Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (26)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ VẬN TẢI VÀ DU LỊCH
----------o0o----------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

HỒN THIỆN CƠNG TÁC TIỀN LƯƠNG CHO
CƠNG TY CỔ PHẦN TIMESCOM TỒN CẦU

NGUYỄN MINH ANH

Hà Nội, 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ VẬN TẢI VÀ DU LỊCH
----------o0o----------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI Ô TÔ

ĐỀ TÀI :
HỒN THIỆN CƠNG TÁC TIỀN LƯƠNG CHO CƠNG TY
CỔ PHẦN TIMESCOM TOÀN CẦU

Giáo viên hướng dẫn

:



ThS. Hà Thanh Tùng

Sinh viên thực hiện

:

Nguyễn Minh Anh

Lớp

:

Kinh Tế Vận Tải Ơ Tơ 1 – K59

Mã sinh viên

:

182200314

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TRONG
DOANH NGHIỆP VẬN TẢI ......................................................................... 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản về tiền lương trong doanh nghiệp vận tải ... 3
1.1.1. Khái niệm tiền lương trong doanh nghiệp vận tải ............................ 3

1.1.2. Các loại tiền lương ............................................................................ 4
1.1.3. Thành phần, kết cấu của tiền lương .................................................. 4
1.1.4. Chức năng và vai trò của tiền lương ................................................. 5
1.2. Lao động trong doanh nghiệp vận tải .................................................... 7
1.2.1. Đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp vận tải ......................... 7
1.2.2. Mối quan hệ giữa công tác tiền lương và lao động .......................... 7
1.3. Các hình thức trả lương và nguyên tắc trả lương trong doanh nghiệp
vận tải ............................................................................................................... 8
1.3.1. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp vận tải ........................ 8
1.3.2. Các nguyên tắc trả lương. ............................................................... 14
1.4. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp vận tải ............................................ 15
1.4.1. Khái niệm và phân loại quỹ tiền lương........................................... 15
1.4.2. Các phương pháp xác định quỹ tiền lương ..................................... 17
1.4.3. Phân tích quỹ tiền lương trong doanh nghiệp vận tải ..................... 20
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH CƠNG TÁC TIỀN LƯƠNG CỦA CƠNG TY
CỔ PHẦN TIMESCOM TỒN CẦU ........................................................ 23
2.1. Tổng quan về cơng ty cổ phần Timescom Tồn Cầu .......................... 23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ và ngành
nghề kinh doanh của công ty .................................................................... 23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tại công ty ................................ 25
2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty ................................................ 27
2.2. Hiện trạng sản xuất kinh doanh của công ty ....................................... 29
2.2.1. Hiện trạng lao động của cơng ty ..................................................... 29
2.2.2. Tình hình đồn phương tiện qua các năm của công ty ................... 32
2.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ....................................... 34
2.3. Phân tích cơng tác tiền lương của Cơng ty Cổ phần Timescom Tồn
Cầu .................................................................................................................. 38
2.3.1. Phân tích các hình thức trả lương của cơng ty ................................ 38
2.3.2. Phân tích quỹ tiền lương ................................................................. 42
2.3.3. Phân tích tương quan giữa NSLĐ và tiền lương bình qn ........... 47

CHƯƠNG III : HỒN THIỆN CƠNG TÁC TIỀN LƯƠNG CHO CƠNG
TY CỔ PHẦN TIMESCOM TỒN CẦU .................................................. 49


3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác tiền lương cho Cơng ty
Cổ phần Timescom Tồn Cầu...................................................................... 49
3.1.1. Căn cứ pháp lý về tiền lương hiện nay ........................................... 49
3.1.2. Quy chế, chính sách của cơng ty về tiền lương .............................. 50
3.1.3. Đinh hướng mục tiêu phát triển của cơng ty cổ phần Timescom Tồn
Cầu ............................................................................................................ 51
3.1.4. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2022 ......... 52
3.2. Hồn thiện cơng tác tiền lương cho Cơng ty Cổ phần Timescom Tồn
Cầu .................................................................................................................. 53
3.2.1. Mục đích, ý nghĩa, u cầu khi hồn thiện cơng tác tiền lương ..... 53
3.2.2. Hồn thiện hình thức trả lương cho lao động ................................. 54
3.2.3. Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch quỹ tiền lương cho công ty ....... 58
3.3. Đánh giá việc hồn thiện cơng tác tiền lương cho cơng ty ................. 64
3.3.1. Đánh giá việc hồn thiện hình thức tiền lương ..................................... 64
3.3.2. Đánh giá việc lập kế hoạch quỹ tiền lương .................................... 66
3.4. Một số giải pháp chung nhằm hồn thiện cơng tác tiền lương cho cơng
ty...................................................................................................................... 67
3.4.1. Hồn thiện cơng tác định mức tiền lương lao động ........................ 67
3.4.2. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch tiền lương và
quy trình trả lương .................................................................................... 67
3.4.3. Hồn thiện cơng tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc .................... 69
3.4.4. Tăng cường giáo dục ý thức, tư tưởng cho người lao động, nâng cao
kỷ luật lao động trong cán bộ, công nhân viên của công ty ..................... 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 73



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Quy mô cơ sở vật chất của doanh nghiệp ............................................ 28
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động trong cơng ty............................................................. 30
Bảng 2.3 Tình hình phương tiện hiện tại của công ty ......................................... 34
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động vận tải của doanh nghiệp....................................... 34
Bảng 2.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ............................................ 35
Bảng 2.6 Mức lương tối thiểu theo vùng năm 2021 ........................................... 38
Bảng 2.7 Tiền lương 1 chuyến xe tải vận chuyển hàng ...................................... 39
Bảng 2.8 Tiêu chí xếp loại bình bầu thi đua tháng ............................................. 40
Bảng 2.9 Đánh giá xếp loại bình bầu .................................................................. 40
Bảng 2.10 Xét điểm trừ cho nhân viên của công ty ............................................ 41
Bảng 2.11 Bảng lương công nhân BDSC ........................................................... 41
Bảng 2.12 Bảng lương công nhân BDSC ........................................................... 42
Bảng 2.13 Lương tháng cho một số lao động gián tiếp ...................................... 42
Bảng 2.14 Tình hình thực hiện, kế hoạch quỹ tiền lương 2022.......................... 43
Bảng 2.15 Tổng hợp phân tích quỹ tiền lương của cơng ty ................................ 46
Bảng 3.1 Mức lương tối thiểu vùng qua các năm ............................................... 50
Bảng 3.2 Tổng hợp nhu cầu lao động của công ty năm 2022 ............................. 53
Bảng 3.5 Hệ số mức độ hoàn thành cơng việc để tính lương cho lái xe............. 55
Bảng 3.6 Hệ số mức độ hồn thành cơng việc để tính lương cho lao động gián
tiếp ....................................................................................................................... 57
Bảng 3.7 Tiền lương kế hoạch bình quân của lao động trong năm 2022 ........... 60
Bảng 3.8 Đánh giá các phương pháp tính toán quỹ tiền lương........................... 64
Bảng 3.7: Bảng so sánh đánh giá phương pháp tính tiền lương cho cơng ty ..... 66


DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1.1 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp ......................................... 9
Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ, cấp bậc ..................... 29
Hình 2.2 Phương tiện của cơng ty ....................................................................... 33
Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ xe của công ty và xe thuê ngoài trong tổng số xe
hoạt động ............................................................................................................. 33
Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện mức độ tăng trưởng doanh thu.................................. 37
Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện mức độ tăng trưởng lợi nhuận .................................. 37


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BDSC

:

Bảo dưỡng sửa chữa

QTL

:

Quỹ tiền lương

HSL

:

Hệ số lương

SXKD


:

Sản xuất kinh doanh



:

Lao động

HK

:

Hành khách

TH

:

Thực hiện

KH

:

Kế hoạch

NĐ – CP


:

Nghị định – Chính phủ

TT

:

Thơng tư

TC – KT

:

Tài chính - Kế toán

NSLĐ

:

Năng suất lao động

LĐGT

:

Lao động gián tiếp

CBCNV


:

Cán bộ công nhận viên


LỜI NÓI ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong nên kinh tế thị trường hiện nay, nguồn nhân lực là một yếu tổ vơ
cùng quan trọng, đóng vai trị quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.
Nguồn lực con người không chỉ mang lại giá trị thặng dư cho doanh nghiệp mà
còn quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chính
vi vậy, để có thể thu hút, duy trì, giữ gìn và phát triền các nguồn lực của mình và
đặc biệt là nguồn nhân lực thì doanh nghiệp phải có những chính sách phù hợp.
Một trong số đó phải kể đến là các chính sách về lao động, về tiền lương. Tiền
lương vừa là một u tố chi phí đầu vào vừa là một cơng cụ hữu hiệu của hoạt
động quản trị nhân su, và giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Đối với
người lao động, tiền lương là phần chủ yêu trong thu nhập của họ, là động lực
thúc đẩy họ làm việc hết mình, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và gắn
bó lâu dài với doanh nghiệp. Hồn thiện công tác tiến lương là một nội dung quan
trọng để phát huy vai trò của tiền lương đối với người lao động.
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Timescom Tồn Cầu, em nhận
thấy cơng tác tổ chức quản lý tiền lương tuy đã đạt được hiệu quả nhưng vẫn còn
một số điểm chưa rõ ràng và còn thiếu sót. Do vậy em đã chọn để tài “Hồn thiện
công tác tiến lương cho công ty cổ phần Timescom Toàn Cầu” làm đồ án tốt
nghiệp.
II. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Đối việc lập và thực hiện quỹ tiến lương; nghiên cứu các hình thức trả lương
trong công ty áp dụng cho các đối tượng lao động khác nhau.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tiền lương của
công ty cổ phần Timescom Toàn Cầu

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là
dựa trên cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tiên lương hiện hành của nhà nước và các
số liệu thực tế thu thập đưoc từ cơng ty, ngồi ra cịn áp dụng một số phương pháp
như thống kê, biểu bảng, tổng hợp, phân tích làm rõ cơng tác tiền lương tại tượng
nghiên cứu
III. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài tốt nghiệp hướng đến 3 mục tiêu chính
- Thứ nhất hệ thống hố những vấn để lý luận liên quan đến công tác tiền
lương trong các doanh nghiệp;
1


- Thứ hai trên cơ sở lý luận làm nền tảng đã được xác lập đi vào phân tích và
đánh giá thực trạng công tác tiền lương tại công ty cổ phần Timescom Toàn Cầu
- Thứ ba là đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện hệ thống cơng tác tiền lương
cho công ty
IV. Nội dung và kết cấu của đề tài.
Đề tải có kết cấu gồm 3 chương:
-

Chương I: Tổng quan về công tác tien lương trong doanh nghiệp vận tải.

- Chương II: Thực trạng công tác tiền lương tại cơng ty cổ phần Timescom
Tồn Cầu.
- Chương III: Hoản thiện công tác tiền lương cho công ty cổ phần vận tải
Timescom Toàn Cầu.

2



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG
TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI
1.1. Một số khái niệm cơ bản về tiền lương trong doanh nghiệp vận tải
1.1.1. Khái niệm tiền lương trong doanh nghiệp vận tải
Từ trước đến nay trải qua nhiều giai đoạn phát triển, với mỗi giai đoạn khác
nhau, dưới mỗi góc độ nhìn nhận của nhiều đối tượng đã có rất nhiều khái niệm
về tiền lương được đưa ra:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin: Tiền lương là một phần thu nhập
quốc dân mà nhà nước xã hội chủ nghĩa phân phối cho người lao động làm việc
trong khu vực kinh tế quốc dân dưới hình thức tiền tệ căn cứ vào số lượng và chất
lượng lao động của người cống hiến.
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Tiền lương là sự trả cơng và sự
thu nhập, bất luận tên gọi, cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và
được ân định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động
hoặc bang pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động trả cho người
lao động theo một hợp đồng lao động viết hay bằng miệng, cho một công việc đã
được thực hiện hay sẽ phải làm.
Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, Tiền lương của người
laođộng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất
lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không
được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước
Tóm lại, dưới góc độ pháp lý, tiền lương được hiểu là số tiến mà người sử
dụng lao động phải trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu
quả công việc, điều kiện lao động thực tế của người lao động theo quy định của
pháp luật hoặc thoả thuận hợp pháp của hai bên trong hợp đồng lao động.
Trên thực tế tiền lương có nhiều tên gọi khác nhau: tiền cơng lao động, thù
lao lao động... Nhưng dù tiến lương được gọi với tên gọi nào đi nữa thì tiền lương
cũng đuợc hiểu như sau: Tiên lương là giá cả sức lao động được hình thành trên
cơ sở thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp
đồng phù hợp với quan hệ cung câu lao động trên thị trường lao động và phù hợp

với các quy định tiến lương của pháp luật lao động.
Đó là quan hệ kinh tế của tiến lương. Mặt khác do tính chất đặc biệt của
hàng hóa sức lao động, tiến lương còn là một vấn để xã hội rất quan trọng liên đến
3


đời sống và trật tự xã hội. Đây lại là quan hệ xã hội của tiền lương. Trong quá
trình sản suất kinh doanh, đối với các chủ doanh nghiệp thì tiền lương là một phần
chi phí cấu thành giá thành sản phẩm. Vì vậy tiến lương ln được tính tốn và
quản lý chặt chẽ. Đối với người lao động tiền lương là thu nhập từ quá trình lao
động của họ, phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số người lao động trong xã hội,
và nó ảnh hưởng tới mức sống của họ. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích
của người lao động. Mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình
độ và khả năng của mình.
1.1.2. Các loại tiền lương
Tiền lương danh nghĩa: Là lương được trả bằng tiền, được hiểu là số tiền
mà người sử dụng lao động trả cho người lao động.
Tiền lương thực tế: Là lương danh nghĩa được quy đổi ra các vật phẩm cần
thiết để tái sản xuất sức lao động theo giá thị trường.
Tiền lương tối thiểu: Là số tiền dùng trả cho người lao động làm công việc
giản đơn nhất của xã hội trong điều kiện và mơi trường bình thường, chưa qua
đào tạo nghề. Đó là số tiền đảm bảo cho người lao động có thể mua các tư liệu
sinh hoạt và tái sản xuất lao động cá nhân. Mức lương tối thiểu nhà nước quy định
theo từng thời kì, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước, nhằm tái
sản xuất lao động cho người lao động
1.1.3. Thành phần, kết cấu của tiền lương
Tiền lương trả cho người lao động bao gồm: Lương chính, lương phụ cấp
và tiền lương trong lương:
- Lương chính: Là lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc theo
đơn giá tiền lương sản phẩm hoặc lương theo thời gian

- Lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm
việc nhưng theo chế độ vẫn được hưởng lương như: thời gian người lao động nghỉ
phép, nghỉ lễ tết, ngừng sản xuất theo chế độ.
- Phụ cấp: Là tiền lương bổ sung cho lương chính để quán triệt hơn nguyên
tắc phân phối theo lao động. Phụ cấp được chia theo ba nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Nhóm phụ cấp mang tính chất đền bù nhằm bù đắp những hao phí
lao động do điều kiện lao động đặc biệt hoặc những yếu tố ngành nghề đặc biệt
mà chưa có trong chế độ tiền lương chung như: Phụ cấp độc hại, nguy hiểm, làm
thêm giờ, khó khăn,…
+ Nhóm 2: Nhóm phụ cấp mang tính chất ưu đãi gồm phụ cấp thâm niên, phụ
4


cấp trách nhiệm,… Trong đó phụ cấp trách nhiệm cơng việc áp dụng đối với thành
viên không chuyên trách Hội đồng quản trị và những người làm một số công việc
địi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm cơng tác quản lý khơng thuộc chức
danh lãnh đạo.
+ Nhóm 3: Nhóm phụ cấp mang tính chất thu hút áp dụng cho những công
nhân viên chức vụ đến làm việc ở những nơi vùng kinh tế mới, hải đảo xa đất liền
có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng ban đầu hoặc phụ
cấp lưu động áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay
đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
- Tiền lương: Là khoán bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên
tắc trả lương theo lao động để giá trị tiền lương bằng đúng giá trị lao động thực
tế. Tiền lương được chia ra như sau:
+ Tiền thưởng trong lương: Thực chất là một phần quỹ lương được tách ra để
trả cho người lao động dưới hình thức trả lương theo một tiêu chí nhất định. Ví
dụ: như tiền lương hồn thành nhiệm vụ sản xuất, thưởng năng suất.
+ Tiền thưởng ngoài lương: Tiền thưởng này có thể được lấy quỹ khen thưởng
cơng ty ví dụ như thưởng sáng kiến áp dụng khi cơng nhân có sáng kiến nâng cao

chất lượng sản phẩm, thưởng sáng kiến cái tạo kĩ thuật là hình thức khuyến khích
cán bộ cơng nhân phát huy khả năng sáng tạo của mình trong quá trình sản xuất
nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hoặc cải thiện điều kiện
làm việc mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền
thưởng tiết kiệm tư vật tư trong vận tải thì đó là tiết kiệm săm lốp, tiết kiệm nhiên
liệu là thưởng nhằm khuyến khích người lao động giảm chi phí sản xuất dẫn đến
hạ giá thành sản phẩm, tiền thưởng này được lấy trực tiếp từ phần mà người lao
động đã tiết kiệm được cho doanh nghiệp.
1.1.4. Chức năng và vai trò của tiền lương
a. Chức năng của tiền lương:
Đảm bảo đủ chi phí để tái sản xuất sức lao động: Sức lao động là một trong
các yếu tố quan trọng thuộc chi phí đầu vào của SXKD. Muốn tái sản xuất sức lao
động cần phải khôi phục và tăng cường sức lao động hao phí trong quá trình sản
suất. Tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng đảm bảo tái sản
xuất sức lao động, trên cơ sở bù đắp lại sức lao động hao phí thơng qua thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng của người lao động.
Đảm bảo vai trị kích thích của tiền lương, tạo cho người lao động niềm say
5


mê nghề nghiệp và không ngừng nâng cao NSLĐ: Tiền lương là bộ phận thu nhập
chính của người lao động thỏa mãn nhu cầu vật chất tinh thần của người lao động.
Do vậy sử dụng các mức lương khác nhau sẽ là đòn bẩy kinh tế quan trọng để
định hướng sự quan tâm và động cơ trong lao động trên cơ sở lợi ích cá nhân. Vì
vậy khi người lao động làm việc đạt hiệu quả cao thì phải được trả lương cao hơn.
Điều tiết lao động: Với một ngành nghề đang phát triển cần nhiều nhân lực
để phục vụ cho nó thì tiền lương của ngành nghề đó bao giờ cũng cao hơn những
ngành nghề khác để thu hút lao động. Ngoài ra lương của một số vùng cần thu hút
lao động đến làm việc bao giờ cũng có các chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ cao
hơn các vùng khác.

Quản lý lao động: Tiền lương là động lực kích thích năng lực sáng tạo, tăng
năng suất lao động đạt hiệu quả nhất. Bởi vì tiền lương gắn liền quyền lợi thiết
thực nhất đối với người lao động, nó khơng chỉ thỏa mãn nhu cầu về vật chất mà
còn mang ý nghĩa khẳng định vị thế của người lao động trong doanh nghiệp.
b. Vai trò của tiền lương:
Trong cơ chế hiện nay, tiền lương giữ vai trò hết sức quan trọng bởi vì:
Về kinh tế: Tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát
triển kinh tế gia đình, đủ để trang trải các chi phí trong gia đình và góp phần tích
luỹ. Chính vì vậy, nó là một trong những hình thức kích thích lợi ích vật chất đối
với người lao động, sử dụng như một đòn bẩy kinh tế nhằm đảm bảo tái sản suất
phát triển, duy trì một đội ngũ lao động kỹ thuật nghiệp vụ cao với ý thức kỉ luật
tốt.
Về chính trị - xã hội: Tiền lương tác động trực tiếp đến lợi ích, thói quen,
thái độ lao động, ý thức yêu ngành nghề của người lao động và từ đó tác động
trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì những lý do đó nên khi tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp được công
bằng và hợp lý sẽ tạo ra hồ khí cởi mở giữa những người lao động, hình thành
một khối đồn kết thống nhất trên dưới một lịng, một ý chí vì sự nghiệp phát triển
của doanh nghiệp và vì lợi ích của bản thân họ. Chính vì vậy, mà người lao động
tích cực làm việc bằng cả nhiệt tình hăng say và họ có quyền tự hào về mức lương
họ đạt được.
Ngược lại, khi doanh nghiệp trả lương cho nguời lao động thiếu tính cơng
bằng và hợp lý thì sec sinh ra mâu thuẫn nội bộ giữa những người lao động với
nhau, giữa người lao động với các cấp quản trị, cấp lãnh đạo của doanh nghiệp.
6


Vì vậy đối với nhà quản lý doanh nghiệp, một trong những công việc cần
được quan tâm hàng đầu là theo dõi đầy đủ công tác tổ chức tiền lương, thường
xuyên lắng nghe và phát triển kịp những ý kiến bất đồng hoặc những mâu thuẫn

có khả năng xuất hiện trong phân phối tiền lương hoặc tiền lương cho người lao
động, qua đó có sự điều chỉnh thoả đáng và hợp lý.
1.2. Lao động trong doanh nghiệp vận tải
1.2.1. Đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp vận tải
Xét theo nghề nghiệp thì lao động trong doanh nghiệp vận tải có các đặc
điểm sau:
a. Lái xe:
- Đây là loại lao động mang tính chất đặc thù bởi vì: Tính độc lập tương đối
rất cao, thể hiện ở chỗ họ phải chịu trách nhiệm về tồn bộ q trình vận tải từ
khâu khai thác nhu cầu vận chuyển đến việc tổ chức vận chuyển và thanh toán với
khách hàng. Mặt khác hoạt động vận tải lại diễn ra bên ngoài phạm vi doanh
nghiệp trong một khơng gian rộng lớn. Từ đó địi hỏi lái xe phải có phẩm chất
như: có tính độc lập tự chủ, ý thức tự giác cao, có khả năng sáng tạo và xử lý linh
hoạt các tình huống nảy sinh trên đường, phải có trình độ hiểu biết rộng.
- Lao động của lái xe là loại lao động kết hợp giữa cơ bắp và thần kinh (Lao
động chân tay và lao động trí óc)
- Đây là loại lao động phức tạp, nặng nhọc, nguy hiểm do đó địi hỏi lái xe
phải có sức khỏe tốt, tay nghề và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng.
-

Lao động của lái xe là lao động đòi hỏi ý thức trách nhiệm cao

b. Công nhận bảo dưỡng sửa chữa
- Đặc điểm lao động của công nhân bảo dưỡng bảo dưỡng sửa chữa giống
như lao động trong cơng ty. Tính chất cơng việc đa dạng, kết hợp cả lao động
chân tay vào lao động trí óc.
c. Lao động quản lý
- Đây là dạng lao động đặc biệt (thiên về lao động trừu tượng). Sản phẩm của
lao động quản lý tạo ra khó có thể đánh giá và định lượng một cách chính xác.
Tính chất cơng việc địi hỏi người quản lý phải có trình độ cao và có thể xử lý các

thơng tin nhanh.
1.2.2. Mối quan hệ giữa công tác tiền lương và lao động
Đối với các doanh nghiệp, tiền lương, tiền thưởng là yếu tố của chi phí sản
xuất, cịn đối với người lao động tiền lương, tiền thưởng là nguồn thu nhập chính,
7


do vậy tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp phải cơng bằng, hợp lý đảm cho lợi
ích của cả hai bên.
Nếu doanh nghiệp trả lương, trả thưởng thiếu công bằng, hợp lý, hoặc vì
mục tiêu lợi nhuận thuần t, khơng chú ý đúng mức độ lợi ích người lao động
thì nguồn nhân công sẽ bị kiệt quệ về thể lực và tinh thần, giảm sút chất lượng lao
động, thì khơng những sinh ra mâu thuẫn nội bộ mà cịn có thể gây nên sự phá
hoại ngầm dẫn những đến lãng phí trong sản xuất: biểu hiện đó là tình trạng cắt
xén thời gian làm việc, lãng phí nguyên nhiên vật liệu, làm ẩu, làm rối, bãi cơng,
đình cơng... Và một sự mất mát lớn nữa là sự di chuyển của những người lao động
có trình độ chun mơn và tay nghề cao sang những doanh nghiệp có mức lương
hấp dẫn hơn gây ra hậu quả là mất đi nguồn nhân lực quan trọng, làm thiếu hụt
lao động phá vỡ tiến trình sản xuất – kinh doanh đang diễn ra tại doanh nghiệp.
Do đó đối với nhà quản trị doanh nghiệp, một trong những công việc cần
được quan tâm hàng đầu là phải theo dõi đầy đủ công tác tổ chức tiền lương, tiền
thưởng, lắng nghe phát hiện kịp thời những ý kiến bất đồng hoặc những mâu thuẫn
có khả năng xuất hiện trong phân phối tiền lương, tiền thưởng, qua đó để điều
chỉnh thoả đáng và hợp lý, nhằm bảo đảm phát triển và ổn định sản xuất, duy trì
một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao với ý thức tổ chức kỷ
luật tạo sức mạnh cho doanh nghiệp đạt được mọi mục tiêu đề ra.
1.3. Các hình thức trả lương và nguyên tắc trả lương trong doanh nghiệp
vận tải
1.3.1. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp vận tải
- Mỗi hình thức trả lương đều có ưu, nhược điểm và những hạn chế nhất

định. Việc lựa chọn hình thức trả lương phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp,
tình hình sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Phù hợp với tính chất cơng việc.
+ Phải có tác dụng khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả và
hiệu quả lao động.
+ Làm cho tiền lương thể hiện rõ chức năng đòn bẩy kinh tế. Trả lương đem
lại hiệu quả kinh tế xã hội.
Hiện nay, các doanh nghiệp vận tải thường áp dụng các hình thức trả lương
sau đây:

8


Các hình thức trả lương

Trả lương tập thể

Trả lương cá nhân

Theo sản phẩm

Theo thời gian

Theo
thời
gian
giản
đơn

Theo

thời
gian có
thưởng

Theo
sản
phẩm
giản
đơn

Theo
sản
phẩm có
thưởng

Thao
sản
phẩm
gián
tiếp

Theo
lương
khốn

Hình 1.1 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

a. Trả lương theo thời gian
Đây là hình thức trả lương căn cứ vào độ dài thời gian làm việc (theo giờ,
ngày, tháng, …) và chất lượng sản phẩm hay chất lượng cơng việc hồn thành.

- Ưu điểm: Hình thức trả lương này đơn giản, tính tốn nhanh và kích thích
người lao động nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nhược điểm: Hình thức trả lương theo thời gian mang tính bình qn khơng
kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động. Chưa thực sự gắn việc trả
lương với kết quả lao động của từng người, từng bộ phận.
Phạm vi áp dụng:
+ Hình thức trả lương theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người
làm cơng tác quản lý, cịn cơng nhân sản xuất chỉ áp dụng ở bộ phận lao động
bằng máy móc là chủ yếu hoặc những cơng việc khơng thể định mức một cách
chính xác.
+ Hình thức này được áp dụng cho những cơng việc khó xác định mức sản
phẩm, những công việc không thường xuyên và những công việc địi hỏi trình độ
đặc biệt.
-

-

Điều kiện áp dụng tốt hình thức trả lương theo thời gian:
9


+ Doanh nghiệp cần bố trí người đúng việc.
+ Doanh nghiệp cần phải có hệ thống theo dõi việc chấp hành thời gian làm
việc của người lao động.
+ Làm tốt cơng tác chính trị tư tưởng cho mọi người lao động để tránh khuynh
hướng làm việc chiếu lệ, thiếu trách nhiệm, khơng quan tâm đến hiệu quả sản
xuất.
- Hình thức trả lương theo thời gian gồm: Hình thức trả lương thời gian giản
đơn và hình thức trả lương thời gian có thưởng.
 Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn.

Là hình thức trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người lao động
phụ thuộc vào mức lương cấp bậc, chức vụ hay cấp hàm và thời gian làm việc
thực tế của họ. Thực chất của hình thức này là trả công theo số ngày công thực tế
đã làm.
Công thức:
𝐋𝐭𝐭 = Đ𝐆 × 𝐓
Trong đó:
ĐG : Đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm
T: thời gian thực tế làm việc
Có ba hình thức trả lương theo thời gian đơn giản là: Hình thức trả lương
tháng, hình thức trả lương ngày, hình thức trả lương giờ.
-

Hình thức trả lương tháng:
𝐋𝐭𝐡á𝐧𝐠 = 𝐇𝐇𝐒 × 𝐓𝐋𝐜𝐛 + 𝐏𝐂

Trong đó:
Ltháng : Mức lương tháng người lao động nhận được
HHS : Hệ số lương theo cấp bậc
TLcb : Tiền lương cơ bản do nhà nước quy định
PC: Các khoản phụ cấp nếu có
-

Hình thức trả lương ngày:
Công thức:
𝐋𝐭𝐡á𝐧𝐠 + 𝐏𝐂
𝐍𝐂Đ
𝑁𝐶Đ : Số ngày làm việc chế độ của tháng
+ Hình thức trả lương giờ:
𝐋𝐧𝐠à𝐲 =


10


𝐋𝐆 =

𝐋𝐧𝐠à𝐲
𝐍𝐆

Trong đó:
𝐿𝑛𝑔à𝑦 : Mức lương ngày người lao động nhận được
𝑁𝐺 : số giờ làm việc theo quy định
 Hình thức trả lương thời gian có thưởng.
Hình thức trả lương này là sự kết hợp thực hiện hình thức trả lương theo
thời gian với việc áp dụng các hình thức thưởng nếu cán bộ công nhân viên chức
đạt được các chỉ tiêu và điều kiện thưởng quy định.
Công thức tính:
𝐓𝐋𝐭𝐡á𝐧𝐠 = Đ𝐆 × 𝐓𝐭𝐭 + 𝐋𝐭𝐡ưở𝐧𝐠
Trong đó:
ĐG: Đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm
Ttt : Thời gian làm việc thực tế
Lthưởng : Tiền thưởng
Hình thức này khơng những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm
việc thực tế mà còn gắn chặt tiền lương với thâm niên công tác của từng người
lao động thông qua chỉ tiêu xét thưởng mà họ đã đạt được. Vì vậy nó khuyến khích
người lao động có trách nhiệm và quan tâm đến kết quả cơng tác của mình.
b. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm đã hồn
thành. Hình thức này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp đặc biệt là
trong các doanh nghiệp chế tạo sản phẩm.

- Ưu điểm: Kích thích người lao động làm việc, nâng cao NSLĐ và chất
lượng sản phẩm. Hình thức trả lương theo sản phẩm có ý nghĩa to lớn trong việc
hồn thiện và nâng cao cơng tác quản lý, nâng cao tính chủ động trong cơng việc
của người lao động
Nhược điểm:
+ Khó áp dụng đối với những cơng việc mà sản phẩm khơng cố định và khó
lượng hóa. Mặt khác, phương pháp này có thể dẫn tới cường độ lao động quá cao
dẫn đến không đảm bảo sức khỏe cho người lao động
+ Dễ làm công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng
sản phẩm, ít chú ý đến việc tiết kiệm vật tư, nguyên liệu hay sử dụng hiệu quả của
-

11


máy móc thiết bị.
- Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối với những công việc xác định và định mức
được số lượng và chất lượng sản phẩm. Trong doanh nghiệp vận tải, hình thức trả
lương này thường áp dụng đối với lao động trực tiếp như lái xe, phụ xe, thợ bảo
dưỡng sửa chữa,
Để áp dụng tốt hình thức trả lương theo sản phẩm cần có các điều kiện sau:
+ Phải có hệ thống định mức lao động được xây dựng có căn cứ khoa học
(mức xây dựng được thơng qua các phương pháp khảo sát như bấm giờ, chụp ảnh
các bước cơng việc để có lượng thời gian hao phí chính xác của từng bước cơng
việc đảm bảo tính trung bình tiên tiến của hệ thống mức lao động.
+ Phải tổ chức và phục tốt nơi làm việc, góp phần hạn chế tối đa lượng thời
gian hao phí khơng cần thiết, giúp người lao động có đủ điều kiện để hồn thành
cơng việc.
+ Phải làm tốt cơng tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm. Tránh tình trạng
lao động chỉ chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng. Giáo dục tốt

ý thức trách nhiệm của người lao động để họ vừa phấn đấu vừa nâng cao năng
suất.
-

 Tiền lương theo sản phẩm giản đơn
Đây là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng
và chất lượng sản phẩm mà người lao động làm ra.
Cơng thức tính:
𝐓𝐋𝐒𝐏𝐢 = Đ𝐆 × 𝐐𝐢
Trong đó:
𝑇𝐿𝑆𝑃 : Tiền lương thực tế cơng nhân i nhận được
ĐG: Đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm
𝑄𝑖 : Khối lượng sản phẩm công nhân i làm ra trong một thời gian xác định.
 Tiền lương theo sản phẩm có thưởng
Đây là sự kết hợp trả lương theo sản phẩm và tiền thưởng nếu công nhân
đạt được
các tiêu chuẩn thưởng quy định. Cơng thức tính:
𝐦×𝐡
𝐋𝐭𝐡ưở𝐧𝐠 = 𝐋 × (𝟏 +
)
𝟏𝟎𝟎
Trong đó:
𝐿𝑡ℎưở𝑛𝑔 : Tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng
12


L: Tiền lương thông thường theo đơn giá cố định
m: Tỷ lệ thưởng .
h: tỉ lệ vượt mức hoàn thành kế hoạch được tính thưởng.



Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp
Đây là hình thức trả lương cho lao động làm những công việc phụ trợ, phục
vụ cho hoạt động của cơng nhân chính.
Cơng thức tính:
𝐋𝐆𝐭 = Đ𝐆 × 𝐐
Trong đó:
𝐿𝐺𝑡 : Tiền lương của công nhân phụ trợ
ĐG: Đơn giá tiền lương của cơng nhân phụ trợ
Q: sản lượng hồn thành của cơng nhân chính.
 Lương khốn:
Là hình thức trả lương trên cơ sở khoán gọn tiền lương cho người lao động
thực hiện một công việc hay một công đoạn nào đó trong đó bao gồm tất cả các
khoản chi trả lương.
Cơng thức tính:
𝐋𝐊𝐡𝐨á𝐧 = Đ𝐆𝐊 × 𝐐𝐊
Trong đó:
𝐿𝐾ℎ𝑜á𝑛 : Tiền lương khốn và thực tế cơng nhân nhận được
Đ𝐺𝐾 : Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay một cơng việc
𝑄𝐾 : Khối lượng sản phẩm khốn được hồn thành
+ Ưu điểm: Hình thức lượng khốn thường áp dụng trong trường hợp sản
phẩm khó định mức chi tiết.
+ Nhược điểm: Đối với hình thức trả lương khốn thì việc xác định đơn giá
khốn phức tạp, nhiều khi khó xác định, hình thức trả lương khốn có thể dẫn tới
người lao động tăng cường độ lao động ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài cho người
lao động.
+ Phạm vi áp dụng: hình thức này áp dụng cho những cơng việc khó giao chi
tiết mà phải giao nộp cả khối lượng sản phẩm. Thường áp dụng cho những công
việc của các khâu chủ yếu trong dây chuyền sản xuất, để giải quyết sự đồng bộ
trong sản xuất. Khi áp dụng hình thức trả lương này toàn bộ sản phẩm đều được

trả một đơn giá cố định.
13


1.3.2. Các nguyên tắc trả lương.
Để phát huy tốt tác dụng của tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh

đảm bảo hiệu quả của các doanh nghiệp, khi trả lương cho người lao động cần đạt
được các yêu cầu sau:
- Bảo đảm tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho người lao động.
-

Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao.

Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu.
Để phản ánh đầy đủ các yêu cầu trên, khi tổ chức trả lương phải đảm bảo
các nguyên tắc cơ bản sau:
-

a. Nguyên tắc 1: Trả lương theo số lượng và chất lượng lao động
Số lượng lao động được đo bằng độ dài thời gian làm việc hoặc số lượng
sản phẩm. Chất lượng lao động được đánh giá thông qua chất lượng sản phẩm
hoặc chất lượng thực hiện công việc được giao. Phải găn tiền lương với mức độ
đóng góp của từng người với kết quả hiệu quả sản xuất cuối cùng của SXKD.
Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp tránh tình trạng xây dựng các hình thức
lượng phân phối bình quân, vì như thế sẽ tạo ra sự ỷ lại và sức ỳ của người lao
động trong doanh nghiệp.
Các yếu tố chủ yếu phải quan tâm ở đây khi thực hiện nguyên tắc này:
+ Những đòi hỏi về thể lực và trí lực khi tiến hành cơng việc

+ Kết quả công việc thực tế (thời gian và số lượng lao động, kết quả lao động)
b. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải
nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.
Tiền lương bình quân phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan do năng cao năng
suất lao động như người lao động tích lũy được kinh nghiệm sản xuất, nâng cao
trình độ lành nghề, giảm bớt thời gian tổn thất cho lao động cịn tăng năng suất
lao động tăng khơng chỉ khơng chỉ phụ thuộc vào yếu tố trên mà còn trực tiếp phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như: áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên, tổ chức lao động tốt và các quá trình sản xuất. Như
vậy tốc độ tăng năng suất lao động rõ ràng có điều kiện khách quan để lớn hơn
tốc độ tăng tiền lương. Nguyên tắc này cần thiết để tăng năng suất lao động của
doanh nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động và phát triển kinh tế.
14


c. Nguyên tắc 3: Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau
trong doanh nghiệp.
Trả công ngang nhau cho lao động như nhau xuất phát từ nguyên tắc phân
phối theo lao động. Nguyên tắc này dùng thước đo lao động để đánh giá, so sánh
thực hiện và trả lương. Những người lao động khác nhau về tuổi tác, giới tính,
trình độ ... nhưng có mức hao phí sức lao động như nhau thì được trả lương như
nhau. Đây là ngun tắc quan trọng vì nó đảm bảo tính cơng bằng và bình đẳng
trong trả lương.
d. Nguyên tắc 4: Mức lương doanh nghiệp trả cho người lao động không
thấp hơn tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định
Nguyên tắc này đảm bảo tái sản suất sức lao động mở rộng và tăng tích lũy
cho người lao động. Vì vậy trong cuộc sống người lao động không chỉ cần duy trì
mức sống tối thiểu mà họ cịn có nhu cầu vui chơi giải trí. Do đó tiền lương họ
nhận được phải cao hơn tiền lương tối thiểu của Nhà nước quy định.
e. Nguyên tắc 5 : Không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho người lao

động
Khi kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của người lao động trong cuộc sống
ngày càng nâng cao. Trước đây nhu cầu của học chỉ là ăn no mặc ấm thì bây giờ
phải là ăn ngon mặc đẹp. Do đó mức lương trả cho họ phải đảm bảo được mức
sống ngày càng cao đó.
1.4. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp vận tải
1.4.1. Khái niệm và phân loại quỹ tiền lương
a. Khái niệm:
Quỹ tiền lương là tất cả các khoản tiền mà doanh nghiệp dùng trả cho người
lao động theo kết quả lao động của họ dưới các hình thức trả lương, các chế độ
tiền lương và chế độ phụ cấp lương, thưởng hiện hành.
b. Phân loại quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp có thể phân loại theo các tiêu thức khác
nhau như sau :
• Căn cứ vào hình thức trả lương và chế độ trả lương hiện hành phân thành:
- Quỹ lương trả theo sản phẩm: Gồm các chế độ như lượng sản phẩm giản
đơn, lượng sản phẩm có gián tiếp, lượng sản phẩm có thưởng ...Hiện nay hình
thức trả lương theo sản phẩm là tân tiến nhất.
-

Quỹ lương trả theo thời gian, gồm hai chế độ: Lương thời gian giản đơn và
15


lương thời gian có thưởng.
• Căn cứ theo tính kế hoạch phân thành:
- Quỹ lương kế hoạch: Là tổng tiền lương được tính vào đầu kỳ kế hoạch.
Được xác định theo cấp bậc, theo các khoản phụ cấp quy định và theo kế hoạch
sản xuất của doanh nghiệp.
- Quỹ tiền lương thực hiện: Là tổng tiền lương thực tế đã thực hiện trong kỳ

được tính theo sản lượng thực tế đã thực hiện, trong đó có cả các khoản khơng
được dự kiến trong khi lập kế hoạch.
• Căn cứ theo tính chất chính phụ phân thành:
- Quỹ lương chính: Bao gồm số tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản
phẩm và các khoản phụ cấp được tính theo lương để trả cho tất cả cán bộ công
nhân viên trong doanh nghiệp
- Quỹ lương bổ sung: Bao gồm số tiền trả cho công nhân viên của doanh
nghiệp trong thời gian theo chế độ như: Lễ, tết, phép năm hoặc nghỉ vì lý do khác
• Căn cứ theo độ dài thời gian làm việc khác nhau, tổng quỹ lương được
phân thành:
- Quỹ lương giờ: Là tiền lương trả cho tổng số giờ - người thực tế làm việc
(trong và ngoài chế độ) kèm theo các khoản tiền thưởng gắn với tiền lương giờ
như thưởng tăng năng suất, thưởng tiết kiệm nguyên nhiên liệu, vật liệu, thưởng
nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tổng quỹ lương ngày: Là tiền lương trả cho tổng số ngày – người thực tế
làm việc, kèm theo các khoản phụ cấp trong phạm vi ngày làm việc như tiền trả
cho thời gian ngưng việc trong ca không phải do lỗi của của người công nhân, tiền
trả cho phế phẩm trong mức quy định, ...
- Tổng quỹ lương tháng (hay quý, năm) là tiền lương trả cho công nhân sản
xuất của doanh nghiệp trong tháng (hay quý, năm) bao gồm tiền lương tháng và
các khoản phụ cấp khác trong tháng như tiền trả cho công nhân trong thời gian
nghỉ phép năm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ.
• Thành phần quỹ tiền lương dựa theo quy định của nhà nước bao gồm:
Tiền lương tháng, tiền lương ngày, theo hệ thống thang lương, bảng lương
của nhà nước
-

Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên điều động đi công tác đặc biệt

-


Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được nghỉ phép theo quy định
16


-

Tiền lương trả công nhân viên được nghỉ để học theo chế độ

-

Các khoản phụ cấp theo quy định

1.4.2. Các phương pháp xác định quỹ tiền lương
a. Phương pháp tính toán trực tiếp
Theo phương pháp này tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp được xác
định trên cơ sở tổng hợp tính tốn quỹ tiền lương của từng loại lao động trong
doanh nghiệp hoặc tổng hợp theo kết cấu từng loại tiền lương trong tổng quỹ tiền
lương .
Quỹ tiền lương của từng loại lao động được xác định trên cơ sở đơn giá tiền
lương ứng với hình thức trả lương đã lựa chọn.
Đối với doanh nghiệp vận tải :
Công thức:
∑ 𝐐𝐓𝐋 = ∑ 𝐐𝐓𝐋𝐋𝐗 + ∑ 𝐐𝐓𝐋𝐁𝐃𝐒𝐂 + ∑ 𝐐𝐓𝐋𝐆𝐓 + ∑ 𝐐𝐓𝐋𝐤𝐡á𝐜
Hoặc ∑ 𝐐𝐓𝐋 = ∑ 𝐐𝐓𝐋𝐜𝐡í𝐧𝐡 + ∑ 𝐐𝐓𝐋𝐩𝐡ụ + ∑ 𝐐𝐓𝐋𝐩𝐡ụ 𝐜ấ𝐩
Trong đó:
∑ QTL : Tổng nhu cầu quỹ tiền lương của doanh nghiệp
∑ QTLLX ; ∑ QTLBDSC ; ∑ QTLGT ; ∑ QTLkhác ∶ Tổng quỹ tiền lương của lái
xe, thợ BDSC, lao động gián tiếp và của các loại lao động khác .
∑ QTLchính ; ∑ QTLphụ ; ∑ QTLphụ cấp ∶ Tổng quỹ tiền lương chính , lương

phụ và phụ cấp.
+ Ưu điểm của phương pháp tính tốn trực tiếp: Độ chính xác cao vì gắn được
quỹ tiền lương với hình thức trả lương.
+ Nhược điểm: Tính tốn phức tạp chưa cân đối với kết quả và hiệu quả sản
suất kinh doanh, kết quả tính toán phụ thuộc vào các định mức đã sử dụng.
b. Phương pháp tiền lương bình qn
Cơng thức:
𝐊𝐇
𝐊𝐇
𝐓𝐇
× 𝐓𝐋𝐊𝐇
∑ 𝐐𝐓𝐋 = 𝐍𝐋Đ
𝐁𝐐 𝐡𝐚𝐲 ∑ 𝐐𝐓𝐋 = 𝐍𝐋Đ × 𝐓𝐋𝐁𝐐 × 𝐈𝐓𝐋

Trong đó:
𝐾𝐻
𝑁𝐿Đ
Số lao động dự kiến theo kế hoạch TLBB, TLBB: Tiền lương bình

quân theo kế hoạch và thực hiện.
𝑇𝐻
𝑇𝐿𝐾𝐻
𝐵𝑄 ; 𝑇𝐿𝐵𝑄 : Chỉ số tăng tiền lương bình quân.

17


𝐼𝑇𝐿 ∶ Với I là tốc độ phát triển tiền lương bình quân của năm i.
Cách 1:
𝐧


𝐈𝐓𝐋 = √∏

𝐧
𝐢=𝟏

𝐈𝐢

Với 𝐼𝑖 là tốc độ phát triển tiền lương bình quân của năm i
Cách 2:
𝑰𝑻𝑳 =

𝑰𝑾𝑳Đ
𝑲𝑻𝑸

Với KTQ là hệ số tương quan giữa năng suất lao động và tiền lương bình quân
+ Ưu điểm của phương pháp này: Tính tốn đơn giản
+ Nhược điểm: Chưa gắn quỹ tiền lương với hình thức trả lương, với kết quả
và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
c. Theo định mức tiền lương tổng hợp chung cho các loại lao động
Theo phương pháp này, tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp được xác
định là:
Công thức:
Đị𝐧𝐡 𝐦ứ𝐜 𝐭𝐢ề𝐧 𝐥ươ𝐧𝐠 𝐭ổ𝐧𝐠 𝐡ợ𝐩 𝐜𝐡𝐨 𝟏𝟎𝟎𝟎 𝐓. 𝐊𝐦
× ∑𝐏
∑ 𝐐𝐓𝐋 =
𝟏𝟎𝟎𝟎
Định mức tiền lương tổng hợp cho 1000 T.Km (Hay 1000 HK.Km) được
xác định trên cơ sở tổng hợp định mức tiền lương tổng hợp của lái xe, thợ BDSC,
lao động gián tiếp và lao động khác tính bình qn cho 1.000 đơn vị sản phẩm

vận tải. (T.Km hay HK.Km).
+ Ưu điểm của phương pháp này: Tính tốn nhanh
+ Nhược điểm: Khó xác định được định mức chính xác, chỉ gắn tiền lương
với sản phẩm mà chưa gắn tiền lương với kết quả và hiệu quả cuối cùng của
SXKD.
d. Xác định quỹ tiền lương theo chỉ số tăng trưởng bình qn
Cơng thức:
∑ 𝐐𝐓𝐋𝐊𝐇 = ∑ 𝐐𝐓𝐋𝐓𝐇 × 𝐈𝐐𝐓𝐋
Trong đó:
∑ 𝑄𝑇𝐿𝐾𝐻 ; ∑ 𝑄𝑇𝐿𝑇𝐻 : Tổng quỹ tiền lương kế hoạch và thực hiện kỳ trước
𝐼𝑄𝑇𝐿 : Chỉ số tăng trưởng bình quân quỹ tiền lương
18


×