Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Th s kinh te chinh tri tác động của các khu công nghiệp đến sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.72 KB, 115 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại hội VI (năm
1986), tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta khẳng định: "Đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hố (CNH, HĐH) xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,
đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản
xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng xã hội chủ
nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền
vững". Theo đó, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp (KCN) để
tổ chức lại nền sản xuất trên phạm vi cả nước là một biện pháp cần thiết để
thực hiện chủ trương đẩy nhanh tiến trình CNH, HH.
KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa
lý xác định, c thnh lp theo iu kiện, trình tự và thủ tục
quy định của Nhà nước. Phát triển KCN là điều kiện để tập trung các cơ sở
sản xuất cơng nghiệp vào một địa bàn. Nó sẽ tạo ra điều kiện phát huy ưu thế
đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại mỗi địa phương nói riêng,
cả nước nói chung.
Từ khi Chính phủ có chính sách phát triển các KCN (theo Nghị định
322/HĐBT, ngày 18/10/1991) đến hết tháng 6/2010, cả nước đã có 249 KCN
được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 63.173 ha, diện tích đất cơng
nghiệp có thể cho thuê là 38.858 ha, chiếm 61,5% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong đó, 162 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên
38.804 ha và 74 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và
xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 14.792 ha. Các KCN phân bố


2
ở 61 tỉnh, thành phố trên cả nước; tỷ lệ lấp đầy diện tích đất cơng nghiệp các


KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 48%.
Các KCN đã thu hút được trên 3.600 dự án đầu tư nước ngoài với tổng
vốn đầu tư đăng ký đạt 46,9 tỷ USD và 32.000 dự án đầu tư trong nước với
tổng vốn đầu tư đăng ký 254.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hơn 1,34
triệu lao động. Nhiều nhà đầu tư lớn, có uy tín trên thế giới đã đến và đầu tư
vào các KCN tại Việt Nam như Cannon, Sam Sung, Formosa…Trình độ cơng
nghệ của các dự án đầu tư vào KCN cũng ngày càng nâng lên, chuyển dần từ
công nghệ thấp sử dụng nhiều lao động đơn giản sang sử dụng công nghệ tiên
tiến, công nghệ sạch với lao đơng chất lượng cao, phức tạp, địi hỏi nhiều kỹ
năng. Việc hình thành và phát triển các KCN đã tạo điều kiện để thu hút một
khối lượng lớn vốn đầu tư cho phát triển; góp phần quan trọng vào việc xử lý
chất thải, bảo vệ mơi trường. Đã có khơng ít KCN hoạt động rất thành cơng
và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đưa nền kinh tế phát triển vào theo chiều sâu,
việc phát triển các KCN ở nước ta còn phải đối mặt với những khó khăn, bất
cập. Khả năng thu hút đầu tư của một số KCN còn thấp, hiệu quả vốn đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng KCN chưa được phát huy. Đầu tư phát triển các
KCN chưa tính hết các điều kiện về cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội ngồi
hàng rào, trong đó có việc xây dựng nhà ở cho người lao động ngoại tỉnh làm
việc tại các KCN, bảo đảm hoạt động của các KCN. Số lượng KCN quá nhiều
và quá nhanh, làm giảm sức hấp dẫn và khả năng thu hút đầu tư của các KCN
đã được thành lập trước. Nhiều địa phương muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển
công nghiệp, thu hút đầu tư, đã hình thành các KCN theo nhiều cách khác
nhau, thiếu đồng bộ, nên gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình phát triển. Sự
phát triển nhanh các KCN tập trung chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển
dài hạn về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu cơng nghệ. Tình trạng trên làm cho hiệu
quả kinh tế - xã hội trong phát triển các KCN trong cả nước nói chung và


3

nhiều địa phương nói riêng cịn chưa được như mong muốn, còn nhiều vấn đề
phải quan tâm giải quyết.
Gia Lai là một tỉnh nằm ở khu vực Tây Nguyên. Cùng với sự phát triển
chung của cả nước và dựa vào điều kiện đặc thù, thế mạnh của địa phương,
đến nay toàn tỉnh đã thành lập được 5 KCN tập trung và 5 cụm cơng nghiệp
(CCN), với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 3.200 ha. Đó là, KCN Trà Đa
tại thành phố Pleiku diện tích 124,5 ha, đã được các nhà đầu tư thuê 80% diện
tích; KCN Hàm Rồng 400 ha; KCN Bắc Biển Hồ, KCN Trà Đa và KCN Tây
Pleiku 600 ha, cùng một số CCN khác như CCN Chư Sê nằm cạnh giao lộ 14
và 25, CCN Ayun Pa nằm cạnh quốc lộ 25, CCN An Khê nằm cạnh quốc lộ
19 và cách các cảng biển miền Trung không xa; CCN Ayun Pa và cụm tiểu
thủ công nghiệp Diên Phú. Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh cịn có khu kinh tế cửa
khẩu 19 với diện tích 110 ha.
Các khu và CCN đã góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho người dân, đặc biệt đối với một vùng cịn có điều kinh tế - xã hội
khó khăn, đặc biệt khó khăn. Q trình phát triển đã thu hút, tạo ra các khu
vực dân cư lân cận cung cấp các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất, đời
sống của KCN, tạo tiền đề để hình thành các cụm đơ thị - sản xuất - dịch vụ
với các mối liên kết, tương hỗ cao tại khu vực phát triển khu và CCN, góp
phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Song, ngoài những hạn chế, bất cập chung của cả nước, việc phát triển
các KCN ở tỉnh Gia Lai cịn đang vấp phải tình trạng thiếu quy hoạch đồng
bộ, thiếu tầm chiến lược để đảm bảo tính ổn định lâu dài; các KCN, CCN
thiếu gắn kết với phát triển nguồn nhân lực có chun mơn kỹ thuật nhất là
đối với người dân tộc thiểu số; tính bền vững và hiệu quả kinh tế - xã hội
trong phát triển các KCN, CCN trên địa bàn có nhiều người dân tộc thiểu số
còn nhiều vấn đề phải quan tâm, cần có những nghiên cứu, khảo sát để hồn
thiện việc hoạch định chính sách.



4
Để góp phần vào yêu cầu này, là một cán bộ công tác tại khu vực miền
Trung - Tây Nguyên, tôi lựa chọn đề tài: “Tác động của các khu công
nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Gia Lai” để nghiên cứu làm
luận văn Thạc sĩ chun ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trải qua gần 20 năm phát triển KCN đến nay, ở nước ta đã có khá nhiều
cơng trình nghiên cứu về KCN, về hiệu quả kinh tế và đã có một số nghiên cứu
liên quan đến vấn đề tác động của các KCN đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
một địa bàn và của cả nước. Trong đó, đáng chú ý là các cơng trình:
- Nguyễn Mạnh Đức, Lê Quang Anh (1998), “Hướng dẫn đầu tư vào
các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam”, Nxb
Thống kê.
- Bộ kế hoạch và đầu tư (2002), “Kinh nghiệm thế giới về phát triển
khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc khu kinh tế”.
- Vũ Huy Hoàng (2002), “Tổng quan về hoạt động của các khu công
nghiệp”, Kỷ yếu khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Bé kế hoạch và đầu t (2004), Phát triển khu công
nghiệp, khu chÕ xt ë ViƯt Nam trong tiÕn tr×nh héi nhËp
kinh tÕ quèc tÕ”, Kû yÕu héi th¶o khoa häc kỷ niệm 15 năm phát
triển KCN, §ång Nai.
- Nguyễn Chơn Trung, Trương Quang Long (2004), “Phát triển các
khu công nghiệp, khu chế xuất trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Trương Thị Minh Sâm (2004), “Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò
và hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu
chế xuất”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.



5
- Trần Văn Tùng (2005), “Ảnh hưởng của ô nhiễm mơi trường ở một số khu
cơng nghiệp phía Bắc tới sức khỏe cộng đồng”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Ni.
- Vũ Văn Phúc, Trần Thị Minh Châu (2004) "Các khu
công nghiệp tập trung và vai trò của nó trong chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế Châu Thái Bình Dơng số 12, 13 và 14 năm 2004.
- PGS, TS. Phm Ho (2007), Mt số giải pháp góp phần ổn định và
phát triển ở Tây Nguyên hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Ngồi ra, cịn có một số đề tài dưới dạng luận án tiến sĩ và luận văn
thạc sĩ cũng đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các khu, cụm công
nghiệp trên cả nước và một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bắc Ninh.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này thường đi vào từng khía cạnh riêng biệt
của q trình phát triển các KCN hoặc giới hạn nghiên cứu ở một phạm vi nhất
định, mà chưa đặt tất cả các vấn đề trên trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau như
một tổng thể, chưa có những phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của
việc phát triển hình thức tổ chức kinh tế này. Mặt khác, các nghiên cứu đó tập
trung vào những vấn đề chung trên phạm vi tổng thể cả nước hoặc trên địa bàn
một vùng, một tỉnh khác. Đến nay, ở Gia Lai chưa có một cơng trình khoa học
nào dưới góc độ kinh tế chính trị nghiên cứu về tác động kinh tế - xã hội trong
phát triển các KCN trên địa bàn. Đề tài mà học viên lựa chọn nghiên cứu là mới,
khơng trùng lặp với các cơng trình khoa học đã được cơng bố cho đến nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng tác động về kinh tế - xã hội của các KCN trên địa
bàn tỉnh Gia Lai; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển và nâng cao hiệu
quả tác động của các KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
này trong thời gian tới.



6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của các KCN đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
+ Đánh giá thực trạng tác động của các KCN đến sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Gia Lai, tìm ra ngun nhân của thực trạng đó.
+ Trên cơ sở những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về
phát triển các KCN và thực trạng tác động của các KCN đã phân tích, để đề
xuất phương hướng và giải pháp góp phần hồn thiện việc hoạch định chính
sách phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN tác động tích
cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu
Những tác động về kinh tế và xã hội của các KCN nằm trên địa bàn
tỉnh Gia Lai. Các KCN được nghiên cứu ở đây bao gồm các KCN tập trung,
các cụm công nghiệp vừa và nhỏ kể cả do Trung ương và do cấp tỉnh quản lý.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
+ Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu sự phát triển của các khu, cụm
công nghiệp trong giai đoạn từ cuối năm 2003 đến nay, tức là từ khi KCN đầu
tiên của Gia Lai là KCN Trà Đa được phép thành lập ngày 14/11/2003.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đổi mới của Đảng cộng sản Việt
Nam và những lý thuyết hiện đại về tác động của các KCN đến sự phát triển
kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường.
- Phương pháp nghiên cứu


7

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử Mác-Lênin làm cơ sở phương pháp luận. Đối với các
vấn đề cụ thể, các phương pháp khác nhau đã được sử dụng, bao gồm:
phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích tổng hợp, các phương pháp của thống kê học và một số phương pháp
khác của kinh tế học.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò của các KCN đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn mà chúng hoạt động.
- Đánh giá thực trạng tác động của các KCN ở tỉnh Gia Lai đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội trên cả khía cạnh tích cực và tiêu cực, nguyên nhân
của thực trạng đó.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển đúng hướng và
phát huy vai trò của các KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương tỉnh Gia Lai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết.


8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. KHU CƠNG NGHIỆP VÀ VAI TRỊ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1.1. Khu công nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp
Sự ra đời của các KCN bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, khi nền sản xuất đã

bước sang giai đoạn điện khí hóa. KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập
vào năm 1896 ở Trafford Park, thuộc thành phố Manchester của nước Anh.
Vùng công nghiệp Clearing ở thành phố Chicago được coi là KCN đầu tiên ở
nước Mỹ bắt đầu hoạt động từ năm 1899. Đầu năm 1904, KCN thứ ba trên thế
giới được thành lập tại thành phố Naples của Italia. Đến năm 1940, số KCN trên
thế giới còn rất khiêm tốn và chỉ sau khi diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ
thuật, tức là đến những năm 50 của thế kỷ XX, sự phát triển của các KCN mới
có sự bùng nổ. Nếu như năm 1940 ở Mỹ chỉ có 33 KCN thì đến năm 1959 con
số này đã là 452 và đến năm 1970 số đã lên đến 2400 KCN [15, tr. 7].
Ở các nước đang phát triển, các KCN được hình thành muộn hơn so với
ở các nước công nghiệp phát triển. Năm 1947, Puerto Rico là nước đang phát
triển đầu tiên tiến hành xây dựng KCN. Trong giai đoạn từ năm 1947 - 1963
quốc gia nhỏ bé này đã xây dựng được 30 KCN, thu hút 480 nhà máy và các
công ty chế biến từ Mỹ.
KCN đầu tiên ở châu Á được khai trương ở Singapore vào năm 1951; ở
Malaysia năm 1954 và ở Ấn Độ vào năm 1955. Vào năm 1966, Ấn Độ mới
chỉ có 238 KCN, nhưng đến giữa thập niên 90 của thế kỷ XX đã tăng lên 705
KCN. Ở Thái Lan, KCN đầu tiên được ra đời vào năm 1969 có tên là KCN
Bangchan với diện tích đất là 108 ha, trong đó diện tích đất cơng nghiệp có


9
thể cho thuê là 81,6 ha. Hiện nay, ở khu vực châu Á có trên 1000 KCN đang
hoạt động.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các KCN trên thế giới, năm 1960, tại trụ
sở của Liên hợp quốc, người ta đã bắt đầu xuất bản các cơng trình nghiên cứu
và tổ chức các cuộc hội thảo về KCN với tư cách là công cụ của sự phát triển.
Đến nay, sự phát triển của các KCN đã có bề dày hơn 1 thế kỷ. Đến nay, KCN
đã trở thành hiện tượng rất phổ biến khơng chỉ có ở các nước phát triển mà
còn ở cả các nước đang phát triển. KCN đã và đang đóng vai trị là động lực

để các nước đang phát triển trong việc mở rộng việc thu hút đầu tư nước
ngoài, thúc đẩy sự phát triển ngành cơng nghiệp nói riêng, nền kinh tế và đời
sỗng xã hội nói chung.
Cùng với q trình hình thành và phát triển của các KCN, đến nay
trong nhận thức của con người nhất là của các nhà nghiên cứu và tổ chức thực
tiễn đã có những cách hiểu khác nhau về phạm trù kinh tế này. Tùy theo mục
tiêu và hướng phát triển riêng mà người ta đưa ra quan niệm về KCN. Có
quan niệm cho rằng, KCN là khu vực có tính chất độc lập, trong đó có các
doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa, thực hiện các hoạt động dịch vụ và
có chế độ quản lý riêng [31, tr.9].
Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO) trong tài
liệu KCX tại các nước đang phát triển (Export processing Zone in Developing
Countries) công bố năm 1990 quan niệm KCN là khu vực tương đối nhỏ,
phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào
các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các
ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư và mậu dịch thuận lợi đặc
biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà [30, tr.23].
Trong quan niệm của Chính phủ Thái Lan và chính phủ Philippin thì
cho KCN giống như một thành phố cơng nghiệp, vì theo họ KCN là một cộng
đồng tự túc và độc lập. Ngoài việc cung cấp cơ sở hạ tầng, các tiện nghi, tiện


10
tích cơng cộng hồn chỉnh và xử lý chất thải, KCN còn bao gồm khu thương
mại, dịch vụ ngân hàng, trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, nhà ở
cho công nhân [29, tr.12]. Trên thực tế, các KCN ở Indonesia và Thái Lan
thường bao gồm ba bộ phận chủ yếu: khu sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, khu
sản xuất hàng xuất khẩu và khu thương mại và dịch vụ.
Những quan niệm trên mặc dù có những điểm khác nhau về KCN,
nhưng về cơ bản đều thống nhất ở các điểm:

- Đây là một khu vực địa lý riêng biệt, có hàng rào giới hạn với các
vùng, lãnh thổ cịn lại của đất nước và được chính phủ nước đó cho phép xây
dựng và phát triển;
- Chủ đầu tư vào KCN khơng được xác định. Nó có thể là người của
nước chủ nhà hoặc người nước ngoài. Tất nhiên, nội dung này tùy thuộc vào
chính sách của mỗi quốc gia.
- Mục tiêu của KCN là thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, tạo
mối liên kết giữa các ngành trong lĩnh vực công nghiệp nhằm giảm chi phí và
giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy phát triển công nghiệp,
thúc đẩy xuất khẩu và bảo vệ mơi trường sinh thái.
- KCN là một hình thức tổ chức và một khơng gian kinh tế có nhiều ưu
điểm của một nền sản xuất lớn, có vai trị lơi kéo các khu vực xung quanh
phát triển cả về kinh tế và xã hội. Do có vai trị trên, nên KCN thường được
hưởng chính sách ưu đãi của chính phủ.
Ở Việt Nam, tuy đã có một số KCN được hình thành và đi vào hoạt
động từ những năm 60 của thế kỷ XX như KCN Việt Trì, KCN Thái Nguyên,
nhưng chỉ đến năm 1994 chúng ta mới đưa ra khái niệm về KCN. Theo Nghị
định 192/CP ngày 15/12/1994 của Chính Phủ về Quy chế KCN, thì KCN
được hiểu là: “Các khu vực công nghiệp tập trung, được thành lập do quyết
định của Chính phủ với các ranh giới được xác định, cung ứng các dịch vụ hỗ
trợ sản xuất và khơng có dân cư” [12].


11
Đến năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997
của Chính phủ ban hành về “Quy chế hoạt động của các KCN, KCX, KCNC”,
trong đó khái niệm về KCN được hiểu rõ hơn. Điều 2 của Nghị định có ghi:
KCN là khu tập trung các doanh nghiệp cơng nghiệp chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới
địa lý xác định (có tường rào bao quanh), khơng có dân cư sinh sống, do

Chính phủ hoặc Thủ Tướng Chính phủ quyết định thành lập [13]. Với cách
hiểu này, khái niệm KCN là một phạm trù động gắn liền với điều kiện cụ thể
nơi nó hình thành. Các tiêu chí để hình thành một KCN bao gồm:
Một là, một khu vực đất trên đó tập trung các doanh nghiệp có đủ cơ sở
pháp lý, chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp và thực hiện các dịnh vụ
cho sản xuất cơng nghiệp.
Hai là, khu vực đó có ranh giới địa lý xác định, khơng có dân cư sinh
sống, xây dựng theo quy hoạch tổng thể đã được chính phủ phê duyệt.
Ba là, việc thành lập khu vực đó phải được quyết định bởi chỉnh phủ
hoặc bởi chính phủ giao quyền cho các tỉnh quyết định. Khi muốn hình thành
KCN đã có trong quy hoạch tổng thể, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương sẽ chỉ đạo việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi thành lập KCN và trình
Thủ tướng chính phủ xem xét để quyết định thành lập.
Bốn là, trong khu vực đó, có thể có doanh nghiệp chế xuất, tức là
chuyên sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thực hiện các dịch vụ chuyên cho sản
xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên, có thể coi khái niệm KCN mà chúng ta sử dụng là khái niệm
hẹp bởi chúng ta chỉ quan tâm chủ yếu đến phần diện tích dành cho việc xây
dựng kết cấu hạ tầng để cho th, cịn việc xây dựng các cơng trình phúc lợi
xã hội không nằm trong phạm vi quy định. Quan niệm này dẫn đến một thực
tế là khi xây dựng KCN, người ta mới chỉ tỉnh đến hiệu quả kinh tế của nó
chứ chưa thật sự quan tâm đến yếu tố xã hội, làm tách rời khía cạnh kinh tế và


12
khía cạnh xã hội trong q trình phát triển một hình thức tổ chức kinh tế. Việc
quy hoạch phát triển sản xuất của KCN có nhất thiết phải đi kèm quy hoạch
phát triển hạ tầng xã hội hay không? Đây là vấn đề nảy sinh đã và đang được
nhiều người quan tâm.
Thực tế cho thấy, sự ra đời của các KCN nhằm mục đích cung cấp các

điều kiện về kết cấu hạ tầng tốt nhất cho việc xây dựng và vận hành của các
cơ sở sản xuất (doanh nghiệp) công nghiệp. Đặc biệt là đối với các nhà đầu tư
nước ngồi khi đầu tư vào nước sở tại sẽ có được đầy đủ điều kiện (mặt bằng,
đường sá, hệ thống cung cấp điện nước, hệ thống xử lý nước thải...) tốt để
giúp cho hoat động sản xuất kinh doanh mang lại lợi ích cho cả hai phía: nhà
đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN và nhà đầu tư xây dựng KCN (công ty
kinh doanh hạ tầng).
Từ các quan niệm trên cho thấy, KCN là là một khu vực sản xuất tập
trung, quy mô lớn cử nhiều cơ sở công nghiệp, là hình thức quan hệ mới giữa
các doanh nghiệp công nghiệp và cung cấp dịch vụ để sản xuất cơng nghiệp
với nhau. Đó là một khu vực có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh đáp ứng
được yêu cầu của các doanh nghiệp công nghiệp (cả bên trong và bên ngoài
hàng rào KCN gồm cả cơ sở hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng xã hội). Một
khu vực có các điều kiện để tập trung các cơ sở sản xuất cơng nghiệp, có ranh
giới địa lý xác định và đặc biệt là khơng có dân cư sinh sống, trong đó có một
hệ thống quản lý nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ cần thiết cho sự phát triển
của các doanh nghiệp cơng nghiệp. Sự hình thành và phát triển các khu cơng
nghiệp có vai trị lớn đối với phát triển kinh tế xã hội.
1.1.1.1. Đặc điểm và các hình thức tổ chức của khu công nghiệp
- Đặc điểm của KCN:
Theo cách hiểu như trên và theo tinh thần của Nghị định 36/CP, thì
KCN ở nước ta hiện nay có những đặc điểm chủ yếu sau:
+ Đây là khu vực tập trung với mật độ các cơ sở công nghiệp cùng sử
dụng chung kết cấu hạ tầng đồng bộ và có ranh giới cụ thể tách biệt với khu


13
dân cư. Đặc điểm này phản ánh về mặt không gian, KCN phải được bố trí trên
một diện tích lãnh thổ tương đối rộng, có vị trí, địa hình phù hợp và kết cấu hạ
tầng thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp và mở rộng

liên kết kinh tế giữa các cơ sở bên trong KCN với nhau và giữa các cơ sở sản
xuất bên trong với các cơ sở kinh tế bên ngoài KCN.
+ Các doanh nghiệp trong KCN được hưởng quy chế hoạt động riêng
được đặt dưới sự quản lý thống nhất của một tổ chức.
+ Mặc dù sử dụng chung kết cấu hạ tầng và có một ban quản lý thống
nhất, nhưng giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp trong KCN có thể có hoặc
khơng có mối liên hệ kinh tế với nhau.
Ngồi những đặc điểm chung trên, mỗi KCN có những đặc trưng riêng
về quy mơ tích tụ, tập trung vốn sản xuất và lao động, về trình độ chuyên mơn
hố, về ngành nghề sản xuất, về trình độ kỹ thuật - công nghệ, về mức độ liên
kết kinh tế với bên trong và bên ngoài KCN,…Điều này cho thấy, để thúc đẩy
phát triển các KCN cần phải tìm ra giải pháp có tính đặc thù phù hợp với đặc
điểm cụ thể của từng KCN.
- Các hình thức tổ chức KCN ở nước ta:
Thực tế phát triển kinh tế thế giới cho thấy, các quốc gia tận dụng được
mơ hình khu công nghiệp đã tạo ra được cơ hội phát triển nhanh công nghiệp,
đặc biệt là các quốc gia đi sau đã rút ngắn được đáng kể thời gian thực hiện
CNH. Theo giáo sư Trần Ngọc Hiên, sự thành công của CNH rút ngắn đòi
hỏi: Thứ nhất, phải kết hợp được những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ về tổ chức công nghệ và quản lý doanh nghiệp; Và thứ hai, phải
kết hợp được sự tranh thủ các thành tựu khoa học - công nghệ và tổ chức quản
lý của nước ngoài với nỗ lực phát minh sáng tạo trong nước.
Các nước Pháp, Đức, Mỹ nhờ ứng dụng mơ hình KCN đã tiến hành
CNH với thời gian ngắn hơn so với nước Anh khoảng 70-80 năm. Không
những thế, nhờ phát triển các KCN, các nước này đã đạt được trình độ phát
triển cao hơn Anh do khơng những vận dụng thành tựu của Anh như về cơ sở


14
kỹ thuật cơ khí và hình thức tổ chức doanh nghiệp hiện đại, mà quan trọng
hơn là tự phát minh ra điện lực, động cơ đốt trong, tổ chức quản lý theo chế

độ Taylor gắn kết doanh nghiệp với phòng thực nghiệm, phịng nghiên cứu và
xây dựng KCN nặng. Ngồi ra, việc phát triển mơ hình khu cơng nghiệp cịn
có thể cho phép vận dụng được những giá trị văn hoá của dân tộc vào tổ chức
quản lý kinh tế. Đó cũng là một nhân tố rút ngắn thời gian CNH của Nhật Bản
sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sáng tạo của người Nhật là phát triển theo
định hướng công nghệ Hoa Kỳ hiện đại kết hợp với quản lý kiểu Nhật Bản đã
tạo ra sự phát triển thần kỳ trong nhiều năm.
Trong các KCN của Nhật Bản, sự phát triển nhanh về số lượng đi đôi
với chất lượng cao có tính chất bùng nổ đều có nguồn gốc từ sự kết hợp tốt
cơng nghệ tiên tiến bên ngồi với kiểu quản lý Nhật dựa vào khai thác tối đa
giá trị văn hố Nhật như coi cơng ty là gia đình lớn của mọi cơng nhân, đề cao
trách nhiệm cá nhân trước cộng đồng. Thành tựu nổi bật của sự kết hợp này
thể hiện ở sự vượt trội của hệ thống sản xuất ô tô Toyota của Nhật Bản so với
hệ thống sản xuất General Motors của Mỹ (để lắp ráp một chiếc ô tô, Toyota
chỉ cần một nửa số giờ của General Motors).
Nhìn tổng quát, lịch sử thế giới đã chứng minh bằng những nước thành
công và những nước thất bại về CNH rằng: thời gian CNH ngày càng được
rút ngắn, với chất lượng CNH cao hơn là một vấn đề có tính quy luật của
CNH. Từ đó, đã xuất hiện những hình thức tổ chức kinh tế hiện đại như KCN,
KCX, khu công nghệ cao. Bản thân các hình thức tổ chức ngày càng biến đổi
theo yêu cầu cách mạng khoa hoc và công nghệ và tổ chức quản lý nên về cơ
cấu và chất lượng các tổ chức kinh tế ấy ngày càng cao. Vì vậy, những nước
tiến hành CNH về sau không thể sao chép mơ hình đã có, mà phải nghiên cứu
vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế của mình.
Tính hiệu quả của sản xuất công nghiệp tập trung, với năng suất, chất
lượng cao là nhân tố thúc đẩy sự ra đời và phát triển KCN với quy mô và cơ


15
cấu phù hợp. Kinh tế công nghiệp là một hệ thống phức hợp bao gồm các nhà

máy, các trung tâm nghiên cứu - triển khai và các cửa hàng. Trên con đường
đi tìm hiệu quả tối ưu của hệ thống ấy, người ta phát hiện ra mơ hình KCN.
Tuỳ theo lợi thế so sánh và nhu cầu thị trường mà xác định quy mô và cơ cấu
của hệ thống các KCN. Chính vì vậy, KCN trở thành động lực của vùng kinh
tế. Khơng có KCN phát triển thì khơng có vùng kinh tế trọng điểm theo ý
nghĩa kinh tế thị trường. Sự tách rời KCN với vùng kinh tế theo địa phương là
không phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thị trường, là sai lầm về thể
chế quản lý của Nhà nước [30].
Như vậy, KCN là cấu trúc kinh tế phức tạp thể hiện sự tập trung của các
hoạt động sản xuất công nghiệp của các chủ thể kinh tế khác nhau trong một
không gian lãnh thổ với những điều kiện chung về kết cấu hạ tầng, cơ chế
chính sách phát triển. Sự hình thành các KCN xuất phát từ yêu cầu phát triển
theo hướng tối ưu hoá của sản xuất công nghiệp dưới tác động của cách mạng
khoa học, cơng nghệ và các quan hệ thị trường.
Nhìn chung, trên thế giới hiện đang áp dụng ba mô hình KCN:
Một là, KCN chun ngành. Ở đó tập hợp và phát triển các doanh
nghiệp công nghiệp thuộc một ngành hay một nhóm ngành cơng nghiệp, các
vấn đề có liên quan như: bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, dịch vụ được làm
tập trung theo chuyên ngành; hình thành do phân cơng chun mơn hóa, bao
gồm các xí nghiệp trong cùng một ngành sản xuất ra một hoặc một số loại sản
phẩm. KCN chuyên ngành hoạt động trong một số ngành như: Cơ khí, hố
chất, vật liệu xây dựng.
Hai là, KCN đa ngành. Là hình thực tổ chức trong đó cho phép xây
dựng nhiều loại doanh nghiệp thuộc các ngành cơng nghiệp đa dạng khác
nhau; gồm nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau có mối liên hệ với
nhau. Loại hình này cho phép các cơ sở cùng khai thác và sử dụng có hiệu
quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ.


16

Ba là, KCN sinh thái. Là mơ hình KCN mang tính cộng sinh cơng
nghiệp, các doanh nghiệp được lựa chọn sao cho có thể tận dụng tổng hợp
nguyên liệu hoặc tận dụng phế liệu của nhau. Theo cách này, lượng chất thải
trong KCN giảm, bảo vệ được môi trường, tạo sự hài hoà giữa sản xuất, đời
sống và sự thân thiện với mơi trường sinh thái. Trong đó có sự lựa chọn xí
nghiệp của nhiều ngành cơng nghiệp có mối liên hệ hỗ trợ tương tác với nhau,
tạo ra sự cân bằng mơi trường và phát triển bền vững.
Ngồi ra, người ta cịn căn cứ vào qui mơ về khơng gian để phân loại
KCN. Theo cách này, có KCN qui mô lớn, KCN qui mô vừa và KCN qui mô
nhỏ. Những KCN quy mơ nhỏ cịn được gọi là cụm cơng nghiệp. Cịn nếu dựa
vào tính đặc thù của từng đối tượng quản lý KCN, thì người ta chia thành
KCN tập trung, KCN chế xuất và KCN công nghệ cao. Cũng có thể phân loại
KCN theo cấp quản lý, thì có: KCN do Chính phủ thành lập, KCN do tỉnh,
thành phố thành lập, cụm công nghiệp do huyện thị thành lập[38].
1.2.2. Vai trị của khu cơng nghiệp trong phát triển kinh tế-xã hội.
Sự ra đời và phát triển của các KCN là một hiện tượng phổ biến có tính
tất yếu. Xét về chức năng hoạt động của nó, KCN đã và đang đóng vai trị to
lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, nhất là đối với một
quốc gia đang trong giai đoạn CNH, HĐH như Việt Nam. Vai trò của KCN
được thể hiện trên các khía cạnh như sau:
- Vai trị của KCN đối với sự phát triển kinh tế:
Các KCN có vai trò đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Sự phát triển của các KCN đã và đang
tạo nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp nhờ tạo ra những thuận
lợi cho hoạt động đầu tư sản xuất công nghiệp như:
+ Thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất cho
các hoạt động đầu tư hình thành các doanh nghiệp cơng nghiệp mới. Hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ln địi hỏi cần có vốn



17
đầu tư. Ở nước ta, trong thời gian qua tính đến giữa năm 2010, các KCN đã
thu hút được 46,9 tỷ USD và 250.000 tỷ đồng vốn đầu tư. Nguồn vốn này đã
đóng góp đáng kể vào kết quả thu hút đầu tư chung của cả nước, đặc biệt là
thu hút đầu tư nước ngồi. Nếu tính đến đầu năm 2009, thì bình quân 1 ha đất
KCN đã cho thuê, mức vốn đầu tư bình quân đạt khoảng 3,8 triệu USD [16].
Tuy nhiên, để thu hút vốn đầu tư cần có những mơi trường thuận lợi
cho các hoạt động đầu tư thể hiện những điều kiện thực hiện lợi ích kinh tế
của các nhà đầu tư. Thực tế cho thấy muốn đầu tư sản xuất cơng nghiệp ngồi
yếu tố vốn còn cần nhiều yếu tố thuận lợi khác mà trước hết là mặt bằng sản
xuất kinh doanh. Sự hình thành các KCN đã góp phần tạo ra dịch vụ cung cấp
mặt bằng kinh doanh cho các nhà đầu tư sản xuất công nghiệp một cách ổn
định lâu dài với những đảm bảo tin cậy về thể chế bảo vệ quyền sử dụng hợp
pháp về mặt bằng sản xuất kinh doanh, do đó so với các địa điểm khác, KCN
có sức hút lớn đối với đầu tư sản xuất công nghiệp
Các KCN thường được xây dựng với những điều kiện về kết cấu hạ
tầng thuận lợi cho sản xuất công nghiệp. Do đó, khi thuê mặt bằng kinh doanh
trong KCN, các chủ đầu tư trực tiếp sẽ được hưởng các dịch vụ về kết cấu hạ
tầng vừa thuận tiện vừa với chi phí thấp, từ đó có thể vừa tiết kiệm chi phí
vừa rút ngắn thời gian lưu thơng.
Trong KCN các doanh nghiệp cịn có cơ hội tiếp cận các dịch vụ khác
về tư vấn, pháp lý cũng như thụ hưởng các chế độ chính sách của nhà nước
nhanh nhất thuận tiện nhất, từ đó cho phép các doanh nghiệp có thể chuyên
tâm vào sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Khi hoạt động trong các KCN, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để
phát triển theo mơ hình liên doanh, liên kết, kết hợp sức mạnh với các doanh
nghiệp khác để phát triển. Đồng thời, có cơ hội tiếp cận với nguồn lao động
có chất lượng cao nhờ nhận được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các trung
tâm đào tạo.



18
Nâng cao trình độ cơng nghệ, hiện đại hố cách thức quản lý sản xuất.
KCN, là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng với
nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng. Đây chính là điểm đến lý tưởng
của các nhà đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngồi. Một số cơng nghệ tiên
tiến, hiện đại trên thế giới cùng trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ doanh
nghiệp, trình độ tay nghề của cơng nhân theo các chuẩn mực quốc tế đã được
áp dụng tại Việt Nam. Đây cũng là những nhân tố quan trọng góp phần để
nước ta thực hiện việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Xây dựng các KCN tập trung không những thu hút đầu tư mới mà là
nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Cùng với dịng vốn đầu
tư nước ngồi đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà
đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với cơng nghệ tiên
tiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao (phần lớn
của Nhật Bản), như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Orion
Hanel..., những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu kém và cần khuyến khích phát
triển như cơ khí chính xác, điện tử...
+ Thu hút lao động: KCN là nơi thu hút được nhiều lao trong các doanh
nghiệp và trong các lĩnh vực xây dựng, cung cấp dịch vụ cho KCN. Nếu căn
cứ theo số lao động bình quân thấp nhất và trung bình ở các KCN và tuỳ theo
tính chất ngành nghề, số lượng các dự án đầu tư thu hút vào trong KCN thì
bình quân mỗi KCN với diện tích khoảng 100 - 150 ha khi lấp đầy tồn bộ
diện tích sẽ cần số lượng lao động từ 15.000 - 18.000 người làm việc trong
các nhà máy, xí nghiệp. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư và tính đến
cuối năm 2009, các KCN trên cả nước đã thu hút đước trên 60 vạn lao động
trực tiếp và hơn 1 triệu lao động gián tiếp. Các KCN phía nam cịn phải tuyển
dụng lao động từ tỉnh ngoài mới đáp ứng được nhu cầu. Đây là số lượng lao
động chưa phải là nhiều so với nhu cầu phát triển của các KCN cũng như yêu



19
cầu việc làm của lao động ở các địa phương. Nhưng điểm quan trọng là nhờ
đó giải quyết được việc làm, nhất là nguồn lao động từng bước thông qua tiếp
cận công nghệ sản xuất và phương thức quản trị hiện đại.
Sự phát triển KCN có cơ hội tiếp cận với nguồn lao động, góp phần to
lớn thu hút lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ sẽ làm giảm
tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ
của tỉnh và cả nước. Từ đó, cơ cấu GDP của nền kinh tế quốc dân có sự
chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp và dịch
vụ. Đây là xu hướng phù hợp với tiến trình thành cơng của CNH, HĐH và hội
nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển KCN góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
quốc dân và cơ cấu kinh tế vùng theo hướng hiện đại. KCN được sử dụng như
một công cụ để điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng để khai thác và sử dụng các
nguồn lực trong vùng có hiệu quả hơn; đồng thời tạo điều kiện cho các vùng
khó khăn hơn xây dựng được cơ sở cơng nghiệp để phát triển kinh tế. Chính
vì thế, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII yêu cầu:
cải tạo các KCN hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất, xây dựng
mới một số KCN phân bố trên các vùng. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc xây
dựng và vận hành KCN tập trung trên cả nước, Hội đồng bộ trưởng (nay là
Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 322/HĐBT ngày 18/10/1991 về quy chế
KCN, KCX. Tiếp đến là Nghị định số 192/CP ngày 25/12/1994 của Chính
phủ về quy chế KCN. Sau đó là Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của
chính phủ về KCN, KCX, khu công nghệ cao thay thế các nghị định trước đó
đã ban hành.
KCN phát triển kéo theo sự phát triển mạnh của các ngành công
nghiệp, những vùng đất sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả thấp sẽ được
chuyển sang xây dựng KCN để sản xuất công nghiệp có hiệu quả cao hơn

nhiều. Sự phát triển các KCN góp phần to lớn vào sự hình thành các khu đô


20
thị mới với hàng loạt các ngành dịch vụ phát triển như thông tin liên lạc, ngân
hàng, bảo hiểm, vận tải và thương mại. Từ đó, cơ cấu GDP của nền kinh tế
quốc dân có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị ngành công
nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp. Đây là xu hướng
phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài những vai trò chủ yếu trên, sự phát triển của KCN cịn góp phần
to lớn trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra cơ chế quản lý và
mô hình quản lý mới, tạo tiền đề trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế và ổn định
thị trường ngoại hối.
Đánh giá về vai trò của KCN, nguyên thủ tướng Phan Văn Khải có nói:
Phát triển KCN là một giải pháp quan trọng nhằm tạo thuận cho đầu tư kinh
doanh, tiết kiệm nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phịng.
Chúng ta cần đa dạng hóa các loại hình KCN, khơng chỉ quan tâm các KCN
lớn và tương đối lớn ở đô thị và ven đô thị mà cịn phải chú trọng các KCN
quy mơ nhỏ ở các vùng nơng thơn để thúc đẩy cơng nghiệp hóa nông nghiệp,
nông thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Đi đơi với việc tích
cực xây dựng các KCN theo quy hoạch, cần đặc biệt chú trọng thu đầu tư vào
những KCN đã được hình thành, thường xuyên rút kinh nghiệm để không
ngừng nâng cao sức hấp dẫn và phát huy hiệu quả đầu tư của các doanh
nghiệp [3, tr.51].
+ Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu. Sự
phát triển của KCN làm cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong hàng
rào giảm xuống, năng suất lao động tăng lên. Nhờ phát triển KCN, số lượng cơ
sở đầu tư vào công nghiệp tăng lên, khối lượng sản phẩm làm ra cũng nhiều hơn.

Điều này là nhân tố quan trọng để làm tăng khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu
cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tức là có KCN thì sức cung về sản phẩm


21
tăng lên, người dân trong nước có nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, có nhiều lựa
chọn hơn cho việc tiêu dùng của mình so với khi chưa có KCN.
KCN góp phần quan trọng vào mở rộng thị trường trong quan hệ kinh
tế đối ngoại và tăng kim ngạch xuất khẩu cho khu vực hành lang kinh tế. Xuất
khẩu là một yếu tố quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế và cân bằng
cán cân thương mại của mỗi nước cũng như của từng địa phương. Thông qua
xuất khẩu, lợi thế so sánh của từng địa phương sẽ được khai thác có hiệu quả
hơn. Tính đến nay, các KCN ở nước ta đang chiếm khoảng 20% tổng giá trị
kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tính bình qn 1 ha đất KCN đã cho thuê
tạo ra giá trị xuất khẩu khoảng 700.000 USD/ha. Giá trị này cao hơn giá trị
xuất khẩu gạo tính trung bình cho 1 ha (khoảng 320 USD/ha).
Trong q trình tồn cầu hố hiện nay, dù doanh nghiệp có khả năng
sản xuất với mức chi phí thấp cũng vẫn gặp khó khăn trong việc thâm nhập
thị trường, nhất là thị trường thế giới. Thông qua liên doanh, liên kết đầu tư,
nhất với công ty xuyên quốc gia (TNCs) nắm được thị phần lớn là điều kiện
tốt nhất để phát huy những lợi thế so sánh của mỗi quốc gia và của mỗi địa
phương, nhanh chóng khẳng định được thương hiệu, vì các cơng ty xun
quốc gia có vị thế và uy tín lớn trong hệ thống sản xuất và thương mại quốc
tế. Đây là điều kiện để đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia
vào q trình phân cơng lao động quốc tế của mỗi nước cũng như của từng
doanh nghiệp.
KCN góp phần quan trọng đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá quan
hệ kinh tế đối ngoại, nên các doanh nghiệp trong các KCN đã đẩy mạnh được
xuất khẩu. Các doanh nghiệp trong các KCN cịn góp phần làm thay đổi cơ
cấu hàng hoá xuất khẩu và cơ cấu nhập khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ

trong khu vực và trên thế giới. Các dự án đầu tư vào KCN tập trung chủ yếu
vào các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến
thực phẩm (chiếm trên 50% tổng số dự án), đây là các dự án thu hút nhiều lao


22
động, có tỷ lệ xuất khẩu cao và đã góp phần nâng cấp các ngành này về dây
chuyền công nghệ, chất lượng sản phẩm... Tuy nhiên, các KCN cũng đã thu
hút được các dự án có quy mơ và u cầu vốn lớn, cơng nghệ cao như dầu
khí, sản xuất ơtơ, xe máy, dụng cụ văn phịng, cơ khí chính xác, vật liệu xây
dựng... Mặc dù số lượng các dự án này trong KCN mới chiếm khoảng 5-10%
số dự án, nhưng cũng đã góp phần phát triển và đa dạng hố cơ cấu ngành
nghề cơng nghiệp.
+ Góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và đóng đóng góp vào
ngân sách Nhà nước. Các dự án đầu tư vào các KCN không chỉ tạo ra sản
phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước mà cịn là nhân tố đóng góp vào tăng
trưởng chung của nền kinh tế quốc dân và mang lại nguồn thu cho ngân sách
nhà nước. Ở nước ta, trong mấy năm gần đây, giá trị sản phẩm trong các KCN
đã đóng góp khoảng 16 -17% trong GDP. Giá trị sản xuất KCN tính trên 1 ha
đất đã cho thuê đạt khoảng 1,6 triệu USD/ha/năm; lớn hơn nhiều so với giá trị
sản xuất nơng nghiệp bình qn (giá trị sản xuất nơng nghiệp năm 2007 đạt
gần 240 nghìn tỷ đồng và diện tích đất nơng nghiệp của cả nước khoảng 25
triệu ha, tính sơ bộ thì giá trị sản xuất nơng nghiệp bình qn chỉ đạt khoảng
600 USD/ha/năm; tính riêng giá lúa bình quân đạt khoảng 900 USD/ha/năm).
Tiền thu của Nhà nước từ KCN được thực hiện qua các khoản như thuế,
tiền thuê đất phí kết cấu hạ tầng, lợi nhuận và các khoản thu từ dịch vụ khác
chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu của ngân sỏch nh nc hng
nm. Ví dụ, năm 2005, các KCN cả nớc đà tạo ra giá trị sản
xuất công nghiệp bằng 28% tổng giá trị sản xuất toàn
ngành công nghiệp Việt Nam, các khoản nộp ngân sách đạt

trên 650 triệu USD [10, tr.2].
- Vai trò của KCN đối với sự phát triển xã hội:


23
Sự phát triển của KCN khơng chỉ có vai trị quan trọng đối với sự tăng
trưởng và phát triển của nền kinh tế mà cịn có vai trị quan trọng đối với sự
phát triển của đời sống xã hội. Thể hiện:
+ Góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động. Các KCN là
nơi thu hút nhiều lao động hoạt động trong các doanh nghiệp và trong các lĩnh
vực xây dựng, cung cấp dịch vụ cho KCN.
Hiện nay ở nước ta, các KCN đã tạo việc làm cho 1,5 triệu lao động làm
việc trực tiếp trong KCN, bình quân 1 ha đất KCN đã cho thuê thu hút được
trên 70 lao động trực tiếp. Nếu tính theo diện tích đất KCN của các dự án thực tế
đã đi vào hoạt động thì số lượng lao động bình quân sẽ còn cao hơn (một số dự
án mới cấp phép đầu tư); trong khi đó 1 ha đất nơng nghiệp chỉ thu hút được
khoảng 10-12 lao động. Ngoài ra, các KCN còn tạo điều kiện thu hút một lực
lượng lao động khơng nhỏ ngồi hàng rào KCN làm các cơng việc dịch vụ, đại lý
cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp trong KCN.
Tăng quy mơ hoạt động của các doanh nghiệp hiện có hoặc thành lập
các doanh nghiệp mới trong các KCN và khu kinh tế sẽ giải quyết việc làm
cho người lao động. Hơn nữa, đi theo các dự án là sự phát triển các ngành
dịch vụ và gia công trong các lĩnh vực bổ trợ như dịch vụ ăn uống, vận tải,
cung ứng vật liệu xây dựng, cho thuê nhà ở. Đây là điều kiện tốt để giải quyết
việc làm, tăng thu nhập, thực hiện cơ cấu chuyển dịch lao động. Nếu căn cứ
theo số lao động bình quân thấp nhất và trung bình ở các KCN và tuỳ theo
tính chất ngành nghề, số lượng dự án đầu tư thu hút vào tong KCN thì bình
qn mỗi KCN với diện tích khoảng 100 - 150ha khi đã lấp đầy tồn bộ diện
tích sẽ cần số lượng lao động từ 15.000 - 18.000 người làm việc trong các nhà
máy, xí nghiệp.

Các KCN ở phía Nam cịn phải tuyển dụng thêm lao động từ các tỉnh
khu vực miền Trung mới đáp ứng được nhu cầu. Đây là số lượng lao động
chưa phải là nhiều so với nhu cầu phát triển các KCN cũng như nhu cầu việc


24
làm của lao động ở các địa phương. Nhưng điểm quan trọng là nhờ đó giải
quyết được việc làm, chất lượng lao động từng bước được nâng lên thông qua
tiếp cận công nghệ sản xuất và phương thức quản lý tiên tiến hiện đại.
Làm việc trong KCN, buộc người lao động phải có tác phong lao động
cơng nghiệp, lao động có kỷ luật, có kỹ thuật. Thơng thường, các nhà đầu tư
khi tuyển dụng lao động, họ đều phải tổ chức đào tạo tay nghề cho người lao
động; trong quá trình sử dụng lao động, những người này tiếp tục được bổ túc
để lao động thành thạo hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất công
nghiệp. Điều này lại tạo cơ hội để người lao động có thu nhập cao hơn, ổn
định hơn.
Thu hút, tạo ra các khu vực dân cư lân cận cung cấp các dịch vụ phục
vụ cho hoạt động sản xuất, đời sống của KCN. Sự phát triển các KCN trong
phạm vi từng tỉnh, thành phố, vùng kinh tế và quốc gia đã góp phần quan
trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm, tăng
thu nhập cho người dân, đặc biệt là tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn. Tại một số nơi, việc phát triển các KCN đã thu hút, tạo ra các khu
vực dân cư lân cận cung cấp các dịch vụ cho hoạt động sản xuất, đời sống của
KCN, tạo tiền đề để hình thành các cụm đơ thị - sản xuất - dịch vụ với các
mối liên kết tương hổ cao tại khu vực phát triển KCN.
KCN nằm cạnh các khu dân cư, lúc này KCN phát triển đòi hỏi hệ
thống hạ tầng xã hội phát triển theo, hình thành nên các khu ở mới cho người
lao động. Sự phát triển của khu ở mới lại là điều kiện để phát triển các loại
hình dịch vụ kể cả dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục - đào tạo và các loại dịch vụ
khác phục vụ cho con người.

+ Sự phát triển của KCN tạo tiền để hình thành các cụm đơ thị - sản
xuất dịch vụ. Q trình phát triển với sự ra đời các KCN sẽ tất yếu kéo theo
nhu cầu phục vụ lao động cho sản xuất công nghiệp và lao dộng làm dịch vụ
công nghiệp, tạo nên hình thức di cư cơ học tự nguyện kết hợp với dân cư địa


25
phương đã chuyển đổi nghề nghiệp từ lao động nông nghiệp sang làm cơng
nghiệp và dịch vụ. Đây cịn là điều kiện để hình thành một khu dân cư đơ thị
mới. Cùng với sự phát triển kinh tế hàng hoá là sự xuất các trung tâm giao lưu
hàng hố. Đơ thị hình thành từ quá trình này, tất yếu của sự phát triển. Đô thị
ngày càng phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ CNH.
Đơ thị hố là q trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất, bố
trí dân cư, những vùng không phải là đô thị trở thành đơ thị. Tiền đề cơ bản
của đơ thị hố là sự phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ thu hút
nhiều nhân lực từ nông thôn đến sinh sống và làm việc, làm cho tỷ trọng dân
cư ở các đô thị tăng nhanh. Đô thị xuất hiện làm gia tăng sự phát triển của
giao thông cùng với các vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, xung quanh các đô thị
khác (ngày nay, xung quanh các đô thị lớn là các đô thị vệ tinh hoặc gọi là
chùm đô thị), thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và sự phân công lao
động theo lãnh thổ, tăng cường đội ngũ công nhân, tiểu thủ công, thương
nhân, kỹ thuật, viên chức,…
Việc đơ thị hóa có ý nghĩa trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và văn
hóa tinh thần của nông dân và các tầng lớp nhân dân ở khu vực được đơ thị
hóa và khu vực lân cận, thúc đẩy sản xuất theo chun mơn hóa, chun canh
với khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và tiến đến hiện đại hóa nơng
nghiệp nơng thơn, ngăn chặn việc di dân tự do, tự phát, khơng có kế hoạch
của nơng dân vào các đơ thị lớn.
Cùng với đơ thị hóa, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cấp điện, cấp
nước, truyền hình, thơng tin liên lạc phát triển, cơ cấu xã hội theo đó cùng

phát triển.
Đơ thị hóa làm tăng nhanh số lượng các đô thị, chùm đô thị; sự phát
triển đô thị tạo ra những điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng, phát triển kinh
tế theo hướng hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa như: tập trung dân cư, tập trung
nguồn lực con người, khoa học, văn hóa, thơng tin, xây dựng kết cấu hạ tầng,


×