1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chống bn lậu là vấn đề thường xuyên quan tâm của nhiều quốc gia
trên thế giới, có lúc, có nơi, đã trở nên khốc liệt. Ở nước ta trong những năm
gần đây, buôn lậu diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng về quy mơ, chủng
loại hàng hố, thủ đoạn ngày càng tinh vi; có nơi, có lúc đã trở nên nóng
bỏng, quyết liệt. Buôn lậu thực sự trở thành "Quốc nạn", là một trở ngại lớn
cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Hậu quả của việc bn lậu thật khơn lường. Với lợi nhuận siêu ngạch
nó tạo ra lượng tiền bất hợp pháp khổng lồ. Vì tiền mà một số người ngày
càng ham bn lậu hơn, vì tiền mà những người dân lương thiện chất phác
dấn thân làm "tay sai" cho bọn đầu nậu; bọn buôn lậu dùng tiền để mua
chuộc, làm tha hoá một bộ phận cán bộ công chức nhà nước nhất là những
người trực tiếp quản lý xuất nhập khẩu, chống bn lậu. Chính những cán bộ
tha hoá, biến chất lại dùng những đồng tiền bất chính để lo lót, chạy cửa hịng
lọt lưới pháp luật, thậm chí ngoi lên những địa vị cao hơn, cao hơn nữa...
Bn lậu cũng góp phần làm băng hoại đạo đức con người, phá vỡ các truyền
thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Tình hình trên đã và đang đặt ra những vấn đề bức xúc của toàn xã hội.
Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa
"hiểm hoạ" này. Tại điểm 2, “về áp dụng những chính sách bảo hộ hợp lý, giúp đỡ
thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh”. Mục I, “Thúc
đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư”. Phần thứ hai, “
Những chủ trương, chính sách lớn” của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã nhấn mạnh: Tăng cường sự phối hợp giữa
các cơ quan chức năng, phát huy vai trị của nhân dân để tiến hành có hiệu quả
những biện pháp chống buôn lậu trên các tuyến biên giới, vùng biển và trên thị
trường nội địa. Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu, gian lận thương
mại hoặc tiếp tay, bao che cho bọn buôn lậu. Tập trung triệt phá các đường dây
buôn lậu móc nối giữa gian thương và các cơ quan, tổ chức nhà nước.
2
Đảng và Nhà nước xác định chống buôn lậu là nhiệm vụ trọng tâm,
thường xuyên cấp bách và lâu dài, địi hỏi tồn Đảng, tồn qn, tồn dân tích
cực tham gia chống buôn lậu, nhằm từng bước ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi tệ
nạn buôn lậu. Cuộc chiến chống bn lậu chỉ có thể giành thắng lợi nếu được
phối hợp triển khai mạnh mẽ trên địa bàn toàn quốc và trên từng địa bàn cụ
thể, trong đó chống bn lậu trên từng địa bàn có ý nghĩa quan trọng.
Cục Hải quan Lạng Sơn được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện nhiệm
vụ chống buôn lậu trên một địa bàn đặc biệt quan trọng của tuyến biên giới
phía bắc Tổ Quốc. Tuy nhiên, chống buôn lậu ở Cục Hải quan Lạng Sơn còn
nhiều hạn chế, bất cập cần khắc phục.
Để góp phần cho triển khai chống bn lậu của Cục Hải quan Lạng Sơn
có hiệu quả, bằng nhận thức lý luận, kết hợp với thực tiễn công tác, tôi chọn đề
tài: "Chống buôn lậu qua biên giới của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn trong
hội nhập kinh tế quốc tế" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, cơ quan Hải quan của các quốc
gia có chủ quyền đều có phương pháp quản lý ở các cửa khẩu phù hợp với mục
tiêu, pháp luật và trình độ phát triển của đất nước mình… Mặt khác, Trong lĩnh
vực Hải quan: Vấn đề chống buôn lậu là một nhiệm vụ được triển khai thực
hiện trong thực tiễn công việc thường xuyên, hàng ngày của cơ quan Hải quan
ở các cửa khẩu. Trong ngành Hải quan có nhiều bài viết, luận văn Thạc sĩ, luận
án tiến sĩ nghiên cứu các vấn đề về Hải quan nói chung. Nhưng tại Cục Hải
quan tỉnh Lạng Sơn hiện chưa có một cơng trình hay một đề tài nào nghiên cứu
trùng với đề tài của tác giả đang thực hiện. Vừa qua, mới chỉ có luận văn tốt
nghiệp cao cấp lý luận chính trị của chính tác giả nghiên cứu về “ Đấu tranh
chống buôn lậu qua biên giới tại Cục Hải quan Lạng Sơn thực trạng và giải
pháp” do Thạc sĩ Lô Quốc Toản Học viện chính trị - hành chính khu vực I
hướng dẫn (tháng 6 năm 2008). Tuy nhiên, nội dung của bản luận văn tốt
nghiệp cao cấp lý luận chính trị mới chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định. Nay
thấy cần phải nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, phù hợp với xu thế hội nhập hiện
3
nay. Xuất phát từ đó trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo một số tài liệu như Tạp
chí Nghiên cứu Hải quan các số 1,2,3,4,5 năm 2004; Sách tham khảo Buôn lậu
và chống buôn lậu nhận diện và giải pháp Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà
Nội năm 2000 của tác giả Lê Văn Tới (hiện là Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh
Quảng Trị); Chống buôn lậu và gian lận thương mại Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội năm 1998 của tác giả Lê Thanh Bình; luận án tiến sĩ Giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan
Hải quan Việt Nam ở các cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế nhằm đảm bảo
an ninh quốc gia (2008) Tiến sĩ Nguyễn Phi Hùng (hiện là Cục trưởng Cục
Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan) cùng với các tài liệu khác. Luận
văn sẽ đi sâu nghiên cứu theo hướng: Nâng cao toàn diện và bổ sung nhiều vấn
đề về lý luận và nội dung mới thể hiện ở các phần trình bày cụ thể theo nội
dung từng phần của luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở làm rõ thực trạng buôn lậu qua biên giới trong những năm
qua, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường chống buôn lậu của Cục Hải
quan Lạng Sơn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích nêu trên, Luận văn có nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đấu tranh chống buôn lậu
qua biên giới.
- Đánh giá thực trạng công tác chống buôn lậu của Cục Hải quan Lạng
Sơn trong thời gian qua.
- Đề xuất những giải pháp tăng cường chống buôn lậu của Cục Hải
quan Lạng Sơn trong những năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp chống buôn lậu
qua biên giới của Cục Hải quan Lạng Sơn.
4
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn tốt nghiệp học viên giới hạn phạm vi nghiên cứu
như sau:
Tập trung vào nội dung đấu tranh chống buôn lậu qua biên giới mà không
mở rộng sang đấu tranh chống gian lận thương mại cũng như vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới;
Đánh giá thực tiễn cũng như đưa ra giải pháp giới hạn ở địa bàn hoạt động
của Cục Hải quan Lạng Sơn;
Thời gian đánh giá thực trạng hoạt động đấu tranh chống buôn lậu theo địa
bàn được phân công của Cục Hải quan Lạng Sơn từ năm 2005 đến nay và đề xuất
các giải pháp tăng cường đấu tranh chống buôn lậu tới năm 2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn dựa vào phương pháp
luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời
vận dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành:
- Phân tích và tổng hợp;
- Thống kê và hệ thống hoá,
- Khảo sát và đánh giá thực tiễn...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm về lý luận và thực tiễn công tác
chống buôn lậu, giúp cho cán bộ công chức Cục Hải quan Lạng Sơn làm tốt
trách nhiệm của mình trong phạm vi chức năng nhiệm vụ do pháp luật định.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần đổi mới tổ chức hoạt động
của Cục Hải quan Lạng Sơn, đề ra phương án cụ thể, trước mắt và lâu dài
nhằm tăng cường chống bn lậu.
- Góp phần cùng với Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan
xây dựng phương án chống bn lậu cho tồn Ngành.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA CHỐNG BUÔN LẬU
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BUÔN LẬU QUA BIÊN GIỚI
1.1.1. Khái niệm bn lậu qua biên giới
Có thể nói, hiện nay các nước trên thế giới đều phải đối mặt với vấn đề
chống buôn lậu và gian lận thương mại. Nhiều nước quy định rõ các tội buôn
bán vận chuyển hàng cấm (thuốc phiện, ma túy, vũ khí, chất nổ…) là tội hình
sự, cịn các tội bn lậu vận chuyển hàng hóa khác nằm trong phạm trù gian
lận thương mại, thường bị truy thu thuế và phạt tiền rất nặng (gia tăng theo số
lần vi phạm và trị giá), tức là có xu hướng khơng hình sự hóa các quan hệ dân
sự trong hoạt động kinh tế, thương mại. Đối với Việt Nam pháp luật đã quy
định hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được
quy định tại Điều 153, 154, Bộ luật Hình sự. Mặt khách quan của tội phạm
này thể hiện ở các hành vi:
Buôn bán trái phép hàng quốc cấm, tiền tệ qua biên giới; vận chuyển
hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trái với quy định của pháp luật với mục đích
kiếm lợi nhuận bất hợp pháp;
Khơng khai báo hoặc khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ, giấu giếm
hàng hóa, tiền tệ trái phép, khơng có giấy tờ hợp lệ của cơ quan có thẩm
quyền đã được nhà nước quy định;
Không đi qua các cửa khẩu quy định, cố tình trốn tránh sự kiểm tra,
kiểm sốt của cơ quan hải quan và cơ quan quản lý cửa khẩu.
Hành vi mang hàng hóa trái phép qua biên giới rõ ràng có mục đích
bn bán thì cấu thành tội bn lậu - Điều 153, Bộ Luật Hình sự. Nếu khơng
có mục đích bn bán thì cấu thành tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ
qua biên giới - Điều 154, Bộ Luật Hình sự.
6
Dấu hiệu bắt buộc của tội phạm qua biên giới nghĩa là tội phạm được
hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi mang hàng hóa trái phép qua biên
giới. Hành vi nhập khẩu trái phép trót lọt hàng hóa hay tiền tệ vào trong nội
địa mới bị phát hiện vẫn cấu thành tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép
hàng hóa tiền tệ qua biên giới.
Tất cả các đối tượng có hành vi vi phạm Điều 153, 154 Bộ luật Hình sự
đều là đối tượng đấu tranh của Hải quan và công tác đấu tranh chống buôn lậu
là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Hải quan. Để thực hiện
chức năng này ngành Hải quan phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ
trung ương đến cơ sở, có sự phân cơng, phân cấp rõ ràng giữa các bộ phận
nghiệp vụ và đảm bảo một số yêu cầu khác nữa. Về khái niệm giữa buôn lậu
và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới với gian lận thương
mại cần có sự phân biệt một cách rõ ràng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài chỉ tập trung vào nội dung chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới nên các nội dung cũng chỉ tập trung làm rõ vấn đề này.
Gian lận thương mại và buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế
hiện nay ở Việt Nam và một số quốc gia khác thì hai khái niệm này chưa được
phân định rõ ràng, thậm chí cịn được gộp làm một. Chính vì sự chưa rõ ràng
này cũng gây khó khăn cho phân biệt tội danh trong đấu tranh, xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật về Hải quan.
Rất nhiều nước coi buôn lậu là hành vi gian lận thương mại đặc biệt.
Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 5 về chống gian lận thương mại tại Bruc-xen
(Bỉ) các nước thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) (World
Customs Organization) đã đưa ra khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh
vực Hải quan như sau: Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành
vi vi phạm pháp luật Hải quan và các quy định liên quan khác nhằm đạt mục
đích trốn tránh việc nộp thuế Hải quan, phí và các khoản thu khác đối với việc
7
di chuyển hàng hố thương mại, tiếp nhận việc hồn trả trợ cấp hoặc phụ cấp
cho hàng hố khơng thuộc đối tượng đó (mạo nhận); cố ý đoạt được lợi thế
thương mại bất hợp pháp, gây tác hại cho các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh
thương mại chân chính. Tại Hội nghị này tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã
xếp bn lậu vào trong các hình thức gian lận thương mại, nhưng coi đó là
loại hình gian lận thương mại đặc biệt nguy hiểm [2, tr.44].
Khái niệm buôn lậu (smuggling) thường được định nghĩa trong các từ
điển tiếng Anh như sau: Buôn lậu là hành vi mang hàng hóa một cách bí mật
và khơng hợp pháp vào hoặc ra khỏi một nước mà không chịu trả thuế quan.
Bọn bn lậu (smuggler) mang hàng hóa có thể là loại bị các quốc gia cấm
(ma túy, chất nổ, vũ khí và các thư nguy hiểm khác nếu bị phát hiện sẽ bị truy
tố tội danh vận chuyển đồ quốc cấm và bị xử phạt hình sự rất nặng tới mức
chung thân, tử hình), hoặc hàng đắt tiền hơn ở nước thứ hai, hàng có chênh
lệch giá lớn mà khơng chịu thuế quan [2, tr.119].
Mang mặt hàng nguy hiểm bị các quốc gia cấm qua biên giới gọi là
mang lén hàng hóa (nhất là rượu) được bn lậu, sản xuất bất hợp pháp gọi
là bootlegger (người bán rượu lậu); còn đĩa hát, phim, sách… bị sao chép và
bán bất hợp pháp gọi là pirate (kẻ vi phạm quyền tác giả), Bọn bn lậu cịn
bn rất nhiều mặt hàng khác như thuốc lá, đồ dùng, động vật quy hiếm…
tùy theo cung cầu, giá chênh lệch, điều kiện thực hiện các phi vụ tại nơi
chúng hoạt động.
Công ước Nairobi cũng đưa ra khái niệm: Buôn lậu là gian lận thương
mại nhằm che giấu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng mọi thủ đoạn,
mọi phương tiện trong việc đưa hàng hoá lén lút quan biên giới [2, tr.120].
Sự khác nhau căn bản giữa gian lận thương mại và buôn lậu: buôn lậu
trước hết phải là hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức cao hơn, tính chất
phức tạp nghiêm trọng hơn; nó bao hàm các hành vi giấu giếm để trốn tránh
hoàn toàn hoặc một phần việc kiểm tra hải quan bằng mọi thủ đoạn, phương
8
tiện. Còn gian lận thương mại được nêu định nghĩa là việc cố ý làm trái các
quy định của chính sách, pháp luật hoặc lợi dụng sự sơ hở, không rõ ràng,
khơng chính xác, khơng đầy đủ khoa học của luật pháp, sự chưa hồn thiện
của chính sách, sự sơ hở của các cơ quan quản lý chức năng để thực hiện hành
vi lừa dối, lừa gạt qua cửa khẩu một cách cơng khai, ngay tại nơi kiểm tra,
kiểm sốt của hải quan nhằm thu lợi bất chính. Như vậy, phạm vi của khái
niệm gian lận mà tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đưa ra rộng hơn khái
niệm buôn lậu.
Theo quy định về tội danh của Bộ luật Hình sự thì tội bn lậu (Điều
153); tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới (Điều 154) đã
bao hàm cả các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan như:
không khai báo; khai báo gian dối; giả mạo giấy tờ; giấu giếm hàng hóa… Từ
đó có thể hiểu gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là một nội dung,
là một phần trong tội danh bn lậu hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý,
vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa qua biên giới.
Theo quy định của pháp luật hình sự giữa hai tội danh buôn lậu và vận
chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ kim khí q, đá q qua biên giới có một số
điểm chung giống nhau đó là:
- Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ kim khí quý, đá quý;
vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa qua biên giới;
- Hành vi giấu giếm che giấu;
- Trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng;
Nhưng sự khác biệt lớn giữa buôn lậu và vận chuyển trái phép là: Buôn
lậu là hành vi bn bán nhằm hưởng lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ hoạt
động vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Còn vận chuyển trái phép
chỉ đơn thuần khơng chứa đựng yếu tố bn bán.
Tóm lại, khái niệm buôn lậu qua biên giới được hiểu là: hành vi vận
chuyển hàng hóa, hàng cấm, tiền tệ kim khí q, đá quý, vật phẩm thuộc di
9
tích lịch sử văn hóa qua biên giới trốn tránh sự kiểm soát, kiểm tra của cơ
quan chức năng của Nhà nước (cơ quan Hải quan hoặc cơ quan quản lý Cửa
khẩu) nhằm mục đích thương mại thu lợi nhuận.
Đấu tranh chống buôn lậu là hoạt động của cơ quan nhà nước (cơ quan
Hải quan và các cơ quan khác được giao thẩm quyền) thực hiện nhằm phát
hiện, bắt giữ và xử lý theo đúng trình tự pháp luật quy định. Thơng qua đó
phịng ngừa, ngăn chặn hoạt động vận chuyển trái phép hàng hóa, hàng cấm,
tiền tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử qua biên giới.
Cũng thơng qua đó nhằm bảo vệ lợi ích và chủ quyền an ninh quốc gia trên
các phương diện chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội.
1.1.2. Nguồn gốc, bản chất, thủ đoạn của buôn lậu
Nguồn gốc của buôn lậu: Thị trường, thương mại và buôn bán là
những khái niệm gắn bó gần gũi nhau. Giả sử con người cứ sinh hoạt theo
kiểu tự cung, tự cấp, trao đổi sản phẩm, giúp đỡ nhau hào phóng vơ tư thì
chắc chắn khơng cần đến các cơ quan chức năng để theo dõi và ngăn chặn các
hành vi bn lậu hàng hóa kiếm lãi bất chính. Nhưng cái cá nhân, ích kỷ tính
tốn và duy lý của một số con người, cộng với quy luật phát triển khách quan
của xã hội, kinh tế đã làm nảy sinh các quan hệ thương mại, giao thương
trong xã hội và giữa các quốc gia. Theo Aristot (383-322 trước Công nguyên)
người được coi là những nhà tư tưởng lớn nhất thời cổ đại cho rằng: có 3 loại
thương nghiệp. Đó là: 1- thương nghiệp trao đổi tự nhiên (hàng đổi hàng); 2Thương nghiệp hàng hóa (hàng tiền hàng), loại này phục vụ nhu cầu tiêu
dùng, chủ đạo là tiểu thương nghiệp; 3- Đại thương nghiệp, trao đổi lớn với
mục đích lợi nhuận làm giàu (tiền hàng hóa tiền). Đối với hoạt động kinh
doanh ông phân làm 2 loại: Một là: loại kinh tế, giá trị sử dụng có tác dụng
kích thích là chủ yếu. Việc trao đổi chỉ là phương tiện để tổ chức kinh tế tốt
hơn. Loại này gồm thương nghiệp trao đổi và tiểu thương nghiệp hàng hóa
hoạt động, loại này hợp lẽ tự nhiên và hợp quy luật. Hai là: loại sản xuất ra
10
của cải có mục đích làm giàu và tăng khối lượng tiền tệ. Chính tiền tệ là mục
tiêu cuối cùng, là sự bắt đầu và kết thúc của vòng chu chuyển, là mục đích
chính của lưu thơng hàng hóa. Ơng cho là loại này trái quy luật vì nó làm cho
tiền tệ thành mục đích cuối cùng, thành phương tiện làm giàu và dễ làm một
số người vì đồng tiền nơ lệ tiến hành bn bán bất chính. Tất nhiên theo quan
điểm của ông thời cổ đại chỉ là cơ sở có tính mở đầu cho khoa học kinh tế và
các lĩnh vực liên quan, để có giải đáp bn bán bất chính (bn lậu) người ta
phải xem xét những vấn đề khoa học liên ngành, kết hợp lý luận và thực tiễn
một cách có hệ thống có cập nhật để lý giải nguồn gốc của buôn lậu [2, tr.32]
Việc Nhà nước thành lập các cơ quan Thuế, Hải quan để góp phần kiểm tra
hàng hố, thu thuế xuất, nhập khẩu nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách, đồng
thời là công cụ để thoả thuận, trao đổi thương mại giữa các quốc gia, bảo vệ
sản xuất nội địa. Nhà nước cần những khoản tiền nhất định để bù đắp chi tiêu,
ni bộ máy cần thiết phải có của Nhà nước, trong khi đó bn bán ngày càng
khó khăn do chính các quy định của Nhà nước buộc các thương nhân phải
thiết kế những con đường vịng nhằm tránh đóng thuế, đó là các đường dây
bn bán nằm ngồi sự kiểm sốt của các quốc gia khác nhau - đây chính là
nguồn gốc sâu xa của buôn lậu.
Đối với Việt Nam, xưa kia người Việt Nam thường suy nghĩ sinh hoạt
ứng xử bắt đầu từ nhà, rồi mới đến làng nước, với một nền kinh tế tiểu nông
tự cung tự cấp là chính, và cư dân chủ yếu là nơng dân. Các lý do về tập quán,
tâm lý, địa lý, chính trị … đã góp phần làm cho người Việt trong cả một thời
gian dài không quen cung cách làm ăn lớn, khơng quen với kinh doanh những
hoạt động có hiệu quả to lớn (như hoạt động ngoại thương). Bên cạnh việc
phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm liên tục nên thời gian tập trung cho
thương mại phát triển kinh tế chưa nhiều. Tuy vậy, các triều đại nhà Trần, nhà
Lê, nhà Nguyễn đã rất chú ý tới vấn đề chống bn lậu qua biên giới. Như
vậy, có nghĩa là bn lậu có nguồn gốc từ rất sớm ở nước ta.
11
Năm 1149, vua Lý Anh Tông đã định ra chức Án sát để kiểm sốt việc
bn bán của các tàu thuyền nước ngoài tại các “ Bạch dịch trường - các tụ
điểm quan trọng ở cửa ngõ biên giới)”. Nổi tiếng là “ Bạch dịch trường” ở
Vân Đồn (gần núi Bài Thơ, Hòn Gai- Quảng Ninh ngày nay). Bến này có đặt
chức “ Án sát quan” chỉ huy thủy binh để canh phịng bờ biển, kiểm sốt, thu
thuế đối với tàu bn nước ngồi.
Đến nhà Lê, triều đình đặt ra chức “ Tuần ty” để thu thuế ở các cửa ải
và chợ búa. Khi ấy cả nước có chừng 4.000 Tuần ty, chứng tỏ việc kiểm soát,
thu thuế ngăn chặn buôn lậu qua biên giới đã được coi trọng. Năm 1434 nhà
Lê còn ra chiếu chỉ cho các trấn lân cận với Vạn Ninh (nay là vùng biển
Quảng Ninh) phải dùng mọi cách để ngăn cản việc gian thương vận tải bằng
đường biển ra nước ngoài các thứ như: vàng, bạc, tiền và hàng quốc cấm.
Trong “ Lê hình triều luật - Luật Hồng Đức) quy định rõ: Biếm hoặc bãi chức
An phủ ty nếu không ngăn được việc chở hàng, trốn thuế của người ngoại
quốc phương bắc; đồng thời triều đình xét thưởng cho Ty nào có cơng bắt
được những vụ trốn thuế điển hình (thưởng bằng chức, tiền, vật phẩm…).
Điều 123, Bộ luật Hồng đức (Ban hành năm 1483 của Vua Lê Thánh Tơng
(1442-1497) cịn quy định: Các quan vâng mệnh đi sứ nước ngồi, chỉ lo bn
bán tư túi thì phải tội hạ chức hoặc lao dịch. Nếu giấu giếm không khai với
quan ải (nay là Hải quan cửa khẩu) thì hạ chức hay bãi chức; đồ vật bị tịch
thu, sung công. Cuối thời Lê, để ngăn chặn nạn lái buôn Trung Quốc mua
gom hết gạo trong dân Việt, năm 1758, chúa Trịnh chọn đất mở chợ, định giá
mua, bán rõ ràng và lệnh cho các Trấn tuần xét vùng biển kỹ lưỡng chống
việc tuồn gạo ra nước ngồi bằng đường biển.
Nhà bác học Lê Q Đơn đã từng viết về công việc của các Tuần ty, An
phủ ty ở cảng Hội An thời Trịnh - Nguyễn trong Phủ biên Tạp lục như sau: “
Mỗi khi có tàu nước ngoài đến phải xem xét kỹ, nếu thực là thuyền bn thì
phải chịu thuế, dẫn thuyền trưởng và tài phó đến Hội An để trình Cai bạ; sau
12
khi Cai bạ xác nhận thì làm tờ khai đầy đủ, báo cho Cai Tàu, Tuần ty đưa tàu
vào cửa biển, rồi bên Sở tuần, các Nha đến khám xét, điểm mục kê khai của
thuyền trưởng, tài phó về số người, số hàng hóa, Thuyền trưởng kê khai cụ
thể vật, hàng hóa trên tầu, nếu giấu giếm từ một vật trở lên khi khám thấy sẽ
bị tịch thu và trị tội theo phép nước”. Qua quy định này cho thấy hoạt động
bn bán với nước ngồi từ xa xưa đã có bn lậu song hành. Việc ngăn ngừa
và xử lý các hành vi bn lậu đã được triều đình quy định rất cụ thể rõ ràng
[2, tr.33].
Như vậy, buôn lậu qua biên giới có từ xa xưa trên trên thế giới cũng như ở
nước ta. Buôn lậu qua biên giới có nguồn gốc gắn liền với hoạt động trao đổi và
bn bán hàng hóa và phụ thuộc vào mức độ chênh lệch giá cả hàng hóa hai bên
biên giới. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, mở cửa buôn bán và giao thương với
nước ngồi bn lậu càng phát triển với sức mạnh tiềm ẩn vốn có. Bn lậu có thể
nói ln tồn tại song hành với hoạt động bn bán trao đổi hàng hóa cũng như giao
lưu với nước ngồi. Bn lậu phát triển hay khơng phụ thuộc vào khả năng kiểm
sốt có hiệu quả hay khơng có hiệu quả của các cơ quan chức năng được giao
nhiệm vụ chống buôn lậu qua biên giới trên cơ sở các quy định của luật pháp cũng
như cách ứng xử với các hành vi buôn lậu.
Bản chất buôn lậu qua biên giới là: hành vi vận chuyển hàng hóa,
hàng cấm, tiền tệ kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa
qua biên giới trốn tránh sự kiểm soát, kiểm tra của cơ quan chức năng của
Nhà nước (cơ quan Hải quan hoặc cơ quan quản lý Cửa khẩu) nhằm mục đích
thương mại thu lợi nhuận. Buôn lậu qua biên giới luôn là vấn đề nhức nhối mà
các quốc gia phải đương đầu trong bối cảnh tồn cầu hóa nền kinh tế. Bên cạnh
hoạt động bn bán hợp pháp luôn tồn tại hoạt động buôn bán bất hợp pháp (buôn
lậu). Động lực chi phối thúc đẩy buôn lậu là lợi nhuận kiếm được do trốn thuế; lợi
nhuận kiếm được do sự khan hiếm hàng hóa bị cấm vận chuyển qua biên giới; lợi
nhuận kiếm được do chênh lệch giá khi khơng phải chịu các khoản phí và thuế…
C.Mác trích trong tờ “Quarterly Reviewer” nói:
13
Tư bản tránh sự ồn ào và cãi cọ, và có bản tính rụt rè. Đó là sự thật,
nhưng chưa phải là tất cả sự thật. Tư bản sợ tình trạng khơng có lợi
nhuận hoặc lợi nhuận q ít, cũng như giới tự nhiên sợ chân không.
Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được đảm
bảo 10 phần trăm lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu
cũng được; được 20 phần trăm thì nó hoạt bát hẳn lên; được 50
phần trăm thì nó trở lên thật sự táo bạo; được 100 phần trăm thì nó
chà đạp lên mọi luật lệ của lồi người; được 300 phần trăm thì
khơng cịn tội ác nào là nó khơng dám phạm, dù có nguy cơ bị treo
cổ. Nếu sự ồn ào và cãi cọ đem lại lợi nhuận thì tư bản khuyến
khích cả hai. Chứng cớ là: buôn lậu và buôn nô lệ [20, tr.1056].
Thủ đoạn của buôn lậu: thực tế đang diễn ra với mn hình vạn trạng
phương thức bn lậu. Các thủ đoạn bn lậu chính là cách thức mà bọn bn lậu
thực hiện để thực hiện hành vi bn lậu hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý qua
biên giới. Trong các hành vi bn lậu thực hiện thì mỗi một hành ví lại có một cách
thức, thủ đoạn khác nhau nhằm che giấu, trốn tránh phát hiện của cơ quan chức
năng được giao nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu qua biên giới, cụ thể:
Thứ nhất: Hành vi vận chuyển trái phép hàng hố, tiền tệ, kim khí q,
đá q qua biên giới, vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa qua biên giới. Chỉ
riêng về hành vi vận chuyển trái phép đã và đang tồn tại rất nhiều cách khác
nhau nhằm qua mặt cơ quan chức năng. Có thể vận chuyển cơng khai; có thể
vận chuyển lén lút bằng phương tiện ô tô, tàu hỏa, thuyền bè… cũng có thể xé
lẻ hàng hóa để mang vác bằng người qua Cửa khẩu, qua lối mịn biên giới…
Thứ hai: Vì là vận chuyển qua biên giới nhằm trốn tránh sự phát hiện
của cơ quan chức năng nên bọn buôn lậu luôn nghiên cứu cách thức quản lý
của cơ quan nhà nước để đối phó. Chúng có thể lợi dụng tất cả các sơ hở về
phương thức kiểm tra, thời gian kiểm tra, kiểm sốt biên giới.. để vận chuyển
hàng hóa qua biên giới.
14
Thứ ba: Lợi dụng các chính sách quản lý cũng như sự chưa hồn thiện
về mặt pháp luật để có thể cơng khai vận chuyển trái phép hàng hóa, hàng
cấm, tiền tệ kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa.
Thứ tư: Trong quan hệ buôn bán và quản lý buôn bán là quan hệ giữa
con người với con người. Vì vậy thủ đoạn có thể sử dụng của bọn buôn lậu là
mua chuộc, lôi kéo những cán bộ làm công tác quản lý vào việc tiếp tay cho
bn lậu. Thậm chí khơng lơi kéo được thì khủng bố, đe dọa và hành hung.
Với một mục tiêu là việc buôn bán trái phép không bị phát hiện và không bị
xử lý theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, thủ đoạn của bọn bn lậu rất đa dạng, ln thay đổi và có sự
cập nhật. Với mục tiêu đạt được là trốn tránh sự phát hiện của cơ quan quản lý
chức năng. Trong điều kiện địa lý biên giới cửa khẩu phức tạp, dài và hiểm
trở; lực lượng và phương tiện hoạt động thiếu thốn thì ln ln có nhiều
cách thức để vận chuyển trái phép và buôn lậu qua biên giới.
1.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của buôn lậu
1.1.3.1. Nguyên nhân và điều kiện buôn lậu tồn tại
Như đã phân tích ở trên, từ khái niệm, nguồn gốc, bản chất của buôn
lậu qua biên giới đã cho thấy khá đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến tình hình
bn lậu tồn tại và phát triển cũng như đang diễn biến ngày một phức tạp ở
nước ta hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến
tình hình bn lậu gia tăng phức tạp. Các ngun nhân đó là:
Thứ nhất: Bn lậu qua biên giới có nguồn gốc từ hoạt động giao lưu
thương mại với nước ngồi. Trong bn bán ngoại thương ln lấy mục đích
lợi nhuận; mục đích đáp ứng nhu cầu của xã hội làm mục tiêu chủ đạo. Việc
đáp ứng mục tiêu này chính sách quản lý mặt hàng của các quốc gia là khác
nhau. Ở quốc gia này thì khuyến khích nhập khẩu mặt hàng này nhưng quốc
gia khác lại cấm xuất. Do đó chính sách quản lý cũng tạo ra nhu cầu vận
chuyển bất hợp pháp hàng hóa qua biên giới. Với mỗi quốc gia vì lợi ích chủ
15
quyền, vì nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn nên các chính sách quản lý
ln mang đặc thù riêng và có sự khác biệt. Đây là một trong các nguyên
nhân tạo ra nhu cầu vận chuyển buôn bán bất hợp pháp hàng cấm qua biên
giới. Từ mục tiêu lợi nhuận nên trong hoạt động buôn bán tồn tại việc trốn
tránh nộp thuế và các khoản thu khác của nhà nước nhằm có được một lợi ích
vật chất lớn nhất so với buôn bán hợp pháp.
Đối với nước ta, nền kinh tế đang ở mức chậm phát triển, chất lượng
hàng hoá chưa đáp ứng được yêu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, giá thành
cao, mất cân đối giữa cung và cầu, chênh lệch lớn về giá. Xuất khẩu chủ yếu
là nguyên liệu, sản phẩm thô; nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng có giá trị
cao. Trong khi đó thuế vẫn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia.
Trong điều kiện hội nhập và mở cửa nhu cầu ln chuyển hàng hóa bn bán
với nước ngồi rất lớn. Để trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng
trong việc kiểm soát từng loại mặt hàng theo chính sách quản lý mặt hàng của
nhà nước; trốn thuế xuất nhập khẩu và các khoản thuế khác nên sẽ có bn
lậu khi có điều kiện thực hiện. Đây là nguyên nhân và là động lực quan trọng
thúc đẩy buôn lậu phát triển gia tăng và diễn biến phức tạp tại các Cửa khẩu
biên giới nước ta.
Thứ hai: Buôn lậu qua biên giới ở nước ta trước hết, là hậu quả của
cuộc đấu tranh gay gắt giữa hàng nội và hàng ngoại trên thị trường nước ta.
Thị trường bao giờ cũng tuân theo quy luật cung cầu và giá trị hàng hóa.
Hàng tốt, giá rẻ sẽ chiến thắng hàng kém, giá thành cao. Đây là quy luật phổ
biến vận hành trong bất kỳ nền kinh tế hàng hóa nào. Nước ta trong những
năm gần đây sản xuất đã phát triển, hàng hóa làm ra nhiều hơn, phong phú
hơn phần nào đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhưng hệ thống cơng nghệ trong
hầu hết các lĩnh vực sản xuất cịn lạc hậu, chắp vá, thiếu đồng bộ, năng suất
và hiệu quả thấp. Vì vậy, nhiều mặt hàng chất lượng kém, khơng phù hợp với
thị hiếu người tiêu dùng do đó chưa đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại trên
16
chính thị trường của mình và cũng khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường ở
nước ngồi. Nước ta nằm trong khu vực gần kề với các nước như Trung
Quốc, Thái Lan, Singapo, Hàn Quốc… hàng hóa của các nước này có chất
lượng khá hơn hoặc rẻ hơn và đang trong trạng thái dư thừa. Chưa nói đến
một số chính sách một số nước thực hiện bù lỗ, hạ giá thành nhằm giải quyết
hàng hóa ế ẩm dư thừa vào nước ta tạo công ăn việc làm. Tăng cường thực
hiện chính sách nhập nguyên liệu để đảm bảo an ninh tài nguyên, năng lượng
của họ. Đây là nguyên nhân chính thúc đẩy hoạt động bn lậu hàng hóa qua
biên giới.
Thứ ba: Vì lợi ích cục bộ của một số địa phương, huyện, tỉnh đã có
những cách để khuyến khích luồng hàng ra vào qua địa bàn quản lý của mình.
Có thể là thu thuế thấp hơn, làm ngơ để hàng lậu vào nội địa, làm ngơ để xuất
nguyên liệu cấm ra nước ngồi. Tổ chức đón lõng sau các khu kinh tế, khu
thương mại để thu khác nhằm tăng thu cho địa phương… Làm như vậy vơ
hình dung đã hợp thức hóa cho hàng lậu vào tiêu thụ trong nội địa. Một số địa
phương khác chưa nhận thức đầy đủ nên chưa đặt đấu tranh chống buôn lậu
lên ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ của công tác này; quản lý lỏng lẻo,
chưa thật sự chỉ đạo một cách thường xuyên, mạnh mẽ. Thực tế đã chứng
minh rằng địa phương nào được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ
đạo công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại thì ở đó tệ
bn lậu giảm; cịn nơi nào bng lỏng, khơng quan tâm đúng mức thì nạn
bn lậu bùng lên phức tạp, tạo thành điểm nóng với hậu quả là hàng lậu tràn
vào nội địa.
Thứ tư: Hiện nay, lực lượng chơng bn lậu cịn yếu, thiếu về phương
tiện, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận
động quần chúng nên hoạt động chơng bn lậu cịn đơn độc, chưa được sự
đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân. Việc xử lý các vụ buôn lậu chưa
nghiêm nên hiệu quả giáo dục, phịng ngừa cịn thấp. Ngồi ra chính sách
17
quản lý mặt hàng; chính sách thuế xuất nhập khẩu của nước ta cịn nhiều bất
cập; có nhiều dịng thuế có thuế suất cao, trùng lặp; biểu thuế phức tạp…
nên chênh lệch về lợi nhuận do bn lậu trót lọt rất cao. Việc tuyên truyền
giáo dục về đạo đức trong kinh doanh trong toàn xã hội chưa tốt, chưa
thường xuyên; chưa có chiến lược và sách lược về chống bn lậu phù hợp.
Đây cũng là một trong các nguyên nhân làm cho buôn lậu tồn tại và diễn
biến phức tạp, khó kiểm sốt.
1.1.3.2. Hậu quả của bn lậu
Dù bn lậu hàng hóa, tiền tệ, kim khí q, đá q, vật phẩm thuộc di
tích lịch sử văn hóa qua biên giới dưới hình thức nào, của loại đối tượng nào
thì nạn buôn lậu cũng đã và đang gây ra những nguy cơ và tác hại lâu dài và
nghiêm trọng đối với nền kinh tế; đến an ninh chính trị; trật tự và an toàn xã
hội. Trước hết, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, đến những thành tựu của
công cuộc đổi mới mà đất nước ta đã và đang tiến hành, thậm chí có nguy cơ
kìm hãm tốc độ q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, làm nản
lịng các nhà đầu tư, khơng thu hút được vốn nước ngồi. Hàng hóa nhập lậu
là hàng trốn thuế sẽ làm mất cân bằng cạnh tranh thương mại giữa hàng nội và
hàng ngoại, mà kết cục tất yếu là hàng ngoại lấn át hàng nội địa, phá thế bình
ổn giá cả; sản xuất trong nước sẽ bị đình đốn, nhiều cơ sở sản xuất có nguy cơ
phá sản. Nhập lậu ồ ạt sẽ biến nước ta trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa
(đặc biệt là hàng ế, hàng kém chất lượng) của nước ngồi. Xuất lậu hàng hóa
đặc biệt là ngun liệu, nhiên liệu thơ (than và khống sản), các mặt hàng
chiến lược, hàng cấm làm cho tài lực của đất nước cạn kiệt. Buôn lậu làm cho
tài nguyên của quốc gia, tiền và sức lao động của nhân dân bị bóc lột và bị
tước đoạt; làm mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm chệch hướng phát
triển nền kinh tế. Hành vi buôn lậu của một số tổ chức, cơ quan nhà nước dẫn
đến đồng vốn quốc gia bị sử dụng sai mục đích, khơng nhằm tạo ra sản phẩm
thông qua sản xuất và hiệu quả hợp pháp trong kinh doanh.
18
Buôn lậu gây nên những hậu quả phức tạp và nặng nề về mặt xã hội.
Đây là một yếu tố phi pháp làm gia tăng chênh lệch giữa kẻ giàu và người
nghèo, tạo đà cho việc bóc lột sức lao động. Một số tư thương đánh mất
khuynh hướng tạo công ăn việc làm, chỉ mải mê làm giàu thông qua buôn lậu.
Một số lớn khác thuộc các thành phần lao động bị tiền thuê mướn cám dỗ,
trong đó có cả trẻ em ở tuổi đến trường bỏ học, nông dân bỏ sản xuất để làm
cửu vạn mang vác thuê cho bọn bn lậu. Khơng ít đối tượng chính sách cũng
tham gia hoặc tiếp tay cho buôn lậu gây ra nhiều phức tạp cho xã hội.
Tệ nạn buôn lậu qua biên giới là một trong những nguyên nhân làm suy
thoái đạo đức xã hội, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và truyền thống văn
hóa dân tộc. Đồng tiền bất chính làm hại ngay từ những người buôn lậu, làm
nảy sinh cờ bạc, rượu chè, tham ô và các tệ nạn xã hội khác làm suy kiệt
giống nòi. Cha mẹ là người bn lậu với những mánh khóe, thủ đoạn dối lừa
thì con cái khơng có gương sáng để soi, bởi kẻ xấu thì khơng thể dạy được
những điều tốt; họ không thể giáo dục về lẽ sống đúng đắn, về đạo lý nhân, lễ,
nghĩa, tín, trung, hiếu… rất cần thiết cho người chân chính ở cuộc đời này. Có
nghĩa là lớp trẻ mất đi chính cha mẹ mình, trong ý nghĩa nguyên sơ của những
từ cao cả ấy.
Buôn lậu thách thức và phá hoại hiệu lực pháp luật và năng lực quản lý
của bộ máy quản lý nhà nước. Nhà nước phát huy năng lực quản lý thông qua
hệ thống pháp luật. Nếu luật pháp khơng được tn thủ thì tình trạng hỗn
mang sẽ đưa nhà nước đến chỗ suy yếu, mất uy tín. Kẻ có tội khơng bị trị tội
hay khơng bị xử phạt thích đáng sẽ làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật,
coi thường nhà nước, làm khủng hoảng cả hệ thống lập pháp - tư pháp- hành
pháp và gây bất bình, bức xúc trong dân chúng.
Tác hại của buôn lậu đối với chủ quyền an ninh quốc gia là một vấn đề
đáng quan tâm. Gần một thế kỷ qua Đảng và nhân dân ta đã trải qua hơn 30
năm chiến tranh chống giặc ngoại xâm để có độc lập, tự do, sự thống nhất
19
toàn vẹn lãnh thổ và từng bước khẳng định được vị trí của quốc gia trên
trường quốc tế. Độc lập, chủ quyền của đất nước chúng ta giành lại hôm nay
thấm biết bao máu đào của hàng vạn liệt sỹ; là kết quả sự hy sinh khơng gì bù
đắp được của hàng triệu người; là thành quả của nhiều thế hệ người Việt Nam
chung tay xây dựng. Ngày nay trong vận hội mới đất nước Việt Nam cũng
đứng trước thời cơ và thách thức mới, đang đòi hỏi chúng ta phải nhận thức rõ
hơn, đầy đủ hơn về nguy cơ, tác hại của bn lậu để từ đó bảo vệ thành quả
cách mạng của dân tộc. Thế giới ngày nay với xu thế tồn cầu hóa mạnh mẽ
và cuộc đấu tranh giành giật thị trường cũng không kém phần cam go. Chiến
tranh giành thị trường là một kiểu thực dân mới, một hình thức bóc lột mới.
Những kẻ mạnh khơng phải mang qn đi xâm lược, thơn tính giành thị
trường mà dùng hình thức xâm lăng mới, đó là diễn biến hịa bình, chiến tranh
biên giới mềm. Hàng hóa đến đâu là biên giới đến đó có nghĩa là các nước
nghèo rơi vào tỉnh cảnh nô lệ lúc nào mà không hề biết. Mưu đồ đẩy hàng lậu
vào đất nước và xuất lậu tài nguyên quốc gia cũng là một mưu đồ để thực
hiện âm mưu xâm lăng. Như vậy buôn lậu gây hại đến an ninh chủ quyền
quốc gia, tác động đến tồn vẹn lãnh thổ. Nếu nói bn lậu là trọng tội, là
quốc nạn khơng có gì là quá.
1.2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI
CHỐNG BN LẬU
1.2.1. Chống bn lậu cịn diễn ra dài lâu trên hành trình hội nhập
để phát triển
Hội nhập để phát triển là đường lối đúng đắn và phù hợp của Đảng và
Nhà nước ta. Thành tựu đạt được trong những năm qua đã cho thấy điều này.
Sự đúng đắn và phù hợp với xu thế quốc tế hóa, thúc đẩy sự nghiệp cơng
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Sự phù hợp và đúng đắn của mở cửa hội
nhập được thể hiện qua các khía cạnh như:
20
Thứ nhất: trong bối cảnh tồn cầu hóa về nhiều mặt diễn ra mạnh mẽ,
thế giới phát triển theo hướng đa cực, đa trung tâm, sự quốc tế hóa đời sống
kinh tế ngày càng sâu sắc; các quốc gia sẽ phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn,
tham gia tích cực hơn vào quá trình liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế thì việc
cố giữ đường lối “ đóng cửa” của một quốc gia là không phù hợp.
Thứ hai: cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển, xã hội công nghiệp
chuyển mạnh sang xã hội tin học và ngày càng có nhiều thành tựu trở thành
yếu tố quyết định đối với sản xuất. Do đó trong thời đại bùng nổ về cơng nghệ
thơng tin thì phát triển cơng nghiệp ngày càng phụ thuộc vào việc thu nhận
thông tin và khả năng xử lý thơng tin. Quốc gia nào “ đóng cửa” sẽ khó tiếp
thu được kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại nên năng suất lao động thấp, chất
lượng hàng hóa dịch vụ thấp, tăng trưởng kinh tế chậm, khó có thể tham gia
thị trường, thiếu năng lực cạnh tranh.
Thứ ba: Các nước mới phát triển, các nước nghèo nói chung là thiếu
vốn. Do đó, nếu khơng phát triển thương mại quốc tế thì vấn đề thiếu hụt
trong cán cân thanh tốn sẽ ngày càng lớn; bởi vì muốn phát triển kinh tế phải
nhập nhiều cơng nghệ, máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu công nghiệp.
Thứ tư: đối với các nước nghèo, mới phát triển, thị trường nội địa
thường nhỏ hẹp, không đủ bảo đảm cho phát triển công nghiệp quy mô lớn,
hiện đại nên không tạo ra công ăn việc làm nhiều. Vì vậy cần quan tâm đến
mở cửa, hội nhập toàn diện thu hút đầu tư nước ngoài để tạo ra nhiều công ăn
việc làm cho xã hội.
Nhưng trong việc mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại; mở cửa giao
lưu thơng thương với nước ngồi thì nổi nên là là hoạt động bn bán vật tư,
hàng hóa và hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế - đó chính
là hoạt động xuất nhập khẩu. Khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu trong
cơ chế thị trường với nhiều thành phần tham gia luôn tồn tại những mặt trái
song hành. Bên cạnh hoạt động buôn bán hợp pháp, tuân thủ các quy định của
21
pháp luật thì ln tồn tại bn lậu, trốn thuế. Như vậy, đặt ra một vấn đề là
phải làm như thế nào để luôn nhận biết được nguy cơ gia tăng bn lậu và có
biện pháp đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu qua biên giới, làm cho hoạt
động giao lưu thương mại đi vào trật tự kỷ cương pháp luật. Tồn cầu hóa
hiện nay đang là một xu thế tất yếu của các quốc gia trên toàn thế giới. Hoạt
động đầu tư, thương mại, du lịch và dịch vụ giữa các nước ngày càng phát
triển nhanh chóng và đa dạng, tình hình bn lậu, bn bán ma túy, vũ khí,
khủng bố, vấn đề ơ nhiễm mơi trường, dịch bệnh,… ở phạm vi nhiều quốc gia
và có tính quốc tế cũng ngày trở lên nghiêm trọng, đang đặt ra cho các quốc
gia trên toàn thế giới nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết. Để đối phó
với tình hình này, bên cạnh hệ thống các điều ước quốc tế về các nội dung
nghiệp vụ hải quan thuần túy đã xuất hiện nhiều văn kiện quốc tế mới chứa
đựng các cam kết liên quan mà công tác hải quan phải tham gia thực thi xử lý.
Theo hướng đó, quan hệ hợp tác quốc tế và quan hệ đối ngoại với các hoạt
động cụ thể trong lĩnh vực hải quan trên thế giới cũng ngày càng phát triển và
đa dạng hóa. Việc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong lĩnh vực hải quan
của các quốc gia trong khuôn khổ hoạt động của các Tổ chức quốc tế cũng
như trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa các Cơ quan Hải quan đang
được đặt ra như một nhu cầu cấp bách. Về hợp tác và hội nhập quốc tế, chiến
lược phát triển ngành Hải quan nêu rõ: đẩy mạnh hợp tác song phương và đa
phương nhằm chia sẻ kinh nghiệm về cải cách, hiện đại hóa, phương pháp, kỹ
thuật quản lý hải quan hiện đại; thực hiện các sáng kiến khu vực đặc biệt
trong lĩnh vực hiện đại hoá thủ tục, áp dụng các kỹ thuật hải quan mới đồng
thời góp phần nâng cao vị thế, uy tín và quyền lợi của Hải quan Việt Nam trên
trường quốc tế. Tìm kiếm, vận động các dự án hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ của
các tổ chức quốc tế và các nước phục vụ cho quá trình cải cách, phát triển và
hiện đại hoá Hải quan. Trong quan hệ hợp tác hải quan trong khuôn khổ đa
phương, ngành Hải quan chủ trì tham gia vào các hoạt động hợp tác hải quan
22
trong khn khổ WTO, APEC, ASEAN, ASEM, GMS,… Ngồi ra WCO có
các mạng lưới nghiệp vụ của tổ chức này đặt tại các khu vực (như khu vực
Châu Á- Thái bình dương có đặt Văn phịng Liên lạc Tình báo Khu vực RILO đặt tại Bắc Kinh, Văn phòng Khu vực về Xây dựng Năng lực - ROCB
đặt tại Băng Cốc;…) điều phối các hoạt động của WCO tại Khu vực. Về hợp
tác hải quan trong khuôn khổ song phương, Việt Nam tham gia WCO từ năm
1993, điều đó có nghĩa Hải quan Việt Nam có quyền và có nghĩa vụ thực hiện
các nội dung hợp tác song phương với Hải quan 177 quốc gia thành viên
WCO. Trong thực tế, trên cơ sở quan hệ kinh tế, thương mại, ngoại giao,…
hiện ngành Hải quan đang tập trung thúc đẩy quan hệ với Hải quan một số
nước như Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Nga, Cu Ba, Belarus, Ucraina, Hungari, Mông
cổ, Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Australia, New
Zealand và các nước ASEAN,…có thể nhận định rằng ngành Hải quan đã chủ
động, tích cực tham gia q trình hội nhập, từng bước đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu hội nhập của Đảng, Nhà nước góp phần thực hiện các cam kết quốc tế nói
chung cũng như dần hồn thiện chức năng, nhiệm vụ của ngành trước yêu cầu
đổi mới.
1.2.2. Nguy cơ từ việc lợi dụng chính sách hội nhập để bn lậu
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 Đảng ta nhận
định: “ Tồn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình
thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội thách thức đan
xen rất phức tạp. Q trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn
ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu
đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập,
cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến” [17, tr.96]
và đưa ra quan điểm phát triển: “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày
càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng… Trong hội
nhập quốc tế, phải luôn luôn chủ động thích ứng với những thay đổi của tình
23
hình, đảm bảo hiệu quả và lợi ích quốc gia” [17, tr.102]. Việc mở cửa, thu hút
đầu tư với nước ngoài trong những năm qua nhà nước ta đã thực hiện khá
thành cơng. Kinh tế Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm 7,26 %, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 22 - 25 %. Nền kinh tế
từng bước hội nhập, thực hiện tốt các cam kết khi gia nhập WTO. Kết quả đó
cho thấy sự vận dụng sáng tạo và phù hợp các quy luật kinh tế, kinh tế thị
trường vào việc hoàn thiện các chính sách thu hút đầu tư như: xây dựng và
hoàn thiện các cơ sở hạ tầng của khu cơng nghiệp; khu kinh tế cửa khẩu; thực
hiện các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi về thủ tục đầu tư, thủ tục liên quan
đến xuất nhập khẩu hàng hóa, vật tư, máy móc; thực hiện các chính sách ưu
đãi miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu. Chính việc thực hiện các chính sách ưu
đãi đối với đầu tư nên sản xuất của nước ta đã phát triển một cách nhanh
chóng. Hàng hóa làm ra đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu. Đã tiếp thu công nghệ sản xuất tiên tiến, chất lượng hàng hóa được
nâng cao nên đã nâng cao được tính cạnh tranh và chiếm lĩnh được bước đầu
thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt đạt được thì các chính sách ưu đãi trong đầu
tư vẫn tồn tại mặt trái của nó đó là: còn những sơ hở trong việc quản lý đối
với các loại hình này; sự chênh lệch về lợi nhuận giữa đầu tư nước ngoài và
đầu tư trong nước; vấn đề miễn giảm thuế đối với hàng hóa, vật tư, nguyên
liệu, máy móc. Và đây cũng là cơ hội cho những Doanh nghiệp; cá nhân lợi
dụng để buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, kim khí q, đá quý,
vật phẩm thuộc di tích lịch sử qua biên giới. Các đối tượng lợi dụng các chính
sách ưu đãi, giả mạo chứng từ, hồ sơ để được hưởng lợi nhưng thực chất
khơng phải chỉ như vậy, mà điều đó tạo ra sự mất công bằng trong kinh
doanh, tạo ra sự cạnh tranh khơng lành mạnh trong thị trường. Ngồi ra, với
việc phát triển các khu kinh tế mở tại biên giới với các chính sách ưu đãi cho
hàng hóa ra vào khu kinh tế nhằm phát triển biên giới, tạo phiên dậu quốc gia,
24
nâng cao đời sống nhân dân tại các vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo.
Chính sự ưu đãi này cũng bị lợi dụng để bn lậu hàng hóa qua biên giới gây
thất thu thuế khá lớn và làm ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế, chính trị
và trật tự an tồn xã hội điển hình là ở một số khu kinh tế cửa khẩu biên giới
đường bộ: Tân Thanh - Lạng Sơn; Cầu Treo - Hà Tĩnh; Lao Bảo - Quảng Trị;
Tịnh Biên - An Giang.
1.2.3. Tác động tích cực của chống bn lậu
Từ những nội dung được trình bày ở trên về tác hại, hậu quả của bn
lậu qua biên giới thì tác động tích cực của công tác đấu tranh chống buôn lậu
qua biên giới đã thể hiện khá rõ và khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, an
ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia.
Những tác động tích cực của cơng tác đấu tranh chống buôn lậu thể hiện qua
các nội dung sau:
Thứ nhất: bảo vệ nền kinh tế, bảo vệ những thành tựu của công cuộc
đổi mới mà đất nước ta đã và đang tiến hành, đẩy mạnh tốc độ quá trình cơng
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thu hút được vốn nước ngoài. Tạo thế
cân bằng cạnh tranh thương mại giữa hàng nội và hàng ngoại, bình ổn giá cả;
thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, nhiên
liệu thô, các mặt hàng chiến lược, hàng cấm làm nghèo đất nước. Bảo về cân
đối giữa sản xuất và tiêu dùng, phát triển nền kinh tế theo đúng định hướng.
Thứ hai: Đấu tranh chống bn lậu có hiệu quả sẽ giải quyết được
nhiều vấn đề về mặt xã hội như: giảm chênh lệch giàu nghèo do hoạt động
làm ăn phi pháp; thúc đẩy sản xuất và kinh doanh lành mạnh; giảm tệ nạn xã
hội; bảo vệ giữ gìn thuần phong mỹ tục và văn hóa kinh doanh lành mạnh.
Thứ ba: Đấu tranh chống bn lậu có hiệu quả góp phần thực hiện pháp
chế xã hội chủ nghĩa; hiệu lực pháp luật được tăng cường; nâng cao năng lực
quản lý của bộ máy quản lý nhà nước. Tạo lập mơi trường kinh doanh bình
đẳng. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
25
Thứ tư: Thế giới ngày nay với xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ và cuộc
đấu tranh giành giật thị trường cũng khơng kém phần cam go. Chiến tranh
thơn tính, giành thị trường, âm mưu đẩy công nghệ lạc hậu, hàng dư thừa,
chất lượng kén vào nước ta và bòn rút tài nguyên, thiên nhiên quốc gia cũng
là một mưu đồ để thực hiện âm thơn tính, dần phụ thuộc về kinh tế và tất yếu
phụ thuộc cả về chính trị. Như vậy, chống bn lậu tốt và có hiệu quả góp
phần bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia, và toàn vẹn lãnh thổ.
Báo cáo kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng trong nửa
đầu nhiệm kỳ (2006 - 2008) đã khẳng định:
Cơng tác phịng, chống tội phạm, nhất là các tội phạm nguy hiểm,
tội phạm có tổ chức, tội phạm cơng nghệ cao, tội phạm xuyên quốc
gia, tội phạm ma túy, tội phạm môi trường được quan tâm chỉ đạo
và đẩy mạnh, tăng cường đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội
(cờ bạc, ma túy, mại dâm), bảo vệ bản sắc văn hóa, đạo đức dân
tộc… Đã phát hiện, xử lý nghiêm minh nhiều tội phạm kinh tế, như
tham nhũng, gian lận thương mại, lừa đảo, cố ý làm trái pháp luật
gây hậu quả nghiêm trọng [16, tr.49].
1.3. NỘI DUNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG
BUÔN LẬU CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN
1.3.1. Quy định của Pháp luật về hành vi và tội phạm buôn lậu
Tội phạm buôn lậu qua biên giới được quy định trong Bộ luật Hình sự
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Pháp luật đã xác định một cách rõ
ràng hành vi nào được coi là buôn lậu qua biên giới. Điều 153 - Tội bn lậu Bộ luật Hình sự đã quy định:
1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu
đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: