Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Th s kinh te ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.29 KB, 122 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp là ngành kinh tế trọng yếu của một quốc gia, kể cả những
nước đã đạt đến một trình độ phát triển cao. Nó là khu vực sản xuất chủ yếu,
bảo đảm việc làm và đời sống cho xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh
tế (cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của các ngành kinh tế khác),
nguồn nhân lực và nguồn tích lũy cho phát triển kinh tế. Bởi vậy, ngay cả
những nước có nền kinh tế phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế
công nghiệp hóa mới vẫn rất coi trọng sự tăng trưởng của ngành kinh tế này.
Đối với nước ta, do nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, việc phát triển
nông nghiệp không chỉ có ý nghĩa nêu trên, mà còn một giải pháp chủ yếu
nhằm bảo đảm an ninh lương thực và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Thêm
vào đó, là thành viên của WTO và đang ngày càng hội nhập sâu hơn, đầy đủ
hơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế, nông nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt
với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Để vươn lên với sự phát
triển bền vững, vấn đề bức thiết đặt ra hiện nay đối với nông nghiệp là phải
đặc biệt coi trọng yếu tố chất lượng và phải tăng trưởng theo chiều sâu. Khoa
học và công nghệ (KH&CN) phải là nhân tố hàng đầu đảm bảo cho yêu cầu
này. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước ta đã nêu chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH
nông nghiệp, trong đó đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao
KH&CN cho sản xuất là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển
ngành kinh tế rất quan trọng này.
Trong những năm qua, nhất là từ khi triển khai Nghị quyết Hội nghị lần
thứ năm của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, việc ứng dụng tiến bộ
KH&CN vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã thu được những kết quả quan
trọng. Từ năm 2005 đến nay, cả nước đã nghiên cứu, chọn tạo được 135 giống
cây trồng nông nghiệp có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được sâu


2


bệnh và điều kiện bất thuận của môi trường. Xây dựng, bổ sung hoàn thiện
một số quy trình kỹ thuật phù hợp, góp phần giảm chi phí đầu vào, tăng năng
suất và hiệu quả kinh tế nhờ mở rộng ứng dụng hệ thống thâm canh tổng hợp
ở các tỉnh phía Bắc, ứng dụng vi sinh vật cố định đạm và lân hòa tan đối với
đậu nành ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bước đầu ứng dụng các thành tựu
nghiên cứu của công nghệ sinh học để hoàn thiện quy trình nhân giống cây
sạch bệnh, hoặc có khả năng kháng sâu bệnh cao; xác lập bản đồ phân tử các
gen kháng sâu bệnh, chịu hạn, chịu mặn... Việc ứng dụng tiến bộ KH&CN
vào phục vụ chăn nuôi, thú y cũng đạt được nhiều thành tựu: đã nghiên cứu,
bảo tồn, chọn tạo ra các giống con mới có năng suất, phẩm chất tốt, đem lại
hiệu quả kinh tế cao. Công nghiệp chế biến thức ăn đã góp phần quan trọng
trong việc giảm chi phí đầu vào, tăng sản lượng và hiệu quả kinh tế. Đã coi
trọng việc nghiên cứu dịch tễ học và xây dựng các biện pháp phòng trị một số
bệnh thường xảy ra, điều tra và nghiên cứu một số bệnh mới xuất hiện...
Ngoài ra, đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và ứng dụng vào sản xuất các loại
máy móc phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp như: máy cấy mạ thảm đạt công
suất 0,12 - 0,15ha/giờ; mô hình sơ chế, bảo quản rau, hoa, quả tươi quy mô
tập trung công suất 10 - 15 tấn/ngày v.v...
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được của KH&CN còn chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp hiện đại và đứng vững trước những
thách thức của cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là tình trạng cơ
cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm, chưa theo sát với thị trường; thiếu
một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung. Sản xuất nông nghiệp ở
nhiều nơi còn phân tán, manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát; ứng dụng tiến
bộ KH&CN vào sản xuất chậm; trình độ KH&CN của sản xuất nhiều mặt còn
lạc hậu nên năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông
nghiệp còn thấp, hiệu quả kém và thiếu bền vững. Sản xuất nông nghiệp còn
nhiều yếu tố thiếu thân thiện với môi trường sinh thái. Thiếu hệ thống công



3
nghệ bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Trình độ cơ
giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn thấp. Lao động còn phổ biến là thủ
công, tỉ lệ qua đào tạo thấp, thiếu việc làm nghiêm trọng. Tình trạng trên đã
và đang là lực cản không nhỏ đối với sự tăng trưởng của nông nghiệp nói
riêng, nền kinh tế nói chung ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp
với lực lượng lao động hơn 720 nghìn người chiếm 87,7% tổng số lao động
trong tỉnh. Trong 5 năm qua, việc đưa tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông
nghiệp của tỉnh đã đem lại một số kết quả: đã xây dựng được vùng cây ăn quả
cho sản lượng 150-200 tấn/năm với năng suất, sản lượng tăng khá nhanh;
vùng lạc tập trung ứng dụng tiến bộ KH&CN và đưa giống mới vào sản xuất
đại trà ở Tân Yên, Hiệp Hoà, Lạng Giang, Lục Nam phát triển mạnh với diện
tích gieo trồng hơn 10 nghìn ha/năm; bước đầu hình thành vùng sản xuất lúa
hàng hoá tại huyện Yên Dũng, Lạng Giang và Việt Yên; từng bước chuyển
sang chăn nuôi lợn siêu nạc theo phương pháp công nghiệp và bán công
nghiệp với những trang trại, hợp tác xã chăn nuôi quy mô lớn ở các huyện
Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hoà... Song, những hạn chế, bất cập trong việc ứng
dụng tiến bộ KH&CN của Bắc Giang cũng không nằm ngoài tình trạng chung
của cả nước thậm chí còn có những nan giải. Trong giai đoạn 2005-2010, tốc
độ tăng trưởng nông nghiệp bị chậm lại so với giai đoạn 2001-2005, và chỉ
đạt ở mức bình quân 2,6%/năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng
nông nghiệp trung bình của cả nước trong cùng kỳ (4,2%/năm). Sức cạnh
tranh của hàng nông sản chưa ổn định, chất lượng sản phẩm thấp... Vấn đề
bức thiết hiện nay là phải tìm lời giải cho việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào
phát triển bền vững của ngành kinh tế quan trọng này.
Từ vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Ứng dụng tiến bộ khoa học
và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang” để nghiên cứu
làm luận văn Cao học chuyên ngành Kinh tế chính trị. Là một cán bộ nhiều



4
năm gắn bó với đồng đất tỉnh Bắc Giang, thông qua thực hiện đề tài, tác giả
luận văn hy vọng góp phần tích cực vào giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH nơng
nghiệp của tỉnh thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cho đến nay, ở nước ta đã có những nghiên cứu lý luận và thực tiễn có
liên quan đến vấn đề ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp của
cả nước nói chung, của một tỉnh, thành phố nói riêng và đã được công bố dưới
dạng đề tài khoa học, chuyên đề, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, bài viết đăng
trên các báo, tạp chí trong nước và nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý là:
- Hoàn thiện chính sách kinh tế nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bắc Giang.
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Dương Van Trọng, Hà Nội, 1998. Nghiên cứu về
lựa chọn chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong
tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh Bắc Giang.
- Vận dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sự phát triển nông
nghiệp nước ta của Nguyễn Đức Lợi, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội, 2000.
Nghiên cứu ứng dụng của chuyên ngành kinh tế công nghiệp.
- Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn, Sách viết của Chu Hữu Quý và Nguyến Kế Tuấn, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2001. Nghiên cứu kinh tế công nghệp.
- Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn, Mã số 07, Chương trình KH&CN trọng điểm cấp
Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005.
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ phục vụ
công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Mã số KC.07/06 10, Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010.
Hai đề tài khoa học trọng điểm trên hướng nghiên cứu việc ứng dụng
và chuyển giao được các công nghệ tiên tiến và thiết bị phù hợp vào sản xuất



5
nông, lâm, ngư nghiệp; bảo quản và chế biến nông-lâm-thủy sản và ngành nghề
nông thôn nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa có khả năng cạnh
tranh cao và tìm giải pháp nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả, phát triển bền vững trong sản xuất
nông-lâm-ngư nghiệp; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm
và tăng thu nhập cho người dân nông thôn từ góc độ kinh tế - kỹ thuật.
- Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam, Sách của Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Trong đó,
nghiên cứu khái quát quá trình hình thành và phát triển quan điểm của Đảng
về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn qua các thời kỳ; kinh nghiệm CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn của một số nước và vùng lãnh thổ; và có một số
bài viết về một số điểm sáng và những vấn đề đặt ra trong quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta, phương hướng và giải pháp.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ơ
tỉnh Bình Định: thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Ngô Thị
Anh Thư, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003.
Nghiên cứu về lý luận, thực tiễn và đánh giá thực trạng của việc ứng dụng
tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bình Định, đề xuất
phương hướng và giải pháp thúc đẩy việc đưa tiến bộ KH&CN vào sản xuất
nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.
- Nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Sách của TS Nguyễn
Từ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. Nghiên cứu về những thách thức,
vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển nông nghiệp nước ta khi gia nhập các tổ
chức kinh tế quốc tế.
- Nông nghiệp và nông dân Việt Nam phải làm gì để hội nhập kinh tế
quốc tế, Bài viết của GS, TSKH Võ Tòng Xuân, trên Tạp chí Cộng sản số 785



6
(3/2008). Đề xuất giải pháp có tính gợi mở khi nông nghiệp Việt Nam đã trở
thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO).
- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn - những vấn đề không thể thiếu
trong phát triển bền vững, Bài viết của Đào Thế Tuấn, đăng trên Tạp chí Cộng
sản số 787 (5/2008). Trong đó có quan tâm đến giải pháp coi trọng áp dụng
tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp khi nông nghiệp Việt Nam đã trở
thành thành viên chính thức của WTO.
- Nghiên cứu chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, đề tài khoa học của nhóm nghiên
cứu do TS Phạm Bảo Dương thuộc Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược và Chính
sách, Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông nghiệp nông thôn làm chủ biên, Hà Nội, 2009. Nội
dung của đề tài là rà soát và làm rõ một số khái niệm, tìm hiểu kinh nghiệm quốc
tế liên quan đến vấn đề nghiên cứu để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,
tổng quan các chính sách liên quan đang được triển khai thực hiện. Giới hạn của
đề tài được chọn là 5 tỉnh Lào Cai, Thái Bình, Nghệ An, Đắk Lắk và An Giang.
- Đưa công nghệ về nông thôn, miền núi - Cơ chế hỗ trợ gắn với đặc
thù sản xuất nông nghiệp, nông dân, Bài viết đăng trên trang web
của Viện chiến lược và chính sách KH&CN ngày
28/7/2010. Viết về đánh giá kết quả thực hiện Chương trình “Xây dựng mô
hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2004-2010” và định hướng
Chương trình giai đoạn 2011-2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ở tỉnh Bắc Giang cũng có bài báo viết về vấn đề này của Phương Nga
với tên đề: “Ứng dụng khoa học công nghệ để chuyển đổi cơ cấu sản xuất tại
Bắc Giang”, (21/10/2010). Nêu những đánh
giá việc hỗ trợ kinh phí của Bộ Khoa học và Công nghệ cho tỉnh Bắc Giang

triển khai 8 dự án xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi của tỉnh giai đoạn 2004-2010.


7
Nhìn chung, các nghiên cứu khoa học và bài viết trên đã có những bàn
luận về đưa tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp với các chuyên ngành
khác nhau, nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống về
tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang dưới góc độ kinh
tế chính trị. Bởi vậy, đề tài mà học viên lựa chọn là mới, không trùng với các
công trình khoa học đã cơng bớ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Xác định cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn để phân tích và đánh giá
việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào phát triển sản xuất nông nghiệp ở tỉnh
Bắc Giang từ năm 2005 đến nay; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp
thúc đẩy hoạt động này nhằm bảo đảm tính bền vững trong phát triển nông
nghiệp góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn
tỉnh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ cần được tập trung
nghiên cứu như sau:
- Tổng quan cơ sở lý luận và nghiên cứu một số kinh nghiệm thực tiễn
về ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay
làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn vấn đề này ở tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích và đánh giá thực trạng tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông
nghiệp ở tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh hoạt động
ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang đến
năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tiến bộ KH&CN trong
sản xuất nông nghiệp với đối tượng là những cây trồng, vật nuôi chủ lực gắn


8
với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của nước ta trước
những thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: luận văn nghiên cứu việc ứng dụng
tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp dưới góc độ kinh tế chính trị, tức
là chỉ nghiên cứu các quan hệ kinh tế-xã hội mà không nghiên cứu mặt kinh tế
- kỹ thuật và quản lý về vấn đề này. Về không gian: địa bàn tỉnh Bắc Giang;
và về thời gian xác định trong khoảng 5 năm: từ năm 2005 đến nay.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sơ lý luận: Luận văn xuất phát từ những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng
cộng sản Việt Nam thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết, các chủ trương,
chính sách của Nhà nước về KH&CN và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn;
đồng thời, kế thừa có chọn lọc sản phẩm của các công trình khoa học, công
nghệ đã công bố có liên quan đền đối tượng nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu: vận dụng các phương pháp nghiên cứu của
kinh tế chính trị (phương pháp trừu tượng hoá, logic kết hợp với lịch sử…) và
khảo sát, phân tích trên cơ sở gắn lý luận với thực tiễn để rút ra các kết luận theo
hướng nghiên cứu của đề tài luận văn.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng
dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp, nêu nội dung và các nhân tố
ảnh hưởng đến việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động này trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang để tìm ra phương hướng và giải pháp chủ yếu để thúc đẩy việc ứng

dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp nhằm đạt được mục tiêu phát
triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương, 7 tiết.


9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ
VIỆC ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.1.1.

Tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

1.1.1.1. Khoa học và công nghệ
- Khái niệm khoa học và công nghệ:
Ngày nay, khi khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, năng suất lao động không ngừng được nâng cao, cơ cấu kinh tế của
các quốc gia có sự chuyển biến mạnh mẽ, mọi mặt của đời sống xã hội loài
người thay đổi sâu sắc. Tuy nhiên, khi bàn về thuật ngữ khoa học, công nghệ,
vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau
+ Khoa học, là phạm trù phổ biến, được đề cập tới với nhiều giác độ khác
nhau. Theo Từ điển bách khoa Xô-Viết, Mát-xcơ-va, 1985 thì khoa học là một lĩnh
vực hoạt động rộng lớn của loài người nhằm nghiên cứu và hệ thống hóa thành lý

luận những tri thức về thế giới khách quan, trong đó có con người [13, tr.23].
Khoa học, tiếng Latin là “Scientia”, có nghĩa là “kiến thức” hoặc “hiểu
biết”, là các nỗ lực thực hiện phát minh, và tăng lượng tri thức hiểu biết của
con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh. Thông
qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu
hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập
dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự
vật, hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm
bằng mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý


10
tưởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các
nghiên cứu đã tích luỹ được. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ
biến đó là khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hoá.
Ở Việt Nam, theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000, khoa học là hệ
thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Cuốn “Danh từ, thuật ngữ khoa học - công nghệ và khoa học về khoa học” của
Nxb Khoa học Kỹ thuật (năm 2002) định nghĩa: khoa học là một hình thái ý thức
xã hội, một công cụ nhận thức; khoa học là một hệ thống tri thức của nhân loại
được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết.
Xuất phát từ nguồn gốc hình thành, khoa học chỉ xuất hiện khi xã hội
đã phát triển tới một trình độ nhất định, khi lực lượng sản xuất của xã hội đã
tạo ra một lượng sản phẩm thặng dư đủ lớn cho phép một bộ phận của xã hội
tách khỏi quá trình sản xuất vật chất trực tiếp để tập trung vào nghiên cứu các
hiện tượng, quá trình của tự nhiên, xã hội, tư duy nhằm mục đích hiểu được
các quy luật chi phối sự vận động của chúng để tạo cơ sở cho sự chinh phục
thế giới của con người ngày càng có hiệu quả lớn hơn. Như vậy, có thể hiểu
khoa học theo nghĩa rộng là một lĩnh vực của đời sống xã hội, bao hàm toàn
bộ những hoạt động của con người nhằm tìm hiểu, khám phá những quy luật

của tự nhiên, xã hội, tư duy và kết quả của các hoạt động đó. Mặc dù, để thực
hiện được những hoạt động này, xã hội cần phân bổ những nguồn lực nhất
định như cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực, không gian, thời gian và các điều
kiện cần thiết khác, nhưng sản phẩm của những hoạt động này không mang
hình thái vật thể mà biểu hiện ra dưới hình thái những hiểu biết hay tri thức về
thế giới. Cho nên, xét theo giác độ này, khoa học là một loại hình hoạt động
đặc thù của xã hội bên ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất.
Trong quá trình phát triển, khoa học đã trở thành yếu tố ngày càng có
tác động mạnh mẽ và quyết định tới lĩnh vực kinh tế. Tác động đó lớn hay
nhỏ phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học và sự ứng dụng kết quả đó vào


11
sản xuất. Có thể hiểu khoa học theo nghĩa hẹp với tư cách là kết quả mong
muốn chủ yếu đối với xã hội loài người để phát triển kinh tế xã hội. Theo
nghĩa này, có thể hiểu, khoa học là mối quan hệ chủ động, tích cực của con
người đối với tự nhiên, xã hội và bản thân mình, trong đó con người khám
phá ra các quy luật vận động của chúng nhằm phục vụ cho lợi ích của xã hội
và duy trì sự tồn tại, phát triển bền vững, lâu dài của con người trong thế giới
tự nhiên.
Kể từ khi hình thành, khoa học được phát triển không ngừng và theo đó
phân công lao động trong lĩnh vực khoa học cũng được không ngừng đẩy
mạnh, nhờ vậy khoa học được phân chia thành các chuyên ngành nhất định.
Sự phân định các ngành khoa học có thể dựa vào nhiều tiêu chí. Theo lĩnh vực
nghiên cứu, có thể phân biệt thành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và
nhân văn. Theo phạm vi cấp độ nghiên cứu, có thể phân biệt khoa học cơ bản,
khoa học ứng dụng, khoa học khai thác, khoa học thăm dò dự báo…
Gần đây đã xuất hiện ý kiến về phân biệt cả “khoa học cứng” bao gồm
những khoa học kỹ thuật cụ thể, và “khoa học mềm” gắn với việc chế tạo và
sử dụng máy vi tính để thực hiện các chức năng như quan sát nhận thức, ghi

nhớ, phán đoán và sáng tạo. Sự hình thành “khoa học mềm” được coi là trình
độ phát triển mới cao hơn của khoa học, cho phép tăng cường sự kết hợp giữa
các ngành khoa học, nâng cao hiệu quả tác động của khoa học tới phát triển
kinh tế - xã hội [48].
Như vậy, về thực chất khoa học là một dạng hoạt động đặc biệt của đời
sống xã hội, là sự khám phá của con người đối với các hiện tượng và thuộc
tính vốn tồn tại một cách khách quan, từ đó làm thay đổi nhận thức của con
người và biến chúng thành hiện thực. Phạm vi ảnh huởng của khoa học rất
lớn, cả bề rộng lẫn bề sâu. Xã hội loài người càng phát triển thì khoa học cũng
ngày càng phát triển và phân ngành của khoa học càng chi tiết hóa và phức
tạp hóa hơn. Hiện nay phổ biến có ba cách phân loại cơ bản:


12
Theo đối tượng nghiên cứu:
Khoa học tự nhiên, nghiên cứu sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên.
Khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu hiện tượng, quá trình, quy
luật vận động, phát triển của xã hội và bản thân của con người.
Theo mục tiêu nghiên cứu: Có khoa học cơ bản; khoa học ứng dụng.
Theo phân loại của UNESCO: Thì bao gồm khoa học tự nhiên; khoa
học kinh tế; khoa học nông nghiệp; khoa học y học; khoa học kỹ thuật; khoa
học xã hội và nhân văn.
Việc phân chia các loại hình khoa học nêu trên chỉ có ý nghĩa tương đối.
Giữa các ngành khoa học luôn có sự giáp ranh, đan xen nhau cả về lý luận và
thực tiễn, bởi lẽ khoa học theo nghĩa hẹp thể hiện toàn cảnh bức tranh khoa học
về thế giới, mà bản thân thế giới là một thể thống nhất hữu cơ, từng ngành khoa
học chỉ phản ánh thế giới theo những phương diện tương đối chuyên biệt nhất
định và trong thực tế hoạt động khoa học trong từng lĩnh vực cụ thể xét cho cùng
không thể thực hiện có hiệu quả nếu thiếu sự hợp tác đa ngành.
Tóm lại, khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh vực

hoạt động nghề nghiệp xã hội có tính đặc thù nhằm tìm kiếm, sắp xếp một
cách có hệ thống các tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy trên cơ sở tổng
hợp, khái quát những tri thức kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình
lịch sử, từ thực tiễn hoạt động sản xuất và đời sống để định hướng, dẫn dắt
hoạt động thực tiễn của con người.
+ Công nghệ: Thuật ngữ Công nghệ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp
“Technologia”. “Techne” có nghĩa là “thủ công” và “logia” là “châm ngôn”;
“Technologia” là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các công cụ và mưu
mẹo của con người. Trong tiếng Anh, công nghệ là “Technology” có nghĩa là
“tài nghệ học”, sự tinh xảo của tay nghề, một nghệ thuật hay một kỹ năng, bí
quyết… để đạt tới sản phẩm chất lượng cao của nghề thủ công trước đó. Tùy
theo ngữ cảnh và góc độ nghiên cứu mà thuật ngữ công nghệ có thể được hiểu:


13
Công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề.
Các kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến
trình để giải quyết một vấn đề.
Các sản phẩm được tạo ra phải hàng loạt và giống nhau.
Theo C.Mác thì, công nghệ được diễn giải: “Kỹ thuật học vạch trần
thái độ tích cực của con người đối với tự nhiên, vạch trần quá trình sản xuất
trực tiếp ra đời sống của con người và những điều kiện của đời sống xã hội
của họ, cũng như những khái niệm tinh thần bắt nguồn từ những điều kiện
ấy” [28, tr.538]. Còn theo V.G.Gorokhov, công nghệ bao hàm không những
các phương tiện kỹ thuật, mà cả những hình thức hiệp tác mới, hình thức tổ
chức sản xuất mới hoặc hoạt động với khả năng tập trung nguồn lực tốt hơn.
Công nghệ còn gắn với các yếu tố như văn hoá lao động, những tiềm lực khoa
học kỹ thuật đã tích luỹ được của xã hội, quốc gia.
Theo Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2000) của Việt Nam thì định
nghĩa: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công

cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm.
Ngày nay, nội hàm của khái niệm công nghệ ngày càng được hoàn thiện.
Với cách diễn giải của Trung tâm nghiên cứu về chuyển giao công nghệ Châu Á
- Thái Bình Dương APCTT (Asean Pacific Center for Technology Transfer):
Công nghệ gồm bốn thành phần THIO: T, thành phần kỹ thuật (Technoware)
gồm các máy móc, thiết bị dụng cụ, vật tư, các phương tiện kiểm tra, đo lường,
thí nghiệm; H, thành phần con người (Humanware), gồm kiến thức nghề nghiệp,
kỹ năng lao động, khả năng tiếp thu và vận dụng sáng tạo những công nghệ mới;
I, thành phần thông tin (Inforware) gồm các bí quyết và quy trình công nghệ, các
tài liệu kỹ thuật khai thác, bảo dưỡng, các thông tin về nguồn cung cấp vật tư,
thông tin về thị trường; O, thành phần tổ chức quản lý (Orgaware) bao gồm tổ
chức quản lý các hoạt động công nghệ, các dịch vụ cho các hoạt động đó, các tổ
chức tiếp thị và dịch vụ sau bán hàng [32, tr.10].


14
Từ quan niệm trên, người ta chia công nghệ thành hai bộ phận cứng và
mềm: Bộ phận cứng là bộ phận kỹ thuật trong cấu thành công nghệ. Đây là cái
cốt vật chất quyết định được hiệu suất của công nghệ trong ứng dụng vào thực
tiễn. Tuy nhiên, khi bùng nổ của cuộc cách mạng KH-CN làm cho thời gian từ các
phát minh khoa học đến hình thành một hệ thống trong nghiên cứu và triển khai
(R&D) rút ngắn lại thì vai trò của phần cứng suy giảm và ranh giới giữa các bộ
phận bị lu mờ đi, nhất là khi kỹ thuật và thông tin bị hoà trộn vào nhau. Sự xâm
nhập các yếu tố cấu thành công nghệ vào nhau đã cho phép biến phòng thí nghiệm
thành các cơ sở sản xuất và khoa học trở thành LLSX trực tiếp. Cần chú ý rằng
mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ đều đòi hỏi có đủ bốn thành phần
trên, vì mỗi thành phần đều có những chức năng riêng. Các số liệu thống kê cho
thấy, nếu áp dụng riêng rẽ các giải pháp thì khả năng thành công chỉ đạt 20-30%,
còn nếu áp dụng đồng bộ thì xác suất thành công 70-80% hoặc cao hơn [51, tr.32].
Nhìn chung các quan niệm đều đi vào làm rõ công nghệ là môn khoa

học ứng dụng nhằm vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa
học bao gồm các phương tiện kỹ thuật, công cụ, kỹ năng, bí quyết, phương
pháp… sử dụng trong quá trình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và
tinh thần của con người.
Ngày nay, công nghệ về mặt nội dung gồm bốn bộ phận hợp thành
được gọi là bốn thành phần công nghệ:
Một là, phần kỹ thuật là phần công nghệ được hàm chứa ở trong các
phương tiện kỹ thuật; bao gồm: các công cụ, thiết bị máy móc, phương tiện và
các cấu trúc hạ tầng khác. Trong công nghệ, các thành phần này thường làm
thành dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi, ứng với một quy trình công
nghệ nhất định, đảm bảo tính liên tục của quá trình công nghệ. Các phần kỹ
thuật của công nghệ chính là “phần cứng”.
Hai là, phần con người là phần công nghệ hàm chứa trong kỹ năng con
người trong quá trình hoạt động công nghệ bao gồm: kiến thức, kinh nghiệm,
kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, khả năng học hỏi và các tố chất của con người.


15
Ba là, phần thông tin là phần công nghệ được hàm chứa trong các dữ
liệu và nhờ đó con người có thể sử dụng, thực hiện nó một cách hiệu quả các
hoạt động công nghệ, bao gồm bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ liệu, bản
thiết kế…nó được bảo vệ theo Luật Bản quyền sở hữu công nghiệp.
Bốn là, phần tổ chức, quản lý là phần công nghệ hàm chứa trong khung
của thể chế, xây dựng cấu trúc của tổ chức bao gồm các quy định về trách
nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp giữa các cá nhân và các bộ phận
trong hoạt động khoa học, công nghệ. Kích thích người lao động làm việc để
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các thành phần của một công nghệ có quan hệ mật thiết với nhau, bổ
sung cho nhau. Bất kỳ quá trình sản xuất nào đều phải đảm bảo bốn thành
phần trên. Mỗi thành phần đều đảm nhiệm những chức năng nhất định. Sự kết

hợp chặt chẽ bốn thành phần trên là điều kiện để đảm bảo cho hoạt động sản
xuất đạt hiệu quả cao. Do đó, khi muốn đổi mới công nghệ phải đồng thời
nâng cấp cả bốn thành phần công nghệ một cách tương thích.
Tóm lại, công nghệ là toàn bộ hệ thống các công cụ, phương tiện kỹ
thuật, bí quyết, phương pháp tổ chức, quản lý nhằm khai thác, biến đổi nguồn
lực tự nhiên thành các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu
của con người.
+ Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ.
Khoa học và công nghệ là những yếu tố chủ yếu, động lực mạnh mẽ nhất
thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Khoa học và công nghệ đều có điểm
chung về mục đích và hoạt động dựa trên cơ sở phát triển trí tuệ của con người,
nhưng giữa chúng có những khác biệt quan trọng:
Một là, khoa học là hoạt động tìm kiếm phát hiện những nguyên lý, quy
luật tự nhiên, xã hội và tư duy của quá trình phát triển và những biện pháp
thúc đẩy sự phát triển; công nghệ là hoạt động nhằm áp dụng những kết quả
tìm kiếm, phát hiện được vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Như vậy, khoa


16
học là hình thức tồn tại của lý luận, còn công nghệ là hình thức tồn tại của
thực tiễn và đời sống.
Hai là, khoa học tập trung giải quyết câu hỏi “tại sao?” tức nhằm lý
giải tìm, ra nguyên nhân; còn công nghệ trả lời câu hỏi “làm như thế nào?”
nghĩa là tìm ra bí quyết để áp dụng.
Ba là, tri thức khoa học có thể phổ biến rộng rãi và trở thành tài sản
chung còn công nghệ là hàng hóa có chủ sở hữu cụ thể dùng để mua bán (đây
là hàng hóa đặc biệt).
Bốn là, thường các hoạt động khoa học được đánh giá bằng các thước
đo trực cảm, trong khi đó thước đo đối với công nghệ lại là phần đóng góp cụ
thể đối với việc giải quyết các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Năm là, khoa học là hình thái ý thức xã hội, phản ánh thế giới bên
ngoài, mang tính trừu tượng và khái quát, còn công nghệ là yếu tố của quá
trình sản xuất được thể hiện trong tư liệu sản xuất, trong quá trình tổ chức sản
xuất và trong kỹ năng lao động của con người.
Sáu là, các hoạt động khoa học thường đòi hỏi phải có một thời gian
giải quyết dài hơn và yếu tố bất định luôn là đặc trưng của hoạt động này.
Ngược lại, đối với các hoạt động công nghệ thời gian giải quyết thường ngắn
hơn. Mặc dù, giữa khoa học, công nghệ có điểm khác nhau như vậy, nhưng cả
hai đều thống nhất, tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại như sau:
Khoa học tạo cơ sở lý thuyết và phương pháp cho ứng dụng triển khai
công nghệ mới vào sản xuất và đời sống.
Công nghệ kích thích sự phát triển của khoa học và cung cấp các
phương tiện, công cụ cho nghiên cứu khoa học.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, nhu cầu
phải giải thích những hiện tượng tự nhiên và hoạt động của thế giới xung
quanh do con người tạo ra ngày càng tăng lên. Khi cả hai phía khoa học trong
tìm hiểu thế giới tự nhiên và công nghệ trong chế ngự thế giới đã mở rộng


17
phạm vi hoạt động của mình, chúng đã cọ sát và tương tác với nhau thường
xuyên hơn và đã có những đóng góp, bổ sung cho nhau.
- Đặc điểm của tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông nghiệp:
+ Tiến bộ KHCN phải dựa vào tiến bộ về sinh vật học và sinh thái học
Các tiến bộ KHCN trong nông nghiệp dựa vào những tiến bộ sinh vật
học và sinh thái học, lấy công nghệ sinh học và sinh thái học làm trung tâm.
Các tiến bộ KHCN trong lĩnh vực thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, cải
tạo đất… phải đáp ứng yêu cầu của tiến bộ khoa học công nghệ sinh vật học
và sinh thái học.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng vật nuôi,

các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh
trưởng, phát triển và diệt vong). Chúng có quan hệ rất chặt chẽ với các yếu tố
ngoại cảnh, mọi sự thay đổi vể điều kiện thời tiết khí hậu đều tác động trực
tiếp đến sự phát triển và diệt vong của sinh vật. Mỗi đối tượng cây trồng vật
nuôi đều có sự thích hợp với những môi trường sống riêng và có mối quan hệ
chặt chẽ với môi trường sinh thái đó. Mối quan hệ sinh vật và sinh thái trong
sản xuất nông nghiệp đòi hỏi các tiến bộ KHCN khác hướng sự phát triển của
mình vào việc cải thiện bản thân sinh vật và cải thiện môi trường sống của
sinh vật. Việc nghiên cứu để tạo ra một loại giống mới trong sản xuất nông
nghiệp cũng đồng thời đòi hỏi những nghiên cứu để tạo ra môi trường sinh
thái phù hợp với sự phát triển của loại giống mới đó. Cũng tương tự như vậy, sự
thay đổi của môi trường sống đòi hỏi phải có những nghiên cứu để tạo ra các loại
giống cây trồng vật nuôi mới cho phù hợp. Để nông nghiệp phát triển đòi hỏi
phải có sự phát triển của các yếu tố một cách đồng bộ, cứ như vậy tiến bộ
KHCN trong nông nghiệp ngày càng phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.
Hiện nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp đang phải trải qua những
biến động và phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm các yếu tố nguồn lực. Vì
vậy, những tiến bộ KHCN trong trồng trọt và chăn nuôi không những phải


18
nhằm nâng cao sức sống của cây trồng vật nuôi, sử dụng có hiệu quả tối đa
các nguồn lực tài nguyên đất đai sinh thái hiện có mà còn phải góp phần giữ
gìn, tái tạo các nguồn tài nguyên đó để nhằm phát triển nông nghiệp bền vững
trong tương lai.
+ Việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KHCN trong nông nghiệp
mang tính vùng, tính địa phương cao
Như đã nói ở trên, đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những sinh
vật sống. Những sinh vật sống này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên,
do có sự khác biệt về loại đất, địa hình, thời tiết, khí hậu, … giữa các vùng nông

nghiệp nông thôn, kéo theo đó là sự khác biệt về các giống cây trồng vật nuôi
giữa các vùng đó. Chính những sự khác biệt này đòi hỏi những khảo nghiệm,
những nghiên cứu cũng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã
hội của từng vùng. Những tiến bộ KHCN phải được địa phương hóa trước khi
đưa vào triển khai áp dụng đại trà. Những tiến bộ KHCN có thể phù hợp với
điều kiện của vùng này nhưng chưa hẳn đã phù hợp với các vùng khác và ngược
lại. Do vậy có thể nói việc nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ KHCN trong
nông nghiệp mang tính vùng, tính địa phương cao.
+ Các loại hình công nghệ trong nông nghiệp có tính đa dạng
Xét về mối quan hệ giữa KHCN với sản phẩm có hai loại hình KHCN:
Công nghệ thâm canh nhằm nâng cao năng suất sinh vật và năng suất
kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Loại thứ hai là công nghệ cơ giới và tự động hóa, là công nghệ chủ yếu
nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian lao động trong mỗi công
đoạn và giảm hao phí lao động sống.
+ Phát triển tiến bộ KHCN trong nông nghiệp có tính đồng bộ cân đối
Xét trên khía cạnh vật chất kỹ thuật, một tiến bộ KHCN bất kỳ trong
nông nghiệp đều được biểu hiện ra ở sự phát triển về công cụ lao động, đối
tượng và sự phát triển kỹ thuật, kỹ năng của những người lao động. Một tiến


19
bộ KHCN nhất định có thể chỉ tác động đến một đối tượng trong sản xuất
nông nghiệp, nhưng để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp toàn diện,
vững chắc thì đòi hỏi phải có sự kết hợp tác động một cách đồng bộ và cân
đối các tiến bộ KHCN riêng lẻ. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển có sự
tác động khác nhau của các tiến bộ KHCN lên các đối tượng của sản xuất
nông nghiệp, không phải lúc nào các tiến bộ KHCN cũng phát triển một cách
đồng bộ, có một số bộ phận còn lạc hậu, có những hạn chế, yếu kém. Đây
chính là vấn đề đặt ra cho mỗi giai đoạn nhất định trong việc nghiên cứu áp

dụng các tiến bộ KHCN.
1.1.1.2. Những tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông
nghiệp hiện nay
- Tiến bộ khoa học và công nghệ về sinh học lai tạo ra các giống cây
trồng, vật nuôi mới có năng suất và chất lượng cao hơn.
+ Ươm tạo các giống và phát triển các loại cây trồng mới:
Việc nghiên cứu, chọn tạo được nhiều giống cây trồng có năng suất cao,
chất lượng sản phẩm tốt phù hợp với từng vùng sinh thái là thành tựu nổi bật nhất
trong giai đoạn hiện nay.
Đối với cây lương thực chủ yếu - cây lúa: Việc nghiên cứu, lai tạo, chọn
lọc đã cho ra bộ giống lúa ngắn ngày có năng suất cao, đáp ứng được yêu cầu
của sản xuất từng vùng như các giống lúa kháng rầy, giống lúa chịu phèn mặn,
giống lúa chịu hạn, giống lúa chịu rét, các giống lúa có chất lượng gạo tốt đáp
ứng được yêu cầu xuất khẩu. Đặc biệt là việc tiếp thu công nghệ giống lúa lai.
Ngoài ra, hiện nay còn nghiên cứu và đưa vào phổ biến rộng rãi nhiều
giống mới về ngô, sắn, khoai lang, khoai tây, lạc, đậu tương,…như giống ngô
lai Biosid 9681, LVN 10, 9670… đạt năng suất trên 60 - 70 tấn/ha [10, tr.25],
tăng nhanh sản lượng và hạ giá thành sản xuất ngô đáp ứng nhu cầu chăn nuôi
và xuất khẩu. Ngoài ra còn lai tạo, chọn lọc và đưa vào sản xuất các giống cây
công nghiệp như mía, dâu tằm, chè, cà phê, hạt điều… và các giống rau quả có


20
năng suất, chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong
và ngoài nước.
Trên cơ sở kết hợp tốt những công nghệ truyền thống với công nghệ hiện
đại trong công tác chọn, tạo giống như: ứng dụng phương pháp marker phân
tử để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể hỗ trợ cho công tác tạo giống
mới; nghiên cứu chuyển gen qui định tính trạng mong muốn cho một số cây
trồng, các nhà khoa học đã chọn tạo được 31 giống cây trồng, 4 cây đầu dòng,

19 tiến bộ kỹ thuật và đề nghị khu vực hoá 48 giống cây trồng; đã xây dựng
được quy trình chọn và nhân các dòng CMS, TGMS trong sản xuất lúa lai.
Ứng dụng công nghệ nuôi cấy tế bào soma để phục tráng và cải tiến lúa tám.
Hoàn chỉnh quy trình công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng để tạo cây có múi
sạch bệnh. Một tổ hợp lúa lai được tạo ra trong nước cho năng suất cao hoặc
chất lượng gạo tốt như VL 20, HYT 57… đã bước đầu mở ra triển vọng tự sản
xuất hạt giống lúa lai trong nước. Đã tạo ra và đưa đi thử nghiệm ở các địa
phương giống “ siêu lúa”, năng suất trung bình đạt 8 - 10 tấn/ha, năng suất
tiềm năng có thể đạt tới 12 tấn/ha. Đã chọn được giống lạc L 18 cho năng suất
cao 5 tấn/ha trên diện tích thử nghiệm [10, tr.26].
+ Lai tạo các vật nuôi mới:
Ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong việc lai tạo các vật nuôi
mới, thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu Việt Nam. Cụ thể:
Đã ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới về di truyền trong việc lai tạo
giống lợn có tỷ lệ nạc cao (45 - 54%). Triển khai lai tạo các giống bò sữa, bò
thịt cho năng suất cao phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ chăn nuôi và môi
trường sinh thái từng vùng. Ví dụ đối với bò sữa: các tỉnh đồng bằng sông
Hồng thích hợp với bò lai F1 1/2, 5/3, 3/4 máu ngoại, các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long thích hợp với bò lai 3/4, 7/8 máu bò Holstein frir, các vùng Mộc
Châu (Sơn La), Lâm Đồng thích hợp với chăn nuôi bò có tỷ lệ máu bò Holstein
Frir cao hơn.


21
Nhập nội thích nghi và phát triển nhiều giống gà thịt, gà trứng, giống
vịt siêu thịt (Cvsuperm), siêu trứng (Khakicampell), giống ngan Pháp…có
năng suất cao hơn các giống gia cầm của địa phương.
Đến nay đã chọn lọc được 500 con bò sữa lai F1, F2, F3 hạt nhân và 12 đực
giống 3/4 và 5/8 máu bò HF; đánh giá các chỉ tiêu sinh sản, năng suất của chúng,
chọn lọc tạo 8 giống bò sữa có năng suất bình quân toàn đàn 4000kg sữa/chu kỳ.

Bước đầu nghiên cứu thành công nhân bản vô tính bằng phương pháp cắt phôi,
tạo ra cặp bê song sinh giống nhau về đặc điểm di truyền, sau 120 ngày nuôi đạt
143kg/1 bê. Chọn lọc và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lợn hạt nhân
dòng mẹ (nhóm lợn sinh sản) của các giống yorkshire landrace và lợn dòng bố
(nhóm sinh trưởng) của các giống duroc pietrain và landrace. Chọn lọc nhân thuần
và cung cấp cho sản xuất giống gà ri thuần một nguồn gen quý trong nhiều năm
đã bị pha tạp để tạo thành một hệ thống nhân giống thuần cung cấp cho sản xuất
đạt năng suất và chất lượng cao, giá thành hạ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Về kỹ thuật chăn nuôi, đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng các qui trình
chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao như quy trình chăn nuôi lợn có tỷ lệ nạc
cao, thời gian nuôi 4 tháng tuổi, trọng lượng xuất chuồng đạt 90 - 100kg; qui
trình chăn nuôi gà theo hướng bán công nghiệp, công nghiệp; qui trình chăn
nuôi bò sữa qui mô gia đình… Đồng thời nghiên cứu và xây dựng các tiêu
chuẩn ăn cho các giống gà, lợn ngoại và lợn lai, qui trình chế biến phụ phẩm
nông nghiệp (rơm) làm thức ăn cho trâu bò đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong phòng chữa bệnh cho gia súc, gia cầm đã nghiên cứu và sản xuất một
vắc xin phòng bệnh đạt hiệu lực cao, vừa kéo dài thời gian miễn dịch, vừa
không gây hại sức khoẻ cho gia súc, gia cầm.
- Tiến bộ khoa học và công nghệ trong quy trình nuôi trồng và chăm
sóc sản phẩm.
+ Quy trình phân bón, tưới nước:
Về tưới, tiêu nước: Thời gian qua, Việt Nam đã đầu tư khá lớn cho việc
xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi. Cũng theo số liệu của Cục


22
chế biến nông lâm sản và nghề muối - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
hiện cả nước có 22.548 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ trong đó có 22.469 công trình
thuỷ nông. Số lượng máy bơm nước các loại có khoảng 1,39 triệu chiếc, gấp 8
lần so với năm 1990, nhờ vậy đã bảo đảm tưới tiêu cho khoảng 80% diện tích

đất canh tác, trong đó Đồng bằng sông Hồng đạt 86,7% [46, tr.11-12]. Vùng
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có số lượng công trình và năng lực tưới tiêu
phát triển nhất.
Quy trình phân bón: Những năm gần đây sản xuất nông, lâm nghiệp đã
đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, mức tăng bình quân hàng năm đạt 4,5%,
cao hơn nhiều mức tăng của các thời kỳ trước đó. Tốc độ phát triển bình quân
của ngành nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2005 vào khoảng 4,5%/năm. Cùng
với sự phát triển của ngành nông nghiệp, tiêu thụ phân bón hoá học ở Việt
Nam cũng tăng mạnh. Nếu như tổng lượng dinh dưỡng (N +P 2O5 + K2O) sử
dụng năm 1999/2000 là 2.234,0 ngàn tấn, thì năm 2004/2005 là 2.708,1 ngàn
tấn, tức 7,0 lần so với năm 1999/2000 [16, tr.255].
+ Quy trình thức ăn chăn nuôi: Công nghệ sinh học đã hỗ trợ tích cực
cho lĩnh vực dinh dưỡng vật nuôi như các loại enzim, các loại probiotics, các
loại prôtein đơn bào và các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc
kháng sinh mà được phép sử dụng rộng rãi trong hệ thống chăn nuôi thâm
canh trên toàn cầu nhằm nâng cao tính chủ động về dinh dưỡng trong thức ăn
chăn nuôi và tăng năng suất vật nuôi và thủy sản. Các công nghệ biến đổi gen
ngày càng được áp dụng rộng rãi nhằm cải thiện dinh dưỡng vật nuôi như
thông qua việc biến đổi thức ăn để vật nuôi dễ tiêu hoá hơn, hoặc là kích thích
hệ thống tiêu hoá và hô hấp của vật nuôi để chúng có thể sử dụng thức ăn hiệu
quả hơn. Mặc dù vậy thì tiến bộ trong trong phương pháp thứ 2 vẫn chưa giúp
chúng ta hiểu đầy đủ về di truyền, sinh lý và an toàn sinh học. Ví dụ, trong hệ
thống sản xuất có mức độ đầu tư cao như hệ thống quản lý chăn nuôi thâm
canh có sử dụng tái tổ hợp tropin của tế bào sô ma, một loại hóc môn có thể


23
giúp tăng sản lượng sữa ở bò, khích thích tăng trưởng và tăng tỉ lệ thịt nạc
trong thịt xẻ ở vật nuôi hướng thịt.
- Tiến bộ khoa học và công nghệ trong và sau thu hoạch.

Bảo quản
Về bảo quản nông sản: Triển khai và đi vào sản xuất các công nghệ và
thiết bị bảo quản nông sản thực phẩm phù hợp. Thông qua việc áp dụng các
công nghệ bảo quản tiên tiến (CA, AM, bảo quản lạnh…) đã nâng cao được chất
lượng và giá trị nông sản hàng hoá, đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm và
sức khoẻ cho cộng đồng cũng như an ninh lương thực quốc gia.
Chế biến
Chế biến nông, lâm sản: Theo Cục chế biến nông lâm sản, giá trị sản
xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản đạt tốc độ tăng trưởng 6,3% năm.
Nhiều ngành có mức tăng trưởng cao. Giá trị sản lượng cơ khí chế biến so với
giá trị sản lượng nông nghiệp tăng khoảng 40%. Hiện cả nước có khoảng
6.000 cơ sở chế biến gạo, gần 100 cơ sở chế biến chè, trên 40 cơ sở chế biến
đường, hàng trăm cơ sở chế biến cà phê và gần 20 doanh nghiệp nhà nước
chế biến rau quả, đã hình thành một ngành công nghiệp chế biến có công nghệ
và thiết bị tiên tiến. Ngoài ra còn có hàng trăm ngàn máy chế biến cỡ nhỏ của
các hộ gia đình ở nông thôn với tổng công suất 2,5 triệu mã lực [46, tr.12].
Chế biến lâm sản, hiện có khoảng gần 1.500 cơ sở chế biến thuộc các
hợp tác xã, hộ gia đình nằm rải rác khắp các vùng. Các cơ sở này được trang
bị các loại máy như máy băm dăm tre, dăm gỗ, ép dầu, chưng cất dầu, máy
làm ván ép… với tổng công suất khoảng 50.000 kW, sản lượng chế biến 10 15 ngàn tấn/năm [46, tr.13].
Công nghệ và dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến hạt giống cây
lương thực, nông sản có giá trị kinh tế cao, đạt tiêu chuẩn Việt Nam, giá thành
đầu tư thấp chỉ bằng 30% so với ngoại nhập, thời gian thu hồi vốn nhanh khoảng
2 - 3 năm. Nhờ có các dây chuyền chế biến này mà hàng năm tiết kiệm được


24
3.000 tấn hạt giống không đủ phẩm chất làm thức ăn chăn nuôi, tiết kiệm gần
1.000 tấn hạt không đủ phẩm chất gieo vãi lãng phí trên đồng ruộng, làm tăng
năng suất mang lại hiệu quả cho nền nông nghiệp nước ta [46, tr.17].

Nghiên cứu thiết kế chế tạo công nghệ và thiết bị chế biến thức ăn chăn
nuôi dạng viên chất lượng cao, đã chuyển giao hàng loạt dây chuyền thiết bị
công suất 5 - 10 tấn/h có hệ thống điều khiển tự động toàn bộ các khâu, chất
lượng sản phẩm không thua kém nhập ngoại, giá thành đầu tư chỉ tương
đương 30 - 50% so với nhập ngoại, phù hợp với các cơ sở sản xuất quy mô
tập trung, cạnh tranh được với các dây chuyền thiết bị liên doanh hoặc 100%
vốn nước ngoài hiện có ở Việt Nam.
Bước đầu phát triển các hệ thống thiết bị tiên tiến phục vụ chăn nuôi
gia súc , gia cầm tập trung kiểu công nghiệp như hệ thống thiết bị nhà lồng
cho gà, cơ giới hoá chuồng trại chăn nuôi lợn, bò…Những thiết bị này đều có
ưu điểm so với nhập ngoại như quy mô phù hợp, giá thành thấp, tạo điều kiện
mở rộng và phát triển ngành chăn nuôi tập trung công nghiệp.
1.1.2. Sự cần thiết phải ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay
Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở
nước ta không chỉ phản ánh nhu cầu chung của phát triển chung trên thế giới
mà còn bắt nguồn từ yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn để đất nước sớm vượt qua tình trạng kém phát triển.
Những năm qua, ngành nông nghiệp đã ứng dụng có hiệu quả nhiều tiến
bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ vậy, kim ngạch xuất
khẩu nông, lâm, thủy sản đạt vượt chỉ tiêu so kế hoạch đề ra; diện tích đất lúa
giảm, lực lượng lao động giảm, nhưng sản lượng lương thực có hạt bình quân
vẫn tăng một triệu tấn/năm. Dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (NN&PTNT) cho thấy, mỗi năm nước ta có thể trồng được 7,2 triệu hécta
lúa và ước tính sản lượng năm 2015 là 38,75 triệu tấn. Trong giai đoạn 2011 -


25
2015, ngành nông nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển theo chiều sâu, bền
vững, với nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao; phấn đấu giá trị tăng thêm do

khoa học, công nghệ mang lại đạt 40% vào năm 2015 và 50 đến 60% năm
2020. Cụ thể là:
Khoa học, công nghệ là nhân tố chủ yếu tạo ra điều kiện để khai thác
và phát huy có hiệu quả các nguồn lực sản xuất nông nghiệp.
Với quá trình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản
xuất làm cho đơn vị sử dụng đất ngày một tăng cao, sử dụng các quỹ đất một
cách hợp lý, quá trình sản xuất hạn chế những ảnh hưởng xấu tới các nguồn
tài nguyên thiên nhiên như: tài nguyên đất, nước, khí hậu và sinh vật… góp
phần vào sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Mặt khác, quá trình chuyển giao công nghệ tạo công ăn việc làm cho
người dân lao động, tránh việc lao động nông thôn mất việc làm ra thành thị
kiếm sống mất cân bằng cán cân dân số giữa thành thị và nông thôn.
- Việc ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp là phương thức để thoát khỏi tình trạng lạc hậu, đưa nông
nghiệp lên một nền sản xuất hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Công tác chuyển giao khoa học, công nghệ nhằm giúp nông dân có khả
năng tự giải quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng để đẩy mạnh sản
xuất, nâng cao đời sống và trình độ dân trí góp phần xây dựng và phát triển
nông thôn mới thông qua áp dụng thành công các kiến thức về khoa học và kỹ
thuật, những kinh nghiệm về quản lý, thông tin và thị trường. Công tác
chuyển giao khoa học, công nghệ còn giúp nông dân liên kết lại với nhau để
phòng và chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, xúc tiến
thương mại, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành và tổ
chức các hoạt động xã hội nông thôn ngày càng tốt hơn (Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, 2002). Như vậy, mục đích của công tác chuyển giao kỹ
thuật tiến bộ là:


×