TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ
---
---
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài :
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GIAO HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN
CONTAINER CHO KHÁCH HÀNG CÔNG TY TNHH AAC
TECHNOLOGIES VIỆT NAM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN
ATT VIỆT NAM.
GV Hướng dẫn
SV Thực hiện
Mã SV
Lớp
Khoá
:
:
:
:
:
TS. Nguyễn Thị Hồng Mai
Lê Đỗ Hoàng Nhi
182203020
KTVTOTO1
59
Hà Nội - 2022
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ẢNH .........................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
I. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
II.Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2
IV. Kết cấu của khóa luận .................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA .................................. 2
1.1 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa ...................................................... 2
1.1.1. Khái niệm giao nhận .................................................................................. 2
1.1.2. Các dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK ..................................................... 3
1.1.3. Người giao nhận và các tổ chức giao nhận................................................ 5
1.1.4. Các điều kiện thương mại quốc tế về giao nhận........................................ 9
1.2. Cơ sở pháp lý, nguyên tắc, phương pháp giao nhận và nhiệm vụ các bên có
liên quan ................................................................................................................ 16
1.2.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 16
1.2.2.Những nguyên tắc và phương pháp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường biển ................................................................................................ 16
1.2.3. Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao hàng xuất khẩu ...................... 21
1.2.4. Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển .................................... 22
1.2.5. Các khoản mục chi phí trong giao hàng xuất khẩu bằng đường biển ..... 23
1.3. Các chứng từ trong giao hàngxuất khẩu bằng đường biển....................... 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAO HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN TIẾP VẬN ATT VIỆT NAM ....................................................................... 28
2.1. Tổng quan về công ty ................................................................................ 28
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của cơng ty ....................................... 28
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty ..................................................................... 29
2.1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật – nguồn lao động của công ty ............................. 33
2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần nhất ............. 41
2.2. Thực trạng giao nhận tại chi nhánh công ty .............................................. 44
ii
2.2.1. Mạng lưới khách hàng và vùng hoạt động của doanh nghiệp ................. 44
2.2.2. Các dịch vụ giao nhận hiện nay của công ty ........................................... 45
2.2.3. Các đối tác vận tải ................................................................................... 48
2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa của cơng ty ................................ 48
2.3.1. Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển .................................... 48
2.3.2. Ưu điểm ................................................................................................... 52
2.3.3. Nhược điểm ............................................................................................. 53
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GIAO HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN
CONTAINER CHO KHÁCH HÀNG CÔNG TY TNHH AAC TECHNOLOGIES
VIỆT NAM BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY............................................. 58
CỔ PHẦN TIẾP VẬN ATT VIỆT NAM ................................................................. 58
3.1. Cơ sở xây dựng phương án giao hàng ........................................................ 58
3.1.1. Các căn cứ pháp lý .................................................................................. 58
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển vận tải và thương mại quốc tế. .......... 58
3.1.3. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần tiếp vận ATT Việt Nam .... 59
3.1.Tổ chức giao hàng xuất khẩu cho công ty TNHH AAC TECHNOLOGIES
Việt Nam ............................................................................................................ 59
3.2.1. Thông tin về lô hàng. ............................................................................... 60
3.2.2. Lập kế hoạch giao hàng xuất khẩu. ......................................................... 62
3.2. Hiệu quả phương án ................................................................................... 76
3.3.1. Hiệu quả sử dụng lao động ...................................................................... 76
3.3.2. Hiệu quả về mặt tài chính ........................................................................ 76
3.3.3. Hiệu quả về mặt xã hội ............................................................................ 78
3.3.4. Hiệu quả sử dụng phương tiện................................................................. 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 80
1. Kết luận ........................................................................................................ 80
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 80
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
XNK
: Xuất nhập khẩu
Phòng DHL
: Dịch vụ giao nhận chuyển phát nhanh
LCL
: Hàng lẻ
CB – CVN
: Cán bộ cơng nhân viên
ND – CP
: Nghị định chính phủ DN Doanh nghiệp
CIF
: Bảo hiểm cước phí
C/O
: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
B/L
: Vận đơn
SXKD
: Sản xuất kinh doanh
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Số lượng đầu kéo các loại của doanh nghiệp .................................... 34
Bảng 2. 2: Số lượng sơ mi rơ-mooc các loại của doanh nghiệp ......................... 35
Bảng 2. 3: Bảng số lượng lao động trong công ty .............................................. 38
Bảng 2. 4: Trình độ học vấn của lao động trong công ty ................................... 39
Bảng 2. 5: Kết quả kinh doanh của công ty năm 2019 – 2021 ........................... 41
Bảng 2. 6: Tổng khối lượng hàng hóa được giao nhận giai đoạn 2019 – 2021 43
Bảng 3. 1: Kế hoạch dự kiến cho lô hàng ........................................................... 63
Bảng 3. 2: Bảng báo giá cho quá trình tổ chức giao nhận .................................. 77
Bảng 3. 3:Bảng chi phí thực trong q trình tổ chức giao nhận ......................... 77
v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 : Các điều khoản trong Incoterms 2010 .............................................. 10
Hình 1. 2: Các điều khoản trong Incoterms 2020 ............................................... 13
Hình 1. 3: Quy trình giao hàng xuất khẩu .......................................................... 23
Hình 2. 1 : Hình ảnh logo của cơng ty ................................................................ 28
Hình 2. 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty ...................................................... 30
Hình 2. 3: Hình ảnh vỏ container ....................................................................... 36
Hình 3. 2: Quy Trình dự kiến Giao hàng ............................................................ 62
Hình 3. 3: Lịch tàu chạy được hãng cung cấp .................................................... 65
Hình 3. 4: Booking ............................................................................................. 66
Hình 3. 5: Lệnh cấp container ............................................................................ 67
Hình 3. 6: Bảng giá so sánh các bên vận tải ....................................................... 68
Hình 3. 7: Hình ảnh đầu kéo đến lấy vỏ container ............................................. 69
Hình 3. 8: Hình ảnh container ............................................................................ 69
Hình 3. 9: Hình ảnh chì ...................................................................................... 70
Hình 3. 10: Hình ảnh đóng hàng......................................................................... 71
Hình 3. 11: Hình ảnh phân luồng hàng hóa ........................................................ 74
Hình 3. 12: Hình ảnh hạ hàng tại bãi .................................................................. 75
vi
LỜI MỞ ĐẦU
I.
Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế thế giới đang bước vào thế kỉ XXI, kỉ nguyên của hội nhập và phát
triển. Sự phồn thịnh của một quốc gia phải được gắn liền với sự phát triển chung
của nền kinh tế thế giới, không một quốc gia nào tự khép mình độc lập với nền
kinh tế thế giới mà lại có thể phát triển mạnh mẽ được, đó là qui luật chung của
nền kinh tế hiện nay. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự giàu mạnh của
một quốc gia phải kể đến hoạt động kinh doanh mua bán trao đổi hàng hóa giữa
các quốc gia.
Ở nước ta trong những năm gần đây cùng với việc gia nhập WTO thì hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu không ngừng tham gia tăng. Theo thống kê sau 1 năm
gia nhập WTO tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 là 48,38 tỉ USD tăng 21,5%
so với năm 2006, tổng kim ngạch nhập khẩu 60,83 tỉ USD là mức kỉ lục từ trước
tới nay tăng 35,5% so với năm trước từ khi hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy
mạnh thì quá trình vận tải giao nhận càng trở nên quan trọng. Bởi vì hoạt động
ngoại thương chỉ có thể diễn ra khi hàng hóa được vận chuyển từ nước này sang
nước khác và thực hiện công tác giao nhận hàng hóa vận chuyển đó. Nhờ có hoạt
động vận tải giao nhận hàng hóa mà sản phẩm mà sản phẩm được đưa đến tay
người tiêu dùng một cách nhanh chóng hơn. Việc giao nhận hàng hóa càng được
thực hiện tốt sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Nhận thức được
tầm quan trọng của công tác giao nhận trong buôn bán quốc tế cùng với những
kiến thức được học ở trường kết hợp với thời gian tiếp xúc tìm hiểu tại Công ty
cổ phần tiếp vận ATT Việt Nam em quyết định chọn đề tài: “Xây dựng phương
án giao hàng xuất khẩu nguyên container cho khách hàng Công ty TNHH AAC
TECHNOLOGIES Việt Nam tại Công ty Cổ phần tiếp vận ATT Việt Nam"
Trong q trình thực tập tại Cơng ty cổ phần tiếp vận ATT Việt Nam em được
bổ sung nhiều kiến thức ngoài thực tế trên nền tảng lý thuyết em đã được học tại
trường. Nhờ đó, em đã hiểu thêm nghiệp vụ giao nhận hàng hóa Xuất Nhập Khẩu,
giúp em thêm tự tin để tiến bước trong xã hội. Do sự hiểu biết còn hạn chế nên
bài làm không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của q thầy cơ và các bạn để em rút kinh nghiệm và trau dồi kiến thức.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã theo dõi!
1
II.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm tìm hiểu rõ hơn về cơng tác hồn thiện giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu bằng đường biển, nghiên cứu những vấn đề chủ yếu của quy trình và
thực trạng của hoạt động giao nhận, nhằm nắm rõ nghiệp vụ giao nhận vận chuyển
hàng hóa quốc tế và nội địa cũng như tình hình xuất nhập khẩu của công ty trong
thời gian qua, những thuận lợi và hạn chế cịn tồn tại. Qua đó đưa ra một số giải
pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa về công tác giao nhận của công ty trong
thời gian tới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty
III.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng đề tài nghiên cứu là Công ty cổ phần tiếp vận ATT Việt Nam. Phạm
vi chủ yếu mà đề tài nghiên cứu là công tác giao nhận thiết bị điện tử của công ty
TNHH AAC TECHNOLOGIES Việt Nam container xuất khẩu bằng đường biển
tại Công ty cổ phần tiếp vận ATT Việt Nam.
IV.
Kết cấu của khóa luận
Nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận trong vận tải hàng hóa
xuất khẩu bằng container.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
tại cơng ty cổ phần tiếp vận ATT Việt Nam
Chương 3: Xây dựng phương án giao hàng xuất khẩu nguyên container
cho khách hàng Công ty TNHH AAC TECHNOLOGIES Việt Nam tại Công ty
Cổ phần tiếp vận ATT Việt Nam.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
1.1 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa
1.1.1. Khái niệm giao nhận
Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding service), theo qui tắc mẫu của FIATA
vềdịch vụ giao nhận “là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom
hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ
tư vấn có liên quan đến dịch vụ trên, bao gồm cả vấn đề liên quan đến Hải quan,
tài chính, bảo hiểm, thanh tốn quốc tế, thu nhập các chứng từ liên quan đến hàng
hóa”.
Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối,
một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, hai mặt chủ yếu của chu trình
tái sản xuất xã hội.
Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu thụ, hồn thành mặt thứ hai của lưu thơng phân phối là phân phối vật chất,
khi mặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hình thành.
Giao nhận vận tải gắn liền và song hành với quá trình vận tải. Thông qua giao
nhận các tác nghiệp vận tải được tiến hành: tập kết hàng hóa, vận chuyển, xếp dỡ,
lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ... Với nội hàm rộng như vậy, nên
có rất nhiều định nghĩa về dịch vụ giao nhận.
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA), dịch
vụ giao nhận được định nghĩa như là “bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận
chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hố cũng như
các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải
quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh tốn, thu thập chứng từ liên quan đến hàng
hoá”.
Theo luật Thương Mại Việt Nam thì dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi
thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người
gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục, giấy tờ và các dịch vụ
khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của
người vận tải hoặc của người giao nhận khác.
Như vậy, về cơ bản, giao nhận hàng hóa là tập hợp những cơng việc có liên
quan đến q trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi
hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (nguời nhận hàng).
2
1.1.2. Các dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK
a. Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (Người xuất khẩu)
Các dịch vụ thay mặt người gửi hàng bao gồm tất các các dịch vụ để đảm bảo
cho hàng hóa có thể xuất khẩu đến nước nhập khẩu, chủ xuất có thể th tồn bộ
các dịch vụ này hoặc cũng có thể thuê bất kì một hoặc một số dịch vụ nào đó tùy
theo từng hợp đồng mua bán và khả năng của từng chủ xuất. Các dịch vụ này bao
gồm:
- Chọn tuyến đường, cung vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở
thích hợp.
- Lưu cước với người chuyên chở đã chọn. Là việc ký booking note với nhà
vận tảihoặc forwarder, xác đinh vị trí giao hàng cho người chuyên chở, phương
thức giao hàng, hoặc có thể là ký booking note để mượn vỏ container, nhận chì
hãng tàu.
- Khơng phải người xuất khẩu nào cũng phải làm điều này, tùy theo từng
điều kiện mua bán hàng hóa mà biết quyền vận tải, lưu cước với hãng tàu do bên
bán hay bên mua thực hiện.
- Nhận hàng từ chủ hàng và hoàn thành các thủ thủ, chứng từ xuất khẩu cần
thiết với lơ hàng đó. Như thủ tục hải quan, giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận
chất lượng, kiểm định, kiểm dịch.
- Kiểm đếm, cân đo hàng hóa.
- Nghiên cứu những điều khoản về thanh toán quốc tế để hướng dẫn, giúp đỡ
kháchhàng thực hiện thanh toán hoặc thay mặt khách hàng làm thanh tốn.
- Đóng gói, lo liệu việc lưu kho hàng hóa nếu cần thiết. Việc đóng gói hàng
hố (trừ khi việc này do người gửi hàng thực hiện trước khi giao hàng cho người
nhận), có tính đến tuyến đường, phương tiện vận tải, bản chất hàng hoá và các
luật lệ áp dụng nếu có ở nước xuất khẩu, các nước chuyền tải và nước đến
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu chủ hàng yêu cầu.
- Vận chuyển và giao hàng cho người chuyên chở. Bao giờ người chuyên
chở cũng chỉ định một vị trí nhận hàng khi người giao nhận lưu cước, vì vậy sau
khi hàng hóa đã sẵn sàng, người giao nhận phải tiến hành giao hàng cho người
chun chở tại đúng vị trí đó và đảm bảo thời gian cuối cùng người chuyên chở
nhận hàng (closing time)
- Thực hiện các giao dịch ngoại hối nếu có.
3
- Thanh tốn phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước. Khoản này
được tính như là chi trả hộ khách hàng.
- Nhận vận đơn, thu xếp việc chuyển tải trên đường nếu cần thiết. Ví dụ như
một lô hàng từ Việt Nam gửi sang Mỹ, via qua Singapore thì có thể phải lưu cước
hai lần từ Việt Nam sang Sin và từ Sin đi Mỹ;
- Giám sát vận tải hàng hóa và ghi nhận tổn thất nếu có để kịp thời thơng báo
cho chủ hàng xuất và nhập.
- Giúp đỡ người gửi hàng khiếu nại người chuyên chở nếu cần.
b. Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (Người nhập khẩu)
Người nhập khẩu cần phải thực hiện rất nhiều các dịch vụ nhỏ lẻ, các bước để
có thể nhập khẩu một lô hàng, nhận hàng nhập khẩu từ cửa khẩu về kho bãi của
mình. Các dịch vụ này chủ nhập có thể tự mình thực hiện hoặc thê người giao
nhận thực hiện.
Các dịch vụ thay mặt người nhập khẩu có thể bao gồm:
- Có thể bắt đầu từ việc chọn hãng vận tải, lưu cước hãng tàu. Tùy theo từng
điều kiện giao nhận hàng hóa đã ký kết giữa chủ xuất và chủ nhập (Điều kiện giao
hàng nhóm E và F).
- Thay mặt người nhập giám sát việc vận tải hàng hóa.
- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ cần thiết có liên quan đến việc vận
chuyển, nhận hàng.
- Nhận hàng từ người chuyên chở và thanh tốn cước phí nếu có.
- Thu xếp các giấy tờ nhập khẩu như giấy phép, giấy kiểm định…vv
- Thực hiện khai báo hải quan, làm thủ tục hải quan, nộp phí, lệ phí hải quan
và thuế nhập khẩu nếu có.
- Thu xếp việc lưu kho, lưu bãi hoặc chuyển cảng, chuyển khẩu nếu cần.
- Giao hàng cho người nhập khẩu; lưu kho, phân phối hàng nếu cần.
- Giúp đỡ người nhập khẩu khiếu lại người chuyên chở về tổn thất nếu có.
c. Một số dịch vụ giao nhận hàng hóa khác.
Các dịch vụ đặc biệt:
- Người kinh doanh dịch vụ giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo
yêu cầu của chủ hàng như vận chuyển máy móc thiết bị cho các cơng trình xây
dựng lớn, vận chuyển quần áo may mặc sẵn từ các container đến thẳng các cửa
hàng, hay vận chuyển ra nước ngoài để tham gia hội chợ hàng tiêu dùng, triển
4
lãm… Đặc biệt trong những năm gần đây, người giao nhận thường cung cấp các
dịch vụ vận tải đa phương thức (VTĐPT), đóng vai trị MTO (Multimodal
Transport Operator) và phát hành chứng từ vận tải.
- Tại Việt Nam, doanh nghiệp muốn kinh doanh vận tải đa phương thức được
phải có giấy phép kinh doanh Vận tải đa phương thức do Bộ GTVT cấp.
Các dịch vụ khác:
Ngoài các dịch vụ đã nêu ở trên, tuỳ thuộc vào yêu cầu của mình, người giao
nhận cũng có thể làm các dịch vụ khác phát sinh trong các nghiệp vụ quá cảnh và
các dịch vụ đặc biệt khác như dịch vụ gom hàng hay tập trung hàng lẻ, liên hệ đến
hàng hoá theo dự án cung cấp thiết bị, nhà xưởng…sẵn sàng cho vận
hành…Người giao nhận cũng có thể thơng báo cho khách hàng của mình về nhu
cầu tiêu dùng, các thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các
điều khoản thương mại thích hợp đồng ngoại thương và mọi vấn đề liên hệ đến
việc kinh doanh của mình.
1.1.3. Người giao nhận và các tổ chức giao nhận
a. Khái niệm người giao nhận
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi chung là người giao nhận (Forwarer,
Freight Forwarder, Forwarding Agent). Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ
tàu, Cơng ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một
người nàokhác. Trước đây người giao nhận chỉ làm đại lý (Agent) thực hiện một
số công việc docác nhà xuất khẩu (XNK) ủy thác như xếp dỡ hàng hóa, lưu kho
bãi, làm thủ tục giấy tờ, lo liệu vận chuyển nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng...
Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao
nhậnhàng hóa. Bao gồm hai loại: Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa trong
nước &doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế.
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và những tiến bộ trong khoa
học kỹ thuật của ngành vận tải mà dịch vụ Giao nhận ngày càng được mở rộng
hơn. Ngày nay người Giao nhận đóng một vai trị quan trọng trong thương mại
vận tải quốc tế. Người Giao nhận không chỉ làm các thủ tục Hải quan, thuê tàu
mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về tồn bộ q trình vận tải và phân phối hàng
hóa.
Ở nhiều quốc gia khác nhau, người Giao nhận được gọi theo những tên khác
nhau như: Đại lý Hải quan (Customs House Agent), Môi giới Hải quan (Custom
5
broker), Đại lý thanh toán (Clearing Agent), Đại lý gửi hàng và giao nhận
(Shipping and Forwarding Agent), Người kinh doanh dịch vụ giao nhận, Người
chuyên chở chính; Người gom hàng hoặc cũng có thể chính là bản thân chủ hàng.
- Người kinh doanh dịch vụ giao nhận được gọi là Người giao nhận/
forwarder, freight forwarder, forwarding agent.
- Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, cơng ty xếp dỡ hay kho hàng,
người giao nhận chuyên nghiệp hay người có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa.
- Người kinh doanh dịch giao nhận có thể là mơi giới hải quan, đại lý, đại lý
hải quan...
b. Vai trò của người giao nhận
Vai trò truyền thống của người giao nhận trong Thương mại quốc tế (người
giao nhận với vai trị là đại lý, mơi giới). Khởi đầu người giao nhận chỉ làm đại lý
thực hiện một số công việc do các nhà xuất nhập khẩu uỷ thác, thay mặt cho họ
như xếp dỡ, lưu kho hàng hoá, làm thủ tục hải quan, lo liệu vận tải nội địa, làm
thủ tục thanh toán tiền hàng…
Sau này do sự mở rộng của Thương mại quốc tế và sự phát triển của các
phương thức vận tải phạm vi dịch vụ giao nhận đã được mở rộng thêm. Ngày nay,
người giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu mà cịn cung
cấp dịch vụ trọn gói về tồn bộ q trình vận tải và phân phối hàng hố.
Khi mới ra đời, vai trò truyền thống của người giao nhận chỉ thể hiện ở trong
nước. Hầu hết các hoạt động của người giao nhận đều chỉ diễn ra trong đất nước
họ. Tại đó người giao nhận tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu bằng một
việc hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng hoá vào nước nhập khẩu với vai trị là một
mơi giới hải quan. Mặt khác, người giao nhận hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng
hoá xuất khẩu và dành chỗ cho hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với hãng
tàu (trường hợp chuyển chỗ bằng đường biển) với chi phí cho người xuất khẩu
hoặc nhập khẩu chịu tuỳ thuộc vào điều kiện thương mại được chọn trong hợp
đồng mua bán. Tại một số nước như Pháp, Mỹ hoạt động của người giao nhận u
cầu phải có giấy phép làm mơi giới hải quan. Trước đây người giao nhận không
đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở, anh ta chỉ hoạt động như một cầu
nối giữa chủ hàng và người chuyên chở hoặc là một trung gian môi giới.
6
Khi người giao nhận đóng vai trị đại lý, nhiệm vụ của anh ta chủ yếu là do
khách hàng quy định. Những nhiệm vụ này thường được quy định trong luật tập
tục về đại lý hoặc luật dân sự về uỷ quyền tuy nhiên, những quy định này khơng
cịn nhấn mạnh vào vấn đề giao nhận nữa và điều kiện hoàn cảnh cũng khác nhau.
Quyền hạn của người giao nhận khi đóng vai trị là đại lý theo điều kiện kinh
doanh tiêu chuẩn quy ước chung của FIATA, người giao nhận có quyền:
- Tự do lựa chọn người ký hợp đồng phụ và tuỳ ý quyết định sử dụng những
phương tiện và tuyến đường vận tải thông thường.
- Cần giữ hàng hoá để đảm bảo được thanh toán những khoản tiền khách
hàng nợ.
Mặc dù người giao nhận có các quyền của người đại lý đối với chủ của mình,
những quyền này không thực sự đủ để bảo vệ cho họ trong thực tế giao nhận hiện
đại ngày nay. Vì lý do đó tốt hơn hết là người giao nhận nên giao dịch theo những
điều kiện và điều khoản đã biết và những điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của các
hiệp hội giao nhận quốc gia.
Nghĩa vụ của người giao nhận với tư cách là đại lý. Theo điều kiện kinh doanh
tiêu chuẩn quy ước trung của FIATA, người giao nhận phải:
- Thực hiện sự uỷ thác của khách hàng với một sự quan tâm hợp lý nhằm bảo
vệ lợi ích của khách hàng.
- Tổ chức và lo liệu vận chuyển hàng hoá được uỷ thác theo sự chỉ dẫn của
khách hàng.
Trách nhiệm của người vận tải với tư cách là người đại lý. Là đại lý, người
giao nhận chỉ chịu trách nhiệm đối với những lỗi của bản thân mình hoặc người
làm cơng cho mình.
c. Các tổ chức giao nhận
Tổ chức giao nhận trên thế giới: Cùng với sự phát triển của thương mại và vận
tải quốc tế, các hiệp hội giao nhận ra đời, điển hình phải kể đến FIATA một hiệp
hội giao nhận tầm cỡ nhất thếgiới hiện nay.
FIATA (Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận):Từ viết tắt của tiếng Pháp
“Fédération Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés”. Tên
đầy đủ bằng tiếng Anh của tổ chức này là “Intetnational Federation of Freight
Forwarders Association”.
7
Đây là một tổ chức quốc tế lớn, có uy tín, thành lập tại Viên (Áo) năm 1926,
trụ sở tại Zurich (Thụy Sỹ), bao gồm các hiệp hội giao nhận của nhiều quốc gia
và vùng lãnh thổ thành viên hoạtđộng trên lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế.
FIATA bao gồm hàng chục nghìnthành viên của khoảng 150 quốc gia và vùng
lãnh thổ, trong đó có Hiệp hội Giaonhận kho vận Việt Nam (VIFFAS). Slogan
hiện tại của FIATA là “Global Voice of Freight Logistics”. FIATA được nhiều tổ
chức kinh tế quốc tế, kể cả của Liên hiệp quốc công nhận là một tổ chức tư vấn
về logistics, giao nhận quốc tế. Điều lệ giao nhận, mẫu vận đơn FBL (FIATA Bill
of Lading) ... là những văn kiện có giá trị doFIATA soạn thảo, được công nhận
và sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế.
Mục tiêu chính của FIATA bảo vệ và tăng cường lợi ích của người giao nhận
trên phạm vi quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận. Liên kết nghề
nghiệptuyên truyền dịch vụ giao nhận vận tải, đào tạo nghiệp vụ ở trình độ quốc
tế, tăngcường các quan hệ phối hợp giữa các tổ chức giao nhận với chủ hàng và
ngườichuyên chở. Phạm vi hoạt động của FIATA là rất rộng lớn. Các tổ chức,
công ty giao nhận tại Việt Nam vào những năm 60 các nghiệp vụ giao nhận quốc
tê ở Việt Nam phân tán, rảirác. Các công ty xuất nhập khẩu tự tổ chức chun chở
hàng hóa và thành lập phịng kho vận riêng của mình. Bước vào thập niên 70 vân
tải container bắt đầu xuất hiệnđể đáp ứng hàng viện trợ của Mỹ. Sau giải phóng
ta tiếp nhận khoảng 45.000 cont. Do đó mà giao nhận cũng phát triển theo. Năm
1970 Bộ Ngoại Thương (nay là BộThương Mại) đã thành lập hai tổ chức giao
nhận:
- Cục Kho Vận kiêm Tổng công ty Giao Nhận Ngoại Thương, trụ sở tại Hải
Phịng.
- Cơng ty Giao nhận đường bộ, trụ sở Hà Nội
Năm 1976, Bộ Thương Mại đã sáp nhập hai tổ chức trên thành Tổng Công ty
Giao Nhận và Kho vận Ngoại thương (Vietrans).
Trong thời kỳ bao cấp, Vietrans là cơ quan duy nhất được phép giao nhậnhàng
hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở ủy thác của nhà xuất nhập khẩu.
Năm 1988 vận chuyển cont phát triển mạnh, các hãng tàu lớn trên thế giới đạt
trụ sở như EGM, Hanjin, K-line, Neddland, P&O, chủ yếu ở 2 cảng chính là Hải
Phịng và Sài Gịn. Nền kinh tế nước ta chuyển dần sang nền kinh tế thị trường
dưới sự điều tiết của nhà nước, Vietrans khơng cịn độc quyền giao nhận nữa mà
8
các cơ quan, công ty khác cũng tham gia, trong đó nhiều chủ hàng xuất nhập khẩu
tự giaonhận lấy mà không qua Vietrans.
Các công ty đang cung cấp dịch vụ giao nhận hiện nay:
- Công ty Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương (Vinatrans)
- Công ty Vận tải và Thuê tàu (Vietfracht)
- Công ty Container Việt Nam (Viconship)
- Công ty Đại lý Vận tải Quốc tế (Vosa)
- Công ty Thương mại Dịch vụ và Kho vận Ngoại thương
- Công ty Thương mại và Dịch vụ Hàng hải Tramaco
- Công ty cổ phần tiếp vận ATT Việt Nam
Trên cơ sở đó tháng11/1993 Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS),
sau này đổi tên thànhHiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) tháng
7/1013, ra đời đại diệnquyền lợi cho các công ty doanh nghiệp giao nhận ngày
càng đông đảo tại Việt Nam.
Tầm nhìn: Liên kết, hợp tác những nhà cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải,
logistics trong và ngoài nước nhằm kiến tạo vai trị.
Sứ mệnh: Nâng cao tính chun nghiệp, phát triển dịch vụ logistics hiện đại,
kết nối logistics khu vực và tồn cầu, đóng góp hiệu quả vào việc phát triển doanh
nghiệp trong ngành, cũng như phát triển kinh tế đất nước Việt Nam.
Slogan “Kết nối chuyên nghiệp Logistics”
1.1.4. Các điều kiện thương mại quốc tế về giao nhận
a. Khái niệm :
Incoterms là quy tắc chính thức của Phịng thương mại quốc tế (ICC) nhằm
giải thích thống nhất các điều kiện thương mại, thơng qua đó tạo điều kiện cho
các giao dịch thương mại quốc tế diễn ra thuận lợi, trôi chảy.
Điều kiện cơ sở giao hàng là những thuật ngữ ngắn gọn được hình thành trong
thực tiễn mua bán quốc tế để chỉ sự phân chia trách nhiệm và chi phí giữa người
mua và người bán trong lĩnh vực giao nhận hàng.
Điều kiện cơ sở giao hàng giải quyết ba vấn đề cơ bản:
- Thứ nhất là chỉ ra sư phân chia chi phí giao nhận.
- Thứ hai là chỉ ra sự phân chia trách nhiệm trong giao nhận.
- Thứ ba là các định địa điểm di chuyển rủi ro và tổn thất về hàng hóa.
9
Năm 1936, phiên bản Incoterms đầu tiên ra đời. Tính đến nay, trải qua nhiều
lần sửa đổi (chu kỳ 10 năm/lần), có tổng cộng 09 bản INCOTERMS được lưu
hành: 1936, 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010, 2020.
Các phiên bản Incoterms là không phủ nhận lẫn nhau và sự cập nhật thường
xuyên chính là để bắt kịp nhịp độ phát triển của thương mại quốc tế. Tùy thuộc
vào thói quen giao dịch mua bán, tập quán của từng vùng, địa điểm giao dịch mà
người ta có thể lựa chọn phiên bản cập nhật hay các phiên bản khác cũ hơn để áp
dụng.
Hiện nay, có 02 phiên bản Incoterm được sử dụng phổ biến đó là Incoterm
2010 và Incoterm 2020.
b. Nội dung của Incoterms 2010:
Hình 1. 1 : Các điều khoản trong Incoterms 2010
Incoterms 2010 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2011. Sự ra đời của Incoterms
2010 nhằm đáp ứng phù hợp hơn với thương mại quốc tế, bao gồm 11 điều kiện
cơ sở giao hàng:
10
EXW (EX WORKS) – GIAO HÀNG TẠI XƯỞNG
Ex Works là giá xuất xưởng hay còn gọi là giá giao tại nhà máy, giá giao tại
kho, giá giao tại xưởng, tùy thuộc vào địa điểm giao hàng mà mọi người có cách
gọikhác nhau.
FCA: (FREE CARRIER) – GIAO HÀNG CHO NGƯỜI CHUYÊN CHỞ
Nó được dùng cho mọi phương thức vận chuyển, bao gồm cả vận tải
đaphương thức. Theo điều kiện này, người bán phải:
- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.
- Giao hàng tại địa điểm và trong thời gian quy định cho người vận tải mà
người mua đã chỉ định.
- Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người vận tải
FAS: (FREE ALONGSIDE SHIP): GIAO DỌC MẠN TÀU
Nó có nghĩa, bên bán hàng sẽ chi trả cước phí vận chuyển hàng hóa tới
cảnggiao hàng. Bên mua sẽ thanh tốn cước phí xép hàng, vận tải, bảo hiểm, dỡ
hàng vàvận chuyển từ nơi dỡ hàng tới nơi lưu trữ hàng hóa của mình. Bên mua sẽ
chịu rủiro diễn ra khi hàng hóa được giao tại cầu cảng nơi giao hàng.
FOB: (FREE ON BOARD): GIAO HÀNG LÊN TÀU
Điều khoản FOB tương tự như FAS, nhưng bên bán cần phải trả cước phí
xếphàng lên tàu. Việc chuyển giao diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại
cảng. Các khoản chi phí khác như cước phí vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách
nhiệm của bên mua hàng
CFR: (COST AND FREIGHT): TIỀN HÀNG VÀ GIÁ CƯỚC VẬN
CHUYỂN
Theo điều kiện này, người bán phải:
- Kí kết hợp đồng chuyên chở đường biển và trả cước để chuyển hàng đến
cảng đích.
- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.
- Giao hàng lên tàu.
- Cung cấp cho bên mua hóa đơn và vận đơn đường biển.
- Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu.
- Trả tiền chi phí dỡ hàng, nếu chi phí này được tính vào cước.
11
CIF: (COST, INSURANCE AND FREIGHT): GIÁ THÀNH, BẢO HIỂM
VÀ CƯỚC PHÍ
Điều kiện CIF được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán trong
thương mại quốc tế khi người ta sử dụng phương thức vận tải biển. Khi giá cả
được nêu là CIF, nó có nghĩa là giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của
sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm. CIF ngồi trừ phần bảo hiểm,
các phần còn lại giống điều kiện CFR.
CPT: (CARRIAGE PAID TO): CƯỚC PHÍ TRẢ TỚI
Theo điều kiện CPT thì bên bán thanh tốn cước phí vận tải tới điểm đến đã
chỉ định. Bên mua thanh tốn phí bảo hiểm. Mọi rủi ro về hàng hóa chuyển từ bên
bán sang bên mua khi hàng hóa được giao cho bên vận tải đầu tiên.
CIP: (CARRIAGE AND INSURANCE PAID TO)- CƯỚC PHÍ VÀ BẢO
HIỂM TRẢ TỚI
Theo điều kiện này, người bán phải:
- Kí hợp đồng chuyên chở và trả cước đến địa điểm đích quy định.
- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu. Giao hàng cho người
vận tải đầu tiên.
- Kí hợp đồng bảo hiểm cho hàng và trả phí bảo hiểm.
- Cung cấp cho người mua hóa đơn, chứng từ vận tải thường lệ và đơn bảo
hiểm chứng minh hàng hóa đã được bảo hiểm.
DAT: (DELIVERY AT TERMINAL) – GIAO TẠI BẾN
Có nghĩa là người bán giao hàng, sau khi hàng đã được dỡ ra khỏi phương
tiện vận tải, được đặt tại nơi người mua quy định. Người bán sẽ chịu mọi rủi ro
vàchi phí khi đem hàng tới điểm đến đó. Điều kiện DAT yêu cầu người bán làm
thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên, người bán khơng có
nghĩa vụ là thủ tục nhập khẩu hay trả bất kỳ khoản thuế nhập khẩu nào.
DAP: (DELIVERY AT PLACE) – GIAO HÀNG TẠI NƠI ĐẾN
Có nghĩa người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạtcủa
người mua trên phương tiện vận tải đã đến đích và sẵn sàng cho việc dở
hàngxuống địa điểm đích. Các bên được khuyến cáo nên xác định càng rõ càng
tốt địa điểm giao hàng tại khu vực vực địa điểm đích, bởi đó sẽ là thời điểm chuyển
giaorủi ro về hàng hóa từ người bán sang người mua.
12
DDP: (DELIVERY DUTY PAID): GIAO HÀNG ĐÃ TRẢ THUẾ
Có nghĩa là người bán giao hàng đến địa điểm thỏa thuận tại nước nhập khẩu,
bao gồm việc hịu hết các phí tổn và rui ro cho đến khi hàng đến đích, gồm các
chiphí thuế và hải quan. Điều khoản này khơng phân biệt hình thức vận chuyển.
Hình 1. 2: Các điều khoản trong Incoterms 2020
Loại bỏ các điều kiện: EXW, FAS và DDP:
- Đối với INCOTERMS 2020 các điều kiện EXW và FAS sẽ không được áp
dụng một cách rộng rãi đối với các dịch vụ vận chuyển quốc tế. Thêm vào đó, có
1 số cách sử dụng của các điều kiện EXW và FAS sẽ bị mâu thuẫn với Bộ luật
Hải quan mới của EU.
- Đối với điều kiện FAS (giao dọc mạn tàu) hồn tồn có thể được thay thế
bằng điều kiện FCA. Lý do là bởi bến tàu cũng là một phần nằm trong cảng hàng
hải.
- Điều kiện FAS trong INCOTERMS 2010 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Điển hình như trong trường hợp tàu chuyển hàng đến trễ. Hàng hóa sẽ phải chờ ở
bến trong vài ngày hoặc có nhiều trường hợp tàu đến sớm nhưng người bán vẫn
chưa kịp chuẩn bị xong hàng hóa. Những điều này sẽ gây mất rất nhiều thời gian
cho cả 2 phía.
Tách DDP thành 2 điều kiện mới:
- DDP trong INCOTERMS 2010 sẽ bị loại bỏ trong INCOTERMS 2020.
Thay thế vào đó là 2 điều kiện mới chính là: DTP (Delivered at Terminal Paid –
13
Giao tại ga đến đã thông quan) và DPP (Delivered at Place Paid – Giao tại nơi
đến đã thông quan).
- DTP (Delivered at Terminal Paid) được hiểu là yêu cầu người bán phải chịu
trách nhiệm về các loại chi phí bao gồm chi phí vận tải và chi phí hải quan cho
đến khi hàng hóa được giao đến ga, cảng biển, cảng hàng không, …
- DPP (Delivered at Place Paid) được hiểu là yêu cầu người bán phải chịu
các loại chi phí bao gồm chi phí vận tải, chi phí hải quan cho đến khi hàng hóa
được giao đến địa điểm đã thỏa thuận mà không phải là các loại ga vận tải.
Mở rộng điều kiện FCA: Khác với INCOTERMS 2010, trong INCOTERMS
2020 điều kiện FCA sẽ được chia thành 2 điều kiện nhỏ là điều kiện FCA cho vận
tải đường bộ và điều kiện FCA vận tải đường biển.
Sửa đổi điều kiện FOB và CIF:
- Trong INCOTERMS 2010 2 điều kiện FOB và CIF được quy định là không
sử dụng cho hàng hóa vận chuyển bằng container. Trong trường hợp hàng hóa
vận chuyển bằng container thì sẽ được chuyển sang các điều kiện khác tương ứng
là FCA và CIP.
- Trong INCOTERMS 2020, 2 điều kiện FOB và CIF sẽ được sửa ICC sửa
đổi, trở thành điều kiện có thể áp dụng cho hàng hóa vận chuyển bằng container.
- Bổ sung điều khoản CNI: CNI có nghĩa là “arrival incoterms”. Trong
INCOTERMS 2020, đây là điều khoản quyết định các trách nhiệm và rủi ro được
chuyển giao từ người bán hàng hóa sang người mua ngay tại cảng đi. Người bán
sẽ phải chịu trách nhiệm chuẩn bị bảo hiểm cho hàng hóa và người mua thì sẽ
phải chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Thay đổi trách nhiệm và nghĩa vụ trong điều kiện CIP/CIF:
Trong INCOTERMS 2010 thì người bán hàng hóa chỉ mua bảo hiểm với mức
tối thiểu là ICC (C) và cho phép các bên bán và bên mua thỏa thuận với nhau để
có thể mua mức bảo hiểm cao hơn.
Còn trong INCOTERMS phiên bản mới 2020, người bán hàng hóa sẽ được
quy định chỉ được mua bảo hiểm với mức tối đa là ICC (A) và cho phép bên bán
và bên mua bàn bạc, thống nhất việc mua bảo hiểm khác với mức thấp hơn
Điều kiện DAT(Delivered-at-terminal) chuyển thành DPU (Delivery-at-Place
Unloaded):Điều này đồng nghĩa với việc người bán hàng hóa sẽ phải chịu trách
nhiệm khi giao hàng đồng thời sẽ chuyển giao rủi ro cho người mua hàng hóa sau
14
khi hàng hóa đã được mang xuống phương tiện vận tải tại nơi giao hàng được chỉ
định.
Thêm tùy chọn “On-Board” vào điều kiện FCA (Free Carrier): Người mua
hàng và người bán có thể thỏa thuận với nhau và yêu cầu xuất trình vận đơn onboard sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu để thanh toán với ngân hàng.
Yêu cầu về an ninh:
Tất cả những chi phí liên quan đến các nghĩa vụ an ninh vận tải và sàng lọc
container sẽ đều được tính vào phí vận chuyển. INCOTERMS 2010 đã đề cập đến
các trách nhiệm của các bên mua và bán đối với yêu cầu an ninh vận tải và chi phí
liên quan nhưng trong INCOTERMS 2020 đã nêu rõ ràng, cụ thể hơn và bắt buộc
phải chú ý đến chúng.
Người bán/người mua sử dụng phương tiện vận tải riêng của họ
Trong INCOTERMS 2010, việc hàng hóa được vận chuyển được thực hiện bởi
bên thứ ba là mặc định. Xét trong trường hợp người bán hàng hóa hoặc người mua
sử dụng phương tiện của mình để vận chuyển thì những điều khoản đã có trong
INCOTERMS 2010 sẽ khó giải quyết triệt để. Vậy nên INCOTERMS 2020 sẽ làm
rõ vấn đề này và quy định chúng một cách cụ thể hơn.
Những lưu ý khi sử dụng Incoterms :
- Incoterms chỉ là tập quán nên không bắt buộc áp dụng - Incoterms 2010 có
thể áp dụng cho cả thương mại quốc tế và thương mại nội địa. Như điều kiện
EXW thích hợp dùng cho thương mại nội địa.
- Incoterms 2010 cho phép các phương tiện ghi chép điện từ có giá trị tương
đương với các chứng từ giấy, nếu như các bên đồng ý hoặc do tập quán thương
mại.
- Bên mua và bên bán nếu muốn áp dụng Incoterms thì phải quy định rõ trong
hợp đồng và phải chỉ rõ phiên bản Incoterms nào được áp dụng.
Ví dụ: Điều kiện CÌF Hải Phịng, Việt Nam, Incoterms 2010. - Nên quy định
địa điểm Incoterms càng chính xác càng tốt. Lưu ý tên đi kèm đối với các điều
kiện cơ sở giao hàng cho biết địa điểm hàng được giao tại nước xuất khẩu hay
nước nhập khẩu hay một nước thứ ba?
- Lựa chọn điều kiện cơ sở giao hàng phù hợp với hàng hóa vận chuyển và
phương tiện vận chuyển: Đối với hàng hóa chuyên chở bằng máy bay, đường bộ,
15
vận chuyển hàng hóa bằng container thì thay vì áp dụng điều kiện FOB, CFR, CIF,
nên chuyển sang áp dụng các điều kiện FCA, CPT, CIP.
- Incoterms không quy định về quyền sở hữu đối với hàng hóa, khơng quy
định chi tiết về các nghĩa vụ thanh toán (thời hạn, phương thức, điều khoản đảm
bảo thanh toán, chứng từ thanh tốn), khơng quy định chi tiết về u cầu liên quan
đến tàu, các trường hợp bất khả kháng, kết thúc hợp đồng, mất khả năng hợp đồng
thì phải ưu tiên áp dụng các quy định được thỏa thuận trong hợp đồng.thanh toán.
- Khi các quy định trong Incoterms trái với các quy định trong hợp đồng thì
tơn trọng các quy định trong hợp đồng.
1.2. Cơ sở pháp lý, nguyên tắc, phương pháp giao nhận và nhiệm vụ các bên
có liên quan
1.2.1. Cơ sở pháp lý
Trong quá trình giao nhận vận tải đường biển, quãng đường rất xa, việc bảo vệ
hàng hóa an tồn, tránh tổn thất rất quan trọng vì thế việc xác nhận rõ quyền và
nghĩa vụ giữa các bên là vô cùng quan trọng. Điều này được quy định rõ trong các
công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa như Cơng ước Vienne 1980 về
bn bán quốc tế. Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam về
giao nhận vận tải; Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng
xuất nhập khẩu.
Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư
- Bộ luật hàng hải1990.
- Luật thương mại1997.
- Nghị định 25CP, 200CP, 330CP.
- Quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải; quyết định số 2106
(23/8/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng
biển Việt Nam…
1.2.2. Những nguyên tắc và phương pháp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường biển
a. Nguyên tắc giao nhận
Một số nguyên tắc giao nhận hàng hóa do pháp luật Việt Nam quy đinh như
sau:
16
- Giao hàng theo phương pháp nào thì phải nhận hàng theo phương pháp đó.
Ví dụ như Kiểm đếm, can đo, giao nhận theo dấu hiệu…vv
- Việc giao nhận hàng hóa XNK tại các cảng biển do cảng tiến hành.
- Đối với những hàng hóa khơng qua cảng thì có thể do chủ hàng giao nhận
trực tiếp với người vận tải (chủ tàu). Chủ hàng chỉ thỏa thuận với cảng về địa điểm
xếp dỡ, thanh tốn các chi phí có liên quan.
- Xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng do cảng tổ chức thực hiện. Trường
hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thỏa thuận với cảng và
phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.
- Khi cảng được ủy thác giao nhận hàng hóa với tàu thì nhận theo phương
pháp nào phải giao theo phương pháp đó.
- Cảng khơng chịu trách nhiệm về hàng hóa khi đã ra khỏi kho bãi của cảng.
- Trong q trình giao nhận hàng hóa phải xuất trình cũng như lập các loại
chứng từ cần thiết. - Việc giao nhận có thể do chủ hàng làm trực tiếp hoặc có thể
ủy thác cho cảng.
b. Phương pháp giao nhận
- Phương pháp giao nhận hàng theo niêm phong, kẹp chì.
Đây là phương pháp đơn giản nhất, giao nhận theo dấu niêm phong, chì kẹp
mà khơng cần quan tâm tới số lượng, chủng loại hàng bên trong các loại bao bì
chứa đựng hàng.
Thường áp dụng trong vận chuyển hàng hóa đóng trong các thùng, hịm, kiện
kín, trong các thùng xe kín, trong container, trong toa xe, hầm hàng kín.
Người gửi hàng sau khi xếp hàng vào các phương tiện chứa đựng hàng xong dùng
giấy niêm phong dán ở tất cả các mép của thùng, kiện, toa, hầm ...hàng; hoặc dùng
chì kẹp ở vị trí cửa đóng mở thùng, kiện, toa, hầm ...hàng. Dấu hiệu niêm phong,
hoặc số chì phải rõ ràng, thống nhất, khơng rách nát, khơng tẩy xóa.
Sau đó giao cho người chuyên chở, người chuyên chở nhận hàng từ người
gửi theo đúng dấu hiệu niêm phong, chì để vận chuyển mà không phải chịu trách
nhiệm về khối lượng, chất lượng hàng hóa bên trong. Tuy nhiên nếu những lỗi
lầm của người vận tải dẫn đến hưng hỏng hàng, hỏng niêm phong, chì thì người
vận tải phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định hoặc hợp đồng. Người vận
tải nhận hàng để chuyên chở sau đó giao hàng cho người nhận cũng theo đúng
17
những dấu hiệm niêm phong, chì mà mình đã nhận từ người gửi, kèm theo biên
bản ghi rõ ràng các dấu hiệu của chì, của niêm phong.
- Phương pháp giao nhận theo kiểm đếm
Đối với các loại hàng bao kiện, hịm, thùng, bó khi bảo quản, vận chuyển,
xếp dỡ thường tiến hành giao nhận theo phương pháp đếm. Điều kiện giao nhận
hàng theo phương thức này là hàng hóa phải đến được. Cách tính: đếm từng bao,
kiện, thùng, bó… thơng dụng nhất là tính theo từng mã hàng rồi nhân với tổng số
mã hàng sẽ xác định được số lượng hàng cần thiết Phương pháp này có ưu điểm
– chính xác, nhược điểm – tốn nhiều thời gian. Do đó chỉ sử dụng phương pháp
này đối với các loại hàng bao, hịm , kiện, thùng, bó.
Hình thức thể hiện của phương pháp này là kiểm đếm chi tiết số lượng kèm
theo ghi rõ tình trạng bao bì, kiện, kích thước hàng khi giao nhận hàng. Người
vận tải hoặc người làm dịch vụ phải có nghĩa vụ bồi thường trong trường hợp giao
thiếu số lượng hoặc tình trạng hồng hóa khác với biên bản khi nhận hàng. Khi
giao nhận theo phương pháp này, cần chú ý thống nhất giữa người nhận hàng và
người giao hàng, cách thức kiểm đếm và đối chiếu tránh nhầm lẫn, đếm trùng,
đếm sót.
Việc nhầm lẫn số lượng khi đến sẽ làm tăng khá lớn chi phí phải kiểm đếm
lại. Kiểm đếm lại sẽ kéo dài thời gian chờ đợi của phương tiện; những trường hợp
không thể kiểm đếm lại thì phải cử người đi áp tải.
- Phương pháp giao nhận theo mới nước:
Phương pháp này chỉ áp dụng cho các loại hàng rời, có khối lượng lớn, giá trị
hàng hóa thấp như than đá, cát, quặng, sỏi…vv vận chuyển trên các phương tiện
đường thủy như tàu, sà lan … Điều kiện để thực hiện phương pháp này là phải am
hiểu về phương pháp đo mới nước đối với các phương tiện vận tải thủy. Phương
tiện vận chuyển phả có thước mớn mạn chuẩn và sổ dung tích do cơ quan đăng
kiểm cấp. Đây là phương pháp gần đúng (do sự sai số lớn khi xác định mớn nước
của tàu), có ưu điểm xác định nhanh chóng được khối lượng hàng. Phương pháp
này có độ chính xác khơng cao, sai số có thể lên tới +_ 5%.
Do đó, phương pháp này chỉ sử dụng đối với các loại hàng hóa có giá trị khơng
cao. Có hai phương pháp xác định khối lượng hàng theo mớn nước là: bảng hàng
hoặc tính tốn. Dù tính theo phương pháp nào cũng phải biết chính xác các thang
chia đã vạch bên mạn phải, mạn trái ở mũi, lái, ở mặt cắt giữa của tàu để tính mớn
18