1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố (CNH, HĐH) nơng nghiệp,
nơng thơn và giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp là chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó, Đảng ta xác định, đưa nhanh tiến bộ
khoa học kỹ thuật và Công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất,
chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương
nhằm đảm bảo phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao. Do đó, để có
một nền nơng nghiệp phát triển cao, hiệu quả, bền vững, đủ sức hội nhập với
nền nông nghiệp thế giới, thì q trình CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn
phải theo hướng tăng nhanh các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học, công
nghệ (KH, CN) và giá trị gia tăng cao nhằm hình thành nền nơng nghiệp sản
xuất hàng hoá lớn, bền vững, nên việc đưa tiến bộ KH, CN vào phát triển
nơng nghiệp là vấn đề có ý nghĩa quyết định.
Vĩnh phúc, là một tỉnh nằm ở đầu nguồn của đồng bằng sông Hồng
(ĐBSH), với ba vùng sinh thái: Vùng núi, Trung du, Đồng bằng; Tạo ra một
vùng nơng nghiệp đa dạng phong phú, mang tính đặc thù. Sự phát triển của
Nơng nghiệp đã góp phần tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm liền, đồng
thời phát triển vùng nơng nghiệp góp phần giải quyết đời sống phần lớn dân
số sống ở nông thôn. Do vậy, tỉnh đã tập trung đầu tư, chuyển giao những tiến
bộ KH, CN cho nông dân trong phát triển nông nghiệp, mà cụ thể là ngành
trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, từng bước cải thiện đời sống và nâng cao thu
nhập cho người dân.
Cùng với cả nước, nông nghiệp Vĩnh Phúc bước vào tiến trình hội nhập
đã đạt được những thành tựu nhất định là do ứng dụng những tiến bộ của
KH, CN, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ giống. Tuy nhiên, so với
phát triển của KH, CN trong nước và trên thế giới, thì việc đưa tiến bộ của
2
KH,CN vào phát triển nông nghiệp ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc những năm
qua còn nhiều hạn chế như chưa đồng bộ và rộng khắp, có nơi cịn sử dụng
cơng nghệ truyền thông lạc hậu, năng suất kém nên chưa khai thác hết tiềm
năng kinh tế vốn có của tỉnh. Trong khi đó, việc chuyển giao KH, CN cho
nơng dân ứng dụng vào sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, chưa tương xứng
với trình độ tay nghề của họ, chưa phù hợp từng vùng, từng lĩnh vực, từ đó,
triệt tiêu ít nhiều vai trò, động lực và tiềm năng to lớn của KH, CN đối với
phát triển nông nghiệp. Hoặc chưa khai thác hết hiệu quả tính năng của
KH, CN vào sản xuất; vì vậy đã khơng tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ,
hiệu quả giữa KH, CN với nơng nghiệp.
Xuất phát từ tình hình trên, việc nghiên cứu và thực tiễn tiến bộ khoa
học, công nghệ vào phát triển nông nghiệp làm cơ sở cho việc đề xuất phương
hướng, giải pháp phù hợp để đưa nhanh tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông
nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc là rất cần thiết, có ý nghĩa quyết định tới quá trình sản
xuất nơng nghiệp nói riêng, kinh tế - xã hội tỉnh nói chung đạt hiệu quả cao.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Ứng dụng khoa học, công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” để viết luận văn
thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Việc đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội nói
chung, nơng nghiệp nói riêng là đề tài đã và đang thu hút nhiều nhà khoa học
trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể
liệt kê một số tên đề tài, bài viết có liên quan sau:
- GS, TS Đặng Hữu: Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế xã hội, Nxb Sự thật, Hà nội, 1989.
- PGS Danh Sơn (chủ biên): Quan hệ giữa phát triển khoa học và công
nghệ với phát triển kinh tế - xã hội trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999.
3
- TS Phan Xuân Dũng: Khoa học, công nghệ cho cơng nghiệp hố,
hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn, Tạp chí Cộng sản, số 11,6/ 1999.
- GS, Chu Tuấn Nhạ: Tác động của khoa học, công nghệ đến chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn, Tạp chí Khoa học xã - hội, số 3/2000.
- Nguyễn Đức Lợi: Vận dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong phát
triển nông nghiệp nước ta, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000.
- Ngô Anh Thư: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất
nơng nghiệp ở tỉnh Bình Định. Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ
kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003.
- Cao Quang Xứng: Tiến bộ khoa học, công nghệ và tiến trình hình
thành kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003.
- Nguyễn Thị Vân: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào phát
triển nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008.
Ngồi ra, cịn có nhiều bài viết, bài tổng kết, của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đựơc truy cập từ mạng Internet.
Trên đây là những đề tài, bài viết khoa học nghiên cứu xoay quanh vấn
đề KH,CN trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội với những góc độ khác nhau,
phần lớn đi vào nghiên cứu mặt kinh tế - kỹ thuật, tuy nhiên cũng có đề tài
nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị trong quản lý nông nghiệp. Việc
nghiên cứu kết hợp giữa kinh tế học và kinh tế chính trị nhưng thiên về kinh
tế chính trị cịn mới mẻ, cần được phân tích một cách cặn kẽ phù hợp với điều
kiện thổ nhưỡng đất đai theo từng vùng của tỉnh Vĩnh Phúc. Cho nên việc
nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH,CN vào phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh
Phúc là cần thiết có ý nghĩa chiến lược cho một tỉnh phát triển còn chưa bền
vững hiện nay.
4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn
3.1. Mục đích
Đề tài: “Ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh
Vĩnh Phúc” nhằm nghiên cứu, làm rõ mối quan hệ giữa cơ sở lý luận và
thực tiễn của KH,CN với sản xuất nơng nghiệp. Qua đó, đánh giá đúng
những nấc thang tiến bộ của KH,CN trong sản xuất nông nghiệp, nhằm
đạt được những mục tiêu kinh tế đã định trong kế hoạch, chiến lược mà
tỉnh đã đề ra.
3.2. Nhiệm vụ
- Khái quát về ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở
nước ta hiện nay.
- Làm rõ thực trạng của việc ứng dụng tiến bộ KH,CN vào sản Xuất
nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp ứng dụng tiến bộ KH,CN nhằm
mạng lại hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Nhờ đó tạo ra
một ngành nơng nghiệp cơng nghệ cao, góp phần cùng với cả nước đi vào
CNH, HĐH nơng nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ứng dung tiến bộ KH,CN vào
sản xuất nông nghiệp Vĩnh Phúc, mà cụ thể là đối với cây trồng và vật nuôi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu ứng dụng tiến bộ
KH, CN vào sản xuất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, đưa tiến bộ KH,CN vào
lĩnh vực sản xuất cây trồng và vật nuôi trên điạ bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
- Về thời gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá
những ứng dụng tiến bộ KH,CN vào sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi ở
tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến nay.
5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Xuất phát từ cơ sở lý luận của các nhà kinh điển, nhà khoa học trong và
ngoài nước, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nghiên
cứu, đầu tư cho KH,CN vào phát triển nơng nghiệp. Luận văn có sự kế thừa
những thành tựu đạt được trong việc đưa KH,CN vào sản xuất nông nghiệp ở
nước ta.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu trừu tượng hoá khoa
học,cùng với các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh.... để chứng minh và rút ra kết luận khoa học cho luận văn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ những khó khăn trong việc chuyển giao
KH,CN và đưa nó vào ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc.
- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách đầu tư
KH,CN có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
- Nâng cao nhân thức về những nấc thang tiến bộ của KH, CN vào sản
xuất nông nghiệp, cho bản thân tác giả, cho đội ngũ giảng viên của trường
chính trị tỉnh Vĩnh Phúc trong việc giảng dạy và những nhà quản lý và chỉ đạo
phát triển nơng nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ
KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA
HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khoa học, công nghệ và tiến bộ khoa học, công nghệ
1.1.1.1. Các quan niệm về khoa học, công nghệ
Lịch sử phát triển của lồi người ln gắn với tự nhiên và tồn tại như
một thực thể của tự nhiên, trong quá trình khám phá và trinh phục tự nhiên
con người giao tiếp và trao đổi thông tin cho nhau nên đã có những nhận thức
từ thấp đến cao và ngày càng hồn thiện, thành xã hội hiện đại. Trong đó con
người đã tổng kết, rút ra được những quy luật, nguyên lý vận động và phát
triển của các sự vật, hiện tượng để tiếp tục tác động vào thế giới tự nhiên và
xã hội với mục đích lý giải và giải quyết những vấn đề của thế giới tự nhiên
và xã hội với mục tiêu phục vụ của con người. Từ đó, thuật ngữ khoa học,
cơng nghệ ra đời, tuy cịn có nhiều quan niệm khác nhau:
Khoa học là các nỗ lực thực hiện phát minh và năng lực tri thức hiểu
biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh.
Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát
các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm
thu thập dữ liệu, phân tích thơng tin để giải thích cách thức hoạt động, sự tồn
tại của sự vật, hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thực
nghiệm thơng qua mơ phỏng hiện tượng tự nhiên, xã hội dưới điều kiện kiểm
soát được các ý tưởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là tồn bộ thơng
tin mà các nghiên cứu đã thu lượm và tích lũy được. Định nghĩa về khoa học
được chấp nhận phổ biến là: Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên , xã hội
và tư duy được tích lũy trong q trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được
7
thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán học thuyết. Nhiệm vụ của khoa
học là phát hiện ra bản chất, tính quy luật của các sự vật, hiện tượng, q
trình, từ đó mà dự báo về sự vận động và phát triển của chúng định hướng cho
hoạt động của con người [39, tr.508].
Theo luật Khoa học và Công nghệ năm 2000: Khoa học là hệ thống tri thức
về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy [29, tr.8].
Viện ngôn ngữ học cho rằng: Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy
trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy
luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như các hoạt động tinh thần của
con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực [41, tr.526].
Theo các nhà triết học: Khoa học là hệ thống tri thức gồm những quy
luật về tự nhiên, xã hội và tư duy được tích lũy trong quá trình nhận thức trên
cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đốn, học thuyết.
Ngồi ra, cũng có những khái niệm nhấn mạnh về mặt cơ cấu - chức
năng của khoa học, xem đó như là một hình thái ý thức xã hội. Cũng có
những quan niệm chú trọng tới yếu tố sản xuất của nó: Khoa học là một lĩnh
vực nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã
hội và tư duy.
Vậy, bản chất của khoa học là hệ thống tri thức mang tính quy luật, nó
có vai trị đặc biệt quan trọng trong sự nhận thức và khám phá của con người
đối với tự nhiên, xã hội và tư duy xã hội lồi người càng phát triển thì khoa
học cũng ngày càng phát triển, các thành tố của khoa học ngày càng được bổ
sung, đa dạng và phong phú; sự phân ngành của khoa học càng chi tiết hóa và
phức tạp hơn, dẫn đến các cách tiếp cận khác nhau sẽ có cách phân loại cơ
bản khác nhau.
Hiện nay có ba cách phân loại cơ bản là:
Thứ nhất: Tiếp cận từ đối tượng nghiên cứu, khoa học được phân làm
hai loại. 1) Khoa học tự nhiên: nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quá trình
8
trong tự nhiên, phát hiện các quy luật, xác định phương thức chinh phục và
cải tạo chúng; và 2) Khoa học xã hội và nhân văn: Nghiên cứu các hiện
tượng, quá trình và các quy luật vận động phát triển của xã hội và bản thân
con người, làm cơ sở để thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển nhân tố con
người.
Thứ hai: Tiếp cận từ mục tiêu nghiên cứu, khoa học được phân làm hai
loại: 1) Khoa học cơ bản: Phát hiện ra các quy luật hiện tượng, sự vật, phương
hướng, giải pháp để triển khai khoa học ứng dụng; và 2) Khoa học ứng dụng:
Đề ra những nguyên tắc, quy tắc, phương pháp, biện pháp, giải pháp, thao tác
cụ thể để ứng dụng khoa học cơ bản vào việc cải biến các đối tượng tự nhiên
và xã hội và tư duy phục vụ cho mục tiêu của con người.
Thứ ba: Tiếp cận từ hoạt động của tổ chức, khoa học được tổ chức
UNESCO phân thành năm ngành. Khoa học tự nhiên; Khoa học xã hội và
nhân văn; Khoa học kỹ thuật; Khoa học nông nghiệp và khoa học y học. Tuy
nhiên cách phân ngành chỉ có ý nghĩa tương đối vì giữa các ngành khoa học
thường có sự giáp ranh, đan xen lẫn nhau cả về lý luận và thực tiễn.
Như vậy: Khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh
vực hoạt động của xã hội có tính đặc thù nhằm tạo ra các tri thức về tự nhiên,
xã hội và tư duy trên nền tảng tự nhiên, lịch sử, xã hội và con người, phục vụ
cho con người.
Công nghệ (Technology) là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy
lạp "Technologia" hay "Vexvonopơ" "Techne" có nghĩa là "Thủ cơng" và
"Logia" là "Châm ngôn"; "Technologia" là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến
công cụ và mưu mẹo của con người. Trong tiếng Anh, cơng nghệ
"Technology" có nghĩa là "Tài nghệ bạc" nói lên sự khéo léo, tinh xảo của tay
nghề, một nghệ thuật hay một kỹ năng, cách làm độc đáo, bí quyết ... để đạt
tới sản phẩm chất lượng cao của nghề thủ cơng lúc đó. Tùy theo thuật ngữ
cảnh và góc độ nghiên cứu mà thuật ngữ cơng nghệ có thể hiểu được là:
9
Cơng cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề trong hoạt
động thực tiễn. Các kỹ thuật bao gồm phương pháp, vật liệu, công cụ và các
tiến trình để giải quyết một vấn đề.
Các sản phẩm được tạo ra phải hàng loạt và giống nhau.
Trong buổi đầu của cơng nghiệp hóa, người ta quen dùng khái niệm Kỹ
thuật (Technique) với ý nghĩa là công cụ, giải pháp kiến thức được sử dụng
trong sản xuất. Sau đó xuất hiện khái niệm công nghệ (Technology) với ý
nghĩa ban đầu của nó rất hẹp, chỉ là tuần tự các giải pháp kỹ thuật trong một
dây truyền sản xuất. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường do việc đòi hỏi,
yêu cầu rất cao của thị hiếu, nhu cầu con người, khái niệm về cơng nghệ càng
được mở rộng và hồn thiện.
Các nhà kinh tế học thì xem cơng nghệ như trạng thái hiện tại kiến thức
của con người trong việc kết hợp các nguồn lực để sản xuất ra các sản phẩm
mong muốn (và kiến thức của con người về sản xuất như thế nào?) như vây,
cơng có thể thay đổi như kiến thức kỹ thuật của con người tăng lên.
Theo từ điển khoa học tự nhiên và xã hội thì: Cơng nghệ là tổng thể các
tri thức, phương pháp, cách thức, kỹ sảo thu nhận, gia công, chế tạo, làm thay
đổi trạng thái, tính chất, hình dáng của ngun vật liệu và bán thành phẩm
được sử dung trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hồn chính. Cơng nghệ
bao gồm nhiều khâu: điều tra, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất thử..., các vấn
đề thông tin, tư vấn, đào tạo trong q trình áp dụng. Cơng nghệ chính là bản
thân những thao tác, khai thác, chế tạo, vận chuyển, lưu trữ, kiểm tra và là
một phần của quá trình sản xuất chung [40, tr.115].
Theo tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc (UNIDO) cho
là:" công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng
các hiệu quả nghiên cứu và xử lý một cách có hệ thống và có phương pháp".
Định nghĩa này chỉ xét ở một phía cạnh nào đó của khoa học trong việc sử
dụng nó một cách có hiệu quả.
10
Tổ chức ủy ban kinh tế - xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP)
đưa ra định nghĩa:" Cơng nghệ là một hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ
thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin". Sau đó định nghĩa được mở
rộng, " nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử
dụng trong chế tạo, dịch vụ, quản lý thông tin". Định nghĩa này được mở rộng
hơn trên các lĩnh vực, không chỉ coi công nghệ gắn chặt với quá trình sản xuất
tạo ra sản phẩm cụ thể, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực dịch vụ, quản lý,
thơng tin, có sản phẩm vơ hình.
Theo luật khoa học và công nghệ: “công nghệ là tập hợp các phương
pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ và phương tiêu dùng để biến đổi
nguồn lực thành sản phẩm”. Đây là khái niệm mang tính khái quát tương đối
đầy đủ với các ý nghĩa và tiếp cận gần với đối tượng nghiên cứu của kinh tế
chính trị học. Từ đó có thể rút ra; Cơng nghệ là mơn khoa học ứng dụng nhằm
vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học vào hoạt động thực
tiễn nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Trên từng khía cạnh và lĩnh vực nghiên cứu, người ta có thể hiểu cơng
nghệ ở chiều cạnh khác nhau: Công nghệ là phương tiện kỹ thuật, là sự thể
hiện vật chất hóa các tri thức để ứng dụng khoa học, hay công nghệ là tập hợp
các cách thức có phương pháp dựa trên cơ sở khoa học và được sử dụng vào
sản xuất trong các ngành sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm vật chất và
dịch vụ.
Vì vậy, cơng nghệ được coi là chìa khóa quan trọng cho sự phát triển
kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống con người, tạo lập cho xã hội lồi
người phồn vinh và phát triển. Từ đó khái niệm công nghệ luôn mở rộng nội
dung và được bổ sung, hồn thiện. Ngày nay cơng nghệ có nội dung gồm bốn
bộ phận hợp thành.
Một là: phần thiết bị, công cụ, phương tiện và các cấu trúc hạ tầng khác
(T). Đây là " phần cứng" của công nghệ giúp tăng năng lực cơ bắp và tăng trí
11
lực của con người, đây là xương sống, cốt lõi của các hoạt động chuyển hóa
của đối tượng lao động và được hoạt động liên tục của q trình cơng nghệ.
Hai là: phần con người (H) là phần hàm chứa kỹ năng con người trong
quá trình hoạt động của quá trình cơng nghệ (vận hành, điều khiển và quản lý
thiết bị (T) phần này phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng,
kỹ xảo, tay nghề, khả năng học hỏi, trình độ học vấn và các tố chất của con
người.
Ba là: phần thông tin (I) là phần công nghệ được hàm chứa trong các
dữ liệu, tài liệu và nhờ đó con người có thể sử dụng, vận hành và thực hiện nó
một cách hiệu quả của q trình cơng nghệ. Bao gồm bí quyết, quy trình,
phương pháp, dữ liệu, tư liệu, bản thiết kế, thiết minh, chỉ dẫn đặc tính kỹ
thuật... được bảo vệ theo luật bản quyền sở hữu công nghệ.
Bốn là: phần tổ chức, quản lý (O) là phần công nghệ hàm chứa trong
khung của thể chế, xây dựng cấu trúc của tổ chức, quản lý, bao gồm các quy
định về quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ, sự phối hợp giữa các cá nhân,
tổ chức và các hoạt động bố trí sắp xếp, điều phối, chỉ huy, tiếp thị, động
viên... nhằm kích thích người lao động làm việc để nâng cao hiệu quả của
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ....
Bốn thành phần trên có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và hoàn
thiện cho nhau, trong đó phần con người đóng vai trị trọng tâm và quyết định
vì vậy để áp dụng tốt những tiến bộ công nghệ rất cần đội ngũ nhân lực được
đào tạo đầy đủ các kỹ năng đòi hỏi của cơng nghệ. ngồi ra phần tổ chức,
quản lý cũng sẽ giúp cho việc ứng dụng công nghệ đạt hiệu quả cao.
Như vậy: cơng nghệ là tồn bộ hệ thống các cơng cụ, thiết bị, phương
tiện, kỹ thuật, bí quyết, quy trình, kỹ năng của con người, phương pháp tổ
chức, quản lý nhằm khai thác, biến đổi nguồn lực tự nhiên thành các sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tri thức phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của
con người đồng thời cải tạo tự nhiên và chính con người theo đúng các quy
luật của tự nhiên.
12
1.1.1.2. Tiến bộ khoa học, công nghệ
Để hiểu tiến bộ KH,CN cần giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:
Thứ nhất, mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ.
Trong lịch sử phát triển của lồi người ln gắn liền với lịch sử phát
triển kinh tế - xã hội, con người luôn gắn với tự nhiên đồng thời cũng muốn
khai thác, cải biến tự nhiên từ đó con người sinh ra những phát minh, sáng
chế với mục đích chung là khai thác tối ưu các nguồn lực để phát triển kinh tế
- xã hội. Tuy nhiên, các quá trình hoạt động phát minh sáng chế hay hoạt động
Khoa học và Cơng nghệ đều dựa trên cơ sở phát triển trí tuệ của con người,
nhưng giữa chúng có những điểm khác biệt quan trọng cần chú ý.
Xét về chức năng, nhiệm vụ thì khoa học được coi là phương tiện
nhận thức, là hoạt động tìm kiếm, phát hiện những nguyên lý quy luật của
tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm thúc đẩy sự phát triển. Cịn cơng nghệ lại
được coi là phương tiện hoạt động, là những hoạt động nhằm áp dụng kết
quả tìm kiếm, phát hiện nguyên lý, quy luật mà khoa học đã tìm ra để phục
vụ vào đời sống vật chất, tinh thần của con người. Như vậy, khoa học là
hình thức tồn tại của lý luận, cịn cơng nghệ là hình thức tồn tại của thực
tiễn và đời sống.
Khoa học tập trung giải quyết câu hỏi "tại sao?" tức là nhằm lý giải tìm
ra nguyên nhân, cịn cơng nghệ đi tìm lời giải "làm như thế nào?" nghĩa là tìm
hiểu bí quyết để áp dụng vào thực tiễn và đời sống.
Sản phẩm của khoa học có thể phổ biến khơng hạn chế, tự do sử dụng
thì cơng nghệ lại là một thứ hàng hóa dùng để mua bán gắn với các yếu tố sở
hữu và giá cả.
Những hoạt động của khoa học được đánh giá theo mức độ khám phá
hay nhận thức các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy thì hoạt động cơng nghệ
lại được đánh giá bằng thước đo qua phần đóng góp của nó đối với mục tiêu
kinh tế - xã hội.
13
Các hoạt động khoa học, thường địi hỏi phải có thời gian giải quyết dài
hơn và yếu tố bất định luôn là đặc trưng của hoạt động này. Ngược lại, đối với
các hoạt động, công nghệ thời gian giải quyết thường ngắn hơn.
Sự khác nhau cơ bản giữa khoa học và công nghệ được Escap nhận xét:
Khoa học là sự tìm kiếm các định luật khách quan, chi phối các hiện
tượng tự nhiên, không phụ thuộc vào bất cứ sự quan tâm nào về các áp dụng
kinh tế khả dĩ. Khoa học chỉ đơn giản là sự theo đuổi bản thân chân lý. Như
vậy, khoa học tập trung vào kiến thức, lý giải nguyên nhân (Know-why) sản
sinh ra kiến thức. Công nghệ là việc áp dụng trực tiếp các nguyên lý các định
luật khoa học một cách có ích vào cuộc sống của con người hoặc q trình
sản xuất. Cơng nghệ quan tâm đến bí quyết (Know-how). Như vậy cơng nghệ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất ra của cải vật chất [34, tr.12].
Tuy khoa học và công nghệ có điểm khác nhau như vậy, nhưng cả hai
có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và có điểm thống nhất:
Sự phát triển của Khoa học tạo ra cơ sở lý thuyết và phương pháp để
sáng tạo, ứng dụng triển khai công nghệ và mở đường cho cơng nghệ phát
triển. Cơng nghệ kích thích, tạo cơ sở cho sự phát triển của khoa học, đồng
thời còn cung cấp các phương tiện, công cụ cho phát triển khoa học.
Lịch sử phát triển của khoa học, công nghệ cho thấy ở thời kỳ đầu của
sự phát triển, nhờ hoạt động thực tiễn, con người đã dần tích lũy được những
kinh nghiệm và nhờ có tư duy sáng tạo đã tạo những cơng nghệ khác nhau.
Đồng thời trong q trình tổng kết các kinh nghiệm đã hệ thống hóa các tri
thức và dẫn tới sự ra đời của khoa học. Vậy, xét dưới góc độ lịch sử thì sản
xuất đi trước công nghệ và công nghệ lại đi trước khoa học.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội khoa học có vai trị quyết
định đối với sự phát triển. Nhờ những phát minh lớn của khoa học đã hình
thành nhiều ngành với các cơng nghệ mới, tạo ra sự phát triển đột biến về
kinh tế-xã hội, hình thành nên một nền văn minh mới.
14
Vậy, khoa học chính là sự phản ánh các quy luật của thế giới khách
quan vào bộ óc con người và được kết tinh lại thành hệ thống lý luận, cơng
nghệ là q trình triển khai những hiểu biết của con người vào thực tiễn khai
thác và cải biến thực tiễn nhằm phục vụ lợi ích của con người. Đó là một q
trình biện chứng, q trình này chính là sự ứng dụng khoa học và công nghệ
vào sản xuất và đời sống.
Trong thực tiễn của đời sống, ứng dụng khoa học và cơng nghệ thơng
qua q trình nghiên cứu và phát triển (R và D)
Nghiên cứu (R) gồm hai giai đoạn: Nghiên cứu cơ bản làm nảy sinh ra
tri thức khoa học mới và tìm ra con đường, phương pháp vận dụng tri thức
mới đó. Cịn nghiên cứu ứng dụng là tìm tịi tri thức mới đó có mục đích sử
dụng và khả năng ứng dụng vào một ngành sản xuất nào đó.
Phát triển (D) là q trình biến những phát kiến và tư tưởng mới thành
sản phẩm có giá trị sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường. Quá trình này
bao gồm các khâu: lựa chọn sản phẩm, thiết kế, thử nghiệm, sản xuất thử, và
sau cùng là sản xuất hàng loạt theo mẫu với chất lượng và giá thành xác định.
Thứ hai, từ khoa học đến công nghệ và từ công nghệ vào thực tiễn sản
xuất và đời sống.
Trong quá trình phát triển của xã hội, những tri thức khoa học ln
được phát triển và hồn thiện do những yêu cầu của con người. Sự phát
triển những tri thức của con người về thế giới tự nhiên, xã hội và bản thân
con người được gọi là những tiến bộ khoa học. Những tiến bộ khoa học
được phát huy tác dụng đối với thực tiễn sản xuất và đời sống của con
người thông qua những công nghệ cụ thể, gọi đó là tiến bộ cơng nghệ. Như
vậy, tiến bộ khoa học đánh dấu sự phát triển mới của khoa học, cịn tiến bộ
cơng nghệ đánh dấu khả năng cụ thể hóa và q trình hồn thiện những tiến
bộ khoa học vào sản xuất và đời sống của con người thơng qua những u
cầu, địi hỏi của thực tiễn.
15
Trong sản xuất, tiến bộ khoa học công nghệ là q trình hình thành,
hồn thiện và phát triển khơng ngừng các yếu tố công nghệ trên cơ sở những
thành tựu khoa học mới nhằm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh
doanh được phát triển theo một số hướng chính: cơ khí hóa, điện khí hóa, tự
động hóa, điện tử và tin học, vật liệu mới, công nghệ thông tin, sinh học...
đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của những tiến bộ này. Tần suất
phát minh mới và thời gian ứng dụng vào sản xuất ngày càng ngắn, phạm vi
ứng dụng ngày càng mở rộng, mang tính liên ngành, thậm chí liên quốc gia sẽ
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho lợi ích của con người.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xu hướng hội nhập kinh tế quốc
tế, làm cho sản phẩm hàng hóa tạo ra từng bước đáp ứng được yêu cầu trong
và ngồi nước. Từ đó đặt ra cho chúng ta phải làm sao kích thích sự phát triển
của lực lượng sản xuất, ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản
xuất và đời sống ngày càng phát triển và có hiệu quả. Tiến bộ khoa học, cơng
nghệ là một động lực, là một yếu tố có tính chất quyết định đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội, làm cho lực lượng sản xuất ngày càng hoàn thiện, trình
độ và kỹ năng lao động của người lao động ngày càng thành thạo, năng xuất
lao động xã hội ngày càng tăng cao trong điều kiện xã hội ngày càng thuận
lợi, của cải xã hội ngày càng dồi dào và phúc lợi xã hội ngày càng được tốt
hơn, tiến bộ xã hội và văn minh nhân loại ngày càng phát triển và hoàn thiện.
1.1.2. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào
sản xuất nông nghiệp
1.1.2.1. Các quan niệm khác nhau về ứng dụng khoa học, công nghệ
Sự phong phú đa dạng của sản xuất nông nghiệp đã tạo ra cho việc ứng
dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cũng rất đa dạng
và phong phú. Ở các góc độ khác nhau, có thể hiểu về ứng dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ sẽ khác nhau:
16
Thứ nhất, xét dưới góc độ là mối quan hệ trong tổng thể lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp, người ta có thể chia thành:
Một là, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ theo ngành: Nghĩa là
ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào các ngành như: Trồng trọt, chăn
nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và chi tiết từng ngành, từng sản phẩm trong nông
nghiệp như: Trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi
gia súc, chăn nuôi gia cầm; nuôi trồng hải sản nước ngọt, nước lợ... hoặc như:
trồng lúa, ngô, đậu tương, gà, ngan, cá trắm đen, cá chép, ngao sò,...
Việc phân loại này vừa mạng tính khái qt giúp chúng ta có những
định hướng và giải pháp bao quát cho việc phát triển các ngành trồng trọt,
chăn ni, thủy sản... cịn tính cụ thể trong việc sản xuất từng cây, con sẽ làm
phong phú hơn nội dung trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong
lĩnh vực nông nghiệp.
Hai là, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ theo công cụ sản xuất và
kết cấu hạ tầng nông nghiệp tức là đưa vào sản xuất nông nghiệp những công
cụ sản xuất, kết cấu hạ tầng để làm giảm nhẹ cường độ lao động, làm chủ
động trong sản xuất không phụ thuộc tự nhiên nhằm tăng năng suất lao động,
tăng sản lượng và giá trị, nâng cao chất lượng công việc và hiệu quả kinh tế
như: Sử dụng máy móc vào trong sản xuất, hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, hệ
thống điện, vận chuyển bằng cơ giới, tự động hóa trong sản xuất...
Ba là, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong tổ chức, quản lý tức
là làm cho các công việc trong chuỗi sản xuất được vận hành đều đặn, liên
tục, hợp lý để nâng cao hiệu quả tổng hợp của quá trình sản xuất như: trong
trồng trọt phải có sự nối liên tiếp các khâu trong sản xuất: giống, gieo trồng,
chăm sóc, thu hoạch hoặc trong chăn ni: giống, thức ăn, chăm sóc, thu hoạch
ứng dụng tiến bộ khoa học, cơng nghệ ở các khâu và giữa các khâu phải đồng
bộ, liên tục như một chuỗi dây chuyền ăn khớp nhịp nhàng với nhau.
Thứ hai, xét dưới góc độ kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, cơng
nghệ có thể chia thành:
17
Một là, yếu tố vật chất kỹ thuật cho sản xuất: là những yếu tố: giống
mới, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ gia súc, gia cầm, thủy
sản, trang thiết bị phù trợ... có ưu thế về tính hiệu quả trong sử dụng và hơn
hẳn về năng suất sản phẩm. Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau,
trong đó yếu tố có tính chất tiền đề là giống đòi hỏi một loạt các yêu cầu, tiêu
chuẩn kỹ thuật cho phù hợp về phân bón, thức ăn, chăm sóc... vì vậy tiến bộ
khoa học, công nghệ trong các yêu tố trên phải đồng bộ với tiến bộ khoa học,
công nghệ về giống.
Hai là, yếu tố quy trình kỹ thuật và những biện pháp kỹ thuật mới đó là
những tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật trong quy trình sản xuất nơng
nghiệp nói lên sự chủ động của con người đối với sự vận động bên trong của
sinh vật, động vật, tác dụng của những tiến bộ khoa học, công nghệ này đảm
bảo chắc chắn cho việc phát huy một cách có hiệu quả những tiến bộ về yếu
tố vật chất, kỹ thuật của q trình sản xuất và chúng phải ln được gắn bó
mật thiết với nhau.
Ba là, yếu tố kỹ thuật, tổ chức quản lý và điều phối các quan hệ kinh tế
trong lĩnh vực tái sản xuất nông nghiệp. Đây là những đổi mới trong quan
điểm, chính sách, biện pháp quản lý vĩ mô. Những tiến bộ khoa học, công
nghệ loại này thuộc kết quả hoạt động của khoa học xã hội và nhân văn.
Nhìn chung, ứng dụng tiến bộ khoa học, cơng nghệ vào sản xuất nơng
nghiệp có những cách nhìn khác nhau. Song, chúng đều có những bộ phận
cấu thành như nhau trên cơ sở thỏa mãn các yêu cầu: 1, tính khoa học và tính
mới của tiến bộ khoa học, công nghệ. 2, Những tiêu chuẩn cụ thể, quy chuẩn
về các yêu cầu kỹ thuật của một tiến bộ khoa học, công nghệ. 3, cơ chế vận
hành hay phương thức kết hợp các yếu tố vật chất của tiến bộ khoa học, công
nghệ; và 4, những hạn chế của nó về mặt kỹ thuật và phạm vi áp dụng.
1.1.2.2. Các mơ hình về ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào
sản xuất nông nghiệp
18
Sự tồn cầu hóa, đặc biệt là tồn cầu hóa về khoa học, công nghệ đang
diễn ra hết sức mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới tạo cơ hội cho Khoa học
và Công nghệ Việt Nam lựa chọn được con đường thơng minh nhất để đi tắt,
đón đầu, tiếp cận các nền khoa học, công nghệ tiên tiến một cách nhanh nhất.
Ngày nay, chúng ta hoàn toàn khẳng định rằng, thị trường khoa học, cơng
nghệ là thị trường tồn cầu, có nghĩa là các sản phẩm của khoa học, cơng
nghệ khơng phân biệt nó được sinh ra từ ai, từ đâu đều có mặt trên thị trường
một cách bình đẳng và sẽ được bán, chuyển giao... vì vậy cơ hội để lựa chọn,
chuyển giao các mơ hình tiến bộ khoa học, cơng nghệ đều có thể diễn ra ở
mọi nơi, mọi chỗ trên tồn thế giới.
Trong lĩnh vực nơng nghiệp, các nhà khoa học trên thế giới đều nhất trí
cho rằng cơng nghệ sinh học hiện tại và tương lai giúp phần tích cực nhất giúp
cho lồi người khám phá về thế giới tự nhiên và còn người đồng thời tạo ra
cuộc cách mạng về giống cây trồng, vật nuôi. Đồng thời thành tựu khoa học,
công nghệ này cũng đang được ứng dụng rõ nhất trong lĩnh vực phát triển
nông nghiệp trong những năm gần đây được thể hiện ở một số mơ hình.
- Kỹ thuật ni cấy mơ, đây là phương pháp cấy mô đã được áp dụng
từ lâu bởi các nhà trồng hoa và các nhà chọn giống muốn nhân nhanh những
giống đặc cấp, cải thiện hiệu quả của từng thời kỳ chọn lọc.
Ngày nay, với tiến bộ của kỹ thuật ni cấy mơ, người ta có thể sản
xuất giống trong phịng thí nghiệm để đưa ra sản xuất nhanh chóng hơn nhiều
lần phương pháp cổ điển. Nhờ kết quả này mà một người có thể sản xuất từ
một gốc cây hồng, nhân thành hàng trăm ngàn cây hồng khác trong một năm,
trong khi đó, bằng phương pháp cũ như dâm cành thì một người chỉ có thể sản
xuất được năm chục cây hồng mà thôi. Như vậy, nhờ công nghệ mới này mà
năng suất của người lao động nơng nghiệp có thể tăng lên vài ngàn lần, khơng
có lĩnh vực kỹ thuật nào có thể so sánh được. Kỹ thuật ni cấy mơ cịn là
biện pháp hữu hiệu để xây dựng những chương trình chọn lọc tối ưu, đồng
19
thời cịn cho phép với một quy trình dài thì có được những sản phẩm có tính
di truyền hồn hảo như nhau và có thể sử dụng để tạo ra những dòng mới.
- Kỹ thuật sinh học phân tử: là mơ hình có phạm vi ứng dụng rộng rãi,
cho phép phát hiện những độc hại trong quá trình sản xuất, thức ăn hay trong
hệ sinh thái. Kỹ thuật sinh học phân tử còn giúp cho việc chọn lọc các giai
đoạn rất sớm từ phôi hay mầm non của những cá thể, mang những đặc tính có
lợi như giới tính, sức sống chịu bệnh, sức đề kháng trong những điều kiện đặc
biệt. Những "ống thăm dò phân xử" cũng được dùng để xác định cấu trúc của
các tổ chức các bộ phận cho phép tách rời được DNA đặc thù của một bộ
phận hay một tính năng cụ thể, đánh giá được chính xác, được chất lượng tinh
dịch và sự phát triển của phôi với kỹ thuật sinh học phân tử người ta đã sản xuất
ra chất kháng thể Monoclinaux có tác dụng rất đa dạng trong việc chuẩn đốn.
Vì vậy, ứng dụng nổi bật của sinh học phân tử được thực hiện trong lĩnh vực
chuẩn đoán (dịch bệnh cây trồng, gia súc, gia cầm ...) và trong chọn giống.
Các ứng dụng của sinh học phân tử trong cây trồng bao gồm:
+ Tạo các giống cây trồng mới có đặc tính mong muốn như có năng
suất cao, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh, chống chịu hạn, phân, mặn... dựa vào
kỹ thuật chuyển ghép.
+ Chọn các giống cây trồng có những đặc tính mong muốn nhờ chỉ thị
phân tử (Molecular-marcker)
+ Sản xuất các chế phẩm sinh học như phân bón vi sinh và thuốc bảo
vệ thực vật sinh học (Riopesticide)
+ Ứng dụng để sản xuất KIT chuẩn đoán một số bệnh của cây trồng.
(Kỹ thuật phân tử PCR, Realtime-PCR, Elisa, Sequencing...)
- Kỹ thuật tái tổ hợp gen: Cách mạng chính về cơng nghệ sinh học là kỹ
thuật tái tổ hợp gen (Kỹ thuật di truyền). Hiện nay người ta có thể thực hiện
đưa 1 gen lạ vào bất cứ bộ phận nào, chỉ cần kiểm tra "sự đồng ý" của tế bào
tiếp nhận gen mới. Thành cơng này có ý nghĩa đặc biệt lớn lao bởi nó cho
phép tách rời quy trình sinh học phức tạp thành những phần đơn giản, từ đó
20
dễ dàng xác định được nhiệm vụ và hiểu hoạt động của từng gen, cho phép
xác định được mối tương quan giúp cấu trúc với nhiệm vụ của những phân tử.
Kỹ thuật tái tổ hợp gen đã mở ra triển vọng khả năng mới, giúp cho con
người có thể thiết kế và chế tạo ra những vi sinh vật, những tế bào mà trước
đây chưa có, giúp cho q trình tạo ra những giống (Cây trồng, con vật) mới,
những phân bón, thức ăn, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật...
Về trồng trọt, việc chuyển vào tế bào thực vật một gen lạ của vi khuẩn
(chẳng hạn: gen cố định Nitơ, gen kháng thuốc diệt cỏ, gen kháng côn trùng,
gen kháng bệnh...) sẽ khiến cho cây trồng có được những phẩm chất đặc biệt,
ưu việt cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Mới đây ở nước Mỹ đã chế tạo
được loại ngô kháng sâu bệnh do từng tế bào của loại ngô này đã mang gen
sản sinh tinh thể diệt côn trùng của loại vi khuẩn trừ sâu Bacillus
thuringiensis... Việc tạo ra cây khoai tây với tế bào của cây cà chua là một
thành tựu độc đáo. Cây khoai - cà mọc ra củ khoai tây ở bộ rễ dưới đất và sinh
ra quả cà chua ở trên thân cây.
Đối với chăn ni, kết quả có hạn chế do việc thực hiện khá tốn kém và
thời gian kéo dài, đã nghiên cứu và thử nghiệm trên 10 loài bao gồm: bò, lợn,
dê, cừu, thỏ, gà, cá, vịt... hướng nghiên cứu nhằm tạo ra được những giống
gia súc, gia cầm, thủy sản có sức đề kháng với bệnh tật, có khả năng cải thiện
đáng kể về chất lượng thịt, sữa, trứng...
Với kỹ thuật cấy ghép gen, cấy ghép hợp tử, nuôi cấy tế bào, việc chọn
lọc nhân giống gia súc đã đạt được bước tiến rất quan trọng, từ một con bò
giống tốt được chọn lọc cho thụ tinh nhân tạo với một giống tốt khác sẽ tạo ra
một hợp tử lai mang đặc tính chọn lọc cần thiết. Có thể dễ dàng lấy được hợp
tử này ra và vận chuyển từ nước này sang nước khác hoặc vùng này sang
vùng khác để cấy vào tử cung của các con bò địa phương, bắt chúng mang
thai để đẻ ra những con bê có những đặc tinh ưu việt được chọn lọc.
21
Hơn nữa, người ta có thể tạo ra được rất nhiều phôi bằng cách tách từng
tế bào ra khi hợp tử bắt đầu phân chia, các phôi này được kiểm tra nhiều sắc
thể (để giữ lại tồn những phơi tạo ra bê cái hoặc bê đực) những phôi này
được bảo quản bằng kỹ thuật đơng lạnh để có thể vận chuyển đến khắp các
mọi nơi trên thế giới, sau đó dùng kỹ thuật nuôi cấy tế bào để sản xuất ra
giống bê mới.
Kỹ thuật tái tổ hợp gen còn cho phép các nhà tạo giống, lấy bó nhân
của tế bào từ trứng đã thụ tinh của một con bị bình thường rồi lấy thay vào đó
nhân của tế bào một con bị có những đặc tính tốt được chọn lọc, tạo ra trứng
thụ tinh có nhân mới, từ đó đưa trứng vào tử cung của con bị bình thường để
cho nó mang thai và đẻ ra bê con có những đặc tính như các chun gia tạo
giống mong muốn.
- Cơng nghệ tế bào mô, phôi động vật. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào
thực vật, các giống vật nuôi, cây trồng mới được tạo ra trên nền công nghệ tế
bào và các giống cây trồng, vật nuôi mới, sạch bệnh, năng suất cao, chất
lượng cao được sản xuất ở quy mô công nghiệp.
Hiện nay nước ta đã làm chủ và tạo công nghệ nhân isbitro cho nhiều
loại cây trồng nông, lâm nghiệp; Hồn chỉnh được quy trình cơng nghệ ni
cấy bao phấn lúa, ngô phục vụ công tác tạo giống. Kỹ thuật của phôi cũng
được áp dụng đối với một số lồi mà hạt của nó có sức sống kém hoặc khi
tiến hành lai xa. Các nhà khoa học cũng đã hồn thiện quy trình tái sinh cây
có múi bằng phơi vơ tính kết hợp với cơng nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng để
nhân nhanh và tạo giống cam, quýt sạch bệnh.
Trong lâm nghiệp, đã nghiên cứu thành công phương pháp vi nhân
giống bằng nuôi cấy mô phân sinh kết hợp với công nghệ nhân hom ở quy mô
lớn cho một số lồi cây lấy gỗ.
Trong chăn ni, cơng nghệ cấy truyền phơi được áp dụng để tạo đàn
bị giống hạt nhân và bò lai hướng sữa. các nghiên cứu về cắt phôi, thụ tinh
22
trong ống nghiệm cũng đã đạt được kết quả bước đầu. Ngày 3/3/2011, tại
huyện Đông Anh (Hà Nội), một con bò vàng Việt Nam đã cho ra đời cặp bê
song sinh thuộc giống bò sữa cao sản. Mỗi con bê nặng 41kg và giống hệt
nhau vì được tách ra từ cùng một phôi. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học
Việt Nam áp dụng thành công công nghệ cắt phơi. Mẹ của 2 con bê con vốn là
giống bị thịt, 5 lần trước mỗi lứa sinh được 1 con, nhờ có cơng nghệ cắt phơi,
lần này sinh được 2 con bê. Để có thành tựu này, các nhà khoa học đã dùng
kích dục tố gây dụng trứng hàng loạt, rồi sử dụng tinh bò sữa cao sản để thụ
tinh nhân tạo. 7 ngày sau khi phối tinh, phôi được lấy ra khỏi cơ thể bị mẹ,
những phơi chất lượng tốt được cắt làm hai và cấy cho bò nhận phơi là giống
bị vàng Việt Nam. Sau 270 ngày mạng thai, bị mẹ nhận phơi sinh được hai
bê con giống nhau về mặt di truyền. Như vậy bằng các biện pháp cơng nghệ
sinh học có thể nhân nhanh đàn bị sữa cao sản của Việt Nam, rút ngắn thời
gian lai tạo giống.
- Công nghệ vi sinh vật, lên men quy mô công nghiệp cho các chủng vi
sinh vật tái tổ hợp; các chế phẩm vi sinh vật dùng trong nông nghiệp như
công nghệ sản xuất phân vi sinh vật, thức ăn bổ sung cho gia cầm, chế phẩm
thuốc bảo vệ thực vật và bả diệt chuột sinh học, công nghệ vi sinh vật để xử lý
chất thải hữu cơ, sử dung vi sinh vật để làm phân bón (phân vi sinh vật cố
định Ni tơ tự do hoặc hồi sin: phân vi sinh vật phân giải phốt phát khó tan từ
vi khuẩn hoặc nấm mốc để dùng xạ khuẩn). Công nghệ sản xuất chế phẩm bả
diệt chuột sinh học, trên cơ sở vi khuẩn gây bệnh chuyền tính Salmonella
enteriditis Lsachenco có hiệu lực phịng trừ chuột trên 80%. Sản xuất chế
phẩm sử dụng nấm có ích diệt cơn trùng để trừ mối, châu chấu...
Chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học được ứng dụng rộng rãi để
trừ sâu khoang, sâu xanh hại rau, màu, bông, đay, thuốc lá, chế phẩm vi khuẩn
huỳnh quang phòng trừ bệnh hại rễ cà phê, vải thiều lạc... các nhà khoa học đã
đầu tư chiết xuất ra các hoạt chất, tạo thành một dòng các sản phẩm bảo vệ
23
thực vật có nguồn gốc sinh học đề trừ sâu, nấm bệnh và kích thích sinh trưởng
như khuẩn Bacillus thusingiensis (BT), nấm Trichoderma, nấm côn trùng
Metarbizum, beauvenia, hoạt chất Azadisachtin, bột neem (chiết xuất từ cây
neem-xoan đào), karanjin- chiết xuất từ cây hoa đào Ân độ, Matrine- chiết
xuất từ cây khổ sâm, Sponin- chiết xuất từ bã trà... các dòng sản phẩm có cơ
chế hết sức đa dạng như gây độc hệ thần kinh, gây rối loạn tiêu hóa, cản trở
q trình lột xác của sâu bọ... Ngồi ra cịn sản xuất chế phẩm sản xuất từ vi
rút (NPV)
Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu bằng các phế, phụ liệu trong nơng
nghiệp, nơng thơn như: Rơm, Rạ, bã mía, trấu, cám... bằng công nghệ vi sinh
vật đã thu được nhiều kết quả, vừa tăng thu nhập, vừa giải quyết việc làm cho
người dân.
- Công nghệ sản xuất Enzyme, Protein:
Người ta đã sử dụng thành công kỹ thuật Enzyme bất động (immobilized
enzyme) hoặc tế bào bất động (immobilized eell) đã sản xuất ở quy mô công
nghiệp các sản phẩm được tạo thành nhờ hoạt động xúc tác của enzyme. Nhờ
sử dụng cơng nghệ gen, người ta có thể tạo ra khả năng sản sinh một enzyme
mới nhờ vi khuẩn hoặc men hoặc là nâng cao thêm lên nhiều lần hoạt tính sản
sinh enzyme của chúng. Hiện nay công nghệ enzyme được ứng dụng trong chế
biến lương thực, thực phẩm nhằm làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm,
công nghệ sản xuất vacxin nhược độc, vơ hoạt phịng bệnh cho gia súc, gia cầm.
Sử dụng kỹ thuật phân tích enzyme xác định hàm lượng các độc tố
nấm, mức độ tồn dư thuốc trừ sâu trong sản phẩm nông nghiệp trong lên men
lá, củ sắn để giảm hàm lượng độc tố (xyanua-glucozit), tăng Protein. Đã thu
được một số kết quả trong việc sử dụng công nghệ enzyme để chế biến thực
phẩm như: Sản xuất chế phẩm đậu tương lên men từ vi khuẩn (Bacillus
subtilisnato); hương thơm trên cơ chất gạo, ngô và một số loại trái cây ít
hương thơm; Rượu vang chế phẩm IturinA để bảo quản nông sản và bảo vệ
24
cây trồng; chế phẩm Bacteriocin để bảo quản thực phẩm tươi sống. Đang tiếp
tục nghiên cứu sản xuất Axit Aminl-lysin, methionir từ phế phụ phẩm của
công nghiệp đường; men từ cám gạo [10, tr.1].
- Công nghệ bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm: Nghiên cứu,
ứng dụng các công nghệ sơ chế quy mô vừa và nhỏ, công nghệ bảo quản sau
thu hoạch, công nghệ chế biến tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng giá trị gia
tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản, thực phẩm, đặc biệt là một số
sản phẩm có lợi thế và triển vọng xuất khẩu như: gạo, cà phê, chè, điều, cao
su, rau, hoa quả, dầu thực vật, thủy sản, các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm.
1.2. ĐẶC THÙ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.2.1. Tính quy luật của q trình sinh trưởng của cây
trồng và vật ni
1.2.1.1. Ảnh hưởng của thổ nhưỡng, khí hậu và mùa vụ đến sinh
trưởng của cây trồng và vật ni
Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nguồn tài nguyên phong
phú và đa dạng sinh học đã tạo nên một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng và
phong phú. Tuy nhiên, do tình trạng khai thác tùy tiện đã dẫn đến tài nguyên
và môi trường ngày càng suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển
bền vững của sản xuất nông nghiệp và môi trường sống của con người, đồng
thời nó cũng tác động trực tiếp đến sản xuất cây trồng và vật nuôi.
Thứ nhất, đối với vật nuôi: Sự đa dạng về điều kiện khí hậu, thời tiết,
đất đai, sinh vật, và những điều kiện khác trong sản xuất vật nuôi vừa tạo
thuận lợi, vừa đặt ra những tình huống phương án lựa chọn để nghiên cứu,
ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, cải tạo giống vật ni,
quy trình, thức ăn, chăm sóc, phịng trừ dịch bệnh đảm bảo cho năng suất cao,
chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng chăn nuôi.
25
Trong điều kiện khí hậu, mơi trường thuận lợi sẽ ít sảy ra dịch bệnh đối
với vật nuôi, tạo gia con giống khỏe mạnh, có sức sinh trưởng và phát triển
tốt, từ đó sẽ giúp cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ như: nuôi
cấy tế bào, chuyển gen, thụ tinh và cấy truyền phôi vào tế bào động vật một
cách an toàn, hiệu quả để cho ra đời những giống vật nuôi chất lượng cao, sản
lượng và năng suất chăn nuôi được tăng lên, chất lượng tốt. Ngược lại, khí
hậu mơi trường khơng thuận lợi, sự xuất hiện hiện tượng tự hoại tế bào, thể
hiện ở chỗ DNA bị đứt mảnh và tạo thành những đặc trưng trên bề mặt tế bào,
hạn chế khả năng sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, phải chuyển sang mơi
trường mới thuận lợi, phù hợp sẽ tiếp tục sinh trưởng, phát triển tốt, đó là quy
luật tất yếu của q trình sinh tồn và phát triển của vật nuôi.
Thứ hai, đối với cây trồng: sự đa dạng sinh học đã tạo ra những nguồn
gen phong phú và quý hiếm cho chọn, lai tạo giống và phát triển công nghệ
gen, cung cấp nguồn nguyên vật liệu đa dạng, dồi dào cho quá trình ứng dụng
cơng nghệ sinh học như: cơng nghệ lên men, công nghệ enzyme, công nghệ
chiết rút các loại hoạt chất sinh học. Ngoài ra, nguồn bức xạ mặt trời và sự phân
bố đều trong năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thực vật, đặc biệt là
các cây trồng, từ đó việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như nuôi cấy mô và tế
bào trong lai tạo chọn giống cây trồng, rút ngắn thời gian sản xuất giống, thu
hoạch chất tạo nên một nền nông nghiệp với 3-4 vụ trồng trọt có năng suất cao
sẽ là nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú như tinh bột, đường ... Sự
thuận lợi của tài nguyên, khí hậu, bức xạ ánh sáng... đã tạo ra tính đa dạng của hệ
sinh thái. Các cơ thể sinh vật và điều kiện mơi trường mà ở đó sinh vật tồn tại và
phát triển, tương tác qua lại với nhau tạo nên một hệ thống cân bằng động rất đa
dạng giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế thì với mơi trường sống cũng gây
những khó khăn như: Thối hóa rễ, úng hom, thối hóa men, giảm lượng tinh
bột, giảm lượng đường và sinh khối... cho sự phát triển của công nghệ sinh