TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI KINH TẾ
-----***-----
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI ÔTÔ
ĐỀ TÀI:
TỔ CHỨC VẬN TẢI THANH LONG BẰNG CONTAINER
TRÊN TUYẾN BÌNH THUẬN – TÂN THANH CHO CƠNG TY
CỔ PHẦN TIMESCOM TỒN CẦU
HOÀNG THỊ MAI
Hà Nội 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI KINH TẾ
-----***-----
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI Ô TÔ 1
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI ÔTÔ
ĐỀ TÀI:
TỔ CHỨC VẬN TẢI THANH LONG BẰNG CONTAINER TRÊN
TUYẾN BÌNH THUẬN – TÂN THANH CHO CƠNG TY CỔ PHẦN
TIMESCOM TỒN CẦU
Giảng viên hướng dẫn
: PGS. TS Trần Thị Lan Hương
Sinh viên thực hiện
: Hoàng Thị Mai
Mã sinh viên
: 182203242
Lớp
: Kinh tế vận tải ơ tơ 01
Khóa
: K59
Hà Nội 2022
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................i
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH VẼ.....................................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG
CONTAINER ...................................................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về vận tải hàng hóa bằng container ........................................................ 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại container .............................................................................. 3
1.1.2. Hàng hóa và phân loại hàng hóa................................................................................ 5
1.1.3. Vận chuyển thanh long .............................................................................................. 8
1.2. Điều kiện khai thác vận tải hàng hoá bằng container .............................................. 8
1.2.1. Điều kiện vận tải ........................................................................................................ 8
1.2.2. Điều kiện tổ chức kĩ thuật........................................................................................ 10
1.2.3. Điều kiện khí hậu..................................................................................................... 10
1.2.4. Điều kiện đường sá .................................................................................................. 11
1.3. Vận tải hàng hóa bằng container ............................................................................. 11
1.3.1. Cơ sở kĩ thuật........................................................................................................... 12
1.3.2. Các phương pháp giao nhận hàng hóa bằng container ........................................... 15
1.3.3. Cước phí trong vận tải container ............................................................................. 15
1.4. Công tác tổ chức vận tải hàng hóa bằng container ................................................ 16
1.4.1. Điều tra khai thác luồng hàng và kí kết hợp đồng vận tải ...................................... 18
1.4.2. Lập kế hoạch vận tải ................................................................................................ 19
1.4.3. Lựa chọn phương tiện và bố trí phương tiện trên hành trình .................................. 20
1.4.4. Xác định các chỉ tiêu khai thác kĩ thuật................................................................... 22
1.4.5 Xây dựng thời gian biểu và biểu đồ chạy xe ........................................................... 26
1.4.6 Tổ chức lao động cho lái xe...................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG
TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNG HĨA BẰNG CONTAINER CỦA CƠNG TY CỔ
PHẦN TIMESCOM TỒN CẦU ................................................................................... 29
2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Timescom Toàn cầu ............................................. 29
i
2.1.1 Q trình hình thành và phát triển của cơng ty ........................................................ 29
2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp ................................................................. 31
2.1.3. Cơ sở vật chất và lao động của công ty ................................................................... 35
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ............................................... 41
2.2. Điều kiện khai thác vận tải của công ty ................................................................... 45
2.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................................ 45
2.2.2. Điều kiện đường xá ................................................................................................. 46
2.2.3. Điều kiện khí hậu.................................................................................................... 47
2.2.4. Điều kiện vận tải ...................................................................................................... 48
2.2.5.Điều kiện tổ chức kĩ thuật......................................................................................... 52
2.3. Phân tích hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng container trên Bình Thuận Tân Thanh ......................................................................................................................... 54
2.3.1. Giới thiệu tổng quan về tuyến ................................................................................. 54
2.3.2. Tình hình vận chuyển hàng hóa trên tuyến ............................................................. 55
2.3.3. Phương tiện vận chuyển trên tuyến ......................................................................... 55
2.3.4. Lộ trình chạy xe trên tuyến ...................................................................................... 56
2.3.5. Công tác tổ chức lao động và phương tiện trên tuyến ............................................ 57
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN TỔ CHỨC VẬN TẢI THANH LONG
BẰNG CONTAINERVTRÊN TUYẾN BÌNH THUẬN - TÂN THANH .................... 59
3.1. Căn cứ xây dựng phƣơng án .................................................................................... 59
3.1.1 Căn cứ pháp lí ........................................................................................................... 59
3.1.2 Thuận lợi, khó khăn doanh nghiệp và định hướng của doanh nghiệp trong tương lai
........................................................................................................................................... 59
3.1.3 Kế hoạch vận chuyển của công ty năm 2022 ........................................................... 61
3.2 Xây dựng phƣơng án tổ chức vận tải thanh long bằng container trên tuyến Bình
Thuận - Tân Thanh cho cơng ty ...................................................................................... 61
3.2.1. Điều tra và ký hợp đồng vận chuyển ....................................................................... 62
3.2.2 Lập hành trình chạy xe trên tuyến ............................................................................ 63
3.2.3 Lựa chọn phương tiện vận chuyển ........................................................................... 66
3.2.4 Phối hợp giữa vận tải và xếp dỡ ............................................................................... 73
3.2.5 Định mức các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật trên tuyến ................................................ 74
3.2.6 Xây dựng thời gian biểu và biểu đồ chạy xe trên tuyến ........................................... 79
ii
3.2.7 Tổ chức lao động cho lái xe và quản lý xe trên tuyến .............................................. 82
3.3 Đánh giá hiệu quả của phƣơng án vận tải................................................................ 84
3.3.1 Đánh giá hiệu quả về mặt sử dụng phương tiện ....................................................... 84
3.3.2 Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính .......................................................................... 85
3.3.3 Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội .............................................................................. 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 88
iii
DANH MỤC VIẾT TẮT
BOD
Board of Directors
QLCL
Quản lý chất lượng
XNK
Xuất nhập khẩu
BDSC
Bảo dưỡng sửa chữa
VND
Việt Nam Đồng
VT
Vận tải
ĐCT
Đường cao tốc
DT
Doanh thu
LN
Lợi nhuận
ĐT
Đường tỉnh
VN
Việt Nam
HN
Hà Nội
HP
Hải Phịng
ĐN
Đà Nẵng
HCM
Hồ Chí Minh
KCN
Khu cơng nghiệp
QL
Quốc lộ
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TEU
Twenty-Foot Equivalent Unit
TNDS
Trách nhiệm dân sự
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
ICD
Inland Container Depot
CFS
Container Freight Station
GTVT
Giao thông vận tải
B/L
Bill of Lading
PA
Phương án
CY
Container Yard
Twenty-Foot Equivalent
TEU
Units
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Phân loại kích cỡ và trọng tải của container ...................................................... 3
Bảng 2. 1: Quy mô doanh nghiệp ...................................................................................... 36
Bảng 2. 2 :Cơ cấu lao động trong cơng ty Timescom Tồn Cầu năm 2021 ..................... 37
Bảng 2. 3: Cơ cấu lao động theo trình độ cấp bậc ............................................................. 39
Bảng 2. 4:Tiền lương năm 2019-2021 của công ty ........................................................... 41
Bảng 2. 5:Kết quả hoạt động vận tải của công ty .............................................................. 42
Bảng 2. 6: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ........................................................ 43
Bảng 2. 7:Khối lượng vận chuyển một số tuyến chính của cơng ty................................. 49
Bảng 2. 8: Số phương tện hiện tại của công ty .................................................................. 52
Bảng 2. 9: Tổng Km xe chạy và số lần BDSC định kỳ ..................................................... 53
Bảng 2. 10: Phương tiện hoạt động trên tuyến .................................................................. 56
Bảng 3. 1: Thông tin lô hàng vận chuyển của công ty ...................................................... 62
Bảng 3. 2:Thơng tin trạm thu phí trên tuyến đối với xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe
chở hàng bằng container 40 feet trên phương án 1 ........................................................... 64
Bảng 3. 3:Thơng tin trạm thu phí trên tuyến đối với xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe
chở hàng bằng container 40 feet trên phương án 2 ........................................................... 64
Bảng 3. 4: So sánh 2 phương án vận chuyển trên tuyến Bình Thuận - Tân Thanh .......... 65
Bảng 3. 5: Thông số lỹ thuật container 40’DC .................................................................. 68
Bảng 3. 6: So sánh 2 loại sơ mi rơ mooc ........................................................................... 70
Bảng 3. 7: So sánh chi phí bảo hiểm giữa hai loại đầu kéo ............................................... 72
Bảng 3. 8: So sánh chi phí trích trước săm lốp.................................................................. 72
Bảng 3. 9: So sánh 2 chi phí bỏ ra khi tham ra vào hành trình ......................................... 72
Bảng 3. 10: Thông số kỹ thuật xe đầu kéo Hongyan 390HP (6x4) ................................... 73
Bảng 3. 11: Thời gian tác nghiệp xếp container lên phương tiện tại khu xếp hàng .......... 73
Bảng 3. 12: Định mức tốc độ kỹ thuật trên các đoạn đường chiều đi ............................... 75
Bảng 3. 13: Định mức tốc độ kỹ thuật trên đoạn đường chiều về ..................................... 76
Bảng 3. 14: Tổng hợp các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật cho hành trình ............................... 78
Bảng 3. 15: Thời gian biểu chạy xe trên hành trình Bình Thuận - Tân Thanh ................. 80
Bảng 3. 16: Thời gian biểu chạy xe trên hành trình Tân Thanh- Bình Thuận .................. 80
Bảng 3. 17: So sánh các chỉ tiêu khai thác của 2 phương án ............................................ 84
v
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1: Phân loại container theo các tiêu chuẩn .........................................................5
Hình 1. 2: Sơ đồ phân loại hàng hóa ...............................................................................6
Hình 2. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lí bộ máy cơng ty ..............................................32
Hình 2. 2:Cơ cấu lao động trong cơng ty ......................................................................38
Hình 2. 3:Biểu đồ thể hiện mức độ tăng trưởng doanh thu ...........................................44
Hình 2. 4:Biểu đồ thể hiện mức độ tăng trưởng lợi nhuận ............................................45
Hình 2. 5: Các doanh nghiệp hợp tác với cơng ty .........................................................52
Hình 2. 6: Sơ đồ hành trình vận chuyển hàng hóa trên tuyến Bình Thuận - Tân Thanh 57
Hình 3. 1: Hai phương án vận truyển trên tuyến Bình Thuận - Tân Thanh ................65
Hình 3. 2: Thùng carton xếp thanh long ........................................................................68
Hình 3. 3: Thanh long được xếp vào thùng ...................................................................69
Hình 3. 4: Biểu đồ chạy xe tuyến Bình Thuận – Tân Thanh .........................................81
vi
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao thơng vận tải giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, một
nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước, nhất là trong thời kì hiện nay.
Với nhiệm vụ chủ yếu của mình, ngành GTVT đáp ứng mọi nhu cầu đi lại, giao lưu của
nhân dân và vận chuyển hàng hoá trong q trình lưu thơng, đáp ứng mọi nhu cầu về đời
sống vật chất - tinh thần của nhân dân. Ngành giao thơng vận tải có vai trị to lớn trong
việc bảo đảm tái sản xuất của các ngành khác, từ việc vận chuyển nguyên nhiên vật liệu
của các vùng miền trong cả nước và giao thương quốc tế. Ngành giao thông vận tải, tuy
không tạo ra các sản phẩm vật chất mới cho xã hội như các ngành khác kinh tế khác song
nó lại tạo ra khả năng sử dụng các sản phẩm xã hội, bằng cách đưa các sản phẩm đó từ
nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, làm cho giá trị của sản phẩm được tăng lên.
Việc sử dụng rộng rãi container vào chuyên chở hàng hoá đã làm thay đổi sâu sắc
về nhiều mặt, không những trong bản thân ngành giao thông vận tải mà cả trong các
ngành kinh tế khác có nhu cầu chuyên chở hàng hoá. Phương pháp chuyên chở hàng hoá
bằng container mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn. Chính vì vậy, người ta coi
container là đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ III trong ngành
giao thông vận tải. Nắm bắt được tầm quan trọng cũng như khả năng phát triển của lĩnh
vực này rất nhiều cơng ty trong và ngồi nước đã tham gia vào thị trường vận tải. Là một
trong những công ty vận tải, giao nhận hàng hóa lớn của Việt Nam, với kinh nghiệm tích
lũy và năng lực hiện có của mình Cơng ty Cổ phần TIMESCOM Tồn Cầu đang từng
bước củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh của mình trong thị trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt.
Để cơng ty kinh doanh dịch vụ vận chuyển container có hiệu quả thì cần rất nhiều
yếu tố và một trong những yếu tố vơ cùng quan trọng đó là việc tổ chức vận tải hàng hóa
bằng container trên các tuyến của cơng trình chạy xe
Qua việc thực tập tại Cơng ty Cổ phần TIMESCOM Tồn Cầu và nhận thấy được
tính cấp thiết của việc tổ chức vận tải hàng hóa trên tuyến em đã lựa chọn đề tài “ Tổ
chức vận tải Thanh Long bằng container trên tuyến Bình Thuận – Tân Thanh”
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở lí luận chung về vận tải hàng hóa và cơng tác tổ chức vận tải hàng hóa
để tài tiến hành phân tích tình hình kinh doanh vận tải của cơng ty và tình hình tổ chức
vận tải hàng hóa xuất khẩu bằng container trên tuyến, từ đó đánh giá những thảnh tựu,
1
hạn chế, những thiếu sót của cơng ty và đưa ra phương án hợp lí cho cơng tác tổ chức vận
tải trên tuyến của công ty.
3. Đối tƣợng phạm vi đề tài
Tập trung vào nghiên cứu công tác tổ chức vận tải hàng hóa bằng container
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu, đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu có tính
phổ biến như:
Phương pháp phân tích: Phân tích các thơng số, dữ liệu liên quan đến cơng ty để
biết được tình hình hoạt động của cơng ty, những kết quả công ty đã đạt được trong thời
gian qua.
Phương pháp thống kê: Thống kê, tìm hiểu về số lượng hàng hóa, số lượng
container, chỉ tiêu về kinh doanh…
Phương pháp logic: Tổng hợp, đánh giá về tình hình hoạt động của công ty cũng
như đưa ra giải pháp trên cơ sở khoa học mang tính thực tiễn.
4. Kết cấu đề tài
Gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục, phụ lục, tài liệu tham khảo và nội dung của 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tổ chức vận tải hàng hóa bằng container.
Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và cơng tác tổ chức vận tải
hàng hóa bằng container của cơng ty cổ phần Timescom.
Phương 3: Xây dựng kế hoạch tổ chức vận tải Thanh Long bằng container tuyến
Bình Thuận – Tân Thanh.
2
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG
CONTAINER
1.1. Tổng quan về vận tải hàng hóa bằng container
1.1.1. Khái niệm và phân loại container
a. Khái niệm
Container là một cơng cụ chứa hàng thường có dạng hình hộp bên trong rỗng và có
cửa mở thiết kế chốt để đóng kín, được làm bằng kim loại, hoặc bằng gỗ; có kích thước
được tiêu chuẩn hố, sử dụng được nhiều lần và có sức chứa lớn.
Theo ISO, container là một cơng cụ vận tải có các đặc điểm như sau:
- Có hình dáng cố định, bền chắc, để được sử dụng nhiều lần.
- Cấu tạo đặc biệt thuận tiện cho việc chuyen chở bằng một hoặc nhiều phương tiện
vận tải, hàng hóa khơng pháp xếp dỡ ở cảng dọc đường.
- Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này
sang công cụ vận tải khác.
- Được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container.
- Có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1
(35,3 ft khối).
b. Phân loại container
Theo IOS container được phân thành 4 loại:
Theo kích thước:
Bảng 1. 1: Phân loại kích cỡ và trọng tải của container
Kích cỡ
Trọng lượng (tấn)
Nhỏ
<5
<3
Trung Bình
5-8
<10
Lớn
>8
>10
Dung tích (
Theo vật liệu đóng Container
Container được đóng bằn vật liệu nào thì được gọi tên vật liệu đó cho container:
- Container bằng gỗ
- Container bằng thép
- Container bằng nhôm
3
- Container bằng vật liệu khác như nhựa, chât dẻo,...
Theo cấu trúc container
- Container kín, có cửa ở hai đầu
- Container kín, có cửa ở hai bên
- Container thành cao – để chở hàng nhẹ và cồng kềnh
- Container hở trên – có cửa ở một đầu và trên hở
- Container khung: loại container này khơng có mái, khơng có thành, khơng có cửa,
dùng để chở các lọa hàng hóa q nặng q dài, cồng kềnh, có hình thù bất kỳ.
- Container mặt phẳng – dùng để chở ô tơ, hàng hóa q dài, q nặng
- Container có lỗ thơng hơi
- Container có hệ thống thơng gió
- Container cách nhiệt
- Container có máy lạnh
- Container bồn – dùng để vận chuyển hàng lỏng
Theo công dụng của container
- Container hàng bách hóa: Nhóm này bao gồm các container kín có cửa ở một đầu,
container kín có cửa ở một đầu và các bên, có cửa ở trên nóc…
- Container hàng rời khô: Là loại container dùng để chở hàng rời. Đơi khi loại
container này có thể được sử dụng để chuyên chở hàng hóa có miệng trên mái để xếp
hàng và có cửa container để dỡ hàng ra.
- Container bảo ơn/nóng/lạnh: Loại container này có sườn, sàn mái và cửa ốp chất
cách nhiệt để hạn chế sự di chuyển nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài container.
- Container thùng chứa: Dùng để chở hàng hóa nguy hiểm và hàng đóng rời.
- Container hàng chuyên dụng: chở súc vật sống, ô tô ,…
4
Hình 1. 1: Phân loại container theo các tiêu chuẩn
1.1.2. Hàng hóa và phân loại hàng hóa
a. Một số khái niệm
- Hàng hóa: là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thơng qua trao đổi và mua bán trên thị trường.
- Hàng hóa xuất khẩu: được hiểu theo nghĩa đơn giản là các loại hàng hóa có nguồn
gốc từ một nước và sản xuất ra với vai trị và mục đích đem ra các nước khác tiêu thụ.
- Vận tải hàng hóa: Là q trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hóa trong khơng
gian và thời gian nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Hàng hóa vận tải: Hàng hóa trong vận tải là tất cả các loại nguyên vật liệu, bán thành
phẩm, thành phẩm tiếp nhận sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nói như vậy ta hiểu
hàng hóa trong vận tải rất đa dạng về giá trị, tính chất, kích thước, trọng lượng, thậm chí
về ý nghĩa của chúng đối với nền kinh tế của đất nước cũng khác nhau.
b. Phân loại hàng hóa
5
Phân loại
hàng hóa
Theo bao bì
Tính chất
hàng hóa: 6
loại
Theo kích
thước
Hàng bao gói
Hàng bình
thường
Hàng khơng
bao gói
Hàng q khổ
Theo tính chất
nguy hiểm: 7
loại
Theo tính chất
vật lý: 3 loại
Hình 1. 2: Sơ đồ phân loại hàng hóa
Phân loại hàng hố là cơng việc cần thiết đối với công tác tổ chức vận tải, lựa chọn
kiểu phương tiện và bảo quản trong kho. Việc phân loại hàng hóa dựa vào các cách sau:
- Phân loại theo bao bì: Tất cả các loại hàng được chia thành hàng có bao gói và hàng
khơng có bao gói. Hàng có bao gói là những loại hàng hóa được bao gói và chứa đựng
trong các bao bì là sản phẩm công nghiệp đặc biệt nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng
hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, xếp dỡ và bảo vệ sản phẩm.
- Phân loại theo kích thước: Chia ra hàng bình thường và hàng quá khổ.
- Phân loại theo tính chất hàng hố: hàng hố khi vận chuyển được phân theo các
nhóm sau:
+ Nhóm 1: Bao gồm các loại hàng hố dễ cháy, dễ vỡ, chất nổ, nguy hiểm…
+ Nhóm 2: Hàng chóng hỏng: là những hàng thực phẩm tươi sống, chóng hư theo
thời gian và nhiệt độ khơng khí.
+ Nhóm 3: Hàng lỏng là những loại hàng chất lỏng như: xăng dầu và các chất lỏng
khác.
+ Nhóm 4: Hàng có kích thước và trọng lượng lớn đó là những loại hàng dài và
những loại hàng có trọng lượng lớn, kích thước q khổ.
+ Nhóm 5: Hàng rời là những hàng hố rời khơng có bao bì được đổ đống như cát,
đá, sỏi….
6
+ Nhóm 6: Hàng thơng dụng là hàng bao gồm những loại hàng cịn lại khơng thuộc 5
nhóm hàng đã nêu trên.
- Phân loại theo tính chất nguy hiểm chia hàng hố ra làm 7 loại:
+ Loại 1: Hàng ít nguy hiểm như vật liệu xây dựng, hàng bách hoá, hàng thương
nghiệp...
+ Loại 2: Hàng dễ cháy như xăng, đồ nhựa...
+ Loại 3: Xi măng, nhựa đường, vôi...
+ Loại 4: Chất lỏng dễ gây bỏng như a xít, kiềm, xút...
+ Loại 5: Khí đốt trong các bình chứa vừa dễ cháy, dễ nổ.
+ Loại 6: Hàng nguy hiểm về kích thước, trọng lượng (quá dài, quá nặng, quá rộng,
quá cao).
+ Loại 7: Chất độc, chất phóng xạ, chất nổ. Khi vận chuyển các loại hàng nguy hiểm
phải có những quy định cụ thể.
- Phân loại theo tính chất vật lý hàng hoá chia ra 3 loại:
+ Hàng thể rắn
+ Hàng thể lỏng
+ Hàng thể khí
- Phân loại theo tỷ trọng của hàng:
+ Loại 1: Gồm những loại hàng đảm bảo sử dụng 100% trọng tải phương tiện.
+ Loại 2: Gồm những loại hàng đảm bảo sử dụng từ 71 – 99% (trung bình tính là
80%) trọng tải phương tiện.
+ Loại 3: Gồm những loại hàng đảm bảo sử dụng từ 51 – 70% (trung bình tính là
60%) trọng tải phương tiện.
+ Loại 4: Gồm những loại hàng đảm bảo sử dụng từ 41 – 50% (trung bình tính là
50%) trọng tải phương tiện.
+ Loại 5: Gồm những loại hàng đảm bảo hệ số sử dụng trọng tải xe nhỏ hơn 40%
(trung bình tính là 40%).
7
Các cách phân loại trên chỉ là tương đối, còn có thể phân loại theo nhiều tiêu
thức khác nữa. Ở Việt Nam danh mục hàng hóa được thực hiện thống nhất cho tất cả
các phương thức vận tải để thuận tiện cho việc theo dõi sản lượng.
1.1.3. Vận chuyển thanh long
- Thanh long thuộc nhóm hàng hóa chóng hỏng khi xuất đi thường được đóng trong
thùng carton, được đóng trong container lạnh
- Đóng trong container lạnh ở nhiệt độ +3 độ C, độ ẩm 50-60%, thơng gió 25.
- Container lạnh là loại container có khả năng duy trì nhiệt độ, cung cấp nhiệt dộ cho
hàng hóa trong một khoảng giới hạn nhiệt độ nhất định.
- Container lạnh bao gồm các loại:
+ Container lạnh 10 feet
+ Container lạnh 20 feet
+ Container lạnh 20 feet HC
+ Container lạnh 40 feet
+ Container lạnh 40 feet HC
+ Container lạnh 40 feet
1.2. Điều kiện khai thác vận tải hàng hoá bằng container
1.2.1. Điều kiện vận tải
Giới hạn tải trọng trục xe
- Trục đơn: tải trọng trục xe ≤ 10 tấn.
- Cụm trục kép, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:
+ Trường hợp d < 1,0 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn;
+ Trường hợp 1,0 mét ≤ d < 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 16 tấn;
+ Trường hợp d ≥ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn.
- Cụm trục ba, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề:
+ Trường hợp d ≤ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 21 tấn;
+ Trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn.
Giới hạn tổng trọng lượng của xe
- Đối với xe thân liền có tổng số trục:
+ Bằng hai, tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn;
+ Bằng ba, tổng trọng lượng của xe ≤ 24 tấn;
+ Bằng bốn, tổng trọng lượng của xe ≤ 30 tấn;
+ Bằng năm hoặc lớn hơn và khoảng cách tính từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối
cùng:
Nhỏ hơn hoặc bằng 7 mét, tổng trọng lượng của xe ≤ 32 tấn;
8
Lớn hơn 7 mét, tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn.
- Đối với tổ hợp xe đầu kéo kéo sơmi rơ moóc có tổng số trục:
+ Bằng ba, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 26 tấn;
+ Bằng bốn, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 34 tấn;
+ Bằng năm và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ
moóc:
Từ 3,2 mét đến 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 38 tấn;
Lớn hơn 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 42 tấn.
- Bằng sáu hoặc lớn hơn và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên
của sơmi rơ moóc:
Từ 3,2 mét đến 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 40 tấn; trường hợp chở
một container, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 42 tấn;
Lớn hơn 4,5 mét đến 6,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 44 tấn;
Lớn hơn 6,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 48 tấn.
Đối với tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc: tổng trọng lượng của tổ hợp xe gồm tổng
trọng lượng của xe thân liền (tương ứng với tổng trọng lượng của xe được quy định tại
khoản 1 Điều này) và tổng tải trọng các trục xe của rơ moóc được kéo theo (tương ứng
với tải trọng trục xe được quy định tại Điều 16), cụ thể như sau:
+ Trường hợp xe thân liền kéo rơ moóc một cụm trục với khoảng cách tính từ tâm lỗ
chốt kéo của thanh kéo đến điểm giữa của cụm trục của rơ moóc đo trên mặt phẳng nằm
ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,7 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 45 tấn;
+ Trường hợp xe thân liền kéo rơ mc nhiều cụm trục với khoảng cách tính từ tâm
lỗ chốt kéo của thanh kéo đến tâm trục trước hoặc điểm giữa của cụm trục trước của rơ
moóc đo theo mặt phẳng nằm ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,0 mét, tổng trọng
lượng của tổ hợp xe ≤ 45 tấn.
- Đối với trường hợp tổ hợp xe đầu kéo kéo sơmi rơ moóc (quy định tại khoản 2 Điều
này) nhưng có khoảng cách tính từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ
moóc < 3,2 mét hoặc tổ hợp xe thân liền kéo rơ mc một cụm trục nhưng có khoảng
cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến điểm giữa của cụm trục của rơ moóc nhỏ
hơn 3,7 mét hoặc tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc nhiều cụm trục nhưng có khoảng cách
tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến tâm trục trước hoặc điểm giữa của cụm trục
trước của rơ moóc nhỏ hơn 3,0 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe phải giảm 2 tấn trên
1 mét dài ngắn đi.
- Đối với xe hoặc tổ hợp xe có trục phụ (có cơ cấu nâng, hạ trục phụ), tổng trọng lượng
của xe hoặc tổ hợp xe được xác định theo quy định tại Điều 16 và khoản 1, 2 và khoản 3
Điều này tương ứng với tổng số trục xe thực tế tác dụng trực tiếp lên mặt đường khi lưu
thông trên đường bộ.
9
- Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ theo quy
định của pháp luật.
1.2.2. Điều kiện tổ chức kĩ thuật
- Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước,
tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi
trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
- Trường hợp các rơ mc kiểu module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng
để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận
kiểm định an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép
nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền
cấp phép”.
- Điều kiện về nhân lực: Cán bộ an ninh cảng biển được đào tạo, huấn luyện và cấp
chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phù hợp với Bộ luật quốc
tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code).
- Chế độ bảo quản phương tiện :
Các gara dùng để gìn giữ phương tiện vận tải, bao gồm các cơng việc gữi gìn, bảo
quản, bảo dưỡng kỹ thuật theo định kỳ. Các gara có thể phục vụ nhiều loại phương tiện
khác nhau và có thể thực hiện các nội dung công việc ở các mức khác nhau.
- Chế độ khai thác xe: Chế độ khai thác của phương tiện vận tải bao gồm:
+ Độ dài ngày làm việc.
+ Số lượng xe ô tô làm việc đồng thời.
+ Chu kỳ đưa xe ra làm việc, quay trở về.
1.2.3. Điều kiện khí hậu
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức vận tải hàng hóa. Mỗi
khu vực, vùng miền khác nhau thì kết cấu và tính năng sử dụng xe cũng khác nhau.
Điều kiện nhiệt độ: Khi nhiệt độ cao, nếu nhiệt độ bên ngoài vượt quá 35 ℃ nhiệt
độ đầu máy tăng làm cho hệ số nạp khí giảm, cơng suất động cơ giảm, tiêu hao nhiên liệu
tăng lên, các chi tiết mài mòn nhanh hơn, nhiệt độ buồng lái và thùng xe khách cao ảnh
hưởng đến sức khỏe của lái xe và hành khách vì vậy các xe sử dụng địi hỏi phải có hệ
thống làm mát tốt. Mùa đơng nhiệt độ khơng q thấp, khơng có băng tuyết nên khi xe
chạy khơng phải hâm nóng máy, động cơ khởi động ít hao mòn, nhiên liệu lỏng dễ bốc
hơi hỗn hợp tốt với khơng khí cháy được sạch.
Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm có tác dụng giúp máy nổ êm dịu hơn có khả năng chống
kích nổ, kết tụ các hạt bụi bé.
10
Mưa: Lượng mưa nước ta rất lớn. khi mưa có thể gây tắc nghẽn giao thơng, làm xói
mịn đường sá, cầu cống hạn chế ngày hoạt động của xe.
Ngoài ra còn một số yếu tố thời tiết khác như bão nhiệt đới, sương mù… cũng ảnh
hưởng đến hoạt động vận tải.
1.2.4. Điều kiện đường sá
Quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ
- Xe quá tải trọng là phương tiện giao thơng cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của
xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.
- Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thơng cơ giới đường bộ có một trong các
kích thước bao ngồi kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt q kích thước tối đa cho
phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:
+ Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;
+ Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
+ Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).
- Xe máy chuyên dùng có tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe vượt quá tải trọng
khai thác của đường bộ hoặc kích thước bao ngồi vượt q kích thước tối đa cho phép
quy định tại khoản 2 Điều này khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá
tải trọng, xe quá khổ giới hạn.
Điều kiện này rất quan trọng, nó chỉ rõ ảnh hưởng của đường xá cầu cống đến việc
khai thác xe, điều kiện đường xá bao gồm:
- Loại mặt đường và độ bằng phẳng, tình trạng đường và địa thế nơi đường đi qua
(đồng bằng, trung du, miền núi).
- Tính vững chắc của đường xá và các cơng trình trên đường.
- Những yếu tố về vị trí hình dáng đường như độ dốc, bán kính cong, độ gấp khúc của
con đường…
- Cường độ vận hành trên đường.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng lại có khả năng giảm giá thành xây dựng nói chung
đường sá phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Trong điều kiện phát huy tính năng tốc độ của xe cao nhất mà vẫn đảm bảo an toàn.
- Tiêu hao nhiên liệu chạy xe ít nhất.
- Hao mịn xe ít nhất.
- Khả năng thông xe cao nhất.
- Thuận tiện cho vận tải.
1.3. Vận tải hàng hóa bằng container
11
1.3.1. Cơ sở kĩ thuật
Phương tiện vận tải container bằng đường bộ: Để vận chuyển container bằng
đường bộ người ta dùng các loại ô tô chuyên dụng, xe đầu kéo, rơ mooc và sơ mi rơ
mooc:
- Rơ mooc: Là phương tiện có kết cấu để sao cho phần chủ yếu của tồn bộ phương
tiện khơng đặt lên ơ tơ kéo. Sơmi rơ moóc có bánh xe phụ cũng được coi là rơ moóc. Các
dạng rơ moóc phổ biến bao gồm:
+ Rơ moóc chở hàng (Rơ moóc tải) - (General purpose trailer).
+ Rơ moóc chuyên dụng (Special trailer).
- Sơ mi rơ mooc: Là phương tiện vận tải được thiết kế để nối với xe ơ tơ đầu kéo và có
một phần của phương tiện đặt lên xe đầu kéo. Các dạng Sơ mi rơ mooc phổ biến gồm có :
+ Sơmi rơ moóc chở hàng (General purpose semi- trailer)
+ Sơ mi rơ moóc chuyên dụng (Special semi- trailer).
- Xe đầu kéo: là loại xe thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, những thứ to và
nặng như container, xe thùng, hoặc các đồn xe lớn cần đầu kéo cơng suất cao. Đặc điểm
xe đầu kéo có:
+ Phần đầu to và nặng, chứa đầu kéo 2, 3 trục hoặc hơn tùy theo nhu cầu của người
vận chuyển.
+ Phần đuôi là sơmi rơmooc dùng để kết nối với những thứ cần kéo theo như
container, xe đuôi,…
- Phân loại xe đầu kéo:
+ Theo cabin xe đầu kéo(nóc thấp, nóc trung, khơng giường).
+ Theo số cầu xe ( loại 1 cầu và loại 2 cầu )
Yêu cầu đặt ra đối với phương tiện vận chuyển container bằng đường bộ:
Căn cứ vào QCVN 11: 2015/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ
Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo
Thông tư số 88/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015. QCVN 11:2015/BGTVT
thay thế QCVN 11:2011/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an tồn kỹ
thuật và bảo vệ mơi trường đối với rơ mooc và sơ mi rơ mooc.
12
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp, tổ chức, cá nhân nhập
khẩu xe, linh kiện của xe và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến kinh doanh,
kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường
đối với rơ mc, sơ mi rơ mc.
- Kích thước cho phép lớn nhất:
+ Chiều dài của xe phải bảo đảm yêu cầu: Khi kết nối với xe kéo, chiều dài xe ơ tơ rơ
mc (xe ơ tơ kéo rơ mc), xe ơ tơ sơ mi rơ mc (xe ơ tơ đầu kéo kéo sơ mi rơ mc)
khơng lớn hơn 20 m, chiều rộng khơng lớn hơn 2,5 m, chiều cao không lớn hơn 4,0 m.
+ Khoảng sáng gầm xe: Không nhỏ hơn 120 mm (trừ các loại xe chuyên dùng). Đối
với các xe có thể điều chỉnh độ cao của gầm xe thì khoảng sáng gầm xe được đo ở vị trí
lớn nhất.
- Tải trọng trục cho phép lớn nhất và khối lượng cho phép lớn nhất: Khối lượng phân
bố lên vị trí chốt kéo (kingpin) của sơ mi rơ moóc tải (trừ loại sơ mi rơ mc tải chở
container có chiều dài tồn bộ nhỏ hơn 10m) phải bảo đảm không nhỏ hơn 35% khối
lượng toàn bộ cho phép lớn nhất đối với sơ mi rơ mc tải có ba trục trở lên; khơng nhỏ
hơn 40% khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất đối với sơ mi rơ moóc tải có hai trục.
- Khung xe và sàn: Khung xe phải đảm bảo đủ bền trong điều kiện hoạt động bình
thường. Xe chở container phải lắp đặt các chốt hãm để giữ container với sàn xe. Số lượng
và vị trí của các chốt hãm phải phù hợp với loại container chuyên chở. Xe có khối lượng
toàn bộ từ 8 tấn trở lên phải lắp rào chắn bảo vệ ở hai bên.
- Thiết bị nối, kéo và cơ cấu chuyển hướng:
+ Thiết bị nối, kéo phải được lắp đặt chắc chắn và đảm bảo đủ bền khi vận hành. Cóc
hãm và chốt hãm khơng được tự mở.
+ Rơ moóc có hai trục trở lên phải có cơ cấu giữ vòng càng kéo để dễ dàng lắp và
tháo rơ mc với xe kéo. Đầu vịng càng kéo khơng được tiếp xúc với mặt đường khi rơ
mc được tháo rời khỏi xe kéo. Khi tải trọng tĩnh thẳng đứng trên các vịng càng kéo
của rơ mc một trục lớn hơn 500 N thì phải có cơ cấu nâng hạ càng kéo.
+ Rơ moóc có hai trục trở lên phải có cơ cấu chuyển hướng. Đối với cơ cấu chuyển
hướng kiểu mâm xoay, cụm mâm xoay và giá chuyển hướng phải quay được cả về hai
phía với góc khơng nhỏ hơn 60º.
13
+ Rơ moóc có hai trục trở lên phải có cơ cấu chuyển hướng. Đối với cơ cấu chuyển
hướng kiểu mâm xoay, cụm mâm xoay và giá chuyển hướng phải quay được cả về hai
phía với góc khơng nhỏ hơn 60º .
- Mã nhận dạng phương tiện (VIN):
+ Số khung phải có nội dung, cấu trúc như mã nhận dạng phương tiện (VIN).
+ Vị trí và cách ghi mã nhận dạng phương tiện theo Tiêu chuẩn TCVN 6580
“Phương tiện giao thông đường bộ - Mã nhận dạng phương tiện giao thơng (VIN) “Vị trí
và cách ghi”.
+ Nội dung và cấu trúc mã nhận dạng phương tiện theo Tiêu chuẩn TCVN 6578
“Phương tiện giao thông đường bộ - Mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN) - Nội
dung và cấu trúc”.
+ Ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên, về mặt pháp lý doanh nghiệp phải đáp ứng
đầy đủ các điều kiện chung để cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Trang thiết bị xếp dỡ container: Thiết bị xếp dỡ container thường sử dụng các loại
sau đây:
- Cần cẩu giàn (Container Gantry Crane): Đây là loại thiết bị dùng để làm hàng từ tầu
lên bờ và ngược lại, còn gọi là cần cẩu khung chuyên dụng xếp dỡ container được lắp đặt
cố định tại các cầu cảng container. Đây là loại hiện đại nhất, có năng suất xếp dỡ rất cao
đạt khoảng 40 TEU/h, có sức chứa nâng lên tới 80 tấn và có thể xếp container cao đến
hàng thứ 16 trên tàu biển.
- Cần cẩu di động (Mobile Crane): Là loại cần cẩu di động được dọc tuyến cầu tàu
bằng bánh lốp ( Rubber Tyred Crane) hoặc bằng đường ray (Rail Mounted Crane), loại
này có sức nâng lên tới 80 tấn , tầm với 41m, năng suất xếp dỡ đạt từ 25-30 TEU/h.
- Cần cẩu trên tàu: Trên các tàu thường lắp đặt cố định các cần cẩu có sức nâng trên 40
tấn, tầm với khoảng 25m để chủ động xếp dỡ container cho tàu khi đến những cảng
khơng có thiết bị chun dung xếp dỡ comntainer.
- Xe xếp tầng (Stacker): Được dùng để sắp xếp các container tại bãi chứa container của
cảng và của chủ tàu. Loại này có thể xếp cao 6 tầng container rỗng.
- Xe nâng container (Top Loader/ Side Loader): Loại này xếp dỡ container bằng thiết
bị chuyên dụng có các chốt hãm tại 4 góc ở đỉnh hoặc ở mặt bên của container, tính cơ
động cao và linh hoạt trong các tình huống xếp dỡ.
Các trang thiết bị phục vụ cho bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải:
14
Đây là nơi để bảo dưỡng sữa chữa phương tiện vận tải để đảm bảo cho các phương
tiện ra khai thác.
1.3.2. Các phương pháp giao nhận hàng hóa bằng container
Việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đóng trong các container giữa chủ hàng và
người chuyên chở cùng đồng thời giữa người bán và người mua có những điểm khác với
giao nhận hàng hóa thơng thường về địa điểm giao, về việc phân chia chi phí và rủi ro, về
trách nhiệm của các bên,.. Khi gửi hàng hóa bằng container, phụ thuộc vào loại lơ hàng
mà có tác phương pháp giao nhận khác nhau như sau:
- Phương pháp giao nguyên, nhận nguyên (FCL/FLC)
- Phương pháp nhận lẻ, giao lẻ (LCL/LCL)
- Phương pháp gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)
- Phương pháp gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)
1.3.3. Cước phí trong vận tải container
- Cước phí là khoản tiền mà chủ hàng phải trả cho người chuyên chở để vận chuyển
container từ nơi này đến nơi khác.
- Cước phí trong vận tải container được tính tốn theo nhiều cách khác nhau.
- Giá cước tính theo container nhưng chỉ áp dụng cho một số mặt hàng nhất định
(Commodity Box Rate – CBR). Các hãng tàu ngồi cơng hội thường dùng loại giá cước
này, nhưng nhỉ quy định cho một số mặt hàng nhất định. Đơn vị tính của loại cước này là
container, mà khơng phụ thuộc vào khối lượng hàng hoá xếp trongcontainer.
- Cước áp dụng cho tất cả các loại hàng (Freight All Kinds -FAK). Theo giá cước này
tất cả hàng hóa khác nhau đóng trong một container hay một lơ hàng đều được tính theo
một mức cước như nhau khơng phân biệt hàng giá trị cao hay giá trị thấp. Tiền cước tính
theo khối lượng hàng, do vậy những hàng giá trị thấp sẽ bị thiệt nếu đóng chung với hàng
giá trị cao.
- Cước tính theo hợp đồng có khối lượng lớn (Time-Volume Contracts Rate - TVC).
Đây là một loại cước ưu đãi dành cho các chủ hàng có khối lượng lớn, container gửi
trong một thời gian nhất định. Khối lượng container gửi càng nhiều, giá cước càng thấp.
15
- Cước tính theo TEU. Theo đó, giá cước cho một TEU trên một tuyến đường vận
chuyển nào đó. Cước tính theo TEU cịn phụ thuộc vào ciệc ai cung cấp container. Nếu
container do người chuyên chở cấp (Carrier’s Owner Contaier – COC) thì giá cước sẽ cao
hơn là container do người gửi hàng cấp (COC).
- Cước tính theo container: Là tiền cước cho việc vận chuyển một container 20‟ hoặc
40‟ trên một tuyến đường nào đó.
- Ngồi ra, cịn phân biệt cước hàng nguyên (FCL rate) với cước hàng lẻ (LCT rate)
cước chính (Basic Ocean Freight - BOF) với cước phụ hay cước Feeder.
- Phụ phí trong vận tải container Phụ phí là một khoản tiền mà chủ hàng phải trả thêm
cho người vận tải và các cơ quan hữu quan ngoại tiền cước, bao gồm các khoản sau:
- Chi phí bến bãi: là khoản tiền tính theo container phải trả cho cảng khi container xếp
dỡ qua cảng (khoảng 30USD/ container).
- Chi phí dịch vụ hàng lẻ: đây là khoản phụ phí mà chủ hàng phải trả khi gửi hàng lẻ
cho việc giao nhận, đóng gói, niêm phong lưu trữ, dỡ hàng ra khỏi container, giao hàng…
- Chi phí vận chuyển nội địa.
- Chi phí nâng lên, đặt xuống, di chuyển, sắp xếp container trong kho bãi
.- Tiền phạt đọng container: Là khoản tiền mà chủ hàng phải trả cho hàng tàu do việc
không nhận, rút hàng và trả container theo đúng thời gian giao hàng ghi trong thông báo
hàng đến. Thông thường các chủ tàu dành cho các chủ hàng 5 – 7 ngày đầu tiên kể từ
ngày sẵn sàng giao hàng ghi trên thông báo hàng đến, để nhận hàng và khơng phải chịu
tiền phạt.
- Phụ phí giá dầu tăng: Là một loại phụ phis mà hãng tàu sẽ thu thêm khi giá dầu trên
thị trường tăng quá cao.
- Phụ phí do sự biến động củ tiền tệ: Khi tỷ giá của đồng tiền biến động làm cho chủ
tàu bị thiệt, chủ tàu sẽ thu thêm phụ phí để bù vào.
1.4. Cơng tác tổ chức vận tải hàng hóa bằng container
16
Lập hành trình vận
chuyển
Điều tra khai thác
luồng hàng – Ký kết
hợp đồng vận
chuyển
Lựa chọn theo chỉ
tiêu năng suất
Xác định các chỉ tiêu
khai thác kĩ thuật
Lựa chọn theo chỉ
tiêu về nhiên liệu
Lựa chọn phân bổ
phương tiện
Lập kế hoạch tác
nghiệp
Phối hợp giữa vận tải
và xếp dỡ
Tổ chức lao động lái
xe
Lựa chọn loại
container phù hợp
Lựa chọn xe đầu kéo
Xây dựng biểu đồ
chạy xe
Chỉ đạo thực hiện kế
hoạch tác nghiệp
Tính tốn phân tích
KQSXKD
Đưa xe ra hoạt động
Chọn sơ mi rơ mooc
Quản lí hoat động xe
trên đường
Sơ đồ 1.2: Nội dung công tác tổ chức vận tải bằng container
17