Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.15 KB, 7 trang )
Ngắm kiến trúc độc đáo của ngôi
chùa làm từ mảnh sành
Chùa Linh Phước (cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 8km), một ngôi chùa
độc đáo bậc nhất bởi ngoài kiến trúc cầu kỳ, toàn bộ ngôi chùa đều được khảm
mảnh sành.
Do chùa được khảm toàn bộ bằng mảnh sành nên nhiều người vẫn thường gọi chùa Linh
Phước là chùa Ve Chai. Chùa do một số Tăng ni, Phật tử từ Thừa Thiên - Huế đến xây
dựng từ năm 1949 và hoàn thành vào năm 1952. Năm 1990, khi đại đức Thích Tâm Vị
cho trùng tu lại toàn bộ kiến trúc và xây dựng thêm nhiều công trình mới thì chùa bắt đầu
được nhiều người chú ý bởi lối kiến trúc khá độc đáo, mới lạ.
Ở đây, từ hoa văn trang trí tượng Phật, hình rồng, phượng, búp sen… cho tới cả lối đi đều
được khảm bằng mảnh chai, mảnh sứ.
Chùa Linh Phước ngoài lối kiến trúc độc đáo, toàn bộ ngôi chùa còn được
khảm bằng mảnh sành.
Dọc hai bên chính điện là hai hàng cột rồng khảm mảnh
sành tương tự như phong cách khảm tại các lăng mộ vua
nhà Nguyễn. Bên trên hai hàng cột ấy là những bức phù
điêu khảm sành mô tả lịch sử Đức Phật Thích Ca từ đản
sinh đến nhập niết bàn.
Nhà chùa đ
ã sử dụng một khối lượng mảnh sành
khổng lồ để khảm tất cả các chi tiết của chùa.
Cả những lối đi cũng được khảm mảnh sành.
Chùa Linh Phước một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo: Chánh điện dài 33 m, rộng
22 m; Tiền đàn bảo tháp cao 27 m được chạm trổ hình rồng. Lầu 1 có gian thờ 108 tượng