Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 76 trang )

Chương 4

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ
QUY HOẠCH LÃNH THỔ
Mục tiêu của chương
- Cung cấp cho học viên những hiểu biết cơ bản về quan điểm hệ
thống, quan điểm phát triển bền vững và cách tiếp cận trong nghiên
cứu cảnh quan ứng dụng; phương pháp đánh giá cảnh quan phục vụ
mục tiêu quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ.
- Rèn luyện các kỹ năng phân tích, vận dụng phương pháp tiếp
cận hệ thống và phát triển bền vững trong nghiên cứu cảnh quan
ứng dụng; vận dụng phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự
nhiên theo các đơn vị cảnh quan phục vụ quy hoạch lãnh thổ.
- Giúp cho học viên có ý thức trong nghiên cứu cảnh quan ứng
dụng phục vụ mục tiêu sử dụng hợp lý lãnh thổ theo quan điểm phát
triển bền vững.
Lý thuyết và phương pháp luận nhận thức là cơ sở triết học trực
tiếp của bất kỳ phương pháp luận nghiên cứu khoa học cụ thể nào
(Dzebi Z.B, 1980).
Khoa học địa lý có lý thuyết và phương pháp luận riêng của nó.
Biểu diễn lý thuyết của một khoa học là một hệ thống kiến thức được
kết cấu chặt chẽ, khơng mâu thuẫn với nhau (ở trình độ hiện nay)
nhằm cắt nghĩa thế giới bên ngoài hay những yếu tố riêng biệt của nó,
và tất nhiên đã được kiểm nghiệm bằng các thí nghiệm hay tính tốn
(Alaev E.B. 1983).
Phương pháp luận hiểu theo nghĩa thông thường là học thuyết về
phương pháp khoa học của nhận thức. Phương pháp luận phát triển
trong khoa học là những yếu tố mà khơng có chúng, khơng có sự phát
triển của chính khoa học đó. Một cách hình tượng, phương pháp luận
là quan niệm về sự phát triển của lý thuyết của một khoa học nhất định.


123


Phép duy vật biện chứng cho thấy rằng tất cả các hiện tượng của
thế giới vật chất đều nằm trong mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau rất
chặt chẽ tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh. Quy luật này
được thể hiện trong địa lý thành quan điểm hệ thống và quan điểm
tổng hợp, quan điểm này hướng dẫn mọi công cuộc khảo sát cảnh
quan địa lý.
Một trong những luận điểm cơ bản của duy vật biện chứng là sự
khẳng định rằng vật chất không thể tồn tại bằng cách nào khác ngồi
sự vận động vĩnh cửu, nó ln biến đổi và phát triển. Vì vậy, trong
nghiên cứu cảnh quan rất cần thiết phải phân tích tính vật chất của
từng yếu tố hay thành phần cấu tạo nên thể tổng hợp địa lý, dù đó là ở
cấp cảnh quan, tỉnh, quốc gia hay khu vực,… và tiếp đó là sự phân
tích bản thân sự phát triển của thể tổng hợp đó.
Một trong những hạt nhân của phép biện chứng là quy luật về sự
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập và tiếp đó là quy luật về
sự biến đổi lượng thành chất. Cả hai quy luật này cần phải được sử
dụng để nghiên cứu các quá trình phát sinh và phát triển của các đối
tượng cảnh quan địa lý.
Phương pháp luận cụ thể của mỗi khoa học, trong đó có khoa học
địa lý ln ln gắn liền với những điều kiện lịch sử và phụ thuộc vào
trình độ nhận thức khoa học của chính khoa học đó.
4.1. QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
HỆ THỐNG TRONG NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN ỨNG DỤNG
4.1.1. Khái niệm hệ thống
4.1.1.1. Khái niệm
Theo B. Canber, “Hệ thống được hiểu là một thể hồn chỉnh
phức tạp có tổ chức, tổng hợp và phối hợp các vật thể, các bộ phận

tạo thành một thể hoàn chỉnh thống nhất”.
L. Bertalanf xem hệ thống là một tổng thể các thành phần nằm
trong sự tác động tương hỗ lẫn nhau. Một hệ thống là một tập hợp các
124


tương tác giữa các thành phần tương hỗ bên trong một giới hạn xác
định (Berta Lanffy, 1978; Conway, 1987). Một hệ thống có giới hạn
sẽ tạo nên một tập hợp đặc biệt có hình dạng. Mặc dù mọi hợp phần
của hệ có liên quan với nhau, điều đó khơng có nghĩa rằng những
người nghiên cứu cần hiểu theo từng khía cạnh riêng lẻ của hệ. Ví dụ,
hệ Mặt trời; hệ địa-sinh thái (Geo-Biosystem); hệ sinh thái nông
nghiệp, hệ sinh thái du lịch - nghỉ dưỡng,… là những hệ thống. Hệ
địa - sinh thái nghiên cứu các tổng thể tự nhiên.
4.1.1.2. Đặc điểm
Theo Demek và R. Harvey, mỗi hệ thống có 4 đặc điểm:
- Hệ thống là một tổ hợp gồm nhiều thành phần cấu tạo và giữa
các thành phần đó có những mối quan hệ tương hỗ với nhau.
- Hệ thống tạo nên sự thống nhất, có quan hệ với mơi trường bên ngồi.
- Bản thân hệ thống chỉ là một thành phần cấu tạo của một hệ
thống cấp cao hơn.
- Mỗi hệ thống gồm các hệ thống bậc thấp hơn.
Xét các dấu hiệu trên có thể nhận thấy cảnh quan là một hệ thống.
Mỗi thành phần cấu tạo (hợp phần) của cảnh quan như khí hậu, địa
hình, thổ nhưỡng, nước, thế giới hữu cơ,... tồn tại và phát triển theo
những quy luật riêng của nó. Tuy nhiên, khơng một thành phần nào
trong số các thành phần đó lại tồn tại và phát triển một cách cô lập,
nghĩa là không chịu ảnh hưởng của các thành phần khác và ngược lại
không tác động đến các thành phần khác. Sự trao đổi không ngừng vật
chất và năng lượng giữa các thành phần cấu tạo riêng lẻ đó đã quy

định tính hồn chỉnh của cảnh quan.
4.1.1.3. Các dấu hiệu nhận biết hệ thống
- Xác định phạm vi của tất cả các yếu tố nằm trong hệ thống.
- Xác định mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố:
+ Lực liên hệ: Thay đổi theo khơng gian và thời gian, có thể
mạnh hay yếu.
125


+ Dấu hiệu liên hệ: Tốt - xấu, thuận - nghịch, dương - âm.
+ Mức độ liên hệ: Chặt - yếu.
+ Mức độ xác suất của mối liên hệ: Độ bắt gặp.
- Quan hệ nhân quả: Thể hiện ở các quan hệ phụ thuộc và hướng
của các mối liên hệ.
- Các kiểu liên hệ.
- Bề mặt của hệ thống: Mối liên hệ giữa các hệ thống với mơi
trường bên ngồi và ngược lại.
4.1.1.4. Các kiểu liên hệ của hệ thống
- Thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố theo cấu trúc đứng: Mối
liên hệ trực tiếp hay chuỗi, ngược âm: Làm giảm tác động từ bên
ngồi vào và đó là cơ chế tự điều chỉnh. Ngược dương: Tác động bên
ngồi vào phá vỡ thế cân bằng và suy thối hệ địa sinh thái.
- Các kiểu liên hệ giữa các bộ phận trong hệ thống hoặc giữa các
bậc trong hệ thống khác nhau - cấu trúc ngang:
+ Hệ thống hình thái: Giữa các thành phần chỉ có quan hệ tương quan.
+ Hệ thống dịng thác: Giữa các thành phần có các dòng trao đổi
vật chất và năng lượng.
+ Hệ thống quá trình hưởng ứng: Là sự thống nhất giữa hệ thống
hình thái và hệ thống bậc (dịng thác) thơng qua sự trao đổi vật chất và
năng lượng giữa chúng.

+ Hệ thống bị điều khiển: Là hệ thống quá trình hưởng ứng
trong đó thành phần chủ đạo được con người kiểm sốt có ý thức,
buộc hệ thống phải hoạt động theo một hướng xác định; có ý nghĩa
giúp cho việc điều khiển của con người đối với một yếu tố, một ảnh
hưởng nào đó.
- Các kiểu hệ thống theo chức năng:
+ Hệ thống cô lập: Không cho phép sự vào ra của vật chất và
năng lượng.
+ Hệ thống kín: Có ranh giới ngăn cản sự vào ra của vật chất và
không ngăn cản dòng năng lượng.
126


+ Hệ thống hở: Trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường
xung quanh.
4.1.2. Phương pháp luận hệ thống
Phương pháp luận hệ thống là sự kế tục và phát triển tự nhiên của
tư duy khoa học dựa trên nền tảng biện chứng, nghiên cứu những đối
tượng được gọi là các hệ thống - một hướng mới về phương pháp luận
nghiên cứu khoa học (xây dựng quan điểm mới đối với các đối tượng
nghiên cứu trong thực tế và xây dựng những nguyên tắc mới trong tư
duy khoa học).
Cơ sở của quan điểm hệ thống là quan niệm về sự hoàn chỉnh của
các đối tượng nghiên cứu, là sự thống nhất về động lực bên trong của
hệ thống.
4.1.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Phương pháp tiếp cận hệ thống là phương pháp nghiên cứu để
nhận thức các đối tượng là hệ thống.
Hồng Tụy phân chia 3 trình độ khảo sát đối tượng:


- Mơ tả thơng số: Tính chất, đặc điểm, quan hệ.
- Mơ tả hình thái, cơ cấu thành phần của đối tượng, phân tích
tương quan giữa các đặc điểm đã mô tả thông số.
- Mô tả chức năng, hành vi của đối tượng.
Giai đoạn 1 là sự thu nhận thơng tin một cách khoa học, đúng đắn
và có mục đích, hiểu được bản chất đối tượng và quan hệ giữa chúng,
biết cách tiến hành sắp xếp, phân loại thông tin, và cuối cùng là phải
xác định mối liên hệ và quan hệ giữa các đối tượng, chọn ra các đối
tượng với mối liên hệ chủ yếu - là cơ sở để xây dựng mơ hình, từ định
tính đến định lượng, từ hình thái đến chức năng để tìm hiểu hoạt động
của hệ thống. Đó là q trình nhằm đạt được trình độ tiếp cận hệ
thống. Cách tiếp cận hệ thống ở giai đoạn thứ 3 là sự kết hợp các
nhiệm vụ nghiên cứu hệ thống.
127


Mơ hình hóa cấu trúc hệ thống là sự khái qt hóa, trừu tượng
hóa, hình thành các mối quan hệ bản chất của đối tượng và phản ánh
tư duy khoa học cao trong nghiên cứu đối tượng. Việc mơ hình hóa
q đơn giản hoặc q phức tạp đều khơng nêu được bản chất của đối
tượng. Mơ hình hóa cần mơ tả thơng số quan hệ cấu trúc hình thái, cấu
trúc chức năng hoạt động của hệ thống.
Phương pháp tiếp cận hệ thống - q trình phân tích hệ thống, mơ
tả hệ thống bằng loạt mơ hình từ đơn giản đến phức tạp để biểu đạt
được cấu trúc hoạt động của hệ.
Phương pháp nhận thức khoa học trong tiếp cận hệ thống chia
làm 3 loại:
- Phương pháp hình thức hóa: Tính tốn.
- Phương pháp phi hình thức: Định tính.
- Phương pháp bán hình thức: Phương pháp tiếp cận hệ thống (có

sự kết hợp cả 2 loại hình thức và phi hình thức để nhận biết đối
tượng). Phương pháp này còn được vận dụng trong các chương trình
nghiên cứu.
4.1.4. Vận dụng quan điểm hệ thống và cách tiếp cận hệ thống
trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng
4.1.4.1. Nhận thức đặc điểm của hệ địa sinh thái
- Hệ địa sinh thái (cảnh quan) là một hệ thống động lực hở tự
điều chỉnh, có ranh giới xác định, có sự thống nhất biện chứng giữa
các thành phần cấu tạo và các đơn vị cấu tạo (chu trình sinh - địa - hóa).
Việc xác định năng suất sinh học và sinh khối của hệ địa sinh thái
là một tiêu chí để đánh giá tính thích nghi và độ ổn định của hệ. Tác
động của con người phải đảm bảo cân bằng của hệ, là cơ sở của
hướng sinh thái trong nghiên cứu các hệ địa sinh thái.

- Hệ địa sinh thái là một hệ thống động lực, có khả năng thay đổi
trạng thái theo thời gian, có một lịch sử phát sinh và phát triển. Vì
vậy, cần phải nghiên cứu chúng theo khơng gian và thời gian. Hệ
128


thường thay đổi theo một nhịp điệu, chu trình xác định (ngày đêm,
mùa). Bên cạnh đó là sự thay đổi theo hướng tiến hóa, hoặc hướng
thối hóa thơng qua một loạt chuỗi diễn thế.

- Hệ địa sinh thái là một hệ thống hở, giữa hệ thống với môi trường
xung quanh ln ln có sự trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin.
Khi nghiên cứu cần phải xác định ranh giới của hệ địa sinh thái.
- Hệ địa sinh thái là một hệ thống tự điều chỉnh: Sự tự điều chỉnh
là khả năng chống đỡ của nó đối với những tác động làm thay đổi sự
cân bằng cần thiết cho sự ổn định của hệ thống. Cơ chế tự điều chỉnh

được thực hiện nhờ các mối liên hệ ngược, gồm có mối liên hệ ngược
âm (giảm dần tác động từ bên ngồi, chính là cơ chế tự điều chỉnh) và
mối liên hệ ngược dương (phá vỡ sự cân bằng, dẫn đến tiêu diệt hệ địa
sinh thái).
- Hệ địa sinh thái thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa giới hữu
cơ và vô cơ. Mối quan hệ giữa chúng mật thiết đến mức khó tách biệt;
đồng thời vai trị chính thuộc về giới hữu cơ. Vì vậy, phải nghiên cứu
thật đầy đủ để không khai thác quá sức chịu đựng của hệ địa sinh thái.
4.1.4.2. Nhận thức đặc điểm của hệ địa kỹ thuật
- Hệ địa kỹ thuật là tối ưu khi có sự phù hợp giữa hệ địa sinh thái
và hệ kinh tế - xã hội.
- Hệ địa kỹ thuật là hệ thống khơng có khả năng tự điều chỉnh. Ví
dụ, hệ thống trồng trọt, con người có thể điều chỉnh năng suất bằng
cách huy động tối đa nguồn tài nguyên sử dụng các phương tiện kỹ
thuật và các tác động làm tăng cường hiệu suất sử dụng quang năng
và sử dụng đất, hoặc đưa vào hệ các nguyên tố địa hóa và các nguồn
năng lượng.
4.1.5. Vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu
cấu trúc cảnh quan
4.1.5.1. Xây dựng các mơ hình sự vật
Dùng để nghiên cứu sự phân hóa cảnh quan. Mặc dù một địa tổng
thể được cấu tạo từ nhiều thành phần nhưng không phải mọi lúc, mọi
129


nơi các thành phần đều có giá trị ngang nhau mà ln ln xảy ra có
thành phần trội, có tác động quyết định ranh giới các địa tổng thể.
Cách chọn nhân tố trội phải được phát hiện một cách khách quan
trong q trình phân tích mối quan hệ giữa các thành phần. Khi phân
tích mối tác động tương hỗ giữa các thành phần phải biết sắp xếp

thành từng cặp quan hệ với hai yếu tố (quan hệ nhân quả). Thường có
các mối quan hệ trong địa tổng thể:
- Quan hệ nhân quả là quan hệ giữa các hợp phần tự nhiên. Có
nhiều mối quan hệ nhưng chỉ có khả năng xét mối quan hệ chuỗi, vì
đây là quan hệ vừa nhân vừa quả trong quá trình phát triển các địa
tổng thể tự nhiên. Vì thế, trong một địa tổng thể thường gây ra phản
ứng dây chuyền hồi tiếp. Chỉ có trên cở sở đó mới phát hiện các hệ địa
sinh thái.
- Quan hệ chuỗi: Thực chất đây là quan hệ nhân quả.
- Quan hệ phản nghịch:

Hình 4.1. Mơ hình quan hệ phản nghịch
- Quan hệ phức tạp:

b
a
c
Hình 4.2. Mơ hình quan hệ phức tạp
Hiện nay, chưa có khả năng và cũng không cần thiết phải nghiên
cứu tất cả các mối quan hệ; thiết thực nhất là nghiên cứu mối quan hệ
chuỗi - mối quan hệ chủ yếu có tính quyết định. Với quan điểm đó cần
xem xét hai mơ hình tồn tại song song:
130


a. Mơ hình đơn hệ thống: Được giới hạn bao gồm các thành phần
cấu tạo nên địa tổng thể và các thành phần liên quan chặt chẽ với
nhau. Đó là cấu trúc đứng gồm các thành phần đá, địa hình, khí hậu,
thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật.
b. Mơ hình đa hệ thống: Thể hiện mối quan hệ giữa các cấp địa

tổng thể.

Hình 4.3. Mơ hình đa hệ thống (Theo V.X. Preobrajenxki)
Các địa tổng thể bậc n+1
Các địa tổng thể bậc n+2
Quan hệ các tổng thể bậc n+1
Quan hệ các tổng thể bậc n+2
Quan hệ các tổng thể bậc n
Xuất phát từ quan hệ của hệ thống cấu trúc, muốn nghiên cứu
tổng hợp lãnh thổ là phải nghiên cứu cấu trúc hệ thống:
- Cấu trúc đứng: Xác định tính độc đáo, là tính đặc trưng cho từng
địa tổng thể nói lên mức độ đồng nhất của nó, đó là mơ hình đơn hệ thống.
- Cấu trúc ngang: Nghiên cứu mức độ phức tạp của tự nhiên. Do
tính đồng nhất tương đối của một địa tổng thể và do tính khơng đồng
cấp của từng hợp phần nên bản thân trong một cấp phân vị vẫn có sự
phân hóa. Vì vậy, cấu trúc ngang nghiên cứu mối quan hệ giữa các địa
tổng thể, đó là mơ hình đa hệ thống.
131


Khi tìm hiểu cấu trúc ngang cũng phải tìm ra cấp chủ yếu, địa
tổng thể chủ yếu là địa tổng thể giữ vai trò quan trọng trong bộ mặt
của các cấp đang xét trong việc trao đổi vật chất trong nội bộ cấp đang
xét. Đó là địa tổng thể chiếm khối lượng lớn nhất hoặc địa tổng thể
đứng ở vị trí đầu của dây chuyền di chuyển vật chất, vị trí cao hay vị
trí đầu nguồn, vị trí nút trong lịch sử phái triển.
4.1.5.2. Xây dựng mơ hình hình thái
Xác định cấu trúc không gian của hệ, xác định được cơ cấu thành
phần của đối tượng, tương quan định lượng giữa các thành phần, cấu
trúc bộ phận và mối quan hệ giữa các hệ.

Phương pháp sử dụng: Định lượng so sánh, bản đồ, sơ đồ, đồ thị,
mơ hình.
Các bản đồ không chỉ thể hiện sự phân bố không gian mà còn thể
hiện các đường đẳng trị, hoặc bằng các đồ thị để phản ánh quan hệ
phụ thuộc, diễn biến của các thành phần địa lý. Trong phương pháp
mơ hình, có thể chia ra mơ hình đơn hệ thống (thể hiện cấu trúc chức
năng) và mơ hình đa hệ thống (ít hơn vì phức tạp, thể hiện mối liên hệ
giữa các hệ thống).
4.1.5.3. Xây dựng mơ hình tư duy
Mơ hình tư duy thể hiện chức năng hoạt động của hệ; phản ánh
từng quá trình, chức năng, trạng thái của hệ và phân tích thành 3 loại:
Năng lượng, vật chất và thơng tin.
Các mơ hình chức năng có đặc tính phân tích, mỗi mơ hình thể
hiện một chức năng của hệ. Mơ hình chức năng phát triển trên cơ sở
mơ hình cấu trúc hình thái, bổ sung bằng các ký hiệu thể hiện lực,
hướng của mối liên hệ (đường, mũi tên, số của các dịng vật chất năng lượng - thơng tin).
Một biểu hiện của mơ hình tư duy là mơ hình động lực - sự phát
triển cao hơn của mơ hình chức năng, thể hiện sự thay đổi trạng thái
của địa hệ bởi mỗi trạng thái thể hiện một đặc trưng của địa hệ. Các
132


mơ hình động lực này cũng rất đa dạng, có thể trình bày động lực của
địa hệ dưới dạng graph thể hiện các q trình tự nhiên (dịng chảy, sự
phát triển của lớp phủ thực vật, sự hình thành và phân hủy sinh khối).
Như vậy, để phân tích hệ thống và tiếp cận chức năng hệ thống
thì cần xây dựng mơ hình chung phản ánh cấu trúc liên hệ của các q
trình địa hệ. Phương pháp có khả năng xây dựng mơ hình tổng hợp là
phương pháp xây dựng mơ hình tốn học, phải xác định các biến số
trong mơ hình và lựa chọn hàm số.

Theo Preobrazenski, khó nhất của xây dựng mơ hình tốn học là
chuyển từ mơ hình chú giải bằng lời sang mơ hình tốn học và từ mơ
hình tốn học sang mơ hình thực tế vì để chuyển sang mơ hình tốn
học thì phải xác định được các tham số cần thiết, đòi hỏi tài liệu ban
đầu phải chính xác; bản thân các mơ hình tốn học khơng thể cắt
nghĩa các hiện tượng địa lý địi hỏi các chun gia có kinh nghiệm.
Phương pháp tốn học phải kế thừa kết quả nghiên cứu của các
phương pháp khác.
Bảng 4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Các dấu hiệu nhận biết Cải thiện hệ thống

Thiết kế hệ thống

Điều kiện làm việc của Thừa kế sơ đồ hệ thống Thiết kế sơ đồ mới
hệ thống
đã chấp nhận
Đối tượng nghiên cứu

Bản chất, nội dung, Cấu trúc, quá trình,
nguyên nhân
phương pháp, mục đích
và chức năng

Paradiagram (mẫu) hệ Phương pháp phân tích Thiết kế tồn bộ hệ
biến hóa
hệ thống và á hệ thống thống, phương pháp
tiếp cận hệ thống
Phương pháp lập luận

Phân tích để diễn dịch Quy nạp và tổng hợp

và loại trừ

Kết quả đạt được

Cải thiện hệ thống đã có

133

Thiết kế hệ thống mới,
tối ưu hóa hệ thống


Phương pháp

Tìm ra nguyên nhân Xác định sự khác nhau
làm lệch hoạt động thực giữa hệ thống thực và
của hệ thống so với trước tối ưu

Điểm cần chú ý (cơ bản)

Phân tích hệ thống để Dự báo được kết quả
cắt nghĩa sự khác biệt trong tương lai
cơ bản so với chuẩn

Điểm xuất phát

Đi từ ngoài vào hệ thống

Từ hệ thống ra ngồi


Vai trị người làm quy Thụ động, tiếp tục hướng Chủ động, tác động
hoạch
phát triển của hệ thống vào hướng phát triển
của hệ thống

4.1.6. Vận dụng lý thuyết hệ thống trong quy hoạch lãnh thổ
4.1.6.1. Cải thiện hệ thống
Tiếp cận các điều kiện hoạt động tiêu chuẩn, các vấn đề cơ bản
cần phải giải quyết:
- Hệ thống không phù hợp với mục đích.
- Hệ thống khơng đảm bảo kết quả dự đốn.
- Hệ thống khơng đảm bảo dự án ban đầu.
4.1.6.2. Thiết kế hệ thống mới
Bao gồm vấn đề cải tạo và thay đổi nhưng phân biệt với quá
trình cải thiện hệ thống cả về mục đích, phạm vi, phương pháp, lập
luận và kết quả.
Các phương pháp sử dụng và cải thiện hệ thống hình thành một
phương pháp khoa học là phân tích hệ thống, cịn các phương pháp
dùng để thiết kế hệ thống mới được gọi là tiếp cận hệ thống.
4.2. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
4.2.1. Khái niệm phát triển và phát triển bền vững
4.2.1.1. Khái niệm phát triển (Development)
Đầy đủ hơn là phát triển kinh tế - xã hội (Socio - Economic Development).
134


- Phát triển là một quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất
và tinh thần của con người bằng việc phát triển sản xuất, cải tiến quan
hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa.
- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng GNP/người, GDP/người; cộng

thêm các thay đổi cơ bản trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên,
những chuyển biến đáng kể về mức tiêu dùng, điều kiện y tế, chăm sóc
sức khoẻ, giáo dục và phúc lợi.
Phát triển là xu hướng tự nhiên của cá nhân và cộng đồng. Đối
với một quốc gia, quá trình phát triển trong một giai đoạn cụ thể nhằm
đạt đến các mục tiêu nhất định về mức sống vật chất và tinh thần của
người dân, cũng như về sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự của quốc gia.
Các mục tiêu này được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu kinh tế (GNP,
GDP/người), lương thực, nhà ở, giáo dục, văn hóa, y tế, bình đẳng xã
hội, khoa học, công nghệ...
Các mục tiêu trên được thực hiện bằng những hoạt động phát
triển (Development Activities).
- Ở mức vĩ mô (tầm Quốc gia), các hoạt động là các chính sách
(Policy), chiến lược (Strategy), chương trình (Programme), kế hoạch
(Plan) dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội.
- Ở mức vi mô (địa phương) là các dự án (Project) phát triển cụ
thể về khai thác tài nguyên, sản xuất hàng hóa, xây dựng cơ sở hạ
tầng, cung cấp dịch vụ cần thiết cho con người.
Các hoạt động phát triển này thường là nguyên nhân gây nên sử
dụng không hợp lý, lãng phí tài ngun và suy thối mơi trường, làm
biến đổi cảnh quan; tạo nên mâu thuẫn giữa môi trường và sự phát
triển. Đây là vấn đề mà khoa học mơi trường và cảnh quan học có
nhiệm vụ nghiên cứu, giải quyết.

135


Hình 4.4. Mơ hình chiến lược về phát triển bền vững
4.2.1.2. Khái niệm phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững được WB đưa ra lần đầu tiên vào

năm 1987. Trong báo cáo của Hội đồng Thế giới về Môi trường và
Phát triển (WCED) với nhan đề “Tương lai chung của chúng ta”, khái
niệm phát triển bền vững mới được sử dụng một cách chính thức trên
quy mơ quốc tế và được định nghĩa“Phát triển bền vững là phát triển
nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại
cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau”.
Phát triển bền vững là phát triển hài hịa cả về kinh tế, văn hóa,
xã hội, mơi trường và tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng những nhu
cầu về đời sống vật chất, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không
làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên phục vụ
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất
lượng cuộc sống của các thế hệ tương lai.
136


Phát triển bền vững là xu hướng tự nhiên của mỗi cá nhân và
cộng đồng con người, là niềm mơ ước và là hướng đến của toàn nhân
loại trong tương lai. Quan điểm hiện nay là phải phát triển bền vững.
4.2.2. Các tiêu chí phát triển bền vững
Phát triển bền vững bao gồm các tiêu chí: Bền vững về mơi
trường và tài nguyên, bền vững về kinh tế và bền vững về xã hội. Để
đạt được mục tiêu phát triển bền vững, mỗi phân hệ có những tiêu chí
cụ thể:
a. Bền vững về kinh tế:
- Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua
công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống.
- Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến tài nguyên và môi trường.
- Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức
sống, dịch vụ y tế và giáo dục.
- Xóa đói giảm nghèo.

- Cơng nghệ sạch và sinh thái hóa cơng nghiệp (tái chế, tái sử
dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng).
b. Bền vững về xã hội và nhân văn:
- Ổn định dân số.
- Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị.
- Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đơ thị hóa.
- Nâng cao học vấn, xóa mù chữ; bảo vệ đa dạng văn hóa.
- Bình đẳng giới, quan tâm đến nhu cầu và lợi ích giới.
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình ra
quyết định.
c. Bền vững về tài nguyên nhiên và mơi trường:
- Sử dụng có hiệu quả tài ngun, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo.
- Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái.
137


- Bảo vệ đa dạng sinh học.
- Bảo vệ tầng ơzơn.
- Kiểm sốt và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
- Bảo vệ các hệ sinh thái nhạy cảm (rừng, đất, nước).
- Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khơng khí, đất,
lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu
vực bị ô nhiễm.
4.2.3. Vận dụng lý thuyết phát triển bền vững trong nghiên cứu
cảnh quan ứng dụng
Nội hàm của phát triển bền vững có thể được đánh giá bằng
những tiêu chí nhất định về kinh tế, tình trạng xã hội, sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường.
- Bền vững về kinh tế
+ Xác định hiệu quả kinh tế là xác định lợi nhuận tối đa thu

được trên cơ sở chi phí đầu tư tối thiểu trong một điều kiện tự nhiên
và kinh tế - xã hội. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất khơng những làm
tăng trưởng kinh tế mà cịn giải quyết được các vấn đề liên quan như
bố trí lực lượng sản xuất phù hợp tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu sản
xuất, giải quyết việc làm…
+ Bền vững về kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải đảm bảo kết
hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các yêu cầu phát
triển văn hóa - xã hội, cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với các điều
kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ, việc sử
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được và việc
phát triển công nghệ sạch.
- Bền vững về tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường
+ Các tài nguyên không tái tạo phải sử dụng trong phạm vi khôi
phục được về số lượng và chất lượng bằng các con đường tự nhiên và
nhân tạo;
+ Môi trường tự nhiên (khơng khí, đất, nước, cảnh quan thiên
nhiên) và môi trường xã hội (sức khỏe, cuộc sống lao động và học tập
138


của con người) nhìn chung khơng bị hoạt động của con người làm ơ
nhiễm, suy thối và tổn hại.
+ Các nguồn phế thải từ công nghiệp và sinh hoạt được xử lí, tái
chế kịp thời, vệ sinh mơi trường được bảo đảm, con người được sống
trong môi trường trong sạch...
Trong đánh giá cảnh quan phục vụ mục tiêu sử dụng hợp lý lãnh
thổ, một loại hình sử dụng được lựa chọn cần đáp ứng 4 chỉ tiêu bền
vững về môi trường:
 Khả năng chống xói mịn, rửa trơi đất của loại hình sử dụng.
 Khả năng cải tạo đất của loại hình sử dụng.

 Khả năng điều tiết nguồn nước mặt và nước ngầm của loại
hình sử dụng.
 Khả năng thiết lập cân bằng sinh thái của loại hình sử dụng.
- Bền vững xã hội
+ Một xã hội bền vững trong đó phát triển kinh tế đi đơi với
cơng bằng và tiến bộ xã hội; giáo dục đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội
phải được chăm lo.
+ Những tiêu chí nói trên là những điều kiện cần và đủ để đảm
bảo mục tiêu đã đề ra, nếu thiếu một trong những điều kiện đó thì sự
phát triển sẽ đứng trước nguy cơ mất bền vững.
4.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ QUY
HOẠCH LÃNH THỔ
4.3.1. Quan điểm chung
Đánh giá cảnh quan là nội dung trọng tâm của các cơng trình
nghiên cứu cảnh quan ứng dụng. Cơng việc đánh giá được tiến hành
trên cơ sở kiểm kê tài nguyên và kết quả đánh giá nhằm đề xuất quy
hoạch lãnh thổ.
Một trong những phương pháp quan trọng là phương pháp đánh
giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho các
139


mục đích thực tiễn. Đánh giá là giai đoạn đầu làm cơ sở cho việc quy
hoạch và bố trí sử dụng hợp lý lãnh thổ.
Khoa học đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên là khoa học liên ngành có phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu riêng. Một chương trình nghiên cứu liên ngành là
một chương trình hành động nhằm một mục tiêu chung, nhưng nếu
cịn thiếu một lý luận chung, phương pháp chung thì dễ xảy ra tình
trạng nghiên cứu khơng đồng bộ và khó đi đến một kết luận chắc chắn

được mọi người công nhận.
Khoa học liên ngành trước hết vẫn chỉ là một bộ mơn khoa học,
có đối tượng nghiên cứu riêng, có nhiệm vụ riêng, được tiến hành
dưới ánh sáng của một lý luận riêng và những phương pháp riêng, có
thể có cả trang thiết bị riêng để thu thập và xử lý thông tin. Những
người làm nhiệm vụ đánh giá có thể dựa vào các thơng tin thu thập
được từ nhiều ngành để đưa ra các nhận định, từ đó xác định được
phương án sử dụng tự nhiên một cách tối ưu.
Chương trình liên ngành có thể thu hút số lượng khơng hạn chế
các chun mơn khác nhau, cịn khoa học liên ngành chỉ bao gồm một
số ít chun mơn thật cần thiết và càng ít càng hay. Khi các chuyên
môn này gia nhập khoa học liên ngành mới sẽ được thống nhất lại
theo lý luận và phương pháp mới, vừa hợp tác với nhau, bổ sung cho
nhau, nhưng vừa có thể thay thế vì nó bao gồm nhiều thành viên thực
hiện những công việc khác nhau nhưng cùng một đối tượng, cùng một
nhiệm vụ nghiên cứu.
Vì đối tượng nghiên cứu là hệ thống tự nhiên - kinh tế, nên không
phải ngẫu nhiên mà trên thế giới việc đánh giá các điều kiện và tài
nguyên tự nhiên thường do ngành địa lý đảm nhiệm và quy hoạch tự
nhiên - kinh tế sẽ được chuyển cho các nhà kinh tế - chính trị học thực
hiện tiếp. Sau đó, cần phải có các nhà toán - điều khiển học, nhà bản
đồ học và tốt hơn cả là phải có các nhà quản lý. Cịn người chỉ huy
chung phải là người có hiểu biết rộng, có trình độ tổng hợp cao và có
tài tổ chức, điều hành.
140


4.3.2. Quá trình tiến hành đánh giá
4.3.2.1. Giai đoạn thu thập tư liệu
- Các loại tư liệu cần thu thập, các đại lượng và mức độ chi tiết của

tư liệu tùy thuộc vào dự kiến phương án, mục tiêu đánh giá ban đầu.
- Cần xây dựng một mơ hình ban đầu làm cơ sở cho việc thu thập
tư liệu.
- Nguồn tư liệu phải đồng bộ: Đủ về thành phần và đảm bảo độ
chính xác về đơn vị lãnh thổ đánh giá cùng tỷ lệ bản đồ tương ứng.
- Cố gắng thu thập các thông số định lượng về các đặc điểm cơ
bản và các mối quan hệ chủ yếu nhất cần xét đặc trưng cho hệ thống.
Ngoài các tư liệu thu thập được từ các ngành, cần bổ sung bằng tư
liệu viễn thám và khảo sát thực địa.
Việc thu thập số liệu được thực hiện theo quy trình sau:
- Tập trung thu thập các số liệu thực sự cần thiết cho việc đánh
giá tự nhiên.
- Phân loại, sử dụng tối ưu các số liệu đã có sẵn.
- Sử dụng cơng nghệ mới trong thu thập số liệu như: Ngân hàng
dữ liệu, ảnh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS), máy định vị vệ
tinh (GPS)…
4.3.2.2. Giai đoạn xử lý tư liệu và chẩn đoán, đánh giá đối tượng
a. Giai đoạn xử lý tư liệu
- Mục đích của giai đoạn xử lý, phân tích tư liệu, đồng thời là q
trình tìm hiểu đối tượng và đánh giá nhằm:
+ Thể hiện các mối quan hệ cấu trúc của hệ thống.
+ Xác định và phân cấp chỉ tiêu đánh giá.
+ Liên kết các chỉ tiêu để đánh giá tổng hợp.
+ Phân loại các hệ địa sinh thái cơ sở theo mục tiêu đánh giá.
141


- Các phương pháp xử lý tư liệu:
+ Phương pháp hệ thống hóa tài liệu - xây dựng dữ liệu - bản đồ.
+ Phương pháp xây dựng sơ đồ, biểu đồ, lát cắt.

+ Các phương pháp định lượng nghiên cứu quan hệ cấu trúc.
- Kết quả cần đạt được ở giai đoạn này cần thể hiện được sự phân
hóa khơng gian về:
+ Mức độ thuận lợi theo mục tiêu đánh giá.
+ Những vùng đồng nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên cho cùng mục đích sử dụng.
+ Những vùng đồng nhất về điều kiện kinh tế - xã hội để cùng
biện pháp tác động, điều khiển hệ kinh tế - xã hội.
b. Giai đoạn chẩn đoán đối tượng
Giai đoạn này bao gồm việc dự báo sự biến đổi của hệ địa kỹ
thuật khi hệ thống này hoạt động (báo cáo đánh giá tác động môi
trường), một nội dung cần xem xét khi lựa chọn phương án.
c. Giai đoạn đánh giá đối tượng
- Đánh giá được vai trò của từng yếu tố thành phần cảnh quan đối
với mục đích sử dụng; đặc biệt là những yếu tố hạn chế, gây khó khăn
trở ngại đối với phương án đưa ra; bao gồm khó khăn trở ngại cả về
mặt tự nhiên và cả về mặt kinh tế - xã hội.
- Đánh giá tổng hợp cảnh quan: Thể hiện được sự phân hóa khơng
gian, mức độ thuận lợi theo mục tiêu đánh giá, những vùng đồng nhất
về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho cùng mục đích sử
dụng, những vùng đồng nhất về điều kiện kinh tế - xã hội để cùng biện
pháp tác động, điều khiển hệ kinh tế - xã hội. Khó khăn trở ngại cả về
mặt tự nhiên và cả về mặt kinh tế - xã hội.
Đánh giá tổng hợp cảnh quan được thực hiện qua 2 bước:
+ Liên kết các chỉ tiêu đánh giá cho một mục đích sử dụng (một
chủ thể).
142


+ Liên kết các mục đích đánh giá (các chủ thể) để đề xuất định

hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường lãnh thổ. Dự báo sự biến đổi của hệ địa kinh tế - kỹ
thuật khi hệ thống này hoạt động (báo cáo đánh giá tác động môi
trường), một nội dung cần xem xét khi lựa chọn phương án.
Phương pháp áp dụng là phương pháp địa lý so sánh, biểu thị các
mối quan hệ bằng các biểu đồ, đồ thị, các mơ hình cấu trúc, mơ hình
tốn, ma trận tương quan và phương pháp bản đồ, hệ thông tin địa lí.
4.3.2.3. Giai đoạn đưa ra các phương án
a. Đề xuất các phương án
- Để đề xuất các phương án cần tiến hành thực nghiệm. Thực
nghiệm để có luận chứng kinh tế kỹ thuật cho các phương án đưa ra.
Quá trình thực nghiệm phải tiến hành ở những vùng đồng nhất cả
về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Mỗi phương án cần nêu đầy
đủ các mặt thuận lợi, khó khăn, điều kiện và giải pháp thực hiện, hiệu
quả kinh tế.
- Có thể đưa ra nhiều phương án. Việc lựa chọn phương án cần
xem xét toàn diện mối quan hệ liên ngành, liên vùng, hiệu quả kinh tế
chung và lợi ích lâu dài trên quan điểm phát triển bền vững.
b. Giai đoạn thực hiện phương án và điều chỉnh phương án
Trong q trình thực hiện phương án có thể nảy sinh các vấn đề
mà các nhà đánh giá - quy hoạch chưa lường hết được, đòi hỏi cần có
sự bổ sung kịp thời.
Vì vậy, hoạt động đánh giá - quy hoạch có thể điều chỉnh nhiều
lần. Sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan nghiên cứu đánh giá với các tổ
chức quản lý thực hiện phương án là cần thiết nhằm giám sát thực
hiện và điều chỉnh phương án để đạt được mục đích tối ưu.
Việc lựa chọn phương án cần xem xét toàn diện mối quan hệ liên
ngành, liên vùng, hiệu quả kinh tế chung và lợi ích lâu dài. Đôi khi giá
trị về mặt môi trường sinh thái lâu dài khơng tính được bằng tiền lại
143



còn lớn hơn nhiều so với lợi nhuận thu được tức thời. Vấn đề này chủ
yếu thuộc nhiệm vụ của các nhà quản lý.
Hoàn thiện được giai đoạn thực hiện phương án và điều chỉnh
phương án về cơ bản là hoàn thành nhiệm vụ đánh giá cảnh quan phục
vụ quy hoạch lãnh thổ.
4.3.3. Đánh giá đơn tính các hợp phần tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên
Đặc điểm cấu trúc cảnh quan lãnh thổ ảnh hưởng đến nội dung và
các phương pháp phân tích ứng dụng đối với các mục đích thiết kế
nhiều dạng sử dụng lãnh thổ phục vụ định hướng phát triển một số
ngành kinh tế như nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, du lịch dịch vụ…
Phân tích ứng dụng, đây là hệ thống nhiều bậc của những quan
niệm đánh giá những hợp phần riêng biệt của các tổng hợp thể lãnh
thổ tự nhiên.
4.3.3.1. Đánh giá điều kiện địa chất và tài ngun khống sản
Theo Hồng Đức Triêm, mục đích đánh giá, biểu thị và tính tốn
những tài nguyên, nguyên liệu khoáng sản quan trọng cho phát triển
một vùng; đặc điểm ứng dụng cấu trúc địa chất xuất phát từ đánh giá
các trầm tích gốc và Tân sinh.
Trong thành phần các tài liệu thiết kế bao gồm các bản đồ đá gốc
và trầm tích Tân sinh. Trên bản đồ được phản ánh thành phần, nguồn
gốc và tuổi, phân bố các đá Tân sinh. Ngoài ra, trên bản đồ địa chất
cơng trình cần được phản ánh thạch luận của trầm tích Tân sinh, sự
xâm nhập của nước ngầm (giá trị thực tiễn quan trọng).
Trong các sơ đồ quy hoạch vùng, bản đồ khống sản có thể được
trình bày như là một tài liệu độc lập, như là một bản đồ có trong thành
phần của các tài liệu khác. Những tài liệu chi tiết về các mỏ khoáng
sản đặc biệt quan trọng khi xây dựng dự án quy hoạch lãnh thổ của

các vùng, của các ngành công nghiệp khai thác và nhiên liệu, công
nghiệp vật liệu xây dựng.
144


Điều kiện địa chất và các dạng tài nguyên nguyên liệu - khống
sản được đánh giá với mục đích làm sáng tỏ tiềm năng cũng như giá
trị của nguồn nguyên liệu đó đối với việc phát triển kinh tế lãnh thổ
nói chung hay khả năng phát triển các ngành sản xuất cơng nghiệp:
Khai khống, chế biến trên lãnh thổ đó. Khi đánh giá tổng hợp các
vùng địa lý tự nhiên Việt Nam cần sử dụng các kết quả nghiên cứu
cấu trúc địa chất, thành phần, nguồn gốc, tuổi và phân bố đá gốc, trữ
lượng của các loại khoáng sản làm các chỉ tiêu đánh giá ở các vùng
cụ thể.
Đối với đánh giá các tài nguyên nguyên liệu, khoáng sản được sử
dụng các bản đồ khoáng sản, các tài liệu địa chất, đồng thời cần thông
tin về mức độ nghiên cứu, về phân bố và dự trữ những dạng cơ bản
của khống sản, về các loại thăm dị của chúng và triển vọng mỏ, về
các điều kiện khai thác. Đồng thời xác định diện tích phân bố chất
lượng đất canh tác bị trưng thu không thể cân bằng chung khi khai
thác khoáng sản. Trong các sơ đồ quy hoạch vùng, cần định trước
những biện pháp sử dụng chất thải mà các chất đó sẽ ảnh hưởng xấu
đến mơi trường và khả năng xáo xới của đất bị phá.
4.3.3.2. Đánh giá điều kiện thủy địa chất
Hồng Đức Triêm cho rằng, tính dẫn thủy nhập điền (thủy nông)
của lãnh thổ, tài nguyên nước ngầm là nhân tố quy hoạch quan trọng
nhất. Chỉ số độ sâu của các tầng chứa nước, các điều kiện ni dưỡng
và dịng của nước ngầm, thành phần hóa học của chúng (tính gây hại
và mặn hóa) ảnh hưởng lên sự lựa chọn lãnh thổ cho các khoanh vi
xây dựng. Mức độ đầm lầy hóa của lãnh thổ ảnh hưởng đến giá trị xây

dựng và khai thác cơng trình. Bản đồ thủy địa chất được ứng dụng cho
các mục đích khác nhau, trên các bản đồ được biểu thị các độ sâu sắp
xếp nước ngầm theo thang độ sâu: 0 - 1m, 1 - 3m, 3 - 7m, và > 7m;
0 - 3m, 0 - 5m, 0 - 10m.
Các thang này phản ánh các mực nước ngầm, các mức độ ảnh
hưởng lên các điều kiện chuẩn bị cơng trình của lãnh thổ khi xây
145


dựng. Sự lựa chọn thang được xác định vừa bằng các điều kiện thủy
địa chất, vừa bằng những đòi hỏi của xây dựng cơng nghiệp hay nhà
ở. Có thể sử dụng các khoảng cách tổng quát độ sâu nước ngầm:
0 - 3m, 0 - 5m, 0 - 10m. Chúng có đặc điểm đối với các điều kiện
khác nhau, cụ thể: 0 - 3m đối với các thung lũng của các sông nhỏ, các
khu vực đầm lầy; 0 - 5m đối với các lãnh thổ có địa hình gồ ghề, nơi
quan sát sự thay đổi mực nước ngầm và khó phản ánh sự thay đổi lên
bản đồ; 0-10m đối với các lãnh thổ chia cắt sườn dốc. Các vùng được
phân chia ra theo sự ưu thế diện tích với các độ sâu xác định của nước
ngầm ảnh hưởng lên đánh giá xây dựng cơng trình của lãnh thổ.
Các vùng thủy địa chất được đánh giá và hợp nhất thành các nhóm:
- Nhóm 1: Các vùng khơng thuận lợi theo các điều kiện thủy văn
ở các khu vực với mực nước ngầm ở độ sâu 0 - 3m.
- Nhóm 2: Các vùng tương đối thuận lợi với mực nước ngầm nằm
ở độ sâu trong giới hạn 3 - 7m.
- Nhóm 3: Các vùng thuận lợi với độ sâu mực nước ngầm ở sâu
trên 7m.
Các bản đồ thủy địa chất kèm theo các bảng chú giải, trong đó
nêu được các đặc điểm những dấu hiệu có giá trị chủ yếu của các vùng
như: Địa mạo (kiểu phát sinh của địa hình, độ cao tuyệt đối, mặt cắt
các thung lũng sông); thạch học của các tầng chứa nước, tính phong

phú nước, độ sâu sắp xếp nước ngầm, độ dày tầng chứa nước,… cuối
cùng là mức độ thuận lợi của lãnh thổ đối với xây dựng theo các điều
kiện thủy địa chất.
4.3.3.3. Đánh giá điều kiện địa hình, địa mạo
Cần chú trọng đến đặc điểm địa hình chung, cấu trúc, hướng sơn
văn, đặc trưng trắc lượng hình thái với các chỉ tiêu cụ thể về độ cao
tuyệt đối, tương đối, mức độ chia cắt của địa hình, độ dốc địa hình…
Các bản đồ địa mạo và trắc lượng hình thái được sử dụng trong
tài liệu thiết kế. Để thiết kế, quy hoạch cần sử dụng các bản đồ trắc
146


lượng hình thái, thành lập các bản đồ ứng dụng chuyên môn như bản
đồ chia cắt sâu, chia cắt ngang và độ dốc.
- Tính chia cắt sâu theo phương pháp tính số gia giữa độ cao
tanvec khu vực so với độ cao mực cao hơn. Tính theo ơ vng được
chọn và lấy trị số trung bình của ơ vng (biểu thị m).
- Chia cắt ngang cũng chọn ô vuông, do tất cả chiều dài mạng
lưới chia cho diện tích ơ (biểu thị km/km2).
Bản đồ độ dốc địa hình cũng tính độ dốc theo ơ vng (trên các
bản đồ đều có biểu thị thang độ dốc).
Tùy theo các mục đích ứng dụng khác nhau mà thành lập các loại
bản đồ địa mạo ứng dụng khác nhau trên cơ sở phân tích, chọn các
dấu hiệu thích hợp. Chẳng hạn, đối với du lịch - nghỉ dưỡng cần phản
ánh các kiểu và liên hợp các dạng chiếm ưu thế của địa hình, diện mạo
của chúng, các quá trình địa lý tự nhiên hiện đại.
4.3.3.4. Đánh giá điều kiện khí hậu
Đối với điều kiện khí hậu, ngồi những đặc trưng của điều kiện
khí hậu như nhiệt độ trung bình, lượng mưa trung bình, độ ẩm (năm,
tháng, cực đại, cực tiểu…); tốc độ gió,… cần sử dụng chỉ tiêu về sự

biến đổi của khí hậu theo khơng gian hay các đặc điểm dị thường của
nó. Các đặc trưng khí hậu là yếu tố quyết định đến sự phân bố của các
loại hình sử dụng. Qua đó, có thể xác định được khả năng phát triển
hữu hiệu của các ngành sản xuất như nông, lâm nghiệp, du lịch, nghĩ
dưỡng hay cần xây dựng các khu vực bảo vệ tự nhiên…
Đối với luận chứng các sơ đồ quy hoạch vùng cần tính đến sự
khác nhau khơng gian của khí hậu bằng cách thành lập các sơ đồ phân
vùng khí hậu tổng hợp và khí hậu sinh thái dựa trên các nguyên tắc
khí hậu tổng hợp. Khí hậu được xem xét khơng phải là một trạng thái
trung bình của các yếu tố khí tượng mà như tần suất lập lại của các
kiểu và các loại thời tiết. Đặc điểm thời tiết có ảnh hưởng nhiều đến
trạng thái nhiệt của cơ thể con người và sinh vật. Ví dụ, cơ chế của các
147


×