Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Th s kinh te kinh tế tư nhân trên địa bàn quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.94 KB, 96 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta đã chủ trương
khuyến khích phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khu vực kinh tế tư
nhân đã phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế. Gần
đây nhất, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta lại một lần nữa
khẳng định: Hồn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân
trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại
hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và
quy định của pháp luật.
Đối với thành phố Hồ Chí Minh, phát triển kinh tế tư nhân được xác
định là nhiệm vụ quan trọng của của Đảng bộ và chính quyền. Kinh tế tư nhân
tại thành phố Hồ Chí Minh, địa phương được xem là hạt nhân của vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam, có phương thức kinh doanh năng động, thích nghi
với cơ chế thị trường và nhu cầu xã hội. Hiện nay, khu vực kinh tế này đóng
góp khoảng 36% tổng sản phẩm nội địa, tạo việc làm cho hơn 70% lực lượng
lao động của thành phố. Khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần xây dựng thành
phố ngày càng văn minh, hiện đại, từng bước trở thành một trung tâm công
nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Thực hiện các quan điểm và định hướng chỉ đạo chung về phát triển
kinh tế tư nhân, Quận Bình Thạnh - một trong những quận lớn ở thành phố
Hồ Chí Minh - đã tập trung huy động, khai thác và sử dụng tối đa các thế
mạnh như đất đai, cảnh quan đô thị, nguồn nhân lực; đề ra nhiều chính sách
khuyến khích, kêu gọi đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội
trên địa bàn. Chính vì vậy, khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn Quận ngày
càng có điều kiện phát triển mạnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần
quan trọng thực hiện các mục tiêu của Quận như xóa đói giảm nghèo, phân bố


2


lại cơ cấu kinh tế, thực hiện các chủ trương xã hội hóa y tế, văn hóa và giáo
dục cùng nhiều lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, quá trình phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn
Quận Bình Thạnh cũng gặp nhiều trở ngại như thiếu vốn, công nghệ và cơ sở
vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, trình độ quản lý thiếu sự chuyên nghiệp, chất
lượng nguồn lao động và khả năng cạnh tranh chưa cao. Những khó khăn
vướng mắc về cơ chế, chính sách cũng làm cho kinh tế tư nhân chưa phát huy
hết được những tiềm năng, thế mạnh của mình. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý
tại Quận đối với hoạt động khu vực kinh tế tư nhân chưa chặt chẽ, nên đã tự
tạo ra những sơ hở trong quản lý. Những điều này phần nào đã hạn chế sự
thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng.
Vì vậy, “Kinh tế tư nhân trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố
Hồ Chí Minh ” được lựa chọn làm đề tài làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền nền
kinh tế ở nước ta hiện nay nên đã được các tổ chức và các nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu, tiêu biểu trong thời gian gần đây như:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Một số vấn đề cơ bản về phát triển
khu vực tư nhân với tư cách là động lực cơ bản của mơ hình tăng trưởng kinh
tế mới giai đoạn 2011-2020” của TS. Vũ Hùng Cường, Viện kinh tế Việt
Nam, được thực hiện năm 2009-2010. Nội dung nghiên cứu của đề tài nhấn
mạnh vị trí vai trị của khu vực kinh tế tư nhân đối với tăng trưởng và phát
triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2010; thực trạng phát triển khu vực
kinh tế tư nhân ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và quan điểm, định hướng,
đề xuất giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực cơ bản
của mơ hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020.
Đề tài “Phát triển kinh tế tư nhân và vấn đề đảng viên làm kinh tế tư
nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của PGS.TS



3
Vũ Văn Gàu, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, được thực hiện năm
2010. Nội dung đề tài phân tích q trình hình thành và phát triển quan điểm
của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân và vấn đề đảng viên làm kinh tế tư
nhân theo tiến trình của cơng cuộc đổi mới đất nước.
Tài liệu “Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam”, được Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2010.
Cuốn sách được hình thành trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà
nước mã số KX.04.09/06-10 trong chương trình khoa học cấp nhà nước
KX.04 “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006-2010”. Nội
dung cuốn sách nêu những vấn đề cơ bản về sở hữu trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có vấn đề sở hữu tư nhân;
thực trạng vấn đề sở hữu, các thành phần kinh tế, nhấn mạnh đến thành
phần kinh tế tư nhân trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam; và quan
điểm, xu hướng, giải pháp đối với vấn đề sở hữu, các thành phần kinh tế
trong thời gian tới.
Ngồi ra, cịn có các đề tài luận văn Thạc sĩ viết về kinh tế tư nhân theo
đặc thù ngành, vùng như đề tài nghiên cứu “Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực
thương mại ở Đồng Tháp” của Thạc sĩ Nguyễn Hồng Dũng (Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh); đề tài “Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở thành
phố Đà Nẵng” của Thạc sĩ Nguyễn Hữu Tuấn, v..v. Hoặc, các bài viết được trình
bày trong tạp chí phát triển kinh tế, tạp chí Xây dựng Đảng của PGS.TS Nguyễn
Đình Kháng; TS. Trần Du Lịch; GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân, v.v…
Tại thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các quận, huyện trên địa bàn
thành phố nói riêng, nhiều cơng trình và đề tài nghiên cứu đã từng bước làm
rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân từ các phương diện
khác nhau, tiêu biểu như:
Đề tài nghiên cứu “Những vấn đề chiến lược thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020”do ThS. Nguyễn Văn Quang làm chủ nhiệm (Lưu trữ tại thư



4
viện Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh). Nội dung đề tài tập
trung đến việc lựa chọn và phân tích những vấn đề chiến lược của thành
phố hiện nay, trong đó có vấn đề chiến lược trọng tâm là phát triển thành
phần kinh tế tư nhân, qua đó đề xuất các giải pháp cho chính quyền thành
phố thực hiện những vấn đề chiến lược, nhất là chiến lược về phát triển
kinh tế tư nhân phải trở thành động lực thúc đẩy thành phố phát triển bền
vững trong tương lai.
Đề tài nghiên cứu “Phát triển các thành phần kinh tế trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh, các luận điểm về định hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần
kinh tế” do TS.Trần Du Lịch làm chủ nhiệm (Lưu trữ tại thư viện Viện Kinh
tế và mạng LAN-VKT). Đề tài đã phân tích thực trạng, động thái và vai trị
của mỗi thành phần kinh tế trong giai đoạn đổi mới; Làm rõ đặc điểm và đánh
giá xu hướng phát triển của mỗi thành phần kinh tế; nghiên cứu chính sách
kinh tế hiện hành liên quan đến sự phát triển của các thành phần kinh tế, từ đó
đề xuất giải pháp, chính sách tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy phát triển bình
đẳng của từng thành phần kinh tế.
Riêng đối với Quận Bình Thạnh, một số đề tài được các phịng, ban,
ngành hoặc cá nhân trình bày như: Đề tài “Quy hoạch một số ngành nghề
thương mại và dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa - xã hội dễ phát sinh tệ nạn xã
hội trên địa bàn Quận Bình Thạnh giai đoạn 2010 - 2015” (Thực hiện năm
2009). Đề tài “Thực hiện Quy hoạch định hướng phát triển hệ thống chợ siêu thị - trung tâm thương mại trên địa bàn Quận Bình Thạnh giai đoạn
2010 - 2015 ” (Thực hiện năm 2009); “Quy hoạch phát triển kinh tế trên địa
bàn Quận Bình Thạnh đến năm 2020 ” (Thực hiện năm 2010); v.v.
Đề tài nghiên cứu của ThS.Trần Đăng Khoa “Thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa
bàn Quận Bình Thạnh đến năm 2015 ” (Luận án thạc sĩ kinh tế, Đại học quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009). Đề tài nghiên cứu của ThS. Dương



5
Hồng Nhân “Định hướng phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn Quận Bình
Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh ” (Luận án thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010).
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã phần nào làm rõ được
những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân từ các phương diện khác
nhau và đã đề xuất những giải pháp nhất định đối với phát triển kinh tế tư
nhân nói chung và Quận Bình Thạnh nói riêng. Nhưng đến nay, chưa có cơng
trình nào nghiên cứu tập trung vào kinh tế tư nhân ở quận Bình Thạnh, thành
phố Hồ Chí Minh dưới góc độ kinh tế chính trị.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Làm rõ vị trí, vai trị của kinh tế tư nhân nói chung và đối với sự phát
triển của quận Bình Thạnh nói riêng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng,
rút ra những nhận định tổng quan về tình hình phát triển kinh tế tư nhân, đề xuất
phương hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn
quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh cho những năm sau.
3.2. Nhiệm vụ
Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến kinh tế tư
nhân, làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng, đánh giá q trình phát triển
kinh tế tư nhân tại quận Bình Thạnh trong thời gian qua.
Đưa ra dự báo để định hướng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn
quận Bình Thạnh trong thời gian tới. Đề xuất và kiến nghị các giải pháp để
phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn quận Bình Thạnh đến năm 2015.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lấy đối tượng là thành phần kinh tế
tư nhân đang hoạt động trên địa bàn quận Bình Thạnh từ 2005 - 2009.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật



6
của Nhà nước Việt Nam để áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể tại quận Bình
Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, ngoài ra, còn sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: khảo sát thực tế, thống kê, phân tích tổng hợp, hệ thống, kết hợp logic với lịch sử, tổng kết thực tiễn, so sánh, đối
chiếu, phân tích để làm sáng tỏ vấn đề đang nghiên cứu.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Trên cơ sở phân tích đúng tình hình kinh tế tư nhân trên địa bàn Quận
Bình Thạnh, luận văn làm rõ những thành cơng, hạn chế trong lĩnh vực này,
đề xuất những giải pháp khả thi cho việc phát triển kinh tế tư nhân trên địa
bàn quận, phát huy động lực mạnh mẽ của khu vực kinh tế năng động này.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: mở đầu, 3 chương, 7 tiết, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo.


7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nền kinh tế nhiều
thành phần và kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ
Xuất phát từ thế giới quan duy vật về lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen
cho rằng, sự biến đổi của các chế độ xã hội là quá trình phát triển lịch sử tự
nhiên. Đó là do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất. Theo các ông, lực lượng sản xuất bao
gồm tư liệu sản xuất và người sử dụng tư liệu sản xuất đó với kinh nghiệm
sản xuất, kỹ năng và thói quen lao động của họ. Quan hệ sản xuất là mối quan
hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu
dùng. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn luôn tác động lẫn nhau. Sự
thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
tạo thành phương thức sản xuất.
Từ phân tích đó, các ơng đã rút ra các quy luật phát triển của chủ nghĩa
tư bản và kết luận phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ thay thế
phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa là tất yếu khách quan. Phương thức
mới sẽ trải qua hai giai đoạn: giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa và giai đoạn
xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Mở đầu giai đoạn chủ nghĩa xã hội là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa cộng sản có những đặc trưng chủ yếu: một là, kế thừa và
phát triển lực lượng sản xuất mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra trên cơ sở nâng
cao trình độ xã hội hóa sản xuất và lao động; hai là, quan hệ sở hữu tư liệu
sản xuất tồn tại dưới hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu toàn dân và sở


8
hữu tập thể; ba là, cịn sản xuất hàng hóa, còn giai cấp, còn nhà nước; bốn là,
lao động vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ và cịn có sự khác nhau về lao
động, do đó kết quả lao động cũng khác nhau; năm là, thực hiện phân phối
theo lao động.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin đã vận dụng và phát triển
học thuyết của Mác để chỉ đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga năm
1917. Theo ông, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu về
tư liệu sản xuất; còn quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất, nên chủ nghĩa xã hội không thể ra đời trong lòng xã
hội tư bản. Hơn nữa, để xây dựng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu

sản xuất, xây dựng xã hội mới, cần phải có thời gian, nghĩa là tất yếu phải có
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Từ sự phân tích như vậy, Lê nin cho rằng, nếu như cách mạng tư sản
giành được chính quyền là kết thúc thời kỳ quá độ từ xã hội phong kiến lên
chủ nghĩa tư bản, thì cách mạng vơ sản giành được chính quyền mới chỉ là sự
khởi đầu cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ quá độ như
vậy, nền kinh tế có tính chất q độ: nó khơng cịn là nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa, nhưng cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa .
Phân tích thực trạng nền kinh tế của nước Nga lúc đó, ơng cho rằng có
5 thành phần kinh tế: một là, kinh tế nông dân gia trưởng; hai là, kinh tế sản
xuất hàng hóa nhỏ của nơng dân, tiểu thủ công cá thể và tiểu thương; ba là,
kinh tế tư bản tư nhân; bốn là, kinh tế tư bản nhà nước; năm là, kinh tế xã hội
chủ nghĩa.
Không bao lâu sau cách mạng tháng Mười năm 1917, nước Nga lâm
vào nội chiến 1918-1920. Trong thời kỳ này, Lênin đã áp dụng chính sách
Cộng sản Thời chiến. Đó là chính sách trưng thu lương thực thừa của nơng
dân sau khi dành lại cho họ mức ăn tối thiểu, đồng thời xóa bỏ quan hệ hàng
hóa - tiền tệ, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà


9
nước. Chính sách cộng sản thời chiến đã chiến thắng được kẻ thù, bảo vệ nhà
nước Xô Viết non trẻ.
Tuy nhiên khi hịa bình lập lại, chính sách này lại khơng cịn thích hợp,
nó kìm hãm sự phát triển sản xuất.
Trong bối cảnh đó, chính sách Kinh tế mới ra đời (NEP). Nội dung và
biện pháp chủ yếu của NEP là thay thế chính sách trưng thu lương thực, theo
chính sách này, người nông dân chỉ nộp thuế lương thực cho nhà nước, số
lương thực cịn lại, người nơng dân được tự do trao đổi, mua bán trên thị
trường; tổ chức thị trường, thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hóa - tiền tệ

giữa nhà nước và nơng dân, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và
nông nghiệp; sử dụng sức mạnh của nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến
khích phát triển sản xuất hàng hóa nhỏ của nơng dân, thợ thủ cơng; khuyến
khích kinh tế tư bản tư nhân, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, củng cố lại
các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và quan hệ
hợp tác kinh tế với các nước tư bản phương Tây.
Nội dung và giải pháp của NEP đã đánh dấu một bước phát triển mới
về lý luận kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo NEP, kinh tế nhiều thành phần, các
hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển quan hệ hàng hóa - tiền tệ,
sự quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân trước hết là của nông dân, là những
vấn đề có tính chất ngun tắc trong việc xây dựng mơ hình kinh tế xã hội
chủ nghĩa.
Chính sách kinh tế mới có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta. Những
quan điểm kinh tế của Đảng ta, nhất là từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI đến nay, đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng quan điểm trong
chính sách kinh tế mới của Lênin. Tất nhiên do thời gian và không gian xa
cách nhau, trải qua những biến động khác nhau, nên nhận thức và vận dụng
có thể có sự khác nhau, kể cả bước đi, nội dung và biện pháp cụ thể trong
khi tiến hành ở nước ta.


10
1.1.2. Các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về nền kinh tế nhiều
thành phần và thành phần kinh tế tư nhân
1.1.2.1. Về nền kinh tế nhiều thành phần
Từ năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống
nhất, cách mạng dân tộc - dân chủ đã hồn tồn thắng lợi thì cả nước cùng
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đảng ta khẳng định thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ

tư bản chủ nghĩa ở nước ta chính là con đường phát triển “rút ngắn” lên chủ
nghĩa xã hội. Về chính trị, bỏ qua chế độ tư bản là bỏ qua giai đoạn thống trị
của giai cấp tư sản, của kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Về kinh tế, bỏ
qua chế độ tư bản là bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, nhưng phải biết tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt
được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để
phát triển nhanh lực lượng sàn xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Đây là thời kỳ chuyển biến từ sở hữu tư nhân thành sở hữu công
cộng về tư liệu sản xuất. Nhưng sự chuyển biến đó mang tính khách quan,
tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đặc điểm to lớn
nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lực lượng sản
xuất phát triển chưa cao và có nhiều trình độ khác nhau. Do đó trong nền
kinh tế tồn tại loại hình sở hữu tư nhân, sở hữu công cộng về tư liệu sản
xuất và sở hữu hỗn hợp.
Trong mỗi loại hình sở hữu tư liệu sản xuất tồn tại những hình thức sở
hữu khác nhau và vì thế trong nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, ở nước
ta thời kỳ này, tồn tại các hình thức sở hữu: sở hữu tồn dân (hình thức sở hữu
mà nhà nước là đại diện sở hữu những tài nguyên, tài sản, những tư liệu sản
xuất chủ yếu của tồn dân); sở hữu tập thể (hình thức sở hữu mà những người
lao động tự nguyện tham gia đóng góp hợp thành); sở hữu tư nhân (hình thức
sở hữu mà tư liệu sản xuất thuộc về từng cá nhân, bao gồm tư hữu nhỏ và tư


11
hữu lớn). Ngồi ra cịn có sở hữu hỗn hợp là sự đan xen giữa các hình thức sở
hữu trên.
Từ những quan điểm về hình thức sở hữu, Đảng ta nhận định thành
phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định
về tư liệu sản xuất. Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà tác động
lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Cơ cấu kinh tế nhiều

thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tổng thể các thành
phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh tranh.
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta có vai trị to lớn vì:
Một là, nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần phù hợp với thực trạng
thấp kém và không đồng đều của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Sự
phù hợp này, đến lượt nó, lại có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động,
tăng trưởng kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hai là, nền kinh tế nhiều thành phần thúc đẩy phát triển kinh tế hàng
hóa, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cải thiện và nâng cao
đời sống nhân dân.
Ba là, cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong
và ngoài nước như: vốn, lao động, tài nguyên, kinh nghiệm tổ chức quản lý,
khoa học và công nghệ mới trên thế giới.
Bốn là, tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá
độ, nhất là hình thức kinh tế tư bản nhà nước để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ
lên sản xuất lớn.
Năm là, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần giúp khắc phục tình trạng độc
quyền, tạo ra quan hệ cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát
triển lực lượng sản xuất.
Căn cứ vào nguyên lý chung và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đại hội
X của Đảng đã tiếp tục xác định nền kinh tế nước ta có 5 thành phần kinh tế:
kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư
nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi.


12
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung và phát triển năm 2011) của Đảng ta đã định hướng rất rõ:
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh

và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật
đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển.
Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những
động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được khuyến
khích phát triển.
1.1.2.2. Quan điểm về kinh tế tư nhân
Đã có một thời gian khá dài ở nước ta, trước những năm 1980, kinh tế
tư nhân khơng được khuyến khích phát triển. Nhưng thực tế, kinh tế tư nhân
vẫn tồn tại và có những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân. Ngay
trong giai đoạn 1976-1980, ngành cơng nghiệp vẫn có trên 60 vạn người sản
xuất cá thể, chiếm 20% tổng số lao động ngành công nghiệp và tạo ra khoảng
trên dưới 15% giá trị sản lượng toàn ngành, số người kinh doanh thương
nghiệp trong những năm 80 ở mức 60 vạn; trong nông nghiệp, hộ nông dân là
xã viên hợp tác xã nông nghiệp thu nhập từ kinh tế tập thể thường chỉ chiếm
30- 40%, kinh tế phụ gia đình - thực chất là khu vực kinh tế tư nhân - chiếm
từ 60- 70%.
Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt
Nam (12/1986)- thời điểm được đánh dấu là cột mốc quan trọng trong công
cuộc đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới kinh tế. Thơng qua các chính sách
kinh tế mới của Đảng và nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân được hồi sinh và
phát triển trong một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Các Đại hội của Đảng sau đó đã


13
khẳng định lại đường lối khởi xướng tại Đại hội VI và đưa ra các định hướng
lớn trong chính sách phát triển kinh tế Việt Nam.
Theo đó sự phát triển kinh tế tư nhân được khẳng định như sau: Kinh

tế cá thể tiểu chủ ở cả nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà
nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển; khuyến khích các hình thức tổ
chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn
hơn. Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những
ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường
kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát
triển trên những định hướng ưu tiên của nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài.
Đảng ta đã cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân trong các ngành
nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng mà pháp luật khơng cấm, đã có
tác dụng khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa việc phát triển kinh tế tư nhân, tạo
điều kiện cho kinh tế tư nhân được phát huy đầy đủ tiềm năng thế mạnh, tạo
sức bật lớn cho nền kinh tế. Đây được coi là bước đột phá mới về nhận thức
phát triển kinh tế tư nhân.
Đường lối đổi mới cơ bản đó của Đảng đã được thể chế hóa trong các
văn bản pháp lý. Trước hết là Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam có 15 điều quy định về chế độ kinh tế, theo đó nền kinh
tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiến
pháp năm 1992 còn quy định kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn
hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, được thành lập không bị hạn chế về
quy mơ, hoạt động trong nhiều ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh.
Tháng 1/1991, chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký sắc lệnh ban hành
luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty, tiếp theo là các nghị định của hội
đồng bộ trưởng ban hành cụ thể hóa các điều luật của luật doanh nghiệp tư
nhân và luật công ty cho phép công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có quyền thành


14
lập doanh nghiệp tư nhân hoặc cơng ty. Ngồi ra đối với các cá nhân, nhóm
kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định theo quy định đối với các doanh

nghiệp, cơng ty tư nhân thì được thành lập hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tiểu
chủ hoặc nhóm hộ kinh doanh được đăng ký theo nghị định số 66/HĐBT ban
hành tháng 2 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
Trở lại giai đoạn lịch sử về phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta để thấy
rằng quan điểm của Đảng ta đối với thành phần kinh tế này đã dần có sự thay
đổi theo chiều hướng tích cực, nghĩa là, có tư duy đúng, có quan điểm đổi mới
đối với thành phần kinh tế tư nhân, tạo nhiều thuận lợi để khuyến khích thành
phần kinh tế này phát triển đúng định hướng.
Mặt mạnh của khu vực kinh tế tư nhân là có động lực cá nhân mạnh
mẽ, nó sẽ giúp hoạt động kinh doanh diễn ra năng động, nhanh chóng đổi
mới, hệ thống điều hành và quan lý gọn nhẹ, có hiệu quả và chi phí thấp. Lợi
ích cá nhân là một động lực mạnh mẽ của con người, tồn tại lâu dài. Việc sử
dụng động lực đó phục vụ cho lợi ích chung của xã hội là rất cần thiết trong
giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Do vậy, trong nội dung này, có 02 vấn đề cần thiết phải làm rõ:
+ Thứ nhất, kinh tế tư nhân và vấn đề bóc lột giá trị thặng dư.
Xuất phát từ quan niệm cho rằng kinh tế tư nhân gắn liền với bóc lột,
quy mơ kinh tế nhỏ thì bóc lột ít, quy mơ kinh tế lớn thì bóc lột nhiều nên
một thời kinh tế tư nhân khơng được khuyến khích phát triển, là đối tượng
cải tạo xã hội chủ nghĩa để từng bước thu hẹp và xóa bỏ khu vực kinh tế
này. Cùng với q trình đổi mới các chính sách đối với kinh tế tư nhân đã
thay đổi khá căn bản: Kinh tế hộ gia đình và kinh tế cá thể được khuyến
khích phát triển; kinh tế tư bản tư nhân mặc dù đã tuyên bố được phát triển
bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, song trong nhận thức lý luận
của các cấp hoạch định chính sách trên thực tế cịn nhiều quan điểm chưa
nhất quán.


15
Ít nhất có 4 quan điểm khác nhau về vị trí của kinh tế tư nhân trong

nền kinh tế và thái độ ứng xử với kinh tế tư nhân như sau: Một là, coi
kinh tế tư nhân gắn liền với bóc lột, vì vậy phải cải tạo, thu hẹp và từng
bước xóa bỏ. Đây là quan điểm đã từng chiếm địa vị thống trị trong nhiều
năm trước đây. Hai là, coi kinh tế cá thể và tiểu chủ là không có bóc lột
nên có thể khuyến khích phát triển, cịn kinh tế tư bản tư nhân là có bóc
lột nên có thể tạm thời chấp nhận trong một giai đoạn nào đó, song về lâu
dài phải giới hạn sự phát triển. Ba là, coi kinh tế tư nhân là bộ phận cần
thiết có vai trị và vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế và có mối liên kết
bổ sung hài hòa với kinh tế nhà nước trong quá trình phát triển lâu dài của
nền kinh tế. Bốn là, coi kinh tế tư nhân là bộ phận chính, là động lực chủ
yếu của nền kinh tế quốc dân, quyết định rất lớn đến hiệu quả cũng như sự
phát triển chung của nền kinh tế, trong khi đó kinh tế nhà nước đóng vai
trị hỗ trợ, chỉ làm những gì mà kinh tế tư nhân không muốn làm hoặc làm
không hiệu quả.
Điểm mấu chốt quyết định thái độ ứng xử với khu vực kinh tế tư nhân,
đặc biệt là kinh tế tư bản tư nhân là quan điểm về bóc lột và bản chất của hiện
tượng này trong nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cách thức của nhà
nước xã hội chủ nghĩa xử lý hiện tượng bóc lột này.
Bản chất của tình trạng bóc lột trong phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa đã được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác phân tích trên cơ sở vận dụng
tư tưởng cơ bản về học thuyết giá trị thặng dư. Sự bóc lột diễn ra khi giá trị
của lao động mới sáng tạo ra vượt quá giá cả sức lao động và người chủ thuê
mướn lao động chiếm đoạt phần thặng dư đó làm sở hữu của mình.
Với sự lý giải này về sự bóc lột thì khơng phải cứ có th mướn lao
động là có bóc lột và cũng khơng phải cứ th nhiều nhân cơng là có mức bóc
lột cao. Bởi vì với một năng suất lao động trong một nền kinh tế kém phát
triển thì phần giá trị thặng dư mà người lao động mới sáng tạo ra rất thấp và


16

do đó phần giá trị thặng dư mà người chủ thuê mướn lao động thu được cũng
rất thấp mặc dù số người làm cơng có thể rất đơng.
Đó là chưa kể đến các yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến sự lỗ, lãi
trong kinh doanh như ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên (đối với sản xuất
nông, ngư nghiệp), của cung cầu và giá cả trong từng thời điểm cụ thể, của
tài năng trong quản lý,... Do vậy, vấn đề là ở chỗ phải xem người chủ thuê
mướn lao động có chiếm đoạt được giá trị thặng dư hay khơng và chiếm
đoạt được nhiều hay ít. Về vấn đề này, Các Mác đã lý giải rất kỹ cách thức
phân phối và phân phối lại giá trị thặng dư sau khi nó được sản xuất ra và
cho thấy, trong xã hội tư bản chủ nghĩa có rất nhiều nhân vật tham gia việc
phân chia giá trị thặng dư, đó là nhà tư bản ngân hàng và những người cho
vay vốn hưởng lãi suất, là chủ đất hưởng địa tô chênh lệch II, nhà nước
hưởng phần thu thuế.
Trong khi phải chấp nhận sự tồn tại của các hình thức kinh tế khác nhau
đại diện cho những phương thức sản xuất khác nhau và vì vậy có những quan
hệ sản xuất khác nhau, trong đó có quan hệ thuê mướn lao động và chiếm
đoạt giá trị thặng dư trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thì nhiệm vụ
của nhà nước xã hội chủ nghĩa là điều tiết quá trình phân phối và phân phối
lại sao cho mức độ chiếm đoạt giá trị thăng dư của những người thuê mướn
lao động sống có thể chấp nhận được, khơng gây nên những mâu thuẫn xã hội
gay gắt và cản trở quá trình phát triển kinh tế, thực hiện từng bước sự công
bằng xã hội.
+ Thứ hai, kinh tế tư nhân và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, các chính sách và biện pháp kinh tế
- xã hội của Đảng và nhà nước phải nhằm tạo lập môi trường kinh tế mới,
thích hợp trong đó mọi cá nhân có thể phát huy tài năng của mình làm giàu
cho bản thân và cho đất nước.



17
Việc chấp nhận quan hệ trao đổi hàng hóa sức lao động và chấp nhận
sự phân phối chưa công bằng là phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị
trường - dù điều này xét về mặt luân lý và đạo đức là điều mà chúng ta không
mong muốn. Tuy nhiên nhà nước xã hội chủ nghĩa với quyền điều hành nền
kinh tế của mình có thể có những chính sách làm hạn chế mức độ chênh lệch
về thu nhập và về bóc lột sức lao động.
Trong quan hệ mua bán sức lao động, nhà nước ta thông qua Bộ luật
Lao động vàcác quy chế khác có thể bắt buộc những người thuê mướn lao
động đảm bảo những quyền lợi cơ bản cho người lao động như tiền lương, giờ
làm việc, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, v.v.. Tương tự như vậy,
trong quan hệ phân phối và phân phối lại thu nhập, nhà nước hoàn tồn có thể
thơng qua việc xác định thể chế th mướn lao động, hợp đồng lao động, trả
công lao động, chính sách thuế để điều tiết và phân phối lại thu nhập, hoặc
thơng qua chính sách đầu tư, chính sách xã hội, phát triển phúc lợi xã hội
công cộng,... để trả lại một phần giá trị thặng dư cho người lao động đã tạo ra
nó.
Như thế, có thể nói, khi nhà nước ta điều hành đất nước, trong đó có
điều hành nền kinh tế ở mức phù hợp, thì “Nhà tư bản” và “Người lao động
làm thuê” không phải là nhà tư bản và người làm thuê thuần túy như trong xã
hội tư bản chủ nghĩa. Mối quan hệ giữa chủ và người làm thuê đã được nhà
nước quy định và giám sát. Đó là chưa kể vai trị kiểm tra giám sát của các tổ
chức như Đảng, Mặt trận Tổ quốc, Cơng đồn,... đối với các hoạt động của
giới chủ và người lao động.
Tất cả những điều vừa trình bày trên cho thấy giữa các doanh nghiệp,
cơ sở thuộc thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và các doanh nghiệp, cơ sở trong nền kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa có sự khác biệt căn bản. Vì thế sẽ là không thỏa đáng
nếu cứ xem thành phần kinh tế tư nhân hàng ngày, hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư



18
bản và do đó là đối tượng cải tạo của chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, các hình
thức kinh tế tư bản tư nhân sẽ có đóng góp quan trọng, lâu dài vào sự nghiệp
phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ những vấn đề lý luận chung về các thành phần kinh tế, có thể hiểu:
Kinh tế tư nhân được dùng để chỉ thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản
tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình
doanh nghiệp khác.
Xét về mặt quan hệ sở hữu, kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư
nhân đều thuộc loại hình sở hữu tư nhân, khác với sở hữu toàn dân, sở hữu tập
thể. Nhưng nếu xét về phương diện thành phần kinh tế thì kinh tế cá thể, tiểu
chủ và kinh tế tư bản tư nhân có thời kỳ chúng ta quan niệm là hai thành phần
kinh tế khác nhau, khác về trình độ phát triển lực lượng sản xuất và về bản
chất quan hệ sản xuất. Mặc dù vậy, do điều kiện của thời kỳ quá độ lên
CNXH ở Việt Nam, tại Đại hội X, Đảng ta đã ghép hai bộ phận này thành một
thành phần là thành phần kinh tế tư nhân.
Hiện nay, kinh tế tư nhân ở nước ta được khuyến khích phát triển dưới
sự lãnh đạo của Đảng và pháp luật của Nhà nước nên đã có thể kinh doanh
trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, ngoại trừ một số ít lĩnh vực mà
Nhà nước giữ độc quyền nhằm đảm bảo an ninh và quốc phịng.
1.2. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ
TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

1.2.1. Các hình thức tổ chức sản xuất của kinh tế tư
nhân ở Việt Nam
Ở nước ta, khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN với
kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư nhân được phát triển theo hướng tự do
kinh doanh những ngành, nghề công việc mà luật pháp khơng cấm. Kinh tế tư

nhân được hình thành trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, sở hữu tư


19
nhân gồm sở hữu tư nhân nhỏ (sở hữu của những người lao động làm ra sản
phẩm bằng chính lao động của họ và các thành viên trong gia đình như hộ
nông dân cá thể…) và sở hữu tư nhân lớn - sở hữu vốn, tài sản của các nhà
sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Kinh tế tư nhân bao gồm các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh sau:
- Loại hình kinh tế cá thể, tiểu chủ: là hình thức kinh tế của một hộ gia
đình hay một cá nhân hoạt động dựa trên hình thức sở hữu tư nhân nhỏ về tư
liệu sản xuất và hoạt động chủ yếu vào sức lao động của chính họ. Hình thức
kinh doanh này chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, việc sử dụng lao
động làm thuê không thường xuyên. Hộ kinh doanh cá thể là đơn vị kinh tế
độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản
xuất và tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính của mình.
Loại hình kinh tế cá thể gồm có: Kinh tế hộ gia đình là hình thức tổ
chức sản xuất chủ yếu trong loại hình kinh tế cá thể và trong khu vực sản xuất
nông, lâm nghiệp, đây là bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế tư nhân.
Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư
liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu
dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình (đó là những hộ làm
kinh tế trang trại, kinh tế trang trại chính là một hình thức của kinh tế tiểu chủ
trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp).
Mục tiêu kinh doanh chủ yếu của kinh tế cá thể, tiểu chủ xuất phát từ
nhu cầu giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho các thành viên trong gia đình,
họ hàng, vì vậy mục tiêu lợi nhuận chỉ là thứ yếu. Thực tế cho thấy, nhiều hộ
kinh doanh vẫn hoạt động kể cả trong những trường hợp sau khi hạch tốn
kinh doanh khơng có lãi hoặc lãi ít để đảm bảo việc làm cho các thành viên
trong gia đình. Khi mới chuyển sang cơ chế thị trường, hệ thống kinh doanh

của các hộ cá thể phát triển một cách nhanh chóng, len lỏi vào mọi ngõ ngách,


20
phục vụ mọi nhu cầu đời sống của người dân, đặc biệt đối với các tầng lớp
dân cư có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, tính tự phát trong kinh doanh có thể tác động xấu tới thị
trường, đồng thời, những hạn chế về quy mô, vốn, chất lượng nguồn nhân lực,
phương thức tổ chức kinh doanh, trình độ cơng nghệ, khả năng tiếp cận thị
trường sẽ gây cản trở cho sự phát triển của hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ, đặc
biệt trong tiến trình hội nhập sâu về kinh tế quốc tế. Vì vậy, sự phát triển của
các hộ cá thể tiểu chủ, rất cần tới sự giúp đỡ và định hướng của Nhà nước.
- Các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân: dựa trên sở hữu tư nhân lớn
về vốn và các điều kiện kinh doanh. Hình thức kinh doanh là doanh nghiệp tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh với
quy mơ vốn và số lượng lao động nhỏ, thích hợp với khả năng tài chính, năng
lực quản lý của doanh nghiệp tư nhân, đồng thời cũng có thể thành lập những
tập đoàn kinh tế lớn hoạt động xuyên quốc gia.
Các loại hình kinh tư bản tư nhân được thành lập theo Luật Doanh
nghiệp, Luật Công ty tập trung vào các hoạt động dễ sinh lợi và thường tập
trung kinh doanh trên các địa bàn, các trung tâm kinh tế lớn, nơi tập trung khu
công nghiệp, đầu mối giao thông và khu đơng dân cư nên có tác động tích cực
đến sự phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm. Loại hình doanh nghiệp
này thích ứng với mọi ngành nghề, mọi trình độ từ thủ cơng đến tự động hóa,
tin học hóa, với quy mơ từ nhỏ đến lớn, phù hợp với mọi địa bàn từ thành thị
đến nông thôn; hình thức sản xuất và phương pháp huy động vốn rất đa dạng,
cho phép huy động nguồn lực nội sinh; tổ chức bộ máy gọn nhẹ, có tính năng
động, nhạy bén; hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao, thu hồi vốn nhanh, có khả
năng đổi mới cơng nghệ cao; họ có mối quan hệ kinh tế trong và ngồi nước,
vì thế rất năng động.

Tuy nhiên, lợi ích tư nhân có thể đi ngược lại lợi ích xã hội. Ý thức
chấp hành luật kém, tự phát, quá coi trọng lợi ích cá nhân dẫn đến những việc


21
làm phi pháp như trốn lậu thuế, làm hàng giả, hàng cấm, chụp giật; khơng
thích cơng khai thơng tin các hoạt động của mình; khó tìm kiếm sự hợp tác
trong mọi hoạt động, từ chối những lĩnh vực kinh doanh không đẹm lại lợi
nhuận cao như trong lĩnh vực công ích; gây ơ nhiễm mơi trường; tạo nên sự
phân hóa thu nhập trong xã hội, khoảng cách giàu nghèo tăng lên.
Sự đa đạng về số lượng, quy mô, phạm vi hoạt động của các doanh
nghiệp tư nhân cũng làm nảy sinh những khó khăn, phức tạp trong việc giám
sát, quản lý hoạt động của họ. Sự phá sản của một số doanh nghiệp tư nhân có
thể kéo theo những hậu quả tiêu cực đối với bộ phận người lao động. Hạn chế
về vốn và khả năng tích lũy đang cản trở đổi mới công nghệ, làm giảm đáng
kể sức cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân nước ta, đặc biệt trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Do đó, do đó sự phát triển của
các loại hình doanh nghiệp này rất cần sự quan tâm của Nhà nước.
1.2.2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong sự phát triển kinh tế - xã
hội ở nước ta
1.2.2.1. Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư
tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Kinh tế tư nhân phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu
về ngành nghề, sản phẩm và quy mô vốn đầu tư của kinh tế tư nhân cũng có
nhiều thay đổi. Một số doanh nghiệp của tư nhân đã phát triển thành tập đoàn
kinh tế, tạo dựng được thương hiệu cả trong nước và quốc tế, vị trí và vai trị
ngày càng tăng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội.
Cụ thể năm 2008, qua kết quả điều tra thực trạng doanh nghiệp các năm
2006, 2007,2008 của Tổng cục Thống Kê đã cho thấy tính đến thời điểm
31/12/2008, số lượng doanh nghiệp thực tế đang hoạt động là 205.732 doanh

nghiệp, tăng 32,1%so với cùng kỳ năm 2007 (tăng 49.961 doanh nghiệp), là
mức tăng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2008, gấp 4,9 lần số
lượng doanh nghiệp năm 2000, tốc độ tăng bình quân hàng năm 2000-2008 là


22
21,9%. Tỷ trọng thu ngân sách từ khu vực KTTN tăng từ 6% (năm 2002) lên
trên 11% (năm 2008).
Bảng 1.1: Số lượng doanh nghiệp thực tế đang hoạt động sản xuất
kinh doanh trên cả nước tính đến 31/12 hàng năm
Đơn vị tính: doanh nghiệp
Số lượng doanh nghiệp
chia theo khu vực và

2000

thành phần kinh tế
Khu vực doanh nghiệp
nhà nước
Khu vực doanh nghiệp
ngoài nhà nước
Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài

Tổng số

2005

2006


5.759

4.086

3.706

35.004

105.167

123.392

1.525

3697

4.220

2007

3.494

2008

3.286

2009

3.369


147.316 196.776 238.932
4.961

42.288 112.950 131.318 155.771

5.626

6.546

205.68

248.847
8
Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt năm 2010, Nhà xuất bản Thống kê,
Hà Nội, 2010.
Nhìn vào bảng trên cho thấy, khu vực Nhà nước tiếp tục giảm số lượng
do chủ trương cổ phần hóa của chính phủ từ nhiều năm nay. Các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có sự tăng trưởng ổn định. Tăng trưởng
mạnh mẽ và nổi bật nhất, liên tục nhiều năm qua về số lượng doanh nghiệp là
khu vực ngoài nhà nước.
Xét về cơ cấu ngành thì tốc độ tăng trưởng cao ở các ngành: xây dựng,
hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản
và dịch vụ tư vấn, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, hoạt động làm
thuê cơng việc gia đình trong hộ tư nhân.
Xét về quy mô số lượng doanh nghiệp, tăng trưởng mạnh mẽ nhất là
các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, các doanh nghiệp có dưới 50 lao động năm
2008 đạt gần 185 nghìn doanh nghiệp, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước.


23

Đây cũng sẽ là khu vực có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ và sôi động nhất
trong những năm tới.
Xét về quy mơ nguồn vốn thì tăng trưởng nhanh nhất là các doanh
nghiệp thuộc loại hình cơng ty cổ phần khơng có vốn nhà nước có quy mơ vốn
từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ với tốc độ 69,6% so với cùng kỳ năm trước và các doanh
nghiệp có vốn từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng với tốc độ 78,7%. Theo số liệu từ
Niên giám thống kê 2009 của Tổng cục Thống kê về vốn đầu tư phân theo thành
phần kinh tế thì khu vực kinh tế tư nhân luôn tăng theo hàng năm, cụ thể năm
2005 là 130.390 tỷ đồng, năm 2006 là 154.006 tỷ đồng, năm 2007 là 204.705 tỷ
đồng, năm 2008 là 217.034 tỷ đồng, năm 2009 là 240.109 tỷ đồng [25].
Bảng 1.2: Khu vực doanh nghiệp ngồi nhà nước phân theo
quy mơ nguồn vốn
Đơn vị tính: doanh nghiệp
Từ 1
tỷ
Từ 0,5
Từ 5 tỷ Từ 10 tỷ Từ 50
Tổng số
đồng
Dưới 0,5
đến
đến
đến
tỷ đến
doanh
đến dưới 10 dưới 50 dưới
tỷ đồng dưới 1
nghiệp
tỷ đồng dưới 5
tỷ

tỷ
200 tỷ
tỷ

Từ 200
Từ 500
tỷ đến
tỷ trở
dưới
lên
500 tỷ

2005

105.167

26.556

20.317

40.936

8.368

7.308

1.388

214


80

2006

123.392

15.773

21.693

63.226

11.630

8.804

1.848

299

119

2007

147.316

18.489

23.495


71.404

16.386

13.536

3.146

566

294

2008

196.776

21.803

27.097

94.935

25.257

21.811

4.585

866


422

Nguồn: Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu của thế kỷ 21, Nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội, 2010.
Riêng đối với TPHCM, đầu tàu kinh tế của cả nước, hiện có trên
128.000 doanh nghiệp tư nhân, chiếm tới 80% số lượng doanh nghiệp trên địa
bàn, về vốn chiếm khoảng 53%. Kinh tế tư nhân được Đại hội Đảng bộ thành
phố lần thứ X (2010) khẳng định là lực lượng là có vai trị hết sức quan trọng
trong phát triển kinh tế TPHCM những năm qua.
1.2.2.2. Giải quyết việc làm, toàn dụng lao động xã hội, tạo thu nhập


24
cho người lao động
Nhu cầu hàng năm phải tạo thêm được hàng triệu việc làm đang là một
áp lực lớn đối với Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương, bởi lẽ:
khơng có việc làm sẽ dẫn tới tình trạng “thất nghiệp”, một trong những
nguyên nhân cơ bản gây suy thoái kinh tế và làm nảy sinh những hiện tượng
tiêu cực trong xã hội như: trộm cắp, ma túy, bn lậu, nghèo đói... Do đó, giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập của các tầng lớp dân cư không chỉ là những
vấn đề kinh tế mà cịn có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc.
Xét ở góc độ giải quyết việc làm thì kinh tế tư nhân là khu vực thu hút
lao động có tỷ lệ cao nhất. Theo số liệu từ niên giám thống kê 2009 của Tổng
cục Thống kê về tình hình lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc cho thấy:
số lao động đang làm việc tại thời điểm 01/07/2009 trong khu vực kinh tế
ngoài nhà nước (tập trung chủ yếu ở kinh tế tư nhân) là 41,1 triệu người,
chiếm 86,1% số lao động có việc làm thường xuyên trong cả nước; trong đó
hơn 40,96 triệu lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân.
Trong cả giai đoạn 2005-2009, cứ trung bình hàng năm, khu vực kinh
tế tư nhân cũng tạo ra bình quân 800.000 lao động/năm, chiếm khoảng 50,2%

số lao động tăng thêm của cả nước. Chính sự đóng góp này của khu vực kinh
tế tư nhân đã góp phần “giải quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ
lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn 4,5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm cịn 9,5%”[11].
Như vậy, có thể nói, trong điều kiện lực lượng lao động ở nước ta ngày càng
tăng, tỷ lệ thất nghiệp còn cao, trong khi khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập
thể rất hạn chế khả năng thu hút lao động thì kinh tế tư nhân ngày càng khẳng
định vai trò quan trọng của mình trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động và góp phần xóa đói giảm nghèo.
1.2.2.3. Đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của cả nước và
tăng ngân sách nhà nước
Tính cả giai đoạn 2005-2009, theo đánh giá của Bộ kế hoạch và đầu tư


25
về tình hình triển khai kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, GDP của
khu vực kinh tế tư nhân (trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa) từ
chiếm 45,6% tổng GDP năm 2005 đã tăng lên khoảng 48% trong năm 2009.
Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực này đạt trên 10%, cao hơn mức 8% của
cả nền kinh tế giai đoạn 2005-2009 [33].
Bảng 1.3: GDP theo giá so sánh 1994 chia theo thành phần kinh tế
Năm

Năm

Năm

Đơn vị: tỷ đồng
Năm

2005


2006

2007

2008

Tổng số

393.031

425.373

461.344

490.458

516.568

Kinh tế nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
Kinh tế tập thể
Kinh tế tư nhân
Kinh tế cá thể
KT có vốn đầu tư nước ngồi

159.836

169.696


179.718

187.561

195.046

185.744

201.427

220.301

236.759

252.205

28.240

29.230

30.201

31.110

31.997

38.165

43.832


50.727

56.293

61.601

119.339

128.365

139.373

149.356

158.607

47.451

54.250

61.325

66.138

69.317

THÀNH PHẦN KINH TẾ

Năm 2009


Nguồn: trang web của Tổng cục Thống kê.
Bảng trên cho thấy, đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP của nền
kinh tế có xu hướng ngày càng tăng qua từng năm, chiếm tỷ trọng khá cao so
với các thành phần kinh tế khác, chỉ xếp sau kinh tế nhà nước. Như vậy, trong
thời gian vừa qua, kinh tế tư nhân đã góp phần cùng các thành phần kinh tế
khác thúc đẩy nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục
Khơng chỉ đóng góp lớn vào tổng sản phẩm quốc nội và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, kinh tế tư nhân cịn góp phần làm tăng ngân sách nhà nước.
Theo Phụ lục số 3 /CKTC-NSNN được ban hành kèm theo Quyết định số
1674/QĐ-BTC ngày 14/07/2010 của Bộ Tài chính về việc cơng bố cơng khai
số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008: số thu từ khu vực cơng
thương nghiệp, dịch vụ ngồi nhà nước đạt khoảng 43.527 tỷ đồng, chiếm
18,13% số thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) và chiếm khoảng 7,9% tổng
thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2008 [34, tr.10].


×