Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nguy cơ cổ đông lợi dụng sự buông lỏng giám sát của ban kiểm soát thao túng ngân hàng TMCP, tình huống ngân hàng TMCP á châu (ACB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

-------------

PHẠM MINH ĐỨC

NGUY CƠ CỔ ĐÔNG LỢI DỤNG SỰ BUÔNG LỎNG
GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT THAO TÚNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN: TÌNH HUỐNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015

TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
-------------

PHẠM MINH ĐỨC

NGUY CƠ CỔ ĐÔNG LỢI DỤNG SỰ BUÔNG LỎNG
GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT THAO TÚNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN: TÌNH HUỐNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB)



LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

Chun ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHẠM DUY NGHĨA

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015

TIEU LUAN MOI download :


-i-

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan Luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu
sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trƣờng Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Tác giả luận văn

Phạm Minh Đức

TIEU LUAN MOI download :


-ii-


LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng chứng
khoán và xu hƣớng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc, các nhà đầu tƣ tại thị trƣờng
Việt Nam đã có thêm một kênh đầu tƣ mới, góp vốn vào các doanh nghiệp thông qua việc
mua bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán và cả thị trƣờng OTC. Khi việc sở hữu các cơng ty
đƣợc đại chúng hóa dẫn tới sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tƣ, đồng thời cũng dẫn
đến sự phân nhóm các cổ đơng trong một cơng ty. Nhóm các cổ đơng lớn - những ngƣời
nắm quyền quyết định điều hành doanh nghiệp thông qua lá phiếu của mình - có lợi thế
vƣợt trội và có ảnh hƣởng mạnh đến các thành viên ban điều hành doanh nghiệp. Điều này
tạo ra nguy cơ các cổ đông lớn có thể dùng ảnh hƣởng của mình tác động lên các hoạt
động điều hành của doanh nghiệp nhằm tạo lợi thế và mang lại lợi ích cho họ nhƣng lại
làm ảnh hƣởng đến lợi ích chung tồn cơng ty qua đó làm thiệt hại cho các cổ đơng nhỏ
khác. Để khắc phục điều này Luật Doanh nghiệp năm 2005 khi ra đời đã quy định về chức
năng và nhiệm vụ của Ban kiểm soát với ý tƣởng Ban kiểm soát là cơ quan đối trọng để
kiểm tra giám sát các hoạt động của ban điều hành (bao gồm HĐQT và BGĐ) nhằm đảm
bảo các hoạt động điều hành luôn tuân thủ luật pháp và phục vụ cho lợi ích của tất cả các
cổ đông chứ không phục vụ cho lợi ích của một nhóm thiểu số cổ đơng nào đó.
Đối với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần, đây là những doanh nghiệp cổ phần
đặc biệt có ảnh hƣởng trọng yếu đến sự vận hành của nền kinh tế, vì vậy các ngân hàng
thƣơng mại đƣợc pháp luật điều chỉnh riêng thơng qua Luật các tổ chức tín dụng. Trong
Luật các tổ chức tín dụng, vai trị của Ban kiểm soát trong Ngân hàng thƣơng mại cũng
đƣợc quy định rất chi tiết với mục đích đảm bảo việc giám sát của Ban kiểm soát đối với
các hoạt động điều hành đƣợc thực thi một cách chặt chẽ và đúng đắn giúp cho ngân hàng
hoạt động đúng pháp luật và vì lợi ích của đa số các cổ đơng. Tuy nhiên, tình hình thực
tiễn hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại cho thấy một thực tế là: ảnh hƣởng của nhóm
cổ đơng lớn đối với các hoạt động điều hành của các ngân hàng là khá mạnh. Đã có nhiều
trƣờng hợp cho thấy các cổ đông này đã dùng ảnh hƣởng của mình tác động để ngân hàng
cấp tín dụng dƣới chuẩn cho các cơng ty sân sau có lợi ích liên quan. Hoặc tác động để vay

vốn từ ngân hàng thơng qua một số cơng ty sau đó sử dụng các khoản tín dụng đó để mua

TIEU LUAN MOI download :


-iii-

cổ phiếu nhằm tăng tỷ lệ sở hữu của mình tại chính ngân hàng đó hoặc các ngân hàng khác.
Những hoạt động đó đã làm biến dạng bức tranh thực về các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu,
giới hạn tín dụng, giới hạn góp vốn cổ phần và đầu tƣ, khả năng chi trả, phân loại nợ và
trích dự phịng rủi ro, từ đó đẩy các ngân hàng đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn chƣa đƣợc
kiểm soát. Từ thực tiễn đó, một số câu hỏi đặt ra là: Tại sao Ban kiểm sốt lại khơng nhận
biết và ngăn cản đƣợc các rủi ro đó? Vai trị của Ban kiểm soát trong việc cảnh báo và
giám sát các hoạt động điều hành? Có phải các quy định hiện hành đối với Ban kiểm soát
trong ngân hàng thƣơng mại cổ phần là chƣa đủ để Ban kiểm sốt có thể thực hiện tốt chức
năng nhiệm vụ của mình? Luận văn đi sâu vào phân tích các quy định của luật pháp đối với
Ban kiểm soát trong ngân hàng thƣơng mại cổ phần từ đó chỉ ra các điểm yếu trong các
quy định dẫn đến việc cổ đơng lớn có thể vơ hiệu hóa vai trị giám sát của Ban kiểm sốt.
Thơng qua nghiên cứu tình huống Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu (ACB) Luận
văn sẽ chỉ ra các cách thức cụ thể mà cổ đông Nguyễn Đức Kiên đã thực hiện để thao túng
các hoạt động điều hành Ngân hàng ACB và vơ hiệu hóa vai trị giám sát của Ban kiểm
soát. Từ những điểm yếu đƣợc chỉ ra trong các quy định đối với Ban kiểm soát và cách
thức các hoạt động thao túng đã diễn ra trong thực tế, Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm
bổ sung sửa đổi các quy định hiện hành nhằm giúp giảm thiểu các ảnh hƣởng tƣơng tự từ
cổ đông lớn, tăng hiệu quả giám sát của Ban kiểm sốt trong ngân hàng thƣơng mại cổ
phần từ đó đảm bảo quyền lợi của đa số các cổ đông.

TIEU LUAN MOI download :



-iv-

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................................ vi
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH ............................................... 1
1.1

Tổng quan hệ thống Ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt Nam – Bối cảnh

chính sách ...................................................................................................................... 1
1.2

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách: ...................................................... 2

1.3

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.4

Cấu trúc Luận văn .............................................................................................. 3

CHƢƠNG 2 KHUNG PHÂN TÍCH .................................................................................. 4
2.1

Lý thuyết về Quản trị cơng ty ............................................................................ 4


2.2

Lý thuyết về thơng tin bất cân xứng (vai trị của Ngƣời ủy nhiệm và Ngƣời

thừa hành) ...................................................................................................................... 6
2.3

Các quy định về BKS trong NHTMCP tại Việt Nam và các điểm bất hợp lý

làm suy giảm vai trò giám sát của BKS ......................................................................... 9
2.4

BKS ở một số nƣớc trên thế giới: .................................................................... 15

CHƢƠNG 3 TÌNH HUỐNG NGÂN HÀNG ACB ......................................................... 17
3.1

Giới thiêu về Ngân hàng ACB ......................................................................... 17

3.2

Sơ đồ tổ chức Ngân hàng ACB:....................................................................... 19

3.3

Ban kiểm soát tại Ngân hàng ACB (giai đoạn 2008 – 2012) .......................... 20

3.4

Hoạt động của Ban kiểm soát .......................................................................... 22


3.5

Đánh giá hoạt động của Ban kiểm soát ACB .................................................. 22

3.6

Vấn đề ngƣời ủy nhiệm – ngƣời thừa hành giữa cổ đông và BKS ACB : ....... 24

3.7

Hành vi thao túng của cổ đông Nguyễn Đức Kiên đối với các hoạt động điều

hành Ngân hàng ACB .................................................................................................. 25
CHƢƠNG 4 KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN................................... 43
4.1

Khuyến nghị chính sách ................................................................................... 43

4.2

Kết luận ............................................................................................................ 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 49

TIEU LUAN MOI download :


-v-


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ACB

Tên tiếng Anh
Asia Commercial Bank

Tên tiếng Việt
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu

BKS

Ban kiểm sốt

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thƣờng niên

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nƣớc


HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐSL

Hội đồng sáng lập

NCTH

Nghiên cứu tình huống

NH

Ngân hàng

NHVN

Ngân hàng Việt Nam

NHTM

Ngân hàng Thƣơng mại

NHTMCP

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần

NHNN


Ngân hàng Nhà nƣớc

P.TGĐ

Phó Tổng Giám đốc

TCTD

Tổ chức tín dụng

TGĐ

Tổng Giám đốc

TV.BKS

Thành viên BKS

TV. HĐQT

Thành viên HĐQT

VN

Việt Nam

TIEU LUAN MOI download :


-vi-


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình vẽ
Hình 2.1. Hệ thống quản trị cơng ty ...................................................................................... 5
Hình 3.1: Tăng trƣởng mạng lƣới qua các năm ................................................................... 17
Hình 3.2: Mạng lƣới của ACB phân bố theo vùng .............................................................. 18
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng ACB ........................................................................... 19
Hình 3.4: Sơ đồ hoạt động của BKS Ngân hàng ACB ........................................................ 20
Hình 3.5: Sơ đồ đƣờng đi của nguồn tiền dùng mua cổ phiếu ACB ................................... 32
Hình 3.6: Sơ đồ đƣờng đi của nguồn tiền trả lại cho ACBS................................................ 34
Hình 3.7: Ma trận rủi ro và lợi ích của việc đầu tƣ mua cổ phiếu ACB .............................. 38
Hình 3.8: Ma trận rủi ro và lợi ích khi lựa chọn giữa hai Phƣơng án .................................. 41
Hình 4.1: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản .......................................................................... 43

DANH MỤC HỘP
Hộp
Hộp 1: Các thành viên của BKS Ngân hàng ACB giai đoạn 2008 – 2012 .......................... 21

TIEU LUAN MOI download :


-1-

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH

1.1 Tổng quan hệ thống Ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt Nam – Bối cảnh
chính sách
1.1.1 Tổng quan hệ thống ngân hàng Việt Nam

Ngành ngân hàng Việt Nam thực sự bắt đầu phát triển từ đầu những năm 1990s. Từ
hệ thống ngân hàng (NH) một cấp, đến nay ngành NH đã phát triển mạnh mẽ, trở thành
một hệ thống rộng lớn các NH và các tổ chức phi NH chỉ trong vòng hơn 20 năm.
Hiện tại trong hệ thống NH Việt Nam số lƣợng các Tổ chức tín dụng (TCTD) bao
gồm: 05 NH thƣơng mại nhà nƣớc (NHTMNN), 34 NH thƣơng mại cổ phần (NHTMCP),
04 NH liên doanh (NHLD), 05 NH 100% vốn nƣớc ngoài và hơn 100 chi nhánh và phịng
giao dịch NH nƣớc ngồi, 18 cơng ty tài chính, 12 cơng ty cho th tài chính, và khoảng
1.100 quỹ tín dụng. NH có tổng tài sản lớn nhất là NH Nơng nghiệp và phát triển nơng
thơn, NH có tổng vốn điều lệ lớn nhất là NH Công thƣơng. Hơn một nửa trong tổng số các
NHTMCP có quy mơ nhỏ với tổng tài sản dƣới 50.000 tỷ đồng và vốn điều lệ dƣới 5.000
tỷ đồng. Một nửa số NHTMCP có số vốn điều lệ dƣới 4.000 tỷ đồng và chỉ có bốn
NHTMCP bao gồm NHTMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (EIB), NHTMCP Sài Gịn
Thƣơng Tín (STB), NHTMCP Sài Gịn (SCB) và NHTMCP Quân đội (MBB) có số vốn
điều lệ trên 10.000 tỷ đồng. So với các NH trong khu vực, quy mơ các NH Việt Nam vẫn
cịn khá nhỏ bé.
1.1.2 Bối cảnh chính sách – Vụ án “Bầu Kiên”
Trong năm 2013 - 2014 có một sự kiện nổi bật trên truyền thông là vụ án “Bầu
Kiên”, xét xử ông Nguyễn Đức Kiên – cổ đông Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu
(ACB) - và các bị can khác với một loạt các tội danh và tổng mức án dành cho ơng
Nguyễn Đức Kiên là 30 năm tù (Tịa phúc thẩm xử y án sơ thẩm). Một trong các tình tiết
đáng chú ý là Bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) đã chỉ ra
việc ông Nguyễn Đức Kiên – một cổ đông không tham gia giữ các chức vụ do Ngân hàng

TIEU LUAN MOI download :


-2-

nhà nƣớc chuẩn y - đã thực hiện thao túng các hoạt động điều hành ACB bằng ảnh hƣởng
của mình thơng qua một số cơng cụ, trong đó hai cơng cụ có thể dễ dàng quan sát và nhận

dạng đó là: sử dụng vai trị cổ đơng lớn và vị trí phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập (HĐSL) một cơ chế chƣa có tiền lệ nằm ngồi các quy định của luật pháp hiện hành. Trong khi đó
Ban kiểm soát (BKS) của ACB giai đoạn này vẫn hoạt động một cách bình thƣờng, thực
hiện những chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định của luật. Tuy nhiên, qua báo cáo
của BKS ACB qua các năm giai đoạn 2008 – 2011, không hề thấy phản ánh phát hiện hiện
tƣợng các hoạt động điều hành bị cổ đông không tham gia bộ máy điều hành thao túng, và
do đó tất nhiên là khơng có sự ngăn chặn của BKS đối với sự thao túng này. Vậy điều gì
đã thực sự xảy ra trong giai đoạn này? Có thực là cổ đông Nguyễn Đức Kiên đã thao túng
hoạt động điều hành NH theo ý của ơng ta hay khơng? Nếu có thì trục trặc nằm ở đâu để
dẫn tới việc BKS đã khơng thể ngăn cản điều đó?
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách:
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu: Nguy cơ cổ đông lợi dụng sự bng lỏng giám sát của
Ban kiểm sốt thao túng ngân hàng thương mại cổ phần: Tình huống Ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu (ACB), từ đó đề xuất những sửa đổi về pháp luật trong việc quy định
chức năng quyền hạn của BKS tại NHTMCP nhằm nâng cao vai trò giám sát của BKS.
1.2.2 Câu hỏi chính sách:
- Có hay khơng hành vi thao túng ngân hàng của cổ đơng lớn? Và nếu có thì tác hại
của hành vi này đối với ngân hàng như thế nào?
- Các quy định pháp luật hiện hành đã đủ để Ban kiểm soát kiểm tra, giám sát và
ngăn chặn các hành vi thao túng của một số cổ đông lớn đối với các hoạt động điều hành
ngân hàng hay không?
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung vào phân tích các quy định của luật pháp hiện hành về chức
năng nhiệm vụ của BKS trong NHTMCP. Đồng thời tập trung phân tích các cách thức mà
ơng Kiên sử dụng để thao túng hoạt động điều hành tại ACB và phân tích việc BKS của

TIEU LUAN MOI download :


-3-


ACB thực thi chức năng nhiệm vụ của mình đối chiếu với quy định của pháp luật hiện
hành.
1.4 Cấu trúc Luận văn
Chƣơng 1 trình bày tổng quan về hệ thống NH Việt Nam với bối cảnh chính sách là
vụ Bầu Kiên - một trọng án trong năm 2013 - 2014, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính
sách của luận văn. Chƣơng 2 trình bày khung phân tích trong đó bao gồm mối quan hệ ủy
quyền – thừa hành (principal agent), lý thuyết về quản trị công ty. Tiếp theo luận văn trình
bày những quy định về BKS trong NHTMCP tại Việt Nam. Chƣơng 3 sử dụng nghiên cứu
tình huống (NCTH) ACB để chỉ ra các hành vi thao túng của Bầu Kiên trong các hoạt
động điều hành NH, cách thức thực hiện các hành vi thao túng đó, đồng thời chỉ ra chức
năng nhiệm vụ của BKS ACB trong giai đoạn này đã đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? có đúng
với quy định của luật pháp hiện hành khơng? Và sau cùng, Chƣơng 4 đƣa ra các khuyến
nghị về sửa đổi các quy định hiện hành nhằm giúp BKS có thể thực hiện tốt hơn chức năng
nhiệm vụ của mình, ngăn chặn đƣợc những hành vi thao túng các hoạt động điều hành nhƣ
đã từng xảy ra tại ACB.

TIEU LUAN MOI download :


-4-

CHƢƠNG 2
KHUNG PHÂN TÍCH

2.1 Lý thuyết về Quản trị cơng ty
Khơng có một định nghĩa duy nhất về quản trị cơng ty (corporate governance) có thể
áp dụng cho mọi trƣờng hợp và mọi thể chế. Những định nghĩa khác nhau về quản trị công
ty hiện hữu phần nhiều phụ thuộc vào các tác giả, thể chế cũng nhƣ quốc gia hay truyền
thống pháp lý.

Theo Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), quản trị công ty (QTCT) là “những cơ cấu và
những q trình để định hƣớng và kiểm sốt cơng ty”. Năm 1999, Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD) đã xuất bản tài liệu “Các nguyên tắc quản trị cơng ty” (OECD
Principles of Corporate Governance), trong đó đƣa ra một định nghĩa chi tiết hơn về
QTCT:
“Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm sốt cơng ty, liên quan tới
các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đông của một công ty với
các bên có quyền lợi liên quan. Quản trị cơng ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục
tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để
giám sát kết quả hoạt động của công ty. Quản trị công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi
khích lệ được Giám đốc và Hội đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của cơng ty và
của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của
công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích cơng ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt
hơn.”.

Nhƣ vậy, QTCT là một hệ thống các mối quan hệ, đƣợc xác định bởi các cơ cấu và
các quy trình. Ví dụ, một hệ thống quy định các mối quan hệ giữa các cổ đông và Ban
giám đốc (BGĐ) bao gồm việc các cổ đông cung cấp vốn cho BGĐ để thu đƣợc lợi suất
mong muốn từ khoản đầu tƣ (cổ phần) của mình. Các cổ đơng cũng bầu ra một thể chế
giám sát, thƣờng đƣợc gọi là Hội đồng quản trị (HĐQT) hoặc BKS để đại diện cho quyền
lợi cho mình. Trách nhiệm chính của thể chế này là đƣa ra định hƣớng chiến lƣợc cho
BGĐ và giám sát họ. BGĐ lại có trách nhiệm cung cấp cho các cổ đơng các báo cáo tài
chính và các báo cáo hoạt động thƣờng kỳ một cách minh bạch. Có thể nói, BGĐ chịu

TIEU LUAN MOI download :


-5-

trách nhiệm trƣớc HĐQT này, và thể chế này lại chịu trách nhiệm trƣớc các cổ đông thông

qua Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).
Tất cả các bên đều liên quan tới việc định hƣớng và kiểm sốt cơng ty: ĐHĐCĐ, đại
diện cho các cổ đông, đƣa ra các quyết định quan trọng, ví dụ về việc phân chia lãi lỗ.
HĐQT chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát chung, đề ra chiến lƣợc và giám sát BGĐ.
Cuối cùng, BGĐ điều hành những hoạt động hàng ngày, chẳng hạn nhƣ thực hiện chiến
lƣợc đã đề ra, lên các kế hoạch kinh doanh, quản trị nhân sự, xây dựng chiến lƣợc
marketing, bán hàng và quản lý tài sản. Tất cả những điều này đều nhằm phân chia quyền
lợi và trách nhiệm một cách phù hợp – và qua đó làm gia tăng giá trị lâu dài của các cổ
đông.
Hệ thống QTCT cơ bản và các mối quan hệ giữa các thể chế quản trị trong cơng ty
đƣợc mơ tả trong Hình 2.1.

Hình 2.1. Hệ thống quản trị công ty

Các cổ đông (Đại hội đồng cổ đông)
Bổ nhiệm và miễn nhiệm
Cấp vốn

Đại diện và báo cáo

Các thành viên HĐQT

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, chỉ đạo và giám sát

Báo cáo
minh bạch

Báo cáo và trả lời

Các thành viên BGĐ

Nguồn: IFC (2010)

TIEU LUAN MOI download :


-6-

2.2 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng (vai trò của Ngƣời ủy nhiệm và Ngƣời thừa
hành)
Theo những nghiên cứu về lý thuyết ủy quyền - thừa hành của Jensen và Meckling
(1976) “Quan hệ người sở hữu – người thừa hành là một hợp đồng mà trong đó một hay
nhiều người (người sở hữu) thuê một người khác (người thừa hành) thay mặt họ thực hiện
một số dịch vụ và được phép đưa ra quyết định có liên quan.”. Để ngƣời thừa hành thực
hiện việc mà họ đƣợc ủy quyền, ngƣời sở hữu phải trả công cho họ. Với đa số, mỗi cá nhân
luôn hành động nhằm tối đa hóa lợi ích của mình, do đó khơng phải lúc nào ngƣời thừa
hành cũng hành động vì lợi ích cao nhất của ngƣời sở hữu. Ngƣời sở hữu vì vậy sẽ phải
thiết kế các cơ chế khuyến khích thích hợp và phải bỏ chi phí để thực hiện giám sát nhằm
hạn chế hoạt động gây tổn hại đến lợi ích của mình từ ngƣời thừa hành.
2.2.1 Sự phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý trong công ty cổ phần
* Sở hữu và quản lý
Quản lý là một dạng của lao động đặc biệt- điều phối hoạt động của các yếu tố đầu
vào và thực hiện các hợp đồng thỏa thuận giữa các yếu tố đầu vào đó. Ngƣời quản lý cho
cơng ty th một loại tài sản có giá trị của bản thân- nguồn vốn con ngƣời (human capital)
và giá thuê đƣợc quyết định bởi thị trƣờng lao động, tùy thuộc vào mức độ thành công hay
thất bại của công ty. Nhiệm vụ của ngƣời quản lý là giám sát các yếu tố và đảm bảo khả
năng tồn tại và sinh lời của công ty. Ngƣời quản lý có thể khơng phải đối mặt ngay lập tức
với sự tăng hay giảm lƣơng do bởi tình hình thành cơng hay thất bại của công ty trong hiện
tại, nhƣng sự thành công hay thất bại của công ty trong hiện tại sẽ ảnh hƣởng đến mức
lƣơng tƣơng lai của ngƣời quản lý. Điều này ràng buộc ngƣời quản lý với mục tiêu đƣa
công ty đến thành công. Ngƣời sở hữu (ngƣời ủy nhiệm) là ngƣời cung cấp vốn cho công

ty hoạt động, phát triển và kỳ vọng sẽ nhận đƣợc những mức lợi tức nhất định từ công ty
trong tƣơng lai.
HIện nay, với thị trƣờng vốn những ngƣời sở hữu có thể chuyển giao quyền lợi cũng
nhƣ rủi ro của mình cho những ngƣời khác để đa dạng hóa việc nắm giữ quyền sở hữu
nhằm mục tiêu hạn chế sự rủi ro. Với lý thuyết danh mục đầu tƣ, mọi nhà đầu tƣ đều có thể
tìm đƣợc một danh mục đầu tƣ tối ƣu về phân tán rủi ro thông qua việc đa dạng hóa đầu tƣ
vào nhiều cơng ty và nhƣ vậy tránh đƣợc việc phụ thuộc quá nhiều vào một công ty duy

TIEU LUAN MOI download :


-7-

nhất. Với việc nắm giữ một danh mục đầu tƣ đa dạng, những nhà đầu tƣ cá nhân sẽ không
thể tập trung giám sát vào chi tiết hoạt động của từng công ty mà đánh giá công ty thông
qua thị trƣờng vốn. Tóm lại, việc ngƣời sở hữu giảm thiểu rủi ro của mình càng làm nhấn
mạnh vai trị của sự phân chia giữa quyền sở hữu và quyền quản lý của một công ty.
* Các lý do thúc đẩy việc phân định quyền sở hữu và quyền quản lý:
Các cơng ty lớn thƣờng có thể có rất nhiều cổ đông, do vậy tất cả các cổ đông không
thể cùng tham gia quản lý.
Khi doanh nghiệp phát triển đến một quy mô đủ lớn, việc điều hành trực tiếp của các
chủ doanh nghiệp sẽ trở nên thiếu khả thi và khơng hiệu quả. Việc điều hành những doanh
nghiệp có quy mơ lớn và phức tạp địi hỏi những kỹ năng phẩm chất mà khơng phải nhà
đầu tƣ nào cũng có đƣợc. Thực tế đó dẫn tới sự tách biệt giữa quyền quản lý và quyền
kiểm sốt. Những ngƣời có vốn nhƣng khơng có khả năng quản lý đầu tƣ vào các doanh
nghiệp - trở thành ông chủ. Các ông chủ này sẽ thuê những chuyên gia có đủ năng lực đến
điều hành doanh nghiệp của mình. Những ngƣời này có chun mơn (và thƣờng có kinh
nghiệm về lĩnh vực mà họ đảm nhận) nên sẽ đƣợc ngƣời chủ giao quyền quản lý và trở
thành ngƣời thừa hành. Từ đây, phát sinh quan hệ giữa ngƣời chủ và ngƣời thừa hành.
Việc phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý cho phép chia nhỏ quyền sở hữu

theo những phần vốn góp bằng nhau và từ đó sự thay đổi chuyển nhƣợng quyền sở hữu sẽ
không gây phiền phức đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc
cơng ty thuê những ngƣời quản lý chuyên nghiệp để điều hành cơng ty của mình theo
hƣớng hiệu quả nhất nhƣng vẫn đảm bảo mục tiêu ban đầu của các chủ sở hữu.
2.2.2 Chi phí ủy quyền, hậu quả của sự phân định quyền sở hữu và quyền quản lý
Trong đa số các trƣờng hợp, ngƣời điều hành chấp nhận sử dụng các nguồn lực khác
của mình hoặc chịu chi phí ràng buộc nhằm đảm bảo với ngƣời sở hữu rằng mình sẽ khơng
có những hành động gây tổn hại lợi ích của họ và chấp nhận đền bù thiệt hại nếu mình
thực hiện các hành động gây thiệt hại cho ngƣời sở hữu. Trong đa số các mối quan hệ giữa
ngƣời sở hữu ngƣời thừa hành ln có phát sinh chi phí giám sát và chi phí ràng buộc,
đồng thời ln có sự khác biệt về lợi ích của các bên nên phúc lợi của ngƣời sở hữu
thƣờng không đƣợc tối đa hóa. Do đó, những mâu thuẫn về lợi ích này sẽ gây ra mất mát

TIEU LUAN MOI download :


-8-

sau cùng cho lợi ích của ngƣời sở hữu. Tất cả chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và mất
mát sau cùng đó gọi là chi phí ủy quyền.
Chi phí ủy quyền trong mối quan hệ Ngƣời sở hữu – Ngƣời thừa hành đƣợc Jensen
và Meckling chứng minh là thực sự tồn tại trong thực tế (Jensen và Meckling - 1976).
Trong lý thuyết về QTCT, đối với mơ hình cơng ty cổ phần, chi phí này thể hiện dƣới hai
hình thức: chi phí ủy quyền của vốn chủ sở hữu và chi phí ủy quyền của nợ. Ngƣời thừa
hành ln có xu hƣớng thực hiện các hoạt động có thể gây ra rủi ro cao, nhƣng có lợi cho
bản thân họ. Thiệt hại xảy ra, sẽ là tổn thất cho các cổ đông hoặc các chủ nợ chứ không
phải cho Ngƣời thừa hành
Lý thuyết ủy quyền - thừa hành đề cập đến vấn đề nhạy cảm của các công ty – sự tƣ
lợi. Đây là nguyên nhân của tình trạng những mục tiêu cá nhân của các nhà điều hành của
một công ty mâu thuẫn với mục tiêu tối đa hố tài sản của các ơng chủ (cổ đơng). Khi các

cổ đông uỷ quyền cho các nhà điều hành quản trị tài sản của cơng ty, lợi ích cá nhân hay
sự tƣ lợi sẽ khiến cho mâu thuẫn về lợi ích ln tồn tại giữa hai nhóm này. Lý thuyết ủy
quyền - thừa hành cho rằng, khi thị trƣờng lao động và thị trƣờng vốn là khơng hồn hảo,
ngƣời thừa hành sẽ tìm cách tối đa lợi ích cá nhân của họ với chi phí do ơng chủ (gồm các
cổ đông và các chủ nợ) gánh chịu. Những ngƣời làm th này có khả năng làm việc vì lợi
ích bản thân hơn là vì lợi ích cao nhất của doanh nghiệp là do tình trạng bất cân xứng
thơng tin (ngƣời điều hành biết rõ hơn các cổ đông là liệu họ có khả năng đạt đƣợc những
mục tiêu của các cổ đông hay không) và do sự không rõ ràng (có vơ số các yếu tố đóng
góp vào hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp, và nó khơng rõ ràng là do đóng góp tích cực
hay tiêu cực của ngƣời điều hành).
Bằng chứng về sự tƣ lợi của ngƣời thừa hành bao gồm cả việc tiêu dùng nguồn lực
của doanh nghiệp dƣới hình thức các khoản đãi ngộ và bổng lộc, và cả hành động mạo
hiểm với các cơ hội có rủi ro cao, bằng cách đó các nhà điều hành sẽ quyết định chấp nhận
các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cao nhƣng rủi ro rất lớn từ đó họ sẽ có những khoản tƣởng
thƣởng lớn nếu thành cơng, cịn thất bại thì chi phí do cổ đơng gánh chịu. Những mâu
thuẫn đại diện tiềm ẩn sẽ nảy sinh khi nào ngƣời điều hành của doanh nghiệp sở hữu ít hơn
100% cổ phần của doanh nghiệp. Nếu cơng ty là doanh nghiệp tƣ nhân, đƣợc quản lý bởi
chính ngƣời chủ doanh nghiệp, thì ngƣời chủ - cũng là ngƣời thừa hành - sẽ làm việc để
đạt đƣợc lợi nhuận tối đa cho chính bản thân họ. Ngƣời chủ - ngƣời thừa hành này có thể

TIEU LUAN MOI download :


-9-

sẽ dùng tài sản cá nhân để đo lƣờng lợi nhuận của công ty, nhƣng họ sẽ phải từ bỏ những
lợi ích khác, nhƣ là sự nghỉ ngơi, hƣởng thụ … dành thời gian làm việc để gia tăng tài sản
cá nhân. Nếu ngƣời chủ - ngƣời thừa hành này từ bỏ một phần sở hữu của mình bằng cách
bán một phần cổ phần công ty cho các nhà đầu tƣ bên ngồi, thì mâu thuẫn lợi ích tiềm ẩn,
lúc này đƣợc gọi là mâu thuẫn ủy quyền – thừa hành xuất hiện. Ví dụ: ngƣời chủ - ngƣời

thừa hành có thể thích cách sống nhàn nhã và khơng làm việc hết sức để tối đa lợi ích cho
các cổ đơng khác cịn lại, bởi vì theo cách nghĩ của họ, thì dù họ có cố gắng làm việc thì
phần lợi nhuận đổ vào túi ngƣời chủ - ngƣời thừa hành này vẫn sẽ bị chia sẻ với vị cổ đơng
khác. Ngồi ra, ngƣời chủ - ngƣời thừa hành có thể quyết định hƣởng thụ nhiều bổng lộc
từ công ty hơn, vì khi đó một phần chi phí cho bổng lộc sẽ do các cổ đông khác gánh chịu.
Trong phần lớn các doanh nghiệp có quy mơ lớn, các mâu thuẫn ủy quyền – thừa
hành là rất rõ rệt vì ngƣời điều hành doanh nghiệp thƣờng chỉ sở hữu một phần rất nhỏ cổ
phần. Vì thế, việc tối đa hóa tài sản của cổ đơng có thể phụ thuộc vào việc phân hạng mức
độ ƣu tiên các mục tiêu của nhà quản trị.
Có thể thúc đẩy những ngƣời điều hành làm việc vì lợi ích cao nhất cho các cổ đơng
thơng qua những biện pháp, khuyến khích, ép buộc và thậm chí trừng phạt. Tuy nhiên
những biện pháp này chỉ mang lại hiệu quả nếu các cổ đơng có thể giám sát tất cả mọi
hành động của ngƣời thừa hành. Nhƣng sự xuất hiện của những mối nguy đạo đức sẽ dẫn
đến những hành động khơng thể kiểm sốt của ngƣời thừa hành và mang lại lợi ích cho
chính họ vì các cổ đơng khơng thể giám sát tất cả hoạt động của ngƣời thừa hành. Và để
giảm thiểu vấn đề mối nguy đạo đức, cũng nhƣ để hạn chế các thiệt hại mà các cổ đông
phải gánh chịu do vấn đề đại diện, các cổ đông phải chịu bỏ ra chi phí ủy quyền. Tuy
nhiên, cũng cần phải lƣu ý rằng chi phí ủy quyền khơng chỉ phát sinh khi có mối quan hệ
ủy quyền rõ ràng mà sẽ phát sinh bất cứ khi nào có sự nỗ lực hợp tác giữa hai hay nhiều
ngƣời với nhau.
2.3 Các quy định về BKS trong NHTMCP tại Việt Nam và các điểm bất hợp lý làm
suy giảm vai trò giám sát của BKS
2.3.1 Các quy định hiện hành về BKS tại NHTMCP
Nhiệm vụ của BKS: Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, BKS trong
NHTMCP có các nhiệm vụ: thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp

TIEU LUAN MOI download :


-10-


hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết, quyết định của
ĐHĐCĐ, chủ sở hữu, HĐQT, Hội đồng thành viên (HĐTV)1. Quy định cho thấy nhiệm vụ
của BKS khá tồn diện, có trách nhiệm giám sát bao trùm những hoạt động điều hành của
NH, với phạm vi giám sát này nếu BKS thực hiện tốt đƣợc chức năng giám sát của mình
một cách chặt chẽ và hiệu quả thì khó có sai phạm nào của Ban điều hành NH có thể lọt
qua phạm vi giám sát.
Số lƣợng thành viên của BKS: Luật quy định số lƣợng thành viên BKS trong NH
phải có ít nhất 03 thành viên, tuy nhiên số lƣợng thành viên cụ thể Luật dành quyền quy
định cụ thể cho Điều lệ của từng NH2. Về số lƣợng các thành viên chuyên trách: Luật u
cầu phải có ít nhất một nửa số thành viên BKS là thành viên chuyên trách không đảm
nhiệm bất cứ chức vụ, công việc tại các tổ chức tín dụng khác hoặc doanh nghiệp khác2.
Nhƣ vậy, có thể thấy để đảm bảo tính độc lập của BKS Luật địi hỏi ít nhất có một nửa số
lƣợng thành viên chuyên trách điều này nhằm đảm bảo khi BKS thông qua bất cứ quyết
định hoặc báo cáo nào thì số phiếu của các thành viên chuyên trách cũng nằm ở mức cân
bằng hoặc chiếm ƣu thế từ đó đảm bảo đƣợc tính độc lập trong các quyết định và báo cáo
của BKS.
Nhiệm kỳ của BKS: Luật quy định không quá 05 năm, nhiệm kỳ của từng thành
viên BKS tuân theo nhiệm kỳ của BKS, tuy nhiên các thành viên BKS có thể đƣợc bầu
hoặc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ khơng hạn chế3. Quy định này tạo ra tính ổn định về
mặt nhân sự cho BKS từ đó có thể quan sát, theo dõi và hiểu biết sâu về các hoạt động
hàng ngày của NH từ đó thực hiện tốt chức năng giám sát của mình.
Quyền hạn của BKS: trong các quy định của Luật: BKS đƣợc trao các quyền hạn và
các công cụ khá mạnh để thực thi nhiệm vụ của mình, cụ thể:
+ Quyền được tiếp cận thơng tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời:

1

Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 44, mục 1.
Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 44, mục 2.

3
Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 44, mục 4.
2

TIEU LUAN MOI download :


-11-

“Thực hiện chức năng kiểm tốn nội bộ; có quyền sử dụng tư vấn độc lập và quyền được
tiếp cận, cung cấp đủ, chính xác, kịp thời các thơng tin, tài liệu liên quan đến hoạt động
4

quản lý, điều hành tổ chức tín dụng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”

Quyền này cho phép BKS có thể tiếp cận các thông tin cần thiết một cách kịp thời
phục vụ cho nhiệm vụ của mình.
+ Quyền kiểm tra sổ sách kế toán và các tài liệu, kiểm tra các cơng việc quản lý và
điều hành:
“Kiểm tra sổ kế tốn, các tài liệu khác và công việc quản lý, điều hành hoạt động của tổ
chức tín dụng khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ
đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn hoặc nhóm cổ đơng lớn hoặc chủ sở hữu hoặc
thành viên góp vốn hoặc Hội đồng thành viên phù hợp với quy định của pháp luật. Ban kiểm
soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm sốt phải báo cáo, giải trình
về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến tổ chức, cá nhân có yêu cầu.” 5

Quyền hạn của BKS đã đƣợc nâng cao hơn trong quy định này, BKS có thể chủ động
kiểm tra nếu “xét thấy cần thiết” hoặc “theo yêu cầu”, quy định này cung cấp một
công cụ mạnh cho BKS để có thể chủ động trong cơng việc giám sát của mình.

+ Quyền thơng báo hành vi vi phạm cho HĐQT/HĐTV về hành vi vi phạm:
“Kịp thời thông báo cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên khi phát hiện người quản
lý tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm; yêu cầu người vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi
phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả, nếu có.” 6

Quyền này tạo cho BKS một cơng cụ răn đe hữu hiệu đối với các cá nhân trong bộ
máy quản lý/điều hành của NH, tạo thêm chi phí cho các hành động vi phạm và các
cá nhân có ý đồ vi phạm sẽ phải cân nhắc những chi phí này.
+ Quyền đề nghị họp HĐQT bất thường hoặc đề nghị triệu tập Đại hội cổ đông
(ĐHCĐ) bất thường:

4

Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 45, mục 3.
Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 45, mục 5.
6
Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 45, mục 6.
5

TIEU LUAN MOI download :


-12-

“Đề nghị Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên họp bất thường hoặc đề nghị Hội đồng
quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường theo quy định của Luật này và Điều lệ
của tổ chức tín dụng.”

7


Đây là biện pháp mạnh đối với các hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng hơn,
quyền hạn này nếu đƣợc thực hiện hữu hiệu sẽ đem lại tính răn đe rất tốt trong phòng
ngừa các hành vi vi phạm, đồng thời giúp bộ máy quản lý điều hành có thể thực hiện
khắc phục ngay những hậu quả từ hành vi vi phạm.
+ Quyền triệu tập ĐHCĐ bất thường:
“Triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường trong trường hợp Hội đồng quản trị có quyết
định vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật này hoặc vượt quá thẩm quyền được giao và
trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.” 7

Đây là cơng cụ mạnh nhất mà BKS có thể sử dụng trong những trƣờng hợp đặc biệt
nghiêm trọng nhƣ “Hội đồng quản trị có quyết định vi phạm nghiêm trọng quy định
của Luật này hoặc vượt quá thẩm quyền được giao”, quyền hạn này tạo áp lực cho
HĐQT phải luôn tuân thủ những quy định của pháp luật và nội bộ NH trên cơ sở đặt
quyền lợi đa số cổ đông lên hàng đầu. Đồng thời cũng cho phép các cổ đông có thể
nhanh chóng phế truất HĐQT và kịp thời xử lý và hạn chế những hậu quả phát sinh.
2.3.2 Các điểm bất hợp lý trong quy định của pháp luật làm suy giảm vai trò giám sát
của BKS trong NHTMCP
Cơ chế bổ nhiệm và miễn nhiệm: HĐQT và BKS trong NHTMCP đƣợc bầu và
miễn nhiệm bởi ĐHĐCĐ8 và cách thức bầu cử theo hình thức bầu dồn phiếu. Khi thực
hiện bầu cử tại ĐHCĐ các cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu cao của mình có tiếng nói và ảnh
hƣởng mạnh tới các cổ đơng khác từ đó ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả bầu cử. Thực tế
cho thấy trong phần lớn trƣờng hợp, các thành viên HĐQT đƣợc các cổ đông lớn đề cử và
đƣợc bầu vào HĐQT do lá phiếu quyết định của các cổ đông lớn. Do đó họ sẽ đại diện cho
lợi ích của các cổ đơng lớn và hành động vì lợi ích của các cổ đơng này, cho nên pháp luật
địi hỏi phải có một cơ chế giám sát đối trọng đó chính là BKS. Tuy nhiên, vấn đề là BKS

7
8

Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 45, mục 8.

Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 59, khoản 2, mục d.

TIEU LUAN MOI download :


-13-

cũng đƣợc bầu cử thông qua một cơ chế tƣơng tự, tức là lá phiếu của các cổ đông lớn có ý
nghĩa quyết định đến việc bầu ra các thành viên BKS. Vì vậy có thể thấy cả hai đối tƣợng:
đối tƣợng bị giám sát (HĐQT) và đối tƣợng thực hiện giám sát (BKS) đều đƣợc đề cử và
bầu lên bởi lá phiếu quyết định của nhóm cổ đơng lớn, do đó BKS sẽ khơng thực hiện đầy
đủ chức năng giám sát của mình đặc biệt trong trƣờng hợp các hành động giám sát chống
lại lợi ích của những ngƣời bầu ra mình là các cổ đơng lớn. Mặc dù cơ chế bầu dồn phiếu
đƣợc quy định tại9, và đƣợc giải thích rõ tại Luật doanh nghiệp 2005 quy định về cơ chế
cộng dồn phiếu trong bầu cử HĐQT và BKS để cổ đơng nhỏ có thể tập trung dồn phiếu
của mình cho ứng viên mà mình lựa chọn “Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản
trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đơng
có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên
được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm sốt và cổ đơng có quyền dồn hết tổng số
phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên.”10. Nhƣng do cổ đơng nhó có tỷ lệ
sở hữu rất thấp và các cổ đơng nhỏ rất khó tập hợp lại để có một tiếng nói chung do chi phí
cho việc tập hợp là lớn (cả về chi phí tiền bạc và thời gian) nên về mặt tổng quan các lá
phiếu của cổ đông nhỏ là phân tán. Trong trƣờng hợp này cơ chế cộng dồn phiếu khơng có
nhiều tác dụng trong việc làm tăng độ tập trung của lá phiếu của các cổ đông nhỏ
Thù lao của BKS: Thù lao và các lợi ích khác của BKS đƣợc quyết định bởi
ĐHCĐ11, thông qua lá phiếu trọng yếu của mình cùng với HĐQT/Ban điều hành các cổ
đông lớn dễ dàng tác động đến các khoản thù lao và lợi ích này. Có thể thấy rằng chức
năng giám sát của BKS sẽ bị ảnh hƣởng bởi điều này, sẽ có những e ngại nể nang khi thực
hiện các hoạt động giám sát chống lại lợi ích của những cổ đơng có tiếng nói quyết định
đối với các khoản thù lao và lợi ích khác của chính BKS.

Động cơ trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát: Có thể nhận thấy mặc dù đƣợc
quy định rất rõ ràng về chức năng nhiệm vụ nhƣng BKS khơng có động cơ cho việc hoàn
thành nhiệm vụ giám sát của mình. Việc khơng có động cơ thể hiện ở 2 điểm sau:

9

Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 59, khoản 3, mục d.
Luật doanh nghiệp 2005, Điều 04, mục 3 khoản c.
11
Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 59, khoản 2, mục đ.
10

TIEU LUAN MOI download :


-14-

(i) BKS sẽ khơng đƣợc thƣởng (và thậm chí có thể bị thiệt hại về quyền lợi) nếu thực
hiện giám sát chặt chẽ HĐQT/Ban điều hành trong việc phát hiện các hành vi chỉ phục vụ
cho lợi ích của nhóm cổ đơng lớn mà khơng phục vụ cho lợi ích chung của tất cả các cổ
đơng. Ngồi khoản thù lao của BKS, luật pháp không quy định về bất cứ khoản thƣởng
nào nếu BKS hoàn thành tốt nhiệm vụ
(ii) Nếu BKS thực hiện không tốt nhiệm vụ giám sát của mình họ khơng bị chế tài và
xử phạt (khơng có quy định nào của luật pháp quy định về chế tài xử phạt nếu BKS khơng
hồn thành nhiệm vụ), thực tế cho thấy chƣa có trƣờng hợp nào mà BKS bị xử phạt vì
khơng hồn thành nhiệm vụ của mình.
Điều duy nhất BKS phải đối mặt đó là việc bãi miễn BKS trong ĐHCĐ, mà điều này
hầu nhƣ không phụ thuộc vào việc BKS hoàn thành nhiệm vụ ở mức nào mà chủ yếu phụ
thuộc vào việc nhóm cổ đơng lớn thấy rằng BKS hiện tại cịn có ích cho họ hay không.
Nguồn lực sử dụng để thực thi nhiệm vụ: Theo quy định của Luật, BKS đƣợc sử

dụng các nguồn lực của NH, đƣợc thuê chuyên gia và tổ chức bên ngồi để thực hiện
nhiệm vụ của mình12. Tuy nhiên, quy định của Luật không đề cập rõ việc sử dụng nguồn
lực này có cần sự chấp thuận theo từng trƣờng hợp cụ thể của chủ sở hữu (cổ đông/HĐQT)
hoặc của Ban điều hành hay không? Trong thực tế, mọi khoản chi trong NH đều phải đƣợc
Ban điều hành xét duyệt, mọi nguồn lực của NH đều nằm trong tay Ban điều hành. Điều
này dẫn đến một thực tế là BKS luôn cần phải đƣợc sự chấp thuận của HĐQT/Ban điều
hành (các đối tƣợng bị giám sát) khi sử dụng nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ giám sát
của mình. Tất cả các khoản chi phí đều phải lập phiếu chi theo quy trình và phải đƣợc
Tổng giám đốc ký duyệt, điều này dẫn tới các thành viên BKS và Ban điều hành nể nang
lẫn nhau trong thực thi nhiệm vụ của mình. Kết quả là tính độc lập của BKS bị suy giảm
đáng kể do khơng có đƣợc sự độc lập tƣơng đối khi sử dụng nguồn lực phục vụ cho nhiệm
vụ của mình.
Quy định về cơng bố thông tin các hoạt động của BKS: Việc công bố thông tin
theo quy định hiện hành là khá chặt chẽ đặc biệt là đối với các công ty niêm yết và công ty
đại chúng quy mô lớn. Tuy nhiên, mặc dù chặt chẽ nhƣng trong các quy định về công bố

12

Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 44, mục 3.

TIEU LUAN MOI download :


-15-

thông tin định kỳ đối với các công ty niêm yết và đại chúng quy mô lớn13 cũng không hề
quy định về công bố thông tin đối với các báo cáo của BKS định kỳ hàng quý. Điều này dễ
dàng gây ra những thiệt hại khi giá cổ phiếu biến động mà các cổ đông đại chúng không
kịp thời nắm đƣợc các sự cố, sự kiện đƣợc BKS phát hiện và cảnh báo (những sự kiện này
có thể chƣa nghiêm trọng đến mức BKS phải triệu tập ĐHCĐ bất thƣờng).

Đồng thời do quy định về công khai Báo cáo tài chính của các TCTD đƣợc nới
lỏng khi khơng bắt buộc công khai Báo cáo lƣu chuyển tiển tệ và Thuyết minh báo cáo tài
chính, do đó càng cần có các thông tin thƣờng xuyên về hoạt động giám sát của BKS đối
với bộ máy điều hành.
“b) Nội dung công khai
TCTD phải công khai tối thiểu các nội dung sau: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn bao gồm
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo kiểm tốn đối với Báo cáo
tài chính năm; Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh đối với Báo cáo tài
chính giữa niên độ. Các TCTD là công ty mẹ phải thực hiện công khai các biểu mẫu báo
cáo tài chính hợp nhất;
Khuyến khích các TCTD công khai đầy đủ các biểu mẫu báo cáo tài chính bao gồm: Bảng
cân đối kế tốn, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và
Thuyết minh báo cáo tài chính.”

14

2.4 BKS ở một số nƣớc trên thế giới:
Tại Đức: Cấu trúc quản trị nội bộ của CTCP theo mơ hình theo cấu trúc cấu trúc
hội đồng hai tầng (two-tier board model) gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng giám
sát, và Hội đồng quản trị. ĐHĐCĐ sẽ bầu chọn thành viên của Hội đồng giám sát, Hội
đồng giám sát có thẩm quyền chọn, bổ nhiệm, cách chức các thành viên của Hội đồng
quản trị. Đồng thời, Hội đồng giám sát còn tham gia trực tiếp vào việc đƣa ra các quyết
định quan trọng trong việc quản trị công ty và giám sát các hoạt động của HĐQT15. So
sánh với BKS trong CTCP ở Việt Nam do ĐHĐCĐ bầu và chỉ có chức năng cơ bản nhất là

13

Thông tƣ 52/2012/TT-BTC, Điều 10.
Thông tƣ số 49/2014/TT-NHNN của NHNN, Điều 14, khoản 2, mục b.
15

Lutter (2009); Vetter (2004).
14

TIEU LUAN MOI download :


-16-

giám sát công tác quản lý, điều hành của bộ máy quản trị; khơng có thẩm quyền bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức các thành viên của bộ máy quản lý, điều hành; khơng có chức năng
tham gia quyết định các vấn đề quan trọng về quản trị công ty nhƣ Hội đồng giám sát của
các CTCP tại Đức. Có một số điểm khác biệt khi so sánh với luật Việt Nam: (i) ở Việt
Nam, HĐQT và BKS là cơ quan do ĐHĐCĐ bầu chọn, và chỉ bao gồm các thành viên do
cổ đông bầu chọn. So sánh với ở Đức, ngƣời lao động cũng có quyền lựa chọn bầu thành
viên Hội đồng giám sát theo đạo luật về sự tham gia của ngƣời lao động vào quản trị công
ty năm 1952 và 1976. Theo đó, tỷ lệ số thành viên của Hội đồng giám sát do ngƣời lao
động bầu chọn và cổ đông bầu chọn sẽ phụ thuộc vào số lao động của công ty. (ii) Thành
viên của Hội đồng giám sát theo luật Đức không thể đồng thời tham gia điều hành, trong
khi thành viên của BKS trong CTCP của Việt Nam thì có thể nắm giữ các chức vụ điều
hành trong cơng ty (nhƣng có giới hạn về số lƣợng thành viên chuyên trách và không
chuyên trách). (iii) Khác với BKS tại Việt Nam, Hội đồng giám sát có chức năng tham gia
quyết định các vấn đề quan trọng về quản trị cơng ty. Có ý kiến cho rằng mơ hình này
giám sát độc lập và hiệu quả hơn mơ hình đang áp dụng tại Anh-Mỹ nhƣng lại làm cho các
công ty trở nên kém năng động hơn do bộ máy điều hành chịu nhiều ràng buộc.
Tại Anh-Mỹ: Theo luật tại Anh–Mỹ, mơ hình quản trị nội bộ của một CTCP theo
mơ hình theo cấu trúc cấu trúc hội đồng đơn (unitary board model) gồm có: Đại hội đồng
cổ đông và Hội đồng quản trị. Bộ phận quản trị – điều hành của CTCP chỉ do một cơ quan
đảm nhiệm là HĐQT. ĐHĐCĐ sẽ bầu chọn các thành viên của HĐQT (thƣờng có từ ba
đến hai chục thành viên). Mơ hình này khơng có một cơ quan chun trách làm nhiệm vụ
giám sát những ngƣời quản lý – điều hành công ty nhƣ BKS trong luật công ty Việt Nam

hay nhƣ Hội đồng giám sát trong mơ hình hội đồng hai tầng của Đức. Tuy nhiên, trong các
công ty lớn, đặc biệt là các công ty niêm yết, xu hƣớng đa số thành viên của HĐQT là
thành viên độc lập không điều hành. Các thành viên độc lập không điều hành của HĐQT
sẽ đảm nhiệm chức năng xem xét, đánh giá một cách độc lập về các quyết sách quản trị
của HĐQT và giám sát hoạt động của bộ phận điều hành. Một số ý kiến cho rằng: Sự giám
sát của một nhóm thành viên trong HĐQT đối với các thành viên khác có thể thiếu khách
quan và hiệu quả. Do đó sự giám sát này thiếu tính độc lập và có thể kém tin cậy hơn so
với hoạt động của một cơ quan giám sát độc lập trong cơ cấu quản trị của CTCP nhƣng lại
mang đến sự linh hoạt hơn cho bộ máy điều hành công ty.

TIEU LUAN MOI download :


-17-

CHƢƠNG 3
TÌNH HUỐNG NGÂN HÀNG ACB

3.1 Giới thiêu về Ngân hàng ACB
3.1.1 Thông tin chung

- Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
- Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK
- Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh
- Vốn điều lệ 9.377 tỷ đồng (tính đến thời điểm 31/12/2014)
3.1.2 Quy mơ về Mạng lưới chi nhánh và phịng giao dịch

Tính đến 31/12/2014 ACB dã có tổng số 346 chi nhánh và phịng giao dịch
phân bổ trên cả nƣớc


Hình 3.1: Tăng trƣởng mạng lƣới qua các năm

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên năm 2014 của ACB.

TIEU LUAN MOI download :


×