Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của lạm phát lên độ bất ổn suất sinh lợi của chỉ số VN index , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



VÕ THỊ THANH LOAN

TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT LÊN ĐỘ BẤT ỔN
SUẤT SINH LỢI CỦA CHỈ SỐ VN-INDEX

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2012

TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



VÕ THỊ THANH LOAN
TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT LÊN ĐỘ BẤT ỔN
SUẤT SINH LỢI CỦA CHỈ SỐ VN-INDEX
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã ngành: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang


TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2012

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CẢM ƠN


Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin gửi tới Quý thầy cô trường ĐH Kinh Tế TP.HCM đã
tận tâm truyền đạt kiến thức cho tôi cũng như các học viên cao học trong thời gian qua
để tơi có nền tảng tri thức và các kĩ năng để hoàn thành được luận văn thạc sĩ kinh tế.
Và hơn hết tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc và chân thành tới người hướng dẫn khoa
học là PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn này.
Tơi xin cảm ơn anh Nguyễn Hữu Tuấn – Chuyên viên P.KSNB – CTCP Chứng
Khốn Sài Gịn, các anh chị em đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ giúp đỡ trong thời gian
qua để tơi hồn thành luận văn.
Do khả năng và điều kiện nghiên cứu cịn hạn chế nên luận văn này có nhiều thiếu
sót. Kính mong các thầy cơ cũng như các bạn đọc thơng cảm và góp ý. Tơi xin chân
thành cảm ơn.
Võ Thị Thanh Loan

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi, có sự hướng dẫn hỗ trợ từ
người hướng dẫn khoa học là PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các nội dung nghiên

cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ
cơng trình nghiên cứu khoa học nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau
có ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu có bất kì sai sót, gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội đồng
cũng như kết quả luận văn của mình.
TP.Hồ Chí Minh, ngày

tháng 12 năm 2012

Tác giả

Võ Thị Thanh Loan

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
TÓM TẮT
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................... 1
1.1 Bối cảnh Việt Nam và lí do chọn đề tài: ......................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ....................................................................................................... 5
1.3 Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................................ 6
1.4 Nguồn dữ liệu nghiên cứu: ............................................................................................. 6
1.5 Bố cục của luận văn: ....................................................................................................... 6

CHƢƠNG II: CÁC LÝ LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA LẠM PHÁT ĐẾN LỢI SUẤT
ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƢỚC
ĐÂY ................................................................................................................................. 7
2.1 Các lí luận về vai trị của lạm phát đến lợi suất đầu tư chứng khoán: ............................ 7

2.1.1 Giả thuyết Fisher: ..................................................................................................... 7
2.1.2 Các tranh luận khác về vai trị của lạm phát đối với chứng khốn: ........................ 8
2.2 Sự cải tiến phương pháp nghiên cứu qua các mơ hình: ................................................ 10
2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước: ...................................................................... 20

CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................ 22
3.1 Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................................. 22
3.2 Mô hình nghiên cứu: ...................................................................................................... 23
3.2.1 Mơ hình GARCH(1,1): ............................................................................................ 23
3.2.2 Mơ hình GARCH(1,1) mở rộng: ............................................................................. 23
3.3 Mơ tả dữ liệu nghiên cứu: ............................................................................................. 24
3.3.1 Nguồn dữ liệu: ........................................................................................................ 24
3.3.2 Xử lý dữ liệu: .......................................................................................................... 25

CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC THẢO LUẬN ...................... 26
4.1 Kết quả nghiên cứu: ....................................................................................................... 26
4.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vi: ....................................................................................... 26
4.1.2 Mô tả thống kê: ....................................................................................................... 26

TIEU LUAN MOI download :


4.1.3 Ước lượng suất sinh lợi trung bình của thị trường: ............................................... 28
4.1.4 Kiểm định ảnh hưởng ARCH: ................................................................................. 29
4.1.5 Ước lượng độ bất ổn suất sinh lợi thị trường: ........................................................ 31
4.1.6 Ước lượng tác động của lạm phát lên độ bất ổn của suất sinh lợi:........................ 34
4.1.7 Kiểm định tính phù hợp của mơ hình GARCH: ...................................................... 36
4.2 Phân tích cơ chế truyền tải sốc: ..................................................................................... 38
4.2.1 Xác định độ trễ tối ưu: ............................................................................................ 39
4.2.3 Kiểm định tính phù hợp của mơ hình VAR: ............................................................ 41

4.2.4 Phân rã phương sai: ............................................................................................... 43
4.3 Kết luận: ......................................................................................................................... 45
4.4 Hạn chế đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: ............................... 46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 48
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................... 52
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................... 54
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................... 55
PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................... 56
PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................... 59
PHỤ LỤC 6 ................................................................................................................... 59
PHỤ LỤC 7 ................................................................................................................... 60

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- ADF: Augmented Dickey-Fuller
-

ARCH: Autoregressive Conditional Heteroskedasticity model

-

ARIMA: Autoregressive Integrated Moving Average model

-

BE/ME: Book to Market Equity


-

CAPM: Capital Asset Pricing Model

-

CLP: Chênh lệch của tỉ lệ lạm phát kì này với kì trước

-

CPI: Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Việt Nam

-

CPI_SA: Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Việt Nam đã điều chỉnh yếu tố mùa vụ

-

ECM: Error Correction Model

-

E/P: Earrnings/Price

-

GARCH: Generalized Autoregressive Conditional Heteroskedasticity model

-


GOS: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam

-

HOSE: Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM

-

LP: tỷ lệ lạm phát

-

R: Suất sinh lợi thị trường

-

TTCK: Thị trường chứng khoán

-

VAR: Vector Auto Regression Model

-

VECM: Vector Error Correction Model

-

VN-Index hay VNI: Chỉ số giá chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán
TPHCM


-

VN: Việt Nam

-

WTO: Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị
Bảng 4.2: Mô tả thống kê tỷ lệ lạm phát và suất sinh lợi trung bình của TTCK
Bảng 4.3: So sánh các phương trình ước lượng giá trị suất sinh lợi kì vọng
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng mơ hình AR(1)
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định ảnh hưởng ARCH
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mơ hình GARCH(1,1)
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mơ hình TGARCH
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định mơ hình GARCH(1,1) mở rộng với LPt-1
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định mơ hình GARCH(1,1) mở rộng với CLPt-1
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu
Bảng 4.11: Kết quả phân rã Cholesky
Bảng 4.12: Kết quả phân rã phương sai

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Chỉ số VN-Index của thị trường chứng khốn từ 07/2000-06/2012
Hình 1.2: Diễn biến lạm phát Việt Nam từ năm 2000-06/2012
Hình 4.1: Biến động của tỷ lệ lạm phát và suất sinh lợi của TTCK

Hình 4.2: Giản đồ tự tương quan của R
Hình 4.3: Phương sai của R theo mơ hình ARCH(1)
Hình 4.4: Đồ thị hàm phản ứng xung
Hình 4.5: Đồ thị nghiệm mơ hình VAR

TIEU LUAN MOI download :


TĨM TẮT
Lạm phát có tác động đến sự biến động của suất sinh lợi thị trường chứng khốn
hay khơng? Và làm cách nào lượng hoá được mức độ tác động của nó? Câu hỏi trên đã
được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đặt ra để tìm hiểu và đã đưa ra lời giải đáp
cho từng tình hình của các quốc gia. Tuy nhiên ở Việt Nam phần lớn các nghiên cứu về
vấn đề này chỉ dừng lại ở mức phân tích định tính cịn các phân tích định lượng thì rất
khiêm tốn. Trong bài nghiên cứu này tác giả đã kiểm định tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng
đối với biến động rủi ro trong suất sinh lợi thị trường chứng khoán trong giai đoạn
2000-2012. Và nghiên cứu cũng xác định được mối tương quan cùng chiều của tỷ lệ
lạm phát đối với suất sinh lợi chứng khoán và đã lượng hoá được mức độ ảnh hưởng
của yếu tố lạm phát đến độ bất ổn suất sinh lợi thị trường trong giai đoạn này là tương
đối thấp. Trong trường hợp gặp cú sốc lạm phát thì mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và
suất sinh lợi của chỉ số VN-Index được xác định là ngược chiều.

Từ khoá: Suất sinh lợi, độ bất ổn, tỷ lệ lạm phát

TIEU LUAN MOI download :


1

CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Bối cảnh Việt Nam và lí do chọn đề tài:
Lạm phát là một trong những chỉ báo kinh tế vĩ mô quan trọng và thường xuyên
được sử dụng trong phân tích kinh tế. Tác động của lạm phát diễn ra rất rộng đối với
nhiều lĩnh vực và thị trường chứng khốn cũng khơng phải là ngoại lệ.
Thị trường chứng khốn Việt Nam có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày
28/07/2000 và trải qua hơn mười năm phát triển đã chứng kiến nhiều thay đổi khá bất
thường. Nhìn hình 1.1 cho thấy thị trường chứng khốn có những giai đoạn có suất
sinh lợi cao hấp dẫn nhưng cũng đi kèm nhiều biến động rủi ro khó lường.
Hình 1.1: Chỉ số VN-Index của thị trƣờng chứng khốn từ 07/2000-06/2012

(Nguồn: HOSE)

TIEU LUAN MOI download :


2

Hình 1.2: Diễn biến lạm phát Việt Nam từ năm 2000-06/2012
25.00%

19 . 8 7%

CPI

20.00%

18 . 13 %

15.00%


12 . 75%

11. 75%

9 . 6 7%

10.00%

8 . 71%

6 . 52 %
4 .0 4 %

5.00%

6 . 57%
3 . 0 1%
2 . 52 %

T6
/2
01
2

20
11

20
10


20
09

20
08

20
07

20
06

20
05

20
04

0 . 79 %

20
03

20
01

20
00

0.00%


20
02

- 0 .6 0 %

-5.00%

(Nguồn: GSO)

Quan sát biến động của tỉ lệ lạm phát với suất sinh lợi thị trường chứng khoán
cho thấy mối tương quan giữa suất sinh lợi chỉ số VN-Index và tỉ lệ lạm phát như sau:
Giai đoạn đầu từ năm 2000-2007: Biến động của tỉ lệ lạm phát và suất sinh lợi
thị trường chứng khoán Việt Nam là cùng chiều.
Tại hình 1.1 trong khoảng thời gian từ năm 2000-2007, đây là thời gian đầu tiên
thị trường chứng khốn bắt đầu hình thành và bùng nổ đỉnh cao. Diễn biến giao dịch
trong thời gian này thì ngoài sự tăng điểm từ mốc 100 ban đầu lên mốc 571.04 điểm tại
ngày 25/06/2001 thì thị trường giao dịch sụt giảm và trầm lắng trong 5 năm đầu tiên
cho đến vào cuối năm 2006 sự mở cửa của Việt Nam với thế giới khi Việt Nam gia
nhập WTO khiến cho luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam, đẩy giá
chứng khoán và giá tài sản lên rất cao. Dòng vốn đổ vào liên tục theo kì vọng của các
nhà đầu tư đã làm cho cổ phiếu trở thành món hàng hố có tỷ suất sinh lợi cao ngất

TIEU LUAN MOI download :


3

ngưởng đã thu hút các nhà đầu tư hăng hái sử dụng địn bẩy tài chính dồn vốn vào thị
trường. Các nhà đầu tư tham gia thị trường với tâm lý quá lạc quan, phản ứng thái quá

chính là nguyên nhân dẫn đến thị trường lập kỉ lục 1170.67 điểm vào ngày 12/03/2007.
Trong khi đó tại Hình 1.2 cung cấp những tóm tắt chính về tình hình lạm phát
Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007, qua biểu đồ chúng ta thấy rằng biến động tỷ lệ
lạm phát đang theo chiều hướng gia tăng và kéo dài.
Một cách trực quan hai hình này cho thấy mối quan hệ trên là quan hệ cùng
chiều. Thị trường chứng khốn giai đoạn này đã có mối tương quan nhất định với các
biến động của nền kinh tế vĩ mô nhưng do tâm lý bầy đàn làm méo mó các mối quan
hệ đó đã dẫn đến thị trường tăng trưởng quá nóng vượt khỏi sự kiểm sốt.
Trước những cảnh báo hiện tượng bong bóng từ các nhà nghiên cứu, Chính Phủ
và cơ quan quản lý Nhà nước đã phải vào cuộc giảm nhiệt thị trường bằng các biện
pháp kiểm soát thị trường, ban hành các thiết chế như chỉ thị 03, thuế thu nhập cá nhân
đối với nhà đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán cũng như ban hành các Thông tư, Nghị
định thi hành Luật Chứng Khoán. Thị trường giao dịch điều chỉnh mạnh vào năm tháng
đầu năm 2007, tiếp đến phục hồi và thoái trào cho những tháng cuối năm 2007.
Giai đoạn sau từ 2008 đến T6/2012: Biến động của tỉ lệ lạm phát và suất sinh
lợi thị trường chứng khoán Việt Nam là ngược chiều.
Sau đợt điều chỉnh từ giữa và cuối năm 2007 do tác động chính sách của cơ
quan quản lý Nhà nước nhằm hướng thị trường chứng khoán đến sự phát triển bền
vững thì đợt giảm giá mạnh từ năm 2008 bộc lộ hậu quả của giai đoạn tăng nóng thiếu
kiểm sốt của thị trường từ 2006-2007. Đặc điểm chính của giai đoạn này gồm có
nhiều biến cố cùng lúc tác động cụ thể như sau:
- Thị trường chứng khoán thời kì này có q nhiều hàng hố cung ứng từ những
doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mơ lớn,
kinh doanh hiệu quả đang tận dụng thời cơ để bán bớt vốn nhà nước

TIEU LUAN MOI download :


4


- Giá cổ phiếu bị đẩy lên quá cao, vượt quá giá trị thực của tài sản ở giai đoạn
2007.
- Tác động từ tín hiệu xấu của nền kinh tế vĩ mô như sự gia tăng lạm phát đã bắt
buộc Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ, giá dầu và vàng trên thế giới
tăng đột biến, phá giá tiền đồng bằng việc thay đổi tỷ giá, cán cân thương mại thâm
hụt, căng thẳng ngoại tệ, sức ép thu hẹp tín dụng cho vay mua bán chứng khốn.
- Lí do lớn nhất đó là sự lan truyền của khủng hoảng nền kinh tế thế giới đã làm
hàng loạt các hệ thống ngân hàng và tiền tệ của nhiều nước trên thế giới đổ vỡ.
Thị giá sụt giảm mạnh, tính thanh khoản kém, tâm lý ảm đạm của nhà đầu tư,
hành vi thái quá của nhà đầu tư khi bán ồ ạt, kèm theo sự thoái vốn của nhà đầu tư
nước ngoài do khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như nguy cơ lạm phát quay trở lại đã
đặt ra nhiều thách thức mới cho việc quản lý kinh tế vĩ mơ và đặc biệt trong việc kiểm
sốt lạm phát ở Việt Nam.
Thị trường chứng khốn trượt dài khơng điểm dừng cho đến năm 2009 thị
trường xác lập mức hồi phục và đó cũng là đáy 235.5 điểm của chỉ số VN-Index. Nhờ
sự hồi phục của nền kinh tế thế giới cũng như các chính sách kích cầu của Chính Phủ,
thị trường đảo chiều bậc lên tăng mạnh đến mốc chỉ số VN-Index 494.77 điểm. Sang
năm 2010 đến T6/2012, thị trường chứng khoán đi ngang do tâm lý nhà đầu tư thận
trọng và chủ yếu đầu tư mang tính ngắn hạn.
Trong thời gian 2008-T6/2012, lạm phát có xu hướng leo dốc, đặc biệt trong giai
đoạn manh nha 2006-2007 đến khi bắt đầu xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì lạm
phát Việt nam đã tăng rất cao từ 6.37% năm 2006 đến 18.13% năm 2011.
Một cách trực quan hai biểu đồ giai đoạn này cho thấy mối quan hệ giữa tỉ lệ lạm
phát và suất sinh lợi của thị trường chứng khoán là mối quan hệ ngược chiều đặc biệt
trong giai đoạn từ 2008-T6/2012.
Phân tích chứng khốn nói chung khơng thể thiếu những phân tích về ảnh hưởng
của lạm phát đến cung cầu phát hành và giao dịch chứng khoán, nhất là chứng khoán

TIEU LUAN MOI download :



5

có cổ tức cố định. Đồng thời, giá trị các khoản đầu tư chứng khốn ln bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi diễn biến của lạm phát và đây là một trong những rủi ro cơ bản trong đầu
tư chứng khoán nói chung. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm
yết cũng chịu tác động trực tiếp và gián tiếp ở các mức độ khác nhau bởi lạm phát; và
điều này đến lượt nó sẽ gây ra biến động giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường. Đó chỉ
mới là những phân tích định tính về tác động của lạm phát lên suất sinh lợi thị trường
chứng khoán, vậy có cách nào kiểm định tỷ lệ lạm phát có thật sự ảnh hưởng lên suất
sinh lời hay khơng và có mơ hình nào phân tích định lượng để đo lường mức độ tác
động đó khơng? Đó là lí do tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này.
Ngoài ra nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ lệ lạm phát lên
độ bất ổn của tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán có ý nghĩa quan trọng cho các
nhà đầu tư, các cơng ty niêm yết và các nhà hoạch định chính sách. Vì vậy, sự hiểu biết
về tác động của nhân tố rủi ro lạm phát lên suất sinh lời của chỉ số thị trường chứng
khốn VN-Index có thể mở rộng sự hiểu biết của chúng ta về những tác động đó và có
thể đưa ra cho chúng ta các thơng tin cần thiết để có thể đầu tư hiệu quả hơn.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Thứ nhất, đo lường độ bất ổn của suất sinh lợi thị trường chứng khoán của chỉ số
VN-Index trong giai đoạn 2000-2012.
Thứ hai, xác định nhân tố lạm phát có ảnh hưởng tới suất sinh lợi thị trường
chứng khốn Việt Nam trong thời gian đó hay khơng?
Thứ ba, lượng hố mức độ tác động của tỷ lệ lạm phát tới tỷ suất sinh lợi thị
trường chứng khoán Việt Nam
Thứ tư, đo lường tác động của cú sốc lạm phát lên rủi ro suất sinh lợi thị trường
của chỉ số VN-Index nhằm đưa ra các thông tin cần thiết cho các nhà quản lý cũng như
các công ty niêm yết và các nhà đầu tư.


TIEU LUAN MOI download :


6

1.3 Phương pháp nghiên cứu:
Ứng dụng mơ hình GARCH để đo lường độ bất ổn của suất sinh lợi chỉ số

-

VN-Index và mơ hình GARCH mở rộng để đo lường tác động của lạm phát đến suất
sinh lợi của thị trường.
Ứng dụng hàm phản ứng xung và phân rã phương sai của mơ hình VAR để

-

phân tích cơ chế truyền tải cú sốc của lạm phát đến suất sinh lợi thị trường.

1.4 Nguồn dữ liệu nghiên cứu:
Trong luận văn này tác giả đã sử dụng số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu:
Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE)
trong khoảng thời gian từ 07/2000-06/2012.

1.5 Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và danh mục các tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn bao
gồm các phần sau:
-

Chương I: Giới thiệu chung.


-

Chương II: Các lý luận về vai trò của lạm phát đến lợi suất đầu tư chứng
khoán và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây.

-

Chương III: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu.

-

Chương IV: Kết quả và thảo luận nghiên cứu.

TIEU LUAN MOI download :


7

CHƢƠNG II: CÁC LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA LẠM PHÁT
ĐẾN LỢI SUẤT ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC NGHIÊN
CỨU THỰC NGHIỆM TRƢỚC ĐÂY
2.1 Các lí luận về vai trị của lạm phát đến lợi suất đầu tư chứng khoán:
2.1.1 Giả thuyết Fisher:
Theo ông, lạm phát không ảnh hưởng đến suất sinh lợi thực của cổ phiếu. Giả
thuyết Fisher cho rằng thị trường chứng khốn đóng vai trị như là một hàng rào lá
chắn chống lại lạm phát. Điều này ngụ ý rằng các nhà đầu tư được bồi thường đầy đủ
bằng sự gia tăng của mức giá chung thông qua sự gia tăng tương ứng suất sinh lợi danh
nghĩa từ chứng khoán đủ lớn để bao gồm tỷ lệ lạm phát và suất sinh lợi thực mà nhà
đầu tư yêu cầu và do đó suất sinh lợi thực sự vẫn không bị ảnh hưởng. Theo giả thuyết
Fisher, khi nghiên cứu nên sử dụng suất sinh lợi cổ phiếu thực tế hơn là suất sinh lợi cổ

phiếu danh nghĩa, và ông cho rằng suất sinh lợi cổ phiếu thực sự phải là độc lập với
lạm phát.
Để kiểm chứng điều này, các nghiên cứu thường sử dụng mơ hình hồi quy suất
sinh lời chứng khoán với tỉ lệ lạm phát như sau:

R     .( /  t 1 )   t
Trong công thức trên, hệ số α đại diện cho suất sinh lợi thực, lạm phát kì vọng
được xây dựng dựa vào các thông tin trong quá khứ t-1 và hệ số β là hệ số đo lường sự
tác động của lạm phát kỳ vọng lên suất sinh lợi danh nghĩa. Nếu lí thuyết Fisher được
ủng hộ, thì kết quả hồi quy sẽ có một giá trị α và β dương và có giá trị về mặt thống kê.
Nếu hệ số β khơng có giá trị về mặt thống kê thì có nghĩa là biến động của lạm phát
không tác động lên suất sinh lợi cổ phiếu hay nói cách khác đầu tư vào cổ phiếu khơng
đảm bảo sẽ nhận được suất sinh lợi bù đắp được biến động trong lạm phát.

TIEU LUAN MOI download :


8

2.1.2 Các tranh luận khác về vai trò của lạm phát đối với chứng khoán:
Các nghiên cứu kiểm chứng lý thuyết Fisher đã liên tục được thực hiện từ khi lí
thuyết này ra đời. Mặc dù sức thuyết phục của lý thuyết Fisher rất cao nhưng các
nghiên cứu số liệu thực tế về đầu tư chứng khốn lại khơng ủng hộ lý thuyết này một
cách mạnh mẽ và thống nhất. Cụ thể nghiên cứu của Fama và Schwert (1977) thực hiện
trên thị trường chứng khoán Mỹ cho giai đoạn từ năm 1953 đến năm 1971 cho thấy
trong khi trái phiếu và tín phiếu chính phủ là lá chắn lạm phát an tồn thì cổ phiếu phổ
thơng lại khơng phải thế và hệ số beta của phương trình hồi quy trên nhận giá trị âm
khi được kiểm chứng đối với suất sinh lợi cổ phiếu phổ thông. Nghiên cứu của
Gultekin năm 1983 kiểm tra mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi cổ phiếu với tỉ lệ lạm
phát ở 26 quốc gia trên thế giới (ngoại trừ Mỹ và Anh) cho giai đoạn từ 1947 đến 1979.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy hệ số beta của phương trình hồi quy không thống
nhất cho từng giai đoạn nhỏ cũng như khác nhau giữa các quốc gia nhưng trong đa
phần các trường hợp thì hệ số beta này nhận giá trị âm.
Giải thích cho các kết quả trên có hai trường phái. Trường phái thứ nhất là giả
thuyết hoạt động kinh tế thực (real activity hypothesis) cho rằng hoạt động kinh tế thực
có ảnh hưởng tác động lên tỷ lệ lạm phát. Trường phái thứ hai, giả thuyết cung tiền
(monetary supply) cho rằng chính lạm phát và các chính sách kiểm sốt lạm phát của
chính phủ đã tác động lên suất sinh lợi của các cơ hội đầu tư trong đó có đầu tư chứng
khốn.
Giả thuyết hoạt động kinh tế thực:
Tiên phong cho giả thuyết này là Fama trong nghiên cứu của ông năm 1981 và
nghiên cứu của ông cùng Gibbons năm 1982 trong đó cho rằng khi các hoạt động kinh
tế thực diễn ra thuận lợi sôi nổi, đem lại suất sinh lợi cao cho vốn đầu tư đồng thời tạo
ra khối hàng hoá và dịch vụ lớn cho nền kinh tế, thì sẽ làm cung hàng hố dịch vụ tăng
cao hơn tương đối so với cung tiền. Hay nói cách khác, hoạt động trong nền kinh tế

TIEU LUAN MOI download :


9

thực tăng trưởng sẽ làm giảm lạm phát. Chính vì thế, tỉ lệ lạm phát và suất sinh lợi đầu
tư cổ phiếu có quan hệ nghịch biến.
Ơng lập luận rằng mối quan hệ ngược chiều giữa suất sinh lợi chứng khốn và
lạm phát có cơ sở theo lý thuyết cung tiền và lý thuyết tiền tệ. Giả thuyết Fama cho
rằng tỷ lệ lạm phát tăng cao làm giảm hoạt động kinh tế và nhu cầu thực sự. Khi các
hoạt động kinh tế giảm, nó ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của cơng ty trong tương
lai và do đó, giá cổ phiếu giảm. Mối tương quan nghịch giữa lạm phát và hiệu quả đầu
tư vốn có ý nghĩa rằng sự bất ổn của lạm phát sẽ được kết hợp với biến động của lợi
nhuận biên, nó phản ánh những hậu quả có hại của lạm phát đối với hoạt động kinh tế

thực sự. Theo Fama, mối quan hệ thống kê giữa lạm phát và suất sinh lợi chứng khoán
sẽ biến mất một khi ảnh hưởng của tăng trưởng sản lượng thực tế được kiểm sốt.
Ủng hộ giả thuyết này có Geske và Roll (1983) cho là có mối quan hệ ngược
chiều giữa lạm phát và giá cổ phiếu. Theo đó, hoạt động kinh tế giảm không chỉ tác
động bất lợi đến giá cổ phiếu, mà còn dẫn đến giảm nguồn thu của chính phủ và gia
tăng sự thâm hụt tài chính.
Giả thuyết cung tiền:
Các cơ hội đầu tư trong nền kinh tế cạnh tranh với nhau về nguồn lực vốn, nổi
bật là sự cạnh tranh vốn giữa các thị trường, bao gồm thị trường tiền gửi, thị trường
chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường ngoại tệ. Khác biệt cơ bản của thị
trường tiền gửi và các thị trường đầu tư khác là mức độ rủi ro trong đầu tư của thị
trường này thấp. Chính vì vậy lãi suất tiền gửi là thước đo khả năng sinh lợi cơ bản của
các cơ hội đầu tư phi tiền gửi. Vốn sẽ chạy từ cơ hội đầu tư sinh lợi thấp sang cơ hội
đầu tư sinh lợi cao. Vì vậy, một sự thay đổi lượng cung vốn trên thị trường tiền gửi do
lãi suất sẽ trực tiếp ảnh hưởng lên cung vốn trên thị trường đầu tư phi tiền gửi nói
chung và thị trường chứng khốn nói riêng (bao gồm trái phiếu, cổ phiếu) vì thế ảnh
hưởng lên cầu chứng khốn trên thị trường chứng khoán.

TIEU LUAN MOI download :


10

Cụ thể, một sự gia tăng cung tiền gửi thường đi kèm một sự giảm cầu chứng
khoán. Do vậy, cung và cầu trên thị trường chứng khoán là bức tranh phản ánh hình
ảnh ngược (mirror image) của cầu và cung trên thị trường tiền gửi. Nếu lãi suất ngân
hàng tăng lên, trong khi tỉ suất lợi nhuận của các công ty phát hành chứng khốn khơng
tăng lên kịp, sẽ thu hút nhà đầu tư gửi tiền tại ngân hàng và sẽ làm tăng cung vốn trên
thị trường tiền gửi, từ đó hút vốn ra khỏi thị trường chứng khốn, do vậy làm giá chứng
khoán cũng như suất sinh lợi đầu tư giảm sút. Một trong các nguyên nhân chủ yếu làm

tăng cung tiền gửi và giảm cung vốn trên thị trường chứng khốn là các chính sách thắt
chặt tiền tệ đột ngột như tăng lãi suất và tăng dự trữ bắt buộc cũng như chính sách cắt
giảm chi tiêu và đầu tư cơng của chính phủ, do vậy, có thể gây nên những cú sốc làm
giảm cung vốn cho thị trường chứng khốn, từ đó làm giảm giá cổ phiếu và đem lại
suất sinh lợi âm cho đầu tư chứng khoán. Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định
điều này, như nghiên cứu của Goodfriend (2003) và nghiên cứu của nhóm tác giả
Bordo, Ducker và Wheelock (2008) kiểm tra tác động của chính sách tiền tệ của chính
phủ đối với thị trường chứng khoán. Cụ thể, các nghiên cứu này đã quan sát được hiện
tượng các cú sốc giảm phát tại Mỹ đã đi cùng giai đoạn hưng thịnh của thị trường
chứng khốn giai đoạn 1994-2000; cũng như thời kì lạm phát đã đánh dấu cho giai
đoạn suy sụp của thị trường chứng khoán giai đoạn 1973-1974.

2.2 Sự cải tiến phương pháp nghiên cứu qua các mơ hình:
Về mặt lý thuyết, mơ hình hồn hảo là mơ hình bao gồm các biến độc lập có thể
giải thích được mọi sự thay đổi của biến phụ thuộc. Tuy nhiên, trên thực tế, khơng có
một mơ hình nào là hồn hảo, mà vấn đề là cần phải lựa chọn mơ hình nào đơn giản mà
vẫn có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc gần với thực tế nhất. Qua các
kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy để xác định rủi ro và lợi nhuận của cổ phiếu
có các mơ hình dưới đây.

TIEU LUAN MOI download :


11

Đầu tiên thơng thường, để lượng hóa mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi,
người ta thường sử dụng mơ hình định giá tài sản vốn CAPM bởi vì đây là mơ hình
đơn giản và có cơ sở lý thuyết khá vững vàng. Tuy nhiên, việc áp dụng mơ hình này
trên thực tế của các nghiên cứu thực nghiệm đã đặt ra những vấn đề cần phải quan tâm.
 Mơ hình CAPM

Dựa trên những nghiên cứu của Harry Markowitz về lí thuyết danh mục và việc
phát minh ra danh mục thị trường, William Sharpe tiếp tục nghiên cứu, phát triển vào
năm 1964 ông đã đưa ra mô hình định giá tài sản vốn CAPM.
CAPM phân tích rủi ro của một danh mục đầu tư bằng rủi ro hệ thống và rủi ro
không hệ thống. Rủi ro hệ thống là rủi ro thuộc về thị trường, khơng có một nhà đầu tư
nào tránh khỏi cho dù đã đa dạng hố được danh mục đầu tư, rủi ro khơng hệ thống là
rủi ro có thể đa dạng hố được, có thể được loại bỏ hồn tồn bằng cách đa dạng hố
danh mục đầu tư.
Mơ hình này phát biểu, tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán sẽ bằng tỷ suất sinh
lợi phi rủi ro cộng beta chứng khoán nhân với chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi thị
trường và tỷ suất sinh lợi phi rủi ro (phần bù rủi ro thị trường).
E ( Ri )  R f  [ E ( RM )  R f ] iM

Khi hệ số beta càng cao thì suất sinh lời của chứng khốn càng cao và vì vậy,
cũng mang nhiều rủi ro hơn. Beta bằng 0: Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khốn có beta
bằng 0 chính là lợi nhuận khơng rủi ro (Rf). Beta bằng 1: Lợi nhuận kỳ vọng của chứng
khốn có beta bằng 1 chính là lợi nhuận thị trường (E(Rm)). Quan hệ giữa lợi nhuận và
hệ số rủi ro beta của cổ phiếu là quan hệ tuyến tính được diễn tả bởi đường thẳng SML
(security market line).
Từ khi mơ hình này xuất hiện, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm và tranh cãi
cho tính áp dụng thực tiễn của nó. Một trong những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên
về tỷ suất sinh lợi chứng khoán dựa trên mơ hình CAPM có thể được kể đến là nghiên
cứu của Basu (1977). Bằng cách sử dụng dữ liệu trong khoảng thời gian từ tháng

TIEU LUAN MOI download :


12

4/1957 cho đến tháng 3/1971 cho TTCK NYSE, AMEX và NASDAQ, Basu chỉ ra

rằng cổ phiếu nào có E/P cao thì tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu đó chắc chắn sẽ cao hơn
cổ phiếu có E/P thấp. Nghiên cứu tiếp theo của ơng vào năm 1983 cịn khẳng định
thêm rằng hiệu ứng của hệ số E/P không chỉ áp dụng cho các cổ phiếu mức vốn hóa thị
trường nhỏ (small cap) mà cịn cho các cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn. Các nghiên
cứu tiếp theo của Jaffe, Keim và Westerfield (1989) cũng đồng ý với nhận định này,
ngồi ra, họ cịn kết luận rằng hiệu ứng E/P không chỉ đúng cho tháng Giêng như các
bài nghiên cứu trước đây từng kết luận mà còn đúng cho các tháng còn lại trong năm.
Nghiên cứu của Banz (1981) sau đó đối với TTCK New York (NYSE) cũng
khám phá ra rằng cổ phiếu của những cơng ty có vốn hố thị trường nhỏ sẽ cho ra tỷ
suất sinh lợi cao hơn cổ phiếu có vốn hố thị trường lớn. Nghiên cứu sau này của Basu
(1983) cũng đồng ý với kết quả này và ông cũng kết luận rằng hiệu ứng của yếu tố kích
thước cơng ty (firm size) có thể tách rời khỏi yếu tố E/P và các cổ phiểu có kích thước
cơng ty nhỏ có khuynh hướng cho ra tỷ suất sinh lợi cao hơn cổ phiếu có kích thước
công ty lớn sau khi hệ số E/P đã được điều chỉnh.
Bên cạnh các nghiên cứu với dữ kiện từ TTCK của Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu
tài chính cũng đã áp dụng mơ hình CAPM cho các nghiên cứu tại các nước có nền kinh
tế phát triển khác. Trong đó có thể kể đến nghiên cứu của Chan, Hamao and
Lakonishok (1991) đối với TTCK Nhật Bản đã cho kết luận rằng với hệ số BE/ME cao
sẽ đem lại lợi suất cao hơn những cổ phiếu có hệ số BE/ME thấp. Các kết quả nghiên
cứu thực nghiệm cho các TTCK cũng chỉ ra rằng yếu tố kích thước và tỷ số BE/ME
đều có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu.
Nhìn chung, với kết quả kiểm định nêu trên đều cho cùng kết luận rằng sự thay
đổi của một mình hệ số trong mơ hình CAPM khơng thể giải thích được hết sự thay đổi
của tỷ suất sinh lợi cổ phiếu mà tỷ suất sinh lợi cổ phiếu còn bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố khác. Họ đã tìm ra những yếu tố đó là: yếu tố quy mơ, yếu tố tỷ số E/P

TIEU LUAN MOI download :


13


(Earnings/Price), yếu tố BE/ME (Book-to-Market Equity) và yếu tố hệ số địn bẩy tài
chính (Leverage).
Riêng tại Việt Nam, một vài tác giả đã nêu ra những khó khăn và bất cập trong
việc áp dụng mơ hình CAPM vào thị trường Việt Nam.
Biến quan trọng nhất trong mơ hình CAPM là beta. Tuy nhiên, trong suốt nhiều
năm qua, nhiều nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm trên thế giới tranh cãi rất
nhiều về vai trò cũng như cách xác định giá trị của beta. Tại Việt Nam, vai trò và việc
xác định giá trị beta cũng gặp những khó khăn nhất định. Theo như mơ hình CAPM thì
beta đo lường rủi ro của một chứng khoán so với rủi ro của một danh mục thị trường.
Với giả định thị trường hiệu quả thì giá cổ phiếu phản ánh mọi hoạt động của doanh
nghiệp và vì vậy, beta cịn được xem là công cụ đo lường rủi ro doanh nghiệp. Tuy
nhiên, tại Việt Nam, đa phần các nhà đầu tư là nhà đầu tư cá nhân và thực hiện đầu tư
theo chiến lược ngắn hạn. Vì vậy, trong ngắn hạn, giá cổ phiếu không thể phản ánh hết
được rủi ro của doanh nghiệp. Như vậy, vai trò của beta trong việc đo lường rủi ro
doanh nghiệp khơng cịn tác dụng. Bên cạnh đó, khi nói đến danh mục thị trường thì
danh mục này phải chứa đầy đủ các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế mà TTCK
VN thì chưa tạo ra một danh mục thị trường đầy đủ do có nhiều ngành vẫn bị chi phối
bởi doanh nghiệp nhà nước và một số ngành mà các doanh nghiệp niêm yết chưa thể
đại diện cho ngành đó. Ngồi ra, theo phương pháp truyền thống thì beta được xác định
thơng qua việc tiến hành hồi quy biến động giá cổ phiếu và biến động giá thị trường.
Tuy nhiên, TTCK VN chỉ mới hoạt động các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm nên giá
cả cịn nhiều biến động và đơi khi cịn bị can thiệp bởi các chính sách nhà nước. Do đó,
thơng tin từ TTCK VN khơng đủ về lượng lẫn về chất để xác định beta theo phương
pháp hồi quy.
Mặt khác, việc áp dụng mơ hình CAPM vào TTCK VN cịn bị hạn chế bởi những
giả thuyết khơng thực tiễn. Mơ hình CAPM cho rằng các nhà đầu tư có kỳ vọng tương
tự nhau về mức sinh lợi của tài sản, điều này rất khó xảy ra trên thực tế vì các nhà đầu

TIEU LUAN MOI download :



14

tư có sở thích cũng như cách tiếp cận thơng tin là khác nhau. Ngồi ra, mơ hình này
cịn giả định rằng thị trường vốn là thị trường hoàn hảo, điều này là hồn tồn khơng
phù hợp trong điều kiện tình hình TTCK VN là thị trường mới nổi và có nhiều biến
động.
 Mơ hình 3 nhân tố Fama-French
Trong nỗ lực của các nhà nghiên cứu tài chính, một kết quả nghiên cứu có sức
ảnh hưởng lớn của Fama và French đã được công bố vào năm 1992 dựa trên một mơ
hình, trong đó tổng hợp tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi như kích
thước, địn bẩy tài chính, E/P, BE/ME và beta của các cổ phiếu của NYSE, AMEX và
NASDAQ. Hai ông cho rằng mối quan hệ giữa beta và tỷ suất sinh lợi trung bình là
khơng cao trong suốt thời kỳ 1963-1990, ngay cả chỉ dùng beta để giải thích cho tỷ suất
sinh lợi trung bình. Trong khi đó, các kiểm định lần lượt giữa tỷ suất sinh lợi trung
bình với quy mơ, hệ số đòn bẩy, E/P và BE/ME cho thấy rằng tất cả các biến này đều
quan trọng và có tín hiệu mong đợi. Kết quả cuối cùng, hai ông chỉ ra rằng BE/ME và
quy mơ là những yếu tố có mối quan hệ mạnh nhất tới tỷ suất sinh lợi cổ phiếu và vai
trò của các yếu tố còn lại (đòn bẩy, E/P) bị che lấp khi đưa hai yếu tố này vào mơ hình.
Từ những kết quả của nghiên cứu trên, khi xét đến tác dụng của beta trong việc
giải thích sự tác động của tỷ suất sinh lợi, Fama-French (1992) đã đi đến kết luận rằng
biến beta trong mơ hình CAPM là chết. Sức nặng của những nghiên cứu thực nghiệm
đã khiến cho William Sharpe, tác giả của mơ hình CAPM, trong khi bảo vệ cho mơ
hình của mình bằng một phát biểu rằng beta khơng hề chết, nhưng ông cũng đã đồng ý
rằng biến beta trong mô hình CAPM khơng thể phản ánh hết tồn bộ thực tế thay đổi
của thị trường và cần có thêm những biến khác vào mơ hình.
Tiếp tục cơng trình nghiên cứu này, vào năm 1993 Fama và French đã công bố
mô hình 3 nhân tố nổi tiếng của mình. Trong mơ hình này, Fama-French (1993) cho
rằng tỷ suất sinh lợi của một danh mục đầu tư hoặc một cổ phiếu riêng biệt phụ thuộc


TIEU LUAN MOI download :


15

vào 3 yếu tố đó là: yếu tố thị trường, yếu tố quy mô công ty và yếu tố tỷ số giá trị sổ
sách trên giá trị thị trường vốn chủ sở hữu - BE/ME.
E(Ri) = Rf + [(E(RM) - Rf ]beta + si E(SMB) + hi E(HML)
Trong đó:
· E(Ri) là mức lợi nhuận cho danh mục i .
· Rf là mức lợi nhuận không rủi ro.
· E(RM) là mức lợi nhuận kỳ vọng của toàn bộ thị trường.
· SMB là bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa lợi nhuận danh mục cổ phiếu
công ty nhỏ so với lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty lớn.
· HML là bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa lợi nhuận danh mục cổ phiếu
cơng ty có tỷ số giá trị sổ sách trên giá thị trường cao so với công ty có giá trị này thấp.
· beta là hệ số hồi quy cho nhân tố phần bù rủi ro của danh mục cổ phiếu.
· si là hệ số hồi quy cho nhân tố SMB.
· hi là hệ số hồi quy cho nhân tố HML.
Từ khi mơ hình ba nhân tố Fama-French ra đời vào năm 1993, hàng loạt các
nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện để kiểm định khả năng áp dụng mơ hình này
để xem xét sự thay đổi tỷ suất sinh lợi.
Tuy nhiên, chính mơ hình ba biến này cũng có những hạn chế nhất định. Các kết
quả nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới đã chỉ ra rằng mơ hình này chỉ tập trung
vào nguồn gốc của lợi nhuận hơn là tổng rủi ro của nó.
Mặc khác, mơ hình Fama-French cũng như bất kỳ mơ hình dự báo khác chỉ được
vận hành tốt khi các nhà đầu tư có thơng tin như nhau, thơng tin khơng được rị rỉ và
phải minh bạch.
Các nhân tố của mơ hình chưa xem xét đến các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến

tỷ suất sinh lợi tại TTCK như yếu tố vĩ mô (khủng hoảng kinh tế, suy thối, lạm phát,
luật pháp, chính trị), yếu tố con người (tâm lý, mối quan hệ, thông tin hành lang), thông
tin trong nước (tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất ngắn hạn trong nước).

TIEU LUAN MOI download :


16

 Mơ hình dự báo chuỗi thời gian ARIMA, ARCH/GARCH
Các mơ hình dự báo chuỗi thời gian là dự báo giá trị tương lai của một biến số
nào đó, bằng cách phân tích số liệu quá khứ và hiện tại của những biến số đó. Giả định
của dự báo chuỗi thời gian là sự vận động trong tương lai của biến dự báo sẽ giữ
nguyên xu thế vận động trong quá khứ và hiện tại. Như vậy, chỉ có chuỗi ổn định mới
đưa ra được những dự báo đáng tin cậy. Tính ổn định của chuỗi dữ liệu thể hiện qua
tính dừng.
Mơ hình dự báo chuỗi thời gian thường được sử dụng nhất là mơ hình ARIMA
(Autogressive Integrated Moving Average) được George Box và Gwilym Jenkins
(1976) nghiên cứu. Phương pháp dự báo này có ưu điểm là chỉ sử dụng số liệu theo
chuỗi thời gian nên khá phù hợp cho dự báo thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nhược
điểm của nó là khơng hiệu quả trong việc dự báo được xu thế dài hạn của thị trường và
việc dự báo định lượng có thể sai sót khi gặp những cú sốc của các biến số ngồi mơ
hình khiến thị trường đảo chiều một cách đột ngột.
Mơ hình sử dụng để dự báo rủi ro ARCH/GARCH. Mơ hình này được sử dụng
khá phổ biến trong ngành tài chính để dự báo rủi ro. Mơ hình này dùng để dự báo độ
dao động của suất sinh lợi của cổ phiếu theo thời gian. Mơ hình ARCH (Autogressive
Conditional Heteroskedasticity) do Robert Engle và Clive Granger phát triển năm
1982. Các mơ hình ARCH là một bước phát triển có tính bổ sung quan trọng cho các
mơ hình ARIMA. Nói chung, sau khi thực hiện các mơ hình ARIMA cho các chuỗi
thời gian có tính biến động cao, nếu phương sai của phần dư thay đổi theo thời gian thì

sẽ là hạn chế nếu ta khơng mơ hình hố các ảnh hưởng ARCH. Hơn nữa, đối với những
ai quan tâm đến quản lý rủi ro, đặc biệt trong ngành tài chính thì các mơ hình ARCH là
một cơng cụ hữu ích cho việc nhận dạng các yếu tố rủi ro để các nhà quản lý có thể tìm
ra các cơ chế chia sẻ rủi ro hợp lý.
Tuy nhiên theo Engle (1985) một trong những hạn chế của mơ hình ARCH là nó
có vẻ giống dạng mơ hình trung bình di động hơn là dạng mơ hình tự hồi quy. Vì vậy

TIEU LUAN MOI download :


×