Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ

----------o0o----------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI Ô TÔ
Đề Tài

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG CHO XÍ NGHIỆP
XE KHÁCH NAM HÀ NỘI

ĐOÀN THỊ MAI

Hà Nội_2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ
----------o0o----------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI Ô TÔ

Đề Tài
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG CHO XÍ NGHIỆP
XE KHÁCH NAM HÀ NỘI

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

:Th.s LÊ THUỲ LINH



SINH VIÊN THỰC HIỆN

: ĐOÀN THỊ MAI

MÃ SINH VIÊN

: 182202629

LỚP

: KINH TẾ VẬN TẢI Ô TÔ 1

Hà Nội_2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục sơ đồ
Danh mục hình
Mở đầu
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP ............................................................................... 1
1.1. Tổng quan về công tác lập kế hoạch trong doanh nghiệp ......................... 1
1.1.1.Một số khái niệm về kế hoạch............................................................ 1
1.1.2. Vai trò của kế hoạch ......................................................................... 2
1.1.3. Phân loại kế hoạch ............................................................................ 2
1.1.4. Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch ................................................... 3

1.1.5. Các phương pháp xây dựng kế hoạch................................................ 4
1.2. Tổng quan về lao động trong doanh nghiệp. ............................................ 6
1.2.1. Khái niệm về lao động ...................................................................... 6
1.2.2.Phân loại lao động trong doanh nghiệp .............................................. 7
1.2.3. Đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp vận tải ........................... 7
1.2.4. Năng suất lao động ........................................................................... 8
1.3. Tổng quan về kế hoạch lao động trong doanh nghiệp ............................ 10
1.3.1 Các căn cứ để lập kế hoạch lao động ............................................... 10
1.3.2 Nội dung kế hoạch lao động ............................................................ 10
1.3.3 Các phương pháp xác định kế hoạch lao động.................................. 12
1.3.4 Cân đối lao động .............................................................................. 15
1.3.5 Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân lực ........................................ 16
1.3.6 Ý nghĩa của công tác lập kế hoạch lao động. ................................... 17


1.4 Chế độ lao động ...................................................................................... 17
Kết luận ............................................................................................................ 21
Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH LAO ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP XE KHÁCH NAM HÀ NỘI NĂM
2021 ................................................................................................................. 22
2.1 Khái quát giới thiệu chung về xí nghiệp ................................................. 22
2.1.1 Giới thiệu chung .............................................................................. 22
2.1.2 Cơ sở vật chất của xí nghiệp ............................................................ 23
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp .................................. 25
2.1.4 Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp .................................................. 26
2.1.5 Điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty ..................................... 26
2.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh............................................ 31
2.2 Phân tích tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch lao động của xí
nghiệp .......................................................................................................... 32
2.2.1 Phân tích cơng tác lập kế hoạch lao động của xí nghiệp ................... 32

2.2.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lao động của xí nghiệp ........ 33
2.2.3 Phân tích về cơng tác đào tạo lao động ............................................ 41
2.2.4 Phân tích về công tác tuyển dụng lao động ...................................... 43
Kết luận ............................................................................................................ 47
Chương 3: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG CHO XÍ NGHIỆP XE
KHÁCH NAM HÀ NỘI NĂM 2022 ................................................................ 48
3.1 Các căn cứ để xây dựng kế hoạch lao động cho xí nghiệp ...................... 48
3.1.1 Căn cứ pháp lý ................................................................................. 48
3.1.2 Căn cứ vào kết quả phân tích tình hình xây dựng và thực hiện kế
hoạch lao động của xí nghiệp. .................................................................. 49
3.1.3 Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong năm
2022 ......................................................................................................... 49
3.2 Nội dung xây dựng kế hoạch lao động cho xí nghiệp .............................. 51
3.2.1 Xác định nhu cầu và cơ cấu lao động năm 2022 .............................. 51


3.2.2 Lập kế hoạch tuyển dụng năm 2022 ................................................. 56
3.2.3 Lập kế hoạch đào tạo lao động năm 2022 ........................................ 59
3.2.4 Bố trí lao động sau đào tạo .............................................................. 63
3.2.5 Chế độ thưởng phạt, khuyến khích vật chất đối với người lao động. 63
3.3 Một số giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch .......................................... 69
3.3.1 Giải pháp về chế độ thưởng phạt,khuyến khích vật chất và tinh thần
đối với người lao động .............................................................................. 69
3.3.2 Giải pháp trong tuyển dụng và đào tạo lao động .............................. 69
3.4 Đánh giá kế hoạch lao động cho xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội .......... 70
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 74
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 75



Danh mục chữ viết tắt
BP

Bộ phận

BDSC

Bảo dưỡng sửa chữa

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

DN

Doanh nghiệp

HCNS

Hành chính nhân sự

UBND

Uỷ ban nhân dân

SXKD


Sản xuất kinh doanh


Danh mục bảng biểu
Bảng 1. 1 Mức đóng BHXH của người sử dụng lao động và người lao động ... 18
Bảng 2. 1 Danh sách phương tiện của xí nghiệp ............................................... 24
Bảng 2. 2 Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ................................ 31
Bảng 2. 3 Số lượng lao động của xí nghiệp (2019-2021) .................................. 33
Bảng 2. 4 So sánh lao động kế hoạch và lao động thực tế năm 2021 ................ 34
Bảng 2. 5 Cơ cấu lao động của xí nghiệp năm 2021 ......................................... 34
Bảng 2. 6 Số lượng lao động từng phòng ban ................................................... 35
Bảng 2. 7 Trình độ cơng nhân BDSC ............................................................... 36
Bảng 2. 8 Cấp bậc công việc BDSC ................................................................. 37
Bảng 2. 9: Cơ cấu lao động gián tiếp ................................................................ 38
Bảng 2. 10 Biến động lao động của xí nghiệp năm 2021 .................................. 39
Bảng 2. 11 Những chỉ tiêu biến động lao động 2021 ........................................ 40
Bảng 2. 12 Năng suất lao động của xí nghiệp năm 2021................................... 41
Bảng 2. 13 Kế hoạch đào tạo lao động của xí nghiệp năm 2021 ....................... 42
Bảng 2. 14 Thực hiện kế hoạch đào tạo lao động của xí nghiệp năm 2021 ....... 42
Bảng 2. 15 Tình hình thực hiện kế hoạch lao động của xí nghiệp năm 2021..... 43
Bảng 2. 16 Kết quả thực hiện kế hoạch tuyển dụng năm 2021 .......................... 45
Bảng 3. 1 Kế hoạch hoạt động kinh doanh của xí nghiệp năm 2022 ................. 50
Bảng 3. 2 Kế hoạch nhu cầu lái, phụ xe năm 2022 ........................................... 52
Bảng 3. 3 Cấp bậc công việc của thợ BDSC ..................................................... 53
Bảng 3. 4 Cân đối trình độ công nhân BDSC ................................................... 54
Bảng 3. 5 Tổng hợp nhu cầu lao động của xí nghiệp năm 2022 ........................ 55
Bảng 3. 6 Cân đối lao động kế hoạch so với lao động hiện có .......................... 55
Bảng 3. 7 So sánh nội dung tuyển dụng năm 2021-2022 .................................. 57
Bảng 3. 8 Nội dung đào tạo đối với lao động gián tiếp năm 2022 ..................... 60



Bảng 3. 9: Chế độ thưởng và mức khen thưởng từ quỹ tiền lương .................... 64
Bảng 3. 10: Tiêu chuẩn đánh giá thi đua theo tháng ......................................... 65
Bảng 3. 11: Quy chế xử phạt đối với lao động trực tiếp .................................... 66
Bảng 3. 12: Quy chế xử phạt với cán bộ điều độ xe .......................................... 67
Bảng 3. 13 So sánh kế hoạch lao động cho xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội
2021-2022 ........................................................................................................ 70


Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 2. 1 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội ........ 25
Danh mục hình
Hình 2. 1 Sơ đồ xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội .............................. 23
Hình 2. 2 Cơ sở vật chất của xưởng BDSC ......................................... 23


Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, nguồn nhân lực trở thành yếu tố cơ
bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, của các ngành kinh tế khác nhau
và của các doanh nghiệp. Để có nguồn nhân lực mạnh thì các tổ chức, các doanh
nghiệp phải đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Với nỗ lực tạo dựng tài sản chất xám có tính cạnh tranh cao, mỗi doanh
nghiệp đều cố gắng xây dựng một hệ thống lương thưởng, bảo hiểm xã hội và
chế độ đãi ngộ nhân viên công bằng, hiệu quả nhằm thu hút và khuyến khích lao
động hồn thành tốt cơng việc và góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên đi kèm với đó là các vấn đề phát sinh trong quản lý, sử dụng lao động
và thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp mình, đặc biệt là các vấn đề liên
quan đến xây dựng và thực hiện các văn bản về quản lý lao động. Chính vì vậy,

xây dựng kế hoạch lao động là nội dung quan trọng trong cơng tác quản trị kinh
doanh của doanh nghiệp, nó là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết
định chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Tổ chức lập kế hoạch lao động để
tìm ra hướng để người lao động hăng say làm việc, làm việc có hiệu quả, nâng
cao năng suất lao động.
Nhận thấy tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc khai thác, đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vận tải mà em được thực tập trong
thời gian vừa qua, vì vậy em nhận thấy nghiên cứu đề tài: “Xây dựng kế hoạch
lao động cho xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội” là cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về xây dựng kế hoạch lao động, đề tài đi vào phân tích
tình hình lao động hiện nay của xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội. Từ đó đánh
giá, nhận xét về những điểm đã đạt được và chưa đạt được về tình hình lao động
của xí nghiệp năm 2021. Trên cơ sở đó đưa ra được kế hoạch lao động năm 2022
cho xí nghiệp về nhu cầu lao động, việc sử dụng lao động và tuyển dụng, đào tạo
lao động.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đồ án chỉ tập trung xây dựng kế hoạch lao động cho xí nghiệp
xe khách Nam Hà Nội.


- Không gian: Trong địa bàn thành phố Hà Nội ( xí nghiệp xe khách Nam
Hà Nội).
- Thời gian: Lập kế hoạch lao động năm 2022 cho xí nghiệp về nhu cầu
lao động, việc sử dụng lao động và tuyển dụng, đào tạo lao động.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về kế hoạch lao động trong doanh nghiệp.
Chương II: Phân tích tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch lao động
của xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội.

Chương III: Xây dựng kế hoạch lao động cho xí nghiệp xe khách Nam Hà
Nội.


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về công tác lập kế hoạch trong doanh nghiệp
1.1.1.Một số khái niệm về kế hoạch
a. Kế hoạch là gì?
- Một kế hoạch sản xuất kinh doanh được ví như một chiếc bản đồ, giúp
tìm ra con đường tốt nhất để đạt tới các mục tiêu. Đặt ra các mục tiêu sản xuất
kinh doanh giúp sử dụng thời gian và các nguồn lực hiệu quả hơn. Lập kế
hoạch sản xuất kinh doanh có thể nắm bắt được những cơ hội kinh doanh và
dự đoán trước các vấn đề có thể xảy ra. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh để
tăng cường nguồn tài chính cho các hoạt động của doanh nghiệp.
- Kế hoạch: Là một bản dự kiến về mục đích, nội dung cũng như phương
thức và các điều kiện để thực hiện một hoạt động nào đó của con người.
b. Lập kế hoạch là gì?
- Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu và lựa chọn các phương thức
để đạt được mục tiêu đó. Một kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ phải trả lời được
các câu hỏi chính như: Thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, kết quả của những
điều kiện hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp muốn được phát triển thế nào?
(hướng phát triển của doanh nghiệp). Làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nguồn
lực của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra. Nội dung của kế hoạch nhằm mơ
tả, phân tích hiện trạng bên trong doanh nghiệp và bên ngồi doanh nghiệp, trên
cơ sở đó các hoạt động dự kiến trong tương lai nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề
ra. Với các phân tích về nguồn lực của doanh nghiệp, về môi trường kinh doanh,
về đối thủ cạnh tranh, kế hoạch sản xuất sẽ đưa ra các chiến lược, kế hoạch thực
hiện cùng các dự báo kết quả hoạt động trong khoảng thời gian kế hoạch.
- Như vậy, lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các

phương thức để đạt được các mục tiêu đó.Lập kế hoạch nhằm xác định các mục
tiêu cần phải đạt được là cái gì? Và phương tiện để đạt được các mục tiêu đó
như thế nào? Tức là, lập kế hoạch bao gồm việc xác định rõ các mục tiêu cần đạt
được, xây dựng một chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu đặt ra, và việc
triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phối hợp các hoạt động.

1


1.1.2. Vai trị của kế hoạch
Xét trong phạm vi tồn bộ nền kinh tế quốc dân, kế hoạch là một trong
những cơng cụ điều tiết của Nhà nước. Cịn trong phạm vi một doanh nghiệp
hay một tổ chức thì lập kế hoạch là khâu đầu tiên, là chức năng quan trọng của
quá trình quản lý và là cơ sở để thúc đẩy hoạt động SXKD có hiệu quả cao, đạt
được mục tiêu đề ra.
Các nhà quản lý cần thiết phải lập kế hoạch bởi kế hoạch cho biết phương
hướng hoạt động trong tương lai, làm giảm sự tác động từ những thay đổi từ mơi
trường, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực, thiết lập nên những tiêu
chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra. Hiện nay trong cơ chế thị trường có thể
thấy lập kế hoạch có các vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp bao gồm:
- Kế hoạch là một trong những công cụ có vai trị trong việc phối hợp nỗ
lực của các thành viên trong một doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch cho biết mục tiêu và cách thức đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp. Khi tất cả nhân viên trong cùng một doanh nghiệp biết được doanh
nghiệp mình sẽ đi đâu và họ cần phải đóng góp để đạt được mục tiêu đó thì chắc
chắn họ sẽ phối hợp cùng nhau, hợp tác và làm việc có tổ chức.
- Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp
- Lập kế hoạch làm giảm được sự ảnh hưởng chồng chéo và những hoạt
động gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.
- Khi lập kế hoạch thì các mục tiêu đã được xác định, những phương thức

tốt nhất để đạt được mục tiêu đã được lựa chọn nên sẽ sử dụng nguồn lực một
cách có hiệu quả, thiểu hóa chi phí.
- Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công
tác kiểm tra đạt hiệu quả cao.
1.1.3. Phân loại kế hoạch
Theo tiêu thức thời gian
- Kế hoạch ngắn hạn ( kế hoạch tác nghiệp)
- Kế hoạch trung hạn (kế hoạch năm)
- Kế hoạch dài hạn (Từ 5 năm trở lên)
- Kế hoạch siêu dài hạn ( Từ 15-20 năm)

2


Thơng thường giữa các kế hoạch có mối quan hệ với nhau: Các kế hoạch
dài hạn là định hướng lớn về mặt chiến lược còn các kế hoạch trung và ngắn hạn
là sự cụ thể hóa của các định hướng chiến lược trong từng điều kiện và từng
khoảng thời gian cụ thể. Tuy nhiên có thể thong qua việc thực hiện các kế hoạch
trung và ngắn hạn người ta có thể điều chỉnh những định hướng chiến lược dài
hạn.
Theo tiêu thức nội dụng
Trong doanh nghiệp vận tải ô tô, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh
bao gồm các mặt chủ yếu sau:
- Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vận tải.
- Kế hoạch khai thác và quản lý kỹ thuật phương tiện.
- Kế hoạch lao động và tiền lương.
- Kế hoạch giá thành của sản phẩm vận tải
- Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.
- Kế hoạch tài chính.
- Kế hoạch ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Trong tất cả các kế hoạch trên thì kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
vận tải là cơ sở để xác định các mặt cơ sở khác.
Theo cấp quản lý
- Kế hoạch phát triển chung của nền kinh tế quốc dân.
- Kế hoạch ngành.
- Kế hoạch doanh nghiệp.
1.1.4. Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch
- Đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của kế hoạch: Theo nguyên
tắc này một kế hoạch đề ra cần phải đảm bảo có đầy đủ căn cứ khoa học cũng
như thực tiễn và phải phù hợp với quy luật khách quan, mang tính khả thi cao.
Tính khả thi được xem xét trên các phương diện chủ yếu như: công nghệ và
kỹ thuật, nhân lực, tài chính.
- Đảm bảo tính hiệu quả: Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng kế hoạch

cần phải xem xét đầy đủ các biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực và tận dụng tối đa các tiềm năng nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả
kinh doanh cao nhất.
3


- Đảm bảo tính tồn diện, cân đối và mang tính hệ thống cao: Khi xây

dựng kế hoạch của một doanh nghiệp cần phải xem nó như là một bộ phận
cấu thành của nền kinh tế bởi vậy nó phải phù hợp với chiến lược chung của
ngành và định hướng phát triển của toàn nền kinh tế quốc dân. Trong kế
hoạch phải đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các mặt kế hoạch và giữa các
kế hoạch với nhau. Ngoài ra cần phải cân đối giữa nhu cầu thị trường và khả
năng chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp, cân đối giữa thị phần và khả năng
các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp.
1.1.5. Các phương pháp xây dựng kế hoạch

Phương pháp lập kế hoạch là tập hợp các cách thức dự báo, tính tốn được
sử dụng trong quá trình lập kế hoạch.
❖ Phương pháp cân đối.
- Thực chất của cân đối là so sánh giữa nhu cầu và khả năng của doanh
nghiệp về một hoạt động kinh doanh nào đó cũng như một loại nguồn lực nào
đó.
- Về mặt chỉ tiêu trong kế hoạch có thể cân đối theo chỉ tiêu hiện vật hoặc
chỉ tiêu giá trị. Thông thường các mối cân đối chủ yếu trong kế hoạch là:
+ Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về nguồn các yếu tố đầu vào cho

quá trình SXKD.
+ Cân đối giữa năng lực SXKD của doanh nghiệp và khả năng tiêu thụ

sản phẩm trên thị trường. Đây là mối cân đối quan trọng nhất là cơ sở cho các
mối cân đối khác.
+ Cân đối về mặt thời gian và không gian: Thời gian và không gian cũng

được coi như là một nguồn lực quan trọng để thực hiện các mục tiêu và kế hoạch
của doanh nghiệp bởi vậy khi xác định kế hoạch cần đặc biệt quan tâm đến mối
cân đối này, về mặtt thời gian cần cân đối giữa các mục tiêu lâu dài, trung, ngắn
hạn cịn về mặt khơng gian vận tải cần cân đối giữa năng lực sản xuất và nhu
cầu tối đa.
❖ Phương pháp phân tích tính tốn.
Phương pháp này thường được sử dụng trong xây dựng kế hoạch trung và
ngắn hạn bởi vì nó đi sâu vào phân tích tính tốn các chỉ tiêu cụ thể của kế
hoạch. Thông thường khi sử dụng phương pháp này, người ta dùng các chỉ tiêu
như chỉ số tăng bình quân, tốc độ tăng trưởng bình qn để tính tốn các chỉ
4



tiêu. Để tính tốn cần xác định các nhân tố ảnh hưởng trong kỳ kế hoạch và
lượng hóa các mức độ ảnh hưởng của nó đến chỉ tiêu tính tốn và bằng các
phương pháp tính tốn để xác định mức độ đạt được của từng chỉ tiêu kế hoạch.
❖ Phương pháp toán thống kê.
Thường được dùng trong xây dựng kế hoạch trung và dài hạn, thực chất là
sử dụng các mơ hình tốn kinh tế được xây dựng trên cơ sở thu thập, xử lý số
liệu thống kê qua nhiều năm. Hai dạng mơ hình sử dụng phổ biến là:
- Hàm xu thế (Đây là dạng mơ hình đơn giản với một nhân tố ảnh hưởng là
thời
gian).
- Phân tích tương quan nhiều yếu tố (Mơ hình hồi quy đa nhân tố). Trong
mơ hình này người ta thường chọn các nhân tố ảnh hưởng chính đến chỉ tiêu cần
lập kế hoạch để đưa vào mơ hình.
Ngồi hai mơ hình ở trên cịn có mơ hình đàn hồi. Mơ hình đàn hồi đang sử
dụng phổ biến hiện nay trên cơ sở sử dụng các phương pháp và công cụ hiện đại.
❖ Phương pháp tương tự.
Bản chất của phương pháp tương tự là phát triển các hiện tượng đã xuất
hiện vào các địa điểm và thời gian khác nhưng với điều kiện là bản chất của hai
hiện tượng là giống nhau. Nói khác đi phương pháp này là sự vận dụng các hiện
tượng hay q trình đã diễn ra ở khơng gian, thời gian khác vào không gian và
thời gian mà ta cần nghiên cứu. Phương pháp tương tự có 3 dạng:
- Tương tự về hình thức biểu hiện của hiện tượng.
- Tương tự về bản chất của hiện tượng.
- Tương tự về quy luật vận động của hiện tượng.
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong xây dựng kế hoạch trung và
dài hạn như là một phương pháp để kiểm tra các phương pháp khác.Ngồi các
phương pháp trên người ta cịn sử dụng một số phương pháp khác để lập kế
hoạch như:Phương pháp kịch bản, phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương
pháp chuyên gia.


5


1.2. Tổng quan về lao động trong doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm về lao động
- Lao động: Là sự hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm biến
đổi các sự vật tự nhiên thành những vật phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
Mặt khác, trên quan điểm sinh lý học thì lao động là quá trình hao phí tiềm lực
năng lượng của thần kinh cơ bắp đã tích luỹ được trong cơ thể con người. Có thể
nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế.
- Nguồn lao động: Là bộ phận dân cư gồm những người trong độ tuổi lao
động (không kể những nguời mất khả năng lao động) và những người ngồi tuổi
lao động nhưng thực tế có tham gia lao động. Nguồn lao động bao gồm những
người từ độ tuổi lao động trở lên.
- Người lao động: Là người từ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm
việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của
người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp
đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (theo
Bộ luật Lao động).
- Sức lao động: Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người
trong q trình tạo ra của cải xã hội, nó phản ánh khả năng lao động của con
người, là điều kiện đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội.
- Định mức lao động: Là sự quy định số lượng lao động sống hao phí để
hồn thành một cơng việc nhất định (để sản xuất một đơn vị sản phẩm) theo tiêu
chuẩn chất lượng quy định trong những điều kiện cụ thể. Số lượng lao động hao
phí đó gọi là mức lao động.
- Tổ chức lao động khoa học: Là tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân
tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng, thơng qua
việc áp dụng vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành

tựu của khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Tổ chức lao động khoa học
cần phải được áp dụng ở mọi nơi có hoạt động lao động của con người.
- Kế hoạch hóa lao động: Là q trình mà thơng qua nó doanh nghiệp bảo
đảm được đầy đủ về số lượng và chất lượng người làm việc, phù hợp với yêu
cầu của công việc.

6


1.2.2.Phân loại lao động trong doanh nghiệp
- Tùy theo mục đích quản lý mà lao động trong doanh nghiệp có thể phân
loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Thông thường để phục vụ công tác tổ chức
quản lý, lao động được phân loại theo các tiêu thức sau: theo nghề nghiệp, theo
trình độ, theo tính chất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, theo chế độ sử dụng lao động,…
Trong doanh nghiệp vận tải lao động được phân loại như sau:
❖ Theo nghề nghiệp
- Lái xe, phụ xe.
- Thợ máy, công nhân bảo dưỡng sửa chữa
- Nhân viên kỹ thuật
- Lao động quản lý
- Lao động khác
❖ Theo trình độ
- Lao động được đào tạo (sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp…)
- Lao động chưa qua đào tạo (lao động phổ thơng)
❖ Theo tính chất tham gia vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp
- Lao động sản xuất chính
- Lao động sản xuất phụ
- Lao động gián tiếp
❖ Theo chế độ sử dụng lao động

- Lao động trong biên chế
- Lao động theo hợp đồng dài hạn
- Lao động theo hợp đồng ngắn hạn
- Lao động thời vụ
1.2.3. Đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp vận tải
Lái xe
Đây là một loại lao động mang tính đặc thù:
- Bởi vì tính độc lập tương đối rất cao, thể hiện ở chỗ họ phải chịu trách
nhiệm về tồn bộ q trình vận tải từ khâu khai thác nhu cầu vận chuyển đến
việc tổ chức vận chuyển và thanh toán với khách hàng. Mặt khác hoạt động vận
tải lại diễn ra bên ngoài phạm vi doanh nghiệp trong một khơng gian rộng lớn.
Từ đó địi hỏi lao động lái xe phải có phẩm chất như: Có tính độc lập tự chủ và ý
7


thức tự giác cao, có khả năng sáng tạo và xử lý linh hoạt các tình huống nảy sinh
trên đường.
- Lao động lái xe là loại lao động kết hợp giữa cơ bắp và thần kinh (Lao
động chân tay và lao động trí óc).
- Đây là dạng lao động phức tạp, nặng nhọc, nguy hiểm địi hỏi lái xe phải
có sức khỏe tốt, tay nghề và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng.
- Lao động lái xe là lao động đòi hỏi ý thức trách nhiệm cao.
Phụ xe
Lao động phụ xe sẽ kết hợp cùng lao động lái xe hoàn thành cơng việc
trong q trình vận tải từ khâu khai thác nhu cầu vận chuyển đến việc tổ chức
vận chuyển và thanh tốn với khách hàng.
- Lao động phụ xe địi hỏi tính tự chủ và ý thức cao, có khả năng sáng tạo
và xử lý linh hoạt trong các tình huống bất ngờ trong quá trình vận tải.
- Lao động phụ xe sẽ đảm nhiệm nhiều công việc hơn lao động lái xe nên
cần sự nhanh nhạy, kiên trì, bình tĩnh xử lý mọi tình huống xảy ra.

Cơng nhân bảo dưỡng sửa chữa
Đặc điểm lao động của công nhân BDSC giống như lao động trong xí
nghiệp cơng nghiệp. Tính chất công việc đa dạng kết hợp cả lao động chân tay,
trí óc.
Lao động gián tiếp
Đây là dạng lao động đặc biệt. Sản phẩm của lao động quản lý tạo ra khó
có thể đánh giá và định lượng một cách chính xác. Tính chất cơng việc địi hỏi
người quản lý phải có trình độ cao và có thể xử lý các thông tin nhanh.
1.2.4. Năng suất lao động
a. Khái niệm năng suất lao động
- Năng suất lao động (NSLĐ) là một phạm trù phản ánh kết quả và hiệu quả
sử dụng lao động sống. Dưới dạng chung nhất NSLĐ là một chỉ tiêu phản ánh
năng lực của một lao động cụ thể (một tập thể người lao động, một nhóm người
lao động hoặc một người lao động) có thể sản xuất một số lượng sản phẩm nhất
định trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng, năm…).
- Cần phân biệt năng suất lao động xã hội và năng suất lao động cụ thể.

8


+ Năng suất lao động xã hội: Phản ánh trình độ lao động bình qn của

tồn xã hội, trong đó có xét đến cả lao động sống cũng như lao động vật hóa.
+ Năng suất lao động cụ thể: Chỉ tính đến hao phí và hiệu suất sử dụng lao

động sống ít tính đến lao động vật hóa.
b. Các phương pháp xác định NSLĐ và cách đo NSLĐ
- Phương pháp xác định NSLĐ chung
Năng suất lao động được xác định chung bởi cơng thức:


wlđ =

Tổng laộngsản phẩm KQlđ
=
Số laộng
N lđ

Tùy theo quan điểm đánh giá về kết quả có ích của lao động mà người ta
phân biệt các phương pháp đo năng suất lao động khác nhau. Mỗi phương pháp
tính đều có ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng nhất định. Sau đây là một số
phương pháp đo NSLĐ được sử dụng rộng răi trong các doanh nghiệp
NSLĐ đo bằng chỉ tiêu hiện vật
- NSLĐ được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm bình quân cho một lao

động trong một đơn vị thời gian hoặc lượng hao phí lao động tính bình qn cho
một đơn vị sản phẩm:

wlđ =

Tổngsố lượngsản phẩm tính đổi  SP
=
Số laộng
N lđ

- Ưu điểm: Phản ánh đúng thực chất của NSLĐ, hiệu quả sử dụng lao
động sống. Nó khơng phụ thuộc vào giá cả hay các điều kiện kinh tế khác.
Tính tốn đơn giản, phản ánh trực quan.
- Nhược điểm: Khơng có khả năng phản ánh tổng hợp và chưa gắn hiệu
quả sử dụng lao động với kết quả và hiệu quả cuối cùng của SXKD. Ngồi ra,
khơng thể sử dụng để so sánh được giữa các doanh nghiệp sản xuất các loại sản

phẩm khác nhau trong một một doanh nghiệp nhưng sản xuất nhiều loại sản
phẩm, dịch vụ. Chỉ tiêu này ít được sử dụng trong doanh nghiệp khách sạn - du
lịch do tính đa dạng của sản phẩm, dịch vụ
NSLĐ đo bằng chỉ tiêu giá trị
- Theo phương pháp này, NSLĐ được biểu thị bằng doanh thu (hay lợi
nhuận) tính bình qn cho một lao động trong một đơn vị thời gian hoặc lượng
hao phí lao động tình bình qn cho một đồng doanh thu (một đồng lãi):

9


wlđ =

Tổngdoanh thu(thu nhập ròng;lãi)  DT
=
Số laộng
N lđ

- Trong cơ chế thị trường, đối với các đơn vị SXKD thì đây là một chỉ

tiêu đo năng suất có nhiều ưu điểm hơn cả. Bởi vì, nó phản ánh tổng hợp kết
quả và hiệu quả cuối cùng của việc sử dụng lao động. Ngồi ra nó có khả
năng so sánh giữa các doanh nghiệp với cơ cấu sản phẩm, dịch vụ khác nhau.
- Nhược điểm của phương pháp này là: Các chỉ tiêu giá trị thường chịu

ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả thị trường. Bởi vậy, khi sử dụng chỉ tiêu này cần
loại trừ ảnh hưởng của giá cả và các yếu tố khách quan khác. Các doanh
nghiệp khách sạn - du lịch thường sử dụng phương pháp này để tính NSLĐ.
- Ngồi phương pháp trên đây, có thể tính NSLĐ bằng đơn vị giờ cơng.


1.3. Tổng quan về kế hoạch lao động trong doanh nghiệp
1.3.1 Các căn cứ để lập kế hoạch lao động
- Việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
vận tải nói riêng đều phải tuân theo bộ Luật lao động hiện hành và các chính
sách chung của Nhà nước.
+ Căn cứ vào bộ luật lao động số 45/2019/QH14 được ban hành ngày 20
tháng 11 năm 2019
+ Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2020
hướng dẫn về nội dung trong hợp đồng lao động
+ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động về quản lý lao
động, hợp đồng lao động, tiền lương, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, lao động
nữ và bình đẳng giới, kỉ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
Ngoài ra việc dựa theo các căn cứ, thơng tư, nghị định thì các doanh nghiệp
cịn căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm, đặc
điểm lao động, tổ chức lao động, quy mô của doanh nghiệp.
1.3.2 Nội dung kế hoạch lao động
a. Công tác quản lý lao động
- Quản lý lao động là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản
lý doanh nghiệp, bởi quản lý con người là thực hiện quản lý một trong những
nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, và nó khơng thể thiếu với mọi loại
10


hình doanh nghiệp. Mục tiêu hàng đầu của quản lý lao động là giúp doanh
nghiệp đảm bảo một số lượng thích hợp những người lao động với mức trình độ
ký năng phù hợp và đúng vị trí và đúng thời điểm, nhằm hồn thành các mục
tiêu của doanh nghiệp. Chính vì thế chúng ta có thể nói, quản lý lao động là một
cơng việc khó khăn và phức tạp, bởi vì nó liên quan đến những con người cụ
thể, với những hoàn cảnh và các đặc trưng riêng biệt. Kế hoạch lao động cho

phép các nhà quản lý và bộ phận nhân sự dự báo các nhu cầu tương lai về nhân
sự của doanh nghiệp và khả năng cung ứng lao động.
- Quản lý lao động được chịu trách nhiệm của phịng hành chính nhân sự.
Sau khi nhận được thơng báo về nhu cầu lao động từ các phòng ban và quyết
định từ ban giám đốc phịng HCNS sẽ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch lao
động. Nội dung của kế hoạch ngoài dựa trên nhu cầu lao động của xí nghiệp thì
phải làm theo các căn cứ, văn bản hiện đang được áp dụng theo bộ Luật lao
động.
c. Nội dung kế hoạch lao động
- Khái niệm: Kế hoạch lao động là một bản dự kiến về mục đích, nội dung
cũng như phương pháp và các điều kiện để thực hiện việc sử dụng lao động
trong doanh nghiệp.
- Vai trò của kế hoạch lao động:
+ Giúp xác định các mục tiêu chiến lược và mục tiêu ngắn hạn trong giải
quyết vấn đề về lao động
+ Giải quyết được vấn đề giúp phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng
cuộc sống.
+ Kế hoạch lao động có vai trị bố trí số lượng và chất lượng cho các bộ
phận sản xuất – Kinh doanh trong doanh nghiệp hoạt động sao cho gắn kết, ăn
khớp với nhau để làm tăng năng suất lao động…
- Nội dung của kế hoạch lao động:
+ Nhu cầu lao động các loại và cơ cấu lao động.
+ Phương án sử dụng lao động.
+ Cân đối lao động.
+ Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân lực.

11


1.3.3 Các phương pháp xác định kế hoạch lao động

Xác định nhu cầu lao động là xác định số lượng lao động từng loại cần
thiết để thực hiện nhiệm vụ SXKD của DN trong từng thời kỳ ứng với nó là một
cơ cấu lao động hợp lý theo trình độ và theo nghề nghiệp.
Các phương pháp xác định nhu cầu lao động hiện nay:
Phương pháp định biên
Đây là phương pháp xác định nhu cầu lao động được sử dụng phổ biến hiện
nay trong cơ chế “Tuyển dụng lao động theo biên chế” trước đây.
Bản chất của phương pháp này là nhu cầu lao động được xác định theo
định biên lao động tính bình qn cho một đơn vị cơng cụ lao động (1 đầu xe, 1
tấn trọng tải) hay một đơn vị lao động. Đối với ngành vận tải phương pháp này
áp dụng như sau:
- Lái xe được định biên theo số lượng xe có.
NLái xe = AC × k
Trong đó:
NLái xe: Số lượng lao động lái xe.
AC : Số lượng phương tiện có.
k: hệ số định biên (k = 1 + α)
Đối với xe buýt thường bố trí 02 lái xe cho 01 xe. Do đó k= 2+ α (α: hệ số
dự phòng)
- Phụ xe: Số lượng lao động phụ xe bằng với số lượng lao động lái xe
NLái xe = NPhụ xe
- Thợ bảo dưỡng sửa chữa được xác định theo số lượng xe có hoặc theo tỷ
lệ với lái xe. Thường chiếm từ 30 → 40 % so với lao động lái xe.
- Lao động gián tiếp thường chiếm 10 → 15% so với tổng số lao động lái
xe và thợ BDSC.
Phương pháp này thường sử dụng để xác định số lượng lao động lái xe và
phụ xe.
Phương pháp tính tốn theo quỹ thời gian lao động từng loại
Công thức tổng quát để xác định nhu cầu lao động theo phương pháp này
như sau:


12


N LĐi =

 TLĐ

i

QTGLĐi  KwLĐ

i

Trong đó:
NLĐi: Nhu cầu về lao động loại i
∑TLĐi: Tổng giờ công của lao động i theo nhu cầu (giờ công).
QTGLĐi: Quỹ thời gian làm việc của lao động i trong năm.
KWLĐi: Hệ số tăng năng suất lao động lợi i.
Phương pháp này không áp dụng được với lái xe vì dù năng suất lao động
có tăng thì ít nhất 1 phương tiện cũng phải có 1 lái xe. Phương pháp này thường
dùng để áp dụng cho lao động BDSC và lao động gián tiếp.
Cụ thể, nhu cầu lao động từng loại trong doanh nghiệp vận tải được xác
định theo phương pháp này như sau:
- Nhu cầu của lái xe (NLái xe )
NLX = 

TH +  TCK +  T
QTGLX  KWLX


Trong đó :
∑TH: Tổng thời gian làm việc của lái xe trên tuyến.
∑TCK: Tổng thời gian chuẩn kết (thời gian lấy giấy điều độ xe, thời gian
vệ sinh xe, thời gian kiểm tra kỹ thuật xe, thời gian giao nhận xe ...)
∑T≠: Tổng thời gian khác (thời gian xe hỏng dọc đường ...)
QTGLX: Quỹ thời gian làm việc của lái xe trong 1 năm.
KWLX: Hệ số tăng NSLĐ của lái xe.
Quỹ thời gian lao động của lái xe trong 1 năm được xác định như sau:
QTGLĐ = DL – D (DCN + DLỄ + DPHÉP + DKHÁC)
Trong đó:
DL: Số ngày trong năm.
DCN, DLễ, Dphép, Dkhác: Số ngày thứ 7, chủ nhật, số ngày lễ, số ngày
nghỉ phép và số ngày nghỉ khác theo chế độ của lái xe trong 1 năm.
- Nhu cầu thợ BDSC (NBDSC):

13


NBDSC =

TBDSC

QTGCN  KW

BDSC

Trong đó:
NBDSC : Số lao động cơng nhân bảo dưỡng sửa chữa

TBDSC : Tổng thời gian của công nhân bảo dưỡng sửa chữa

QTGCN : Quỹ thời gian của công nhân BDSC
KW

BDSC

: hệ số tăng năng suất của lao động BDSC

Quỹ thời gian làm việc trong 1 năm của thợ BDSC tính tương tự
như lái xe. Thợ phụ chiếm khoảng 15 → 20% so với tổng lái xe và thợ
BDSC.
Phương pháp này có ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Độ chính xác cao hơn phương pháp định biên và gắn được số

lao động với khối lượng công việc.
- Nhược điểm: Mới chỉ xét đến yếu tố số lượng lao động, chưa xét đến

chất lượng công việc và hiệu quả sử dụng lao động. Do đó phương pháp này
thường sử dụng để tính tốn xác định số lượng lao động sau đó cân đối lại
bằng các phương pháp khác.
Xác định nhu cầu lao động theo định mức lao động tổng hợp
Theo phương pháp này, tổng nhu cầu lao động của lao động (NLĐ) được
xác định theo định mức lao động tổng hợp tính bình qn cho 10.000 T.Km (hay
HK.KM).

N LĐ

 P

 ĐM LĐ 


10.000
 (HK .KM )
=
10.000

Trong đó:

 P : Tổng sản lượng
ĐMLĐ : Định mức lao động
Phương pháp này thường dùng để kiểm tra lại kết quả tính tốn của các
phương pháp khác chứ ít được sử dụng.

14


×