Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 101 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI - KINH TẾ


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI Ô TÔ
ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
LAO ĐỘNG CHO XÍ NGHIỆP XE BUÝT CẦU BƯƠU

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

Hà Nội – 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI - KINH TẾ


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI Ô TÔ

Đề tài:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG CHO XÍ NGHIỆP XE BUÝT CẦU BƯƠU
Giảng viên hướng dẫn

: Th.s Trịnh Thanh Thuỷ

Sinh viên thực hiện



: Nguyễn Thị Thu Hiền

Mã sinh viên

: 182202565

Lớp

: KTVT ô tô 1 – K59

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TH.S TRỊNH THANH THUỶ

Hà Nội – 2022


MỤC LỤC

MỤC LỤC ....................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. v
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... vi
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TRONG DOANH
NGHIỆP VẬN TẢI ....................................................................................................... 1
1.1. Cơ sở lý luận về vận tải và doanh nghiệp vận tải ........................................... 1
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vận tải ............................................................. 1

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp vận tải ..................................... 1
1.2. Lao động trong doanh nghiệp vận tải .............................................................. 2
1.2.1. Khái niệm về lao động ................................................................................. 2
1.2.2. Đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp vận tải .................................. 2
1.2.3. Phân loại lao động trong doanh nghiệp vận tải ......................................... 3
1.3. Cơ sở lý luận về công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp vận tải ...... 3
1.3.1. Khái niệm về quản lý lao động .................................................................... 3
1.3.2. Vai trò và chức năng của quản lý lao động ............................................... 4
1.3.3. Các phương pháp và công cụ quản lý lao động ......................................... 4
1.3.4. Các nội dung liên quan đến công tác tổ chức lao động trong doanh
nghiệp vận tải ......................................................................................................... 6
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP XE BUÝT CẦU BƯƠU.................................................. 21
2.1. Giới thiệu về Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu.................................................... 21
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban và định hướng
phát triển .............................................................................................................. 22
2.1.3. Điều kiện sản xuất kinh doanh và vị thế .................................................. 25
2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh ............... 28
2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây .................................. 32
2.2. Phân tích thực trạng cơng tác quản lý lao động của Xí nghiệp xe Bt Cầu
Bươu ......................................................................................................................... 38
2.2.1. Tình hình lao động chung của Xí nghiệp năm 2021 ............................... 38
i


2.2.2. Công tác xây dựng kế hoạch lao động...................................................... 39
2.2.3. Công tác tuyển dụng .................................................................................. 41
2.2.4. Công tác sử dụng lao động........................................................................ 44
2.2.5. Công tác đào tạo lao động ......................................................................... 54

2.2.6. Chế độ chính sách đối với người lao động ............................................... 56
2.2.7. Công tác đánh giá lao động ...................................................................... 61
2.2.8. Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp ................................................... 61
2.3. Đánh giá chung................................................................................................. 63
2.3.1. Những mặt đạt được .................................................................................. 63
2.3.2. Những hạn chế .......................................................................................... 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG II........................................................................................... 64
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG CHO XÍ NGHIỆP XE BUÝT CẦU BƯƠU ................................................. 65
3.1. Cơ sở thực tiễn và khoa học của các giải pháp ............................................. 65
3.1.1. Các văn bản pháp luật áp dụng cho lao động .......................................... 65
3.1.2. Định hướng phát triển VTHKCC trên địa bàn thành phố Hà Nội ......... 65
3.1.3. Định hướng phát triển của Tổng cơng ty vận tải và Xí nghiệp xe buýt
Cầu Bươu. ............................................................................................................ 66
3.1.4. Định hướng phát triển nhân lực của Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu ....... 68
3.2. Các giải pháp hồn hiện cơng tác quản lý lao động cho Xí nghiệp xe buýt
Cầu Bươu. ................................................................................................................ 69
3.2.1. Giải pháp hồn thiện cơng tác tuyển dụng .............................................. 69
3.2.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác đào tạo ..................................................... 73
3.2.3. Giải pháp hồn thiện cơng tác đánh giá lao động ................................... 77
3.2.4. Giải pháp hồn thiện các chế độ chính sách đối với người lao động ..... 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG III ......................................................................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 88
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 89

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BDSC

: Bảo Dưỡng Sửa Chữa

CBCNV

: Cán Bộ Công Nhân Viên

CLDV

: Chất Lượng Dịch Vụ

CMNV

: Chuyên Môn Nghiệp Vụ

CNLX

: Cơng Nhân Lái Xe

CP

: Chi Phí

ĐH

: Đại Học

KH


: Kế Hoạch

NLĐ

: Người Lao Động

NSLĐ

: Năng Suất Lao Động

NVPV

: Nhân Viên Phục Vụ

NXB

: Nhà Xuất Bản

QTL

: Quỹ Tiền Lương

SXKD

: Sản Xuất Kinh Doanh

TH

: Thực Hiện


VTHH

: Vận Tải Hàng Hoá

VTHK

: Vận Tải Hành Khách

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh của Xí nghiệp ........................................................ 22
Bảng 2.2: Tình hình phương tiện của Xí nghiệp năm 2021 .......................................... 30
Bảng 2.3: Cơ cấu phương tiện theo mác kiểu xe của Xí nghiệp năm 2021 .................. 31
Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp năm 2018 ................................ 32
Bảng 2.5: Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp năm 2019 ................................ 33
Bảng 2.6: Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp năm 2020 ................................ 34
Bảng 2.7: Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp năm 2021 ................................ 35
Bảng 2.8: Số lượt khách của Xí nghiệp giai đoạn 2018-2021 ...................................... 36
Bảng 2.9: Doanh thu của Xí nghiệp giai đoạn 2018 – 2021 ......................................... 37
Bảng 2.10: Số lượng và cơ cấu lao động tại Xí nghiệp năm 2021................................ 38
Bảng 2.11: Tình hình thực hiện kế hoạch lao động đối với lao động trực tiếp............. 39
Bảng 2.12: Tình hình thực hiện kế hoạch lao động đối với lao động gián tiếp ............ 40
Bảng 2.13: Cơng tác tuyển dụng của Xí nghiệp giai đoạn 2018-2021 ......................... 41
Bảng 2.14: Cơ cấu lao động gián tiếp theo độ tuổi của Xí nghiệp 2021 ...................... 44
Bảng 2.15: Cơ cấu lao động gián tiếp theo trình độ của Xí nghiệp năm 2021 ............. 45
Bảng 2.16: Cơ cấu lao động cơng nhân lái xe của Xí nghiệp năm 2021 ...................... 46
Bảng 2.17: Cơ cấu lao động lái xe theo trình độ của Xí nghiệp năm 2021 .................. 47
Bảng 2.18: Cơ cấu lao động bán vé (phụ xe) theo độ tuổi của Xí nghiệp năm 2021 ... 47

Bảng 2.19: Cơ cấu lao động bán vé (phụ xe) theo trình độ của Xí nghiệp năm 2021 .. 48
Bảng 2.20: Cơ cấu lao động BDSC theo độ tuổi của Xí nghiệp năm 2021 .................. 49
Bảng 2.21: Cơ cấu lao động BDSC theo trình độ của Xí nghiệp năm 2021................. 49
Bảng 2.22: Năng suất lao động của Xí nghiệp giai đoạn 2020-2021 ........................... 50
Bảng 2.23: Tình hình biến động lao động của Xí nghiệp giai đoạn 2018-2021 ........... 52
Bảng 2.24: Hệ số phản ánh biến động lao động của Xí nghiệp năm 2021 ................... 53
Bảng 2.25: Nội dung và phương pháp đào tạo với từng loại lao động của Xí nghiệp.. 55
Bảng 2.26: Tình hình đào tạo nhân viên của Xí nghiệp giai đoạn 2018-2021 ............. 56
Bảng 2.27: Tỷ lệ % trích bảo hiểm cho lao động của Xí nghiệp .................................. 57
Bảng 3.1: Thông báo tuyển dụng lái xe ........................................................................ 70
Bảng 3.2: Nội dung chương trình đào tạo cơ bản ......................................................... 75
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp kết quả lao động lái xe ......................................................... 79
Bảng 3.4: Mức thưởng cuối năm đối với người lao động: ............................................ 80
Bảng 3.5: Mức thưởng tháng đối với từng xếp loại lái xe ............................................ 83
Bảng 3.6: Mức thưởng đối với con của người lao động ............................................... 85
Bảng 3.7: Khung xử lí vi phạm đối với lái xe ............................................................... 85
Bảng 3.8: Khung xử lí vi phạm đối với phụ xe ............................................................. 85

iv


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Nội dung công tác quản lý lao động .............................................................. 6
Sơ đồ 1.2: Quy trình tuyển dụng ................................................................................... 11
Sơ đồ 1.3: Quy trình đào tạo nguồn nhân lực ............................................................... 17
Sơ đồ 1.4: Các hình thức trả lương cho người lao động ............................................... 19
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp ...................................................................... 23
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu ............................................................. 28
Sơ đồ 2.3: Quy trình tuyển dụng của Xí nghiệp ........................................................... 42


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượt khách của Xí nghiệp giai đoạn 2018 – 2021 ............................... 36
Biểu đồ 2.2: Doanh thu của Xí nghiệp giai đoạn 2018 – 2021 ..................................... 37
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động gián tiếp theo độ tuổi của Xí nghiệp năm 2021 ............ 45
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động lái xe theo độ tuổi của Xí nghiệp năm 2021 ................. 46
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lao động bán vé (phụ xe) theo độ tuổi của Xí nghiệp năm 2021 . 48
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu lao động BDSC theo độ tuổi của Xí nghiệp năm 2021 ................ 49

v


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, bước đầu gia
nhập thị trường thế giới, sự biến động của thị trường này có tác động rất lớn đến nền
kinh tế xã hôi ở Việt Nam. Điều này địi hỏi các doanh nghiệp nói chung và doanh
nghiệp vận tải nói riêng cần có những cải tiến, bứt phá để có thể phát triển bền vững
trên thị trường. từ đó đặt ra yêu cầu là các doanh nghiệp ngoài việc chú trọng đến chất
lượng sản phẩm, mở rộng quy mơ địa bàn hoạt động thì phải chú trọng đến công tác
quản lý lao động. Bởi lẽ con người là một trong 3 yếu tố đầu vào quan trọng nhất của
quá trình sản xuất, kết quả của người lao động sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vấn đề đặt ra hiện nay với các doanh nghiệp là làm sao để công tác tuyển dụng
lao động, công tác tổ chức lao động, sử dụng lao động, công tác đào tạo, các chế độ
chính sách đối với người lao động đạt được hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, thu hút,
khuyến khích lao động hồn thành tốt cơng việc và góp phần vào sự phát triển của
doanh nghiệp. Chính vì vậy, tổ chức quản lý lao động là nội dung quan trọng trong
công tác quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, là một trong những nhân tố quan trọng
nhất quyết định chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Tổ chức công tác quản lý lao
động để tìm ra hướng để người lao động hăng say làm việc, làm việc có hiệu quả, nâng

cao năng suất lao động.
Qua thực tế và từ tài liệu mà Xí nghiệp cung cấp thì Xí nghiệp Xe buýt Cầu
Bươu ngoài một số khâu đã làm tốt thì cơng tác quản lý lao động vẫn cịn những điểm
bất cập, chính vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp hồn thiện cơng tác quản
lý lao động cho Xí nghiệp Xe buýt Cầu Bươu” để giúp Xí nghiệp khắc phục được
những bất cập trong công tác quản lí lao động, giúp doanh nghiệp có đội ngũ lao động
chất lượng cao, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động từ đó hoạt
động sản xuất kinh doanh của cũng được diễn ra một cách tốt nhất và hiệu quả nhất để
có thể đảm bảo dịch vụ mình đưa ra thỏa mãn nhu cầu của hành khách.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài căn cứ vào cơ sở lí luận về cơng tác quản lý lao động trong doanh nghiệp
vận tải ơ tơ từ đó vận dụng vào thực tiễn đến công tác quản lý lao động trong Xí
nghiệp xe buýt Cầu Bươu nhằm phân tích tìm ra những tồn tại trong cơng tác quản lý
lao động tại doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề tài đưa ra đề xuất giải pháp hồn thiện
cơng tác quản lý lao động cho Xí nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý lao động tại Xí nghiệp. Đề tài căn cứ
vào cơ sở lý luận về quản lý lao động trong doanh nghiệp vận tải ơ tơ từ đó đi sâu vào
phân tích thực trạng cơng tác quản lý lao động tại Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu dựa
vi


trên những tài liệu mà Xí nghiệp cung cấp để tìm ra những bất cập về lao động trong
Xí nghiệp cần được giải quyết trong năm 2021. Căn cứ vào đặc điểm SXKD, định
hướng phát triển của Xí nghiệp và định hướng phát triển chung của ngành để kịp thời
đưa ra các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý lao động cho Xí nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích: từ những số liệu sơ cấp, thứ cấp thu thập được tại doanh
nghiệp ta tiến hành tính tốn phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan
cho cơng tác quản lý lao động của Xí nghiệp.

Phương pháp tổng hợp: tổng hợp số liệu từ các nguồn sách, báo, internet…để có
cái nhìn tổng qt về cơng tác quản lý lao động của Xí nghiệp nói riêng.
Phương pháp xã hội và thực địa: liên hệ thực tế tại Xí nghiệp và với nhiều Xí
nghiệp, Cơng ty khác nhau để từ đó có cái nhìn tổng qt nhất về cơng tác quản lý lao
động tại Xí nghiệp.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bản đồ án được kết
cấu thành 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý lao động trong doanh nghiệp vận tải.
- Chương II: Phân tích thực trạng cơng tác quản lý lao động của Xí nghiệp xe
buýt Cầu Bươu
- Chương III: Các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý lao động cho Xí nghiệp
xe buýt Cầu Bươu.

vii


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP VẬN TẢI
1.1. Cơ sở lý luận về vận tải và doanh nghiệp vận tải
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vận tải
Vận tải là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hố, hành khách trong
không gian và thời gian cụ thể để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
Sản phẩm vận tải là sự di chuyển vị trí của đối tượng chun chở, cũng có 2
thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Bản chất và hiệu quả mong muốn của sản phẩm
vận tải là thay đổi vị trí chứ khơng phải thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất lý
hoá của đối tượng vận tải. Sản phẩm vận tải là sản phẩm cuối cùng của ngành giao
thông vận tải, các quá trình đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý đều nhằm mục đích tạo
ra các sản phẩm vận tải chất lượng phục vụ nhu cầu vận tải của con người.
Sản phẩm vận tải không thể dự trữ được, nên đáp ứng được nhu cầu tăng đột biến

thì ngành vận tải phải dự trữ năng lực.
Sản phẩm vận tải là sản phẩm đặc biệt, khơng có hình thái vật chất cụ thể, khơng
tồn tại độc lập mà nó tồn tại trong q trình kinh doanh ra nó, được kinh doanh gắn liền
với tiêu thụ, và chỉ tồn tại trong q trình vận tải, nó khơng tồn tại sau khi tiêu thụ như
các sản phẩm vật chất thông thường mà biến mất ngay khi quá trình vận tải kết thúc.
Sản phẩm vận tải được định lượng qua 2 chỉ tiêu là khối lượng vận chuyển (Q)
và khối lượng luân chuyển (P). Có 2 dạng sản phẩm vận tải là vận tải hàng hoá
(VTHH) và vận tải hành khách (VTHK) và được tính bằng đơn vị kép, đối với vận tải
hàng hố là Tấn và T. Km cịn đối với vận tải hành khách là HK.Km. Các tác nghiệp
của quá trình vận tải do đó cũng khác nhau để phù hợp tính chất, nhu cầu vận tải.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp vận tải
Doanh nghiệp vận tải ô tô là các doanh nghiệp có xe chuyên chở khách và hàng
hố. Có thể là xe khách, xe taxi, xe chở hàng, xe cho thuê có lái, xe cho th khơng lái,
hợp đồng đưa đón cán bộ cơng nhân viên, hợp đồng vận chuyển hàng hoá và các dịch
vụ có liên quan…
Có thể hiểu về vận tải ơ tơ như sau: Vận tải là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí
của hàng hố, hành khách trong khơng gian và thời gian băng ô tô trên đường bộ nhằm
thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Vận tải nói chung và vận tải ơ tơ nói riêng có
chức năng vận chuyển hàng hoá và hành khách nhằm đáp ứng yêu cầu nguyên nhiên
vật liệu để sản xuất và sự đi lại của con người. Vì vậy, nó rất cần thiết đối với tất cả
các giai đoạn của quá trình sản xuất, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Các yếu tố của vận tải ô tô lần lượt là: Cơ sở hạ tầng phục vụ cho giao thông vận
tải, các tuyến đường bộ, phương tiện vận chuyển là ô tô, nhu cầu của hành khách và
1


khả năng đáp ứng được của phương thiện hay khả năng quản lý của doanh nghiệp kinh
doanh vận tải bằng ô tô
“Doanh nghiệp vận tải là một đơn vị hay tổ chức được thành lập để thực hiện
chức năng sản xuất, kinh doanh sản phẩm vận tải hàng hoá, hành khách hay các

loại dịch vụ vận tải (dịch vụ bến bãi, dịch vụ xếp dỡ, dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa
phương tiện vận tải, dịch vụ đại lý vận tải,…) trên thị trường nhằm đáp ứng nhu
cầu của xã hội” [1].
1.2. Lao động trong doanh nghiệp vận tải
1.2.1. Khái niệm về lao động
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các
vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất đó là sự vận động của
sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động cũng chính là
q trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ
nhu cầu con người. Lao động là điều kiện đầu tiên, là yếu tố cơ bản quyết định hiệu
quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để lao động đạt hiệu quả tối đa địi hỏi phải
thực hiện tốt cơng tác quản lý lao động.
1.2.2. Đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp vận tải
Xét về nghề nghiệp thì lao động trong doanh nghiệp vận tải có những đặc điểm
chủ yếu sau:
 Lái xe:
Đây là một loại lao động mang tính đặc thù. Bởi vì:
- Tính độc lập tương đối cao, thể hiện ở chỗ họ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ
quá trình vận tải từ khâu khai thác nhu cầu vận chuyển đến việc tổ chức vận chuyển và
thanh toán với khách hàng. Mặt khác hoạt động vận tải lại diễn ra bên ngồi phạm vi
doanh nghiệp trong một khơng gian rộng lớn. Từ đó địi hỏi người lái xe phải có phẩm
chất như: Có tính độc lập tự chủ và ý thức tự giác cao, có khả năng sáng tạo và xử lý
linh hoạt các tình huống phát sinh trên đường.
- Lao động của lái xe là loại lao động kết hợp giữa cơ bắp và thần kinh (Lao động
chân tay và lao động trí óc).
- Đây là loại lao động phức tạp, nặng nhọc, nguy hiểm đòi hỏi lái xe phải có sức
khỏe tốt, tay nghề và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng.
- Lao động của lái xe là lao động địi hỏi ý thức trách nhiệm cao.
 Cơng nhân bảo dưỡng sửa chữa:
Đặc điểm lao động của công nhân BDSC giống như lao động trong doanh nghiệp

công nghiệp. Tính chất cơng việc đa dạng, phức tạp, nặng nhọc đòi hỏi kết hợp cả lao
động chân tay và lao động trí óc nên lao động cần phải có sức khỏe, tay nghề tốt…
 Lao động quản lý:
2


Đây là dạng lao động đặc biệt (thiên về lao động trừu tượng). Sản phẩm của lao
động quản lý tạo ra khó có thể đánh giá và định lượng một cách chính xác. Tính chất
cơng việc địi hỏi người quản lý phải có trình độ cao và có thể xử lý các thông tin nhanh.
1.2.3. Phân loại lao động trong doanh nghiệp vận tải
Tuỳ theo mục đích quản lý mà lao động doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều
tiêu thức khác nhau. Thông thường để phục vụ cho công tác quản lý, lao động được
phân loại theo các tiêu thức sau: theo nghề nghiệp; theo trình độ; theo tính chất tham
gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Theo chế độ sử dụng lao
động... Trong doanh nghiệp vận tải, lao động được phân loại như sau:
 Theo nghề nghiệp:
- Lái xe, nhân viên bán vé (phụ xe)
- Thợ máy, công nhân bảo dưỡng sửa chữa
- Nhân viên kỹ thuật
- Lao động quản lý
- Lao động khác
 Theo trình độ gồm:
- Lao động được đào tạo (sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp,…)
- Lao động chưa qua đào tạo (lao động phổ thơng)
 Theo tính chất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
- Lao động sản xuất chính
- Lao động sản xuất phụ
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
 Theo chế độ sử dụng lao động:

- Lao động theo hợp đồng dài hạn
- Lao động theo hợp đồng ngắn hạn
- Lao động thời vụ
1.3. Cơ sở lý luận về công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp vận tải
1.3.1. Khái niệm về quản lý lao động
Quản lý được hiểu là một hoạt động có hướng, có mục đích của chủ thể quản lý
(người quản lý) bằng các cách thức khác nhau (trực tiếp hay gián tiếp) tác động vào
đối tượng quản lý (người bị quản lý) để hướng cho đối tượng quản lý vận động và phát
triển theo yêu cầu của chủ thể quản lý.
Quản lý lao động là sự tác động liên tục, có tổ chức, có mục đích của chủ thể
quản lý lên tập thể người lao động trong hệ thống, sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng của
xã hội nhằm mục tiêu đề ra theo đúng luật định và mục tiêu hiện hành.
Nói cách khác, quản lý lao động là hoạt động của các bộ phận quản lý tác động
vào các bộ phận bị quản lý thông qua một hệ thống những nguyên tắc, phương pháp
nhất định nhằm hướng bộ phận bị quản lý đạt được mục tiêu chung đề ra.
3


1.3.2. Vai trò và chức năng của quản lý lao động
1.3.2.1. Vai trò
Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự
thành bại của tổ chức. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu
được của tổ chức. Mặt khác, quản lý tổ chức cũng không hiệu quả nếu tổ chức không
quản lý tốt nguồn nhân lực.
Một tổ chức hay doanh nghiệp dù cho có nguồn tài chính phong phú, nguồn tài
nguyên dồi dào với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, có cơng thức khoa học kỹ
thuật thần kỳ mà khơng có yếu tố của con người thì cũng vơ dụng. Chính cách quản lý
nhân sự giúp phát huy nguồn lực con người. Cách quản lý nhân sự tạo ra bộ mặt văn
hóa của doanh nghiệp tổ chức, tạo ra bầu khơng khí vui tươi phấn khởi hay căng thẳng.
Quản lý lao động giúp khai thác tốt các khả năng, tiềm năng nâng cao năng suất

lao động và lợi thế cạnh tranh cho tổ chức. Quản lý lao động thể hiện quan điểm nhân
bản về quyền lợi người lao động nâng cao vị thế và giá trị người lao động, chú trọng giải
quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, doanh nghiệp với người lao động.
1.3.2.2. Chức năng
Lao động là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp, tổ chức. Mục tiêu của
quản lý lao động cơ bản trong doanh nghiệp là thu hút, lôi cuốn những người giỏi về
với doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và
nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp, động viên, thúc đẩy nhân viên tạo điều kiện
cho họ bộc lộ, phát triển và cống hiến tài năng cho doanh nghiệp, giúp họ gắp bó, tận
tâm và trung thành với tổ chức, doanh nghiệp.
1.3.3. Các phương pháp và công cụ quản lý lao động
1.3.3.1. Các phương pháp quản lý lao động
Phương pháp quản lý là tổng hợp tất cả các cách thức tác động của chủ thể quản
lý vào đối tượng quản lý. Để quản lý lao động ta có nhiều phương pháp quản lý khác
nhau như:


Phương pháp hành chính mệnh lệnh

Đây là phương pháp quyền lực mà người lãnh đạo buộc đối tượng quản lý (lao
động) phải tuân theo chỉ thị, mệnh lệnh được đưa ra (thông thường các chỉ thị được
đưa ra dưới dạng văn bản quyết định) áp dụng khi không thống nhất được quyết định.
Ưu điểm: Tác động nhanh và trực tiếp đến đối tượng quản lý, bởi vậy nó được sử
dụng trong các trường hợp khơng có đủ thời gian để đối tượng quản lý lựa chọn, tình
hình khẩn cấp và nhiệm vụ quản lý cực kỳ quan trọng.
Nhược điểm: Mang tính cứng nhắc về mặt tâm lý, đối tượng quản lý khó chấp
nhận (gây ức chế về tâm lý đối với lao động). Không thể sử dụng phương pháp này lâu
dài được.
4





Phương pháp quản lý bằng biện pháp kinh tế

Đây là phương pháp mà người quản lý sử dụng các công cụ, địn bẩy kinh tế để
tác động lên lợi ích của lao động, các công cụ và biện pháp kinh tế đó là: cơng cụ tiền
lương, thưởng, chế độ phúc lợi…
Ưu điểm: Phù hợp với tâm lý người lao động, phát huy được khả năng và tính
sáng tạo, tính chủ động của người lao động. Vì vậy phương pháp này thường mang lại
hiệu quả cao.
Nhược điểm: Thời gian tác động chậm, trong một số trường hợp đặc biệt khó có
thể áp dụng.


Phương pháp tâm lý xã hội

Phương pháp này dựa trên các quy luật tâm lý của người lao động để kích thích
lịng hăng say nhiệt tình của họ. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay,
tuy nhiên nó có nhược điểm là tác dụng lên đối tượng chậm và không thể chỉ áp dụng
một lần mà phải áp dụng nhiều lần.
1.3.3.2. Các công cụ quản lý lao động
Cơng cụ kế hoạch



Bất kỳ một hoạt động có ý thức nào của con người đặc biệt trong lĩnh vực kinh
doanh muốn đạt được mục tiêu đều phải được dự kiến trước về nội dung cũng như
phương thức thực hiện, nói cách khác hoạt động đó cần phải được kế hoạch hóa.
- Kế hoạch : Là một bản dự kiến về mục đích, nội dung cũng như phương thức và

các điều kiện để thực hiện một hoạt động nào đó của con người.
- Kế hoạch hóa : Là sự vận dụng các quy luật kinh tế khách quan vào thực tế
SXKD của doanh nghiệp để dự kiến các chương trình mục tiêu hoạt động của doanh
nghiệp trong tương lai. Thực chất của kế hoạch hóa là q trình dự báo diễn biến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp theo các quy luật phát triển của nó.
Cơng cụ kế hoạch trong quản lý lao động :
- Nhu cầu lao động của doanh nghiệp:
Các phương pháp xác định nhu cầu lao động :






Phương pháp định biên
Phương pháp tính tốn theo quỹ thời gian làm việc
Phương pháp cân đối khả năng về nguồn quỹ tiền lương
Theo định mức lao động tổng hợp
Theo năng suất lao động

- Kế hoạch tuyển dụng: Các doanh nghiệp ln xây dựng cho mình kế hoạch
tuyển dụng phù hợp dựa trên lao động kế hoạch và thực tế.
5


- Kế hoạch đào tạo: Nhằm nâng cao chất lượng lao động, doanh nghiệp xây dựng
kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao tay nghề, trình độ cho lao động qua các lớp tập huấn,
chương trình nâng cao.
- Kế hoạch tiền lương: Tiền lương là cơng cụ kích thích sự say mê, cống hiến làm
việc của lao động, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch tiền lương sao cho phù

hợp với cơ chế chính sách của nhà nước và cơng sức bỏ ra của người lao động.


Cơng cụ hạch tốn kinh tế

Hạch toán kinh tế là một phương thức tổ chức quản lý điều hành nền kinh tế trên
cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế, các đòn bẩy kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao nhất
với chi phí nhỏ nhất. Trong phương thức này người ta quan tâm tối đa về mặt kinh tế
của toàn tập thể và của từng cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Mỗi đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi, kinh doanh là phải có lãi.
Nội dung sử dụng cơng cụ hạch tốn kinh tế, hạch toán nội bộ trong quản lý lao
động:
- Các doanh nghiệp, các bộ phận chủ động tạo ra các điều kiện cần thiết về lao
động để xây dựng phương án kinh doanh đạt hiệu quả cao.
- Các doanh nghiệp cần phải kí kết các hợp đồng lao động, để xác lập quan hệ
pháp lý với người lao động.
- Các đơn vị hạch toán cần xây dựng và thực hiện tốt chế độ khuyến khích lợi ích
và chịu trách nhiệm vật chất: để huy động tốt các nguồn lực tiềm năng trong doanh
nghiệp, các đơn vị hạch tốn phải có chế độ thưởng phạt rõ ràng, đảm bảo công bằng,
công khai, dân chủ.
1.3.4. Các nội dung liên quan đến công tác tổ chức lao động trong doanh
nghiệp vận tải
Nội dung quản lý lao động
Xác
định
nhu
cầu và
cân đối
lao
động


Tuyển
dụng
lao
động

Công
tác sử
dụng

đánh
giá lao
động

Tổ
chức
lao
động
khoa
học

Công
tác đào
tạo lao
động

Sơ đồ 1.1: Nội dung cơng tác quản lý lao động

6


Chế độ
chính
sách
với
người
lao
động


1.3.4.1. Xác định nhu cầu và cân đối lao động
Xác định nhu cầu lao động: là xác định số lượng lao động từng loại cần thiết để
thực hiện nhiệm vụ SXKD của doanh nghiệp trong từng thời kỳ ứng với nó là một cơ
cấu lao động hợp lý theo trình độ và theo nghề nghiệp
Các phương pháp xác định nhu cầu lao động hiện nay:
a)

Phương pháp định biên
Tính tốn theo quỹ thời gian lao động từng loại
Theo mức lao động tổng hợp
Theo năng suất lao động
Phương pháp cân đối khả năng về nguồn chi trả lương.
Xác định nhu cầu lao động bằng phương pháp định biên

Bản chất của phương pháp này là nhu cầu lao động được xác định theo định biên
lao động tính bình qn cho một đơn vị công cụ lao động (1 đầu xe, 1 tấn trọng tải)
hay một đơn vị lao động. Đối với ngành vận tải phương pháp này áp dụng như sau:
- Lái xe được định biên theo số lượng xe có :
𝑁𝑙á𝑖 𝑥𝑒 = 𝐴𝐶 × 𝑘
Trong đó:
𝑁𝑙á𝑖 𝑥𝑒 : số lượng lao động lái xe

𝐴𝐶 : số lượng xe có
k: hệ số định biên trong đó k=1+α nếu lao động làm việc 1 ca/ ngày, k=2+α nếu
làm việc 2 ca/ ngày.
α: hệ số dự phòng
Thợ BDSC được xác định theo số lượng xe có hoặc theo tỉ lệ với lái xe. Thường
chiếm 30 đến 40% so với lao động lái xe.
- Phụ xe: số lượng lao động phụ xe sẽ bằng với số lượng lao động lái xe
𝑁𝑙á𝑖 𝑥𝑒 = 𝑁 𝑝ℎụ 𝑥𝑒
- Lao động gián tiếp thường chiếm 10 đến 15% so với tổng số lái xe và thợ BDSC.
Phương pháp này thường sử dụng để xác định số lượng lao động lái xe và phụ xe.
b) Xác định nhu cầu lao động theo phương pháp tính tốn theo quỹ thời gian làm việc
Công thức tổng quát để xác định nhu cầu lao động theo phương pháp này như sau:
𝑁𝐿Đ 𝑖 =

∑𝑇𝐿Đ𝑖
𝑄𝑇𝐺𝐿Đ𝑖 × 𝐾𝑊𝑙đ𝑖
7


Trong đó:
𝑁𝐿Đ 𝑖 : Nhu cầu về lao động loại i
∑𝑇𝐿Đ𝑖 : Tổng giờ công của lao động i theo nhu cầu (giờ công)
𝑄𝑇𝐺𝐿Đ𝑖 : Quỹ thời gian làm việc của lao động loại i
𝐾𝑊𝑙đ𝑖 : Hệ số tăng năng suất lao động của lao động loại i
Phương pháp này khơng áp dụng được với lái xe vì dù năng suất lao động có tăng
thì ít nhất 1 phương tiện cũng phải có 1 lái xe. Phương pháp này thường dùng để áp
dụng cho lao động BDSC và lao động gián tiếp.
Cụ thể, nhu cầu lao động từng loại trong doanh nghiệp vận tải được xác định theo
phương pháp này như sau:
-


Lao động lái xe
𝑁𝐿𝑋 =

∑𝑇𝐻 + ∑𝑇𝐶𝐾 + ∑𝑇𝑘ℎá𝑐
𝑄𝑇𝐺𝐿𝑋 × 𝐾𝑊𝑙𝑥

Trong đó:
𝑁𝐿𝑋 : Nhu cầu về lao động lái xe
∑𝑇𝐻 : Tổng thời gian làm việc của lái xe trên tuyến
∑𝑇𝐶𝐾 : Tổng thời gian chuẩn kết ( chuẩn bị và kết thúc)
∑𝑇𝑘ℎá𝑐 : Tổng thời gian khác (xe hỏng dọc đường)
𝑄𝑇𝐺𝐿𝑋 : Quỹ thời gian làm việc của lái xe trong năm
𝐾𝑊𝑙𝑥 : Hệ số tăng NSLĐ của lái xe
Quỹ thời gian làm việc của lái xe trong năm được xác định như sau:
𝑄𝑇𝐺𝐿𝑋 = [365 − (𝐷𝑇𝐵,𝐶𝑁 + 𝐷𝑙ễ + 𝐷𝑝ℎé𝑝 + 𝐷𝑘ℎá𝑐 )] × 8
Trong đó:
𝐷𝑇𝐵,𝐶𝑁 ; 𝐷𝑙ễ ; 𝐷𝑝ℎé𝑝 ; 𝐷𝑘ℎá𝑐 : số ngày nghỉ thứ bảy chủ nhật, ngày nghỉ lễ, ngày
nghỉ phép và số ngày nghỉ khác theo chế đô của lái xe trong năm.
-

Nhu cầu về thợ BDSC (𝑁𝐵𝐷𝑆𝐶 )
𝑁𝐵𝐷𝑆𝐶 =

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖ờ 𝑐ơ𝑛𝑔 𝐵𝐷𝑆𝐶 𝑡ạ𝑖 𝑥ưở𝑛𝑔
𝑄𝑇𝐺𝐵𝐷𝑆𝐶 × 𝐾𝑊𝑏𝑑𝑠𝑐

Trong đó:
8



𝑄𝑇𝐺𝐵𝐷𝑆𝐶 : quỹ thời gian làm việc của thợ BDSC (tính tương tự lái xe)
𝐾𝑊𝑏𝑑𝑠𝑐 : Hệ số tăng NSLĐ của thợ BDSC
Thợ phụ chiếm khoảng 15 - 20% so với cơng nhân chính.
Lao động gián tiếp thường chiếm 8 - 12% so với tổng lái xe và thợ BDSC.
c) Xác định nhu cầu lao động theo định mức lao động tổng hợp
Theo phương pháp này, tổng nhu cầu lao động (NLĐ) được xác định theo định
mức lao động tổng hợp tính bình qn cho 10.000 T.Km (hay HK.Km).
𝑁𝐿Đ =

𝐿ượ𝑛𝑔 𝑙𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 ℎà𝑛𝑔 ℎ𝑜á (ℎà𝑛ℎ 𝑘ℎá𝑐ℎ)𝑑ự 𝑘𝑖ế𝑛
đị𝑛ℎ 𝑚ứ𝑐 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑡ổ𝑛𝑔 ℎợ𝑝 𝑐ℎ𝑜 10.000 𝑇. 𝐾𝑚 (𝐻𝐾. 𝐾𝑚) × 10.000

Phương pháp tính tốn theo quỹ thời gian làm việc có ưu và nhược điểm như sau:
- Ưu điểm: độ chính xác cao hơn phương pháp định biên vì gắn được số lao động
với khối lượng công việc.
- Nhược điểm: mới chỉ xét đến yếu tố số lượng lao động, chưa xét đến chất lượng
công việc và hiệu quả sử dụng lao động. Do đó phương pháp này thường dùng để
tính tốn xác định số lao động sau đó cân đối lại bằng phương pháp khác.
d) Xác định nhu cầu lao động theo NSLĐ
Theo phương pháp này, nhu cầu lao động loại i (NLĐi) được xác định trên cơ sở
dự kiến yêu cầu về kết quả lao động của lao động loại i và NSLĐ của lao động loại i:
𝑁𝐿Đ𝑖 =

𝐷ự 𝑘𝑖ế𝑛 𝑘ế𝑡 𝑞𝑢ả 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑙𝑜ạ𝑖 𝑖
𝑁𝑆𝐿Đ 𝑐ủ𝑎 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑙𝑜ạ𝑖 𝑖

Phương pháp này chỉ sử dụng cho ngành sản xuất vật chất phổ biến mang tính
chất phổ thơng.
e) Xác định nhu cầu lao động theo phương pháp cân đối khả năng về nguồn quỹ

tiền lương.
Đối với các đơn vị kinh doanh thì nguồn quỹ tiền lương chính là doanh thu. Từ
doanh thu kế hoạch ta xác định được:
Quỹ tiền lương tối thiểu (QTLmin) ứng với trường hợp doanh thu sau khi bù đắp
chi phí và nộp nghĩa vụ ngân sách, lãi còn lại đạt bằng lãi định mức.
𝑁𝐿Đ𝑖 =

𝑄𝑢ỹ 𝑡𝑖ề𝑛 𝑙ươ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑖
𝑇𝑖ề𝑛 𝑙ươ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑙𝑜ạ𝑖 𝑖

Quỹ tiền lương tối đa (QTLmax) ứng với trường hợp doanh thu sau khi bù đắp
chi phí và nộp nghĩa vụ ngân sách, lãi còn lại = 0.
9


𝑁𝐿Đ𝑖 =

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑞𝑢ỹ 𝑡𝑖ề𝑛 𝑙ươ𝑛𝑔 𝑘ế ℎ𝑜ạ𝑐ℎ
𝑇𝑖ề𝑛 𝑙ươ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Từ quỹ tiền lương tối thiểu và tối đa và tiền lương bình qn có thế xác định số
lao động có thể chi trả lương ứng với QTLmin và QTLmax.
Phương pháp này thường dùng để kiểm tra kết quả xác định nhu cầu lao động của
doanh nghiệp được tính tốn theo các phương pháp khác.
1.3.4.2. Cơng tác tuyển dụng lao động
Khái niệm: Tuyển dụng lao động là quá trình thu hút, đánh giá, lựa chọn ra những
người lao động phù hợp với các vị trí, các cơng việc cịn thiếu trong doanh nghiệp.
a) Mục đích của việc tuyển dụng
Tuyển dụng nhân lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp vì
nó quyết định số lượng chất lượng cán bộ cơng nhân viên có hợp lý hay khơng. Nếu

q trình tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ giúp cơng ty tìm được những lao động phù
hợp với yêu cầu của công việc.
Tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp vận tải ô tô nhằm tạo ra và cung ứng kịp
thời số lao động đủ tiêu chuẩn cho các công việc tại các bộ phận trong doanh nghiệp.
Do tính đặc thù của lao động trong ngành vận tải ô tô, nên cần tuyển dụng lao
động đặc biệt là lái xe và thợ bảo dưỡng sửa chữa có trình độ tay nghề, có trình độ
chun mơn cao để đáp ứng yêu cầu về chất lượng công việc.
b) Yêu cầu của việc tuyển chọn nhân viên vào làm việc cho doanh nghiệp phải
đảm bảo
Tuyển chọn những người có chuyên mơn cần thiết, có thể làm việc đạt NSLĐ
cao, hiệu suất cơng tác tốt
Tuyển dụng được những người có kỷ luật, có sức khỏe, trung thực, gắn bó với
cơng việc và doanh nghiệp.
Nếu tuyển dụng không kỹ, tuyển dụng sai, tuyển theo cảm tính hoặc theo một sức ép
nào đó sẽ dẫn đến hậu quả lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực đã được tuyển chọn.
c) Căn cứ để điều chỉnh tuyển dụng
Tuyển dụng lao động trước hết phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao động của
từng bộ phận trong doanh nghiệp và đặc điểm của từng cơng việc, sau đó cần nhạy bén
đối với tình hình thực tế của thị trường lao động, nghĩa là cần quan tâm đến động cơ,
tâm lý của người lao động. Đồng thời phải xem xét kỹ lưỡng luật lao động và các văn
bản hiện hành đối với công tác tuyển dụng lao động.
10


d) Các bước tuyển dụng
Chuẩn
bị
tuyển
dụng


Thông
báo
tuyển
dụng

Thu
nhận

nghiên
cứu hồ


Tổ
chức
phỏng
vấn trắc
nghiệm
và quan
sát

Kiểm
tra sức
khoẻ

Đánh giá,
quyết
định
thông
báo trúng
tuyển


Sơ đồ 1.2: Quy trình tuyển dụng
Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng: Ở bước này doanh nghiệp cần chuẩn bị về nội
dung thông báo tuyển dụng như:
-

Thông tin đơn vị tuyển dụng
Yêu cầu, tiêu chuẩn, số lượng ứng viên tuyển dụng
Thời gian bắt đầu và kết thúc nhận hồ sơ
Địa điểm nhận hồ sơ
Yêu cầu nội dung dự tuyển
Các lưu ý

Bước 2: Thông báo tuyển dụng: Đưa ra thông báo tuyển dụng về yêu cầu và số
lượng cần tuyển dụng lên bảng tin của công ty, cũng như trang thông tin tuyển dụng để
ứng viên biết.
Bước 3: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ: Tiếp nhận và nghiên cứu sơ lược những
ứng viên đạt yêu cầu để đến vòng phỏng vấn
Bước 4: Tổ chức phỏng vấn và quan sát các ứng viên để chọn ra những ứng viên
đạt yêu cầu
Bước 5: Kiểm tra sức khỏe: Vì đặc thù nghề nghiệp vận tải địi hỏi người lao
động phải có sức khỏe tốt, vì vậy bước này vơ cùng quan trọng.
Bước 6: Đánh giá ứng cử viên và quyết định, thông báo ứng viên trúng tuyển
1.3.4.3. Công tác tổ chức lao động khoa học
Khái niệm: Tổ chức lao động khoa học là tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân
tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng, thông qua việc áp
dụng vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu khoa học
và kinh nghiệm tiên tiến.
Mục đích, ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học:
Mục đích: Tổ chức lao động khoa học nhằm đạt được kết quả lao động cao đồng

thời cải thiện được điều kiện làm việc cho người lao động nhằm bảo đảm sức khỏe, an
11


toàn cho người lao động và phát triển toàn diện người lao động, góp phần củng cố các
mối quan hệ xã hội giữa người lao động và phát triển các tập thể lao động.
Ý nghĩa: Việc áp dụng các biện pháp tổ chức lao động khoa học có ý nghĩa về
mặt kinh tế và xã hội rất lớn.
-

Về mặt kinh tế :

Trước hết, tổ chức lao động khoa học cho phép nâng cao năng xuất lao động và
tăng cường hiệu quả của sản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu quả
tư liệu sản xuất hiện có, tổ chức lao động khoa học là điều kiện không thể thiếu được
để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của sản xuất.
-

Về mặt xã hội :

Tổ chức lao động khoa học không chỉ nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của
sản xuất, mà còn có tác dụng giảm nhẹ lao động và an tồn lao động, đảm bảo sức khoẻ
cho người lao động làm cho người lao động khơng ngừng hồn thiện chính mình, thu
hút con người tự tham gia vào lao động cũng như nâng cao trình độ và văn hố của họ.
Ngun tắc của tổ chức lao động khoa học
Để đạt được hiệu quả cao, việc áp dụng tổ chức lao động khoa học vào thực tiễn
đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc về tính khoa học của các biện pháp: đối với biện pháp tổ chức lao
động khoa học trước hết phải thiết kế và áp dụng dựa trên cơ sở vận dụng các kiến
thức khoa học, thể hiện ở việc áp dụng các nguyên tắc khoa học, các tiêu chuẩn, quy

định, phương pháp khoa học.
- Nguyên tắc về tính tổng hợp của việc áp dụng các biện pháp tổ chức lao động
khoa học: Nguyên tắc này đòi hỏi các sự việc vấn đề phải được nghiên cứu, xem xét
trong các mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, trong quan hệ giữa các bộ phận với
tồn bộ và xem xét trên nhiều mặt, chứ khơng tách rời nhau, khơng có những kết luận
phiến diện.
- Ngun tắc về tính đồng bộ của biện pháp: Địi hỏi tổ chức lao động khoa học
khi thực hiện, phải triển khai giải quyết đồng bộ các vấn đề có liên quan. Ngun tắc
này địi hỏi phải có sự tham gia phối hợp đồng bộ của tồn cơng ty, các bộ phận phòng
ban chức năng và sự thống nhất các hoạt động phối hợp của lãnh đạo công ty.
- Nguyên tắc về tính khoa học của cơng tác tổ chức lao động khoa học: Đòi hỏi
tất cả các biện pháp tổ chức lao động khoa học phải được kế hoạch hóa trên cơ sở
những nguyên tắc, những phương pháp khoa học. Mặt khác, các biện pháp tổ chức lao
động khoa học phải có tác dụng trực tiếp nâng cao các chỉ tiêu trong kế hoạch của
công ty.

12


- Nguyên tắc về tính quần chúng của việc xây dựng và áp dụng các biện pháp tổ
chức lao động khoa học: Địi hỏi phải có sự tự giác tham gia của tập thể lao động, phát
triển và tận dụng được các sáng kiến, sáng tạo của cá nhân và tập thể lao động.
1.3.4.4. Công tác sử dụng và đánh giá lao động

Phân tích số lượng và kết cấu lao động trong doanh nghiệp
Mục đích: đánh giá sự phù hợp của nó với tình hình, đặc điểm và điều kiện sản
xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
Khi phân tích số lượng lao động trước hết nhu cầu lao động theo kế hoạch cần
phải điều chỉnh lại cho phù hợp với nhiệm vụ SXKD thực tế.
Nhu cầu lao động có thể điều chỉnh theo :

- Tổng sản lượng
- Tổng doanh thu
- Tổng giờ cơng
Sau đó người ta so sánh số lao động thực tế của doanh nghiệp với nhu cầu lao
động đã điều chỉnh để đánh giá mức độ thừa thiếu lao động tuyệt đối trong nghiệp.
Việc phân tích kết cấu lao động thường được tiến hành theo nghề nghiệp hoặc
lĩnh vực kinh doanh. Khi phân tích kết cấu lao động vấn đề quan trọng là phải phân
tích để tìm ra một kết cấu lao động hợp lý. Một kết cấu lao động trong doanh nghiệp
được coi là hợp lý nếu đảm bảo :
- Sử dụng tốt nhất từng loại lao động trong doanh nghiệp
- Sự cân đối giữa các loại lao động
- Năng suất lao động và hiệu quả sử dụng lao động là cao nhất.
Phân tích sự biến động của lao động trong doanh nghiệp



Một doanh nghiệp mà trong thời gian dài khơng có sự biến động về lao động sẽ
dẫn đến năng suất lao động thấp, sản xuất kém hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
sự biến động của lao động nhưng có thể phân ra một số nhóm nguyên nhân cơ bản sau:
- Cán bộ công nhân viên chuyển đi nơi khác cho phù hợp theo yêu cầu cá nhân.
- Cán bộ công nhân viên chuyển đi do không đáp ứng nhiệm vụ được giao.
- Cán bộ công nhân viên chuyển đi để đào tạo hoặc đảm nhiệm chức vụ khác
theo sự điều động của cơ quan quản lý cấp trên.
- Cán bộ công nhân viên chuyển đến để thay thế và đáp ứng nhu cầu mở rộng sản
xuất kinh doanh.
Khi phân tích sự biến động của lao động người ta phân tích các chỉ tiêu sau:
-

Sự biến động lao động tuyệt đối
∑𝑁𝑏𝑖ế𝑛 độ𝑛𝑔 = 𝑁𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 đế𝑛 + 𝑁𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 đ𝑖

13


Trong đó: 𝑁𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 đế𝑛 , 𝑁𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 đ𝑖 : là số lao động chuyển đến và chuyển đi của
doanh nghiệp.
-

Cường độ biến động lao động
𝐾𝑏𝑖ế𝑛 độ𝑛𝑔 =

∑𝑁𝑏𝑖ế𝑛 độ𝑛𝑔
𝑁𝐿đ

Hai chỉ tiêu trên chỉ cho phép ta đánh giá một cách khái quát về sự biến động của
lao động chứ chưa chỉ rõ nguyên nhân của sự biến động đó. Để thấy rõ nguyên nhân
người ta xác định các chỉ tiêu sau đây:
Hệ số biến động lao động chuyển đi (Kchuyển đi):
𝐾𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 đ𝑖 =

𝑁𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 đ𝑖
𝑁𝑙đ

𝑁𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 đ𝑖 : Số lượng lao động chuyển đi
𝑁𝑙đ : Tổng số lao động
Hệ số biến động lao động chuyển đến (Kchuyển đến)
𝐾𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 đế𝑛 =

𝑁𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 đế𝑛
𝑁𝑙đ


𝑁𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 đế𝑛 : Số lượng lao động chuyển đến
𝑁𝑙đ : Tổng số lao động
Hệ số lao động chuyển đến để thay thế (Kthay thế):
𝐾𝑡ℎ𝑎𝑦 𝑡ℎế =

𝑁𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 đế𝑛 để 𝑡ℎ𝑎𝑦 𝑡ℎế
𝑁𝑡ℎ𝑖ế𝑢 𝑑𝑜 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 đ𝑖

𝑁𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 đế𝑛 để 𝑡ℎ𝑎𝑦 𝑡ℎế : Số lượng lao động chuyển đến để thay thế
𝑁𝑡ℎ𝑖ế𝑢 𝑑𝑜 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 đ𝑖 : số lượng lao động thiếu do chuyển đi
Hệ số ổn định của lao động (Kổn định):
𝐾ổ𝑛 đị𝑛ℎ =

-

𝑠ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑙à𝑚 𝑣𝑖ệ𝑐 𝑡𝑟ê𝑛 5 𝑛ă𝑚
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝

Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
Phân tích việc sử dụng lao động theo thời gian lao động :
Để đánh giá việc sử dụng thời gian lao động người ta sử dụng các chỉ tiêu:

+ Hệ số sử dụng quỹ thời gian theo lịch (K1):

14


𝐾1 =

𝑄𝑢ỹ 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑙à𝑚 𝑣𝑖ệ𝑐 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑞𝑢𝑦 đị𝑛ℎ 𝑐ủ𝑎 𝐷𝑁

𝑄𝑢ỹ 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑙à𝑚 𝑣𝑖ệ𝑐 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑙ị𝑐ℎ

+ Hệ số sử dụng quỹ thời gian theo quy định (K2):
𝐾2 =
-

𝑄𝑢ỹ 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑙à𝑚 𝑣𝑖ệ𝑐 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế
𝑄𝑢ỹ 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑙à𝑚 𝑣𝑖ệ𝑐 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑞𝑢𝑦 đị𝑛ℎ 𝑐ủ𝑎 𝐷𝑁

Phân tích tình hình phân cơng lao động của doanh nghiệp:

Phân công lao động sản xuất là sự phân chia quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp thành những công việc khác nhau theo số lượng và tỷ lệ nhất định phù
hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, họ bố trí
cơng nhân cho từng cơng việc phù hợp với năng lực, khả năng của họ.
Để đánh giá tình hình phân cơng lao động cũng như chất lượng của công nhân
trong doanh nghiệp vận tải ô tô (thợ BDSC) ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Cấp bậc cơng nhân bình qn (CBCN):
𝐶𝐵𝐶𝑁 =

𝐶𝐵𝑖 × 𝑁𝑐𝑛𝑖
∑𝑁𝐶𝑁

Trong đó:
𝐶𝐵𝑖 : cấp bậc trong bảng phân loại trình độ tay nghề
𝑁𝑐𝑛𝑖 : số công nhân cấp bậc i
∑𝑁𝐶𝑁 : tổng số cơng nhân trong doanh nghiệp
+ Cấp bậc cơng việc bình quân (CBCV)
𝐶𝐵𝐶𝑉 =


∑𝐶𝐵𝑐𝑣𝑖 × 𝑇𝑐𝑣𝑖
(𝑏ậ𝑐)
∑𝑇𝐶𝑁

+ Hệ số đảm nhiệm của công nhân (Kđn)
𝐾đ𝑛 =

𝐶𝐵𝐶𝑁
𝐶𝐵𝐶𝑉

𝐾đ𝑛 < 1 : cấp bậc công việc bình quân lớn hơn nhiều so với cấp bậc cơng nhân
thì chất lương cơng việc khơng đảm bảo.
𝐾đ𝑛 > 1 : cấp bậc cơng nhân bình qn lớn hơn nhiều so với cấp bậc cơng việc
bình qn gây dư thừa năng lực lao động gây lãng phí trong cơng tác sử dụng lao động
của doanh nghiệp.
𝐾đ𝑛 = 1 : cấp bậc công việc tương đương với cấp bậc công nhân đảm bảo duy
trì chất lượng cơng việc hiệu quả.
15


-

Phân tích năng suất lao động

Năng suất lao động là một phạm trù phản ánh kết quả và hiệu quả sử dụng lao
động sống. Năng suất lao động phản ánh năng lực sản xuất của người lao động có thể
sản xuất một số lượng sản phẩm nhất định trong một đơn vị thời gian.
Năng suất lao động (Wlđ) được xác định như sau:
𝑊𝑙đ =


𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔
(𝐻𝐾. 𝐾𝑚/𝑛𝑔ườ𝑖 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑇. 𝐾𝑚/𝑛𝑔ườ𝑖)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔

Quy trình phân tích năng suất lao động trong doanh nghiệp:
Bước 1: Phân tích chung tình hình năng suất lao động.
Bước 2: Đánh giá tình hình năng suất lao động dựa trên kết quả phân tích
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:
+ Tỷ suất lợi nhuận của lao động(Rn)
𝑅𝑛 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔

+ Hệ số doanh lợi của lao động (Hd)
𝐻𝑑 =
-

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛
𝑄𝑢ỹ 𝑙ươ𝑛𝑔

Cơng tác đánh giá lao động

Mục đích của cơng tác đánh giá lao động:
 Cải thiện hiệu quả thông tin phản hổi
 Lập kế hoạch phát triển nhân lực trong doanh nghiệp
 Phát triển tài nguyên nhân sự, thiết lập chế độ lương, thưởng phù hợp
Ý nghĩa của công tác đánh giá lao động trong doanh nghiệp:
 Làm căn cứ cho hoạt động nhân sự của công ty
 Khuyến khích, tạo động lực cho người lao động

Để tổ chức công tác đánh giá lao động, các công ty tổ chức đánh giá lao động
theo chu kì và tổng kết đánh giá lao động cuối năm tùy thuộc vào từng loại lao động
khác nhau, tính chất cơng việc của lao động,…Các công ty đồng thời phải xây dựng
các chỉ tiêu đánh giá lao động để có thể đánh giá được lao động trong cơng ty mình, ví
dụ như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động như năng suất lao động, tỷ suất
lợi nhuận lao động,...Các phòng ban, các lao động phải có nhiệm vụ phối hợp với lãnh
đạo để tổ chức tốt công tác đánh giá lao động. Sau khi tổng hợp được các số liệu về
đánh giá lao động tiến hành phân chia lao động thành các mức:
16


×