Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những biểu hiện gian lận báo cáo tài chính thông qua sự kết hợp chỉ số z và chỉ số p của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.6 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
INH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGỌC TRÂM

NGUYỄN ĐÌN
H HÙNG
PHÂN TÍCH NHỮNG BIỂU HIỆN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH THƠNG QUA SỰ KẾT HỢP CHỈ SỐ Z VÀ CHỈ SỐ P
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ

Năm 2013

TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGỌC TRÂM

NGUYỄN ĐÌN HÙNG
PHÂN TÍCH NHỮNG BIỂU HIỆN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH THƠNG QUA SỰ KẾT HỢP CHỈ SỐ Z VÀ CHỈ SỐ P


CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐÌNH HÙNG
PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ

Năm 2013

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự hướng
dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã
được công bố đầy đủ. Nội dung của luận văn là trung thực.
Tác giả luận văn
Trần Ngọc Trâm

Đình

TIEU LUAN MOI download :





I
Mục lục
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ và hình vẽ
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ VAI
TRỊ CỦA CHỈ SỐ Z TRONG PHÁT HIỆN GIAN LẬN BCTC ............... 6
1.1

Khái niệm .......................................................................................... 6

1.1.1

Gian lận ...................................................................................... 6

1.1.2

Gian lận báo cáo tài chính ......................................................... 7

1.2

Các nghiên cứu trước đây về gian lận và gian lận báo cáo tài chính ... 7

1.2.1

Về học thuật ............................................................................... 7


1.2.2

Nghiên cứu của các tổ chức nghề nghiệp ................................ 11

1.2.3

Các trường hợp gian lận báo cáo tài chính điển hình tại Hoa

Kỳ

………………………………………………………………….14

1.3

Các hình thức gian lận báo cáo tài chính .......................................... 19

1.3.1

Che giấu nợ phải trả và chi phí ............................................... 19

1.3.2

Ghi nhận doanh thu khơng có thật ......................................... 20

1.3.3

Định giá sai tài sản ................................................................... 20

1.3.4


Ghi nhận sai niên độ ................................................................ 20

1.3.5

Không công bố thơng tin quan trọng ...................................... 20

1.4

Z’Score và vai trị trong phát hiện gian lận báo cáo tài chính ........... 21

1.4.1

Tác giả ...................................................................................... 21

1.4.2

Cơng thức tính .......................................................................... 21

1.4.3

Các nghiên cứu trước Edward I.Altman ................................ 22

1.4.4

Tính chính xác .......................................................................... 22

TIEU LUAN MOI download :



II
1.4.5

Z’Score và dự báo gian lận báo cáo tài chính ......................... 23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................... 26
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG BIỂU HIỆN GIAN LẬN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH THƠNG QUA SỰ KẾT HỢP CHỈ SỐ Z VÀ CHỈ SỐ P CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ......................................... 27
2.1

Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm

2000 - 2010 ............................................................................................... 27
2.1.1

Các giai đoạn phát triển .......................................................... 27

2.1.2

Quy mơ và đóng góp cho nền kinh tế ...................................... 28

2.2

Khảo sát về gian lận BCTC thông qua chỉ số Z và kết hợp chỉ số P của

các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. .................... 29
2.2.1

Tổng quan về đối tượng khảo sát ............................................ 29


2.2.2

Phân tích các chỉ số .................................................................. 32

2.2.3

Kết luận về kết quả khảo sát ................................................... 49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................... 50
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MƠ HÌNH NHẬN DIỆN GIAN LẬN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH THƠNG QUA BIẾN ĐỘNG VÀ TƯƠNG QUAN CỦA
CHỈ SỐ Z KẾT HỢP CHỈ SỐ P ................................................................ 51
3.1 Quan điểm của các đề xuất ................................................................ 51
3.1.1

Dựa trên thực tiễn Việt Nam ................................................... 51

3.1.2

Tơn trọng xu hướng hội nhập ................................................. 52

3.2 Mơ hình............................................................................................. 53
3.2.1

Mơ hình .................................................................................... 53

3.2.2

Các khuyến nghị áp dụng ........................................................ 55


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................... 60
KẾT LUẬN .............................................................................................. 61
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ Lục

TIEU LUAN MOI download :


III
Danh mục các chữ viết tắt

ACFE

: Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ

BBC

: Công ty Cổ phần Bibica

BBT

: Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết

BCTC

: Báo cáo tài chính

CEO


: Giám đốc điều hành

CFO

: Giám đốc tài chính

COSO

: Ủy ban quốc gia về chống gian lận báo cáo tài chính của Hoa Kỳ

DVD

: Cơng ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông

FBI

: Cục Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ

SEC

: Ủy ban Chứng khoán và hối đoái của Hoa Kỳ

TRI

: Cơng ty Cổ phần nước giải khát Sài Gịn - Tribeco

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

TIEU LUAN MOI download :



IV
Danh mục các bảng, biểu đồ và hình vẽ

Danh mục các bảng
Bảng 1.1: Thống kê các trường hợp gian lận báo cáo tài chính tại Hoa kỳ.... 15
Bảng 2.1: Thơng tin chung về các đối tượng khảo sát................................... 30
Bảng 2.2: Quy mô vốn các đối tượng khảo sát ............................................. 31
Bảng 2.3: Chỉ số Z của các công ty khảo sát................................................. 33
Bảng 2.4: Thống kê mô tả chỉ số Z ............................................................... 34
Bảng 2.5: Chỉ số Z qua 5 năm quan sát ........................................................ 34
Bảng 2.6: Tổng hợp xu hướng chỉ số Z qua 5 năm quan sát ......................... 36
Bảng 2.7: Tổng hợp so sánh chỉ số Z với ngưỡng khả năng phá sản ............. 37
Bảng 2.8: Tổng hợp xu hướng (Z – 1,81) qua 5 năm quan sát ...................... 38
Bảng 2.9: Chỉ số P của các công ty khảo sát ................................................. 39
Bảng 2.10: Thống kê mô tả chỉ số P ............................................................. 40
Bảng 2.11: Chỉ số P qua 5 năm quan sát ....................................................... 40
Bảng 2.12: Tổng hợp xu hướng chỉ số P qua 5 năm quan sát ........................ 42
Bảng 2.13: Hiệu số (∆P - ∆Z) của các công ty khảo sát................................ 43
Bảng 2.14: Thống kê mô tả (∆P - ∆Z) .......................................................... 44
Bảng 2.15: Hiệu số (∆P - ∆Z) qua 5 năm quan sát ....................................... 44
Bảng 2.16: Tổng hợp xu hướng (∆P - ∆Z) qua 5 năm quan sát .................... 46
Bảng 2.17: So sánh hiệu số (∆P - ∆Z) với ngưỡng 0,37 ................................ 47
Bảng 2.18: Tổng hợp xu hướng ((∆P - ∆Z) – 0,37) qua 5 năm quan sát........ 48
Bảng 3.1 Các dấu hiệu nhận diện khả năng gian lận BCTC .......................... 55

Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Xu hướng biến động chỉ số Z ................................................... 35
Biểu đồ 2.2: Xu hướng biến động chỉ số Z so với ngưỡng 1,81 .................... 37
Biểu đồ 2.3: Xu hướng biến động chỉ số P ................................................... 41


TIEU LUAN MOI download :


V
Biểu đồ 2.4: Xu hướng biến động hiệu số (∆P - ∆Z)..................................... 45
Biểu đồ 2.5: Xu hướng biến động hiệu số (∆P - ∆Z) so với ngưỡng 0,37 ..... 47

Danh mục các hình vẽ
Hình 3.1: Mơ hình nhận diện gian lận báo cáo tài chính…………………….53

TIEU LUAN MOI download :


1
MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Gian lận báo cáo tài chính trên thế giới ngày càng gia tăng và trở thành

vấn đề nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp, chính phủ, và các nhà đầu tư.
Đặc biệt là tại các quốc gia có thị trường vốn, gian lận báo cáo tài chính đã đe
dọa đến niềm tin của cơng chúng vào thông tin trên thị trường.
Tại Hoa kỳ, chi phí của các tổ chức doanh nghiệp bị tổn hại liên quan
đến gian lận hàng năm ước tính hơn 400 tỷ đơla, với gian lận lỗ trung bình
của một doanh nghiệp là khoảng 6% trên tổng số doanh thu. Trường hợp điển
hình, gian lận báo cáo tài chính ở cơng ty Enron đã gây ra khoản lỗ 80 tỷ đôla
trên thị trường vốn hóa của các nhà đầu tư bao gồm các tổ chức tài chính và

các nhân viên nắm giữ cổ phiếu của công ty.
Với số liệu trên, chúng ta thấy gian lận báo cáo tài chính gây ra ảnh
hưởng nghiêm trọng đối với thị trường vốn nói chung và đối với các cơng ty
niêm yết nói riêng (bao gồm phá sản, những thay đổi quan trọng trong quyền
sở hữu, bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán). Do đó, nghiên cứu gian
lận báo cáo tài chính có giá trị lớn bởi vì tính hiệu quả và sức khỏe của thị
trường vốn phụ thuộc vào chất lượng, tính trung thực, tính hữu ích, và tính
đáng tin cậy của báo cáo tài chính được cung cấp trên thị trường. Việc ngăn
chặn và phát hiện gian lận báo cáo tài chính mang tính quyết định đối với sự
phát triển nền kinh tế và sự hưng thịnh của một quốc gia.
Tại Việt Nam, những gian lận báo cáo tài chính gần đây thơng qua
những tập đồn kinh tế lớn, các cơng ty niêm yết đã được phát hiện và hậu
quả gây ra cho thị trường và niềm tin của công chúng khơng nhỏ. Vì vậy, việc
phân tích những biểu hiện gian lận báo cáo tài chính để có những biện pháp
ngăn chặn trước khi gian lận xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng là cần thiết
và đặc biệt đối với các đối tượng là các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khốn. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phân tích những biểu hiện

TIEU LUAN MOI download :


2
gian lận báo cáo tài chính thơng qua kết hợp chỉ số Z và chỉ số P của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu để đáp ứng sự cấp thiết và trong xu thế hội nhập hiện nay.
2.

Tổng quan những nghiên cứu trước đây
Theo khảo sát của tác giả về các đề tài liên quan đến gian lận báo cáo tài


chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam thơng
qua cơ sở dữ liệu tại thư viện Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, các
nghiên cứu trước đây cho thấy:
- Có 6 đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về gian lận báo cáo tài chính
từ năm 2001 đến năm 2013.
- Nội dung các đề tài về gian lận báo cáo tài chính đều liên quan đến
khía cạnh lĩnh vực kiểm tốn, cụ thể là các thủ tục kiểm tốn và vai
trị của kiểm toán viên. Cấu trúc tương tự nhau gồm 3 Chương trong
đó Chương 1 đề cập đến nội dung về khái niệm gian lận, gian lận báo
cáo tài chính, các bài học rút ra từ gian lận báo cáo tài chính điển hình
trên thế giới và ở Việt Nam, các phương pháp thực hiện gian lận báo
cáo tài chính.
- Các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào việc hoàn thiện các thủ
tục kiểm toán và nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên để phát
hiện gian lận báo cáo tài chính trong cuộc kiểm tốn báo cáo tài
chính, chứ chưa đi vào việc quan sát sự biến động tương quan của các
chỉ số tài chính trong các năm trước năm phát hiện ra gian lận báo cáo
tài chính để từ đó xây dựng mơ hình nhận diện gian lận báo cáo tài
chính.
3.

Mục đích và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa gian lận báo cáo tài chính và
các chỉ số Z, chỉ số P để nhận dạng những tín hiệu về biểu hiện gian lận báo
cáo tài chính thơng qua các chỉ số này.

TIEU LUAN MOI download :



3
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tác giả chỉ tập trung vào khảo sát chỉ số Z và chỉ số P của 04 công ty
niêm yết, bao gồm:
- Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT)
- Công ty cổ phần Bibica (BBC)
- Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông (DVD)
- Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn – Tribeco (TRI)
4.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu
Những biến động, tương quan của các chỉ số Z và chỉ số P của 04 trường
hợp xảy ra gian lận báo cáo tài chính đã được phát hiện trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu bắt đầu bằng việc khảo sát lý thuyết về gian lận, gian lận báo
cáo tài chính và các hình thức gian lận báo cáo tài chính đồng thời khảo sát
các nghiên cứu trước đây trên góc độ lý thuyết và bài học kinh nghiệm về
gian lận báo cáo tài chính để tìm ra mơ hình tương quan giữa gian lận báo cáo
tài chính và các chỉ số, tỷ số tài chính của doanh nghiệp.
Trên cơ sở lý thuyết và các khảo sát về các nghiên cứu trước đây, nghiên
cứu bài học kinh nghiệm từ các trường hợp gian lận báo cáo tài chính điển
hình trên thế giới, nghiên cứu sẽ dựa trên giả thuyết nghiên cứu là gian lận
báo cáo tài chính có mối quan hệ với các chỉ số, tỷ số tài chính của doanh
nghiệp. Trên cơ sở đó, câu hỏi nghiên cứu là:
Q1: Các trường hợp gian lận báo cáo tài chính tại Việt Nam có chứng
minh được được giả thiết trên hay không?

Q2: Nếu giả thiết được chứng minh thì đặc điểm về biến động và tương
quan của chỉ số Z và kết hợp với chỉ số P sẽ như thế nào?
Tiếp đến nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập dữ liệu để tính tốn chỉ số Z
và kết hợp với chỉ số P của 04 công ty niêm yết có gian lận báo cáo tài chính

TIEU LUAN MOI download :


4
tại Việt Nam để tiến hành các phân tích, đánh giá, biện luận và đưa đến kết
luận.
Trên cơ sở kết luận nghiên cứu có thể đưa ra mơ hình về nhận diện gian
lận báo cáo tài chính thơng qua nhận diện những đặc điểm về biến động,
tương quan của chỉ số Z và kết hợp với chỉ số P.
5.

Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài

5.1 Về mặt lý luận
- Trình bày và tổng kết những đặc điểm chung nhất trong nội dung về
gian lận và gian lận báo cáo tài chính.
- Trình bày các nghiên cứu trước đây về sử dụng chỉ số Z và chỉ số P
trong nhận diện các gian lận báo cáo tài chính.
- Thống kê và tóm tắt các gian lận báo cáo tài chính điển hình trên thế
giới.
5.2 Về mặt thực tiễn
- Tính tốn và trình bày được các biến động, tương quan của chỉ số Z
và chỉ số P của 4 trường hợp gian lận báo cáo tài chính điển hình tại
Việt Nam để kết luận về tín hiệu gian lận báo cáo tài chính thơng qua
các chỉ số này.

- Đề xuất các mơ hình nhận diện rủi ro gian lận báo cáo tài chính cho
các đối tượng có liên quan để sử dụng trong kiểm toán báo cáo tài
chính, kiểm sốt trình bày thơng tin tài chính...
6.

Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các danh mục, nội dung luận

văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan gian lận báo cáo tài chính và vai trò của chỉ số Z
trong phát hiện gian lận báo cáo tài chính
Chương 2: Phân tích những biểu hiện gian lận báo cáo tài chính thơng
qua sự kết hợp chỉ số Z và chỉ số P của các công ty niêm yết tại Việt
Nam

TIEU LUAN MOI download :


5
Chương 3: Xây dựng mơ hình nhận diện gian lận báo cáo tài chính
thơng qua biến động và tương quan của chỉ số Z kết hợp chỉ số P

TIEU LUAN MOI download :


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN GIAN LẬN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA CHỈ SỐ Z TRONG PHÁT HIỆN
GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH


1.1 Khái niệm
1.1.1 Gian lận
Gian lận là một họat động được thực hiện trong môi trường kinh tế, xã
hội và gây ra hậu quả xấu cho nền kinh tế, doanh nghiệp và các cá nhân. Có
rất nhiều định nghĩa về gian lận, cụ thể như sau:
- Theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ, gian lận là việc lạm
dụng hoặc áp dụng sai một cách chủ tâm đối với tài sản hoặc nguồn
lực của doanh nghiệp với mục đích tư lợi.
- Cục điều tra liên bang Hoa kỳ (FBI) trình bày một định nghĩa rộng
hơn nhưng hữu ích về gian lận. Cụ thể về tội phạm văn phịng có
những đặc tính như lừa dối, hành động che giấu, hoặc lợi dụng sự tin
tưởng. Những hành động gian lận được thừa nhận bởi cá nhân và tổ
chức chứa đựng yếu tố liên quan đến tiền, bất động sản, hoặc dịch vụ,
để tránh trả tiền hoặc mất tiền, hoặc để bảo đảm thuận lợi cá nhân
hoặc doanh nghiệp.
- Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 240 – Trách nhiệm của
kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong q trình kiểm tốn báo
cáo tài chính, gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong
Ban quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện,
bằng các hành vi gian dối để thu lợi một cách bất chính hoặc bất hợp
pháp.
Tóm lại, gian lận là hành vi tư lợi, lạm dụng hoặc áp dụng sai một cách
cố ý, biển thủ tài sản hoặc nguồn lực của tổ chức gây thiệt hại cho tổ chức đó
nói riêng và nền kinh tế nói chung.

TIEU LUAN MOI download :


7


1.1.2 Gian lận báo cáo tài chính
Cũng như khái niệm về gian lận, gian lận báo cáo tài chính cũng có
nhiều khái niệm khác nhau, cụ thể như sau:
- Theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lận của Hoa Kỳ, gian lận báo cáo
tài chính là báo cáo sai lệch do cố ý hoặc bỏ sót những nhân tố quan
trọng, hoặc dữ liệu kế toán sai lệch, và hậu quả gây ra cho người đọc
có những quyết định hoặc đánh giá khơng chính xác khi xem xét các
thơng tin trên báo cáo tài chính.
- Theo Báo cáo của Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia về chống gian lận
trên báo cáo tài chính của Hoa Kỳ (Treadway Commission), gian lận
báo cáo tài chính là sự kiểm sốt thiếu thận trọng do cố ý hay vô ý
dẫn đến kết quả báo cáo tài chính sai lệch nghiêm trọng.
Tóm lại, gian lận báo cáo tài chính cũng mang những đặc điểm của gian
lận tuy nhiên phạm vi thực hiện của nó nhỏ hơn chỉ giới hạn trong việc làm
sai lệch các thơng tin trên báo cáo tài chính.
1.2 Các nghiên cứu trước đây về gian lận và gian lận báo cáo tài chính
1.2.1 Về học thuật
Tác giả sẽ tóm tắt các nghiên cứu điển hình về gian lận, gian lận báo cáo
tài chính dưới góc độ học thuật về hai nội dung chủ yếu là phạm vi nghiên
cứu và kết quả nghiên cứu. Các nghiên cứu điển hình bao gồm:
1.2.1.1 Edwin H. Sutherland (1883-1950)
- Phạm vi khảo sát
Hành vi gian lận được thực hiện bởi nhà quản lý đối với chủ sở hữu.
- Kết quả nghiên cứu
 Tội phạm học cũng cần phải được nghiên cứu bài bản, giống như toán
học, lịch sử hay ngoại ngữ.

TIEU LUAN MOI download :



8

 Q trình phạm tội thường thơng qua một q trình giao tiếp với xã
hội, vì hành vi phạm tội khơng thể tiến hành nếu như khơng có sự tác
động của yếu tố bên ngịai.
 Một tổ chức mà có các nhân viên không lương thiện sẽ ảnh hưởng
ngay đến các nhân viên lương thiện.
1.2.1.2 Donald R.Cressey (1919-1987)
- Phạm vi khảo sát
Phân tích gian lận dưới góc độ tham ơ và biển thủ, thông qua khảo sát
200 trường hợp tội phạm kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu
Mơ hình “Tam giác gian lận”, gồm ba nhân tố sau:
 Áp lực: có thể là những bế tắc trong cuộc sống cá nhân như khó khăn
về tài chính, rạn nứt trong mối quan hệ giữa người chủ và người làm
thuê… Qua khảo sát những hành vi gian lận, Donald R.Cressey đã
tóm tắt về sáu trường hợp chính tạo nên áp lực như sau:
o Loại 1: Khó khăn về tài chính
o Loại 2: Hậu quả từ thất bại cá nhân
o Loại 3: Khó khăn về kinh doanh
o Loại 4: Bị cô lập
o Loại 5: Muốn ngang bằng người khác
o Loại 6: Mối quan hệ chủ - thợ
 Cơ hội: Khi đã bị áp lực, nếu có cơ hội, họ sẵn sàng thực hiện hành vi
gian lận. Có 2 yếu tố liên quan đến cơ hội là nắm bắt thông tin và kỹ
năng thực hiện.
o Nắm bắt thơng tin: là khi nghe được, nhìn thấy được hành vi
gian lận của một người khác hay nhận thấy ở vị trí của mình
có thể thực hiện hành vi gian lận tương tự.


TIEU LUAN MOI download :


9

o Kỹ năng thực hiện: là cách thức để thực hiện hành vi gian
lận, kỹ năng này tùy thuộc vào vị trí của họ trong tổ chức.
 Thái độ, cá tính: Theo nghiên cứu của Donald R.Cressey, khơng phải
tất cả mọi người khi gặp khó khăn và có cơ hội cũng đều thực hiện
gian lận, vì nó cịn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ hay cá tính của
từng cá nhân. Có những người dù chịu áp lực và có cơ hội thực hiện
nhưng vẫn không hề thực hiện hành vi gian lận, và ngược lại.
1.2.1.3 D.W.Steve Albrecht (1980)
- Phạm vi khảo sát
Phân tích 212 trường hợp gian lận vào những năm 1980, dưới sự tài
trợ của Hiệp hội các nhà sáng lập chuyên nghiên cứu về kiểm toán nội
bộ.
- Kết quả nghiên cứu
 Xây dựng 50 dấu hiệu để chỉ dẫn về gian lận tập trung vào 2 đối tượng
là nhân viên và tổ chức.
o Một số dấu hiệu đối với nhân viên:
 Sống dưới mức trung bình
 Nợ nần cao
 Quá mong muốn có thu nhập cao
 Có mối liên hệ thân thiết với khách hàng hay nhà cung
cấp
 Cảm giác được trả lương không tương xứng với sự
đóng góp
 Mối quan hệ chủ - thợ khơng tốt

 Có mong muốn chứng tỏ là họ có thể vượt qua được sự
kiểm sốt của tổ chức
 Có thói quen cờ bạc
 Chịu áp lực từ gia đình hay phụ thuộc gia đình quá mức

TIEU LUAN MOI download :


10

 Khơng được ghi nhận thành tích
o Một số dấu hiệu liên quan đến tổ chức:
 Đặt quá nhiều lòng tin vào nhân viên chủ chốt
 Thiếu thủ tục phê chuẩn thích hợp
 Khơng u cầu cơng bố đầy đủ các khoản đầu tư và thu
nhập cá nhân
 Không tách biệt chức năng bảo quản tài sản và xét
duyệt
 Thiếu kiểm tra hay soát xét độc lập việc thực hiện
 Không theo dõi chi tiết các hoạt động
 Không tách biệt chức năng bảo quản tài sản với chức
năng kế tốn
 Khơng tách biệt một số chức năng về kế toán
 Thiếu chỉ dẫn rõ ràng về nhiệm vụ và quyền hạn
 Thiếu sự giám sát của kiểm toán nội bộ
 Mơ hình bàn cân gian lận: gồm 3 nhân tố là hoàn cảnh tạo ra áp lực,
cơ hội và tính trung thực của cá nhân. Khi hồn cảnh tạo ra áp lực, cơ
hội thực hiện gian lận cao cùng với tính liêm chính của cá nhân thấp,
nguy cơ xảy ra gian lận là rất lớn. Ngược lại, khi hoàn cảnh tạo ra áp
lực, cơ hội thực hiện gian lận thấp cùng với tính liêm chính cao, nguy

cơ xảy ra gian lận là rất thấp.
1.2.1.4 Richard C.Hollinger (1983)
- Phạm vi khảo sát
Nghiên cứu với cỡ mẫu lớn với hơn 10.000 nhân viên làm việc tại Hoa
Kỳ.
- Kết quả nghiên cứu
Bốn vấn đề sau cần được các nhà quản lý tập trung để ngăn ngừa
những hành vi ăn cắp trong tổ chức:

TIEU LUAN MOI download :


11

 Quy định rõ ràng những hành vi không được chấp nhận trong tổ chức.
 Không ngừng phổ biến những thơng tin hữu ích, những quy định của
tổ chức cho toàn thể nhân viên.
 Thực hiện việc phê chuẩn trong thực tế.
 Công khai các phê chuẩn.
1.2.2 Nghiên cứu của các tổ chức nghề nghiệp
1.2.2.1 Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (ACFE) (1993-2012)
- Phạm vi khảo sát
Gửi bảng câu hỏi cho các đối tượng nhằm thu thập thông tin về các
trường hợp gian lận mà họ từng chứng kiến từ năm 1993 đến năm
2012.
- Kết quả nghiên cứu
 Số trường hợp gian lận liên quan đến tài sản > tham ô, tham nhũng >
gian lận báo cáo tài chính.
 Mức độ thiệt hại do gian lận liên quan đến tài sản < tham ô, tham
nhũng < gian lận báo cáo tài chính.

 Người thực hiện gian lận do nhân viên > nhà quản lý > chủ sở hữu,
nhà quản lý cấp cao.
 Mức độ tổn thất do nhân viên thực hiện gian lận < nhà quản lý < chủ
sở hữu, nhà quản lý cấp cao.
 Gian lận ở doanh nghiệp có quy mơ nhỏ là cao nhất do kiểm sốt
khơng chặt chẽ.
 Bình qn lỗ do gian lận gây ra trong nghiên cứu mới nhất của ACFE
trên báo cáo năm 2012 là khoảng 140.000 đôla Mỹ. Hơn 1/15 các
trường hợp này gây ra lỗ ít nhất 1 triệu đôla Mỹ.
 Báo cáo gian lận thường kéo dài bình quân khoảng 18 tháng trước khi
bị phát hiện theo báo cáo mới nhất của ACFE năm 2012.

TIEU LUAN MOI download :


12

 Phần lớn các ngành công nghiệp liên quan đến gian lận báo cáo tài
chính là các ngành dịch vụ tài chính và ngân hàng, các cơ quan quản
lý cơng cộng, và các doanh nghiệp sản xuất.
1.2.2.2 COSO (2010)
- Phạm vi khảo sát
Phân tích 347 báo cáo tài chính gian lận của các công ty ở Mỹ trong
suốt 10 năm từ năm 1998 đến 2007.
- Kết quả nghiên cứu
So với COSO 1999, số trường hợp gian lận ngày càng lớn hơn, liên
quan đến các công ty lớn hơn (như Enron, WorldCom, …), liên quan
đến CEO và CFO nhiều hơn, và liên quan đến khai khống doanh thu
nhiều hơn. Cụ thể, như sau:
 Số tiền gian lận báo cáo tài chính gần 400 triệu đôla Mỹ cho một

trường hợp, gấp 16 lần trường hợp gian lận trên báo cáo COSO 1999
chỉ có 25 triệu đơla Mỹ cho một trường hợp.
 Điểm bình qn gian lận là 12,05 triệu đơla Mỹ trong nghiên cứu hiện
tại, gấp 3 lần điểm bình quân gian lận 4,1 triệu đôla Mỹ trên nghiên
cứu COSO 1999.
 Các cơng ty gian lận báo cáo tài chính có điểm bình quân tài sản và
doanh thu chỉ dưới 100 triệu đôla Mỹ, lớn hơn các công ty gian lận
trên nghiên cứu COSO 1999, có điểm bình qn tài sản và doanh thu
dưới 16 triệu đôla Mỹ.
 Số lượng CEO và CFO liên quan đến gian lận báo cáo tài chính chiếm
89%, tăng lên từ 83% trên nghiên cứu COSO 1999.
 Gian lận doanh thu chiếm hơn 60%, so với con số 50% trong nghiên
cứu COSO 1999.

TIEU LUAN MOI download :


13

 26% cơng ty gian lận thay đổi kiểm tốn giữa kỳ báo cáo tài chính
sạch và báo cáo tài chính gian lận, ngược lại chỉ có 12% cơng ty
khơng gian lận thay đổi kiểm toán trong cùng thời gian. 60% cơng ty
gian lận thay đổi kiểm tốn trong suốt thời kỳ gian lận, trong khi vẫn
duy trì 40% cơng ty gian lận thay đổi kiểm toán trong năm tài chính
trước khi gian lận bắt đầu.
1.2.2.3 KPMG (1999)
- Phạm vi khảo sát
Khảo sát 5.000 công ty nhà nước hàng đầu của Mỹ để xác định phạm
vi và tầm ảnh hưởng của gian lận trong tổ chức, bao gồm gian lận báo
cáo tài chính, kiểm tra gian lận, trộm cắp hàng tồn kho.

- Kết quả nghiên cứu
 Gian lận có chi phí trung bình lớn nhất là gian lận báo cáo tài chính.
 Khoản lỗ bình qn của gian lận báo cáo tài chính là 1,24 triệu đơla
Mỹ.
 Kiểm sốt nội bộ kém và quản lý tệ là hai điều kiện phổ biến nhất để
gian lận xuất hiện.
 Việc cấu kết giữa nhân viên với đối tượng bên ngòai, cũng giống như
là giữa nhân viên với nhà quản lý được xem như là nguyên nhân quan
trọng của gian lận.
 Áp lực tài chính cá nhân, theo sau là trộm cắp hay lạm dụng tài sản,
được nhìn nhận là dấu hiệu quan trọng cho khả năng gian lận xuất
hiện. Những dấu hiệu khác là lời than phiền đối với tổ chức, căng
thẳng tăng lên, áp lực nội bộ, kỳ nghĩ ngắn, và giờ giấc bất thường.
 Chiến lược ngăn chặn và phát hiện gian lận được đề nghị là sự cải tiến
của kiểm soát nội bộ, tăng sự chú ý đến các nhà quản lý cấp cao bằng
cách thiết lập tinh thần chung cho các cấp cao, cung cấp khóa huấn

TIEU LUAN MOI download :


14

luyện trong việc ngăn chặn và phát hiện gian lận, thành lập một mã
kiểm soát doanh nghiệp, kiểm tra nhân viên mới và cung cấp nội quy
huấn luyện nhân viên.
1.2.2.4 Ernst & Young (2000)
- Phạm vi khảo sát
Nghiên cứu 10.000 tổ chức ở 30 ngành công nghiệp khác nhau và ở 15
nước về gian lận.
- Kết quả nghiên cứu

 Phần lớn các nhà quản trị cấp cao (82%) chỉ ra rằng tất cả các gian lận
vi phạm bởi nhân viên và 28% là các nhà quản lý.
 Hầu như 2/3 các tổ chức có thể có gian lận trong vịng 12 tháng trước.
 Phần lớn các tổ chức (80%) biểu lộ sự quan tâm lớn đến khả năng gian
lận nghiêm trọng trong tổ chức của họ.
 Gần 33% các tổ chức nói rằng xem xét gian lận được thực hiện gần
đây trong tổ chức của họ.
 Hơn 40% các tổ chức chỉ ra sự thiếu hụt chính sách cụ thể liên quan
đến báo cáo gian lận trong tổ chức của họ.
1.2.3 Các trường hợp gian lận báo cáo tài chính điển hình tại Hoa Kỳ
Zabihollah Rezaee (2002), đã tiến hành thu thập và thống kê về các
trường hợp gian lận báo cáo tài chính điển hình tại Hoa Kỳ từ những năm
1990 đến 2002, các thống kê về các trường hợp gian lận điển hình được tập
hợp như sau:

TIEU LUAN MOI download :


15

Bảng 1.1: Thống kê các trường hợp gian lận báo cáo tài chính
tại Hoa Kỳ
Người thực hiện
Tên Cơng Ty

hoặc có liên

Kỹ thuật gian

Lĩnh vực hoạt


lận

động

quan

Bất động sản và

Cendant

Ba nhà sáng lập

Khai khống

Corporation

công ty

doanh thu khoảng công nghiệp du
500 triệu đôla Mỹ lịch
giữa năm 1995 và
1997

HBO &

Hai nhà sáng lập,

Thổi phồng lợi


Truyền hình cáp

Company

Chủ tịch và Giám nhuận khoảng

và lĩnh vực

đốc điều hành

hàng trăm triệu

truyền hình vệ

đơla Mỹ từ 1997

tinh

đến tháng 3/1999

Sunbeam

Chủ tịch hội đồng Ghi nhận doanh

Corporation

quản trị, Giám

Sản xuất thiết bị


thu khơng có thực gia dụng điện

đốc điều hành, và
4 nhà quản lý cấp
cao
W.R.Grace &

Giám đốc tài

Sử dụng bút tốn

Tập đồn hóa

Company

chính

đảo để thổi phồng chất
lợi nhuận

TIEU LUAN MOI download :


16

Người thực hiện
Tên Cơng Ty

hoặc có liên
quan


Kỹ thuật gian

Lĩnh vực hoạt

lận

động

Enron

Chủ tịch hội đồng Khai khống

Công ty về điện,

Corporation

quản trị, Giám

doanh thu, giảm

khí gas tự nhiên,

đốc điều hành,

chi phí, khai

thơng tin liên lạc,

Giám đốc tài


khống nguồn vốn

giấy

chính
Digital

Nhà sáng lập và

Khai khống

Cung cấp thiết bị

Lightware, Inc.

các cổ đông lớn

doanh thu

kiểm tra và công
nghệ cho ngành
công nghiệp viễn
thông

MicroStrategy,

Ba nhà điều hành

Thổi phồng


Cung cấp dịch vụ

Inc.

đứng đầu trong

doanh thu

kinh doanh thơng

đó có Giám đốc

minh, phần mềm

tài chính

điện thoại di
động, dịch vụ dựa
trên đám mây

KnowledgeWare

Giám đốc điều

Thổi phồng các

hành và 6 nhà

báo cáo lợi nhuận mềm


Cơng ty phần

điều hành khác
Informix

Nhóm nhà quản

Khai khống

Cơng ty phần

Corporation

lý cấp cao và các

doanh thu

mềm máy tính

nhà kiểm tốn

TIEU LUAN MOI download :


17

Người thực hiện
Tên Cơng Ty


hoặc có liên

Kỹ thuật gian

Lĩnh vực hoạt

lận

động

quan
American

Các nhà điều

Thổi phồng

In ấn tem bưu

Banknote

hành cấp cao,

doanh thu và thu

chính và tiền tệ

Corporation

Chủ tịch hội đồng nhập thuần


(ABN)

quản trị, Giám

quốc gia

đốc điều hành
Livent, Inc.

Chín nhà quản lý

Khai khống

cấp cao, Giám

doanh thu, vốn

đốc, và các nhân

hóa chi phí

Cơng ty giải trí

viên kế tốn của
Big-Five
Aurora Foods,

Giám đốc tài


Khai khống báo

Sản xuất và tiếp

Inc.

chính, Giám đốc

cáo lợi nhuận,

thị các sản phẩm

điều hành, nhà

giảm chi phí thị

có thương hiệu

phân tích tài

trường với hơn 43

chính cấp cao,

triệu đơla Mỹ

Giám đốc dịch vụ
tài chính khách
hàng
Premier Laser


Phó chủ tịch hội

Khai khống

Cung cấp thiết bị

Systems, Inc.

đồng quản trị,

doanh thu hàng

và trang thiết bị y

Giám đốc tài

quý

tế

chính

TIEU LUAN MOI download :


×