Tải bản đầy đủ (.pdf) (283 trang)

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 283 trang )

CHƯƠNG 5

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ GIỮA CÁC QUỐC GIA,
VÙNG LÃNH THỔ, GIỮA CÁC QUỐC GIA
VỚI THƯƠNG NHÂN
Tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ
thường phát sinh do những bất đồng, mâu thuẫn trong cách hiểu, cách
thực hiện các cam kết mà các chủ thể này đã xác lập. Do vậy, về cơ bản
các tranh chấp này sẽ được giải quyết trên cơ sở pháp luật quốc tế, căn cứ
vào các điều ước quốc tế mà các bên ký kết hoặc gia nhập hoặc căn cứ
vào tập quán quốc tế. Chương 5 tập trung làm rõ về cơ chế giải quyết
tranh chấp trong khuôn khổ của WTO (mục 5.1) và cơ chế giải quyết
tranh chấp trong các thỏa thuận thương mại khu vực (mục 5.2) để làm rõ
đặc trưng của các cơ chế giải quyết tranh chấp này. Nhiều thoả thuận
thương mại khu vực còn xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh
vực đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia nước tiếp nhận. Đây
là bước tiến mới của Luật Thương mại quốc tế hiện đại so với Luật
Thương mại quốc tế truyền thống.
5.1. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHN KHỔ WTO

Trong khn khổ của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, tranh
chấp giữa các thành viên sẽ được giải quyết bởi Cơ quan giải quyết tranh
chấp của WTO (Dispute Settlement Body, viết tắt là DSB). DSB được
thành lập trên cơ sở của thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục về việc giải
quyết tranh chấp (Dispute Settlement Understanding, viết tắt là DSU).
Thỏa thuận này là kết quả quan trọng của Vòng đàm phán Uruguay và là
một trụ cột quan trọng của WTO. Về cơ bản, đây là cơ chế chung giải
quyết tranh chấp giữa các thành viên của WTO liên quan đến các quy định
242



của WTO. Thỏa thuận này quy định không chỉ cơ chế chung về giải quyết
tranh chấp, mà cịn có những cơ chế giải quyết tranh chấp riêng liên quan
đến một số các hiệp định đa phương cụ thể như: Hiệp định về việc áp dụng
các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, Hiệp
định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại,... So với cơ chế giải quyết
tranh chấp trong khuôn khổ GATT 1947, cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO được coi là có sự đổi mới tồn diện, thể hiện ở cơ cấu tổ chức, các
cấp giải quyết và cơ chế ra quyết định. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong
GATT 1947 được coi là một cơ chế không thường trực (ad hoc) với những
thủ tục mang tính chính trị nhiều hơn. Mục tiêu của cơ chế này chỉ nhằm
tìm ra các giải pháp mang tính thỏa thuận giữa các bên tranh chấp hơn là
giải quyết các tranh chấp này theo phương diện pháp lý như cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO.
5.1.1. Khái quát về cơ chế giải quyết trong khuôn khổ WTO
5.1.1.1. Cơ cấu tổ chức của Cơ quan giải quyết tranh chấp
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) nằm dưới quyền kiểm soát
của Đại hội đồng của WTO. Thực chất, cơ quan này cũng bao gồm tất cả
các thành viên của Đại hội đồng. Điểm khác biệt so với Đại hội đồng là
DSB có Chủ tịch và quy tắc hoạt động riêng (Điều IV.3 Hiệp định
WTO). DSB có thẩm quyền thành lập Ban hội thẩm và thông qua các báo
cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, duy trì sự giám sát việc
thực hiện các phán quyết và khuyến nghị trong giải quyết tranh chấp, cho
phép tạm hoãn việc thi hành những nhượng bộ và nghĩa vụ theo các hiệp
định có liên quan. Đây là cơ quan điều hành, ra quyết định và thông qua
Báo cáo của các cơ quan chuyên trách.
Ban hội thẩm là cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp. Ban hội
thẩm do DSB thành lập, bao gồm từ 3 đến 5 thành viên có nhiệm vụ xem
xét vụ việc và đưa ra các khuyến nghị trên cơ sở các quy định của WTO.
Thành viên của Ban hội thẩm được lựa chọn trong số các quan chức của

chính phủ và/hoặc các chuyên gia phi chính phủ. Các thành viên này phải
đảm bảo nguyên tắc là không thuộc quốc tịch của các bên tranh chấp hoặc
của một quốc gia cùng là thành viên trong một liên minh thuế quan hoặc
243


trong một thị trường chung với một trong các bên tranh chấp. Ban hội
thẩm được tổ chức theo quy chế khơng thường trực, được thành lập trên cơ
sở có vụ việc phát sinh và được yêu cầu giải quyết tại DSB. Ban hội thẩm
hoạt động độc lập. Kết quả của công việc của Ban hội thẩm là một bản báo
cáo. Bản báo cáo này được trình lên DSB để DSB thông qua.
Cơ quan Phúc thẩm (Appellate Body, viết tắt là AB) là cơ quan do
DSB thành lập. Được coi là cấp xét xử thứ hai trong khuôn khổ giải
quyết tranh chấp của WTO. Đây là cơ quan có quy chế thường trực, bao
gồm 7 thành viên có nhiệm kỳ 4 năm (có thể được bầu lại 1 lần). Các
thành viên này phải là những người có uy tín đã được cơng nhận và có
kinh nghiệm chun mơn đã được chứng minh trong các lĩnh vực pháp
luật, thương mại quốc tế và trong những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh
của các hiệp định có liên quan. Trong số 7 thành viên này, chỉ có 3 thành
viên được xét xử trong các vụ việc cụ thể. Khi có yêu cầu phúc thẩm, AB
thành lập Nhóm làm việc (Working groups) gồm 3 thành viên. Các thành
viên này được lựa chọn luân phiên theo từng vụ việc. Nhiệm vụ của AB
là chỉ xem xét những vấn đề về mặt pháp lý và giải thích pháp luật trong
Báo cáo của Ban hội thẩm, chứ khơng giải quyết lại nội dung vụ việc.
Điều đó cũng có nghĩa là khi có Báo cáo của Ban hội thẩm, các bên tranh
chấp chỉ được quyền kháng cáo lên AB khi thấy rằng Báo cáo này có
những vấn đề về mặt pháp lý chưa đúng, hoặc chưa giải thích đúng các
quy định của các hiệp định có liên quan của Ban hội thẩm. Kết quả của
công việc này là một Báo cáo. Báo cáo này có thể giữ nguyên, sửa đổi
hoặc làm thay đổi các khuyến nghị ở trong Báo cáo của Ban hội thẩm.

5.1.1.2. Cơ chế ra quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp
trong WTO
Quyết định của DSB được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận
phủ định (Điều 2.4, và ghi chú 1 DSU). Với nguyên tắc đồng thuận phủ
định này, DSB đã khắc phục được hạn chế của cơ chế giải quyết tranh
chấp trước đó của GATT 1947.
Trước đây, các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp trong
khn khổ GATT 1947 ln có nguy cơ không được thông qua do cơ chế
thông qua quyết định được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận
244


khẳng định. Theo đó, việc thành lập Ban hội thẩm hay thông qua các báo
cáo của Ban hội thẩm chỉ có thể được thơng qua khi khơng có sự phản
đối chính thức từ bất kỳ bên tham gia nào của GATT 1947.
Đây chính là điểm yếu của cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT
1947. Do các quyết định thành lập Ban hội thẩm hay thơng qua báo cáo
đều có thể bị bên bị khiếu kiện cản trở. Dù trong thực tiễn giải quyết
tranh chấp của GATT 1947 không luôn trong tình trạng như vậy. Các bên
ký kết là bị đơn thường không ngăn cản các quyết định đồng thuận và
cho phép tiến hành giải quyết các tranh chấp với sự tham gia của họ,
ngay cả khi quyết định đó sẽ có hại cho họ. Họ làm như vậy vì những lợi
ích lâu dài của mình vì biết rằng việc sử dụng thái quá quyền phủ quyết
sẽ bị các bên khác trả đũa lại tương tự. Vì vậy, các Ban hội thẩm cũng đã
được thành lập và các báo cáo của họ thường được thơng qua mặc dù
cũng bị trì hỗn.
Tuy nhiên, cơ chế thơng qua quyết định này của GATT 1947 đã
làm cản trở các bên đưa tranh chấp ra giải quyết. Thực tế cho thấy có rất
nhiều tranh chấp chưa từng được đưa ra trước GATT vì bên khiếu kiện lo
ngại rằng bên bị khiếu kiện sẽ dùng quyền phủ quyết. Nguy cơ của việc

dùng quyền phủ quyết cũng đã làm suy yếu hệ thống giải quyết tranh
chấp của GATT. Ngoài ra, việc sử dụng quyền phủ quyết đã diễn ra trong
thực tiễn, đặc biệt là trong những lĩnh vực nhạy cảm về chính trị hoặc
quan trọng về kinh tế, như chống bán phá giá. Hệ quả là vào những năm
1980, hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT đã suy yếu dần, do các
bên ký kết, đặc biệt là Cộng đồng châu Âu, Mỹ, thường cản trở việc
thành lập Ban hội thẩm và việc thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm.
Việc các báo cáo của Ban hội thẩm có nguy cơ bị cản trở, khơng
thơng qua cũng làm ảnh hưởng tới nội dung các phán quyết của Ban hội
thẩm. Ban hội thẩm biết trước rằng báo cáo của họ cũng phải được bên
thua kiện chấp thuận thì mới được thơng qua. Vì vậy, động cơ đưa ra
phán quyết không chỉ dựa trên cơ sở giá trị pháp lý của vụ kiện, mà cịn
phải tính đến một giải pháp mang “tính ngoại giao” bằng việc đưa ra một
thoả hiệp mà cả hai bên (bên khiếu nại và bên bị khiếu nại) đều có thể
chấp nhận được.
245


Những yếu kém về mặt cơ cấu của hệ thống giải quyết tranh chấp
của GATT là rất đáng kể, dù cuối cùng nhiều tranh chấp cũng đã được
giải quyết. Trước thực trạng trên, WTO đã thay đổi lại cơ chế thông qua
quyết định giải quyết tranh chấp của DSB.
Trong Hiệp định về Quy tắc và Thủ tục giải quyết tranh chấp trong
khuôn khổ WTO (DSU), quyền của các bên, nhất là bên có biện pháp bị
kiện, trong việc ngăn cản việc thành lập Ban hội thẩm hoặc thông qua
báo cáo đã bị loại bỏ. Hiện nay, Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) tự
động thành lập Ban hội thẩm và thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và
Cơ quan Phúc thẩm, trừ khi có sự đồng thuận khơng nhất trí làm như
vậy. Đây được gọi là quy tắc “đồng thuận nghịch” hay “đồng thuận phủ
định”. Quy tắc này giúp cho các báo cáo của Ban hội thẩm hay của Cơ

quan phúc thẩm sẽ luôn được thông qua trừ trường hợp có sự đồng thuận
phản đối Báo cáo. Điều đó có nghĩa là khi một Báo cáo được trình lên
DSB để xem xét, báo cáo này sẽ luôn được coi là đã được DSB quyết
định đồng thuận thông qua, nếu khơng có Thành viên nào tại cuộc họp
của DSB chính thức phản đối quyết định đã được đề xuất.
5.1.1.3. Mục tiêu của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đóng vai trị tích cực trong
việc bảo vệ hệ thống các quy định mang tính pháp lý của WTO và giúp
điều hành một cách hiệu quả hoạt động của tổ chức này. Điều 3 của DSU
khẳng định rõ "Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là một nhân tố
trung tâm trong việc tạo ra sự an tồn và khả năng dự đốn trước cho hệ
thống thương mại đa phương", nhằm "bảo vệ quyền và nghĩa vụ của tất
cả các thành viên". Chính vì vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp được coi là
một trong ba yếu tố quan trọng tạo nên thiết chế WTO bên cạnh nguyên
tắc có đi có lại và nguyên tắc không phân biệt đối xử. Thiếu một trong ba
yếu tố này sẽ có thể dẫn đến sự sụp đổ của WTO.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được thành lập nhằm đạt
được một số mục tiêu quan trọng sau:
+ Bảo đảm sự an tồn và tính dự báo trước cho hệ thống thương
mại đa phương.
246


Đây cũng là mục tiêu trọng tâm của hệ thống giải quyết tranh chấp
WTO. WTO cần phải có một hệ thống hoạt động trên cơ sở quy định
pháp luật, tin cậy, hiệu quả và nhanh chóng để giải quyết các tranh chấp
liên quan đến việc áp dụng các điều khoản của Hiệp định WTO. Cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO làm cho hệ thống thương mại trở nên an
toàn hơn và có khả năng dự đốn trước. Khi một thành viên bị kết luận là
không tuân thủ quy định của WTO, hệ thống giải quyết tranh chấp sẽ đưa

ra cách giải quyết tương đối nhanh chóng đối với vấn đề đó bằng một
quyết định độc lập buộc phải thi hành ngay.
+ Bảo đảm việc thực hiện đúng các cam kết, các nghĩa vụ của các
thành viên theo các hiệp định của WTO.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có mục tiêu bảo đảm các
thành viên của WTO phải thực hiện theo đúng các cam kết của mình đối
với các thành viên khác, theo đúng các kết quả của quá trình đàm phán
lâu dài mà các thành viên WTO đã rất khó khăn để đạt được. Trong
trường hợp một thành viên không rút lại hoặc sửa đổi những biện pháp bị
coi là khơng phù hợp, thành viên đó có thể sẽ bị trừng phạt thương mại
bằng việc bị yêu cầu áp dụng biện pháp bồi thường. Biện pháp bồi
thường cũng được thực hiện trong trường hợp việc rút lại ngay lập tức
các biện pháp bị cho là không phù hợp hoặc không thực tế. Về mặt
nguyên tắc, việc áp dụng biện pháp bồi thường sẽ chỉ được thực hiện với
danh nghĩa tạm thời.
+ Giải thích rõ ràng các quy định của các hiệp định trong khn
khổ WTO.
Phạm vi chính xác của quyền và nghĩa vụ được nêu trong Hiệp định
WTO khơng hồn tồn được rõ ràng ngay nếu chỉ đọc văn bản Hiệp định.
Các điều khoản pháp lý thường được viết ra theo ngơn ngữ chung để có
thể áp dụng chung và bao trùm một số lượng lớn các trường hợp, tình
huống cụ thể. Do đó, việc một số tình tiết nào đó có gây ra vi phạm quy
định pháp luật được hàm chứa trong một điều khoản cụ thể nào đó hay
khơng là một câu hỏi mà khơng dễ gì có được câu trả lời. Trong phần lớn
các trường hợp, câu trả lời chỉ có thể được tìm thấy sau khi giải thích
được các nội dung của quy định liên quan. Thêm vào đó, các quy định
247


pháp lý trong các hiệp định quốc tế thường thiếu sự rõ ràng bởi câu chữ

của chúng là kết quả của sự thỏa hiệp sau các vòng đàm phán đa phương.
Những thành viên khác nhau tham gia vào quá trình đàm phán thường
phải dung hòa các quan điểm khác nhau thông qua việc thống nhất nội
dung của văn kiện sao cho có thể hiểu theo nhiều cách để vẫn thỏa mãn
được yêu cầu của các nhóm có quyền lợi kinh tế khác nhau. Các nhà đàm
phán cũng có thể nhờ đó mà hiểu những quy định cụ thể theo các cách
trái ngược và khác nhau. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp trong
WTO có nhiệm vụ chỉ ra một cách rõ ràng rằng hệ thống giải quyết tranh
chấp có mục tiêu làm rõ các quy định của Hiệp định WTO “phù hợp với
những quy tắc về tập quán trong giải thích cơng pháp quốc tế”.
+ Bảo đảm cho các thành viên được hưởng các lợi ích hợp lý mà
mình đáng lẽ được hưởng từ các quy định của WTO.
Nếu một thành viên tin rằng một thành viên khác đang áp dụng
biện pháp phù hợp với các quy định của WTO nhưng đã triệt tiêu hoặc
làm phương hại đến lợi ích hợp lý mà mình đáng lẽ được nhận theo bất
kỳ quy định nào của WTO (Điều XXIII GATT 1994), thành viên đó
hồn tồn được quyền sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
yêu cầu bảo đảm các lợi ích hợp pháp của mình.
5.1.2. Đặc trưng của cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn
khổ WTO
5.1.2.1. Là cơ chế liên quốc gia
Đây là cơ chế chỉ dành cho các chủ thể là Quốc gia, vùng lãnh thổ
là thành viên của WTO. Nói một cách khác, các chủ thể tư là thể nhân và
pháp nhân sẽ không được sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp này. Hầu
hết các quy định của WTO tạo ra quyền và nghĩa vụ của các thành viên
WTO. Do vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp được thành lập nhằm bảo vệ
các quyền và nghĩa vụ của họ.
Việc cơ chế này không cho phép các chủ thể tư được quyền sử
dụng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của họ được cho là khơng thực sự
phù hợp. Bởi các tranh chấp thương mại quốc tế thường là những tranh

chấp giữa các chủ thể tư. Mặc dù thương mại quốc tế được hiểu trong
248


WTO như là dịng hàng hóa và dịch vụ lưu chuyển giữa các nước thành
viên, nhưng nói chung, các chính phủ không trực tiếp tiến hành các hoạt
động thương mại này mà do các đối tác kinh tế tư nhân tiến hành. Ngồi
ra, một số hiệp định của WTO cịn quy định trực tiếp quyền và nghĩa vụ
cho công dân của các thành viên của WTO như Hiệp định về các khía
cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) hoặc Hiệp
định về thương mại dịch vụ (GATS). Rõ ràng, trong các Hiệp định này,
tranh chấp có thể xảy ra liên quan đến các chủ thể tư này, hoặc giữa các
chủ thể tư này với các Quốc gia có liên quan. Những tranh chấp này khó
có thể được coi là những tranh chấp liên quốc gia, liên chính phủ. Thế
nhưng, để giải quyết các tranh chấp này, các chủ thể tư buộc phải nhờ
đến sự can thiệp của Chính phủ quốc gia. Sự hỗ trợ này có thể được thực
hiện dưới hình thức "bảo hộ ngoại giao" (thuật ngữ tiếng Anh là
"diplomatic protection") trong pháp luật quốc tế. Hạn chế của biện pháp
này là các chủ thể tư sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của
Chính phủ quốc gia có hay khơng tham gia vào cơ chế giải quyết tranh
chấp trong khuôn khổ của WTO.
5.1.2.2. Cho phép các bên lựa chọn các phương thức giải quyết
tranh chấp
Khi có tranh chấp liên quan đến các quy định của WTO, các thành
viên ln có quyền được tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
thích hợp nhất. Các thành viên của WTO có thể lựa chọn các phương thức
giải quyết tranh chấp như mơi giới, hịa giải, trung gian, trọng tài hoặc theo
thủ tục trong khuôn khổ của DSB. Các phương thức mơi giới, hịa giải,
trung gian thường được coi là những phương thức giải quyết tranh chấp
mang tính chất chính trị hơn so với các phương thức cịn lại. Các phương

thức này có thể thực hiện một cách độc lập hoặc là những thủ tục trong
q trình giải quyết tranh chấp trong khn khổ DSU.
 Khi là những thủ tục trong quá trình giải quyết tranh chấp trong
khn khổ DSU: Các bên có thể hạn chế quyền tự do lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp bằng cách thỏa thuận một phương thức giải
quyết nhất định trước khi có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, các bên hồn
tồn có thể lựa chọn một phương thức khác vào bất kỳ thời điểm nào, trên
249


cơ sở tự nguyện thỏa thuận. Nguyên tắc này được quy định rõ trong Điều 5
Thỏa thuận về các Quy tắc và thủ tục về việc giải quyết tranh chấp. Theo
đó, các phương thức như mơi giới, hịa giải hoặc trung gian ln có thể
được u cầu thực hiện bởi một bên tranh chấp. Nếu bên kia đồng ý,
phương thức này sẽ được tiến hành vào bất kỳ lúc nào ngay cả khi Ban hội
thẩm đã được thành lập. Trong khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp
này, phương thức trọng tài có thể được thực hiện trong các thủ tục như: (1)
Xác định thời hạn thực hiện khuyến nghị trong trường hợp Bên thua kiện
không thể thực hiện ngay khuyến nghị; (2) Xác định mức độ trả đũa trong
trường hợp Bên thua kiện có kiến nghị về vấn đề này. Thành viên của
trọng tài là các thành viên của Ban hội thẩm ban đầu, hoặc do một trọng tài
viên được Tổng Giám đốc WTO chỉ định.
 Khi là phương thức giải quyết tranh chấp độc lập: Các phương
thức môi giới, trung gian, hòa giải sẽ trở thành phương thức giải quyết
độc lập khi các bên đạt được kết quả và dừng lại ở các thủ tục này khi
giải quyết tranh chấp. Đối với phương thức trọng tài, phương thức này có
những quy định riêng biệt hơn. Trong trường hợp này, trọng tài chỉ có
thể được thực hiện để giải quyết tranh chấp đối với các vấn đề đã được
các bên xác định rõ ràng và thống nhất. Các Bên tranh chấp có nghĩa vụ
thơng báo cho tất cả các thành viên quyết định lựa chọn trọng tài độc lập

trước khi thủ tục tố tụng được bắt đầu. Tố tụng trọng tài được tiến hành
theo nguyên tắc xử kín, các thành viên khác của WTO chỉ có thể tham
gia tố tụng nếu được các Bên tranh chấp đồng ý. Cũng giống như trọng
tài thông thường, phán quyết của trọng tài giải quyết tranh chấp trong
khuôn khổ WTO là chung thẩm, các Bên phải nghiêm túc tuân thủ. Các
Bên có nghĩa vụ thông báo phán quyết cho các thành viên của WTO và
cho Hội đồng của hiệp định có liên quan. Tuy nhiên, phán quyết của
trọng tài phải phù hợp với các hiệp định có liên quan và khơng được gây
thiệt hại cho bất kỳ thành viên nào khác của WTO. Các thành viên của
WTO có quyền đưa ra các câu hỏi liên quan đến phán quyết này.
5.1.2.3. Là cơ chế giải quyết tranh chấp chung
Đây là cơ chế giải quyết tranh chấp áp dụng chung cho tất cả các
tranh chấp phát sinh từ các Hiệp định của WTO, ngoại trừ các tranh chấp
250


được quy định tại Điều 1 khoản 2 DSU. Theo điều khoản này, các quy
tắc và thủ tục của DSU phải được áp dụng “với điều kiện phải tuân theo
những quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung về giải quyết tranh chấp
được ghi trong các hiệp định có liên quan được nêu trong Phụ lục 2 của
Thỏa thuận này”. Trong trường hợp có sự khác biệt, "những quy tắc và
thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung trong Phụ lục 2 phải được ưu tiên áp dụng".
Như vậy, với các quy định này, có thể thấy rằng cơ chế giải quyết tranh
chấp được quy định trong DSU được coi là cơ chế áp dụng chung cho tất
cả các tranh chấp, trừ trường hợp đối với một số các hiệp định riêng biệt.
Thực ra, nguyên tắc áp dụng này gắn liền với cơ chế phân loại các hiệp
định của WTO. Theo đó, các hiệp định này được phân thành 3 loại sau:
 Loại thứ nhất là các hiệp định thương mại đa biên được nêu trong
Phụ lục 1 các Hiệp định WTO: GATT (Phụ lục 1A), GATS (Phụ lục 1B),
TRIPS (Phụ lục 1C). Ngoài ra, cơ chế của DSU còn áp dụng cho các

tranh chấp liên quan đến các quy định của Hiệp định WTO, DSU. Tất cả
các hiệp định này được quy định trong Phụ lục 1 của DSU. Đối với các
hiệp định này, cơ chế giải quyết tranh chấp của DSU được áp dụng một
cách toàn diện.
 Loại thứ hai là các hiệp định thương mại nhiều bên. Các hiệp định
này được quy định tại Phụ lục 1 của DSU. Đối với các hiệp định này,
DSU không áp dụng một cách chính thức đối với các hiệp định này. Các
thành viên tham gia hiệp định này được quyền quyết định áp dụng hay
không cơ chế giải quyết tranh chấp của DSU, hoặc tự mình xác định
những thể thức áp dụng riêng cơ chế này đối với hiệp định nhiều bên của
mình. Trong trường hợp áp dụng riêng cơ chế giải quyết tranh chấp, các
bên tranh chấp phải thông báo với DSB về những thay đổi về thủ tục
cũng như về những quy định mà các bên tự tạo ra.
 Loại thứ ba là các hiệp định đa bên hoặc nhiều bên có chứa đựng
những quy tắc và thủ tục đặc biệt về giải quyết tranh chấp. Các hiệp định
này được quy định tại Phụ lục 2 của DSU. Đối với trường hợp này, hai
cơ chế giải quyết tranh chấp chung và riêng sẽ cùng tồn tại. Trong trường
hợp có sự xung đột giữa hai cơ chế này, cơ chế giải quyết tranh chấp
riêng sẽ được ưu tiên áp dụng. Trong trường hợp, một tranh chấp đòi hỏi
251


việc giải thích và áp dụng đồng thời cả hai hiệp định (hiệp định được quy
định tại Phụ lục 1 của DSU và tại Phụ lục 2 của DSU), các bên tranh
chấp phải thỏa thuận lựa chọn quy tắc và thủ tục áp dụng. Trong trường
hợp không thể thỏa thuận được với nhau, các bên có quyền yêu cầu Chủ
tịch DSB quyết định những quy tắc và thủ tục phải tuân theo. Việc quyết
định những quy tắc và thủ tục này được đưa ra trên nguyên tắc những
quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung cần phải được sử dụng khi có
thể, và những quy tắc và thủ tục được nêu trong DSU chỉ cần được sử

dụng ở mức cần thiết để tránh xảy ra mâu thuẫn. Nói một cách khác, Chủ
tịch DSB phải ưu tiên sử dụng các quy tắc và thủ tục riêng biệt.
5.1.3. Các nguyên tắc chung của cơ chế giải quyết tranh chấp
5.1.3.1. Bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên WTO
Một tranh chấp phát sinh khi một Thành viên WTO thơng qua một
biện pháp chính sách thương mại mà một hay nhiều thành viên khác coi
là không phù hợp với nghĩa vụ theo Hiệp định WTO. Trong trường hợp
đó, bất kỳ thành viên nào cảm thấy bị thiệt hại đều được phép viện dẫn
đến các điều khoản và thủ tục của hệ thống giải quyết tranh chấp để
chính thức phản đối lại biện pháp đó.
Nếu các bên tranh chấp khơng thể đạt được một hồ giải thì bên
khiếu kiện được bảo đảm giải quyết bằng một quy trình dựa trên ngun
tắc mà theo đó tính đúng đắn của đơn kiện sẽ được xem xét bởi một cơ
quan độc lập (Ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm). Nếu bên khiếu
kiện thắng kiện thì kết quả mong muốn là việc bên bị kiện rút bỏ biện
pháp bị coi là không phù hợp với Hiệp định WTO. Bồi thường và các
biện pháp trả đũa chỉ là các biện pháp thứ yếu và có tính tạm thời đối với
một sự vi phạm Hiệp định WTO.
Như vậy, hệ thống giải quyết tranh chấp cho phép có một cơ chế
giải quyết tranh chấp mà nhờ đó các thành viên WTO có thể bảo đảm
rằng các quyền của họ theo Hiệp định WTO được thực hiện. Hệ thống
này cũng quan trọng đối với cả bên bị khiếu kiện để họ tự bảo vệ mình
nếu họ khơng đồng ý với lời cáo buộc của bên khiếu kiện. Trong trường
252


hợp này, hệ thống giải quyết tranh chấp đóng vai trò bảo vệ quyền và
nghĩa vụ của thành viên theo Hiệp định WTO. Các quyết định của các cơ
quan liên quan nhằm mục tiêu phản ánh và thực thi một cách đúng đắn
các quyền và nghĩa vụ như được quy định tại Hiệp định WTO.

Nguyên tắc này còn đòi hỏi các khuyến nghị và phán quyết của
DSB không được làm tăng hoặc giảm các quyền và nghĩa vụ được quy
định trong các hiệp định có liên quan. Đây là một nguyên tắc quan trọng,
mang tính định hướng của DSU. Các giải pháp nêu ra (kể cả các vấn đề
liên quan đến tham vấn và trọng tài) phải phù hợp với những hiệp định
có liên quan và khơng được triệt tiêu hay làm giảm những lợi ích mà các
thành viên có được theo những hiệp định đó, hoặc khơng được ngăn cản
việc đạt được bất kỳ mục tiêu nào của những hiệp định này.
5.1.3.2. Làm rõ quyền lợi và nghĩa vụ thơng qua giải thích
Phạm vi chính xác của quyền và nghĩa vụ được nêu trong Hiệp định
WTO khơng hồn tồn được rõ ràng ngay nếu chỉ đọc văn bản Hiệp định.
Các điều khoản pháp lý thường được viết ra theo ngơn ngữ chung để có
thể áp dụng chung và bao trùm một số lượng lớn các trường hợp, tình
huống cụ thể. Do đó, việc áp dụng vào các tình huống thực tiễn cụ thể sẽ
có thể gặp nhiều khó khăn. Trong phần lớn các trường hợp, câu trả lời
chỉ có thể được tìm thấy sau khi giải thích được các nội dung của quy
định liên quan. Thêm vào đó, các quy định pháp lý trong các hiệp định
quốc tế thường thiếu sự rõ ràng bởi câu chữ của chúng là kết quả của sự
thỏa hiệp sau các vòng đàm phán đa phương. Những thành viên khác
nhau tham gia vào quá trình đàm phán thường phải dung hịa các quan
điểm khác nhau thông qua việc thống nhất nội dung của văn kiện sao cho
có thể hiểu theo nhiều cách để vẫn thỏa mãn được yêu cầu của các nhóm
có quyền lợi kinh tế khác nhau. Chính vì vậy ngun tắc chung đặt ra cho
cơ chế giải quyết tranh chấp DSB là phải làm rõ các quy định của Hiệp
định WTO.
Việc giải thích, làm rõ các quy định của WTO phải được thực hiện
theo đúng quy tắc có tính tập qn quốc tế về giải thích. DSU dẫn chiếu
đến các “quy tắc về tập qn trong giải thích cơng pháp quốc tế (Điều 3.2
của DSU). Tuy nhiên, các quy tắc của pháp luật tập quán quốc tế thường
253



khơng được viết thành văn bản, nhưng đã có một số cơng ước quốc tế
pháp điển hóa một số quy tắc của pháp luật tập quán về giải thích điều
ước quốc tế. Đáng chú ý là các Điều 31 (Quy định chung về giải thích);
điều 32 (Phương tiện bổ sung cho giải thích) và Điều 33 (Giải thích điều
ước được chứng thực bằng hai hay nhiều ngôn ngữ) của Công ước Viên
về Luật Điều ước quốc tế hàm chứa nhiều quy tắc có tính tập qn về
giải thích điều ước quốc tế.
Các quy định của WTO cần được giải thích phù hợp với nghĩa
thông thường của từ ngữ trong quy định liên quan, được cân nhắc trong
bối cảnh của chúng và theo mục đích và đối tượng của hiệp định liên
quan. Nghĩa thông thường của một thuật ngữ trong một quy định cần
được làm rõ trên cơ sở lời văn đơn thuần. Những định nghĩa về thuật ngữ
này trong từ điển có thể sử dụng để trợ giúp cho mục tiêu đó. “Bối cảnh”
là nói đến các kết luận có thể được đưa ra trên các cơ sở, chẳng hạn như
cấu trúc, nội dung hoặc thuật ngữ ở các điều khoản khác cùng trong hiệp
định, đặc biệt là những điều khoản có trước và sau quy định cần giải
thích. “Đối tượng và mục đích” là nói đến mục đích rõ ràng hay ngụ ý
của quy định liên quan hay cả hiệp định nói chung. Trên thực tế, Ban hội
thẩm và Cơ quan phúc thẩm dường như dựa nhiều vào nghĩa thông
thường và bối cảnh hơn là vào đối tượng và mục đích của các điều khoản
cần giải thích. Lịch sử đàm phán hiệp định chỉ là một công cụ thứ cấp bổ
sung cho việc giải thích, cơng cụ này chỉ được sử dụng để khẳng định sự
giải thích theo nghĩa thông thường. Một trong những hệ luận của các
nguyên tắc giải thích là ý nghĩa và hiệu lực phải được đưa ra đối với tất
cả các thuật ngữ của một hiệp định thay vì làm cho tồn bộ các phần của
một hiệp định trở nên thừa và vô dụng.
Thêm vào đó, Điều 17.6 của DSU cũng ngầm cơng nhận rằng các
Ban hội thẩm được phép phát triển các giải thích pháp lý. Do đó, “thẩm

quyền duy nhất” theo Điều IX:2 của Hiệp định WTO phải được hiểu là
khả năng thông qua những giải thích “chính thức”, có hiệu lực chung đối
với tất cả các thành viên WTO. Điều này khác với các giải thích của các
Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm là chỉ áp dụng cho các bên tranh
chấp và cho một tranh chấp cụ thể.
254


5.1.3.3. Ưu tiên giải pháp thỏa thuận
Giống như các hệ thống pháp luật khác, DSU ưu tiên giải quyết
tranh chấp thông qua thương lượng trực tiếp giữa các bên, với mong
muốn các bên tự dàn xếp, thỏa thuận và phù hợp với Hiệp định WTO.
Việc xét xử chỉ được sử dụng khi các bên không thể đưa ra được giải
pháp này.
Với tư cách là giai đoạn đầu tiên của mỗi tranh chấp, DSU yêu cầu
các bên tham vấn chính thức đưa ra một khn khổ mà theo đó các bên
tranh chấp phải ít nhất là cố gắng đàm phán để đạt được hòa giải. Ngay
cả khi vụ kiện đến giai đoạn xét xử, các bên vẫn có thể tự dàn xếp với
nhau và ln được khuyến khích nỗ lực theo hướng này.
5.1.3.4. Giải quyết tranh chấp nhanh chóng
DSU nhấn mạnh rằng giải quyết tranh chấp nhanh chóng là rất
quan trọng nếu WTO muốn hoạt động hiệu quả và sự cân bằng các quyền
và nghĩa vụ giữa các thành viên được duy trì. DSU đưa ra các thủ tục
tương đối cụ thể và thời gian tương ứng phải tuân thủ trong giải quyết
tranh chấp. Thủ tục cụ thể được đưa ra nhằm mục tiêu đạt hiệu quả, bao
gồm cả quyền của bên khiếu kiện được đi tiếp theo các bước tố tụng với
đơn khiếu kiện ngay cả khi khơng có sự đồng ý của bên bị khiếu kiện.
Các cuộc tranh chấp trong WTO thường rất phức tạp, cả về tình tiết và
căn cứ pháp lý. Các bên thường đưa ra một số lượng đáng kể các số liệu
và tài liệu liên quan đến biện pháp đang tranh chấp và họ cũng đưa ra

những lý lẽ pháp lý rất cụ thể. Các bên cần thời gian để chuẩn bị những
lý lẽ về thực tế và về pháp lý để trả lời cho những lập luận mà bên đối lập
đưa ra. Ban hội thẩm và/hoặc Cơ quan phúc thẩm được bổ nhiệm để giải
quyết vấn đề sẽ cần phải xem xét tất cả các bằng chứng và lý lẽ, có thể
phải nghe chuyên gia và đưa ra lập luận chi tiết để giúp đưa ra kết luận.
Một vụ kiện được xét xử cần không quá 12 tháng để Ban hội thẩm đưa ra
phán quyết và không quá 15 tháng trong trường hợp được phúc thẩm.
Nếu tính đến tất cả các khía cạnh này, hệ thống giải quyết tranh
chấp của WTO hoạt động tương đối nhanh và, trong mọi trường hợp,
nhanh hơn nhiều so với các hệ thống tòa án của nước thành viên hoặc hệ
thống tài phán quốc tế khác.
255


5.1.3.5. Cấm quyết định đơn phương
Việc thông qua DSU cho thấy các thành viên WTO đã đồng ý sử
dụng hệ thống đa phương để giải quyết các tranh chấp thương mại trong
WTO của họ thay vì sử dụng đến hành động đơn phương. Điều này có
nghĩa là tuân thủ các thủ tục đã được thống nhất và tôn trọng các phán
quyết khi được đưa ra, thay vì đơn phương áp dụng pháp luật. Nếu một
thành viên khiếu kiện thành viên khác là đã vi phạm các quy tắc WTO và
hành động một cách đơn phương là áp dụng biện pháp đối kháng thì có
nghĩa thành viên đó cũng vi phạm nghĩa vụ.
Để ngăn chặn mâu thuẫn gia tăng như vậy, DSU yêu cầu bắt buộc
sử dụng hệ thống đa phương để giải quyết tranh chấp giữa các thành viên
WTO khi họ muốn một thành viên khác sửa sai trong khuôn khổ Hiệp
định WTO. Việc sử dụng cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO được
yêu cầu đối với trường hợp một thành viên tin tưởng rằng thành viên
khác đã vi phạm Hiệp định WTO, hoặc làm triệt tiêu, hoặc suy giảm các
lợi ích theo các hiệp định WTO, hoặc làm cản trở việc đạt mục tiêu của

một trong số các hiệp định.
Trong các trường hợp như vậy, một thành viên không thể hành
động dựa trên các quyết định đơn phương khi xảy ra một trong các tình
huống trên mà chỉ có thể hành động sau khi đã sử dụng việc giải quyết
tranh chấp theo các thủ tục và quy tắc của DSU. Thành viên đó chỉ có thể
được hành động dựa trên các kết luận của Ban hội thẩm được thông qua
hoặc báo cáo của Cơ quan phúc thẩm hoặc phán quyết của trọng tài đã
được thông qua. Thành viên liên quan cũng phải tuân thủ các thủ tục
được đề ra trong DSU đối với việc xác định về thời gian thực hiện và áp
dụng các biện pháp trả đũa chỉ trên cơ sở được phép của DSB.
5.1.3.6. Tính chất bắt buộc
Hệ thống giải quyết tranh chấp có tính bắt buộc. Tất cả các thành
viên WTO đều phải tuân thủ, bởi họ đã ký và phê chuẩn Hiệp định WTO
với tư cách là cả gói cam kết chung, mà DSU là một phần trong đó.
DSU buộc tất cả các thành viên WTO phải tuân thủ hệ thống giải
quyết tranh chấp đối với tất cả các tranh chấp phát sinh trong khuôn khổ
256


Hiệp định WTO. Do đó, khơng giống các hệ thống giải quyết tranh chấp
quốc tế khác, các bên tranh chấp khơng cần thiết phải có một tun bố
riêng hay thỏa thuận riêng về việc chấp nhận quyền tài phán của hệ thống
giải quyết tranh chấp của WTO. Việc chấp thuận quyền tài phán của hệ
thống giải quyết tranh chấp đã được hàm chứa trong việc thành viên gia
nhập vào WTO. Kết quả là từng thành viên WTO được bảo đảm quyền
tiếp cận hệ thống giải quyết tranh chấp và không thành viên bị kiện nào
có thể trốn tránh được quyền tài phán này.
5.1.4. Các loại tranh chấp trong khuôn khổ của WTO
Các tranh chấp này được phân thành 3 loại như sau:
+ Tranh chấp liên quan đến sự vi phạm quy định của WTO

(violation complaint): Tranh chấp này phát sinh khi có sự vi phạm quy
định của một hiệp định nào đó của WTO.
+ Tranh chấp khơng có vi phạm quy định (non - violation complaint):
Tranh chấp xảy ra khi một thành viên nhận thấy rằng lợi ích thu được trực
tiếp hoặc gián tiếp từ một hiệp định bị vô hiệu hoặc việc thực hiện một trong
những mục tiêu của hiệp định vì thế bị cản trở khi một thành viên áp dụng
một biện pháp thương mại nào đó, dù biện pháp này không trái với quy định
của hiệp định (xem thêm điều XXIII khoản 1 GATT).
+ Tranh chấp khi có tình huống xảy đến (situation complaint):
Tranh chấp xảy ra khi một thành viên nhận thấy rằng lợi ích thu được
trực tiếp hoặc gián tiếp từ một hiệp định bị vô hiệu hoặc việc thực hiện
một trong những mục tiêu của hiệp định vì thế bị cản trở khi có sự tồn tại
một tình huống bất kỳ.
5.1.5. Trình tự giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có thể phân thành ba giai
đoạn: Giai đoạn “tiền xét xử”; Giai đoạn “xét xử”, Giai đoạn thực hiện
quyết định. Giai đoạn “tiền xét xử” được hiểu là giai đoạn các bên tự giải
quyết tranh chấp thông qua thương lượng trực tiếp giữa các bên hoặc
thông qua một bên thứ ba do các bên tự quyết định (5.1.5.1.). Giai đoạn
“xét xử” là khi các bên đưa tranh chấp ra giải quyết tại cơ quan giải
257


quyết tranh chấp của WTO là DSB (5.1.5.2). Sau khi có quyết định giải
quyết tranh chấp các bên sẽ chuyển sang giai đoạn thực hiện (5.1.5.3).
5.1.5.1. Giải quyết tranh chấp giữa các bên
Giai đoạn này mang tính chất chính trị và có các thủ tục sau: Tham
vấn (các bên trực tiếp giải quyết tranh chấp giữa họ); Môi giới, trung
gian, hịa giải (các bên giải quyết tranh chấp thơng qua bên thứ 3).
a. Tham vấn (Điều 4 DSU)

Thủ tục này được thực hiện khi tranh chấp chưa phát sinh. Khi phát
hiện có một thành viên áp dụng biện pháp làm ảnh hưởng đến sự vận
hành của một hoặc nhiều hiệp định đối với quốc gia, vùng lãnh thổ của
mình, thành viên này có quyền đề nghị tham vấn. Bên nhận được yêu cầu
tham vấn có nghĩa vụ phải trả lời yêu cầu này trong vòng 10 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu và phải tham gia vào tham vấn trong thời hạn
không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Thời hạn tiến hành
tham vấn có thể được rút ngắn trong trường hợp khẩn cấp, kể cả trường
hợp liên quan đến hàng hóa dễ hỏng, xuống cịn không quá 10 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu. Nếu không tuân thủ các thời hạn nêu trên, thành
viên yêu cầu tham vấn có thể trực tiếp yêu cầu thành lập Ban hội thẩm.
Yêu cầu tham vấn phải được lập bằng văn bản và phải được thông báo
cho DSB và các Hội đồng, Ủy ban liên quan. Quá trình tham vấn được
giữ bí mật, khơng làm ảnh hưởng đến các quyền tiếp theo khác của các
thành viên trong giải quyết tranh chấp và được thực hiện trên tinh thần
thiện chí của các bên. Các thành viên khác (khơng phải là các bên của
tranh chấp) có quyền được tham gia vào q trình tham vấn nếu thấy
rằng họ có lợi ích thương mại đáng kể trong vụ việc được tham vấn này
và được thành viên nhận được yêu cầu tham vấn xác nhận. Trong trường
hợp này, các thành viên phải thông báo lại cho DSB. Nếu như yêu cầu
tham gia tham vấn không được chấp nhận, thành viên muốn tham gia vẫn
có quyền yêu cầu tham vấn độc lập như quy trình nêu trên.
b. Mơi giới, trung gian, hịa giải (Điều 5 DSU)
Đây là các thủ tục được tiến hành một cách tự nguyện, bí mật,
khơng làm phương hại đến quyền của bất kỳ bên nào trong những bước
258


tố tụng tiếp theo. Các bên được quyền tự do quyết định áp dụng những
thủ tục này vào bất kỳ lúc nào sau khi tranh chấp phát sinh, kể cả khi Ban

hội thẩm đã được thành lập và đang tiến hành tố tụng. DSU không quy
định rõ cá nhân, tổ chức nào có thể đứng ra đảm nhiệm vai trị mơi giới,
trung gian, hịa giải. Tuy nhiên, theo khoản 6 Điều 5 DSU, Tổng Giám
đốc WTO có thể, trên cương vị cơng tác chính thức của mình, đưa ra
sáng kiến về việc làm người mơi giới, hịa giải hoặc trung gian, nhằm
giúp các thành viên giải quyết tranh chấp.
5.1.5.2. Giải quyết tranh chấp tại DSB
a. Giải quyết tranh chấp tại Ban hội thẩm
Ban hội thẩm được thành lập trên cơ sở yêu cầu bằng văn bản của
Bên đề nghị tham vấn. Sau khi Bên được tham vấn từ chối tham vấn
hoặc tham vấn không đạt kết quả, Bên đề nghị tham vấn có quyền yêu
cầu thành lập Ban hội thẩm trong vịng 60 ngày kể từ ngày có u cầu
tham vấn (khoản 7 Điều 4). Trong trường hợp khẩn cấp, mà việc tham
vấn không thể giải quyết được tranh chấp trong thời hạn 20 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu tham vấn, Bên đề nghị tham vấn có thể yêu cầu
thành lập Ban hội thẩm. Văn bản yêu cầu thành lập Ban hội thẩm (Panel)
phải nêu một số điểm sau: quá trình tham vấn, các biện pháp cụ thể đang
được bàn cãi và tóm tắt ngắn gọn về cơ sở pháp lý của đơn kiện.
Ban hội thẩm bao gồm 3 hội thẩm viên, trừ khi các bên tranh chấp
cùng thỏa thuận về một ban hội thẩm gồm 5 hội thẩm viên trong vòng 10
ngày kể từ ngày thành lập Ban hội thẩm. Các thành viên này do Ban thư
ký WTO đề xuất. Trong vòng 20 ngày kể từ khi có quyết định thành lập
Ban hội thẩm, nếu các bên tranh chấp khơng có sự nhất trí về thành viên
Ban hội thẩm, Tổng Giám đốc WTO phải bổ nhiệm các hội thẩm mà
Tổng Giám đốc cho là thích hợp nhất để giải quyết tranh chấp, theo yêu
cầu của bất kỳ bên nào. Chủ tịch DSB phải thông báo cho các bên tranh
chấp về thành phần của Ban hội thẩm đã được thành lập không quá 10
ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Khi có hai hoặc nhiều thành viên yêu cầu thành lập Ban hội thẩm
để giải quyết cùng một vấn đề, DSB có thể xem xét thành lập một Ban

259


hội thẩm duy nhất. Trường hợp không thể thành lập Ban hội thẩm duy
nhất, các ban hội thẩm được thành lập riêng rẽ phải được bố trí có chung
hội thẩm viên và phải được sắp xếp thời gian biểu sao cho các hội thẩm
viên này hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
Bất kỳ thành viên nào của WTO có quyền lợi đáng kể trong vấn đề
đang được Ban hội thẩm xem xét, có quyền thơng báo cho DSB và tham
gia vào quá trình giải quyết vụ việc với tư cách là Bên thứ ba. Bên thứ ba
có quyền được trình bày vấn đề bằng văn bản trước Ban hội thẩm và gửi
đến các bên tranh chấp. Nếu Bên thứ ba thấy rằng biện pháp là đối tượng
của việc giải quyết tại Ban hội thẩm đã triệt tiêu hoặc làm phương hại
đến quyền lợi của mình theo bất kỳ hiệp định có liên quan nào, Bên thứ
ba có quyền sử dụng thủ tục giải quyết tranh chấp thông thường với danh
nghĩa là một bên của tranh chấp.
Ban hội thẩm hoạt động theo các thủ tục được quy định tại Điều 12
DSU. Một cách tóm tắt, Ban hội thẩm sẽ xem xét hai vấn đề sau:
+ Đánh giá những tình tiết thực tế của vụ việc: Các tình tiết thực tế
của vụ việc sẽ được xác định trên cơ sở các văn bản đệ trình của các bên
tranh chấp. Ban hội thẩm thiết lập lại các tình tiết của vụ việc một cách
khách quan.
+ Đánh giá sự phù hợp của những tình tiết này với các quy định của
hiệp định có liên quan: Dựa trên các tình tiết được thiết lập, Ban hội
thẩm đưa ra các đánh giá, nhận định về mức độ phù hợp của các tình tiết
này với các quy định của các hiệp định có liên quan, để từ đó làm căn cứ
đưa ra các khuyến nghị hoặc quyết nghị phù hợp.
Kết quả của các hoạt động này là Bản báo cáo của Ban hội thẩm.
Bản báo cáo này phải được lập bằng văn bản có các nội dung sau: trình
bày các tình tiết thực tế của vụ việc, khả năng áp dụng các điều khoản

có liên quan và lý lẽ đằng sau bất cứ kết luận và khuyến nghị nào được
đưa ra.
Thời hạn đưa ra Báo cáo là không quá 6 tháng kể từ ngày Ban hội
thẩm được thành lập. Trong trường hợp khẩn cấp, kể cả những trường hợp
liên quan đến hàng dễ hỏng, thời hạn này được rút ngắn trong vòng 3
260


tháng. Thời hạn này có thể được kéo dài trên cơ sở yêu cầu của Ban hội
thẩm. Yêu cầu này phải được lập bằng văn bản có nêu rõ lý do trì hỗn
cùng với khoảng thời gian dự kiến đưa ra báo cáo để trình lên DSB. Tuy
nhiên, trong bất kỳ trường hợp này, thời gian này không vượt quá 9 tháng.
DSU có những quy định riêng áp dụng đối với các nước đang phát
triển khi các nước này có những biện pháp là đối tượng của vụ việc
tranh chấp.
Báo cáo của Ban hội thẩm phải được chuyển tới tất cả các thành
viên của DSB và được DSB thông qua trong vòng 60 ngày kể từ ngày
chuyển tới các thành viên của DSB. Báo cáo sẽ được thông qua tại phiên
họp DSB, trừ khi một bên tranh chấp chính thức thơng báo cho DSB về
quyết định kháng cáo của mình, hoặc DSB quyết định trên cơ sở đồng
thuận không thông qua bản báo cáo này.
Trường hợp có phản đối về Báo cáo của Ban hội thẩm: Thành viên
phản đối phải đệ trình văn bản giải thích lý do phản đối của mình tới
DSB ít nhất 10 ngày trước ngày DSB tiến hành phiên họp xem xét báo
cáo của Ban hội thẩm.
Khi nhận được thông báo về quyết định kháng cáo, thủ tục phúc
thẩm được tiến hành. Thủ tục này không làm ảnh hưởng đến quyền của
các thành viên được thể hiện quan điểm về Bản báo cáo của Ban hội thẩm.
b. Giải quyết tại Cơ quan phúc thẩm
Trình tự phúc thẩm này được tiến hành khi có thơng báo về quyết

định kháng cáo của một bên tranh chấp, sau khi nhận được Bản báo cáo
của Ban hội thẩm.
Quyền kháng cáo được giới hạn trong phạm vi các vấn đề pháp lý
hoặc những vấn đề liên quan đến giải thích pháp luật được đưa ra trong
Báo cáo của Ban hội thẩm. Hơn nữa, chỉ có các bên tranh chấp mới có
quyền kháng cáo Báo cáo của Ban hội thẩm. Các bên thứ ba khơng có
quyền này, dù vẫn được quyền trình bày ý kiến của mình (có thể bằng
văn bản hoặc bằng miệng) trước Cơ quan phúc thẩm. Quá trình làm việc
của Cơ quan phúc thẩm được giữ kín. Các báo cáo của Cơ quan phúc
261


thẩm phải được soạn thảo khơng có sự tham gia của các bên tranh chấp
và trên cơ sở các thông tin được cung cấp và các ý kiến được đưa ra.
Thời hạn đưa ra Báo cáo không được quá 60 ngày kể từ ngày bên
kháng cáo chính thức thơng báo quyết định kháng cáo của mình. Thời
hạn này có thể gia hạn bởi DSB trên cơ sở yêu cầu bằng văn bản của Cơ
quan phúc thẩm. Yêu cầu này phải nêu rõ lý do trì hỗn cùng với khoảng
thời gian dự kiến đệ trình báo cáo. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, thời
hạn này không được vượt quá 90 ngày.
Cơ quan phúc thẩm có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc quyết định
ngược lại với các ý kiến và kết luận của Ban hội thẩm. Báo cáo của Cơ
quan phúc thẩm luôn được DSB thông qua trừ khi DSB quyết định trên
cơ sở đồng thuận không thông qua Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm trong
vòng 30 ngày kể từ ngày Báo cáo được chuyển tới các thành viên. Tuy
nhiên, quy định này cũng không làm ảnh hưởng đến quyền của các thành
viên được thể hiện quan điểm của mình về Bản báo cáo của Cơ quan
phúc thẩm.
Các bên tranh chấp bắt buộc phải chấp nhận vô điều kiện Bản báo
cáo của Cơ quan phúc thẩm sau khi được thông qua và phải thực hiện các

khuyến nghị được nêu ra trong Bản báo cáo này.
Sau khi nhận được báo cáo của Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc
thẩm, DSB phải ra quyết định thông qua báo cáo.
Thời hạn để thông qua báo cáo không quá 9 tháng trong trường
hợp không bị kháng cáo và là 12 tháng nếu bị kháng cáo, kể từ ngày
thành lập Ban hội thẩm. Nếu Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm
kéo dài thời hạn để đưa ra báo cáo, thời gian kéo dài phải được tính
thêm vào thời hạn trên.
c. Thực hiện Quyết định của DSB
Trường hợp đồng ý thực hiện các yêu cầu của Ban hội thẩm và Cơ
quan phúc thẩm
Khi Báo cáo được thơng qua kết luận rằng một biện pháp nào đó là
khơng phù hợp với hiệp định có liên quan thì Ban hội thẩm hoặc Cơ quan
262


phúc thẩm phải đưa ra các yêu cầu buộc Bên có biện pháp khơng phù
hợp phải rút lại các biện pháp này hoặc sửa đổi biện pháp sao cho phù
hợp với các quy định của hiệp định đó. Báo cáo cũng có thể đề xuất các
cách thức thực hiện các khuyến nghị đó.
Các u cầu này phải khơng được thêm hoặc giảm bớt đi các quyền
và nghĩa vụ được quy định trong các hiệp định có liên quan.
Trong trường hợp khiếu kiện khơng có sự vi phạm (non - violation
complaint), yêu cầu đưa ra có thể là những giải pháp nhằm thỏa mãn các
bên có liên quan, như bồi thường.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày báo cáo của Ban hội thẩm hoặc Cơ
quan phúc thẩm được thông qua, thành viên có liên quan (bên bị kết luận
là có biện pháp không phù hợp hoặc gây thiệt hại) phải thông báo cho
DSB về các dự định của mình đối với việc thực hiện các kết luận đó.
Việc thực hiện phải tuân thủ các quy định sau:

+ Phải tuân theo ngay lập tức các yêu cầu.
+ Trường hợp không thể thực hiện được ngay, thì phải thực hiện
trong một khoảng thời gian hợp lý. Khoảng thời gian hợp lý này được
xác định như sau: (1) Là khoảng thời gian do thành viên đó đề xuất và
được DSB thơng qua; nếu khơng, (2) Các bên tranh chấp có thể thỏa
thuận để thành viên đó phải thực hiện u cầu trong vịng 45 ngày kể từ
ngày DSB thông qua báo cáo; nếu không, (3) Theo phán quyết của trọng
tài tiến hành trong vòng 90 ngày kể từ ngày DSB thông qua báo cáo.
DSB có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các kết luận đã được
thông qua. Trong thời gian thực hiện, tất cả các thành viên đều có quyền
có ý kiến về việc thực hiện này. Ý kiến này phải được thực hiện bằng văn
bản và gửi đến DSB chậm nhất là 10 ngày trước khi tiến hành phiên họp
của DSB.
Bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhân nhượng thương mại
(concessions)
Khi các yêu cầu của DSB không được thực hiện trong khoảng thời
gian hợp lý, các bên tranh chấp có thể áp dụng các biện pháp bồi thường
263


và tạm hoãn thi hành các nhân nhượng thương mại hoặc các nghĩa vụ
khác phát sinh từ hiệp định có liên quan. Đây được coi là các biện pháp
tạm thời, nhằm đạt được mục tiêu ưu tiên số một là thực hiện đầy đủ các
khuyến nghị của DSB.
Bồi thường thiệt hại được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa các
bên tranh chấp và phù hợp với hiệp định có liên quan. Nếu các bên
không đạt được thỏa thuận này, Bên thắng kiện được quyền yêu cầu
DSB, trong vòng 20 ngày kể từ khi hết thời hạn thực hiện khuyến nghị,
cho phép tạm hoãn thi hành các nhân nhượng thương mại và các nghĩa
vụ khác theo nguyên tắc và thủ tục như sau:

+ Tạm hoãn thi hành các nhân nhượng thương mại và các nghĩa vụ
khác tương ứng với thiệt hại trong cùng lĩnh vực mà Ban hội thẩm hoặc
Cơ quan phúc thẩm đã xác định là có vi phạm hoặc làm triệt tiêu hoặc
gây phương hại (trả đũa).
+ Tạm hoãn thi hành các nhân nhượng thương mại và các nghĩa vụ
khác trong những lĩnh vực khác, nhưng vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh
của cùng hiệp định (trả đũa chéo lĩnh vực), trong trường hợp Bên đó cho
rằng việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ trong cùng
lĩnh vực bị thiệt hại là không thực tế hoặc khơng đem lại hiệu quả.
+ Tạm hỗn thi hành các nhân nhượng thương mại và các nghĩa vụ
khác tại một hiệp định có liên quan khác (trả đũa chéo hiệp định) nếu
Bên đó cho rằng việc tạm hỗn thi hành các nhân nhượng thương mại và
các nghĩa vụ khác trong lĩnh vực khác ở cùng một hiệp định là không
thực tế hoặc không đem lại hiệu quả.
Cần lưu ý là khi thực hiện các biện pháp trả đũa này, mức độ tạm
hoãn thi hành các nhân nhượng thương mại và các nghĩa vụ khác được
DSB cho phép phải tương ứng với mức độ triệt tiêu hoặc gây phương hại
mà Bên kia gây ra. Việc trả đũa sẽ không được thực hiện nếu như hiệp
định có liên quan cấm việc trả đũa như vậy. Các trường hợp trả đũa chéo
lĩnh vực và trả đũa chéo hiệp định phải được thực hiện trên cơ sở yêu cầu
bằng văn bản, có nêu rõ lý do, được gửi đến DSB và các Hội đồng có
liên quan và các cơ quan chuyên ngành có liên quan.
264


DSB sẽ phải cho phép Bên thắng kiện được quyền trả đũa trong
vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn hợp lý để thi hành Báo cáo,
trừ khi DSB quyết định từ chối yêu cầu áp dụng biện pháp trả đũa trên cơ
sở đồng thuận (đồng thuận phủ quyết).
Nếu thành viên có liên quan phản đối mức độ trả đũa được đề

xuất, hoặc khiếu nại về việc áp dụng các biện pháp trả đũa được quy
định nêu trên khơng được tn thủ thì vấn đề này phải được đưa ra
trọng tài giải quyết.
Đối với trường hợp xác định thời hạn thực hiện các khuyến nghị
của DSB, Trọng tài phải được thực hiện và kết thúc trong vòng 60 ngày
kể từ ngày thời hạn hợp lý kết thúc.
Đối với trường hợp xác định mức độ trả đũa, Trọng tài không xem
xét bản chất của các biện pháp trả đũa mà chỉ xem xét mức độ trả đũa có
tương đương với mức độ thiệt hại hay không. Quyết định của trọng tài là
chung thẩm, các bên liên quan không được yêu cầu giải quyết trọng tài
lần thứ hai.
5.2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ CÁC THỎA
THUẬN THƯƠNG MẠI KHU VỰC

5.2.1. Tổng quan về giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các
thỏa thuận thương mại khu vực
Mỗi thỏa thuận thương mại khu vực đều được quyền tự xây dựng
cơ chế giải quyết tranh chấp riêng của mình.
Cũng giống như cơ quan giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ của
WTO, cơ quan giải quyết tranh chấp trong các thỏa thuận thương mại
khu vực được thành lập với những mục tiêu sau:
+ Bảo đảm sự an toàn cho hệ thống quy định của thỏa thuận thương
mại khu vực.
Mỗi thỏa thuận thương mại khu vực luôn xây dựng một cơ chế giải
quyết tranh chấp giữa các thành viên tham gia. Cơ chế này được coi là
người gác cổng bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống các quy định được
265


các thành viên thỏa thuận xây dựng nên. Trên cơ sở nguyên tắc pacta

sunt servanda, mỗi quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ tuân thủ, thực
hiện theo các cam kết của mình phù hợp với pháp luật quốc tế. Sự không
tuân thủ quy định của thỏa thuận thương mại khu vực sẽ được giải quyết
theo trình tự, thủ tục được quy định rõ. Nếu một thành viên bị kết luận
rằng không thực hiện theo đúng quy định của thỏa thuận thương mại khu
vực, thành viên đó có nghĩa vụ phải sửa sai và điều chỉnh lại hành vi của
mình cho phù hợp.
+ Bảo đảm việc thực hiện các cam kết và các nghĩa vụ của các
thành viên theo quy định của các thỏa thuận thương mại khu vực.
Cũng giống như cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, các cơ chế
giải quyết tranh chấp trong các thỏa thuận thương mại khu vực có mục
tiêu bảo đảm các thành viên thực hiện theo đúng các cam kết của mình
đối với các thành viên khác. Trong trường hợp một thành viên không rút
lại hoặc sửa đổi những biện pháp bị coi là khơng phù hợp với cam kết,
thành viên đó có thể sẽ bị trừng phạt thương mại bằng việc bị yêu cầu áp
dụng biện pháp bồi thường. Biện pháp bồi thường cũng được thực hiện
trong trường hợp việc rút lại ngay lập tức các biện pháp bị cho là không
phù hợp hoặc không thực tế. Về mặt nguyên tắc, việc áp dụng biện pháp
bồi thường sẽ chỉ được thực hiện với danh nghĩa tạm thời.
+ Giải thích rõ ràng các quy định của thỏa thuận thương mại khu vực
Bên cạnh việc bảo đảm thực hiện đúng các quy định của thỏa thuận
thương mại khu vực và bảo đảm an toàn cho toàn bộ hệ thống các quy
định này, cơ chế giải quyết tranh chấp trong các thỏa thuận thương mại
khu vực có mục tiêu quan trọng là giải thích nội dung của các quy định
đó, hướng tới việc hiểu và vận dụng một cách thống nhất các quy định
giữa các quốc gia thành viên. Chính vì vậy, mỗi thỏa thuận thương mại
khu vực, cần thiết lập một cơ quan giải quyết tranh chấp cho riêng mình.
Bởi cơ quan có chức năng giải thích một cách chính thức các quy định
của thỏa thuận khi có tranh chấp phát sinh giữa các thành viên về cách
hiểu và vận dụng các quy định này.


266


×