Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.31 KB, 102 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động luôn là vấn
đề kinh tế - xã hội phổ biến và mang tính thời sự của mỗi quốc gia. Có việc
làm không những đem lại thu nhập cho người lao động mà còn thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, hội
nhập làm xuất hiện những cơ hội mới: những ngành nghề mới, các lĩnh vực,
khu vực mới. Phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế làm di
chuyển nguồn lao động giữa các vùng, các lĩnh vực; cơ cấu kinh tế cũng thay
đổi, đòi hỏi cơ cấu lao động cũng phải điều chỉnh. Tuổi thọ của việc làm cũng
thay đổi, thường ngắn đi, việc làm và đời sống của người lao động trở nên
khó khăn; khu vực nông thôn chịu tác động rất mạnh và theo nhiều chiều
hướng khác nhau, nơng thơn có thể tiếp cận được với các thị trường nông sản
mới, các doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn tăng lên làm tăng cơ hội
việc làm và thu nhập cho người lao động nơng nghiệp. Song q trình đơ thị
hố, cơng nghiệp hố, hiện đại hố mạnh mẽ làm cho đất nơng nghiệp thu hẹp
lại, dẫn đến lao động nơng nghiệp có xu hướng thiếu và mất việc làm, thu
nhập giảm. Trong khi đó, hiện nay chất lượng lao động nơng nghiệp, nơng
thơn nước ta cịn rất thấp, phần lớn chưa qua đào tạo nghề, hoặc nếu được đào
tạo nghề thì cịn hạn chế về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, nên khó có thể
đáp ứng yêu cầu của hội nhập và phát triển. Hơn nữa, bộ phận lao động nông
nghiệp thiếu việc làm sẽ thường xuyên xảy ra, dễ nảy sinh những tác động
xấu đến xã hội và môi trường.
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, có sáu quận và một
huyện (khơng kể huyện đảo Hồng Sa). Đất sản xuất nông nghiệp và lực
lượng lao động nông nghiệp cịn rất lớn. Những năm gần đây, q trình đơ thị
hố và đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố với quyết tâm chiến lược là



2
xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một thành phố công nghiệp trước năm
2020, là trung tâm kinh tế của miền Trung và Tây Nguyên, đã làm cho đất sản
xuất nơng nghiệp bị thu hẹp nhanh chóng, lao động trong nông nghiệp trở nên
dư thừa, số người mất việc làm và thiếu việc làm ngày càng tăng. Vấn đề việc
làm và đời sống của người lao động nói chung và của người lao động nơng
nghiệp nói riêng trở thành vấn đề bức xúc, được quan tâm đặc biệt trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. Vì vậy, học viên chọn đề tài:
“Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Đà Nẵng” để nghiên cứu,
làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế của mình, với mong muốn góp phần
tìm ra giải pháp có hiệu quả trong giải quyết việc làm cho lao động nơng
nghiệp ở Đà Nẵng,
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Với vai trị quan trọng của nơng nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước; xuất phát từ nhu cầu cầu bức thiết của việc phát triển
nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho
người lao động nông nghiệp, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã
được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều lát cắt khác nhau. Các tác
giả của các cơng trình có liên quan đều đã đề xuất những giải pháp có tính
thực tiễn nhằm góp phần tháo gỡ những tồn tại, khó khăn cũng như mong
muốn tạo ra những bước tiến đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, nơng dân và
nơng thơn, nhằm góp phần xây dựng một cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng địa phương trong từng
giai đoạn phát triển. Dưới đây là một số cơng trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài:
- Đinh Thị Ngọc Bích (2002), “Thực trạng và những vấn đề đối với lao
động nông thôn hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu Đơng Nam Á.
- Vũ Đình Thắng (2002), “Vấn đề việc làm cho lao động ở nông thôn”,
Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 3.



3
- Đoàn Thị Hải (2005), Giải quyết việc làm cho lao động nơng nghiệp
trong q trình đơ thị hố ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
- Nguyễn Thị Hồng Ninh (2006), Việc làm cho lao động ở nông thôn
Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Trần Văn Trường (2007), Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp
ở huyện Hồ Vang, thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ kinh tế chính trị,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Võ Hồng Phúc (2007), “Lao động và giải quyết việc làm ở nước ta
hiện nay”, Tạp chí lý luận - thực tiễn, số 24 (144).
- Đoàn Mạnh Tranh (2007), Sử dụng lao động nông nhàn ở Hưng Yên,
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thanh Luận (2008), Lao động nơng nhàn ở Cà Mau, Luận
văn Thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh.
- Nguyễn Thị Thanh Hưng (9/2005), Giải quyết vấn đề người lang
thang xin ăn - kinh nghiệm của Đà Nẵng, Tạp chí Lao động - Xã hội, số 259.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về giải
quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Đà Nẵng. Vì vậy, đề tài luận văn
khơng trùng lặp với các cơng trình đã nghiên cứu và thực hiện có sự kế thừa,
phát triển những thành quả của những cơng trình liên quan trước đó đồng thời
vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của Đà Nẵng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở lý luận về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động
nông nghiệp, luận văn làm rõ thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho
lao động nông nghiệp ở Đà Nẵng, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp
chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Đà Nẵng.



4
3.2. Nhiệm vụ của luận văn

- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực

tiễn về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao
động nông nghiệp ở Đà Nẵng từ 2005 đến 6 tháng đầu năm 2010 để rút ra
những thành tựu và những hạn chế cần khắc phục.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm
cho lao động nông nghiệp ở Đà Nẵng đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc làm của lực lượng lao động nông
nghiệp trong độ tuổi lao động ở Đà Nẵng từ 2005 đến 2010, từ đó đề xuất
phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lực lượng
lao động này đến 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và những quan điểm của Đảng ta về vấn đề việc làm và giải quyết
việc làm cho lao động nông nghiệp. Đồng thời vận dụng chủ trương, chính
sách của Đảng bộ, chính quyền thành phố Đà Nẵng trong việc giải quyết việc
làm cho lao động nông nghiệp ở Đà Nẵng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: thống kê, hệ
thống hố, phân tích, tổng hợp số liệu từ các báo cáo tổng kết, những kinh
nghiệm liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động nơng nghiệp để nghiên
cứu đề tài.
6. Đóng góp mới của luận văn

Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về việc làm và giải quyết việc làm
cho lao động nông nghiệp.


5
Đánh giá thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động
nông nghiệp ở Đà Nẵng.
Đề xuất những giải pháp khả thi để giải quyết việc làm cho lao động
nông nghiệp ở Đà Nẵng đến năm 2020.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy
mơn kinh tế chính trị và các cơ quan, ban, ngành, đơn vị hành chính trên địa
bàn thành phố vận dụng để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở
địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương.


6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

1.1.1. Các khái niệm liên quan đến việc làm và giải quyết việc làm
cho lao động nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về nguồn lao động và lực lượng lao động
* Khái niệm nguồn lao động:
Hiện nay trên thế giới, tiêu chí cơ bản để bố trí dân cư vào nguồn lao

động được dựa trên độ tuổi và tình trạng sức khoẻ. Nhưng quy định giới hạn
về độ tuổi lao động tối thiểu và tối đa ở các nước có sự khác nhau. Chẳng hạn
như độ tuổi lao động tối thiểu ở Braxin: 10 tuổi; ở Mỹ: 16 tuổi.…
Theo Bộ luật lao động hiện hành của Việt Nam, nguồn lao động ở nước
ta bao gồm: nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi, có khả năng lao
động có việc làm (trừ những người tàn tật khơng có sức lao động) và những
người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, nhưng:
+ Đang thất nghiệp.
+ Đang đi học.
+ Đang làm nội trợ trong gia đình mình.
+ Khơng có nhu cầu làm việc.
+ Những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ
hưu trước tuổi theo quy định của Bộ luật Lao động).
* Khái niệm về lực lượng lao động
Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có
sức khoẻ đang làm việc và những người thất nghiệp. Như vậy, lực lượng lao
động là một bộ phận của nguồn lao động.


7
* Khái niệm về lực lượng lao động nông nghiệp: bao gồm những người
trong độ tuổi lao động, có sức khoẻ đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp
và những người lao động nông nghiệp bị thất nghiệp.
1.1.1.2. Khái niệm về việc làm và việc làm nông nghiệp
* Khái niệm về việc làm:
Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13 năm 1983, Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO) đã đưa ra quan niệm về người có việc làm như sau: Người có việc làm là
những người làm một việc gì đó, có được trả tiền cơng, lợi nhuận hoặc được
thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang
tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, khơng nhận được

tiền cơng hay hiện vật. Như vậy, người có việc làm bao gồm những người lao
động ở tất cả các khu vực, có thu nhập hoặc khơng có thu nhập nhưng đem lại
nguồn sống cho bản thân, gia đình và xã hội. Đây là một khái niệm mềm dẻo
phù hợp với nền kinh tế thị trường, phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần.
Do đó, khái niệm này đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chỉ rõ: Chúng ta phải ra sức đấu tranh làm cho nhân dân ai cũng được ăn no,
mặc ấm, có việc làm, có giờ nghỉ, được học tập và xác định đó là trách nhiệm
của Đảng và Chính phủ. Bác nói: Bất cứ làm nghề gì có ích cho nước nhà,
cho nhân dân, cho giai cấp đều vẻ vang. Bất cứ nấu bếp, quét nhà hay làm chủ
tịch đều phải lao động cả, làm gì có ích nước, lợi dân là vẻ vang.
Qua nghiên cứu xây dựng Luật lao động, Đảng và Nhà nước ta đã Ban
hành Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong Bộ Luật
này, tại Điều 13, Chương II, ghi rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu
nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” [40, tr.3]. Quan
niệm này cho thấy: khái niệm việc làm bao hàm các nội dung: là hoạt động lao
động của con người; hoạt động lao động đó nhằm mục đích là tạo ra thu nhập
và khơng bị pháp luật cấm.


8
Từ đó, có thể hiểu khái niệm về việc làm: Việc làm là mọi hoạt động lao
động của con người ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm đem lại thu
nhập cho người lao động mà không bị pháp luật cấm.
Khái niệm này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt
Nam hiện nay.
* Khái niệm về việc làm nông nghiệp.
Việc làm nông nghiệp là mọi hoạt động lao động của người lao động ở
nông thôn và ở thành thị trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhằm đem lại
thu nhập cho người lao động mà không bị pháp luật cấm.

1.1.1.3. Khái niệm về giải quyết việc làm
Chúng tôi quan niệm rằng, giải quyết việc làm cho người lao động là
tổng thể các q trình tạo ra điều kiện và mơi trường bảo đảm cho mọi người
có khả năng lao động có cơ hội làm việc với chất lượng việc làm và thu nhập
ngày càng cao.
Như vậy, giải quyết việc làm là tạo điều kiện và môi trường để khai
thác mọi tiềm năng của người lao động để họ có việc làm phù hợp, mang
lại thu nhập ngày càng cao. Do đó, khi người lao động có việc làm phù
hợp, sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với họ ở chỗ, họ đã thực hiện
được quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có quyền cơ bản nhất là quyền
được làm việc nhằm ni sống bản thân và gia đình góp phần xây dựng quê
hương đất nước.
1.1.2. Đặc điểm của lực lượng lao động nông nghiệp và việc làm của
lao động nông nghiệp
1.1.2.1. Đặc điểm cơ bản của lực lượng lao động nông nghiệp
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Lực lượng lao động ở nơng nghiệp
nước ta có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, lực lượng lao động ở nông nghiệp nước ta hiện nay đang chiếm
tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động cả nước.


9
Theo Thời Báo Kinh tế Việt Nam, chuyên mục “Kinh tế 2008 - 2009,
Việt Nam và thế giới” và theo tổng cục thống kê năm 2010 thì lao động
nơng nghiệp Việt Nam năm 2009 gần 23,6 triệu người, chiếm khoảng
52,5% tổng lực lượng lao động. Thêm vào đó, việc chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nơng nghiệp sang sử dụng cho các khu cơng nghiệp và thực hiện
q trình đơ thị hố làm cho quĩ đất sản xuất nơng nghiệp ngày càng thu
hẹp, gây ra hiện tượng thiếu việc làm và mất việc làm cho lực lượng lao
động nông nghiệp ngày càng gia tăng, tạo sức ép về giải quyết việc làm cho

lực lượng lao động này.
Hai là, lực lượng lao động trong nông nghiệp hiện nay đang chuyển
dịch theo hướng giảm tỷ trọng trong khi đó tỷ trọng trong các ngành cơng
nghiệp và dịch vụ thì tăng lên.
Trên phạm vi cả nước từ 2005 đến 2010, tỉ trọng lao động làm việc
trong khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 56,8% năm 2005, xuống
còn 52,2% năm 2008 và cịn 48,2% năm 2010, bình qn hàng năm giảm gần
1,72%. Tỉ trọng lao động làm việc trong khu vực công nghiệp tăng từ 18,2%
năm 2005, lên 20,8% năm 2008 và lên 22,4% năm 2010, bình quân hàng năm
tăng gần 1%. Tỉ trọng lao động làm việc trong khu vực dịch vụ tăng từ 24,6%
năm 2005, lên 26,7% năm 2008 và tăng nhanh lên 29,4% năm 2010, bình
quân hàng năm tăng gần % [27, tr.33, 35, 41].
Từ khi thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng, người lao động trong
nông nghiệp đã có sự độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Trong nơng
nghiệp đã có sự chuyển hướng từ sản xuất thuần nông, tự túc, tự cấp sang sản
xuất hàng hố. Mặt khác, dưới tác động của q trình cơng nghiệp hố, hiện
đại hố, q trình chuyển dịch về cơ cấu lao động trên càng được thúc đẩy
nhanh chóng. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
làm cho năng suất lao động của nông nghiệp khơng ngừng tăng lên. Từ đó,
cho phép giải phóng lao động nông nghiệp sang làm các ngành nghề khác.


10
Vì vậy, song song với quá trình rút lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp
cũng đồng thời diễn ra q trình thu hút lực lượng lao động ở nơng nghiệp
vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, theo hướng giảm tỷ trọng lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ.
Ba là, lực lượng lao động nông nghiệp phân bố khơng đều giữa các
vùng, các ngành, trình độ lao động thấp và sự chăm sóc sức khoẻ cịn hạn chế.

- Lực lượng lao động nông nghiệp phân bố không đều giữa các vùng, các
ngành, bởi lẽ: ngành nông nghiệp của chúng ta chủ yếu thiên về trồng trọt nên
phần lớn lực lượng lao động tập trung ở những nơi có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho việc cấy trồng. Vùng đồng bằng thì đất chật, người đơng, dẫn
đến thiếu việc làm cho lao động nơng nghiệp. Trong khi, đó vùng trung du và
đồi núi thì diện tích đất đai rộng lớn, nhưng dân cư thưa thớt không đủ để
phát triển ngành lâm nghiệp. Thêm vào đó, vùng trung du, miền đồi núi với
đặc điểm đất đai không màu mỡ, điều kiện tự nhiên và phương tiện canh tác
rất khó khăn... nên dân cư khơng muốn gắn bó với khu vực này, gây nên hiện
tượng phân bố không đều giữa các vùng, các ngành.
- Lực lượng lao động nông nghiệp đa số có trình độ thấp, phần lớn chưa
qua đào tạo nghề hoặc nếu có thì đào tạo khơng bài bản, không chuyên sâu. Là
do điều kiện và phương tiện sản xuất cịn lạc hậu, thơ sơ, thường gắn với yếu tố
tự nhiên, người lao động nông nghiệp chủ yếu làm theo kinh nghiệm, nên ít chú
ý tới việc nâng cao tay nghề. Do đó, năng suất lao động thấp, kéo theo đó thu
nhập cũng thấp. Mặt khác, người lao động có trình độ cao, tay nghề vững, trẻ
tuổi, có sức khoẻ thì hầu hết đều muốn tìm một việc ngồi ngành nơng nghiệp,
do đó, đã di cư ra thành phố làm việc để có thu nhập cao hơn so với làm nơng
nghiệp. Vì vậy, lực lượng lao động nơng nghiệp cịn lại ở nơng thơn thường là
những người khơng có điều kiện đi làm nơi khác, tuổi cao, trình độ thấp, khơng
có tay nghề hay chỉ những người yếu thế mới ở lại làm nông nghiệp.


11
- Lực lượng lao động nông nghiệp thường hạn chế về sức khoẻ, thể lực,
là do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, năng suất thấp bấp
bênh nên thu nhập của người lao động thấp. Hơn nữa, do hạn chế nhiều mặt
về thông tin, mặt bằng dân trí thấp, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ cho
người dân ở nông thôn chưa phát triển, người dân thiếu hiểu biết về chế độ
dinh dưỡng cho cuộc sống, cho nên người lao động nơng nghiệp khơng có

điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống và lại phải thường xuyên tiếp xúc
với những hoá chất gây độc hại cho sức khoẻ như: phân bón, thuốc trừ sâu,
thuốc diệt cỏ... . Vì vậy, lực lượng lao động này có sự hạn chế về sức khoẻ và
thể lực hơn so với lao động ở các ngành và lĩnh vực khác.
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xu thế biến đổi của lực lượng lao
động nông nghiệp
Do lao động nông nghiệp ln có những biến đổi về trình độ sản xuất,
cơ cấu sản phẩm, tính mùa vụ .. và yếu tố tự nhiên đặc biệt là đất đai, nên qui
mô và cơ cấu của lực lượng lao động nông nghiệp cũng biến đổi. Hơn nữa,
q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn cùng với q
trình đơ thị hố nơng thơn có tác động rất lớn làm biến đổi lực lượng lao động
nông nghiệp. Các yếu tố chính tác động tới sự biến đổi của lực lượng lao động
nông nghiệp ở nước ta hiện nay là:
- Sự gia tăng mạnh mẽ dân số ở khu vực nông nghiệp, nơng thơn.
Xuất phát từ nhiều lý do: Trình độ nhận thức, quan niệm sống,.. mà dẫn
đến một thực tế là: tốc độ gia tăng dân số ở khu vực nông nghiệp, nông thôn
cao hơn nhiều so với khu vực thành thị. Vì vậy diện tích đất canh tác bình
qn đầu người thấp nay lại càng thấp hơn; khả năng đào tạo và đào tạo lại
cho người lao động nông nghiệp bị hạn chế; yêu cầu về lao động qua đào tạo,
có chất lượng cao của xã hội ngày càng cao. Đồng thời trong nông nghiệp,
ngành trồng trọt vẫn là chủ yếu - tính thời vụ của lao động nơng nghiệp cao,
vì vậy, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp của lao động nơng nghiệp có xu


12
hướng gia tăng. Đây là yếu tố góp phần quan trọng làm biến đổi lực lượng lao
động ở nông thôn.
- Q trình đơ thị hố nơng thơn.
Đơ thị hố nơng thơn là q trình hình thành các điểm dân cư đơ thị ở
vùng nơng thơn, cùng với nó là sự chuyển dịch lao động từ hoạt động nông

nghiệp, sang hoạt động phi nơng nghiệp trên địa bàn nơng thơn.
Q trình đơ thị hố nơng thơn là q trình có tính qui luật, đó là q trình
phát triển nơng thơn và du nhập lối sống thành thị vào các vùng nông thơn, sẽ
làm cho dân số và diện tích đơ thị không ngừng tăng; các hoạt động của kinh tế
phi nông nghiệp và các hoạt động kinh tế của đô thị không ngừng được mở rộng.
Lực lượng lao động nông nghiệp dần bị thu hẹp, một bộ phận lực lượng lao động
nông nghiệp chuyển sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Q trình đơ thị hố nơng thơn sẽ thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội nông thôn, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch
vụ, sức mua của các đô thị tăng nhanh, làm cho sức mua hàng nông - lâm thuỷ sản tăng, đồng thời cũng đòi hỏi các mặt hàng này phải có chất lượng
ngày cao đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng đô thị. Sức
mua của người dân ở các đô thị tăng, kéo theo đó hàng hố nơng sản tiêu thụ
nhiều, sẽ tác động đến việc sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp cung cấp đơ
thị, góp phần chuyển đổi tập qn sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu
sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất nơng nghiệp hàng hố, nâng cao
chất lượng hàng nông sản trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp chế biến và phát
triển các ngành dịch vụ, do đó, tác động mạnh đến việc làm biến đổi cơ cấu
lực lượng lao động trong nơng nghiệp.
- Q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp.
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp là q trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố lớn, gắn với cơng


13
nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hố, điện khí hố, thuỷ lợi
hố, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh
học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông
nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của
nông sản hàng hố trên thị trường.

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp cho phép sử dụng rộng rãi
máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ tiến tiến vào các hoạt động sản xuất
nông nghiệp từ khâu làm đất, gieo cấy, vận chuyển được cơ giới hố đến sử
dụng cơng nghệ sinh học từ khâu làm giống, đến sản xuất, bảo quản, chế biến
và giới thiệu sản phẩm rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ
sản phẩm. Cơng nghiệp hố, hiện đại hố làm cho năng suất và hiệu quả kinh
tế của sản xuất nông nghiệp được nâng cao và thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Thực chất của cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp là q trình
chuyển nền nơng nghiệp truyền thống tự cung, tự cấp, với sử dụng công cụ
thủ công, sức lao động là chính sang phát triển nền nơng nghiệp hiện đại, hiện
đại hố các cơng cụ sản sản xuất, các biện pháp sản xuất và phương thức quản
lý sản xuất trong nông nghiệp, làm cho năng suất lao động tăng cao, sản phẩm
nông nghiệp tăng nhanh, đa dạng và phong phú đồng thời chất lượng sản
phẩm cũng tăng nhanh và đáp ứng u cầu thị trường...
Q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp tất yếu đưa đến
hai tác động ngược chiều nhau: một mặt, nó làm cho trình độ cơ giới hoá, tự
động hoá được nâng lên, làm cho một bộ phận lao động nông nghiệp dôi thừa
thêm; mặt khác, nó lại tạo ra nhiều ngành nghề mới, chỗ làm mới, thu hút
thêm lao động. Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp tạo điều kiện rút
phần lớn lao động nông nghiệp ra khỏi ngành nông nghiệp và chuyển sang
hoạt động ở các ngành công nghiệp và dịch vụ, là những ngành có hiệu quả
kinh tế cao hơn. Do đó nó tác động lớn tới sự biến đổi cơ cấu lực lượng lao


14
động ở nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công
nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan rất lớn,

nhiều khi nó giữ vai trị quyết định đến sự biến động của lao động và giải
quyết việc làm cho người lao động nói chung và cho người lao động nơng
nghiệp nói riêng. Các chính sách có thể tác động theo hướng tích cực hoặc
ngược lại. Khi có những chủ trương, chính sách đúng, phù hợp thì nó sẽ huy
động và thúc đẩy mạnh mẽ các nguồn lực của toàn xã hội tham gia vào việc
giải quyết việc làm cho người lao động, từ đó người lao động nơng nghiệp có
nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, tự tạo nhiều việc làm để tăng thu nhập cho
bản thân và gia đình. Và như vậy nó sẽ tác động mạnh mẽ đến sự chuyển đổi
cơ cấu việc làm trong lao động nông nghiệp.
1.1.2.3. Đặc điểm việc làm của lao động nông nghiệp
Ở nước ta hiện nay, việc làm của người lao động nơng nghiệp có những
đặc điểm chủ yếu đó là:
Thứ nhất, việc làm của người lao động trong nông nghiệp gắn liền với
môi trường, điều kiện sinh sống và làm việc của người lao động.
Chính điều kiện tự nhiên và môi trường sinh sống của người lao động
nông nghiệp đã ảnh hưởng đến việc làm của họ, thậm chí quyết định việc làm
của họ. Người lao động nông nghiệp tập trung chủ yếu ở nông thôn, họ làm
việc trong những ngành nông, lâm, thuỷ sản; đây là những loại việc làm có
thể khai thác tài ngun thiên nhiên chính nơi họ sinh sống. Ví dụ người sống
ở rừng núi hay làm nghề liên quan đến rừng, người sống ở vùng duyên hải
thường làm nghề biển... Việc làm của họ phần nhiều phụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên và sức lao động của chính mình. Trong điều kiện nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, việc làm của họ càng mang tính thủ cơng, nặng nhọc, lại
thường chịu tác động bởi thiên tai, dịch bệnh, nên thu nhập thường thấp và


15
bấp bênh. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp lại mang tính mùa vụ rất cao, nên
vào mùa vụ thì cơng việc tấp nập nhưng hết mùa vụ thì lại thiếu việc làm. Do
đó, vấn đề thiếu việc làm của lao động nông nghiệp là thường xuyên diễn ra.

Thứ hai, việc làm của người lao động nông nghiệp thường là những
việc ít đòi hỏi tay nghề cao, mà thường là những việc làm mang tính thủ cơng,
thơ sơ, tốn nhiều sức lao động nhưng thu nhập lại thấp.
Việt Nam là một nước có nền nơng nghiệp lúa nước, lạc hậu, sản xuất chủ
yếu là trồng trọt, thế mạnh của lĩnh vực này là người lao động được kế thừa kinh
nghiệm sản xuất của ông cha để lại. Người lao động nông nghiệp lớn lên đã theo
cha mẹ ra đồng làm việc, kiến thức nghề nơng được tích luỹ dần trong q trình
người lao động tham gia sản xuất từ nhỏ với tư cách là người lao động phụ của
gia đình. Vì vậy mà người lao động nơng nghiệp ít quan tâm đến việc nâng cao
trình độ học vấn, học nghề để có thể tìm kiếm việc làm khác ngồi nơng nghiệp,
do đó, dẫn đến một thực tế hiện nay là người lao động nông nghiệp ở nước ta
hầu hết chưa qua đào tạo nghề, trình độ học vấn thấp khó có thể tìm kiếm được
việc làm ngồi nơng nghiệp. Trình độ tay nghề thấp, do đó năng suất lao động
thấp, kéo theo là thu nhập của họ thấp.
Thứ ba, việc làm của người lao động nông nghiệp chịu tác động trực
tiếp của đối tượng sản xuất của họ, đó là những cây trồng, con vật nuôi.
Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là những cơ thể sống, là cây trồng
và con vật nuôi. Các loại này phát triển theo qui luật sinh học nhất định.
Chúng nhạy cảm với môi trường, mọi sự thay đổi của điều kiện tự nhiên đều
tác động trực tiếp đến sự phát triển của nó, nên ảnh hưởng đến kết quả cuối
cùng của quá trình sản xuất. Vì vậy, hiệu quả sản xuất nơng nghiệp phụ thuộc
rất lớn vào việc lựa chọn những giống cây trồng, vật ni có chất lượng cao,
phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền. Thêm vào đó, sản xuất
nơng nghiệp cịn phụ thuộc rất lớn vào tình hình thời tiết, khí hậu diễn, thời
tiết khí hậu xấu sẽ gây nên hiện tượng lũ lụt, dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến


16
kết quả sản xuất nông nghiệp như: mất mùa; gia súc, gia cầm chết, vì thế thu
nhập của người lao động nơng nghiệp thường thấp và rất bấp bênh, chính vì

vậy mà họ muốn tìm việc làm ngồi nơng nghiệp.
1.1.3. Vai trò của giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sẽ tạo thêm
việc làm, tăng thu nhập, góp phần sử dụng tốt lực lượng lao động nông
nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
Chúng ta biết rằng, trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng cần
phải sử dụng sức lao động. Sức lao động nếu không được huy động vào q
trình sản xuất thì khơng tạo ra của cải cho xã hội.
Một nền kinh tế muốn có sự tăng trưởng cao, phải sử dụng tối đa và có
hiệu quả các nguồn lực lao động của xã hội. Ngược lại, nguồn lực lao động xã
hội không được sử dụng có hiệu quả sẽ là một trong những nguyên nhân kìm
hãm sự tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay, việc làm của người lao động nông nghiệp thường thiếu,
nhất là những lúc nông nhàn. Nếu lực lượng lao động này được sử dụng hết
và hiệu quả trên cơ sở đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật
nuôi, tăng hiệu quả sử dụng quỹ đất nông nghiệp, tạo việc làm phi nông
nghiệp cho lao động nông nghiệp trong thời gian nhàn rỗi, sẽ góp phần
quan trọng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo thêm việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động nơng nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế - xã hội.
1.1.3.2. Giải quyết việc làm cho lao động nơng
nghiệp góp phần quan trọng vào việc giúp người lao
động sử dụng có hiệu quả thời gian nhàn rỗi vào phát
triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện đời
sống của họ


17
Nông nghiệp là ngành sản xuất gắn liền với sự sinh trưởng và phát triển

của cây trồng, vật nuôi. Do đó, người lao động nơng nghiệp làm việc theo thời
vụ, đến vụ thì làm việc từ sáng sớm đến tối sẫm, hết vụ thì nhàn rỗi khơng có
việc, nếu như khơng có sự hỗ trợ tạo và tìm kiếm việc làm cho họ thì việc sử
dụng lao động nơng nghiệp sẽ rất lãng phí trong thời gian nhàn rỗi này. Vì
vậy, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động nơng nghiệp sẽ góp
phần quan trọng giúp người lao động sử dụng có hiệu quả thời gian nhàn rỗi
vào phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho
bản thân và gia đình họ.
1.1.3.3. Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp góp phần ổn
định tình hình kinh tế - xã hội
Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp không chỉ có ý nghĩa về
mặt kinh tế, mà cịn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, xã hội. Nhờ giải
quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp mà họ có điều kiện để có
thêm việc làm, tăng thu nhập và đời sống của họ cũng được nâng cao. Người
lao động nơng nghiệp có việc làm cả trong những lúc mùa vụ và lúc nơng
nhàn sẽ góp phần rất lớn vào việc bảo vệ và giữ gìn mơi trường sinh thái. Bởi
thiếu việc làm, một bộ phận lao động nơng nghiệp có thể lên rừng khai thác
gỗ trái phép, đào đãi vàng... làm nguy hại đến tài nguyên rừng và môi trường
sống. Thiếu việc làm người lao động sẽ dễ rơi vào tình trạng mắc phải những
tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp … gây nên sự bất ổn định xã
hội. Do đó, giải quyết việc làm cho lao động nơng nghiệp khơng chỉ có ý
nghĩa về mặt kinh tế mà nó cịn có ý nghĩa cả về mặt xã hội, góp phần quan
trọng tạo sự ổn định cả về kinh tế chính trị, xã hội nơng thơn nói riêng và trên
phạm vi cả nước nói chung.
1.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ TỈNH TRONG
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP


18
Đà Nẵng là một thành phố được thành lập từ việc tách ra từ tỉnh Quảng

Nam Đà Nẵng vào năm 1997, là một thành phố trực thuộc Trung ương, có đặc
điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội có những điểm tương đồng với
một số tình, thành phố trong nước cùng như có một số điểm tương đồng với
một số nước trong khu vực và thế giới. Vì vậy luận văn nghiên cứu kinh
nghiệm của một số nước và một số tỉnh để có thể vận dụng vào giải quyết
việc làm cho lao động nông nghiệp ở Đà Nẵng.
1.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
- Kinh nghiệm của Hà Lan: Hà Lan hiện nay có thể coi là đại diện cho
việc đầu tư nghiên cứu khoa học - công nghệ tăng năng suất và chất lượng sản
phẩm nông nghiệp ở Châu Âu, Hà Lan chiếm 25 % tổng diện tích nhà kính
thế giới, nghề rồng rau, hoa, cây cảnh chủ yếu sản xuất trong nhà kính đã cho
hiệu quả tăng gấp 5 đến 6 lần sản xuất ngoài trời, sản xuất ngoài trời chỉ
chiếm 6 % diện tích đất nơng nghiệp. Đầu tư nhà kính rất tốn kém, khoản 1
triệu USD/ha.
Phương thức sản xuất gà đẻ trứng, lợn thịt của Hà Lan cũng được cải
tiến để bảo vệ môi trường, đảm bảo yêu cầu chất lượng quốc tế. Năm 1996,
Hà Lan tài trợ cho “khoa học và truyền bá kiến thức” khoảng 833 triệu USD,
chiếm 41,5% kinh phí tài trợ của chính phủ cho nơng nghiệp, tính bình qn
3000USD cho 1 trang trại, hay 420 USD/ha. Nghiên cứu khoa học - giáo dục
- chuyển giao cơng nghệ thúc đẩy lẫn nhau, duy trì sức cạnh tranh cao trong
sản xuất nông nghiệp. Nhờ áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới vào
nông nghiệp, giai đoạn 1975 - 1988, giá trị sản xuất cây lương thực - thực
phẩm tăng 23 %, cây rau - hoa - cây cảnh tăng 162 %. Giai đoạn 1975 - 1999,
giá trị ngành chăn nuôi trong tổng giá trị nơng nghiệp giảm từ 67% xuống cịn
54,7%, lương thực - thực phẩm giảm từ 12 % xuống còn 7,5 %; cây rau - hoa
- cây cảnh tăng từ 21 % lên 37,8%.


19
- Kinh nghiệm của Nhật Bản: là quốc gia có đất chật, người đông,

phát triển khoa học kỹ thuật nông nghiệp được Nhật Bản coi là biện pháp
hàng đầu, tập trung vào công nghệ tiết kiệm đất (kỹ thuật tưới nước, phân
bón, giống mới), nhanh chóng đưa sản xuất nơng nghiệp theo hướng sản sản
xuất thâm canh, tăng năng suất. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, 75% mức
tăng trưởng sản lượng nông nghiệp ở Nhật Bản là nhờ tăng năng suất và chỉ 25%
là nhờ đầu lao động và vật tư. Đây là thành công quan trọng về định hướng đầu
tư khiến nền nông nghiệp dựa trên nông trại nhỏ với qui mô chỉ một ha mà vẫn
tạo được khối lượng sản lượng lớn đủ sức tích luỹ tài chính đầu tư cho cơng
nghiệp trong một thời gian dài. Chính sách khuyến nơng được Nhật Bản rất quan
tâm, ngay từ thế kỷ XIX, Nhật Bản đã có chương trình khuyến nơng và đào tạo
tay nghề ở nơng thơn và nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất khác được áp dụng phù
hợp với điều kiện của đất nước Nhật trong từng giai đoạn phát triển. Trong hàng
chục năm, Nhật đã giữ ổn định giá vật tư nông nghiệp ở mức thấp, giá nơng sản
cao, đã khuyến khích nơng dân đầu tư sản xuất.
- Kinh nghiệm của Trung Quốc: là một quốc gia đất rộng, người đông.
Lúc đầu, Trung Quốc thực hiện cơng nghiệp hố theo phương châm phát triển
cơng nghiệp nặng, và tập trung ở các đô thị. Phát triển đô thị nhanh, đã tạo ra
nhu cầu việc làm rất lớn, thu hút lớn lực lượng lao động từ nông thôn ra đô
thị, giai đoạn 1985 - 1990, Trung Quốc có hơn 15 triệu người từ nơng thơn ra
đơ thị, giai đoạn 2000 - 2006, số dân di cư ra thành thị tăng lên từ 78 triệu người
lên 132 triệu người, tạo sức ép về việc làm quá lớn đối với thành phố, hơn nữa
đời sống dân di cư hầu hết là rất khó khăn vì khó có thể tìm được việc làm ổn
định ở thành phố. Để tránh tình trạng này, chính phủ Trung Quốc chủ trương
phát triển các đô thị ở nông thôn để thu hút lao động nông thôn, thực hiện
phương châm “ly nông bất ly hương”. Giai đoạn 1990 - 2000, số lượng các
thành thị của Trung Quốc tăng từ 479 lên 667, các thị trấn tăng từ 11 nghìn lên


20
19 nghìn. Với cách làm đó, đã thu hút lực lượng lao động rất lớn vào các đô thị

mới, giảm rất lớn lực lượng lao động đổ về các thành phố như trước đây.
Trung Quốc đã thực hiện chính sách tăng đầu tư cho nông nghiệp, nhập
khẩu phân bốn, phát triển cơ khí nơng nghiệp, tăng đầu tư cho sản xuất và
huy động người lao động làm thuỷ lợi. Kinh tế nông nghiệp trở lại ổn định
dần. Đến giữa thập kỷ 1980, sau khi áp dụng chính sách cải cách phát triển
kinh tế hộ, Trung Quốc mới đạt lại mức bình quân lương thực đầu người
360kg/người/năm. Từ khi áp dụng chính sách cải cách theo cơ chế thị
trường, sản xuất nông nghiệp tăng, doanh nghiệp ở nông thôn phát triển, tạo
nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp, hạn chế rất lớn lượng dân di cư ra
các đô thị. Nông nghiệp phát triển trở thành thị trường quan trọng cho sản
xuất công nghiệp.
- Kinh nghiệm của Hàn Quốc: Vào những thập niên 60 của thế kỷ 20,
Hàn Quốc bắt đầu cơng nghiệp hố. Thực hiện cơng nghiệp hố, cơng nghiệp
tăng 10,5%, trong khi đó nơng nghiệp giảm từ 5,3% xuống còn 2,5 %. Dân cư
ồ ạt đổ về thành phố, kéo theo những vấn đề xã hội và môi trường trở nên bức
xúc. Trước tình trạng đó, Hàn Quốc đã đề ra chính sách là lấy vật chất và
chính sách để thay đổi tư duy dân cư nông thôn, phát động “phong trào làng
mới” khiến nông dân trở nên tự tin, tự chủ làm việc hợp tác và coi đó là
chính sách để lập lại “tăng trưởng cân đối giữa công nghiệp và nông
nghiệp”. Nhằm tạo tâm lý cho nhân dân, chương trình khởi đầu bằng việc
xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng hạ tầng cộng đồng, sau 8 năm, hạ tầng
nơng thơn cơ bản hồn thành. Phong trào làng mới đã thúc đẩy kinh tế hợp
tác rất phát triển, doanh thu của hợp tác xã tăng gấp 50 lần giai đoạn 1970 1980, cung cấp cho nông dân tín dụng, vật tư, tiếp thị, bảo hiểm. Tiếp theo
là chính phủ hỗ trợ thành lập các xí nghiệp “làng mới” ở nơng thơn. Đầu
năm 1990, gần 6.700 xí nghiệp mới ra đời, công nghiệp nông thôn phát
triển mạnh, thu hút một lượng lớn lao động. Sau 5 năm, thu nhập của hộ gia


21
đình nơng dân tăng gần 3 lần, bằng thu nhập ở thành phố, đồng thời lao

động nông thôn được nâng cao tay nghề.
Trong mối quan hệ giữa cơng nghiệp hố với phát triển nông nghiệp,
từ những thập kỷ 1967 - 1970, khi bước vào thời kỳ cơng nghiệp hố, Hàn
Quốc chủ trương ưu tiên dồn sức phát triển công nghiệp và đô thị. Sau hai
kế hoạch 5 năm, đến năm 1971, nhờ chiến lược đúng đắn về phát triển con
người, nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, công nghiệp hoá hướng
vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng hiệu quả, tạo nên tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân hàng năm trong thập niên 1960 là 9,3 %, trong khi
tốc độ tăng trưởng bình quân của thế giới là 5%, Hàn Quốc đã xây dựng
được nền công nghiệp phát triển. Tuy nhiên với chiến lược “tạm thời bỏ rơi
nông nghiệp” khiến Hàn Quốc trở thành một nền kinh tế phân cách, trong
khi tốc độ tăng trưởng công nghiệp trên 105, thì tốc độ tăng trưởng nơng
nghiệp lại giảm mạnh từ 5,3% xuống cịn 2,5%. Thành thị thì hiện đại
nhanh, nơng thơn thì lạc hậu. Cuối thập kỷ 1960, mất cân bằng kinh tế lên
đỉnh điểm, mâu thuẫn xã hội và môi trường đe doạ sự ổn định công nghiệp
hố. Dân cư nơng thơn nghèo, bi quan, rời làng chạy về đô thị, làm tăng
thất nghiệp và tệ nạn xã hội.
Trước tình hình đó, Hàn Quốc đã tìm cách lập lại “tăng trưởng cân đối
giữa công nghiệp và nông nghiệp” trong kế hoạch 5 năm lần thứ ba, vấn đề
phát triển nông nghiệp được đưa lên hàng đầu, ngang hàng với mục tiêu tăng
xuất khẩu và xây dựng công nghiệp nặng. Chính phủ lên kế hoạch đầu tư cho
phát triển nơng nghiệp nơng thơn, lấy vật chất và chính sách để kích thích tinh
thần, phát huy nội lực tiềm năng to lớn của nơng dân... Nhờ đó mà việc làm
của người nông dân ổn định, thu nhập tăng, thu hẹp khoảng cách khác biệt
giữa nông thôn và thành thị, giảm mạnh sức ép di dân về thành thị và góp
phần thực hiện thành cơng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
1.2.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước


22

1.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định
Nam Định là tỉnh dân số đơng, có 1.905.300 người, diện tích tự nhiên
163,7 ha. Trước thời kỳ đổi mới, Nam Định là tỉnh có ngành cơng nghiệp nhẹ
khá phát triển, đặc biệt là công nghiệp dệt may; đã thu hút tạo mở việc làm
đảm bảo đời sống cho trên 2 vạn lao động (chưa tính đến số người ăn theo).
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt vào thời kỳ 1986 1995, nền kinh tế của tỉnh Nam Định gặp rất nhiều khó khăn. Thị trường
truyền thống của Liên Xơ và Đơng Âu khơng cịn, cơng nghệ sản xuất cũ lạc
hậu, năng suất lao động công nghiệp thấp, giá thành sản phẩm cao, hàng hoá
tồn đọng lớn, kinh doanh thua lỗ…, nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp cơng
nghiệp bị phá sản, ngành cơng nghiệp của Nam Định bước vào thời kỳ suy
thối, trầm trọng.
Mặt khác, ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng gặp phải nhiều
khó khăn: điều kiện tự nhiên của Nam Định không thuận lợi, là vùng chiêm
trũng "chiêm khê, mùa úng" nên năng suất lúa không cao, kinh tế nông nghiệp
chậm phát triển so với các tỉnh lân cận. Vì vậy, nhìn chung đời sống của
người lao động ở cả hai khu vực: nông nghiệp và công nghiệp gặp rất nhiều
khó khăn; vấn đề sức ép lao động và việc làm trở nên gay gắt.
Những năm gần đây, tỉnh Nam Định đã có nhiều chính sách đúng đắn
để phát triển kinh tế, tạo mở việc làm, bước đầu đã thu được một số kết quả
quan trọng, Cụ thể:
Tỉnh đã tập trung phát triển nơng nghiệp tồn diện, bền vững theo
hướng hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hố lớn, đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng lao động
trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch
vụ. Thực hiện áp dụng khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để
tăng năng suất và chất lượng của cây trồng, vật nuôi; áp dụng luân canh tăng
vụ phù hợp, thực hiện tốt và có hiệu quả mối liên kết giữa bốn nhà (Nhà nước,


23

nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp); nâng cao năng suất lúa từ
11,12 tấn/ha năm 2000 lên 12,27 tấn/ha năm 2004, đưa nông nghiệp của tỉnh
phát triển và bước vào thời kỳ mới. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm từ
2001 đến 2005 của ngành nông nghiệp là 3,28%. Giá trị thu nhập trên 1 ha
canh tác tăng từ 28 triệu đồng (năm 2001) lên 33,13 triệu đồng (năm 2005).
Tồn tỉnh đã có 8/11 huyện, thành phố, 93/313 hợp tác xã có cánh đồng thu
nhập 50 - 100 triệu/ha với diện tích hơn 10.000 ha, chiếm 11,29% diện tích
canh tác, trong đó có 1.000 ha đạt 70 triệu đồng trở lên. Đến năm 2010, Nam
Định trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế cơng - nơng nghiệp - dịch vụ, giá trị thu
nhập bình trên 1 ha canh tác đạt 39 triệu đồng trên một vụ, lực lượng lao động
nơng nghiệp chỉ cịn 50%.
Bên cạnh hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên
canh, tỉnh cịn đẩy mạnh phát triển ni trồng thuỷ sản dưới nhiều loại hình tổ
chức sản xuất, quy mơ phù hợp. Năm 2004, tồn tỉnh đã có tổng diện tích
ni trồng thuỷ sản nước ngọt là 7.700 ha, vùng nước mặn, lợ là 6.400 ha.
Năm 2005, tồn tỉnh duy trì 4.500 ha ni tơm sú thương phẩm, trong đó ni
cơng nghiệp 300 ha, ni bán cơng nghiệp 700 ha, cịn lại nuôi quảng canh
cải tiến. Sản lượng tôm sú thương phẩm đạt 3.400 tấn, tăng 700 tấn so với
năm 2004. Ngoài ra, tỉnh khuyến khích việc chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa
năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, một số huyện đã quy
hoạch thành khu 10 - 15 ha cho các hộ đấu thầu, nơi nhỏ 1 - 2 ha (theo mơ
hình VAC) để ni cá rơ phi đơn tính và tơm càng xanh; đẩy mạnh và phát
triển nuôi ngao và đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt: năm 2004, với diện tích 700
ha đã cho sản lượng khá lớn, năng suất ngao đạt 13 tấn/ha. Hiện nay, dự án
xuất khẩu ngao đã và đang triển khai và được thị trường nhiều nước tiếp nhận,
mở ra nhiều triển vọng mới trong chương trình phát triển, ni trồng thuỷ sản,
mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách của tỉnh và và tạo mở được nhiều việc
làm cho người lao động.



24
Tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp vừa và nhỏ thuộc nhiều
thành phần kinh tế và các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.
Nam Định đã đầu tư xây dựng chương trình sản xuất cơng nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp trên địa bàn như: khôi phục phát triển làng nghề, xây dựng
khu vực công nghiệp của tỉnh và các cụm cơng nghiệp nơng thơn có tính khả
thi cao, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; do đó đã khai thác, huy
động được hàng trăm tỷ đồng tiền vốn trong dân và các nguồn vốn khác được
tập trung đầu tư cho phát triển sản xuất cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp.
Do đó, một mặt sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực ngoài
quốc doanh liên tục tăng trưởng, mặt khác, nhân thêm được một số nghề mới,
khuyến khích thành lập hàng trăm doanh nghiệp tư nhân. Thành công đầu tiên
được ghi nhận là các làng nghề dệt may sau khi mất thị trường truyền thống
Liên Xô và các nước Đông Âu đã tự vươn lên đổi mới toàn diện từ cơ chế
quản lý đến thiết bị công nghệ, cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao chất
lượng, hạ giá thành sản phẩm, đặc biệt là chủ động tìm kiếm thị trường tiêu
thụ sản phẩm ở nước ngoài. Đến hết năm 2006 đã có 7/16 cụm cơng nghiệp
đã được cấp giấy phép đi vào hoạt động, thu hút 119 chủ đầu tư với tổng số
vốn các dự án thực hiện đạt gần 100 tỷ đồng, thu hút 2.200 lao động vào
làm việc.
Bằng cách tập trung phát triển kinh tế, "đột phá" ở những khâu trọng điểm
như: xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp phù hợp;
khôi phục và phát triển làng nghề; đổi mới công nghệ và mở rộng tìm kiếm thị
trường; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, đẩy mạnh phát triển nuôi trồng
thuỷ, hải sản…; Nam Định đã thành công trong việc thúc đẩy nền kinh tế của
tỉnh tăng trưởng, giải phóng được mọi tiềm năng, mở ra nhiều ngành nghề mới,
tạo mở nhiều việc làm, giảm đáng kể sức ép về lao động và việc làm, tìm cách đi
lên cho nền kinh tế của tỉnh; những thành công và những bài học kinh nghiệm
trên đây của Nam Định các tỉnh cần nghiên cứu để vận dụng.



25
1.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh của đồng bằng Sông Hồng. Tháng 1 năm
1997, Hải Dương được tách ra từ tỉnh Hải Hưng. Tổng diện tích tự nhiên
tồn tỉnh là 1.648,2 km 2, đất nơng nghiệp là 1.254,26 km 2, chiếm 76,1 %
tổng diện tích. Dân số trên 1,7 triệu người. Hoạt động kinh tế chủ yếu là
nông nghiệp, mà chủ yếu là trồng cây lương thực, cây ăn quả và chăn nuôi
gia súc, trong đó ngành trồng trọt là ngành sản xuất chính, tạo ra khối
lượng lớn các sản phẩm.
Những năm qua, việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp của
tỉnh đã được lãnh đạo các cấp của tỉnh quan tâm. Những biện pháp mà đảng
bộ, chính quyền tỉnh Hải Dương đưa ra là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi gắn liền với thâm canh tăng vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm,
phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp, phát triển cơng nghiệp nơng thơn,
hỗ trợ tín dụng.. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Bằng nhiều biện pháp và chỉ đạo tập trung, đến nay, tỉnh Hải Dương đã
xây dựng và phát triển trên 10 khu, cụm, điểm công nghiệp tập trung như:
Khu công nghiệp Tiền Trung - Nam Sách, diện tích trên 100 ha; Tứ Minh Lai Cách, diện tích trên 50 ha, Cụm cơng nghiệp Phú Xn - Kim Thành ,
diện tích 50 ha; cụm cơng nghiệp Chí Linh, diện tích trên 1000 ha; cụm cơng
nghiệp Nhị Chiểu - Kinh Mơn, diện tích trên 300 ha; Cờ Dỏ - Cẩm Giàng,
diện tích trên 30 ha; Hải Dương - Gia Lộc, diện tích trên 150 ha... Ngồi ra,
tỉnh cũng quan tâm phát triển nhiều điểm công nghiệp nông thôn và làng nghề
gắn liền với các thị trấn, thị tứ ven quốc lộ 5A, quốc lộ 183...
Đến nay, Hải Dương có trên 54 làng nghề theo tiêu chí làng nghề của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm: 8 làng nghề thêu ren, 11 làng
nghề đan tre, 10 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, 9 làng nghề mộc,
10 làng nghề tiểu thủ công nghiệp (kim hồn, gốm, đá, sứ, đóng giầy, dệt



×