1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là “Thế kỷ của đại dương”,
mỗi quốc gia cần phải hội đủ 3 thế mạnh: Mạnh về kinh tế biển; mạnh về
khoa học biển và mạnh về quản lí tổng hợp biển, chiến lược biển là một bộ
phận hữu cơ của hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mỗi
nước. Trong thế giới đương đại, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số
hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được
trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷ tới. Hầu hết các vấn đề mang
tính tồn cầu có liên quan tới sự sống cịn của con người hiện nay đều liên
quan chặt chẽ đến biển.
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài trên 3.260 km, cứ
100 km2 đất liền là có một km bờ biển, chỉ số biển khoảng 0,01 (gấp 6 lần giá
trị chung bình của thế giới) vùng biển được biết đến như một khu vực giàu tài
nguyên thiên nhiên, với những ưu thế về vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng
đối với khu vực và trên thế giới, là điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế biển
phát triển, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên từ biển, phục vụ cho q
trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Từ lợi thế về vị trí, địa lý và vai
trị của biển đối với q trình phát triển kinh tế xã hội, an ninh và quốc phòng.
Ngày 06/5/1993 Bộ chính trị ra Nghị quyết 03-NQ/TW về một số nhiệm vụ
phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt, trong đó khẳng định rằng
phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ
chủ quyền và lợi ích quốc gia; Ngày 22/9/1997 Bộ chính trị ban hành Chỉ thị
số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Từ quan điểm chỉ đạo trên, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khố X đã thơng qua Nghị quyết về Chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020. Thực hiện theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong
hơn 20 năm đổi mới và mở cửa. Việt Nam đã chú trọng khai thác tiềm năng
biển, sử dụng các nguồn lực biển phục vụ tích cực cho công cuộc phát triển
kinh tế. Các ngành khai thác dầu khí, thủy sản, du lịch, cảng biển, đóng tàu...
trở thành những ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, đi đôi với đảm bảo an ninh quốc phịng. Cơ cấu ngành nghề có sự thay đổi
2
lớn. Tiếp tục công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải đẩy
nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng nhằm tránh tình trạng tuột hậu xa hơn về
kinh tế. Để bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, các lĩnh vực kinh
tế liên quan đến biển và vùng ven biển phải được coi là động lực chủ yếu. Tuy
nhiên nếu chỉ dừng lại như điều kiện hiện nay, chúng ta sẽ không bắt kịp xu thế
chung của thế giới, sẽ hạn chế trong việc bảo vệ và khai thác lợi thế từ biển, mà
lại càng hạn chế khi mở rộng ra biển quốc tế.
Kiên Giang có tiềm năng vùng biển, hải đảo và ven biển rất đa dạng và
phong phú. Vị trí địa lý khơng chỉ có giá trị về phát triển kinh tế, mà cịn là vị
trí chiến lược về an ninh quốc phịng, trấn giữ biên cương phía Tây Nam của
Tổ quốc. Vùng biển với trữ lượng hơn 460 ngàn tấn thủy sản các loại, hàng
năm cho phép khai thác trên 200 ngàn tấn. Hơn 200 km bờ biển, thuận lợi cho
phát triển ni trồng thủy sản. 105 hịn đảo nổi lớn nhỏ ở vùng biển Kiên
Giang cũng cho khả năng khai thác nuôi trồng thủy sản nước mặn và phát
triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề chế biến hải sản.
Biển, ven biển và hải đảo ở Kiên Giang có nhiều danh lam thắng cảnh,
khống sản thuận lợi cho việc phát triển du lịch, cơng nghiệp. Chính vì thế,
giai đoạn 2001-2005 bình quân hàng năm tốc độ tăng trưởng kinh tế biển của
Kiên Giang đạt trên 18%, công nghiệp xây dựng tăng 21,31%, nông lâm thủy
sản tăng 19,32%, dịch vụ tăng 14,41%. Tỷ trọng GDP kinh tế biển trong GDP
tồn tỉnh năm 2010 là 58% (nếu tính cả sản xuất vật liệu, chiếm đến 70%).
Hiện nay, toàn tỉnh có 7.322 tàu đánh cá, với tổng cơng suất 1.173.450CV,
bình quân 160 CV/tàu; 41 cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, trên 100 cơ sở cơ
khí; diện tích nuôi trồng đạt 92.230ha với sản lượng là 66.768 tấn. Như vậy
riêng về ni trồng thủy sản, diện tích tăng 33 lần và sản lượng tăng 7,4 lần so
với năm 2000. Năm 2010, các cơ sở chế biến hàng thủy sản đông lạnh đạt
45.000 tấn, sản phẩm chế biến đạt 23.300 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 81
triệu USD tăng trên 4 lần so với năm 2000. Một số ngành như xản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ven biển tăng khá; du lịch - dịch vụ kinh tế biển
giai đoạn 2000-2010 tăng trưởng 12,32%. Các ngành như giao thông-vận tải,
bưu chính viễn thơng, giáo dục đào đạo, y tế cũng phát triển khá đáp ứng
được nhu cầu phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Quán triệt
3
quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong những năm vừa qua, Đảng bộ và nhân dân
Kiên Giang luôn quan tâm đầu tư cho phát kinh tế biển, coi đây là ngành kinh
tế mũi nhọn, đột phá cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc
phòng của tỉnh. Tỉnh đã chú trọng thu hút các nguồn lực trong và ngoài tỉnh
cho đầu tư phát triển, khai thác được tiềm năng thế mạnh và lợi thế của ngành
kinh tế biển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng tích
cực, tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo
vùng ven biển, thúc đẩy kinh tế xã hội vùng ven biển phát triển, bảo vệ và
khai thác nguồn tài nguyên rừng theo hướng bền vững, chú trọng đảm bảo an
ninh quốc phịng.
Tuy nhiên, nhận thức về vị trí, vai trị của biển trong phát triển kinh tế
và bảo vệ an ninh quốc phòng của các cấp, các ngành và nhân dân Kiên Giang
chưa đầy đủ; cơ chế, chính sách chưa đủ thơng thống để mở cửa vùng biển
trong tiến trình hội nhập. Chưa đánh thức hết tiềm năng và thế mạnh của kinh
tế biển phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội và an ninh - quốc
phòng. Kinh tế biển vẫn cịn nhỏ bé về quy mơ, chưa hợp lý về cơ cấu ngành
nghề. Trình độ kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản còn hạn chế.
Phương tiện khai thác gần bờ vẫn chiếm tỷ lệ đến 60%. Tình trạng cào bờ,
xiệp mé vẫn cịn xảy ra. Ni trồng thủy sản đạt thấp so với tiềm năng. Hệ
thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu. Tiềm năng nuôi trồng thủy sản nước
mặn quanh các đảo chưa khai thác được hết. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho cho
vùng chuyển dịch lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản chưa theo kịp
nhu cầu... Ngành kinh tế biển vẫn chưa hình thành rõ rệt; cơng nghiệp đóng
mới, sửa chữa tàu quy mơ cịn nhỏ; cơng nghiệp chế tạo, sửa chữa cơ khí chủ
yếu vẫn cịn là thủ cơng. Lĩnh vực du lịch phát triển cịn chậm; hệ thống giao
thơng, điện, nước cịn hạn chế; tỷ lệ nguồn lao động qua đào tạo còn quá thấp,
đời sống nhân dân ở các đảo nhỏ cịn nhiều khó khăn...
Để tiếp tục quản lý, khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của kinh tế
biển, để kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần phải đánh giá thực trạng
kinh tế biển để có những giải pháp kịp thời thúc đẩy kinh tế biển Kiên Giang phát
triển. Vì vậy, tơi chọn đề tài “Kinh tế biển ở Kiên Giang hiện nay” làm luận văn
thạc sĩ kinh tế.
4
2. Tình hình nghiên cứu
Từ vị thế, vai trị và tiềm lực của kinh tế biển, ngày 06/5/1993 Bộ
Chính trị ra Nghị quyết 03-NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển
trong những năm trước mắt, trong đó khẳng định rằng phải đẩy mạnh phát
triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích
quốc gia; Ngày 22/9/1997 Bộ chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy
mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Từ
quan điểm chỉ đạo trên, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khố X đã thơng qua Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020,
phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo
đảm vững chắc chủ quyền, biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố, làm cho đất nước giàu mạnh. Bên cạnh đó, cịn có
những luận văn thạc sĩ, nhiều thông tin, bài viết được đề cập đến kinh tế biển:
- Nguyễn Văn Bon (2008), “Kinh tế biển ở Sóc Trăng”. Luận án thạc sĩ
KTCT, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Dương Văn Hồng (2008), “Kinh tế biển ở Trà Vinh”. Luận án thạc sĩ
KTCT, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Vũ Khánh Trường (2009), “Kinh tế biển ở Nghệ An trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án thạc sĩ KTCT, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Thơng tin chun đề số 08, ngày 25/12/2006 của Văn phòng Trung ương
Đảng cộng sản Việt Nam về chiến lược và mơ hình quản lý biển của một số nước.
- PGS, TS.Hồ Tấn Sáng (Chủ biên 2010), Khai thác tiềm năng kinh tế
biển, đảo ở các tỉnh duyên hải miền Trung - thực trạng và giải pháp, đề tài
khoa học cấp bộ 2010
- Tạp chí tổ chức nhà nước - Trung tâm thông tin Focotech, Kinh tế biển
Việt Nam tiềm năng, cơ hội và thách thức, Nxb Lao động - xã hội, HN,2008
Như vậy lĩnh vực kinh tế biển trên phạm vi cả nước đã có một số cơng
trình nghiên cứu, nhưng đây là vấn đề lớn và cịn khá mới mẽ, ít được nghiên
cứu. Kinh tế biển ở Kiên Giang lại càng ít dược đề cập hơn, hiện chưa có cơng
trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về kinh tế biển ở đây. Do đó luận văn
này khơng trùng với những cơng trình khác.
5
3. Mục đích và nhiệm vụ
3.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế biển, phân tích thực trạng
kinh tế biển ở Kiên Giang. Từ đó, xác định phương hướng và giải pháp phát
triển kinh tế biển ở Kiên Giang.
3.2. Nhiệm vụ
- Trình bày khái quát lý luận chung về kinh tế biển, và kinh nghiệm của
thế giới trong phát triển kinh tế biển.
- Đánh giá thực trạng kinh tế biển ở Kiên Giang và phân tích những
ngun nhân thành cơng, hạn chế của kinh tế biển ở địa phương.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp để phát triển kinh tế biển ở
Kiên Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kinh tế biển nằm trong tổng thể
nền kinh tế của tỉnh, nhưng trọng tâm là nghiên cứu quan hệ sản xuất trong sự
tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng - xã hội trong
kinh tế biển ở Kiên Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Kinh tế biển ở Kiên Giang từ năm 2006 đến nay. Chủ yếu tập trung
nghiên cứu các ngành kinh tế biển cơ bản chủ đạo như: thủy sản, du lịch biểnđảo, hàng hải, khai thác khoáng sản biển và mốt số ngành kinh tế biển khác.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng cùng những bài viết tổng
kết về sự phát triển kinh tế biển Việt Nam của các nhà quản lý, của các học
giả và một số cơng trình nghiên cứu khoa học khác.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị MácLênin như: phương pháp trừu tượng hố khoa học, phương pháp lơgíc và lịch
sử, phương pháp tổng hợp và phân tích.
6
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ hơn lý luận về kinh tế biển và vai trị của nó trong
nền kinh tế Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng.
- Đánh giá khách quan mặt mạnh, mặt yếu của kinh tế biển ở Kiên
Giang và nguyên nhân.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp có tính khả thi để góp
phần phát triển kinh tế biển ở Kiên Giang.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 03 chương, 7 tiết.
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ BIỂN
Ở MỘT TỈNH
1.1. KINH TẾ BIỂN - ĐẶC TRƯNG, NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
VAI TRÒ KINH TẾ Ở ĐỊA BÀN MỘT TỈNH
1.1.1. Quan niệm về kinh tế biển
- Khái niệm về kinh tế biển
Khái niệm kinh tế biển hiện nay trên bình diện quốc tế, các nước vẫn
chưa hoàn toàn đồng thuận, mỗi quốc gia biển có cách nhìn riêng phụ thuộc
vào giá trị đóng góp của ngành này đối với nền kinh tế quốc dân. Trong nhiều
báo cáo tổng kết về kinh tế biển hiện nay, người ta cho rằng kinh tế biển chủ
yếu là đánh bắt, dầu khí và vận tải. Tại các hội thảo khác về kinh tế biển,
người ta vẫn cịn có những quan điểm rời rạc, chưa có một nghiên cứu tổng
thể để từ đó lên kế hoạch cụ thể cho từng ngành cơng nghiệp biển vừa nêu ở
trên, vẫn cịn có nhiều tranh cãi trong các phép đo của từng ngành công
nghiệp biển, cũng như sự đối kháng/xung đột của các ngành, cần phải có một
sự điều phối thật nhịp nhàng giũa các ngành trong kinh tế biển. Một số ý kiến
khác lại cho rằng kinh tế biển phải được định nghĩa bằng cách tách ra giữa
hoạt động biển và phi biển. Một số hoạt động như đánh bắt và vận chuyển tàu
phà dứt khoát là lệ thuộc vào biển. Nhưng có những hoạt động khác lại khó
phân loại. Chẳng hạn như du lịch chỉ một phần lệ thuộc biển, có những hoạt
động mua sắm trên bờ hồn tồn khơng lệ thuộc vào biển.
Tuy nhiên các nước trên thế giới cũng đã có một số quan điểm thống
nhất về kinh tế biển như là nền kinh tế tổng hợp của các ngành công nghiệp
do môi trường biển đem lại. Môi trường biển được định nghĩa là những vùng
biển có chủ quyền: mặt nước ven bờ, lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền. Môi
trường biển là một chức năng gồm cả công nghiệp và địa lý. Về cơ bản, kinh
tế biển là khái niệm mang tính thực tiễn, nghĩa là người ta có thể khơng tranh
cãi nhiều về bản thân các ngành nghề thuộc kinh tế biển, mà phần phải bàn
luận nhiều hơn lại thuộc về các lĩnh vực liên quan và khơng phải diễn ra trên
biển. Do tính đặc thù của môi trường biển, mọi hoạt động kinh tế biển đều
8
liên quan mật thiết và được quyết định từ trong đất liền, nên khơng thể nói về
kinh tế biển mà khơng tính tới những hoạt động kinh tế liên quan đến biển.
Tổng hợp tất cả các ý kiến, để có một khái niệm mang tính quy ước,
chúng tơi xin định nghĩa kinh tế biển như sau: Kinh tế biển là toàn bộ các
hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất
liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai thác biển.
- Nội dung của kinh tế biển
Trên thực tế, trong phân tích và thống kê kinh tế, việc quy ước về nội
dung kinh tế biển lại không phải là vấn đề gây nhiều tranh cãi về mặt học thuật.
Về cơ bản, kinh tế biển là khái niệm mang tính thực tiễn, nghĩa là người ta có thể
khơng tranh cãi nhiều về bản thân các ngành nghề thuộc kinh tế biển, mà phần
phải bàn luận nhiều hơn lại thuộc về các lĩnh vực liên quan và khơng phải diễn
ra trên biển. Do tính đặc thù của môi trường biển, mọi hoạt động kinh tế biển
đều liên quan mật thiết và được quyết định từ trong đất liền, nên khơng thể nói
về kinh tế biển mà khơng tính tới những hoạt động kinh tế liên quan đến biển.
Theo như trên thì nội dung kinh tế biển có thể được chia làm hai phần
chủ yếu: Một là: Toàn bộ những hoạt động kinh tế diễn ra trên biển: • Kinh tế
hàng hải (vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ liên quan) • Hải sản
(đánh bắt, ni trồng, khai thác cảng cá) • Khai thác dầu khí trên biển • Du
lịch biển • Nghề muối biển • Dịch vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển •
Kinh tế hải đảo. Hai là: Những hoạt động trực tiếp liên quan đến khai thác, có
thể khơng diễn ra ngay trên biển, nhưng dựa vào yếu tố biển và diễn ra từ đất
liền: • Đóng và sửa chữa tàu biển (có nước xếp vào kinh tế hàng hải) • Cơng
nghiệp chế biến dầu khí • Cơng nghiệp chế biến hải sản • Cung cấp dịch vụ biển
(khí tượng thủy văn, logistic, và một số lĩnh vực khác….) • Thơng tin liên lạc
biển (đài phát tín ven biển, hệ thống định vị) • Nghiên cứu khoa học - cơng nghệ
biển • Điều tra cơ bản về tài ngun và mơi trường biển • Đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ phát triển kinh tế biển • Bảo vệ môi trường, sinh thái biển.
1.1.2. Đặc trưng của kinh tế biển ở một tỉnh
Từ định nghĩa về kinh tế biển như đã nêu cho chúng ta thấy đặc trưng
của kinh tế biển khác so với một số ngành kinh tế khác thể hiện ở các đặc
điểm riêng của kinh tế biển đó là:
9
- Kinh tế biển là một lĩnh vực kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Bao gồm
nhiều ngành, nghề khác nhau, có quan hệ và tác động lẩn nhau.
- Quá trình phát triển của kinh tế biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện về vị
trí địa lý, tự nhiên, hệ sinh thái, tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển, thời tiết
và khí hậu… Kinh tế biển chịu sự tác động rất lớn của thiên nhiên, bão lũ.
- Kinh tế biển là ngành kinh tế chủ yếu nhờ vào việc khai thác tài
nguyên thiên nhiên, khoáng sản, mặt nước, đất đai ven biển và hải đảo là
chính. Thí dụ như: khai thác dầu khí, đánh bắt thuỷ sản, du lịch…
- Kinh tế biển là ngành kinh tế mà ở đó mọi hoạt động chủ yếu diễn ra trên
biển, ven biển và hải đảo. Do vậy, tác động rất lớn đến môi trường sinh thái biển.
- Hoạt động kinh tế biển mang tính liên vùng, biểu hiện thơng qua vận
tải biển, khai thác đánh bắt thuỷ sản... không chỉ dừng lại trong phạm vi vùng
biển của địa phương mà diễn ra trên phạm vi thềm lục địa thuộc chủ quyền
Việt Nam và cả trên hải phận quốc tế.
Như vậy, từ những phân tích về đặc điểm của kinh tế biển như trên cho
chúng ta thấy đặc trưng của kinh tế biển khác với các ngành ngành kinh tế
khác. Kinh tế biển ln mang những tính chất kinh tế đặc thù, thể hiện tính
chất đa ngành, đa lĩnh vực: bao gồm nhiều ngành, nghề khác nhau, có quan hệ
tác động qua lại lệ thuộc lẫn nhau. Phụ thuộc sâu sắc vào vị trí, địa lý, điều
kiện tự nhiên, hệ sinh thái, khống sản, và lịch sử truyền thống văn hóa, xã
hội của mỗi địa phương, mỗi nước.
Việt Nam là một quốc gia ven biển, một nhân tố mà thế giới ln xem
như một yếu tố địa lợi, có ý nghĩa hết sức to lớn để phát triển kinh tế và mở
rộng giao lưu quốc tế, chúng ta phải cần tăng cường hơn nữa những khả năng
vươn ra biển và xác định đây là động lực quan trọng thúc đẩy các vùng khác
trong đất liền phát triển. Đặc trưng về vị trí địa lý: Kinh tế biển ln gắn với
vị trí địa lý của biển, ven biển và hải đảo của mỗi nước cho phép phát triển
mạnh số ngành, lĩnh vực kinh tế biển mà họ có lợi thế nhất định.
1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế biển nói chung và kinh tế
biển của một tỉnh
- Tài nguyên của biển và vùng ven biển:
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của mọi dân tộc, biển có ý nghĩa
rất hết sức to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh, quốc
10
phòng. Trong thế gới đương đại, các nhà khoa học còn cho rằng: Thế kỷ XXI
là “Thế kỷ của đại dương”, bởi lẽ cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân
số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được
trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷ tới. Hầu hết các vấn đề mang tính
tồn cầu có liên quan tới sự sống còn của con người hiện nay đều liên quan chặt
chẽ đến biển. Việt Nam, trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, hội
nhập kinh tế quốc tế, vị trí, vai trị của biển lại càng quan trọng hơn. Các nước có
biển đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt
để chinh phục và khai thác biển. Tài nguyên biển của mỗi quốc gia là động lực
quan trọng thúc đẩy kinh tế biển phát triển nhanh và bền vững.
Tài nguyên biển của mỗi quốc gia bao gồm: vị trí địa lý, độ dài đường
bờ biển, độ rộng vùng lãnh hải, độ sâu tự nhiên, vị trí có thể xây dựng cảng,
tài ngun khống sản (dầu khí, than, sắt, titan, điricon, thạch anh, nhôm, vật
liệu xây dựng các loại, băng cháy, đất hiếm, muối các loại…), tài nguyên sinh
vật biển gồm cả động vật và thực vật (cá, tôm, nhuyển thể, ngọc trai, rong
biển, thực vật rừng ngập mặn…), cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái (hệ
thống đảo và quần đảo, bãi biển đẹp, nguồn nước, núi đá vôi, hang động ven
biển…) và các loại tài nguyên biển khác. Nguồn tài nguyên biển là yếu tố đầu
vào cơ bản và rất quan trọng cho sự phát triển của các ngành kinh tế biển.
Nguồn tài nguyên biển và ven biển càng phong phú, đa dạng thì sẽ càng tạo
điều kiện cho các ngành kinh tế biển phát triển.
Việt Nam là quốc gia có 3 mặt giáp biển, đặc biệt trong đó có biển đơng
đóng vai trị sống cịn. Đây là một trong 6 biển lớn nhất của thế giới là cầu nối
hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa châu Âu - Trung
Cận Đông sang Nhật Bản, đi Trung Quốc, đến các nước khu vực Đông Nam
Á, đây cũng là con đường chiến lược của giao thương quốc tế.
Theo tuyên bố ngày 12/7/1977 của Chính phủ Việt Nam và Công ước
của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, nước Việt Nam có một vùng biển
rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có hơn 4.200 km 2 biển
nội thủy, với hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ.
Dọc bờ biển có khoảng 100 địa điểm có thể xây dựng các hải cảng,
trong đó có những vị trí có thể xây dựng những hải cảng cỡ quốc tế, trở thành
một cảng trung chuyển quốc tế có tầm cỡ.
11
Vùng biển Việt Nam chiếm một phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển
thế giới, vì vậy nó là vùng rất quan trọng đối với hệ sinh thái biển. Nguồn lợi
hải sản của nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Tổng
trữ lượng hải sản khoảng 3,9-4,0 triệu tấn/năm, cho phép hàng năm khai thác
1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ chỉ khoảng 500 nghìn tấn, cịn lại là
vùng xa bờ; cá biển chiếm 95,5%. Theo các nghiên cứu khoa học, nguồn lợi
hải sản Việt Nam có: 105 lồi tơm, 25 lồi mực, 7 lồi bạch tuộc, 653 lồi
rong biển, trong đó rong kinh tế chiếm 14% (90 lồi), san hơ (lồi san hơ
cứng) tạo rạn có 298 lồi, thuộc 76 giống, 16 họ và trên 10 lồi san hơ sừng.
Cá có trên 2.100 lồi, trong đó hơn 100 lồi có giá trị kinh tế [16, tr.10]. Dọc
theo bờ biển có khoảng 180 cửa sơng, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gó mùa,
trải dài trên 13 vĩ độ, có hơn 3 triệu ha đất ngập nước, hiện nay nước ta có
khoảng 100.000 ha rừng đước mang lại cho cư dân nhiều loại cá và chim,
đước cũng đem lại nguồn kiếm sống cho hàng nghìn bà con vùng ven biển.
Việt Nam có bờ biển dài, với những cảnh quan đẹp vào lọai bậc nhất
của thế giới, như Vịnh Hạ Long và vô số vịnh đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng.
Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển lớn và nhỏ với khoảng 3000
hòn đảo lớn nhỏ xa bờ là lợi thế cho phát triển du lịch, du lịch sinh thái. Trong
đó có khoảng 20 bãi biển đạt quy mơ và tiêu chuẩn quốc tế.
Theo các thống kê tài nguên quặng mỏ ở thiềm lục địa nước ta khá lớn,
trong đó phải kể đến dầu khí, một nguồn tài nguyên mũi nhọn, có ưu thế nổi
trội nhất của vùng biển Việt Nam, tiềm năng và trữ lượng dầu khí của Việt
Nam khoảng 3 - 4 tỷ m 3 dầu quy đổi, trong đó 0,9 - 1,2 tỉ m 3 dầu và 2100 2800 tỷ m3 khí [16, tr.11]. Ngồi dầu mỏ, biển và ven bờ biển Việt Nam cịn
có nhiều khống sản quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp như than, sắt,
titan, cát thuỷ tinh, các loại vật liệu xây dựng khác và khoảng 5-6 vạn ha ruộng
muối biển… Tiềm năng về khí-điện-đạm và năng lượng biển cũng rất lớn như
năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thuỷ triều, sóng và cả thuỷ nhiệt.
Có thể nói, tài nguyên trên biển và vùng ven biển có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong quá trình phát triển các ngành, nghề, tạo ra nguồn nguyên
liệu đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho con người, giải quyết cơng ăn việc làm
cho người lao động, góp phần đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.
12
- Vốn, khoa học-công nghệ
Vốn và khoa học-công nghệ là địn bẩy của q trình sản xuất và kinh
doanh, nâng cao năng suất và hiệu quả, sức cạnh tranh của sản xuất, kinh
doanh, có vai trị rất quan trọng đến phát triển kinh tế, xã hội. Vốn cũng ảnh
hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế biển. Để khai thác tiềm năng thế mạnh từ
biển góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phịng
và sớm đưa nước ta trở thành nước cơng nghiệp, giàu lên từ biển, thì địi phải có
nguồn vốn lớn và khoa học-công nghệ hiện đại để phục vụ cho phát triển kinh tế
biển. Khơng có vốn và khoa học-cơng nghệ không thể vươn ra biển được, không
thể đi lên từ biển, làm giàu từ biển được. Vốn và công nghệ có ảnh hưởng hết
sức to lớn và sâu sắc đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế biển.
Nhận thức được vai trị của nguồn vốn và khoa học-cơng nghệ đối với
phát triển kinh tế biển, những năm vừa qua Đảng và nhà nước ta luôn quan
tâm đến việc đầu tư, huy động các nguồn vốn và khoa học-công nghệ cho việc
phát triển kinh tế biển. Giai đoạn 2006-2010 tổng vốn đầu tư thực hiện các
quy hoạch phát triển kinh tế biển Việt Nam ước tính khoảng 900 - 1.000 nghìn
tỷ đồng, tương đương với khoảng 50-51% trong tổng số vốn đầu tư của cả nước.
Tuy nhiên để kích thích kinh tế biển Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa thì tổng
vốn đầu tư dự kiến của thời kỳ 10 năm 2011-2020 sẽ khoảng gấp 2,5-3 lần số
vốn đầu tư của 5 năm 2006-2010, đồng thời phải xây dựng tiềm lực khoa họccông nghệ biển đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, nghiên cứu khoa học-công
nghệ phục vụ công tác điều tra cơ bản, dự báo thiên tai và khai thác tài nguyên
biển, đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước. Vì thế, phải xây
dựng hệ thống chính sách khuyến khích mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư và khoa
học-công nghệ (cả trong và ngồi nước) dưới mọi hình thức để phát triển kinh tế
biển. Có như vậy mới có thể vươn ra biển, đi lên từ biển, làm giàu từ biển, đảm
bảo quốc phòng an ninh biển và vùng ven biển [30, tr.17].
- Nguồn nhân lực
Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại đã làm thay đổi vai trò
của 4 yếu tố truyền thống có lợi thế cạnh tranh. Hiện nay, yếu tố trí tuệ (kỹ
năng cơng nghệ) có tính quyết định nhất. Chính vì thế, nói đến các yếu tố tiềm
năng của các quốc gia, các vùng lãnh thổ, trong thời đại ngày nay người ta
13
xem nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế,
xã hội. Tăng năng suất lao động, tạo ra giá trị cho sản phẩm hàng hố. Do vậy,
nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng và phát triển
kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng.
Nước ta có lợi thế nguồn nhân lực dồi dào ven biển là một nhân tố quan
trọng hàng đầu quyết định kết quả khai thác tiềm năng nguồn lợi biển, vùng
ven biển. Vùng ven biển Việt Nam gồm 29 tỉnh, thành phố gồm 124 huyện,
thị xã với 612 xã, phường (trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo), dân cư tập
trung khá đông đúc với khoảng 27 triệu người, bằng gần 31% dân số cả nước
và khoảng hơn 15 triệu lao động. Dự báo đến năm 2020 dân số vùng biển
khoảng trên 30 triệu người, trong đó lao động khoảng 19 triệu người [3, tr.45].
Tuy dân số vùng ven biển nước ta đơng về số lượng, nhưng chất lượng thì cịn
rất hạn chế, trình độ học vấn rất thấp. Từ đó, làm hạn chế đến khả năng phát
triển kinh tế biển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng khoa
học-công nghệ đang phát triển nhanh như vũ bảo.
Nước ta muốn phát triển kinh tế biển theo hướng hiện đại phải nhanh
chóng đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học-cơng nghệ có
đủ trình độ, có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu những thành tựu công nghệ
mới vận dụng vào phát triển kinh tế biển, đồng thời phải từng bước nâng trình
độ dân trí cho người dân vùng ven biển và hải đảo. Có như thế mới thực hiện
thành cơng chiến lược kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020.
- Thị trường
Trong bối cảnh hiện nay, thị trường là yếu tố cơ sở cho sự phát triển
bền vững của tồn kinh tế nói chung và của kinh tế biển nói riêng. Thị trường
có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
hoạt động trong kinh tế biển. Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do kinh tế biển tạo ra
cần phải có nơi tiêu thụ thì mới thực hiện được giá trị và giá trị thặng dư, do đó
thị trường là yếu tố có vai trị rất quan trọng cho sự phát riển của kinh tế biển.
Qui mô của thị trường quyết định quy mô của các ngành kinh tế biển.
Thị trường kinh tế biển Việt Nam bao gồm cả thị trường nội địa và thị
trường xuất khẩu, đó là thị trường của các ngành chủ yếu như: thủy sản, du lịch
biển đảo, hàng hải, khoáng sản biển,…Hiện nay, các sản phẩm kinh tế biển Việt
14
Nam có chổ đứng vững chắc ở thị trường nội địa đồng thời vươn ra xuất khẩu
trên khắp thị trường thế giới. Đến nay hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở
khoảng 140 thị trường trên thế giới [7, tr.6] giành được vị trí quan trọng trên các
các thị trường lớn, có yêu cầu cao về chất lượng và an tồn vệ sinh như Mỹ, EU,
Canađa, Nhật Bản, Ơxtrâylia...đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Kinh tế hàng hải
của Việt Nam trong những năm vừa qua cũng không ngừng lớn mạnh về cơ sở
vật chất, bên cạnh đó khơng ngừng vươn ra mở rộng hợp tác quốc tế. Hiện đã có
trên 1.000 tàu của đội tàu quốc gia đang hoạt động, trong đó có hơn 300 tàu hoạt
động tuyến quốc tế và làm nhiệm vụ trung chuyển hàng hoá đến các cảng lớn
trong khu vực. Thị trường du lịch biển đảo cũng có bước mở rộng đáng kể, đến
năm 2010 có 4,5-4,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, số lượt khách du
lịch nội địa là 28 triệu lượt. Ngành dầu khí là một trong những ngành chủ lực
của kinh tế biển, có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, không chỉ
hoạt động rộng khắp tại thị trường nội địa, Petro Vietnam đang tăng cường các
hoạt động hợp tác, tìm kiếm và khai thác dầu khí trên thị trường quốc tế…Như
vậy, thị trường là yếu tố rất quan trọng đối với phát triển kinh tế biển. Để kinh tế
biển Việt Nam phát triển bền vững phải không ngừng mở rộng thị trường cho
kinh tế biển, cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.
- Cơ chế chính sách
Cơ chế chính sách ảnh hưởng rất lớn đến phát triển các ngành kinh tế
nói chung và kinh tế biển nói riêng. Cơ chế chính sách có thể thúc đẩy hoặc
kiềm hảm sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó, có ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển của kinh tế biển. Việt Nam, những năm vừa qua Đảng và nhà nước
đã có những cơ chế chính sách thơng thống, mở đường, hổ trợ cho kinh tế
biển phát triển. Cơ chế chính sách quản lý, khai thác biển của nhà nước ta dựa
trên cơ sở hài hồ, hợp lý mối quan hệ giữa các lợi ích quốc phịng an ninh,
chính trị, ngoại giao và phát triển kinh tế biển. Ngoài việc xây dựng và hoàn
thiện các chính sách về kinh tế biển, có sự tăng cường phối hợp giữa các cấp,
các ngành và các địa phương, thực hiện chỉ đạo sát sao công cuộc xây dựng
phát triển kinh tế biển và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, tài nguyên củng
như bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển. Tuy nhiên, cho đến nay kinh tế biển
Việt Nam vẫn còn đang phát triển dưới tiềm năng của nó. Vì thế, để thúc đẩy
15
kinh tế biển phát triển, nước ta phải xây dựng được hệ thống cơ chế, chính
sách đồng bộ, thơng thống, khoa học, hiện đại để mở cửa vùng biển hội nhập
với khu vực và thế giới.
1.2. VỊ TRÍ, VAI TRỊ KINH TẾ BIỂN CỦA MỘT TỈNH
1.2.1. Phát triển kinh tế biển là vấn đề mang tính quy luật trong
q trình phát triển của xã hội đương đại
Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy rằng, những đột phá phát triển
mang tầm thế giới cho đến nay hầu như bắt nguồn từ những quốc gia có biển.
Italia thế kỷ XIV - XV, Anh thế kỷ XII - XVIII, Nhật Bản nửa cuối thế kỷ XX
và gần đây hơn, gắn với biển là sự bùng nổ của một nước Singapore bé nhỏ
hay một Trung Quốc khổng lồ...Dựa trên những lợi thế của biển, các nước này
thi hành chiến lược kinh tế mở và đã tạo những đột phá thành công.
Kinh nghiệm thế giới cũng chỉ ra rằng, mỗi thời đại phát triển lớn đều
gắn kết với các đại dương, như: thời phục hưng gắn với Địa Trung Hải, thời
Ánh sáng gắn với Đại Tây Dương, và hiện nay là thời Phục hưng Đơng Á gắn
với Thái Bình Dương.
Trên thế giới, đối với các quốc gia có biển, đều sớm có chiến lược biển
và có những nước phát triển rất nhanh vì đã tận dụng được sức mạnh của
biển. Những nước có biển như Mỹ, Canada, Úc, Nga...đều có chiến lược biển,
các nước trong khu vực chúng ta cũng đều có chiến lược biển.
Trong các mơ hình đó, rất đáng suy ngẫm là bài học của Trung Quốc.
Trung Quốc là một trong những nước khi quyết định chiến lược khai phóng
(cải cách, mở cửa) đã nghỉ ngay đến việc xây dựng chiến lược của một cường
quốc biển. Trong tư duy chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc, họ lấy
các thành phố duyên hải làm đòn bẩy đầu tiên, coi những thành phố ven biển
là cửa sổ nhìn ra thế giới, là đầu tàu để kéo kinh tế nội địa thành công. Trong
những yếu tố tạo ra sự phát triển liên tục, tốc độ cao của Trung Quốc có bài
học về biển và chiến lược biển, đặt đúng vị trí của biển.
Một nước gần chúng ta hơn là Singapore cũng là một điển hình.
Singapore phát triển bắt đầu từ biển, tập trung xây dựng thương cảng trung
chuyển quốc tế rất lớn. Có giai đoạn dài, thương cảng trung chuyển Singapore
hứng hầu hết các nguồn hàng trung chuyển ở khu vực...[25, tr.9]
16
Khi nhận thức đúng, có chiến lược đúng và đi đúng hướng về khai thác
tài nguyên biển thì sức mạnh kinh tế sẽ tăng lên rất nhanh.
Ở tầm nhìn bao quát nhất, sự quan tâm nhiều hơn đến biển và khai thác
hợp lý tài nguyên biển, đảo trên toàn thế giới, trong giai đoạn hiện nay có thể
được lý giải bởi những vấn đề có tính quy luật sau:
Thứ nhất, trong q trình phát triển kinh tế nóng, nguy cơ cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên, nguyên, nhiên liệu không thể tái sinh được thì nguy cơ
cạn kiệt đã rõ. Do đó, các nước ngày càng quan tâm tới biển. Cũng chính sự
quan tâm đến biển dẫn tới một hệ quả là sự tranh chấp chủ quyền, quyền chủ
quyền, quyền tài phán liên quan đến biển ngày càng diễn ra gay gắt. Giữa các
nước có biển cũng tranh chấp, nước có biển và nước khơng có biển cũng tranh
chấp. Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là ”Thế kỷ của đại dương”,
cả loài người đang hướng ra biển.
Thứ hai, cư dân trên trái đất đang tăng rất nhanh. Đầu năm 2006, theo
thống kê tồn thế giới có 6,5 tỷ người. Dự báo đến năm 2015 dân số thế giới
khoảng 7,5 tỷ người. Sự phát triển của dân số thế giới làm cho không gian
kinh tế truyền thống đã trở nên chật chội. Nhiều nước đã bắt đầu quay mặt ra
biển và nghỉ đến các phương án biến biển và hải đảo thành lãnh địa, thành
không gian kinh tế mới trong một thế kỷ mới.
Thứ ba, trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ như vũ bão, việc
đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ về biển đang được các nước cực
kỳ quan tâm, đặc biệt những ngành khoa học, công nghệ liên quan đến bảo vệ,
khai thác các tài nguyên biển. Người ta xếp khoa học, công nghệ về biển là
một trong bốn lĩnh vực khoa học, công nghệ ưu tiên số một của thế kỷ XXI.
Từ 3 xu hướng trên, dẫn đến một xu hướng thứ tư là rất nhiều nước có
biển khoanh lại khơng khai thác vùng biển quốc gia của mình nữa, người ta
giữ lại coi đó là kho dự trữ chiến lược, vươn ra khai thác tài nguyên ở lãnh hải
quốc tế. Ngay cả những nước giàu khơng có biển cũng đã bắt tay với nước có
biển để khai thác tài nguyên biển phục vụ cho mình.
Như vậy chiến lược biển của các nước là sự tính tốn rất sâu xa để giải
bài tốn phức hợp về năng lượng, về nguyên liệu, về dân số và điều đó đã
thành một khuynh hướng có tính chất thời đại.
17
1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế biển ở Việt Nam
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn và thuộc loại
quan trọng nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như của thế
giới. Từ bao đời nay, vùng biển, ven biển và hải đảo đã gắn bó chặt chẽ với
mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam, là “cầu nối” đặc
biệt quan trọng giữa nước ta với các nước trong khu vực và các nước trên thế
giới. Biển nước ta với thiềm lục địa rộng, bờ biển dài, vị trí đắc địa, nguồn tài
nguyên khá đồi dào, đa dạng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của
đất nước và có vai trị rất to lớn trong giao lưu thương mại quốc tế.
Trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH phát triển kinh tế nhằm thoát khỏi
nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, khoa học... trong khi nguồn tài nguyên trên
đất liền đang ngày một cạn kiệt và khơng có khả năng tái tạo. Để đảm bảo khả
năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững với tốc độ hàng năm từ 8% trở
lên... thì các lĩnh vực kinh tế liên quan đến biển và kinh tế ven biển phải được
coi trọng và đóng vai trị chủ lực trong phát triển kinh tế.
Hướng phát triển ra biển càng cần thiết hơn nữa khi nước ta mở cửa hội
nhập trong điều kiện xuất phát điểm thấp. Mặc dù kinh tế biển nước ta chưa
phát triển, chưa bắt kịp xu thế của thế giới, thì những hạn chế trong việc khai
thác vùng gần bờ lại thể hiện càng rõ hơn khi vươn ra vùng biển quốc tế. Là
một quốc gia có biển, một nhân tố được xem như là đắc địa, Việt nam cần
tăng cường hơn nữa những khả năng vươn ra biển và xác định đây là nhân tố
thúc đẩy các vùng trong đất liền phát triển.
Từ vị trí địa - kinh tế, địa - chính trị rất quan trọng của biển Việt Nam
nên trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu nước mạnh
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng ta xác định một nhiệm vụ, một
phương hướng, một quyết tâm chiến lược: "Việt Nam phải trở thành một quốc
gia mạnh về biển và giàu lên từ biển" [42, tr.9].
Quốc gia mạnh về biển là quốc gia xây dựng được tiềm lực mọi mặt khai
thác hiệu quả và bảo vệ vững chắc vùng biển của mình. Tiềm lực ở đây là
tiềm lực chính trị, tinh thần, văn hố, tiềm lực kinh tế - xã hội, tiềm lực khoa
học - cơng nghệ, tiềm lực quốc phịng, an ninh - đối ngoại.
Về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, với
việc một số quốc gia ven Biển Đông chưa đạt được thoả thuận về phân định
18
vùng biển, hải đảo đang tiềm ẩn những bất ổn, dễ dẫn đến xung đột, tác động
không nhỏ đến ổn định của khu vực.
Thực tiễn phát triển của đất nước đòi hỏi phải xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế biển một cách khoa học và hợp lý, cần phải có một chương trình
hành động tồn diện về biển và vùng ven biển, nhanh chóng xây dựng một
Việt Nam quốc gia mạnh về biển. Giàu lên từ biển là khai thác hiệu quả cao
mọi tiềm năng kinh tế biển đem lại sự giàu có cho đất nước, cho địa phương
vùng ven biển và cho từng gia đình làm kinh tế biển đảo.
Lợi ích kinh tế biển khơng chỉ xuất từ một địa phương, một ngành mà
cần có sự liên kết một cách khoa học sự phát triển các ngành các lĩnh vực trên
toàn vùng, trên địa bàn cụ thể thành một chương trình đồng bộ thống nhất.
Đặc biệt phát triển phải chú trọng mọi mặt ở những vùng ven biển.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng
định cần phải xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn
diện, trọng tâm, trọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về
kinh tế biển trong khu vực, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và hợp tác
quốc tế. Phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế biến dầu
khí, hải sản, dịch vụ biển, đẩy nhanh cơng nghiệp đóng tàu biển và cơng
nghiệp khác, chế biến hải sản. Phát triển mạnh, đi trước một bước, một số
vùng kinh tế ven biển và hải đảo [13, tr.93].
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hồ bình, hợp
tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động
và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên
các lĩnh vực khác. Tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu
vực... thì một khuynh hướng cơ bản là phải phấn đấu đưa nước ta trở thành
quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển. Trước mắt cần tập trung đầu tư phát
triển các lĩnh vực: Thăm dị, khai thác, chế biến dầu khí, hải sản, rà soát và bổ
sung quy hoạch hệ thống cảng biển, các cơ sở đóng tàu, hệ thống vận tải và
các dịch vụ hàng hải, phát triển du lịch biển đảo, với cơ cấu ngành, nghề
phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, đạt hiệu quả
cao. Kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc
phịng, bảo vệ mơi trường, tăng cường hợp tác quốc tế, vừa phát triển góp
19
phần vào bảo vệ quốc gia. Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
thuộc chủ quyền và quyền tài phán nước ta, đồng thời khai thác tài nguyên ở
hải phận quốc tế. Xây dựng các trung tâm kinh tế, khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu chế xuất lớn ở vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển
làm động lực quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Kết hợp chặt
chẽ với phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển nội địa...
Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ to lớn đó, trước hết cần phải có chính
sách tạo sức hấp dẫn thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển trên tinh
thần chủ động, tích cực hội nhập. Phát huy triệt để các nguồn lực bên trong,
tranh thủ sự hợp tác các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có
lợi, tơn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia.
1.2.3. Tầm quan trọng của kinh tế biển Việt Nam
- Kinh tế biển là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nền
kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước: Những năm vừa
qua kinh tế biển Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể, đóng vai trị đặc biệt
quan trọng đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước. Quy mô
kinh tế biển và vùng ven biển tăng lên, cơ cấu ngành, nghề có thay đổi cùng với
sự xuất hiện ngành kinh tế mới như khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ cứu
nạn…Năm 2005, GDP của kinh tế biển và vùng ven biển bằng 48% GDP cả
nước, thì đến năm 2010 GDP của kinh tế biển và vùng ven biển chiếm khoảng
50% tổng GDP cả nước, trong đó kinh tế thuần biển đạt 22% GDP cả nước.
- Phát triển kinh tế biển sẽ khai thác những tiềm năng tài nguyên thiên
nhiên to lớn để phát triển kinh tế: khai thác được nhiều nguồn lợi từ tài
nguyên thiên nhiên của biển để phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế như:
thủy sản, du lịch, hàng hải, khai thác dầu khí, vật liệu xây dựng…phục vụ cho
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế xã hội,
đảm bảo quốc phòng - an ninh và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát triển kinh tế biển sẽ khai thác được nguồn lực lao động tại địa
phương: Kinh tế biển phát triển sẽ sử dụng và phát triển tối đa nguồn nhân lực
trong nước và ở địa phương. Hiện cả nước ta có khoảng 1/3 dân số sinh sống
ven biển, trong đó 40% các hoạt động kinh tế liên quan đến biển. Các cộng
đồng dân cư ven biển là một tiềm năng lao động dồi dào của đất nước. Đánh
20
bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn
lao động dịch vụ nghề cá [3, tr.228]. Du lịch biển đã tạo việc làm gián tiếp
cho 60 vạn lao động là các dân cư ven biển. Nghề muối củng tạo việc làm hơn
90 nghìn lao động. Mặt khác, quá trình kinh tế biển phát triển đã tạo ra các
ngành nghề mới như khai thác dầu khí, ni trồng hải sản đặc sản, du lịch
biển đang trong quá trình phát triển bước đầu thu hút nguồn nhân lực lớn.
- Phát triển kinh tế biển sẽ góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ
vững chủ quyền quốc gia: Biển là một không gian chiến lược đặc biệt quan
trọng đối với quốc phịng an ninh của đất nước. Việt Nam có vùng biển rộng
lớn, bờ biển dài, địa hình bờ biển quanh co, khúc khuỷu, có nhiều dãi núi
chạy lan ra biển, chiều ngang đất liền có nơi chỉ rộng 50 km, nên việc phịng
thủ hướng ra biển ln mang tính chiến lược, mạng lưới sơng ngịi chằng chịt
chảy qua các miền của đất nước, chia cắt đất liền thành nhiều khúc. Hệ thống
quần đảo và đảo trên vùng biển nước ta cùng với dải đất liền ven biển thuận
lợi cho việc xây dựng các căn cứ quân sự, điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền
tiêu, hình thành tuyến phịng thủ nhiều tầng nhiều lớp. Ngày nay trong phát
triển kinh tế xây dựng nước, vùng này gắn liền với vùng thềm lục địa đang
triển khai mạnh cơng nghiệp, thăm dị và khai thác dầu khí cùng với vùng đặc
quyền kinh tế biển rộng lớn, chứa đựng nhiều nguy cơ tranh chấp quốc tế và
âm mưu xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và đặc quyền kinh tế biển Việt Nam.
Vì thế, việc kết hợp kinh tế với an ninh quốc phòng trên vùng này trở nên vơ
cùng thiết yếu, một "điểm nóng" trong chiến lược kinh tế biển Việt Nam là tất
yếu khách quan để tồn tại và phát triển của đất nước.
- Phát triển kinh tế biển là điều kiện để đẩy mạnh hội nhập kinh tế
quốc tế: Lĩnh vực kinh tế biển Việt Nam có tính quốc tế cao nhất, bởi vì vùng
biển của ta giáp với nhiều nước, với đường hàng hải quốc tế, có các vùng biển
tranh chấp lớn như Hoàng Sa, Trường Sa, cho nên vùng biển Việt Nam có tính
quốc tế từ rất lâu. Các lĩnh vực dầu khí, hải sản, du lịch, các hải cảng lớn nổi
tiếng đều có liên quan đến quan hệ quốc tế. Nếu dừng quan hệ quốc tế, kinh tế
biển Việt Nam sẽ ngưng trệ. Ngược lại, khi quan hệ quốc tế được mở rộng,
kinh tế biển sẽ phát triển cao, giải quyết được thoả đáng các vấn đề tranh chấp
tại Biển Đơng, khai thác và tiêu thụ các nguồn dầu khí và hải sản có hiệu quả,
thu hút khách du lịch quốc tế...
21
1.2.4. Một số xu hướng phát triển kinh tế biển ở Việt Nam
1.2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển kinh tế biển Việt Nam
Việt Nam nằm trải dài bên bờ Thái Bình Dương, cho nên lịch sử dân tộc
cũng gắn liền với lịch sử khai thác những gì có thể có từ tiềm năng biển, đảođó là sự phát triển hoạt động hàng hải, đánh bắt tôm, cá, thủy hải sản nói
chung phục vụ đời sống và bảo vệ tổ quốc…Vì thế, trong lịch sử Việt Nam đã
có nhiều truyền thuyết về biển như truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân,
truyền thuyết “Nỏ thần”…cho thấy từ xa xưa Việt Nam là một quốc gia “đứng
trước biển, ngó ra biển” cho đến nay những hoạt động khai thác nuôi trồng thủy
sản hàng hải và bảo vệ chủ quyền biển đảo vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Theo nhiều cơng trình nghiên cứu, cũng như sách sử Việt Nam như “Việt
Nam Sử lược”, “Việt Sử Toàn Thư”, “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”…đều viết về
lịch sử Việt Nam từ thời thượng cổ, và bắt đầu lịch sử bằng thời Hồng Bàng, thời
điểm khoảng 3000 năm TCN, tức cách đây khoảng 5000 năm. Có giả thuyết
khoa học đã cho rằng: cái nơi của nền văn minh Đơng Nam Á chính là biển
Đơng, bao gồm cả Vịnh Bắc Bộ và khu vực biển Đông Việt Nam. Như vậy, Việt
Nam nằm trong khu vực trước đây từng là một dải đất rộng lớn và từng đã có
nền văn minh (nơng nghiệp và hàng hải). Cơn đại hồng thủy (kết quả của nhiệt
độ trái đất gia tăng, các tảng băng đá tan và làm mực nước biển dâng cao) cuối
cùng xảy ra tại khu vực Đơng Nam Á vào thời 7, 8 nghìn năm trước đây, tức xảy
ra trước thời thượng cổ (Hồng Bàng). Theo các sách sử Việt Nam đã ghi, thì cơn
đại hồng thủy này đã nhấn chìm phần lục địa mà cư dân Việt Nam đã từng sinh
sống và do vậy hình thành nên Vịnh Bắc Bộ, và biển Đông ngày nay. Nếu những
giả thuyết trên có cơ sở đúng, thì Vịnh Bắc Bộ và biển Đông không những chứa
đựng nhiều nguồn tài ngun thiên nhiên phong phú, mà cịn có thể chứa đựng
cả những chứng cứ lịch sử về nguồn gốc dân tộc Việt nói riêng và nguồn gốc
của các dân tộc sống ở vùng Đơng Nam Á nói chung.
Theo những kết quả khảo cổ học cho thấy, hàng ngàn năm TCN, tiền
nhân chúng ta đã quen thuộc với môi trường đại dương. Giáo sư Wuylliam
Meacham từng viết một bài báo cáo khoa học đăng trong tập san Asean
Perspectives vào năm 1984, kết luận rằng tiền nhân Vịnh Bắc Bộ đã từng
sống ở biển thời Băng Hà, cách đây khoảng 14.000 năm. Wilheim G.Solheim
22
còn đi xa hơn khi cho rằng 6.000 năm trước, cư dân Đơng Nam Á đã mạo
hiểm ra khơi vì nhu cầu di chuyển. Gió bão và hải lưu của biển Đơng và Thái
Bình Dương đã cuốn trơi một số người tới Nhật Bản, trong khi các nhóm khác
bị quét tới Philipin, Nam Dương. Tiếp theo những nhóm dân chúng di chuyển
tới các đảo ngồi khơi Thái Bình Dương và sang Madagascar (Sumérien et
Océanien, Collection Linguistique, Paris, 1929. Dẫn theo xưa và nay, số 131
(179), tháng 1/2003).
Chúng ta còn thấy rõ cuộc sống biển khơi của tiền nhân qua những hình
trang trí trên mặt và tang các trống đồng Đơng Sơn và tâm thức biển qua câu
chuyện Lạc Long Quân có nguồn gốc ở biển, Thục An Dương Vương được
thần Kim Qui rẽ nước trở về vớ Mẹ Biển, hoặc chuyện người xưa xăm mình
thuồng luồng trên cơ thể, cũng như những ngơi nhà hình thuyền và hình ảnh
những trận hải chiến được mô tả trong các bản trường ca của đồng bào một số
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cho thấy nguồn gốc Mã Lai - Đa Đảo (Malayo
- Polynesien) của tiền nhân các dân tộc này. Giới khảo cổ học cũng đã phát
hiện được ở các đảo có dấu tích con người sinh sống hàng ngàn năm TCN.
Chẳng hạn, tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam), cách đây khoảng 3000 năm đã có
người cư trú trên hịn Lao. Tại bãi Ông các nhà khảo cổ học đào được nhiều
mãnh gốm có dập hoặc khắc vạch hoa văn, cùng với một số rìu mài đá thuộc giai
đoạn sơ kỳ thời đại đồng thau. Ở một số đảo phía Bắc như Vịnh Hạ Long, ngành
khảo cổ học cùng tìm dược những khu di chỉ và những di vật tương tự…
Vì dọc theo ven biển và các đảo nên cư dân Việt cổ sớm thơng thạo nghề
đi biển, đánh cá, đóng thuyền. Wuylliam Meacham cho rằng, vào thời Băng
Hà bờ biển Đông tương đối bằng phẳng nhưng bị sông hồ chia cắt khắp nơi
nên những chiếc bè tre đã xuất hiện như những phương tiện di chuyển chủ
yếu. Nhà khảo cổ học Malcolm F.Farmer, khi bàn về “nguồn gốc và sự phát
triển của thuyền bè” cho rằng, Vịnh Bắc Bộ là nơi có chứng cứ nhiều truyền
thống liên hệ nhất giữa các loại bè thời cổ với thuyền độc mộc và các ghe
thuyền kiến trúc có khung sau này” (Malcoln F.Farmer: Origin and
Development of Water Craft. Bài in trong báo Anthropological journal of
Canada 7 (2), 1969, tr22-26. Dẫn theo Vũ Hữu San: Vịnh Bắc Bộ nơi mở đầu
hàng hải. Bài in trong Xưa và nay, số 131 (179), tháng 1/2003)
23
Píetri là một thanh tra kiểm ngư người Pháp làm việc ở Đà Nẵng thời
thuộc địa, trong một cơng trình khảo sát về các loại thuyền buồm chạy ven
biển Việt Nam có nhận xét rằng: “Nếu trên thế giới có một khu vực mà sự
phong phú của nghề đi biển bằng thuyền buồm chứa đựng trong hàng ngàn
nét khác nhau thì khu vực đó phải là khu vực ven biển Đơng Dương” (Píetri:
Ba loại thuyền buồm ven biển Đơng Dương ít được biết đến. Bài đăng trong
tạp chí Xưa và Nay, số 134 (182), tháng 2/2008). Cho đến cuối thế kỷ XIX,
trong con mắt của người Hoa, nhiều loại thuyền của Việt Nam thuộc loại
“mạnh, nhanh, linh hoạt và hoàn hảo”(Li Tana: Thuyền và kỹ thuật đóng
thuyền ở Việt Nam cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Xưa và nay, số 131 (179),
tháng 1/2003). Nhưng phải nói rằng, nền cơng nghiệp đóng thuyền của Việt
Nam cũng chỉ mới được hình thành từ thế kỷ XVII, XVIII và lúc đó ông cha
ta đã bắt đầu học tập kỹ thuật đóng thuyền của các nước phương Tây. Nhiều
cơ sở đóng tàu được hình thành ở bờ nam sơng Đồng Nai và các làng dọc
sơng Cái Bè, sơng Sài Gịn. John White là một thương nhân người Mỹ tới Việt
Nam 1820 kể lại trong cuốn sách Hành trình tới Đàng Trong rằng: “khoảng 50
thuyền buồm dọc được đóng một phần theo kiểu châu Âu: đi của chúng
hồn tồn là châu Âu.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc, hội nhập kinh tế quốc
tế, vị trí, vai trị của biển lại càng quan trọng hơn. Song sự thành công hay thất
bại đều do yếu tố của lực lượng sản xuất quyết định, nguồn lực con người quyết
định sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi thời đại, ngoài yếu tố của lực lượng
sản xuất thì lợi thế về tài nguyên là động lực thúc đẩy quá trình phát triển nhanh
hơn và bền vững hơn. Việc nhận thức và có giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế
biển, đảo là nhu cầu khách quan cũng là những cách thức mà các thế hệ người
Việt Nam đã làm trong các giai đoạn phát triển của đất nước [25, tr.11].
1.2.4.2. Phát triển các ngành kinh tế biển cơ bản - chủ đạo ở Việt Nam
hiện nay
- Phát triển đồng bộ và hiệu quả việc nuôi trồng, đánh bắt, chế biến bảo
vệ nguồn lợi hải sản
Biển nước ta có khoảng 2.100 lồi hải sản, trong đó có 130 lồi hải sản
khác nhau với trữ lượng là 3 triệu tấn, tiềm năng nuôi trồng thuỷ hải sản là rất
24
lớn 1,7 triệu ha mặt nước nội địa; 300.000 ha bãi biển; 400.000 ha hồ chứa
sông, suối nhỏ; 600.000 ha ao hồ nhỏ, ruộng trũng và hàng trăm nghìn ha bồi
ven biển có thể đưa vào ni trồng thuỷ hải sản. Với lợi thế tự nhiên và tiềm
năng sông, biển, bãi triều mặt nước và nuôi trồng thuỷ sản, ngành thuỷ sản Việt
Nam đã đóng góp một vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Cùng với nông nghiệp và lâm nghiệp thuỷ sản đã cung cấp thực phẩm chủ yếu
cho tồn xã hội. Cả nước có 332 nhà máy chế biến đơng lạnh, có khả năng
xuất khẩu 600.000 tấn/ năm. Hàng chục cảng cá, bến cá và trung tâm dịch vụ
hậu cần nghề cá được xây dựng, nhằm phục vụ nghề cá... Toàn ngành thủy sản
thu hút khoảng 4 triệu người; trong đó, lao động khai thác 684.000 người, lao
động nuôi trồng thuỷ sản 2.228.000 người, lao động chế biến 502.000 người, lao
động thương mại và dịch vụ nghề cá 586.000 người. Về trình độ ngành thuỷ sản:
có trên 10,1% lao động có trình độ đại học, gần 15,1% trình độ trung cấp và
cơng nhân kỹ thuật, còn lại chưa qua đào tạo. Ngư dân nước ta có tính cần cù,
chịu khó và sáng tạo trong lao động sản xuất [20, tr.8-10].
Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục thống kê, GDP của ngành thuỷ sản
giai đoạn 1995- 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng; Tỷ trọng GDP
của thuỷ sản trong tổng GDP của toàn quốc liên tục tăng, từ 2.9% (năm 1995)
lên 3,4% (năm 2000) và 4% vào năm 2005. Trong cơ cấu GDP nơng nghiệp,
ngành thuỷ sản chiếm 20%, đóng góp một số lượng hàng hố xuất khẩu quan
trọng và đóng một phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ta (năm 2007
chiếm 8,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết TW4 (khoá X) về chiến lược biển Việt Nam
2020 đã tiếp tục khẳng định ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế mũi nhọn, có
tiềm năng phát triển mạnh nhất là về ni trồng, cần phấn đấu vươn lên hàng đầu
trong khu vực. Các địa phương có biển nhận thấy điều kiện phát triển thuỷ sản là
ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm 2006, sản lượng ngành thuỷ sản đạt gần 3,7 triệu tấn, tăng 6,6% so
với năm 2005, đạt 107,4% kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng khai thác hải
sản trên 2 triệu tấn, tăng 0,32% so với năm 2005. Sản lượng nuôi trồng 1,7
triệu tấn tăng 17,8% so với năm 2005. Giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2006 đạt
47,711 tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm 2005; Tỷ trọng thuỷ sản trong nông
nghiệp 21,3% [6, tr.2].
25
- Phát triển kinh tế hàng hải (hệ thống cảng biển, vận tải biển và công nghiệp
tàu biển): Suốt chiều dài trên 3.260 km đường bờ biển, Việt Nam có hơn 100
địa điểm có thể xây dựng cảng lớn, trong đó một số nơi có thể xây dựng cảng
trung chuyển và cảng cửa ngõ quốc tế, đồng thời có nhiều vị trí phù hợp để
xây dựng các nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu biển, tạo điều kiện cho cơng
nghiệp đóng tàu phát triển.
Trong những năm gần đây ngành kinh tế hàng hải đã có sự phát triển
vượt bậc. Nếu tính từ 2005, trong số 126 cảng biển ở các vùng, miền thì có 4
cảng đạt cơng suất trên 10 triệu tấn/ năm và 14 cảng có cơng suất 1 triệu tấn /
năm, cịn lại là cảng có quy mô vừa và nhỏ, khả năng neo đậu tàu chỉ được
3.000 tấn trở xuống [32, tr.6]. Để đáp ứng yêu cầu trung chuyển hàng hoá
phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Những năm qua Việt Nam rất chú
trọng và mở rộng cảng biển, tính từ tháng 6/ 2006- tháng 2/ 2007, đã có 5
cảng biển được cấp phép xây dựng tại phía Nam với tổng dự tốn 984 triệu
USD [3, tr.362]. Đặc biệt là việc thu hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp trọng
điểm phía Nam ven biển cũng đã tăng nhanh, tính riêng khu kinh tế vịnh Vân
Phong (Khánh Hồ) đã có 48 dự án với tổng số vốn đăng ký lên đến 7 tỷ USD
[3, tr.363]. các dự án đó chủ yếu tập trung vào lĩnh vực cơng nghiệp nặng như
luyện thép, điện, hố dầu và dịch vụ du lịch...
Vận tải biển cũng đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Theo thống kê
của Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2008 sản lượng hàng hóa thông qua các
cảng biển đạt xấp xỉ 196,58 triệu tấn, tăng 9% so với năm 2007; trong đó
hàng cơng-ten-nơ đạt 5.023.312 TEUs, tăng hơn 12% so với năm 2007; hàng
khô đạt 88 triệu tấn, tăng hơn 10%; hàng quá cảnh đạt gần 18 triệu tấn, tăng
trên 3%; hành khách xuất nhập cảnh thông qua các cảng biển Việt Nam đạt
511.229 lượt người, tăng trên 46%. Năm 2008, đội tàu biển Việt Nam đã vận
tải đạt 69,285 triệu tấn, tăng 13% so với năm 2007, trong đó: vận tải biển
nước ngồi đạt 47,39 triệu tấn, tăng 7%; vận tải hàng hóa trong nước đạt
21,997 triệu tấn, tăng gần 29%; vận tải công-ten-nơ đạt 1.451.552 TEUs, tăng
76,3%. Lần đầu tiên, tàu chở hàng khơ Vinalines Global có trọng tải 73.350
DWT lớn nhất từ trước đến nay đã được Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam
đầu tư và đưa vào khai thác từ tháng 7- 2008.