Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.77 KB, 112 trang )

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận văn
Du lịch là ngành kinh tế mới nổi và ngày càng khẳng định vai trò quan
trọng trong cơ cấu của nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế quốc dân
nói riêng. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du lịch đã trở thành một
trong những ngành lớn nhất và năng động nhất của nền kinh tế toàn cầu.
Ngành du lịch đóng vai trò ngày càng quan trọng quan trọng tạo nhiều việc
làm, giúp nền kinh tế toàn cầu phát triển và vượt qua các cuộc khủng hoảng
kinh tế. Do vai trò ngày càng tăng của du lịch, nhiều quốc gia đã coi phát triển
ngành kinh tế này là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Bất chấp cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, nhiều nước đã tăng đầu tư từ ngân
sách thúc đẩy kinh tế du lịch quốc gia phát triển. Tình hình trên làm gia tăng
áp lực với một nước có thu nhập trung bình trong phát triển kinh tế du lịch
như Việt Nam.
Trong 5 năm qua, ngành du lịch nước ta đã có sự tăng trưởng nhanh,
mỗi năm đóng góp vào GDP của nền kinh tế hàng chục ngàn tỷ đồng. Riêng
năm 2010 đã đóng góp 96.000 tỉ đồng chiếm 6,5% GDP, đã đón 5,05 triệu
lượt khách quốc tế và 28 triệu lượt khách trong nước. Mặc dù có sự tăng
trưởng và mức đóng góp đáng kể, nhưng du lịch Việt Nam phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Chất lượng tăng trưởng du lịch
còn thấp. Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn kinh
tế thế giới từ năm 2005 đến nay, Việt Nam luôn ở thứ hạng thấp hơn so với
một số nước trong khu vực. Trong khi đó, chiến lược đặt ra trong phát triển
ngành du lịch nước ta là đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm. Đây
là vấn đề cấp thiết cần có sự nghiên cứu tìm ra giải pháp hữu hiệu.
Nằm trong bối cảnh chung của cả nước, kinh tế du lịch (KTDL) ở tỉnh Gia
Lai tuy đã có sự phát triển đáng kể, đã duy trì được các sản phẩm du lịch truyền



2
thống vốn có từ trước và phát triển thêm những sản phẩm du lịch mới để thu hút
khách hàng, nhưng các ngành dịch vụ du lịch quy mô còn nhỏ, chất lượng thấp,
phát triển chưa bền vững, còn mang tính nhỏ lẻ và chưa mang tầm khu vực cũng
như quốc tế; chưa khai thác hết những lợi thế, tiềm năng du lịch của tỉnh; doanh
thu của ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch còn thấp do chưa có các sản phẩm đặc
trưng, có giá trị để thu hút khách du lịch quay trở lại nhiều lần, lưu trú nhiều ngày
và tiêu nhiều tiền...các sản phẩm du lịch của tỉnh còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa
tạo được sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế... Hoạt động kinh
doanh du lịch còn gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường văn hóa và môi
trường sinh thái trên địa bàn, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh tế - xã hội của tỉnh.
Để góp phần giải quyết tình trạng trên, hướng phát triển KTDL Gia Lai
vào chiều sâu nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh và để du lịch thật
sự là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh, là một cán bộ
có nhiều năm công tác trên địa bàn, tôi lựa chọn đề tài: "Kinh tế du lịch ở tỉnh
Gia Lai" để nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ chun ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu của luận văn
KTDL là một lĩnh vực thuộc khu vực dịch vụ, đây là lĩnh vực mới nên
đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và tổ chức thực tiễn. Đến nay,
ở nước ta đã có những bài viết và công trình khoa học được công bố có liên
quan đến lĩnh vực này. Dưới đây là một số công trình chủ yếu:
- Nguyễn Thị Hóa, Kinh tế du lịch Thừa Thiên Huế tiềm năng và
phương hướng phát triển, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Q́c
gia Hờ Chí Minh, 1997, Hà Nội.
- Hoàng Đức Cường, Phát triển du lịch ở Nghệ An, Ḷn văn thạc sĩ
kinh tế, Học viện Chính trị Q́c gia Hờ Chí Minh, 1999, Hà Nội.
- Vũ T́n Cảnh, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước
1998 - 2000: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam (tài liệu lưu trữ tại Viện
Nghiên cứu Phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam), 2000.



3
- Đổng Ngọc Minh - Vương Lôi Đình, Kinh tế du lịch và du lịch học,
Nxb Trẻ, 2002.
- Trương Sĩ Quý, Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hóa loại
hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ kinh tế, 2002.
- Vũ Đức Cường, Phát triển kinh tế du lịch ở Quảng Ninh thực trạng
và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý ḷn chính trị, Học viện Chính trị
q́c gia Hờ Chí Minh, Hà Nội, 2003.
- Dụng Văn Duy, Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Q́c gia
Hờ Chí Minh, Hà Nội, 2004.
- Nguyễn Thị Hồng Lâm, Kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa - Thực
trạng và giải pháp phát triển, Ḷn văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị
Q́c gia Hờ Chí Minh, Hà Nội, 2005.
- Trần Thanh Bình, Thị trường du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Q́c gia Hờ Chí Minh,
Hà Nội, 2005.
- Lê Thị Hương, Doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực du lịch ở Hà
Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Q́c gia Hờ Chí Minh, Hà
Nội, 2006.
- Trần Thị Lan, Doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở tỉnh
Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Q́c gia Hờ Chí
Minh, Hà Nội, 2007.
- Vũ Đình Quế, Kinh tế du lịch ở Thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Luận
văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Q́c gia Hờ Chí Minh, Hà Nội, 2008.
- TS. Đỗ Thanh Phương (chủ biên), Khai thác tiềm năng kinh tế du lịch
ở các tỉnh Duyên hải miền Trung, 2009.
Những công trình nghiên cứu trên đã hướng vào tổng quan lý luận
chung về kinh tế du lịch, nêu vai trò của KTDL trong sự phát triển kinh tế xã



4
hội của một q́c gia; phân tích các chặng đường phát triển của du lịch, sản
phẩm du lịch, loại hình du lịch Việt Nam. Có đề tài bàn về thị trường du lịch,
cho biết các vấn đề về hàng hóa du lịch, cung - cầu về du lịch, giá cả và cơ
chế vận hành loại thị trường này trên phạm vi cả nước nói chung và ở một số
tỉnh, thành phớ lớn như Thành phớ Hờ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng trong thời gian gần đây. Các công trình nghiên cứu, bài viết đã chỉ ra
những thách thức mà ngành du lịch phải đối mặt trước xu thế Việt Nam ngày
càng hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn vào các quan hệ du lịch quốc tế. Có
công trình lại bàn về thu hút đầu tư nước ngoài trong phát triển du lịch;
nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch và vấn đề an ninh quốc phòng. Tuy
nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về KTDL của tỉnh Gia
Lai dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị.
Tác giả luận văn cho rằng, những công trình nghiên cứu của các tác giả
về những vấn đề liên quan đã đề cập trên là những tài liệu tham khảo rất bổ
ích cho việc nghiên cứu về KTDL ở tỉnh Gia Lai hiện nay.
Ngồi các cơng trình khoa học dưới dạng luận văn, luận án, giáo trình
giảng dạy, sách tham khảo nêu trên, trên các phương tiện thông tin còn có các
bài viết của các tác giả liên quan đến KTDL. Những năm gần đây có nhiều
bài viết trên các báo và tạp chí:
- Nguyễn Xuân Quế, Du lịch sinh thái ở Việt Nam - tiềm năng và cơ
hội, Tạp chí Phát triển kinh tế, 2003.
- Đức Phan, Phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái, Tạp chí
Thương mại, sớ 30, 2004.
- Võ Thị Thắng, Phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới, Tạp
chí Cộng sản, sớ 727, 2005.
- Trần Hữu Bình, Phát triển du lịch Hà Nội theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Du lịch, 2005.

- Trần Ngũn Tun, Du lịch Việt Nam phát triển theo hướng trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 7, 2005.


5
- Phạm Lê Thảo, Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, Tạp
chí Du lịch Việt Nam, số 6, 2006.
- N. Ravi, Ấn Độ phát triển du lịch chữa bệnh, Tạp chí Du lịch Việt
Nam, sớ 9, 2006.
- TS Đỗ Thanh Phương, Để Hội An trở thành đơ thị du lịch loại II, Tạp
chí Sinh hoạt lý luận, số 4, 2007.
- TS Đỗ Thanh Phương, Du lịch Măng Đen tiềm năng và triển vọng,
Tạp chí Sinh hoạt lý ḷn, sớ 12, 2008.
- Hồng Hùng, Xây dựng làng quan họ văn hóa - du lịch, Tạp chí Du
lịch Việt Nam, số 01, 2009.
- TS Vũ Thị Thoa, Phát triển du lịch cơ hội và thách thức, Tạp chí Du
lịch Việt Nam, số 3, 2009.
- Phan Xuân Vũ, Du lịch Gia Lai trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của địa phương, ngày 09/11/2009.
- Thu Thanh, "Ấn tượng Việt Nam": Du lịch nội địa bứt phá, http://
ngày 29/01/2010.
- Trần Sơn Hải, Thực trạng nguồn nhân lực du lịch khu vực duyên hải
Nam Trung bộ và Tây Nguyên, Tạp chí Du lịch Việt Nam, sớ 5, 2010.
- Lê Việt Hường, Du lịch Gia Lai trong xu thế hội nhập và phát triển,
ngày 11/7/2010.
Các bài viết đã phân tích về những thế mạnh của du lịch Việt Nam và
gợi mở phương hướng phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn. Chỉ rõ những nét đa dạng, độc đáo của loại hình du lịch sinh thái văn hóa Việt Nam, đưa ra những giải pháp để khai thác có hiệu quả những lợi
thế đó. Có bài còn đi vào tổng kết số lượt khách du lịch ở một số nước châu
Âu đến Việt Nam, thu nhập của hoạt động du lịch từ việc khai thác thị trường

châu Âu để đề xuất giải pháp thu hút nguồn khách này… Đây cũng là những
ng̀n tham khảo bổ ích khi nghiên cứu KTDL ở tỉnh Gia Lai.


6
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng đã có công trình Nghiên cứu về phát
triển tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Gia Lai đến năm 2020 do các tác giả
thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ biên. Ngồi ra, còn có những chủ
trương và một sớ văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cấp tỉnh về phát
triển lĩnh vực kinh tế này.
Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có một công trình và bài viết nào nghiên
cứu về KTDL ở tỉnh Gia Lai với ý nghĩa phân tích thực tiễn và đề xuất
phương hướng, giải pháp phát triển trong thời gian tới. Bởi vậy, đề tài mà tác
giả lựa chọn để nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị là mới và khơng
trùng với các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
+ Làm rõ cơ sở lý luận và nghiên cứu một số kinh nghiệm thực tiễn về
phát triển KTDL ở một số tỉnh để tỉnh Gia Lai có thể tham khảo.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng KTDL ở tỉnh Gia Lai từ năm 2005 đến
nay; đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển KTDL theo chiều
sâu, bảo đảm tính bền vững, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh Gia Lai trong thời gian đến.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
+ Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về KTDL trong bối cảnh nền kinh
tế phát triển với tốc độ nhanh, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và
chủ động hội nhập kinh tế q́c tế.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng KTDL ở tỉnh Gia Lai từ năm 2005
đến nay.

+ Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTDL
phù hợp với điều kiện của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nhằm khai
thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, để nó trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.


7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực du lịch bao gồm: đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, phát triển sản phẩm và thị
trường du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Địa bàn tỉnh Gia Lai.
+ Về thời gian: Từ năm 2005 đến nay và định hướng, giải pháp phát
triển đến năm 2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được trình bày dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hờ Chí Minh và những quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong văn kiện của các kỳ Đại hội, những quan điểm chỉ
đạo phát triển kinh tế nói chung, kinh tế du lịch nói riêng trong từng giai đoạn
lịch sử cụ thể.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị
học như: phương pháp thớng kê, phân tích, tổng hợp, kết hợp lôgic với lịch
sử, khảo sát thực tế, đối chiếu so sánh các sớ liệu để phân tích và làm sáng tỏ
các vấn đề nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn có tham khảo và kế thừa
kết quả của những công trình nghiên cứu đã được công bố trong nước thời

gian gần đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.
6. Đóng góp về khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hờ
Chí Minh và quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về KTDL làm cơ sở cho nghiên
cứu thực tiễn kinh tế du lịch trên địa bàn một tỉnh.


8
- Phân tích, đánh giá thực trạng KTDL trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong 5
năm gần đây để có giải pháp thúc đẩy phát triển và bảo đảm tính bền vững
trong sự phát triển lĩnh vực kinh tế này trên địa bàn.
- Sự thành công của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá
nhân quan tâm đến vấn đề phát triển KTDL và hoạch định chính sách phát
triển du lịch.
Là một cán bộ làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy Gia Lai, việc nghiên
cứu thành công đề tài này còn có ý nghĩa giúp cho công tác tham mưu để Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy hoạch định
chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung, KTDL nói riêng trên địa bàn
tỉnh được sát đúng và phù hợp hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ DU LỊCH
1.1. QUAN NIỆM VỀ KINH TẾ DU LỊCH VÀ TÍNH TẤT YẾU PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH


1.1.1. Kinh tế du lịch và đặc điểm của kinh tế du lịch
1.1.1.1. Kinh tế du lịch
- Du lịch là hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Khách du lịch là
người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc
hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tớ tự nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, công trình do lao động sáng
tạo của con người tạo ra và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Sản phẩm du lịch là
tập hợp các dịch vụ cần thiết, thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong
chuyến đi du lịch.
Thời xa xưa, hoạt động du lịch không tổ chức thành một lĩnh vực phục
vụ chuyên nghiệp cho việc vận chuyển, ăn, ở, hướng dẫn tham quan, nghiên
cứu v.v... Khách du lịch phải tự tổ chức chuyến đi, mang theo hành lý, tư
trang, đồ ăn. Chưa có các nhà hoạt động du lịch chuyên nghiệp với những
dịch vụ đa dạng, phong phú như ngày nay và càng chưa thể có việc tổ chức
các chương trình du lịch để giới thiệu, bán và thực hiện các chương trình ấy.
Do sự phát triển của kinh tế - xã hội, mức sống và nhu cầu của con
người ngày càng tăng lên. Từ nhu cầu về ăn, uống, mặc, ở, con người đã phát
sinh ra các nhu cầu mới, như đi lại, nghỉ ngơi, tham quan, dưỡng sức... Nhu
cầu về du lịch đã trở thành tất yếu trong cấu trúc nhu cầu của đời sống xã hội.


10
Để đáp ứng nhu cầu này, quá trình phân công lao động xã hội và sự
phát triển kinh tế thị trường đã thúc đẩy ra đời một lĩnh vực chuyên nghiệp
mới - đó là ngành KTDL.
Từ thực tế lịch sử cho thấy, để ra đời và phát triển ngành du lịch cần có

các điều kiện sau:
Một là, nền kinh tế phải phát triển ở một trình độ nhất định, người dân
có thu nhập đủ sống mới có điều kiện du lịch.
Hai là, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế phát triển đến một trình độ nhất
định, đặc biệt là ngành nghề phục vụ ngành du lịch như giao thông, vận tải,
các dịch vụ ăn nghỉ, vui chơi, giải trí v.v...
Ba là, có nguồn nhân lực đủ đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch.
Bốn là, ngoài sức thu hút bởi tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn,
để hoạt động du lịch được tồn tại và phát triển cần phải bảo đảm về an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm cho du khách.
KTDL là hoạt động có tính chuyên nghiệp. Trong ngành đó, có những
người chuyên làm công việc xây dựng, tiếp thị, quảng bá và thực hiện các
chương trình du lịch phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, mà trong nghề
thường gọi là các tour. Nói cách khác, du lịch là một ngành kinh tế có chức
năng tổ chức các dịch vụ phục vụ những nhu cầu du lịch của khách như: đi
lại, ăn, ở, vui chơi, nghỉ ngơi, thăm viếng, tham quan, khám phá, thử thách...
Cũng có thể hiểu, KTDL là một lĩnh vực thuộc ngành kinh tế dịch vụ, bằng
hoạt động cung ứng sản phẩm du lịch, thông qua các tổ chức sản xuất kinh
doanh thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, nhằm thu được lợi ích kinh tế và
xã hội từ các hoạt động đó.
- Hoạt động KTDL có thể được phân chia thành hai loại hình căn cứ
vào tài nguyên du lịch là: du lịch văn hóa và du lịch thiên nhiên.
Du lịch văn hóa là du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn.
Tài nguyên du lịch bao gồm hai loại: (1) Các di sản văn hóa vật thể: các di


11
tích khảo cổ và lịch sử, các đơ thị, các kiến trúc cổ; các địa phương có những
sự kiện lịch sử như chiến khu cách mạng, các chiến trường, các công trình
kiến trúc có giá trị như lăng mộ, đình chùa, nhà thờ...; những tác phẩm nghệ

thuật, điêu khắc như bức tranh, bức tượng, các trang phục truyền thống, các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ. (2) Các di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: nghệ
thuật sân khấu, các điệu múa, nhạc, hát kịch; các tập tục truyền thống, các lễ
hội tơn giáo, tín ngưỡng; các lễ hội trùn thống, các phong tục tập quán, kỹ
thuật canh tác... Việt Nam là nước có nhiều di tích lịch sử, có nền văn hóa hết
sức phong phú và lâu đời nên có thế mạnh về du lịch văn hóa.
Du lịch thiên nhiên là loại du lịch đưa du khách về những nơi có điều
kiện, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan thiên nhiên mới lạ và hấp
dẫn. Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch thiên
nhiên với thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà,
Tam Cốc - Bích Động, Phong Nha - Kẻ Bàng v.v...
- Hoạt động KTDL có thể căn cứ vào mục đích chuyến đi của du khách
mà phân chia thành: du lịch công vụ, du lịch mua sắm, du lịch du ngoạn, du
lịch thăm viếng người thân, du lịch tôn giáo.
Du lịch công vụ là hoạt động phụ vụ khách nước ngoài đến một quốc
gia đàm phán ngoại giao, thăm viếng hữu nghị..., xen kẽ với công việc chung
được sắp xếp một hoặc một số hoạt động du lịch.
Du lịch mua sắm là hoạt động phục vụ khách du lịch đến một quốc gia
hay một địa phương để tìm hiểu thị trường, môi trường đầu tư, đàm phán kinh
tế, tham quan các danh lam thắng cảnh, trong đó có ăn, ở khách sạn, mời tiệc
xã giao; mua sắm hàng hóa, sản phẩm được bán tại địa phương đó. Ngày nay,
du lịch mua sắm đã trở thành bộ phận hợp thành quan trọng của hoạt động du
lịch ở nhiều nước.
Du lịch du ngoạn là hoạt động đưa du khách đến một quốc gia hoặc
một vùng để hưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên và các di tích lịch sử, thơng


12
qua lữ hành đạt được sự hưởng thụ cái đẹp, vui vẻ nghỉ ngơi. Đây là hình thức
kinh doanh du lịch chủ yếu nhất trên thế giới hiện nay.

Du lịch thăm viếng người thân là hoạt động đưa du khách về quê thăm
người thân, bạn bè, truy tìm cội nguồn, về lại nơi chôn rau cắt rốn, thăm chiến
trường xưa... Tuy loại hoạt động này chiếm tỷ trọng không lớn trong giá trị
sản lượng du lịch trên thế giới, nhưng xu thế ngày nay số người đi du lịch tìm
về cội nguồn và thăm viếng người thân ngày càng tăng.
Du lịch tôn giáo là hoạt động du lịch cổ xưa và vẫn tồn tại đến ngày
nay. Nhiều quốc gia ở châu Á có chùa chiền cổ, trung tâm tôn giáo lớn; ở
châu Âu có nhiều nhà thờ lịch sử lâu đời với những kiểu kiến trúc đặc trưng,
đa dạng đã thu hút các tín đờ tơn giáo thuộc các tín ngưỡng khác nhau và
nhiều khách tham quan.
- Hoạt động KTDL còn có thể căn cứ vào phạm vi lãnh thổ mà chia ra
thành: du lịch quốc tế, du lịch nội địa và du lịch quốc gia.
Du lịch quốc tế là hoạt động đưa khách du lịch quốc tế đến tham quan
du lịch và đi ra du lịch ra nước ngoài. Ví dụ ở Việt Nam thì đây là hoạt động
du lịch đón khách và du lịch gửi khách. Du lịch đón khách là hoạt động du
lịch quốc tế phục vụ đón tiếp khách nước ngoài đi du lịch, nghỉ ngơi, tham
quan các sản phẩm du lịch trong nước. Du lịch gửi khách là hoạt động đưa
khách trong nước đi du lịch ở nước ngoài.
Du lịch nội địa là hoạt động tổ chức, phục vụ người trong nước đi du
lịch, nghỉ ngơi và tham quan du lịch trong lãnh thổ quốc gia, về cơ bản khơng
có giao dịch thanh tốn bằng ngoại tệ.
Ngoài ra, hoạt động du lịch còn được phân chia căn cứ vào phương tiện
đi, đến như: du lịch xe đạp, du lịch ô tô, du lịch bằng tầu hỏa, du lịch bằng tầu
thủy, du lịch bằng máy bay. Ở nước ta, trong dịp tết nguyên đán năm 2010 đã
tương đối phát triển du lịch bằng xe ô tô bt. Khách q́c tế đến Việt Nam
rất thích loại hình du lịch này để tham quan các địa điểm du lịch.


13
Để tổ chức các loại hình du lịch trên, ở các nước, người ta có thể dựa

vào công ty có tính chuyên nghiệp trong một lĩnh vực, nhưng cũng có thể tổ
chức công ty kinh doanh du lịch hỗn hợp, hoặc phối hợp các công ty du lịch,
phối hợp công ty du lịch với các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế có
liên quan. Tất cả các hoạt động trên đều được gọi là KTDL.
Ở nhiều nước, ngành KTDL đã có lịch sử hàng trăm năm. Còn ở Việt
Nam, đây còn là lĩnh vực mới mẻ, đầy tiềm năng và đang phát triển rất mạnh.
Hiện nay, ở nhiều nước, KTDL đã trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy
phát triển các ngành kinh tế khác. Ở Việt Nam, du lịch được coi là ngành kinh
tế mũi nhọn, đóng vai trò trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
1.1.1.2. Đặc điểm của kinh tế du lịch
KTDL tuy là một bộ phận của ngành kinh tế dịch vụ và nằm trong hệ
thống các ngành kinh tế q́c dân, nhưng do có tính chất đặc thù, nên hoạt
động có tính riêng biệt và độc lập tương đối. Hoạt động của ngành du lịch có
những đặc điểm như sau:
Một là, việc cung ứng sản phẩm du lịch có tính thời vụ rất cao.
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu
của du khách. Thông thường, sản phẩm du lịch được tạo ra gắn liền với tài
nguyên du lịch, nên không thể di chuyển được. Không thể di chuyển sản
phẩm du lịch từ địa điểm này sang địa điểm khác, cho nên bắt buộc khách du
lịch phải đến tận nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu du lịch của
mình. Chẳng hạn, khách du lịch muốn thăm Vườn quốc gia Kon Ka Kinh ở
tỉnh Gia Lai, thì họ phải đến rừng đó chứ người ta không thể đem rừng Kon
Ka Kinh đến nơi du khách ở để làm thỏa mãn các nhu cầu của họ. Sau khi đến
tham quan du lịch, du khách cũng không thể “mang” rừng đó về được. Tức là
rừng quốc gia Kon Ka Kinh vẫn là của tỉnh Gia Lai. Cái mà du khách mang
về là sự cảm nhận, sự thỏa mãn về một khu rừng nguyên sinh với các kiểu


14

thảm thực vật kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới, núi thấp và
kiểu rừng kín hỡn giao lá kim và lá rộng rất đặc biệt ở Vườn quốc gia này.
Sản phẩm du lịch còn có điểm riêng biệt so với các hàng hóa thông
thường ở chỗ khi nó được đem bán cho khách chỉ là bán công dụng của sản
phẩm chứ không bán việc sở hữu sản phẩm. Hơn thế, việc sử dụng nó còn có
thể gây ra phản ứng lan truyền từ du khách này sang du khách khác. Nếu chất
lượng của sản phẩm du lịch tốt, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, thì giá trị
của nó có thể được tăng lên theo các lần sử dụng của du khách.
Tính thời vụ của sản phẩm du lịch không phải bắt nguồn từ bản thân
sản phẩm, mà thông thường lại từ nhu cầu của du khách. Ví dụ: du lịch biển
sẽ đơng khách vào mùa hè, vắng khách vào mùa đông; ngược lại, với du lịch
trượt tuyết, leo núi thì lại đông khách vào mùa đơng, ít khách vào mùa hè.
Tính thời vụ của du lịch còn thể hiện rõ ở các ngày nghỉ trong tuần, những
ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và các kỳ nghỉ hè của học sinh, sinh viên. Tính thời vụ
tuy có sự khác biệt giữa các quốc gia, khu vực nhưng vẫn là đặc điểm nổi bật
của hoạt động du lịch mà những nhà kinh doanh phải nắm được.
Hai là, kinh tế du lịch chịu sự tác động và ảnh hưởng trực tiếp bởi các
điều kiện chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội.
Điều kiện kinh tế, yếu tớ quan trọng có tính quyết định đến KTDL. Về
cơ bản khách du lịch chỉ quyết định đi du lịch khi thu nhập đã đảm bảo các
nhu cầu cơ bản của cuộc sống như ăn, ở, mặc,… Khi các nhu cầu cơ bản đã
được đảm bảo sẽ phát sinh các nhu cầu mới cao hơn. Mặt khác, điều kiện kinh
tế sẽ quyết định đến khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của
du khách. Như vậy, nền kinh tế phát triển sẽ tác động làm cho du lịch phát triển
và ngược lại du lịch phát triển sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Điều kiện văn hoá, xã hội: Bản sắc văn hoá, phong tục tập quán của
cộng đồng dân cư tạo ra những nét đặc trưng kích thích sự tìm hiểu, khám phá
của khách du lịch. Các lễ hội truyền thống, các công trình kiến trúc, danh lam



15
thắng cảnh do con người tạo ra; các yếu tố về mật độ dân sớ, trình độ dân trí,
các vấn đề mơi trường, tơn giáo, tín ngưỡng,…đều liên quan mật thiết đến
phát triển KTDL.
Điều kiện về chính trị: Chính trị xã hội ổn định là yếu tố cơ bản thu hút
khách du lịch. Một quốc gia, khu vực hay một vùng lãnh thổ dù có các điều
kiện kinh tế, văn hố, xã hội tḥn lợi nhưng điều kiện chính trị xã hội bất ổn
định chắc chắn sẽ không thể phát triển kinh tế du lịch hiệu quả. Du khách sẽ
không lựa chọn những nơi thường xuyên có khủng bố, xung đột sắc tộc, nội
chiến để đi du lịch.
Ba là, kinh tế du lịch chịu sự tác động và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Các yếu tố của tự nhiên như địa hình, thời tiết, khí hậu, cảnh quan thiên
nhiên có tác động rất lớn đến KTDL. Địa hình hiểm trở sẽ kích thích khách du
lịch tìm tòi, khám phá, chinh phục. Cảnh quan thiên nhiên đẹp với sông, hồ,
rừng nguyên sinh đa dạng sinh học là điều kiện để thu hút khách tham gia các
tour du lịch sinh thái. Danh lam thắng cảnh là điều kiện quan trọng để thu hút
khách và phát triển KTDL, các kỳ quan thiên nhiên ln là đích đến của khách
du lịch. Mặt khác, các tác động của điều kiện tự nhiên như núi lửa, động đất,
lụt bão, triều cường,…đều là những nhân tố tác động mạnh đến KTDL.
Bốn là, trong điều kiện quốc tế hóa đời sống kinh tế, kinh doanh du lịch
của một quốc gia phải chịu sức ép cạnh tranh với kinh doanh du lịch của các
nước khác.
Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn tới mở rộng thị trường và sự cạnh tranh
gay gắt, quyết liệt giữa các nước trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong
đó có kinh doanh du lịch. Mở cửa thị trường kinh doanh du lịch được thể hiện
trên 2 khía cạnh: tăng thêm lượng du khách và có điều kiện liên kết các tổ
chức kinh doanh du lịch của các nước. Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho các
tổ chức du lịch của các nước cạnh tranh với nhau về nguồn khách du lịch.
Điều này thường hướng đến việc giảm tới mức thấp nhất các thủ tục về thị



16
thực, hải quan... Từ đó, tạo ra làn sóng đi du lịch của du khách. Thực tế, đã có
nhiều nước bỏ thị thực (VISA) cho du khách thay vào đó là sử dụng giấy
thông hành khi du lịch sang nước khác. Việt Nam cũng đã bỏ thị trực cho tứ
thân phụ mẫu là người Việt Nam ở nước ngoài khi về thăm quê hương. Liên
minh châu Âu (EU) với 25 thành viên đã xóa bỏ kiểm sốt biên giới, cơng dân
của một số nước trong Liên minh có thể tự do đi lại trong 25 nước thành viên
mà không phải xin thị thực nhập cảnh. Điều này đã mở ra triển vọng to lớn,
tạo điều kiện cho người dân trong Liên minh đi du lịch. Campuchia cũng đã
bỏ thị thực nhập cảnh đối với công dân ở khu vực Đông Nam Á từ tháng 122008 làm thất thu ngân sách hơn 14 triệu USD/năm nhưng lại thu về một
lượng ngoại tệ không nhỏ khi ngành du lịch nước này đón khoảng 500.000
khách ASEAN/năm. Nhờ đó năm 2009, du lịch Campuchia đón hơn 2,3 triệu
khách quốc tế và thực hiện được mục tiêu đón 3 triệu khách năm 2010. Với
chiến lược và cách làm cụ thể, hiệu quả, ngành du lịch Campuchia đang có
nhiều dấu hiệu bứt phá và khả năng vượt qua Việt Nam, giữ vị trí thứ 5 về du
lịch trong khu vực [20].
Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo cơ hội cho sự liên kết hoạt động du
lịch giữa các địa phương, các ngành, các doanh nghiệp và mở rộng liên kết
giữa các vùng, các quốc gia trong ngành du lịch. Đây là điều kiện để tạo ra xu
hướng hình thành các tuyến du lịch, giữa các địa phương, các vùng và giữa
các nước để đáp ứng nhu cầu trong một chuyến hành trình của du khách. Sản
phẩm du lịch nhờ đó có tính q́c tế hóa cao. Nhiều tập đồn KTDL x́t hiện
với những ch̃i khách sạn, nhà hàng và tập đoàn lữ hành có mặt ở nhiều
nước. Nhiều tổ chức du lịch được hình thành, giúp các nước thành viên phát
triển. Những nước có tiềm lực, du lịch phát triển cao sẽ tìm cách chuyển giao
công nghệ phát triển du lịch cho các nước đang phát triển. Nhiều ngành nghề
liên quan đến chính phủ các nước đang tăng cường ký kết các hiệp định, đẩy
mạnh xúc tiến hoạt động du lịch giữa các quốc gia. Hoạt động du lịch đang



17
hướng tới khơng có ranh giới hành chính là một đặc điểm nổi bật của kinh tế
du lịch trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế. Sự liên kết du lịch giữa các nước
cho phép khai thác có hiệu quả hơn các tiềm năng du lịch của các quốc gia,
phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng bổ sung cho nhau tạo nên tour du
lich liên vùng, hấp dẫn, tạo được hình ảnh du lịch chung cho một khu vực mà
vẫn giảm được chi phí tuyên truyền, quảng cáo...
Bên cạnh những cơ hội trên, hội nhập kinh tế quốc tế còn làm cho
KTDL của các nước cạnh tranh gay gắt và quyết liệt với nhau. Cạnh tranh
trong lĩnh vực du lịch thường diễn ra trên ba cấp độ: sản phẩm du lịch, doanh
nghiệp kinh doanh du lịch và ngành KTDL. Nó không chỉ cạnh tranh trên thị
trường du lịch thế giới, mà còn cạnh tranh ngay trên thị trường du lịch nội địa.
Đây cũng là một đặc điểm của KTDL trong điều kiện mới.
Việc nước ta trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế, nhất
là trong tổ chức WTO, tất yếu đặt ngành KTDL nước ta trước sức ép cạnh
tranh với kinh doanh du lịch của các nước. Nhà nước không thể dùng các rào
cản để không cho hoặc hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh du
lịch như trước. Trong khi đó, khơng ít doanh nghiệp du lịch nước ngồi hơn
hẳn các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cả về lịch sử phát triển, năng lực tài
chính, trình độ quản lý, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ người lao động,
tính chuyên nghiệp cao..., tức là hơn hẳn về năng lực cạnh tranh. Do vậy, các
doanh nghiệp này có thể thu hút lao động có trình độ cao từ các doanh nghiệp
du lịch trong nước, có thể chiếm lĩnh thị phần du lịch ngay trong sân nhà của
chúng ta v.v... Do đặc điểm này, để doanh nghiệp du lịch và ngành du lịch
Việt Nam có thể tồn tại và phát triển, vươn lên trong cạnh tranh, việc củng cố,
tăng cường năng lực trên tất cả các khía cạnh trở nên hết sức cấp thiết đối với
ngành KTDL nước ta hiện nay.
Tóm lại, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội đều
có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của KTDL. Thấy rõ các



18
đặc điểm trên và đánh giá được sự tác động qua lại của từng yếu tố trong từng
thời kỳ nhất định là điều kiện để hoạch định chính sách phát triển kinh tế du
lịch một cách phù hợp và có hiệu quả. Thực tế những năm qua cho thấy khi
đại dịch SARS hay dịch cúm A H 1N1 xuất hiện lượng khách du lịch giảm hẳn.
Ở Tây Nguyên những năm tình hình an ninh chính trị phức tạp lượng khách
du lịch giảm đi hơn một nửa so với các năm trước.
1.1.2. Nội dung của kinh tế du lịch
Hoạt động KTDL có nhiều nội dung, trong đó chủ yếu là xây dựng
chiến lược và kế hoạch hóa phát triển du lịch, tạo nguồn lực và tiềm năng cho
phát triển du lịch, liên kết kinh tế trong phát triển du lịch, quản lý hoạt động
du lịch,... Dưới đây là các nội dung chủ yếu.
1.1.2.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch hóa phát triển du lịch
- Xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch.
Chiến lược là tập hợp những quyết định, những hành động hoặc những
kế hoạch liên kết với nhau để thực hiện mục tiêu đặt ra của tổ chức, là những
mưu tính và quyết sách đới với những vấn đề trọng đại có tính chất tồn cục
và lâu dài. Chiến lược kinh tế là một bộ phận cấu thành trong chính sách kinh
tế của Đảng và nhà nước, quy định những mục tiêu lâu dài, cơ bản và những
nhiệm vụ chủ yếu về sự phát triển kinh tế xã hội, những con đường và biện
pháp để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ đó, phương hướng chung của
sự phát triển kinh tế trong một thời kỳ dài. Chiến lược phát triển ngành du lịch
là một bộ phận nằm trong chiến lược phát triển kinh tế nêu trên. Nó cung cấp
một tầm nhìn dài hạn về hoạt động của ngành du lịch trong một giai đoạn lịch
sử nhất định.
Nội dung của việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch là xác định
các nhiệm vụ và mục tiêu dài hạn, lựa chọn chính sách thích hợp với điều
kiện trong nước và quốc tế và phối hợp tối ưu các nguồn lực để đạt được mục

tiêu mà việc kinh doanh du lịch đã đề ra. Đây là sự lựa chọn có căn cứ khoa


19
học các mục tiêu căn bản, chủ yếu để phát triển du lịch, đồng thời xác định
các nguồn lực, phương tiện, chọn lựa các phương án thích hợp để đạt các mục
tiêu trong phát triển du lịch. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển du lịch
bao gồm: (1) Xác định chủ trương về phát triển du lịch của Đảng và Nhà
nước; (2) Xác định mục tiêu dài hạn cần hướng đến trong phát triển du lịch;
(3) Xác định những định hướng giải pháp, chính sách thực hiện chiến lược; và
(4) Xác định các thế mạnh cần được phát huy, những tiềm năng du lịch cần
được khai thác, tranh thủ được cơ hội và xác định những thách thức, yếu kém
cần vượt qua.
Việc xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch là một hoạt động của
thời kỳ tiền kế hoạch. Nó có ý nghĩa to lớn, có vai trò quyết định cho việc
định hướng, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn cũng
như việc xử lý các vấn đề kinh tế du lịch trước mắt, khắc phục những khó
khăn, vướng mắc phát sinh.
Đối với ngành du lịch Việt Nam, việc xây dựng chiến lược phát triển du
lịch là một yêu cầu cấp thiết và là một đòi hỏi khách quan trong điều kiện
hiện nay. Chiến lược phát triển du lịch sẽ là căn cứ để xây dựng các kế hoạch,
quy hoạch phát triển của ngành trong ngắn hạn. Nó là tiêu thức để các tổ chức
du lịch hướng tới trong hoạt động kinh doanh; đồng thời là điều kiện, tiền đề
rất quan trọng để khai thác, sử dụng các nguồn lực, lợi thế cho phát triển kinh
tế du lịch.
Vừa qua, ở nước ta, Tổng cục Du lịch đã đưa ra chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến 2030. Theo đó, thu hút
khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam tiếp tục được xem là nhiệm vụ trọng
tâm của ngành du lịch trong thời gian tới với mục tiêu đưa du lịch trở thành
ngành kinh tế trọng điểm. Theo chiến lược, vào năm 2015, nước ta sẽ đón

khoảng 12 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 28 triệu lượt khách nội địa.
Doanh thu từ du lịch sẽ đạt 8.900 triệu USD. Đến năm 2020 con số này là


20
15.900 triệu USD. Để thu hút khách du lịch, sẽ phải tập trung xây dựng các
dòng sản phẩm du lịch đặc trưng, theo các phân đoạn thị trường. Trong đó đặc
biệt chú trọng khai thác du khách đến từ các thị trường gần như ASEAN và
Đông Bắc Á; khu vực khách có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày với
những sản phẩm mới như: du lịch hội thảo, du lịch chữa bệnh, làm đẹp...
- Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế du lịch.
Quy hoạch phát triển KTDL là việc lựa chọn phương án hợp lý phát
triển và tổ chức kinh tế du lịch dài hạn trên một không gian lãnh thổ nhất
định. Nó có thể được coi là hoạt động đa chiều và hướng tới một thể thống
nhất trong tương lai. Nó liên quan đến các yếu tớ tự nhiên, kinh tế, chính trị,
xã hội và cơng nghệ; liên quan đến sự phân tích quá khứ, hiện tại và tương lai
của một điểm đến du lịch. Quy hoạch cũng đề cấp đến sự lựa chọn một
chương trình hành động với nhiều phương án đặt ra. Nó cũng liên quan đến
việc thiết lập các mục tiêu cơ bản cho điểm đến để làm căn cứ cho các kế
hoạch hành động hỗ trợ khác tiếp theo. Quy hoạch phát triển du lịch còn có
thể coi là việc xây dựng trước một kế hoạch (hoặc một phương pháp) để đánh
giá tình huống hiện tại, dự báo tình huống tương lai và lựa chọn một số
chương trình hành động phù hợp để tạo được nhiều cơ hội sẵn có nhất cho sự
phát triển điểm đến du lịch.
Nội dung quy hoạch phát trển du lịch gờm: xác định vị trí, vai trò và lợi
thế của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và quốc
gia; phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, thị trường du
lịch, các nguồn lực phát triển du lịch; xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất,
quy mơ phát triển cho khu vực quy hoạch, dự báo các chỉ tiêu, luận chứng,
các phương án phát triển du lịch; tổ chức không gian du lịch, kết cấu hạ tầng,

cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; xác định danh mục các khu vực, các dự án
ưu tiên đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, vốn đầu tư, nguồn nhân lực cho du lịch;
đánh giá tác động môi trường, các biện pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi


21
trường, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo
quy hoạch.
- Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch.
Kế hoạch phát triển du lịch là đề án tổng thể về mục tiêu của kinh tế du
lịch cùng các biện pháp, chính sách thực thi nhằm thực hiện chiến lược, quy
hoạch phát triển du lịch trong từng thời gian nhất định, thường là 5 năm (kế
hoạch dài hạn) hoặc 1 năm (kế hoạch ngắn hạn). Nếu chiến lược phát triển
KTDL được xây dựng theo phương pháp cân đối dự báo, tức là dự báo có cơ
sở khoa học nguồn lực và khả năng có thể huy động một cách định lượng hơn,
thì kế hoạch phát triển du lịch được xây dựng theo phương pháp cân đối hiện
thực các nguồn lực, khả năng đã nắm và có thể huy động được trong định kỳ
thời gian; phương pháp xây dựng kế hoạch tính đến các tác động của thị
trường là phương pháp mang tính cân đới động.
Kế hoạch phát triển du lịch 5 năm là hình thức chủ yếu của công tác kế
hoạch hóa KTDL. Chức năng của kế hoạch 5 năm là cụ thể hóa chiến lược dài
hạn, những phương hướng chủ yếu phát triển ngành du lịch và những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của ngành du lịch. Kế hoạch 5 năm xác định
các mục tiêu cơ bản, định hướng cho phát triển của ngành. Xác định những
lĩnh vực nhà nước sẽ ưu tiên tập trung phát triển, hoạch định và xây dựng
chính sách cụ thể để hướng các nguồn lực theo định hướng đã chọn. Đặc biệt,
phải xây dựng được hệ thống các giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm đảm
bảo thực hiện thành công kế hoạch.
Kế hoạch hàng năm nhằm bảo đảm thực hiện tuần tự các nhiệm vụ của
kế hoạch 5 năm, đồng thời còn là sự cụ thể hóa và điều chỉnh các nhiệm vụ

hàng năm của kế hoạch 5 năm có tính tới sự biến động và những thay đổi của
tình hình trong nước và quốc tế. Kế hoạch hàng năm là bộ phận của kế hoạch
5 năm, song nó có tính độc lập nhất định. Kế hoạch hàng năm có thể bổ sung
những nội dung không được dự kiến hết khi xây dựng kế hoạch 5 năm. Hàng


22
năm, ngành du lịch tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo cấp trên, đờng thời tích
cực, chủ động đề xuất các giải pháp và những cơ chế chính sách để nhà nước
xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới để phát triển du lịch.
1.1.2.2. Tạo nguồn lực và tiềm năng cho phát triển du lịch
Nguồn lực và tiềm năng cho phát triển du lịch là một nội dung không
thể thiếu được trong KTDL vì nó là điều kiện và là yếu tố đầu vào để tạo ra
sản phẩm du lịch cung ứng trên thị trường. Nó bao gồm các yếu tố chủ yếu
như: tài nguyên du lịch, các kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật cho
phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa,
công trình do lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác
có thể được dùng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, là yếu tố cơ bản
để hình thành khu du lịch, tụ điểm du lịch, tuyến du lịch ... Tài nguyên du
lịch bao gờm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa là các công
trình có được do lao động sáng tạo của con người. Cảnh quan thiên nhiên
bao gồm: địa hình, địa chất, địa mạo (vùng núi, hang động, bãi biển,
đảo...), tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước (nước khống, nước nóng...),
tài ngun sinh vật (các vườn q́c gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng
lịch sử, sinh thái, vườn sinh vật...), các cảnh quan du lịch tự nhiên. Di tích
lịch sử, văn hóa là các cơng trình do lao động sáng tạo của con người tạo
ra. Nó bao gồm văn hóa vật thể (các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch
sử văn hóa, thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương, các công trình đương
đại, các vật kỷ niệm, cổ vật) và văn hóa phi vật thể như các di sản văn hóa

truyền miệng và phi vật thể của nhân loại, các giá trị văn hóa phi vật thể
cấp quốc gia và địa phương...
Các cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng cho phát triển du lịch là
những điều kiện phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động du lịch. Nó bao gồm
các cơ sở lưu trú và ăn ́ng, các cơ sở vui chơi giải trí và các cơ sở vật chất,


23
kỹ thuật khác, các điểm du lịch, hệ thống giao thông và các phương tiện vận
chuyển khách du lịch...
Các nguồn lực và tiềm năng du lịch càng dồi dào và chất lượng càng
cao thì càng có điều kiện thu hút du khách. Sự phát triển của chúng sẽ là điều
kiện tối cần thiết cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức kinh
doanh du lịch trong nước và cạnh tranh trên thị trường du lịch quốc tế.
1.1.2.3. Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch
Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch là hoạt động nhằm tối ưu hóa
và tăng cường tiềm lực trong phát triển du lịch. Nó có thể được thực hiện dưới
hình thức liên kết các ngành kinh tế khác nhau, có liên quan với nhau trong
phát triển KTDL. Ví dụ, việc liên kết trong xây dựng tháp truyền hình ở thành
phố Thượng Hải (Trung Quốc) với các công ty du lịch của thành phố này. Xây
dựng tháp truyền hình với mục tiêu là dịch vụ thông tin cho nhà nước và nhân
dân trong vùng, nhưng còn có mục tiêu phục vụ khách du lịch trong nước và
quốc tế. Điều này đã làm tăng ý nghĩa kinh tế của công trình.
Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch cũng có thể là sự liên kết giữa
các cơ sở du lịch, các điểm du lịch, các đơn vị du lịch của các địa phương các
vùng và giữa các nước trong phát triển mạng lưới du lịch, xây dựng các tour
hoặc tuyến du lịch liên vùng, liên quốc gia.
Thực chất của các liên kết này là thực hiện các quan hệ phân công, hợp
tác, phân bổ lực lượng sản xuất... giữa các doanh nghiệp, sao cho các quan hệ
đó được thiết lập một cách tối ưu, ràng buộc trách nhiệm với nhau bằng các

hợp đồng kinh tế cụ thể, công khai, minh bạch.
Đây còn là hình thức thúc đẩy các quan hệ lợi ích, tức là các quan hệ
trao đổi, thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau, quan hệ phân chia lợi
nhuận do kết quả và chất lượng của hoạt động du lịch mang lại.
Với nội dung này, hoạt động KTDL của một địa phương hay một quốc
gia muốn phát triển, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các thành


24
phần kinh tế, các tổ chức kinh doanh du lịch và các địa phương trong việc
tuyên truyền, quảng bá, xây dựng tiềm lực và phát triển sản phẩm du lịch,
trong việc mở rộng thị trường dịch vụ du lịch không chỉ ở địa phương, khu
vực mà còn vươn ra thị trường mới, kể cả thị trường du lịch quốc tế.
1.1.2.4. Cơ chế vận hành hoạt động du lịch
Cơ chế vận hành hoạt động du lịch là một bộ phận thuộc nội dung phát
triển kinh tế du lịch. Nó là một guồng máy làm cho các hoạt động kinh doanh
dịch vụ du lịch được thực hiện đồng bộ. Nó bao gồm hệ thớng ḷt pháp, kế
hoạch hóa và các chính sách phát triển du lịch, hệ thống xúc tiến, quảng bá du
lịch và bộ máy quản lý dịch vụ du lịch.
Sự hoạt động đồng bộ, có hiệu lực của cơ chế này sẽ là điều kiện cho
KTDL phát triển đúng hướng, có hiệu quả. Ở nước ta hiện nay, việc Nhà nước
thực hiện nhất qn các chính sách tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt động
đầu tư kinh doanh và phát triển các loại hình doanh nghiệp du lịch, bảo đảm
cho mọi công dân có quyền tự do đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực du lịch
mà Nhà nước không cấm, quyền bất khả xâm phạm về sở hữu hợp pháp trong
đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội và các nguồn lực phát triển, tiếp cận
thông tin... những chính sách ấy rất cần thiết để phát triển KTDL.
Cùng với tạo điều kiện thơng thống trong đầu tư kinh doanh du lịch,
trong cơ chế vận hành KTDL đòi hỏi phải có sự kiểm tra, kiểm soát hoạt động
du lịch. Nội dung của hoạt động này bao gồm kiểm tra, kiểm soát sự phát

triển của KTDL theo định hướng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển
đã được xác định để có hướng điểu chỉnh kịp thời; kiểm tra việc sử dụng các
nguồn lực để phát triển KTDL để các ng̀n lực được sử dụng đúng mục đích
và có hiệu quả, khơng bị lãng phí; kiểm tra, kiểm sốt việc thực hiện cơ chế
chính sách của Nhà nước để phát triển du lịch; kiểm tra, kiểm soát việc thực
hiện chức năng của Nhà nước về KTDL nhằm bảo đảm trách nhiệm của cơ
quan quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch; kiểm tra, kiểm soát hoạt động


25
của các tổ chức, doanh nghiệp du lịch nắm chắc tình trạng hoạt động của
doanh nghiệp để có phương hướng và biện pháp điều chỉnh nhằm bảo đảm
cho chúng tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
Các nội dung trên của KTDL được thực hiện trong sự tác động qua lại, kết
hợp với nhau mới tạo ra hiệu quả cao nhất của quá trình hoạt động.
1.1.3. Sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
du lịch ở nước ta
1.1.3.1. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế du lịch ở nước ta
Phát triển KTDL là một yêu cầu cấp thiết đối với nước ta trong quá
trình phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Nó
bắt nguồn từ vai trò và tác dụng của ngành kinh tế này đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, đối với các ngành kinh tế khác có liên
quan nói riêng.
Một là, thông qua phát triển kinh tế du lịch nguồn lực của đất nước
được đưa vào sử dụng tạo ra của cải.
Như trên đã nêu nguồn lực của KTDL bao gồm tài nguyên du lịch, các
kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật cho phát triển du lịch. Các nguồn
lực này chỉ có giá trị sử dụng cao khi phát triển các hoạt động kinh doanh du
lịch, đưa vào sản xuất ở các ngành kinh tế khác thì khơng hiệu quả.
Ngồi các nguồn lực trên, việc phát triển KTDL sẽ là điều kiện để

thu hút một bộ phận nhân lực của xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho lao
động. Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) cho biết du lịch là ngành có tiềm
năng trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo nhiều việc làm sau khủng
hoảng kinh tế thế giới 2008-2009. Du lịch và lữ hành có tiềm năng lớn để
đóng vai trò căn bản trong thời kỳ phục hồi sau khủng hoảng thông qua
cung cấp việc làm, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy buôn bán và phát triển. Du lịch
là ngành sử dụng lao động nhiều nhất ở hầu hết các nước và cũng là ngành
tuyển lao động đầu vào nhanh, trực tiếp hoặc thông qua các dịch vụ liên


×