khơng cịn phù hợp, nhà nước đã nghiên cứu, ban
hành nhiều nghị định kịp thời điều chỉnh chế độ chính sách đối với người có
cơng, để phù hợp với giai đoạn phát triển mới, ngày 29/6/2005 Quốc hội đã
ban hành Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11, đây là một văn bản được
xây dựng trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống, phù hợp với tình hình đất
nước, định hướng cho việc thực hiện chính sách, góp phần nâng cao đời sống
kinh tế đối với người có cơng trong giai đoạn hiện nay.
Trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đã có một số đề án nghiên cứu ở cấp
quốc gia để xây dựng các chính sách đối với người có cơng ở tầm vĩ mơ như:
- Đổi mới chính sách xã hội luận cứ và giải pháp của GS Phạm Xuân
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, năm 1997.
- Tăng trưởng kinh tế, cơng bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm nghèo
ở Việt Nam của GS.PTS Vũ Thị Ngọc Phùng (chủ biên), Nxb Chính trị quốc
gia, năm 1999.
- Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội một số lý luận và thực tiễn ở
một số tỉnh miền trung của PGS.TS Phạm Hảo, Nxb Chính trị quốc gia, năm
2000.
- Nâng cao đời sống kinh tế người có cơng ở tỉnh Quảng Nam, Luận
văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị của tác giả Lê Sáu, Học viện chính trị Quốc gia



4
Hồ Chí Minh.
Riêng trên địa bàn huyện Hịa Vang, ngồi việc tổ chức một số cuộc tọa
đàm với qui mô nhỏ về hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có cơng, các cuộc
khảo sát như: khảo sát thực trạng chăm sóc thương bệnh binh nặng; thực trạng
chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đề tài cấp cơ sở với nội
dung Vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với nước từ thực tiễn
nghiên cứu tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng của Học Viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, phân viện Đà Nẵng năm 2002; Hỗ trợ việc làm đối
với người có cơng ở huyện Hịa Vang của Thạc sỹ Phạm Ngọc Hà (Tạp chí lao
động và xã hội, số 217, năm 2003); Một số vấn đề về chính sách hỗ trợ nhà
đối với người có cơng ở huyện Hịa Vang, Đà Nẵng (Tạp chí sinh hoạt lý luận,
số 2/2004)... Song chưa có cơng trình nghiên cứu nào liên quan đến: "Chính
sách đối với người có cơng ở huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng". Để giúp
cho người có cơng đảm bảo cuộc sống cá nhân, gia đình họ và qua đó đóng góp
cho sự phát triển chung của xã hội, thúc đẩy sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước cần nghiên cứu có hệ thống vấn đề trên.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Xuất phát từ tính chất vấn đề cần nghiên cứu, luận văn đặt ra mục đích,
nhiệm vụ sau đây:
3.1. Mục đích của luận văn
Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với người có cơng một
cách khách quan, nhất là tìm ra những tồn tại và nguyên nhân nhằm đưa ra
biện pháp thực hiện hiệu quả chính sách đối với người có cơng cách mạng ở
huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách đối với người có cơng;
Hai là, khảo sát thực tế và đánh giá đúng thực trạng thực hiện chính
sách đối với người có cơng ở huyện Hịa Vang từ năm 2005 đến nay;

Ba là, dựa vào kết quả nghiên cứu, căn cứ vào chính sách đối với người


5
có cơng của Đảng và Nhà nước ta và việc tổ chức thực hiện, luận văn đưa ra
các giải pháp có ý nghĩa thực thi thực hiện chính sách đối với người cơng ở
huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chính sách đối với người
có cơng của Đảng và Nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn trọng tâm nghiên cứu việc thực hiện
chính sách đối với người có cơng ở huyện Hịa Vang từ năm 2001 (tính từ Đại
hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam) đến nay và đưa ra định hướng và giải
pháp tập trung chủ yếu đến năm 2015 và một số định hướng đến năm 2020 là
năm chúng ta dự kiến phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp.
5. Phương pháp nghiên cứu luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn lấy phương pháp luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Quán triệt đường lối đổi mới của
Đảng và Nhà nước ta. Những quan điểm chủ yếu được sự dụng trong nghiên
cứu của luận văn là: quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm vận động và phát
triển; quan điểm về mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn; coi trọng tính thiết
thực trong nghiên cứu tình huống.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị học
trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế
thừa kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế trên các nguồn tài liệu và thông tin,
các cuộc hội thảo khoa học, sách, báo, tạp chí có liên quan đến đối tượng nghiên
cứu. Đồng thời, sử dụng các phương pháp đối chiếu và so sánh, phương pháp
phân tích và tổng hợp để giải quyết nội dung nghiên cứu của luận văn.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn,
phân tích thực tế thực hiện chính sách kinh tế, xã hội đối với người có cơng ở


6
một số địa bàn trong huyện Hòa Vang.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn được hồn thành sẽ có ý nghĩa quan trọng.
6.1. Về lý luận: Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về bản chất, nội dung,
yếu tố thực hiện chính sách đối với người có cơng trong điều kiện phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhằm cung
cấp cho các cấp chính quyền những vấn đề mang tính lý luận thực hiện chính
sách đối với người có cơng.
6.2. Về thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể giúp cho các cấp chính
quyền trong địa phương vận dụng các giải pháp trong thực hiện chính sách
đối với người có công. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và
thực hiện chính sách đối với người có cơng ở huyện Hồ Vang và các địa
phương khác.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
nội dung luận văn gồm 3 chương 7 tiết.


7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI NGƯỜI CĨ CƠNG
1.1. BẢN CHẤT CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CĨ CƠNG

1.1.1. Khái niệm về người có cơng

1.1.1.1. Quan niệm về người có cơng trong lịch sử
Trong q trình phát triển, dù có nền văn hóa khác nhau, song mỗi dân
tộc đều có những người có công trong việc tạo lập, phát triển quốc gia dân
tộc. Để ghi công của những con người tiêu biểu này, các dân tộc có hình thức
ghi cơng khác nhau như: xây lăng mộ, đúc tượng đặt tên cho các địa danh,
vùng đất mà ngày nay vẫn còn tồn tại.
Trên thế giới thường vẫn còn nhiều cuộc hành hương về với gốc rễ tâm
linh gắn với những nghi thức tôn giáo như: người theo đạo Phật hành hương
về Tây Trúc thỉnh kinh, người theo đạo Hồi hành hương về thánh địa
Lamecque, người theo Thiên chúa giáo có ngày lễ Noel mừng Chúa giáng
sinh… thực chất đó là sự thể hiện tấm lịng tri ân của đạo hữu đối với những
người có công khai sinh ra tôn giáo mà họ là một tín đồ.
Trong khoa học, những nhà thiên văn học tìm ra các ngơi sao mới,
những nhà hóa học tìm ra vật chất mới, những nhà toán học phát minh ra công
thức mới, cách giải hay, thông thường những ngôi sao và những chất mới,
những cơng thức vừa phát minh đó đều được đặt tên các nhà khoa học đã phát
minh để ghi nhớ cơng lao của họ đã đã đóng góp cho nhân lồi.
Đối với dân tộc Việt Nam, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước, nhân dân ta ln phải gồng mình chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc
nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Ði liền với
những vinh quang đó phải kể đến những tổn thất hết sức to lớn về sinh mạng
con người và của cải vật chất. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một


8
truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "Uống nước nhớ
nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây”, ln nhớ đến những người có cơng
với gia đình, với dịng tộc, với q hương, đất nước của dân tộc Việt Nam.
Người Việt Nam có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, nên hầu hết
ở mỗi làng quê hay phố nghề (nơi thị thành) đều lập đình (hoặc đền, miếu) thờ

vị Thành hoàng. Thành hoàng là người có cơng lập làng, dựng ấp hay sáng
lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc phong
cho Thành hồng. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây
miếu, đền thờ Thành hồng q gốc của mình tại nơi ở mới.
Hàng năm, ngày giỗ Thành hồng là ngày hội đơng vui nhất của làng,
phố. Trong những ngày hội làng, ngoài việc làm cỗ, ăn uống còn rất nhiều
nghi lễ diễn lại sự tích về Thành hồng, tế lễ, rước kiệu hay các trò vui như:
đấu võ, chọi gà, thổi cơm thi, bơi chải, đánh đu, đánh cờ người, hát chèo, diễn
tuồng... Không khí vui vẻ cả ngày lẫn đêm (có nơi hai, ba ngày), từ các lão
ông, lão bà đến mỗi cháu bé, chờ đợi nhất, vui nhất là những trai gái đương
lứa, hội hè đình đám là dịp gặp gỡ, kết bạn, tỏ tình.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc ta, những người sinh
thời có cơng lớn trong việc dựng nước và giữ nước, hoặc phò vua giúp nước,
đánh giặc ngoại xâm, mở mang bờ cõi như: vua Hùng, vua Thục, Hai Bà
Trưng, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi,
Trần Nguyên Hãn, Quang Trung… Các vị được dân chúng cả nước tơn kính
lập đền thờ, được triều đình phong sắc hàm, để nhân dân các địa phương rước
về thờ cúng có ý nghĩa cổ động, giáo dục dân làng yêu nước, tự hào dân tộc, ý
thức cố kết cộng động, truyền thống của dân tộc.
1.1.1.2. Quan niệm và phân loại các loại hình người có cơng cách
mạng của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Mỗi địa phương, từ nhiều đời nay luôn có tập tục lập miếu thờ, đền thờ
những người có cơng dựng nước và giữ nước như: anh hùng có công đánh


9
giặc giữ nước, ông tổ làng nghề, người phá hoang lập làng, lập ấp...Song có
thể nói, truyền thống quý giá này được nâng lên một chất mới khi nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập (tháng 9-1945), một chế độ xã hội tốt
đẹp nhất trong lịch sử nước nhà, dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ vĩ

đại.
Phạm trù người có cơng rất rộng, luận văn chỉ tập trung vào những đối
tượng là người có cơng trong thời gian trước cách mạng tháng 8 năm 1945,
trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, đế quốc Mỹ cứu nước bảo vệ Tổ
quốc. Như vậy, khái niệm người có cơng ở đây được hiểu:
Người có cơng là những cá nhân khơng phân biệt tơn giáo, tín
ngưỡng, dân tộc, nam nữ... có những đóng góp, cống hiến xuất sắc
trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc
kháng chiến, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam, được cơ quan,
tổ chức Nhà nước có thẩm quyền cơng nhận [28, tr.290].
Ở đây có thể thấy rõ những tiêu chí cơ bản của người có cơng, đó là
phải có đóng góp, cống hiến xuất sắc và vì lợi ích dân tộc. Những đóng góp,
cống hiến của họ có thể là trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho
Tổ quốc và cũng có thể là trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Người có cơng cách mạng là:
Người đã có cơng lao cống hiến xương máu hoặc sức lực, tài
lực, trí tuệ của mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cơng nhận theo qui định của pháp luật [4, tr.110].
Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ,
thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ
cách mạng ban hành ngày 29/8/1994, đã đánh dấu một sự hồn thiện cơ bản về
quan niệm người có công và đã xác định: Tổ quốc và nhân dân đời đời nhớ ơn
những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ


10
quốc. Việc quan tâm chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần người có cơng với
nước và gia đình họ là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội [8, tr.127].
Quan điểm này thực sự là một bước phát triển mới về mặt nhận thức của xã

hội đối với người có cơng. Việc quan tâm chăm sóc người có cơng khơng đơn
thuần là trách nhiệm riêng của Nhà nước, mà là nghĩa cử thấm đậm ý nghĩa
nhân văn, đã trở thành truyền thống đạo lý của mọi người, của toàn xã hội.
Sau nhiều lần sửa đổi một số điều và điều chỉnh mức trợ cấp cho phù
hợp tình hình. Ngày 29 tháng 6 năm 2005 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội công
bố Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11, tại Điều 2 của Pháp lệnh ghi rõ:
Đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi qui định tại pháp lệnh này bao gồm:
1.Người có cơng với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945
đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động;
e) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
g) Bệnh binh;
h) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
i) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị bắt
tù, đày;
k) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
l) Người và gia đình có cơng giúp đỡ cách mạng;
2. Thân nhân của những người có cơng với cách mạng qui định
tại khoản 1 Điều này [3, tr.11].
Trong phạm vi của luận văn, chỉ nêu những đối tượng có cơng được


11
quy định trong Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng số 26/2005/PLUBTVQH11
ngày 29/6/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số

54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ, bao gồm:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, là
người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức
cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến
trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945, là người được cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền cơng nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng
cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945
đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.
+ Liệt sĩ, là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân
tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước,
của nhân dân được Nhà nước truy tặng bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một
trong các trường hợp sau đây: chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;
trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; hoạt động
cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất
phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà
hy sinh; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện
công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu
người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; do ốm đau, tai nạn khi đang
làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn; thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh
chết vì vết thương tái phát.
Thân nhân liệt sỹ là những người thân thiết, ruột thịt hoặc có cơng nuôi
dưỡng liệt sỹ trước khi hy sinh như: vợ (hoặc chồng) của liệt sỹ, chỉ xác định
là những người kết hôn hợp pháp với liệt sỹ trước khi liệt sỹ hy sinh và quan
hệ hơn nhân cịn tới thời điểm liệt sỹ hy sinh và được báo tử (hợp pháp ở đây


12
được hiểu là có đăng ký kết hơn hoặc được tổ chức, đồn thể có thẩm quyền

cơng nhận).Trong trường hợp liệt sỹ có nhiều vợ (trước khi có Luật hơn nhân
gia đình) mà thực tế đã được thừa nhận thì những người vợ đó cũng được
cơng nhận là thân nhân liệt sỹ. Con liệt sỹ, là những người như: con đẻ, con
ni, con ngồi giá thú, được pháp luật thừa nhận. Cha mẹ của liệt sỹ là
những người thực sự ni dưỡng liệt sỹ khi liệt sỹ cịn nhỏ tuổi trong một
khoảng thời gian nhất định nào đó (theo quy định hiện hành của nước ta, thì
thời gian ni dưỡng tối thiểu là 10 năm khi liệt sỹ còn dưới 16 tuổi hoặc tối
thiểu là 5 năm trong điều kiện hết sức đặc biệt).
Qua cách phân loại này có thể thấy thân nhân liệt sỹ có thể là người có
quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng được pháp
luật thừa nhận. Những người này tuy khơng phải trực tiếp là người có cơng,
nhưng có quan hệ trực tiếp với người có cơng nên cũng là đối tượng chính của
Pháp Lệnh ưu đãi.
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, là những bà mẹ có chồng, con hoặc bản
thân đã cống hiến hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế.
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động được
hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh này bao gồm: người được
Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
dân" theo quy định của pháp luật; người được Nhà nước tuyên dương Anh
hùng Lao động vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất
phục vụ kháng chiến.
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh gồm:
Thương binh, là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm
khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp
“Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong
các trường hợp như: chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; bị địch bắt,


13

tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích
thực thể; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện
công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu
người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; làm nhiệm vụ quốc phòng, an
ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Người hưởng chính sách như thương binh, là người không phải là quân
nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21%
trở lên được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hưởng
chính sách như thương binh”.
Thương binh loại B, là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy
giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cơng nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được gọi chung là
thương binh.
+ Bệnh binh, là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả
năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” do một trong các trường hợp như:
quá trình chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; hoạt động ở địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ ba năm trở lên; hoạt động ở địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ ba năm, nhưng đã có
đủ mười năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; đã
công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ mười lăm năm nhưng
không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; làm nghĩa vụ quốc tế; dũng cảm thực
hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phịng, an ninh.
Ngồi ra, bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy
giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền cơng nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, là người



14
được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục
vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị
mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô
sinh do hậu quả của chất độc hoá học. Con đẻ của người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền cơng
nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao
động do hậu quả của chất độc hoá học.
+ Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt
tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cơng nhận trong
thời gian bị tù, đày khơng khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến,
không làm tay sai cho địch.
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng
Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến.
+ Người và gia đình có cơng giúp đỡ cách mạng: cuộc cách mạng ở
Việt Nam là cuộc cách mạng toàn dân, toàn diện. Trong cuộc cách mạng này,
có nhiều người, nhiều gia đình dưới các góc độ và mức độ khác nhau, trực
tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ sự nghiệp cách mạng nói chung hoặc giúp đỡ
những người hoạt động cách mạng nói riêng (lãnh tụ, cán bộ cách mạng...)
trong lúc khó khăn nguy hiểm được nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc
ghi cơng” hoặc Bằng “Có cơng với Nước” hoặc Hn chương kháng chiến.
Những sự giúp đỡ này có thể là cho mượn hoặc hiến nhà cho cách mạng để
làm kho tàng, địa điểm họp hoặc làm trụ sở cách mạng, nuôi dấu cán bộ cách
mạng; sản xuất, cung cấp vũ khí, lương thực cho cách mạng…
Như vậy, người có cơng là những người đã hy sinh xương máu hoặc
cống hiến lớn lao cho sự nghiệp của dân tộc. Vì vậy, tồn Đảng, tồn dân phải
có trách nhiệm chăm lo đời sống người có cơng, nhưng trước hết trách nhiệm
đó thuộc về Nhà nước. Nhà nước là người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc,



15
nên Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi đối với người có cơng.
1.1.2. Chính sách người có cơng và vai trị của chính
sách người có cơng
1.1.2.1. Chính sách ưu đãi đối với người có cơng của Đảng và Nhà
nước Việt Nam
Từ điển Bách khoa toàn thư mở nêu rõ: “Chính sách là tập hợp các chủ
trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục
tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó” [41].
Từ điển Bách khoa tồn thư của Viện Từ điển học và Bách khoa thư
Việt Nam thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã định nghĩa:
Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối,
nhiệm vụ; được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những
lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của
chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hố, xã hội ... Muốn định ra chính sách đúng phải căn
cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải
vừa giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường
lối, nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều
kiện cụ thể [40].
Trong tập bài giảng Chính trị học dùng cho hệ cao cấp lý luận chính trị
của Viện Khoa học Chính trị thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
năm 2004 đã nêu ra: “Chính sách là khái niệm chi phối sự hiểu biết của chúng
ta về việc thực thi quyền lực nhà nước” [39, tr.234]. Theo ý kiến của tác giả
cuốn sách này:
Cần phân biệt ba khái niệm: đường lối, chính sách và biện
pháp. Đường lối bao gồm những nguyên tắc và định hướng phát
triển chung nhất. Chính sách là cụ thể hóa và thể chế hóa đường lối.
Các biện pháp là cụ thể hóa của chính sách, thường có ý nghĩa là các



16
hành động thực tiễn. Chính sách theo nghĩa rộng có thể bao gồm cả
ba cấp độ trên [39, tr.235].
Từ những quan niệm kể trên về chính sách đối với người có cơng là
phạm trù gắn bó chặt chẽ với quyền lực nhà nước và việc thực thi những
quyền lực đó. Trong luận văn này, khái niệm chính sách đối với người có
cơng được sử dụng theo nghĩa là hệ thống những quan điểm, hình thức, biện
pháp của Nhà nước đối với người có cơng. Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng
4 năm 1995, qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp
lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh,
bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng,
qui định cụ thể định mức trợ cấp cho từng đối tượng đồng thời kèm theo các
chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe; về giáo dục đào tạo; về hỗ trợ người có
cơng cách mạng cải thiện nhà ở; về hỗ trợ người có cơng cách mạng ổn định
đời sống và phát triển kinh tế gia đình .
Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng số 26/2005/PLUBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Pháp Lệnh sửa đổi, bổ sung
một số điều của Pháp Lệnh ưu đãi người có có công cách mạng số
35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội qui định các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có cơng cách
mạng của từng loại hình cụ thể là:
1. Chính sách đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng
01 năm 1945 bao gồm: trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng; bảo hiểm y tế;
điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần
thiết; cấp báo Nhân dân; sinh hoạt văn hố, tinh thần phù hợp; được Nhà nước
hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào cơng lao và hồn cảnh của từng người.
Khi chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và
mai táng phí; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con được hưởng trợ cấp tiền tuất
hàng tháng theo quy định của Chính phủ. Con của người hoạt động cách



17
mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo
việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.
2. Chính sách đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01
năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 bao gồm: trợ
cấp hàng tháng; bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương
tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết; cấp báo Nhân dân; sinh hoạt văn
hóa, tinh thần phù hợp; hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào cơng lao và hồn
cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương.
Khi người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến
trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 chết thì người tổ chức mai táng
được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc
chồng, con được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo quy định của Chính
phủ. Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến
trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 được ưu tiên trong tuyển sinh và
tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo. Nếu người hoạt động cách
mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8
năm 1945 chết mà bản thân họ chưa được hưởng các chế độ chính sách trên
của nhà nước thì thân nhân họ được hưởng trợ cấp một lần.
3. Chính sách đối với liệt sĩ: được tổ chức báo tử, truy điệu an táng. Nhà
nước và nhân dân xây dựng, quản lý, chăm sóc, giữ gìn các cơng trình ghi cơng
liệt sĩ, bao gồm phần mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ.
Chính sách đối với thân nhân liệt sĩ: được trợ cấp tiền tuất hàng tháng
đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có cơng ni dưỡng
khi liệt sĩ còn nhỏ; con liệt sĩ từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám
tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sĩ bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời
hạn hưởng trợ cấp tiền tuất vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt

sĩ, người có cơng ni dưỡng khi liệt sĩ cịn nhỏ đang sống cô đơn không nơi


18
nương tựa; con liệt sĩ mồ côi từ 18 tuổi trở xuống nếu còn tiếp tục đi học; thân
nhân của hai liệt sĩ trở lên.
Thân nhân liệt sĩ được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước
biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao
động cơng ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ
vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương. Thân
nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp nuôi dưỡng hàng
tháng được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp
phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hồn cảnh của
từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được
hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí; con liệt sĩ được ưu tiên trong tuyển
sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.
4. Chính sách đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng: được hưởng chế độ ưu
đãi như thân nhân liệt sĩ; phụ cấp hàng tháng; Nhà nước và nhân dân tặng nhà
tình nghĩa hoặc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người.
5. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động được
hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh bao gồm: trợ cấp hàng
tháng; bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ
giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết; ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm,
ưu đãi trong giáo dục và đào tạo; ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt
nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất; hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn
cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương.
Khi chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và
mai táng phí. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động chết
trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần.
Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động được ưu

tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.
6. Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh được


19
hưởng chế độ ưu đãi bao gồm: trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ
vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh; bảo hiểm y tế;
điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện
trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả
năng của Nhà nước; ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; căn cứ vào thương
tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà
nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động; ưu đãi trong
giáo dục và đào tạo; ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay
vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động
cơng ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào
hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương. Thương
binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được Nhà nước mua bảo
hiểm y tế cho con từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu
còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng bảo
hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Thương binh suy
giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng ở gia đình thì người phục vụ
được Nhà nước mua bảo hiểm y tế và trợ cấp hàng tháng. Khi thương binh chết
thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí.
Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do ốm
đau, tai nạn thì thân nhân được trợ cấp tiền tuất theo quy định của Chính phủ.
Con của thương binh được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi
trong giáo dục và đào tạo.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, bệnh binh
được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường,
lớp, trang bị, thiết bị, được miễn hoặc giảm thuế, vay vốn ưu đãi theo quy

định của pháp luật.
7. Chính sách đối với bệnh binh: là trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng
tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động; bảo hiểm y tế, điều


20
dưỡng phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ
giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả
năng của Nhà nước; ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay
vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế, miễn hoặc giảm nghĩa vụ lao
động cơng ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ
vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương.
Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được Nhà nước
mua bảo hiểm y tế cho con từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám
tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn
hưởng bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Bệnh
binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng ở gia đình thì
người phục vụ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế và trợ cấp hàng tháng.
Khi bệnh binh chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản
trợ cấp và mai táng phí. Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên
chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất theo quy định của Chính phủ.
Con của bệnh binh được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong
giáo dục và đào tạo.
8. Chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học bao gồm: trợ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng
lao động; bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng
lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng
bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước; ưu tiên giao hoặc thuê
đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm
thuế, miễn hoặc giảm nghĩa vụ lao động cơng ích theo quy định của pháp luật;

được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng
của Nhà nước và địa phương.
Khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chết thì
người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí. Chính


21
phủ quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chế độ ưu đãi đối với người hoạt
động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là
người được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả
năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học.
Các chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hóa học bao gồm: trợ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy
giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt; bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp,
dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào tình trạng bệnh tật; ưu tiên trong
tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo. Khi con đẻ của
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đang hưởng trợ cấp
hàng tháng chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và
mai táng phí.
9. Chính sách đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động
kháng chiến bị địch bắt tù đày bao gồm: tặng Kỷ niệm chương; trợ cấp một
lần; bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp,
dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng
của Nhà nước. Khi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến
bị địch bắt tù, đày chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.
10. Chính sách đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân
tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được hưởng chế độ ưu đãi bao
gồm: trợ cấp một lần; bảo hiểm y tế; khi người hoạt động kháng chiến giải
phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chết thì người tổ chức

mai táng được nhận mai táng phí.
11. Chính sách đối với người có cơng giúp đỡ cách mạng: được tặng
Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi cơng" hoặc Bằng " Có cơng với nước" và
người có cơng giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương
"Tổ quốc ghi cơng" hoặc Bằng "Có cơng với nước" được hưởng trợ cấp hàng


22
tháng và các chế độ ưu đãi khác như đối với thân nhân liệt sĩ. Người có cơng
giúp đỡ cách mạng được tặng Huân chương kháng chiến và người có cơng
giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Hn chương kháng chiến được
hưởng trợ cấp hàng tháng; Nhà nước mua bảo hiểm y tế; khi chết thì người tổ
chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí.
Người có cơng giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương kháng chiến
và người có cơng giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huy chương
kháng chiến được hưởng trợ cấp một lần; Nhà nước mua bảo hiểm y tế; khi
chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.
Chính phủ quy định cụ thể điều kiện hưởng chế độ ưu đãi đối với người
có cơng giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ
quốc ghi cơng", Bằng "Có cơng với nước”, Huân chương kháng chiến hoặc
Huy chương kháng chiến.
1.1.2.2. Vai trò của chính sách người có cơng
Thứ nhất, ổn định chính trị - xã hội
Chính sách đối với người có cơng thực chất là phân phối lại thu nhập,
là chính sách điều hịa các mối quan hệ lợi ích giữa các tầng lớp xã hội nhằm
đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển của cộng đồng. Để giải
quyết vấn đề xã hội cần phải có các chính sách kinh tế - xã hội thoả đáng,
chính sách kinh tế - xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần bảo đảm ổn định
chính trị - xã hội. Thực hiện tốt chính sách đối với người có cơng không chỉ
thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn mà nó cịn nhằm ổn định chính trị-xã

hội. Bởi vì, người có cơng có cuộc sống ấm no hạnh phúc là những nhân
chứng lịch sử để giáo dục truyền thống cách mạng cho địa phương, vận động
gia đình, dịng họ thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước.
Người có cơng là một bộ phận yếu thế trong xã hội, bởi họ đã cống
hiến sức lực, một phần thân thể, tuổi thanh xuân của mình cho đất nước, vì


23
vậy hoàn cảnh, đời sống vật chất và tinh thần của họ đa phần cịn khó khăn,
nhất là trong tình hình hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo
quy luật của nền kinh tế thị trường, nẩy sinh nhiều vấn đề bức xúc trong lĩnh
vực lao động, việc làm, thu nhập, nhà ở... việc giải quyết tốt các chính sách
đối với người có cơng có một ý nghĩa hết sức quan trọng không những đối với
đời sống vật chất và tinh thần người có cơng và thân nhân người có cơng mà
cịn tạo ra mơi trường kinh tế - xã hội lành mạnh, góp phần ổn định chính trị,
an ninh trật tự an tồn xã hội.
Xét về ý nghĩa chính trị, người có cơng phải được nhà nước và xã hội
ghi nhận cơng lao và có chính sách phân phối lại hợp lý phù hợp với sự phát
triển kinh tế. Đây là đạo lý truyền thống uống nước phải nhớ nguồn của dân
tộc, không những thế hệ hôm nay mà con cháu mai sau ghi nhớ công ơn của
những anh hùng, liệt sỹ, thương bệnh binh, đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng
dân tộc vì nền độc lập tự do của đất nước.
Xét dưới góc độ kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần
của người có cơng, là nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc kinh tế - xã hội,
người có cơng trong sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước cũng như
huyện Hòa Vang trong việc thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố;
góp phần vào thực hiện chính sách con người, nguồn lực quí giá nhất của
quốc gia, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế bền
vững trong những năm tới.

Thứ hai, thực hiện chính sách đối với người có cơng cịn góp phần phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đối tượng người có cơng
Từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế
độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ”, ngày 16 tháng 2 năm 1947, đến
nay Nhà nước ta đã ban hành trên 1.400 văn bản pháp quy, trong đó có gần
400 chỉ thị, nghị quyết, quyết định, sắc lệnh, thông tư và hơn 1.000 văn bản
hướng dẫn, nhằm cụ thể hố các chế độ, chính sách đối với người có cơng.


24
Những văn bản này đã góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống những
người có cơng.
Song song với việc hồn thiện chính sách, chế độ, Đảng và Nhà nước ta
cũng đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền nhằm tôn vinh các anh hùng liệt
sĩ, biểu dương những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có cơng
với cách mạng vượt lên khó khăn, đạt nhiều thành tích xuất sắc trong phát
triển kinh tế. Đồng thời, làm cho các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ tầm
quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ và người có cơng, nhận thức rõ
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng những nỗ lực
của các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể và nhân dân trong và ngồi nước,
từ đó phát huy tốt hơn các nguồn lực trong nhân dân tham gia đóng góp tích
cực vào hoạt động của cơng tác này.
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có cơng,
hiện tại cả nước đã có hơn 8 triệu người được hưởng chế độ ưu đãi một lần và
hàng tháng, trong đó khoảng 1,5 triệu người hưởng trợ cấp hàng tháng; hàng
chục nghìn con thương binh, con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục
đào tạo, chăm sóc y tế, 14.500 cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ cải
thiện nhà ở… Cùng với chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm
hỗ trợ của cộng đồng và sự nỗ lực vươn lên của đối tượng, đến nay 90%
người có cơng với cách mạng đã có mức sống bằng hoặc cao hơn so với mặt

bằng mức sống dân cư nơi cư trú. Hàng vạn đối tượng bị nhiễm chất độc hoá
học đã được hưởng trợ cấp xã hội, góp phần đáng kể vào việc cải thiện cuộc
sống. Mỗi năm, hàng trăm tỷ đồng được chi cho cơng tác trợ cấp ưu đãi.
1.104.000 người có công được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Cùng với nguồn kinh phí Nhà nước, phong trào đền ơn đáp nghĩa với 5
chương trình cụ thể đã tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, cả nước đã
cùng chia sẻ với những khó khăn của những người có cơng với cách mạng.
Tính đến nay, cả nước đã xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” với số dư trên


25
1.400 tỷ đồng; các cơ quan, đoàn thể, các ban, ngành Trung ương và địa
phương đã tặng 468.058 sổ tiết kiệm tình nghĩa với tổng số tiền là gần 170 tỷ
đồng, xây dựng mới 243.412 căn nhà tình nghĩa, xây mới 3.037 nghĩa trang
liệt sỹ, 1.995 Nhà bia tưởng niệm, 14.662 vườn cây tình nghĩa…; 100% Bà
mẹ Việt Nam anh hùng, ngoài chế độ ưu đãi của Nhà nước đã được nhiều tập
thể, cá nhân nhận phụng dưỡng suốt đời. Trên 60.000 bố, mẹ liệt sỹ già yếu,
cô đơn được nhận đỡ đầu chăm sóc cùng với trên 20.000 thương binh, bệnh
binh được cộng đồng giúp đỡ, chăm sóc. Có 88,5% xã, phường đạt tiêu chuẩn
xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có cơng.
1.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN NỘI DUNG
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CĨ CƠNG

1.2.1. Nội dung chính sách đối với người có cơng cách mạng
1.2.1.1. Nội dung kinh tế
Một là, thực hiện chế độ trợ cấp là một nội dung quan trọng của chính
sách đối với người có cơng. Thực hiện chế độ trợ cấp cho người có cơng thực
chất là thực hiện chính sách phân phối lại thu nhập, thực hiện bình đẳng trong
cuộc sống, đây là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Người có cơng là người có cơng lao lớn đóng góp cho đất nước. Họ có

hồn cảnh đặc biệt khó khăn, thiếu khả năng lao động, nếu không được Nhà
nước và xã hội trợ giúp, chăm sóc thì họ khó có thể tự mình thốt được khó
khăn, khó hồ nhập vào cộng đồng. Mục tiêu cơ bản của chính sách kinh tế
đối với người có cơng của Đảng và Nhà nước ta là đảm bảo cho người có
cơng có cuộc sống người có cơng ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung
bình của dân cư.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, sự phân hoá, phân tầng xã hội ngày càng mạnh mẽ, thì đối tượng người
có cơng phải được hưởng chính sách phân phối lại là tất yếu. Bởi vậy, Nhà
nước và xã hội phải có trách nhiệm quan tâm ni dưỡng. Song, chính sách


×