Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Giáo trình Kế toán Pháp - Mỹ: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.09 MB, 180 trang )

TRƯỜNG ĐẠỈ HỌC THƯƠNG MẠI

Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Phú Giang

GIAO TRINH

KỄTOÁN
PHÁP - MỸ

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ



TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Bộ mơn Kiểm tốn
Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Phú Giang

GIÁO TRÌNH

KẾTỐN
PHÁP, MỸ

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ
Hà Nội-2012



LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hội nhập quốc tể về
kế toán đang là vẩn đề được đặt ra ở Việt Nam. vấn đề hịa hợp và hội tụ
kế tốn quốc tế địi hỏi Việt Nam phải hòa nhập với các chuẩn mực kế


toán quốc tế và các hệ thống kế toán của các nước phát triển trên thế
giới.

Để hoàn thiện khối kiến thức kế tốn trong chương trình đào tạo cử
nhân và sau đại học, ngồi phần giảng dạy các mơn học kế tốn tài
chính, kế tốn quản trị, kế tốn thương mại..., chương trình đào tạo của
Trường Đại học Thương mại cịn giảng dợy học phần Kế tốn Pháp, Mỹ.
Đây là học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về nội dung của các
chuẩn mực kế toán quốc tế, các nghiệp vụ kế toán cơ bản trong kế toán
Mỹ và kế toán Pháp.

Các tài liệu liên quan đến hệ thống kế toán hiện nay mới chỉ ban
hành và hướng dẫn các nội dung liên quan đến chuẩn mực kể toán Việt
Nam (VAS) và các nghiệp vụ cụ thể của chế độ kế toán Việt Nam. Được
sự đồng ý của Ban Giảm hiệu và Phịng Khoa học đối ngoại, Bộ mơn
Kiểm tốn đã biên soạn giảo trình "Ke tốn Pháp, Mỹ".
Giáo trình "Kế tốn Pháp, Mỹ" do PGS.TS. Nguyễn Phủ Giang,
Trưởng Bộ mơn Kiểm tốn chủ biên, các thành viên tham gia bao gồm:
- PGS.TS. Nguyễn Phủ Giang: Viết các chương 3, 4, 5
- ThS. Lưu Thị Duyên: Viết chương 1
- ThS. Nguyễn Thị Hà: Viết chương 3, 4

- TS. Phạm Đức Hiếu: Viết chương 2
- TS. Vũ Mạnh Chiến: Viết chương 6
- Cử nhân: Đào Ngọc Hà: Thư ký
3


Giáo trình "Kếtốn Pháp, Mỹ" được biên soạn dựa trên quan điểm
tiếp cận hệ thắng chuẩn mực kế toán quốc tế, nghiên cứu những đặc thù

và nội dung nghiệp vụ cơ bản của kế tốn Mỹ, kế tốn Pháp. Ngồi ra
giáo trình cịn tn thủ nội dung của đề cương học phần "Kế toán Pháp,
Mỹ" mẫu sổ 4 do nhà trường qui định.
Mặc dù tập thể tác giả biên soạn đã có những cố gắng nhất định, tuy
nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học trong và ngoài
Trường Đại học Thương mại để giáo trình được sửa chữa bổ sung cho
hồn thiện hơn.

TẬP THÉ TÁC GIẢ

4


Chương 1

TỔNG QUAN VÊ KÊ TOÁN QUỐC TÊ
1.1. Lịch sử ra đời của kế tốn quốc tế
1.1.1. Lịch sử hình thành kế tốn quốc tế
Kế tốn được hình thành từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, những
dấu tích cịn lại cho thấy kế toán ra đời từ những năm 4000 đến 3000
năm trước công nguyên. Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người tất
yếu dẫn đến hoạt động sản xuất. Để sản xuất con người phải đo lường
được những hao phí của mỗi hoạt động sản xuất và kết quả thu được từ
sản xuất. Vì vậy kế tốn đã là u cầu khơng thể thiếu được của sản xuất.
Và khi sản xuất càng phát triển thì kế tốn thực sự trở thành một cơng cụ
quan trọng phục vụ quản lý các hoạt động kinh tế.
Khi sản xuất chưa phát triển, nhu cầu sử dụng thông tin chưa nhiều,
con người tiến hành phưcmg thức ghi chép hết sức giản đơn để ghi nhận
những thông tin cần thiết. Do trình độ lạc hậu của sản xuất trong giai


đoạn này nên xã hội chưa có của cải dư thừa, chưa có hiện tượng người
bóc lột người. Bởi vậy trong thời kỳ này, kế toán được sử dụng để phục
vụ lợi ích chung của tồn xã hội.
Dưới chế độ phong kiến: Giai cấp địa chủ nắm trong tay những tư
liệu sản xuất và bóc lột giai cấp nơng nơ. Kế tốn trong giai đoạn này
được sử dụng như một cơng cụ để tổ chức và lãnh đạo nền kinh té phục
vụ cho giai cấp thống trị. Ngoài lĩnh vực sản xuất, kế tốn cịn được sử
dụng trong các lĩnh vực khác như: Sử dụng trong các phòng đổi tiền để
ghi chép các nghiệp vụ giao dịch, sử dụng trong các nhà thờ và trong lĩnh
vực tài chính nhà nước.

Thời kỳ tư bản chủ nghĩa: Sự phát triển nhanh chóng của thương
nghiệp và sau đó là cơng nghiệp làm cho những quan hệ trao đổi buôn

5


bán được mở rộng, từ đó đặt ra nhu cầu phải hạch toán các mối quan hệ
nảy sinh giữa người mua và người bán. Sự vận động của các tư bản cá
biệt đã trở thành khách thể quan trọng của kế tốn. Đặc biệt, sự vận động
và tính phức tạp của các khách thể này đã là nguồn gốc ra đời của
phương pháp đối ứng tài khoản trong kế toán. Cũng trong thời kỳ này, hệ
thống các phương pháp của kế tốn được hình thành và ứng dụng rộng
rãi. Tuy nhiên, dưới chủ nghĩa tư bản, các qui luật kinh tế riêng có của nó
đã chi phối mục đích và tính chất của kế tốn dưới chế độ xã hội này.
Các nhà tư bản đã sử dụng kế toán để theo dõi, phản ánh và kiểm tra q
trình tuần hồn của các tư bản riêng biệt - tức là quá trình sáng tạo ra giá
trị thặng dư cho từng nhà tư bản. Nhà tư bản dựa vào các tài liệu kế tốn
để tìm ra các biện pháp rút bớt chi phí sản xuất, tăng tốc độ chu chuyển

của tư bản để tăng giá trị thặng dư đến mức tối đa. Do chế độ tư hữu về
tư liệu sản xuất dưới chế độ tư bản chủ nghĩa nên kế tốn khơng có tính
thống nhất. Nhà nước tư bản chủ nghĩa khơng cần và cũng không thể
lãnh đạo tập trung và thống nhất cơng tác kế tốn. Mặt khác, kế tốn tư
bản chủ nghĩa cũng khơng có tính trung thực. Cạnh tranh tư bản chủ
nghĩa dẫn đến “bí mật thương nghiệp”, do đó, nhà tư bản phải giữ bí mật
các tài liệu kế tốn chân thực. Tóm lại: Dưới chủ nghĩa tư bản, hoạt động
kế tốn ln ln nằm trong tay giai cấp thống trị và phục vụ lợi ích
riêng của giai cấp này.
Với chủ nghĩa xã hội: Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, trình độ
xã hội hóa ở mức độ cao của nền sản xuất đã và sẽ tạo điều kiện tiền đề
cho kế toán phát triển, trở thành mơn khoa học, thực sự phát huy được
vai trị, vị trí của nó trong quản lý kinh tế.

Kế tốn phát triển và hoàn thiện dần theo sự phát triển của xã hội
loài người. Các nhà khoa học đã phát triển và hồn thiện dần khoa học kế
tốn cùng với các cơng cụ phục vụ cho cơng tác kế tốn. Ngày nay, kế
toán trở thành nghệ thuật của việc ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu
các chỉ tiêu kinh tế tài chính bằng tiền và giải thích các sự kiện tác động
đến tĩnh hĩnh tài chính của tổ chức kỉnh tế bằng thước đo tiền tệ, nhằm
cung cấp thông tin về tình hình và kết quả hoạt động của tổ chức, làm cơ
6


sở cho việc ra quyết định kinh tế liên quan đến mục tiêu quản lý và đánh
giả tổ chức.

Với xu hướng tồn cầu hóa hiện nay, hàng loạt các nhân tố quốc tế
nảy sinh tác động tới sự thay đổi về kế tốn. Sự độc lập về kinh tế, chính
trị, đầu tư nước ngoài trực tiếp, các chiến lược kinh doanh đa quốc gia,

công nghệ mới, sự mở rộng các dịch vụ tài chính và kinh doanh quốc tế,
việc hình thành các tập đồn theo mơ hình cơng ty mẹ cơng ty con đa
quốc gia, .. .địi hỏi sự hài hịa thống nhất về phương pháp trình bày và
cách thức sử dụng thơng tin kế tốn, tài chính giữa các quốc gia.

Kế toán quốc tế ra đời tạo ra một ngơn ngữ kế tốn chung, thống
nhất về phương pháp lập và trình bày thơng tin đã hình thành hệ thống
khái niệm, nguyên tắc chung tạo ra hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp áp
dụng cho thực hành kế toán. Kế toán quốc tế thực sự thúc đẩy quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế giữa các quốc gia và tạo điều kiện quốc tế hóa
đào tạo lao động kế tốn mỗi quốc gia không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn của
từng quốc gia riêng biệt mà cịn có khả năng hội nhập cao tạo điều kiện
quan trọng cho quá trình chuyển dịch lao động kế toán giữa các quốc gia.

1.1 2. Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tể
ỉ. 1.2.1. Cơ cấu của Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế

ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) là một tổ chức độc lập
thuộc khu vực tư nhân, có mục tiêu nhằm đạt được sự thống nhất trong
các nguyên tắc kế toán mà các nhà kinh doanh và các tổ chức trên thế
giới sử dụng để lập báo cáo tài chính, ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế
được thành lập vào năm 1973 dưới sự cam kết của các chuyên gia kế
toán của các nước úc, Canada, Pháp, Đức, Nhật, Mexico, Hà Lan,
Vương quốc Anh, Allen và Mỹ. Từ năm 1983 các thành viên của ủy ban
chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm toàn bộ các chuyên gia kế tốn
thuộc thành viên của Liên đồn Kế tốn quốc tế (IFAC). Tính đến tháng
1/1999 số các thành viên đại diện cho hơn 2 triệu chuyên gia kế toán là
142 thành viên thuộc 103 quốc gia khác nhau. Nhiều tổ chức khác đã

7



tham gia cộng tác với ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế đã sử dụng các
chuẩn mực kế toán quốc tế này (IAS).
Hiện nay công việc của ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế được
điều hành bởi một Hội đồng gồm đại diện của 13 nước thành viên (do
Hội đồng của IFAC chỉ định) và trên 4 tổ chức thành viên khác. Các
nước thành viên của Hội đồng bao gồm: Mỹ, Canada, Mexico, 5 nước
châu Âu (Pháp, Đức, Hà Lan, Liên đoàn Bắc Ẩu, Vương quốc Anh và
Allen); 3 nước châu Á (Án Độ, Nhật Bản, Malaysia); Nam Phi và úc.
Mỗi nước thành viên được cử 2 cá nhân và một chuyên gia tư vấn về
chuyên môn làm đại diện. Hội đồng có 3 thành viên tuyển cử bổ sung
nhàm tạo điều kiện cho Hội đồng có thể mở rộng khu vực bầu cử cho các
hiệp hội các nhà phân tích tài chinh đại diện cho những người sử dụng
các báo cáo tài chính; Liên đồn các cơng ty Quản lý tài chính Thụy Sỹ
và Hiệp hội điều hành Tài chính quốc tế đại diện cho những người lập
các báo cáo tài chính.
Cơng việc của ủy ban chuẩn mực kế tốn quốc tế có thể thực hiện
được nhờ sự trợ giúp tài chính từ các thành viên và các tổ chức trong Hội
đồng của nó, của Liên đồn kế tốn quốc tế (IFAC), sự trợ giúp của các
cơng ty, các tổ chức tài chính, các hãng kế tốn và các tổ chức khác.

1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban chuẩn mực
kế toán quốc tế
* Chức năng của Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế

Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế thành lập để thực hiện một số
chức năng cơ bản là: Thiết lập và cơng bố những chuẩn mực kế tốn
quốc tế công khai được xem xét trong việc lập các báo cáo tài chính và
khuyến khích sự chấp nhận, xem xét rộng rãi các chuẩn mực đó; Thực

hiện một cách thống nhất các quy định, chuẩn mực kế toán và các thủ tục
liên quan đến việc lập báo cáo tài chính.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế

Để thực hiện được các chức năng cơ bản trên, Uỷ ban chuẩn mực kế
toán quốc tế càn phải có những quyền hạn và nhiệm vụ nhất định, cụ thể:
8


- Được mời khoảng bốn tổ chức có lợi ích liên quan tới việc lập các
báo cáo tài chính tham gia phổi hợp với Hội đồng của ủy ban chuẩn mực
kế toán quốc tế.

- Phát hành các tài liệu liên quan tới các vấn đề kế toán quốc tế để
bàn luận và góp ý (đã được phần lớn các thành viên của hội đồng thông
qua) trước công luận.

- Phát hành những tài liệu trong mẫu của các bản dự thảo trưng cầu ý
kiến (kể cả thông báo các chuẩn mực đang có hiệu lực) dưới tên của ủy ban
chuẩn mực kế tốn quốc tế đã thơng qua ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng.
- Phát hành các chuẩn mực kế tốn quốc tế đã được ít nhất % thành
viên của hội đồng thông qua.
- Xây dựng các thủ tục hoạt động dài hạn phù họp với điều khoản
hiến pháp của ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế.

- Tham gia bàn bạc, thương lượng hoặc hợp tác với các tổ chức bên
ngồi và khuyến khích sự cải tiến, hồn thiện các chuẩn mực kế tốn.
- Tìm kiếm và tăng cường các quỹ từ các thành viên của ủy ban
chuẩn mực kế toán quốc tế và các thành viên khác quan tâm ủng hộ mục
tiêu của ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế đã đề ra để tăng cường nguồn

ngân quỹ của tổ chức này nhưng phải được tổ chức theo cách thức họp lý
sao cho không làm giảm sút tính độc lập của ủy ban chuẩn mực kế tốn
quốc tế.
- Điều chuyển bất kỳ thành viên nào của Hội đồng khơng chấp hành
việc đóng góp tài chính đã xác định trong điều khoản về đóng góp của
các thành viên.

1.2. Hệ thống chuẩn mực kế tốn quốc tế

1.2.1. Các mơ hình vận dụng
Cho đến nay, IASC đã ban hành và công bố được 41 IAS (đã bỏ 6
IAS) và 8 IFRS (chuẩn mực lập BCTC quốc tế) có liên quan đến nhiều
khía cạnh khác nhau trong kế tốn.
9


Hiện nay, các chuẩn mực kế toán quốc tế đã và đang được các quốc

gia vận dụng theo 1 trong 4 mơ hình sau:
Mơ hình r. Vận dụng 100% các chuẩn mực kế tốn quốc tế, nếu có
chuẩn mực kế tốn khơng thể áp dụng được thì xây dựng chuẩn mực kế
tốn riêng.

Mơ hình 2: Vận dụng 100% các chuẩn mực kế tốn quốc tế nhưng
có thêm phần phụ lục để có thể thêm hoặc bớt vào mỗi chuẩn mực một
số phần liên quan muốn sửa đổi.
Mơ hình 3: Vận dụng có chọn lọc các nội dung của chuẩn mực kế
tốn có sửa đổi, bổ sung một số điểm nội dung cho phù hợp với đặc điểm
nền kinh tế quốc gia và ban hành thêm chuẩn mực kế toán quốc gia.
Mơ hình 4: Khơng sử dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế


1.2.2. Chuẩn mực kế toán quốc tế
1.2.2.1. Nguyên tắc và quy trình xãy dựng các chuẩn mực kế tốn
quốc tế

Chuẩn mực kế toán quốc tế là điều kiện để đảm bảo các doanh
nghiệp, tổ chức trên toàn thế thế giới áp dụng các ngun tắc kế tốn
thống nhất. Vì vậy các chuẩn mực kế toán quốc tế được xây dựng tn
theo nhũng ngun tắc và trình tự mang tính thủ tục rất nghiêm ngặt và
chặt chẽ.

- Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế xây dựng một ủy ban điều
hành do một thành viên của Hội đồng điều khiển cùng với ban đại diện,
chun gia kế tốn của ít nhất ba quốc gia khác tham gia. ủy ban này
cũng có thể gồm đại diện của các tổ chức khác là đại diện cho hội đồng
hoặc cho tổ chức tư vấn là chuyên gia trong mỗi chủ đề cụ thể. ủy ban
điều hành xây dựng những đề xuất cho mỗi vấn đề chun mơn trong
chương trình nghị sự của ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế.
- ủy ban điều hành ghi nhận và tóm tắt tồn bộ các vấn đề về kế
toán phù hợp với mỗi chủ đề. ủy ban điều hành xem xét sự vận dụng

10


những quy định chung về chuẩn bị và trình bày các báo cáo tài chính của
ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) vào những vấn đề kế toán
này. ủy ban điều hành này cũng xem xét những yêu cầu và thực hành kế
toán của các quốc gia, khu vực, kể cả những cách thức kế toán khác
nhau, ủy ban điều hành nghiên cứu những vấn đề liên quan và có thể đi
đến đề xuất của một bản dự thảo nhũng điểm chính (Point Outline) cho

Hội đồng của ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế xem xét.

- Sau khi nhận được nhũng góp ý từ Hội đồng về nhũng điểm chính
của bản dự thảo, có thể ủy ban điều hành chuẩn bị lập và ban bành một
bản báo cáo nháp về các nguyên tắc hoặc vấn đề thảo luận khác. Mục
đích của báo cáo nháp này là đưa ra được những nguyên tắc kế toán cần
nhấn mạnh làm cơ sở cho việc chuẩn bị lập bản dự thảo lấy ý kiến công
luận (Expusure Draft). Bản báo cáo nháp này cũng đưa ra những giải
pháp lựa chọn được xem xét và những lý do cho việc đề xuất để chấp
nhận hay bãi bỏ chúng. Những đề xuất được thu nhận từ các thành phần
liên quan trong giai đoạn trưng cầu ý kiến công luận với thời gian khoảng
3 tháng. Mặt khác, để sửa lại một chuẩn mực kế toán quốc tế có thể yêu
cầu ủy ban điều hành lập một bản dự thảo trưng cầu mà không cần phải
lập bản báo cáo nháp về các nguyên tắc.
- ủy ban điều hành tóm tắt những ý kiến về bản báo cáo nháp về các
nguyên tắc và thường đồng ý một bản báo cáo cuối cùng về các nguyên
tắc được trình cho Hội đồng thông qua và được sử dụng làm cơ sở cho
việc lập một bản dự thảo trưng cầu ý kiến cho việc thơng qua một chuẩn
mực kế tốn quốc tế. Bản báo cáo cuối cùng về các nguyên tắc được phát
hành theo yêu cầu và không được phát hành rộng rãi.

- ủy ban điều hành lập một bản dự thảo trưng cầu (Exposure Draft)
để thông qua Hội đồng. Sau khi sửa và được sự thơng qua của ít nhất 2/3
thành viên Hội đồng thì bản dự thảo trưng cầu mới được phát hành. Các
ý kiến đề xuất được đưa ra từ các bên có liên quan trong thời gian lẩy ý
kiến trưng cầu (ít nhất một tháng và thường là ba tháng).
- ủy ban điều hành tóm tắt những ý kiến và lập một bản dự thảo
chuẩn mực kế tốn quốc tế do Hội đồng tóm tắt. Sau khi sửa và được sự
11



thơng qua của ít nhất % thành viên Hội đồng (nghĩa là phải thu được 12
phiếu thuận trong tổng số 16 thành viên) cho một chuẩn mực kế toán
quốc tế thì chuẩn mực đó mới được cơng bố rộng rãi. Hội đồng thường
họp 3 lần/năm và có thể tổ chức phiên họp thứ 4 để đi đến thỏa thuận về
mỗi chuẩn mực. Thơng thường mỗi chuẩn mực kế tốn quốc tế có thể

được hồn thiện trong khoảng hai năm.
ỉ. 2.2.2. Hệ thống chuẩn mực kế toán quổc tế

Chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống các nguyên tắc hạch tốn kế
tốn, trình bày báo cáo tài chính, các quy định về kế tốn được chấp nhận
rộng rãi trên tồn thế giới và nó thường xuyên được nghiên cứu, cập
nhật, sửa đổi, bổ sung.
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) đã được ban hành bởi IASC trong
những năm từ 1973-2000. Tuy nhiên đến năm 2001 một số chuẩn mực kế
toán quốc tế (IASs) đã được thay thế, sửa đổi, bổ sung bởi IASB. IASB
(International Accounting Standards Board) là một tổ chức độc lập thuộc
khu vực tư nhân, có trụ sở chính ở thành phố London, Vương Quốc Anh,
chuyên thực hiện việc phát triển và ban hành, sửa đổi, bổ sung các chuẩn
mực kế toán quốc tế. IASB hoạt động dưới sự giám sát của Uỷ ban sáng
lập chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards
Committee Foundation). IASB được thành lập từ năm 2001 để thay thế
Ưỷ ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) (do Ngân hàng thế giới hỗ trợ
thành lập và phát triển từ năm 1973 đến năm 2000). Kể từ đó, IASB đã
sửa đổi một số IASs, đề xuất thay thế một số IASs với báo cáo tài chính
quốc tế mới theo tiêu chuẩn IFRSs (Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo
tài chính quốc tế) và đề xuất bổ sung một số IFRSs mới về các vấn đề mà
chưa được đề cập trong IASs.
Chuẩn mực kế tốn quốc tế bao gồm 3 nhóm chính là IASs

(International Accounting Standards) - nhóm chuẩn mực kế tốn do
IASC (International Accounting Standards Committee) ban hành; IFRSs
(International Finalcial Reporting Standards)- chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế do IASB ban hành; Các hướng dẫn thực hiện chuẩn mực

12


báo cáo tài chính quốc tế do Uỷ ban hướng dẫn IFRS (International
Finalcial Reporting Interpretations Committee) ban hành. Bên cạnh IASs
cịn có các chú giải IAS - SIC (Standing Interpretations Commitee), SIC
là một phần quan trọng trong IAS được lập ra trong khuôn khổ IAS và
các nguyên tắc ứng dụng. Nó giải nghĩa những quy định cụ thể trong các
chuẩn mực và điều chỉnh các vướng mắc kế toán nảy sinh do chưa có
những chuẩn mực tưcmg ứng.

Mỗi chuẩn mực kế toán được ban hành bao gồm các thành phần sau:

- Đối tượng kế toán và các định nghĩa liên quan
- Nhận biết đối tượng kế toán và thành phần báo cáo
- Đánh giá đối tượng kế toán, đưa ra các phương pháp và các hướng
dẫn, yêu cầu
- Ghi nhận vào báo cáo tài chính.
Khi mới ban hành, các chuẩn mực tập trung vào mục đích đáp ứng
yêu cầu của các tổ chức hoạt động trong nền kinh tế đang phát triển.
Song từ năm 2000 đến nay lại chú trọng hơn đến việc hỗ trợ cho các cổ
đông và các đối tượng khác tham gia vào thị trường vốn thế giới trong
việc đưa ra các quyết định kinh tế. Do đó, Uỷ ban các chuẩn mực kế tốn
quốc té đã chuyển trọng tâm sang xây dựng các chuẩn mực phức tạp hơn,
có thể bắt buộc các thị trường vốn trên tồn thế giới phải tơn trọng.

Chuẩn mực kế tốn quốc tế được ban hành có ý nghĩa vơ cùng to lớn
và nó được sử dụng rộng rãi trên tồn thế giới, có thể đưa ra một số các
mức độ ứng dụng như sau:

- Áp dụng IAS như là chuẩn mực quốc gia
- Sử dụng IAS như là định hướng trong việc soạn thảo các chuẩn
mực quốc gia

- Cơ quan điều tiết và thị trường chứng khoán bắt buộc các đơn vị
tham gia vào thị trường chứng khoán phải đưa ra báo cáo tài chính theo
IAS
13


- Các tổ chức liên quốc gia (ví dụ EU) thông báo về việc áp dụng
IAS cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
- Các doanh nghiệp tự áp dụng.
ỉ.2.2.3. So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực kế
toán Việt Nam(VAS)
Chuẩn mực kế toán quốc tế là điều kiện để đảm bảo các doanh
nghiệp, tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các ngun tắc kế tốn thống
nhất trong cơng tác lập báo cáo tài chính. Tồn cầu hố đã gây áp lực đối
với Việt Nam, đòi hỏiViệt Nam phải cải cách hệ thống kế tốn để có sự
hồ hợp với những tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1998, Bộ Tài chính chỉ đạo
tiến hành xây dựng Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) tuân thủ chuẩn
mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Quyết định 1563/1998/QĐ- BTC
ngày 30- 10 -1998 thành lập Uỷ ban soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt
Nam. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Liên minh Châu Âu, Bộ Tài chính, cụ
thể là Vụ Chế độ kế tốn đã soạn thảo và ban hành Chuẩn mực kế toán
Việt Nam. Việc soạn thảo này được tiến hành theo Quyết định số

38/2000/QĐ - BTC ngày 14-3-2000 của Bộ Tài chính ban hành và công
bố áp dụng Hệ thống chuẩn mực kế tốn và kiểm tốn Việt Nam. Tính
đến nay đã có 26 VAS được ban hành tuân thủ IFRS, ngoại trừ một số
những khác biệt. Việc so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn
mực kế toán Việt Nam (VAS) sẽ giúp chúng ta giải đáp được vấn đề này.

(1) IAS - Quy định chung và VAS - Chuẩn mực chung

1) Áp dụng các quy định chung của IAS/IFRS
IAS: Các quy định chung không xây dựng thành một chuẩn mực.
Trong một số trường hợp, khi có sự mâu thuẫn giữa các chuẩn mực cụ
thể và quy định chung thì thực hiện theo các chuẩn mực cụ thể.
VAS: Các quy định chung được xây dựng thành một chuẩn mực.
Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các chuẩn mực cụ thể và chuẩn mực
chung thì áp dụng theo chuẩn mực cụ thể. Trường hợp chuẩn mực kế
toán cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo Chuẩn mực chung.
14


2) Mục đích của báo cáo tài chính
Mục đích của báo cáo tài chính

IAS: Báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thơng tin về tình
hình tài chính, kết quà hoạt động kinh doanh và các thay đổi trong tình
hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho những người đọc báo cáo tài
chính đưa ra các quyết định phù hợp.
VAS: Không đề cập vấn đề này.
3) Các yêu cầu cơ bản đối với thơng tin tài chính

IAS/VAS: Theo ngun tắc bản chất quan trọng hơn hình thức, các

thơng tin tài chính cần được trình bày đúng với thực tế về hiện trạng, bản
chất, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
4) Tình hình tài chính

IAS/VAS: Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định và đánh
giá tình hình tài chính là Tài sản, Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
5) Tình hình kinh doanh

IAS/VAS: Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận
là Doanh thu và Chi phí.
IAS: Việc ghi nhận thu nhập và chi phí theo đó phản ánh lợi nhuận
của doanh nghiệp, phụ thuộc một phần vào các khái niệm về vốn và duy
trì vốn do doanh nghiệp sử dụng khi lập báo cáo tài chính. Thu nhập và
chi phí được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để
cung cấp thơng tin phục vụ q trình đưa ra các quyết định kinh tế phù
hợp.
VAS: Không đề cập vấn đề này.

6) Thu nhập và chi phí

IAS/VAS: Khái niệm thu nhập bao gồm doanh thu và thu nhập khác.
Doanh thu phát sinh trong q trình hoạt động kinh doanh thơng thường.
15


Thu nhập khác bao gồm các thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài
các hoạt động tạo ra doanh thu. Chi phí bao gồm các khoản lỗ và các chi
phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong q trình hoạt động kinh doanh
thơng thường và các chi phí ngồi các chi phí sản xuất, kinh doanh phát

sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thơng thường.

IAS: Việc đánh giá lại và trình bày lại số dư Tài sản và Công nợ sẽ
ảnh hưởng đến sự tăng hay giảm của vốn chủ sở hữu nếu các tăng, giảm
này thoả mãn khái niệm về thu nhập và chi phí. Theo một số khái niệm
cụ thể về duy trì vốn, các thay đổi này sẽ được đưa vào vốn chủ sở hữu
như một khoản điều chỉnh duy trì vốn hoặc đánh giá lại.
VAS: Không đề cập vấn đề này.

7) Ghi nhận các yếu tố cơ bản của báo cáo tài chính
IAS: Quy định chung chưa đưa ra một số phương pháp ghi nhận có
thể sử dụng ở các mức độ khác nhau và sử dụng kết hợp trong báo cáo tài
chính, bao gồm:

- Giá gốc
- Giá đích danh
- Giá trị có thể thực hiện được
- Giá trị hiện tại
VAS: Việc ghi nhận phải căn cứ vào giá góc và giá trị có thể thực

hiện được.
Khái niệm về vốn và duy trì vốn

IAS: Quy định chung đưa ra hai khái niệm về vốn đó là khái niệm về
mặt tài chính và khái niệm về mặt vật chất. Hai khái niệm này dẫn đến sự
khác nhau khi xác định lợi nhuận do có sự khác nhau trong việc xử lý
ảnh hưởng của nhũng thay đổi về giá của các tài sản và các khoản công
nợ của doanh nghiệp.

VAS: Không đề cập vấn đề này.


16


(2) IAS 1 và VAS 21 - Trình bày Báo cáo tài chính

1) Hệ thống Báo cáo tài chính
IAS: Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm:

- Bảng cân đối kế toán;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và
- Các thuyết minh Báo cáo tài chính, bao gồm thuyết minh về các
chính sách kế toán chủ yếu và các thuyết minh khác.
VAS: Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Báo cáo luu chuyển tiền tệ, và
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu được trình bày ở thuyết minh báo

cáo tài chính.
2) Trình bày trung thực, hợp lý và phù hợp với chuẩn mực

IAS/VAS: Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và
hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng
tiền của doanh nghiệp. Việc áp dụng các chuẩn mực, trong mọi trường

hợp, nhàm đảm bảo việc trình bày trung thực và hợp lý của báo cáo tài
chính.

IAS: Tính linh hoạt trong việc áp dụng các chuẩn mực.
VAS: Tính bắt buộc trong việc áp dụng các chuẩn mực, các chính

sách và qui định.

17


3) Các nguyên tắc cơ bản

IAS/VAS: Các nguyên tắc cơ bản trong việc lập và trình bày báo cáo
tài chính, bao gồm:

- Hoạt động liên tục;
- Cơ sở dồn tích;
- Nhất quán;
- Trọng yếu và tập hợp;
- Bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả, thu nhập và chi phí
trình bày trên báo cáo tài chính khơng được bù trừ, trừ khi một chuẩn
mực kế toán khác qui định hoặc cho phép bù trừ.
- Có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính
nhằm để so sánh giữa các kỳ kế tốn phải được trình bày tương ứng với
các thơng tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của các kỳ trước.
4) Trường hợp không áp dụng các yêu cầu
IAS: Trong một số trường hợp đặc biệt, cho phép việc không áp
dụng các yêu cầu chung nhằm đảm bảo báo cáo tài chính được trình bày
trung thực và hợp lý, khi Ban Giám đốc doanh nghiệp thấy rằng việc tuân

thủ theo các quy định chung sẽ làm sai lệch báo cáo tài chính. Tuy nhiên,
việc khơng áp dụng theo các qui định chung cần được trình bày.

VAS: Khơng đề cập vấn đề này. Trong thực tế, các doanh nghiệp
phải được sự đồng ý của Bộ tài chính về việc áp dụng các chính sách kế
tốn có sự khác biệt so với các chuẩn mực.
5) Kỳ báo cáo
IAS/VAS: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được lập ít nhất
cho kỳ kế tốn năm. Trường hợp đặc biệt, một doanh nghiệp có thể thay
đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho
một niên độ kế tốn có thể dài hơn hoặc ngắn hơn một năm dương lịch
và việc thay đổi này cần được thuyết minh.

18


IAS: Khơng đề cập vấn đề này. Có thể lập báo cáo tài chính cho giai
đoạn 52 tuần vì u cầu thực tế nếu báo cáo tài chính khơng có những
khác biệt trọng yếu so với báo cáo tài chính lập cho kỳ kế tốn năm.

VAS: Khơng đề cập vấn đề này. Việc lập báo cáo tài chính cho một
niên độ kế tốn khơng được vượt q 15 tháng.
6) Phân biệt tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn

IAS: Doanh nghiệp có thể lựa chọn việc trình bày hoặc khơng trình
bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn.
Trường hợp doanh nghiệp khơng trình bày riêng biệt các tài sản và cơng
nợ ngắn hạn và dài hạn, thì các tài sản và nợ phải trả phải được trình bày
thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần.
VAS: Tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn phải được trình bày

thành các khoản mục riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Trường hợp
doanh nghiệp không thể phân biệt được tài sản và nợ phải trả do đặc thù
của hoạt động thì tài sản và nợ phải trả phải được trình bày thứ tự theo
tính thanh khoản giảm dần.

7) Ngày đáo hạn của các tài sản và công nợ
IAS: Doanh nghiệp cần trình bày ngày đáo hạn của cả tài sản và cơng
nợ để đánh giá tính thanh khoản và khả năng thanh tốn của doanh nghiệp.
VAS: Khơng đề cập vấn đề này.
8) Mẩu biểu Bảng cân đối kế tốn

IAS: Khơng đưa ra Bảng cân đối kế toán mẫu.
VAS: Bảng cân đối kế toán được lập phù hợp với các quy định trong
văn bản hướng dẫn thực hiện chuẩn mực này.
IAS/VAS: Việc điều chỉnh các khoản mục trình bày trên bảng cân
đối kế tốn có thể bao gồm:

- Các khoản mục hàng dọc được đưa thêm vào khi một chuẩn mực
kế toán khác yêu cầu phải trình bày riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán

19


hoặc khi quy mơ, tính chất hoặc chức năng của một yếu tố thơng tin địi
hỏi phải trình bày riêng biệt nhằm phản ánh trung thực và hợp lý tình

hình tài chính của doanh nghiệp.
- Cách thức trình bày và xắp xếp theo thứ tự các yếu tố thông tin có
thể được sửa đổi theo tính chất và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc nắm bắt được tình

hình tài chính tổng quan của doanh nghiệp.
9) Trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

IAS/VAS: Doanh nghiệp cần trình bày Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh theo chức năng của chi phí. Trường hợp do tính chất của
ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp khơng thể trình bày các yếu tố
thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của
chi phí thì được trình bày theo bản chất của chi phí.
Các thơng tin phải được trình bày hoặc trong Báo cáo kết quả kinh
doanh hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
10) Cổ tức

IAS/VAS: Doanh nghiệp phải trình bày giá trị của cổ tức trên mỗi cổ
phần đã được đề nghị hoặc đã được cơng bố trong kỳ của báo cáo tài chính.
IAS: Thơng tin này có thể trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
VAS: Thơng tin này cần phải được trình bày trong Bản thuyết minh
báo cáo tài chính.

11) Thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu
IAS/VAS: Doanh nghiệp phải trình bày những thông tin phản ánh sự
thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu:

- Lãi hoặc lỗ thuần của niên độ;
- Từng khoản mục thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được hạch toán
trực tiếp vào nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định của các chuẩn mực kế
toán khác và số tổng cộng các khoản mục này;
20



- Tác động luỹ kế của những thay đổi trong chính sách kế tốn và
nhũng sửa chữa sai sót cơ bản được đề cập trong phần các phương pháp
hạch toán quy định trong Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót
cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán”;
- Các nghiệp vụ giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và việc phân
phối lợi nhuận cho các chủ sở hữu;
- Số dư của khoản mục lãi, lỗ luỹ kế vào thời điểm đầu niên độ, cuối
niên độ và những biến động trong niên độ;
- Đối chiếu giữa giá trị ghi sổ của mỗi loại vốn góp, thặng dư vốn cổ

phần, các khoản dự trữ vào đầu niên độ và cuối niên độ và trình bày
riêng biệt từng sự biến động.
IAS: Thơng tin này có thể trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
VAS: Thơng tin này phải được trình bày trong Bản thuyết minh báo

cáo tài chính.

(3) IAS 2 và VAS 02 - Hàng tồn kho

1) Hàng tồn kho
IAS: Hàng tồn kho bao gồm:

- Hàng hoá mua về để bán như: Các hàng hoá do một đại lý mua về
để bán hoặc đất đai và các tài sản khác được giữ để bán;
- Thành phẩm tồn kho hoặc sản phẩm dở dang;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho phục vụ q trình
sản xuất;
- Chi phí dịch vụ dở dang.
VAS: Tương tự nội dung của IFRS, ngoại trừ việc không đề cập đến

trường hợp hàng tồn kho bao gồm cả đất và các tài sản khác được giữ lại
để bán.
21


2) Giá gốc hàng tồn kho

IAS/VAS: Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế
biến và các chi phí khác liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được
hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại, không bao gồm các khoản
chênh lệch tỷ giá hối đoái.
3) Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho

IAS: Phương pháp giá đích danh hoặc giá bán lẻ có thể được sử
dụng nếu kết quả khơng chênh lệch với giá thực tế.
VAS: Không đề cập vấn đề này.
4) Phương pháp tính giá hàng tồn kho
IAS: Khơng cho phép áp dụng phương pháp nhập sau, xuất trước

(LIFO)
VAS: Cho phép sử dụng phương pháp nhập sau, xuất trước.

5) Ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể
thực hiện

IAS/VAS: Tài sản khơng được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện
ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.
Các khoản dự phịng có thể phát sinh từ các hợp đồng bán hàng hoặc
cung cấp dịch vụ không thể huỷ bỏ trong trường hợp nếu số hàng đang
tồn kho lớn hơn số hàng cần cho họp đồng thì giá trị thuần có thể thực

hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần
cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính.

Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục
đích sản xuất, sản xuất sản phẩm khơng được đánh giá thấp hơn giá gốc
nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao
hơn giá thành sản xuất của sản phẩm.

IAS: Việc gia giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần
có thể thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho (trong một số trường
hợp, có thể thực hiện đối với một nhóm các hàng hố có liên quan).
22


VAS: Không cho phép ghi giảm giá gốc hàng tồn kho đối với một
nhóm các hàng hố.
6) Trình bày trên báo cáo tài chính

IAS: - Các chính sách kế tốn áp dụng bao gồm cả phương pháp tính
giá trị hàng tồn kho;

- Việc phân loại phù hợp với doanh nghiệp;
- Giá trị có thể thực hiện được, giá trị dự phịng giảm giá hàng tồn
kho và giá trị hồn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

- Giá trị hàng tồn kho được cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải
trả;

- Giá trị hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí trong kỳ hoặc chi phí
hoạt động được trình bày theo tính chất của chi phí. Nếu doanh nghiệp

trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi
phí thì doanh nghiệp cần trình bày tổng sổ chi phí hoạt động theo chức

năng của chi phí, tương ứng với doanh thu trong kỳ.

VAS: Tương tự nội dung của IFRS, ngoại trừ việc không cho phép

trình bày chi phí hoạt động trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

theo tính chất của chi phí.
(4) IAS 7 và VAS 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

1) Khái niệm “tương đương tiền”

IAS/VAS: Là các khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao
(khơng q 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng
tiền xác định và khơng có nhiều rủi ro về thay đổi giá trị.
IAS: Thông thường không bao gồm các khoản đầu tư
VAS: Không đề cập vấn đề này.

23


×